Tiểu luận cá nhân | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó, người đi vay phải trả tiền để sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là loại giá cả đặc biệt được hình thành dựa trên giá trị sử dụng chứ không trên cơ sở giá trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650915
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ------ ------ MÔN HỌC:
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI:
GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN ĐỘNG
LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
GVHD: Thầy Trần Hùng Sơn
Mã lớp học phần : 221 TC 1021
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hoài MSSV: K214101909
Email hoaitt214102st.uel.edu.vn : NĂM HỌC : 2022-2023 lOMoAR cPSD| 45650915 lOMoAR cPSD| 45650915 Downloaded by Tr?n Linh (tranlinh11@gmail.com)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………….. ...……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
…………………………………………………………………………………… ……..
………………………………………………………………………………..... …………..
…………………………………………………………………………………… ……..
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
….........…………………………….. lOMoAR cPSD| 45650915
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….. …
TP.HCM, ngày…tháng…năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) lOMoAR cPSD| 45650915 I. LÃI SUẤT 1. Khái niệm
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó, người đi vay phải trả tiền để sử dụng một đơn vị vốn vay
trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là loại giá cả đặc biệt được hình thành dựa
trên giá trị sử dụng chứ không trên cơ sở giá trị.
+Đứng dưới góc độ người đi vay: Lãi suất là giá của việc sử dụng tiền.
+Đứng dưới góc độ người cho vay: Lãi suất là phần thưởng cho việc cung cấp tiền (tức
là giá cho sự chờ đợi tiêu dùng tiền của mình).
Không giống như giá cả hàng hóa, lãi suất không được biểu thị bằng số tuyệt đối mà biểu
thị bằng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất cũng được coi là tỷ lệ sinh lời mà chủ sở hữu nhận được từ khoản vay.
2. Ảnh hưởng của lãi suất
2.1 Ảnh hưởng tới nền kinh tế:
Sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mọi chủ thể
kinh tế. Nó tác động đến các quyết định của một cá nhân, chẳng hạn như chi tiêu hoặc tiết
kiệm, mua nhà hay mua trái phiếu,… Lãi suất cũng ảnh hưởng đến các quyết định kinh
tế của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể cân nhắc vay
tiền để mua thiết bị mới cho nhà máy. Tuy nhiên, nếu ngược lại, họ có thể không làm vậy
mà sử dụng nguồn vốn sẵn có để đầu tư sinh lời.
Nếu lãi suất tăng, sức đi vay giảm sẽ làm tăng nhu cầu gửi tiết kiệm và giảm tiêu dùng,
sẽ ảnh hưởng đến cầu của dòng tiền. Khi lãi suất giảm, nhu cầu vay tăng, tiết kiệm bị hạn
chế kéo theo cung tiền tăng, do đó có thể dẫn đến lạm phát. Mặt khác, nếu lãi suất trong
nước cao hơn lãi suất nước ngoài, sẽ có nhiều dòng vốn nước ngoài đổ vào. Điều này dẫn
đến giá trị đồng nội tệ tăng lên, kéo theo sản lượng xuất khẩu ròng sẽ giảm vì giá hàng hóa đắt hơn trước.
2.2 Ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán:
Sự biến động của lãi suất thị trường tiền tệ có ảnh hưởng gián tiếp nhưng rất mạnh mẽ
đến thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu tiền gửi vào hệ thống ngân
hàng, do khả năng sinh lời của tiền gửi tăng lên, ảnh hưởng đến dòng tiền vào thị trường
chứng khoán. Lãi suất tăng cũng dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trên thị trường chứng khoán. lOMoAR cPSD| 45650915
Mặt khác, lãi suất trong nước tăng cũng có tác dụng thu hút vốn ngoại tệ, gián tiếp giúp
đồng nội tệ lên giá, từ đó hạ tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ gặp
khó khăn vì hàng xuất khẩu sẽ đắt hơn trước. Do đó, doanh thu của các doanh nghiệp này
bị ảnh hưởng, dẫn đến kỳ vọng về lợi nhuận của công ty cũng bị ảnh hưởng, từ đó khiến
giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường có thể giảm xuống.
Trên cơ sở phân tích tác động của các mức lãi suất khác nhau đối với toàn bộ nền kinh tế
và đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ xác định bối cảnh tích cực hay tiêu cực của
môi trường đầu tư, tiềm năng đầu tư, thu nhập và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán.
2.3 Ảnh hưởng đến các hình thức cho vay:
Nếu lãi suất tăng thì khả năng vay nợ xuống thấp đồng thời gia tăng nhu cầu gửi tiết kiệm,
giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến bên “cầu” trong dòng chảy lưu thông tiền tệ. Còn lãi suất
giảm, nhu cầu vay tăng cao, hạn chế gửi tiết kiệm, “cung” gia tăng có thể gây nên lạm phát.
2.4 Tác động đến tỷ giá hối đoái:
Nếu mức lãi suất trong nước tăng cao hơn nước ngoài dòng vốn nước ngoài sẽ xuất hiện
nhiều hơn. Điều đó làm tỷ giá nội tệ và ngoại tệ giảm xuống, giảm giá trị đồng nội tệ,
kèm theo sản lượng xuất khẩu ròng bị tác động đi xuống, tổng cầu giảm theo, sinh lạm phát.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Dựa trên những ảnh hưởng của lãi suất đã phân tích ở trên, thì có thể nhận thấy ngược lại
lãi suất bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
● Cung – cầu quỹ cho vay, trái phiếu.
● Mức lạm phát dự tính. ● Mức rủi ro. ● Kỳ hạn lãi suất.
● Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước.
● Sự phát triển nền kinh tế.
II. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
1. Điều chỉnh lãi suất tiền gửi: lOMoAR cPSD| 45650915
Trong thời gian vừa qua kể từ ngày 25/10/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban
hành các quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và
lãi suất cho vay qua đêm) tăng lên 1%/năm, điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với lãi suất
tiền gửi loại kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng.
Đây là sự điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì:
Thứ nhất, phù hợp với xu hướng chung của tình hình lãi suất trên thị trường thế giới, khi
nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiếp tục tăng lãi suất để kìm giữ lạm phát. Trong
điều kiện đó, là một nền kinh tế hội nhập, có độ mở tương đối lớn, việc điều chỉnh tăng
lãi suất là khách quan và phù hợp.
Thứ hai, trong điều kiện nhiều đồng tiền mạnh của một số nền kinh tế lớn mất giá so với
đồng Dollar Mỹ, diễn biến này cũng tác động và gây áp lực lớn với tỷ giá trong nước. Đặt
trong mối liên hệ lãi suất - tỷ giá- lạm phát, với yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, để giảm bớt áp lực lên tỷ giá, cũng như kìm giữ lạm phát, thì việc
điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng và không kỳ
hạn là phù hợp và cần thiết.
Thứ ba, điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và các mức lãi suất đối với loại tiền gửi dưới 6
tháng ngoài việc thực hiện và đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN, còn tác
động đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo hướng
tiếp tục thu hút nguồn tiền gửi, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh
tế trong giai đoạn hiện nay.
2. Giảm mạnh trong thị trường chứng khoán: lOMoAR cPSD| 45650915
Chúng ta có thể thấy rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam sau một thời gian cố
gắng duy trì mức điều hành ổn định hợp lý đã tiến hành tăng lãi suất huy động cũng như
là lãi suất trên hệ thống liên ngân hàng. Tất cả các động thái của Ngân hàng Nhà nước đã
tác động dẫn đến thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Lãi suất tăng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng xấu. Những doanh
nghiệp thừa tiền mặt đem gửi ngân hàng có lợi thế lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp sử
dụng đòn bẩy, vay nợ quá nhiều sẽ chịu ảnh hưởng. Một số doanh nghiệp bất động sản
hay huy động trái phiếu, đầu tư cổ phiếu nhiều cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian tới.
Điển hình bản tin thị trường tuần 19/09 - 23/09/2022 vừa qua: FED tăng lãi suất thêm
0,75%, VN-Index điều chỉnh tuần thứ ba liên tiếp. Việc FED tăng lãi suất thêm 75 điểm
cơ bản lần thứ ba liên tiếp đã có tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, sau quyết định tăng lãi suất của FED, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban
hành Quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1%. Thị trường chứng khoán Việt Nam
cũng phản ứng tiêu cực.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tiêu cực nhất, với mức giảm 4,1% giá trị vốn hóa.
Nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ việc giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm. lOMoAR cPSD| 45650915
Tiếp theo là nhóm trụ cột của thị
trường là ngân hàng cũng giảm khá
mạnh với 3,9% giá trị vốn hóa, đây
là nguyên nhân chủ yếu dẫn sự điều
chỉnh trên thị trường. Có thể kể đến
các cổ phiếu như: VPB giảm 5,4%,
TCB giảm 4,9%, VCB giảm 4,1%,
BID giảm 2,5%, ACB giảm 2,2%...
Cổ phiếu nguyên vật liệu cũng giảm khá mạnh với 3% giá trị vốn hóa, chủ yếu do sự sụt
giảm của cổ phiếu hóa chất với GVR giảm 4,9%, PHR giảm 4,3%, DPM giảm 4,2%,
DGC giảm 3,6%, DCM giảm 0,9%…
Các ngành còn lại đều giảm tương đối như tài chính giảm 2,3%, công nghiệp giảm 1,6%,
dược phẩm và y tế giảm 1%, hàng tiêu dùng giảm 0,8%, công nghệ thông tin giảm 0,5%... lOMoAR cPSD| 45650915
Ta có bảng thống kê của FiinTrade trong năm 2022 như sau:
Không riêng gì chứng khoán Việt Nam, chứng khoán toàn cầu lao dốc sau loạt quyết định
tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ tạo áp lực cho thị trường chứng khoán. Điều này về lý thuyết
sẽ có tác động không tích cực lên thị trường chứng khoán. Dragon Capital Việt Nam cũng
cho rằng, sau khi Ngân hàng Nhà nước đã chính thức tăng lãi suất điều hành, trong môi
trường lãi suất tăng, mức lợi nhuận kỳ vọng đối với thị trường chứng khoán sẽ khó vượt
trội. Tuy nhiên tăng lãi suất trong bối cảnh hiện nay có thể chỉ tác động trong ngắn hạn
do thị trường sẽ có nhiều biến động phụ thuộc vào diễn biến trên thế giới, còn về dài hạn
kênh chứng khoán vẫn hấp dẫn nếu xem xét về các yếu tố vĩ mô và định giá.
Một số ý kiến cho rằng, thông thường, việc tăng lãi suất sẽ có tác động rất nhanh tới thị
trường chứng khoán. Thực tế cho thấy, cổ phiếu hai ngành trụ cột là ngân hàng và bất
động sản giảm mạnh, thị trường chứng khoán trong nước cũng đã có biến động theo chiều
hướng giảm sau khi lãi suất điều hành chính thức tăng, từ đó tác động đến thị trường, bởi
về lý thuyết lãi suất điều hành tăng sẽ tác động đến lãi suất huy động, sau đó là lãi suất
cho vay. Vì thế, thị trường chứng khoán cũng sẽ chịu sự tác động, ít nhất là trong ngắn và
trung hạn, bởi dòng tiền có thể sẽ bị chia lửa cho kênh tiền gửi tiết kiệm và doanh nghiệp
sẽ khó khăn hơn khi tăng chi phí vốn đầu vào. lOMoAR cPSD| 45650915
Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Nguyễn Thế Minh cho rằng, thị trường
giảm mạnh trong thời gian qua bởi chịu ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài như việc Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và nhận định suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Còn
trong nước, ngoài yếu tố lãi suất, khối ngoại liên tục bán ròng đã tác động đến thị trường.
Chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhìn nhận, chỉ số
VN-Index giảm rất mạnh là bình thường nếu xét trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động,
như xung đột, lạm phát trên thế giới… Đặc biệt năm 2021,một phần do dịch bệnh
Covid19, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, kênh đầu tư bất động sản đóng băng,
lãi suất ngân hàng thấp, người dân đổ tiền nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán, nhờ đó
thị trường tăng vọt. Từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường,
nên dòng vốn được san sẻ sang các kênh đầu tư khác. III. KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán thời gian qua đã sụt giảm mạnh so với đầu năm 2022. Việc lãi
suất tăng, làm áp lực bán mạnh tại nhóm ngành trụ cột. Các chuyên gia cho rằng, nguyên
nhân của tình trạng này là do thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động của thị
trường chứng khoán thế giới. Cùng với đó, những thay đổi trong chính sách tiền tệ trong
nước, việc tăng lãi suất tiền gửi cũng đã tác động không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của
DN cũng như tâm lý nhà đầu tư, dẫn đến thanh khoản trên thị trường giảm sút đáng kể.
Có thể nói, việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ta là cần
thiết, phù hợp và đúng thời điểm, khoa học và tôn trọng các quy luật thị trường nhằm thực
thi hiệu quả chính sách tiền tệ, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nguồn tham khảo:
-Chịu tác động từ tăng lãi suất, kênh chứng khoán sẽ vẫn hấp dẫn. (2022,
September). Tài Chính Việt Nam. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chiu-
tacdong-tu-tang-lai-suat-kenh-chung-khoan-se-van-hap-dan-113387.html -Vì sao
thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh? (2022, October). Hà Nội Mới.
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Tai-chinh/1044443/vi-sao-thi-truong- chungkhoan-sut-giam-manh lOMoAR cPSD| 45650915
-NHNN áp dụng các mức lãi suất mới. (2023, October). CỔNG THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nhnn-dieuchinh-
cac-muc-lai-suat-tu-25-10-2022-119221024220631647.htm
-Ảnh hưởng của lãi suất đối với nền kinh tế trong nước. (2022, January). BÁO ĐỒNG KHỞI.
https://baodongkhoi.vn/anh-huong-cua-lai-suat-doi-voi-nen-
kinhte-trong-nuoc-10012022-a95600.html