tiểu luận Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi du lịch tại Phan Thiết- Mũi Né tỉnh Bình Thuận
Tiềm năng du lịch của Việt Nam ngày càng được thế giới công nhận.Ta có thể thấy được điều đó thông qua việc ngày càng có nhiều du khách lựa chọn Việt Nam làm nơi để tham quan, du lịch cũng như để nghĩ dưỡng sau một khoảng thời gian dài làm việc vất vả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế (UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Họ và tên sinh viên: Hồ Thảo Nguyên Mssv: 22201000600 Lớp: 22DBH2
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
khi du lịch tại Phan Thiết- Mũi Né tỉnh Bình Thuận.
Nghành: Quản trị kinh doanh
Chuyên nghành: Quản trị bán hàng
Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 1 lOMoAR cPSD| 46988474
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Họ và tên sinh viên: Hồ Thảo Nguyên Mssv: 22201000600 Lớp: 22DBH2
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
khi du lịch tại Phan Thiết- Mũi Né tỉnh Bình Thuận.
Nghành: Quản trị kinh doanh
Chuyên nghành: Quản trị bán hàng
Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 MỤC LỤC: 2 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 5
1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 6
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 7
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 7
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................. 7
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 7
1.4.1. Phương pháp định tính ................................................................................ 8
1.4.2. Phương pháp định lượng ............................................................................. 8
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................... 8
1.6. Bồ cục nghiên cứu...................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1. Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du
khách ................................................................................................................................. 9
2.1.1. Sự hài lòng của khách du lịch ...................................................................... 9
2.1.1.1. Sự hài lòng ................................................................................... 9
2.1.1.2. Sự hài lòng của khách du lịch ................................................. 10
2.3. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................... 10
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 10
2.3.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 10
2.4. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 11
Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Thiết kế nghiên cứu ................. 15
3.1.1. Quy trình nghiên cứu: ................................................................................ 15
3.1.2. Xây dựng và nội dung phiếu điều tra .................................................. 15
3.1.3. Các bước nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 15
3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................... 16 3 lOMoAR cPSD| 46988474
3.2.1. Phương thức lấy mẫu ............................................................................. 16
3.2.2. Kích thước mẫu ....................................................................................... 16
3.2.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu .................................................... 16
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 16
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 16 4 lOMoAR cPSD| 46988474 TÓM TẮT LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tài chính -
Marketing đã đưa môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh vào chương trình giảng dạy.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã hỗ trợ và đồng hành cùng
em trong quá trình làm bài tiểu luận. Nhờ sự quan tâm và chỉ bảo của thầy cô, gia đình và
bạn bè, em đã hoàn thành bài tiểu luận đúng thời hạn một cách hiệu quả.
Hơn thế, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hồ Xuân Tiến, người đã chia
sẻ tri thức và tâm huyết để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Em cũng
muốn cảm ơn thầy đã dành thời gian hỗ trợ chúng em trong việc nghiên cứu và hoàn
thành bài tiểu luận, thầy đã đã giúp em xây dựng đề cương chi tiết, hướng dẫn chi tiết để
em hiểu rõ vấn đề và phân tích giải quyết một cách kỹ lưỡng hơn. Em cũng muốn gửi lời
cảm ơn đến bạn bè và anh chị đã chia sẻ kiến thức thực tế và tận tình hướng dẫn chúng em.
Em đã hoàn thành bài tiểu luận này trong khoảng 2 tháng. Ban đầu, với vốn kiến
thức hạn chế, em đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ và chỉ dẫn, em đã
phấn đấu và hoàn thành bài tiểu luận. Tất nhiên, bài viết còn có những thiếu sót, và em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn bè để hoàn thiện bài tiểu luận
này. Những kiến thức này sẽ là nền tảng cho tương lai sự nghiệp của em. Lần nữa em xin
gửi tới mọi người lời chúc sức khoẻ và luôn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tiềm năng du lịch của Việt Nam ngày càng được thế giới công nhận.Ta có thể thấy được
điều đó thông qua việc ngày càng có nhiều du khách lựa chọn Việt Nam làm nơi để tham
quan, du lịch cũng như để nghĩ dưỡng sau một khoảng thời gian dài làm việc vất vả. Đặc
biệt trong một thập kỉ vừa qua thì nghành du lịch Việt Nam đã chứng kiến một vụ nỗ lớn,
một sự phát triển vượt bậc khi liên tục xuất hiện những điểm du lịch mới lạ,độc đáo,
những làng nghề thủ công mang đậm bản sắc dân tộc, những di tích lịch sử hằn sâu vết
tích hào hùng của dân tộc ta. Tất cả những điều đó góp phần khiến cho du lịch trở thành
nghành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch nước nhà thì Phan Thiết- Mũi Né cũng đã
có những bước tiến rõ rệt. Nhất là sau sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24/10/1995 thì
“điều kỳ diệu đến từ mặt trời” đã thắp sáng cho Phan Thiết- Mũi Né. Trước đây vùng đất 5 lOMoAR cPSD| 46988474
này chỉ giống như một làng chài nhỏ ven biển, hoang sơ, hẻo lánh, không ai biết đến và
khi mà những du khách nước ngoài đến đây để ngắm nhật thực thì họ bị thu hút bởi cảnh
vật nơi đây. Chính vì lý do đó nên họ đã quyết định đầu tư ở đây làm cho nơi đây từ một
nơi hoang sơ, hẻo lánh trở thành một điểm sáng đặc biệt trên bảng đồ du lịch thế giới. Kể
từ sau cái ngày định mệnh ấy thì người người đã đổ xô đến vùng đất này để đầu tư từ đó
giúp cho Phan Thiết- Mũi Né có thêm động lực để phát triển. Giờ đây, khi đã trải qua hơn
20 năm kể từ ngày hôm ấy thì Phan Thiết- Mũi Né đã có những bước tiếng rõ rệt.Từ một
vùng đất hoang vắng, nghèo nàng giờ đây Phan Thiết- Mũi Né đã trở thành một trong
những trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Đặc biệt thời gian qua nước ta đã trải qua một
khoảng thời gian đại dịch vô cùng nghiêm trọng, đại dịch ấy đã làm ảnh hưởng đến tất cả
các mặt của kinh tế nước nhà. Tương tự vậy thì nghành du lịch ở Phan Thiết- Mũi Né
cũng chịu tổn thất rất nặng nề. Và để vựt đậy khoảng thời gian khó khăn đó thì năm 2023
Bình Thuận đã được lựa chọn để làm nơi đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 và
lấy chủ đề là “ Bình Thuận- Hội tụ xanh”. Đây là chuỗi sự kiện kinh tế- văn hóa-xã hội
tạo động lực cho nghành du lịch Việt Nam hồi phục sau một khoảng thời gian chịu ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch. Ngoài ra đây còn là cơ hội để Bình Thuận nói chung và Phan
Thiết- Mũi Né nói riêng có thể giới thiệu, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài
nước biết đến các giá trị văn hóa, các sản phẩm du lịch cũng như nguồn tài nguyên thiên
nhiên trù phú của mảnh đất này. Và trong 6 tháng đầu năm nay lượng khách du lịch đến
Bình Thuận đã gia tằng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đón 4,46 triệu
lượt khách, tăng 86,36% so với cùng kỳ. Lượng khách quốc tế ước đạt 133.900 lượt
khách, tăng 5,41 lần so với cùng kỳ.Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 2.547,8 tỷ đồng,
tăng 76,29% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 11.348,35 tỷ đồng,
tăng 2,52 lần so với cùng kỳ.(Cục thống kê tỉnh Bình Thuận,2023)
Bình Thuận là của ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương vùng Đông
Nam Bộ, các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây cũng là nơi nối liền với các trung tâm
du lịch lớn của phía Nam nước ta như Nha Trang, Đà Lạt, TP. HCM,... Ngoài ra thiên
nhiên còn rất ưu ái cho mãnh đất này khi nơi đây có những đặc trưng khí hậu, thỗ nhưỡng
vô cùng đặc biệt như biển xanh, cát trắng, nắng vàng,…chính những điều đó đã để lại
trong lòng mỗi du khách khi đến mãnh đất này những dấu ấn đặc biệt và khó có thể phai nhòa.
Mặc dù có nhiều lợi thế mạnh mẽ từ thiên nhiên, vị trí,.. đến như vậy nhưng tới nay Phan
Thiết- Mũi Né vẫn chưa thật sự được khai thác một cách triệt để cũng như chưa được
thực hiện tương xứng với những vốn sẵn có. Với mục đích khắc phục những thiếu sót đó
thì việc nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
du lịch tại Bình Thuận để rồi từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục cũng như đưa ra
được hướng phát triển đúng đắn cho nghành du lịch địa phương là vô cùng cấp thiết.
1.2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài được thực hiện với ba mục tiêu sau: 6 lOMoAR cPSD| 46988474
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách khi du lịch tại Phan Thiết- Mũi Né tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi chọn Phan Thiết- Mũi
Né làm nơi để du lịch và nghỉ dưỡng.
Ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi
du lịch tại Phan Thiết- Mũi Né.
Đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách đi du lịch
tại Phan Thiết- Mũi Né qua đó tạo sức hút lớn hơn cho khách du lịch đến với Phan Thiết- Mũi Né.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Các nhân tố nào có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi chọn Phan
Thiết- Mũi Né làm nơi du lịch, nghỉ dưỡng?
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách thì nhân tố nào ảnh hưởng
mạnh? Nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu?
Giải pháp nào nâng cao sự hài lòng để thu hút thêm ngày càng nhiều du khách đến với Phan Thiết- Mũi Né?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của du khách đối với du lịch Phan Thiết- Mũi Né
thông qua việc tìm hiểu về những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan đến các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng.
Khách thể nghiên cứu: Đối tượng được chọn để khảo sát bao gồm tất cả nam và nữ có
nhu cầu du lịch tại Bình Thuận.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trong phạm vi Phan Thiết- Mũi Né tỉnh Bình Thuận
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được nghiên cứu này cần thông qua 2 bước chính:
- Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính.
- Nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng. 7 lOMoAR cPSD| 46988474
1.4.1. Phương pháp định tính:
Trong bài nghiên cứu này thì phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với mục
đích nhằm để khám phá, thu thập các biến quan sát để đo lường các khái niệm trong mô
hình. Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp này sẽ giúp tác giả có những khám
phá mới, để đạt được mục tiêu trên bằng việc thu thập thông tin từ các tài liệu, mô hình
và các công trình nghiên cứu trước đó. Tham khảo các bài nghiên cứu khoa học, bài báo,
giáo trình của các nhà nghiên cứu đi trước để xác định cơ sở lý luận, điều chỉnh và xây
dựng bảng câu hỏi, thang đo và thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng
nghiên cứu để phục vụ cho việc nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp định lượng:
Nghiên cứu định lượng được tiến hành với mục đích kiểm định lại các thang đo trong
mô hình nghiên cứu để xác định nội dung phân tích và tính chính xác, độ tin cậy của
dữ liệu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua các phiếu
điều tra, khảo sát trong phạm vi đối tượng mà tác giả đã chọn. Để xác định độ tin cậy,
tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó ưa ra kết luận cụ thể, đánh giá và kiểm
định mô hình lý thuyết và các giả thiết liên quan.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Xây dựng thang đo mức độ và lập biểu mẫu khảo sát.
Phân tích, sử lí dữ liệu thông qua ứng dụng SPSS.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học : Việc nghiên cứu có trách nhiêm bổ sung và tăng thêm phần đa dạng
các nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đối với địa điểm du lịch đồng thời còn có thể
làm tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiến bộ hơn về sau ở cùng một lĩnh vực. Ý nghĩa
thực tiễn: Đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi du
lịch tại Phan Thiết- Mũi Né là một đề tài mang tính cấp thiết cao. Nghiên cứu hỗ trợ đánh
giá được mức độ hài lòng của du khách, qua đó cung cấp những thông tin hữu ích cho
nghành du lịch địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Phan Thiết- Mũi
Né. Nhờ đó mà ta có thể đưa ra những giải pháp hữu ích, thiếc thực để thu hút thêm ngày
càng nhiều khách du lịch đến Phan Thiết- Mũi Né.
1.6. Bồ cục nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân thích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết quả và đề xuất hàm ý quản trị 8 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của du khách:
Trên thế giới thì có nhiều cách để có thể hiểu được thuật ngữ “khách du lịch”. Năm 1963
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính
thức về thuật ngữ “khách du lịch”, việc thống nhất như vậy là để tạo ra một chuẩn mực
cho thống kê du lịch thế giới, từ đó sẽ có sự đồng nhất nhất định. Theo đó, có thể hiểu
“Khách du lịch là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư
trú thường xuyên của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích
giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi viếng thăm” (UNWTO, 1963).
Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa khách du lịch: “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tổng cục du lịch Việt Nam chia khách du lịch thành hai nhóm:
Khách du lịch nội địa: khách du lịch thực hiện chuyến đi trong quốc gia mà họ cư trú.
Chuyến đi được xác định từ nơi môi trường sống thường xuyên đến khi trở về nơi xuất phát.
Khách du lịch quốc tế: khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc gia mà họ
cư trú. Chuyến đi được xác định là lượt xuất – nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế của quốc gia.
Trong khi đó UNWTO đã định nghĩa khách du lịch quốc tế là “người viếng thăm và lưu
lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24
giờ, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập” (UNWTO,1963).
Như vậy, ta có thể thấy giữa khách du lịch và khách du lịch quốc tế có điểm khác nhau là
khách du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mình thường xuyên cư trú.
2.1.1. Sự hài lòng của khách du lịch 2.1.1.1. Sự hài lòng
Theo Oliver (1997) thì sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng
cảm nhận về một Công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc thỏa
mãn vượt qua sự mong đợi thông qua việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của Công ty, tổ chức đó.
Sự hài lòng của khách hàng chính là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh
nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988). Có nghĩa là kinh nghiệm đã
biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được cung cấp
Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người
đóTheo đó, sự hài lòng có ba cấp độ(1) Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng
thì khách hàng cảm nhận không hài lòng; (2) Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng
cảm nhận hài lòng; (3) Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là hài lòng hoặc thích thú. 9 lOMoAR cPSD| 46988474
Như vậy, có thể hiểu sự hài lòng của khách du lịch là trạng thái cảm xúc của họ về sản
phẩm, dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở cảm nhận từ trải nghiệm thực tế so với
mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch đó.
2.1.1.2. Sự hài lòng của khách du lịch
Sự hài lòng của du khách (Kozak và Rimmington, 2000) là một khía cạnh rất cần
thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của marketing điểm đến du lịch vì nó
tác động trực tiếp đến sự lựa chọn điểm đến, sự tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và
quyết định quay trở lại
Pine và Gilmore (1999) đã đo lường sự hài lòng của khách hàng dựa trên sự tương
quan giữa kỳ vọng và cảm nhận. kỳ vọng (El) nghĩa là những gì mà khách hàng
mong đợi và cảm nhận (E2) nghĩa là cảm nhận của khách hàng về những gì mà họ nhận - được. Sự hài
Cảm nhận Mô hình Kỳ vọng đo lường sự lòng = (E2) hài lòng (E1) của Pine và
Gilmore (1999) ( Pine, Gilmore, 1999)
2.3. Các nghiên cứu liên quan:
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998)
Tribe và Snaith (1998) đã xây dựng thành công mô hình HOLSAT để nghiên cứu về sự
hài lòng của khách du lịch khi đến khu du lịch Varadero, Cuba. Các tác giả chỉ ra rằng có
6 yếu tố có thể tác động đến sự hài lòng của du khách. Và sáu yếu tố đó được sử dụng để
xây dựng bản câu hỏi bao gồm 47 thuộc tính tích cực và 7 tiêu cực. Và trong đó số thuộc
tính tích cực đã đạt được mức độ cảm nhận cao hơn so với kỳ vọng lúc ban đầu là 11. Và
3 trong số các thuộc tính tiêu cực đạt mức độ cảm nhận thấp hơn so với kỳ vọng lúc ban
đầu, điều đó có nghĩa là khách du lịch đã đạt được hài lòng.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu của Trần Thị Lương (2012)
Theo một nghiên cứu mới gần đây của Trần Thị Lương (2013) nghiên cứu về sự hài lòng
của khách du lịch nội địa tới Đà Nẵng cùng với việc sử dụng mô hình HOLSAT. Qua đó
tác giả đã đề xuất tổng cộng có 6 yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch. Và trong 6 yếu tố đó đã được sử dụng để có thể xây dựng mô hình, trong mô hình
đó bao gồm tổng cộng 18 thuộc tính tích cực và 7 thuộc tính tiêu cực. Và sau khi quá
trình kiểm định xảy ra thì kết quả cho ra được 15 thuộc tính tích cực đã được mức độ
cảm nhận cao hơn so với mức kỳ vọng lúc ban đầu. Và 1 trong số các thuộc tính tiêu cực
đạt mức độ cảm nhận thấp hơn so với kỳ vọng lúc ban đầu,điều đó chứng tỏ là khách du
lịch đã đạt được sự hài lòng. 10 lOMoAR cPSD| 46988474
Nghiên cứu của Võ Nhựt Thanh (2017):
Theo như nghiên cứu gần đây của Võ Nhựt Thanh (2017) nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc- tỉnh
Kiên Giang cũng như sử dụng mô hình HOLSAT. Qua bài nghiên cứu của mình thì tác
giả đã đề xuất tổng cộng có 6 yếu tố sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của
du khách quốc tế. Và trong 6 yếu tố được sử dụng để xay dựng mô hình thì đã bao gồm
29 yếu tố tích cực và 15 yếu tố tiêu cực. Và sau khi kiểm định thì đã cho ra kết quả có 21
trong tổng số 29 thuộc tính tích cực và 8 trong số 15 thuộc tính tiêu cực
là có sự khác biệt giữa cảm nhận và kì vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%, Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2019):
Theo như nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thanh Nga (2019) nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng lễ hội “Chợ quê ngày hội” tại
festival Huế . Qua bài nghiên cứu của mình thì tác giả đã đưa ra đề xuất gồm 6 yếu tố có
thể có khả năng làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Và sau khi tiến hành phân
tích thì kết quả thu được cho thấy rằng du khách khá hài lòng với các hoạt động tại lễ hội
cũng như là môi trường tại nơi đây. Sau khi sử dụng mô hình đánh giá chất lượng của lễ
hội thì kết quả cho thấy có tới 4 phương diện chất lượng không giống với mô hình ban
đầu đề ra nhưng vẫn có một mức độ tương quan nhất định giữa các biến cụ thể với nhau
trong từng nhan tố và điều đó thể hiện được một điều là các nhân tố góp phần cấu thành
chất lượng của lễ hội là hợp lý. Nghiên cứu của Cao Thị Thanh và Phạm Thu Hà (2021):
Gần đây Cao Thị Thanh và Phạm Thu Hà đã tiến hành nghiên cứu về những yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách với chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch tỉnh Hà
Giang. Qua bài nghiên cứu đó thì các tác giả đã đưa ra đề xuất bao gồm 6 yếu tố có khả
năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Và sau khi sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng, phân tích dữ liệu dựa trên một mẫu 296 khách du lịch được thu thập từ
các khu du lịch thuộc tỉnh Hà Giang. Sau khi nghiên cứu được tiến hành thì kết quả thu
được cho thấy rằng còn một số yếu tố của chất lượng dịch vụ khiến cho du khách không
được hài lòng lắm. Cho nên dựa vào cơ sở kết quả nghiên cứu ấy thì tác giả đã đưa ra
một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thêm sự hài lòng của di khách đối với chất
lượng dịch vụ ở nơi đây.
2.4. Mô hình nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu trước đây thì tác giả đã đề ra một số nhân tố
góp phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách trong và ngoài nước đối với mãnh đất
du lịch Phan Thiết- Mũi Né. Môi trường
Yếu tố môi trường được xem là yếu tố tổng thể các yếu tố: địa lý tự nhiên (khí hậu, thời
tiếtcảnh quan thiên nhiên, ..), xã hội (mức độ an toàn, an ninh trật tự..). Và vai trò của
môi trường cũng là một phần rất quan trọng bởi chính nó là nét đặc trưng của mỗi vùng
đất khác nhau và những đặc trưng ấy là tự nhiên và con người không thể thay đổi hay sao
chép từ một nơi khác được. Và chính cái nét đặc trưng ấy là thứ đã thu hút khách du lịch
đến cũng như quay lại. Cho nên không một ai có thể phủ nhận được vai trò của môi
trường trong việc làm hài lòng khách du lịch. Qua nghiên cứu của Tribe và Snaith 11 lOMoAR cPSD| 46988474
(1998) cũng chỉ ra rằng môi trường là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch . Đây cũng là nhân tố mà J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978)
trong bài nghiên cứu của mình về hình ảnh điểm đến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch: nghiên cứu tại Địa Trung Hải". Và vào năm 2014, Barbara Puh
và một nghiên cứu khác của Hoàng Trọng Tuân (2015) đã chứng minh một điều rằng là,
một mãnh đất nơi có nhiều phong cảnh đẹp, thu hút thêm vào đó là khí hậu ôn hòa, dễ
chịu và đồng thời thì an toàn an ninh được đảm bào sẽ càng làm cho sự hài long của
khách du lịch thêm gia tăng. Do vậy, nên sau khi nhìn vào các kết quả đó thì tác giả đã
đưa ra quyết định rằng là sẽ đưa yếu tố môi trường trở thành một phần trong mô hình nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên
Theo nghiên cứu của Tribe và Snaith (1998) và nghiên cứu của Trần Thị Lương (2013) đã
chỉ ra một điều rằng là "tài nguyên thiên nhiên" là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách du lịch. Tương tự như hai nghiên cứu trên thì nghiên cứu "Khảo sát sự hài lòng
của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng" của Nguyễn
Tài Phúc (2010) cũng cho thấy, tài nguyên thiên nhiên đểm đến có ảnh hưởng đến sự hài
lòng của du khách. Sau khi tham khảo kết quả của những bài nghiên cứu ấy thì tác giả đã
thấy được một điều rất rõ ràng ràng nơi mà tại đó tài nguyên thiên nhiên càng phong phú,
càng đa dạng thì sẽ càng thu hút và làm cho khách du lịch hài lòng hơn. Cho nên đã
quyết định rằng sẽ đưa tài nguyên thiên nhiên vào mô hình nghiên cứu của mình. Di sản văn hóa:
Di sản văn hoá bao gồm các giá trị cốt lõi về các mảng văn hoá , lịch sử, truyền thống ,
tôn giáo , các phong tục , lễ hội đặc trưng của mỗi vùng miền, và mỗi vùng sẽ có một sẽ
có một nét đẹp riêng . Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng có tính quyết định đến việc
chọn lựa điểm đến trong chuyến du lịch của mỗi du khách, và điều này đã được nghiên
cứu chi tiết qua bài nghiên cứu của J.R.Brent Ritchie, Michel Zins (1978). Ngoài ra thì
điều này cũng đã được Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm( 2012) chứng minh qua việc xác
định năng lực vượt trội, có tính cạnh tranh cao điều này đã giúp cho Nha Trang có được
một lượng khách trung thành khổng lồ cả trong nước và quốc tế đó là chính xác về yêu tố
đó là di sản văn hóa. Và để Bình Thuận cũng có thể có được lượng khách trung thành
khổng lồ đến vậy thì tác giả cũng đã đưa yếu tố di sản văn hóa vào mô hình nghiên cứu.
Và tin ràng là yếu tố này sẽ tăng tính hấp dẫn khách du lịch trong việc lựa chọn Bình
Thuận làm điểm đến lý tưởng thay vì những nơi khác. Giao thông:
Nghiên cứu của Trương Thúy Hường và D.Foster (2006), Quách Hương Giang (2013)
đều chỉ ra cùng một sự thật là giao Thông đóng vai trò quan trọng liên quan trực tiếp tới
sự hài lòng của khách du lịch. Và với tình trạng giao thông thông thoáng, đường phố sạch
đẹp như hiện nay thì Bình Thuận đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách và làm hài lòng
những ai đã ghé đến nơi đây. Và gần đây thì tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
đã chính thức được đưa vào sử dụng, nhờ vậy mà giờ đây thời gian di chuyển từ TP HCM
đến TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã rút ngắn chỉ còn 2 giờ, nhanh hơn rất nhiều so với
trước đây phải tốn từ 5-6 giờ. Chính vì lẽ đó cho nên tác giả đã quyết định thêm yếu tố
giao thông vào trong mô hình nghiên cứu của mình. 12 lOMoAR cPSD| 46988474 Giá cả:
Tuy Phan Thiết- Mũi Né đã rất phát triển về du lịch nhưng mức giả cả khi du lịch ở nơi
đây vẫn nằm ở mức tầm trung, rẻ hơn khá nhiều so với đi một số nơi khác như Phú Quốc,
Nha trang,.. ngoài ra do khá gần TP HCM nên chi phí đi lại cũng được tiết kiệm đáng kể.
Bên cạnh đó thì nơi đây vẫn còn chưa hoàn toàn trở thành một nơi chuyên để phục vụ
cho khách du lịch nên vẫn còn rất nhiều quán xá chuyên phục vụ cho dân địa phương và
có rất nhiều nơi có quan cảnh đẹp để tham quan, du lịch mà không cần mất phí. Chính
những điều đó cũng góp phần làm cho giá cả khi du lịch ở Phan Thiết- Mũi Né thấp hơn
so với du lịch ở những nơi khác. Vì vậy việc đưa giá cả vào một phần mô hình nghiên
cứu là vô cùng hợp lý Người dân địa phương:
Nước ta rất được lòng du khách nước ngoài vì sự thân thiện, vui vẻ, sự tiếp đón nồng hậu
của ta đối với khách du lịch. Chính điều đó đã để lại những ấn tượng sâu sắc, những kỉ
niệm khó phai trong lòng khách quốc tế nên họ rất sẵn lòng chọn Việt Nam là nơi để du
lịch lâu dài. Bên cạnh đó thì chất lượng lao động cũng là một yếu tố rất quan trọng trong
việc làm hài lòng khách hàng. Có thể nói cụ thể như thái độ của nhân viên p, đây là điều
ảnh hưởng rất lớn đối với sự hài lòng vủa khách hàng. Vì nếu như thái độ của nhân viên
nơi đó chuyên nghiệp, có thể ứng phó với mọi tình huống bất ngờ để đảm bảo rằng khách
hàng sẽ hài lòng thì khách du lịch sẽ quay lại thường xuyên hơn. Qua đó có thể thấy rằng
yếu tố con người là vô cùng quan trọng, nó có thể tạo ra được những dịch vụ vô hình
nhưng kết quả hữu hình và gần như quyết định sự hài lòng của du khách về Phan Thiết-
Mũi Né. Nên tác giả đã đưa yếu tố con người vào mô hình. Môi trường Sự hài lòng của du H1 (+) khách Tài nguyên thiên nhiên H2 (+) Di sản văn hóa H3 (+) Giao thông H4 (+) Giá cả H5 (+) Người dân địa phương H6(+)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 13 lOMoAR cPSD| 46988474
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày chi tiết các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài: khái niệm về
khách du lịch và sự hài lòng. Mô hình đo lường sự hài lòng của Pine và Gilmore. Bên
cạnh đó cũng trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và cũng đã
lựa chọn và phân tích mô hình nghiên cứu đề tài này. 14 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu:
3.1.1. Quy trình nghiên cứu:
Xác định mục tiêu cần nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Lập thang đo nháp Nghiên cứu
sơ bộ Tiến hành khảo sát thử Hiệu chỉnh lại thang đo Đưa ra thang đo chính thức
Tiến hành nghiên cứu chính thức Phân tích chi tiết thống kê mô tả ( Phân tích đặc điểm
của mẫu khảo) Phân tích Paired sample T-test Kết luận.
3.1.2. Xây dựng và nội dung phiếu điều tra: Nội dung thảo luận:
Tiến hành trao đổi về các thuộc tính có thể làm ảnh hưởng đến du lịch Phan Thiết- Mũi
Né, thuộc tính nào có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, trao đổi
cụ thể, chi tiết lần lược từng biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. ( Phụ lục 1)
Thứ tự các bước cần thực hiện:Tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các
chuyên gia là giảng viên chuyên ngành du lịch, chuyên gia của sở Văn hóa- Thể thao- Du
lịch Bình Thuận, lãnh đạo của các công ty dịch vụ, lữ hành để đưa ra những ý kiến
chuyên môn về du lịch của Bình Thuận. Và từ những đóng góp ý kiến chuyên môn đó có
thể hỗ trợ tác giả hiệu chỉnh thang đo sao cho thang đo hợp lý nhất.
Sau khi thảo luận, thu thập tài liệu sẽ bắt đầu hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Những dữ liệu
chính sẽ được đưa ra để trao đổi thêm một lần nữa. Sau khi nghiên cứu định tính kết thúc
thì kết quả lặp lại với kết quả đã có từ trước.
Kết quả thu được cho thấy, hầu hết các chuyên gia tham gia đều đồng ý thang đo nháp lúc
đầu, và cũng có đóng góp điều chình lại thang đo nháp ban đầu.
3.1.3. Các bước nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ sẽ được tiến hành theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Để bắt đầu nghiên cứu thì ta cần xác định được mục tiêu nghiên cứu, phải giái
thích được một số khái niệm có liên quan đến đề tài, lý thuyết về vấn đề du lịch, sự hài
lòng của du khách, điểm đến và thuộc tính của thuộc tính.
Bước 2: Nghiên cứu mô hình lý thuyết, tham khảo các nghiên cứu khác.
Bước 3: Từ các kết quả của hai bước trên, chọn mô hình HOLSAT, xây dựng thang đo nháp.
Bước 4: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia dựa trên thang đo nháp.
Bước 5: Xây dựng thang đo sơ bộ và tiến hành khảo sát thử. 15 lOMoAR cPSD| 46988474
Bước 6: Hiệu chỉnh thang đo sơ bộ từ đó hình thành than đo chính thức.
3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.2.1. Phương thức lấy mẫu
Phương pháp phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng để chọn mẫu. Phương pháp này
được sử dụng vì “thang đo của một khái niệm nghiên cứu bao gồm một tập thiếu quan
sátTập biến này thực sự là một mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phán đoán từ
một đảm động bao gồm rất nhiều biển quan sát đo lường khái niệm nghiên cứu đóvề lý
thuyết mẫu này phải được chọn theo xác suất mới đại diện cho đám đông nhưng chúng ta
không thực hiện được điều này” (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nhưng quan trọng hơn hết là
vì các nguồn lực bị hạn chế nên phương pháp này sẽ là lựa chọn tối ưu góp phần hỗ trợ
tiết kiệm cả về mặt thời gian lẫn công sức. Trong nghiên cứu này thì việc lấy mẫu được
tiến hành đối với các khách du lịch đã và đang trong quá trình du lịch tại Phan Thiết- Mũi
Né, có thể tiến hành tại bến xe Phan Thiết, bến tàu Phan Thiết bằng cách phát các phiếu khảo sát.
3.2.2. Kích thước mẫu
Để tìm ra kích thước mẫu phù hợp ta có thể sử dụng nhiều công thức khác nhau. Hachter
(1994) cho rằng kích cỡ mẫu phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Còn theo bài nghiên
cứu đã thực hiện về cỡ mẫu của Roger (2006) chỉ ra ràng cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được
trong các nghiên cứu thực hành là từ 150 – 200 mẫu. Mô hình nghiên cứu này đã sử dụng
thang đo có tổng cộng 44 biến quan sát nên áp dụng theo Hachter thì cần cỡ mẫu ít nhất
là 45 x 5= 225 mẫu. Vì vậy khảo sát 300 đáp viên để có thể đảm bảo chắc chắn một điều
là số mẫu hơn mức tối thiểu là 225.
3.2.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Bằng cách phát phiếu khảo sát cho các khách du lịch thì tông tinh mẫu nghiên cứu đã
được thu thập đầy đủ. Sau hơn 300 khảo sát được tiếng hành thì tổng số phiếu thu lại
được là 286 phiếu. Kết quả này đã được làm sạch và nhập vào ma trận dữ liệu trên
SPSS 20 rồi từ đó dùng để thống kê bài phân tích các dữ liệu
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Việc phân tích dữ kiệu sẽ được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu để thu nhận các bảng trả lời rồi sau đó tiến hành làm sạch dữ
liệu, những dữ liệu nào cần thiết thì sẽ được mã hóa và thên vào phân mềm SPSS 20.
Bước 2: Thống kê và mô tả dữ liệu đã thu thập.
Bước 3: Phân tích sự khác biệt
Kết luận chương 3
Chương 3 đã trình bày chi tiết quá trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước
mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Những nét tổng quát của chương 3:
Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp cùng với sự hỗ
trợ tham vấn từ các chuyên gia và thảo luận nhóm. Và sau khi khảo sát cũng như tham
vấn thì thang đo nháp ban đầu đã được điểu chỉnh vào bổ sung sao cho hợp lý hết sức có
thể từ đó thang đo chính thức được hình thành. Thang đo chính thức bao gồm: Biến quan 16 lOMoAR cPSD| 46988474
sát của thuộc tính tích cực tổng cộng có 29 biển còn biến quan sát thuộc tính tiêu cực thì tổng cộng có 15 biến.
Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp định lượng cùng bảng khảo sát, lấy mẫu
thuận tiện với cỡ mẫu là 220. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thông
qua khảo sát 300 người đã du lịch đến Bình Thuận. Kết quả dữ liệu sau khi thu thập và
chắt lọc thì được 279 bản và 279 bản đó sẽ được SPSS 20 phân tích 17 lOMoAR cPSD| 46988474 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1.
Thanh, V. N. (2017). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc- tỉnh Kiên Giang (Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM, tp HCM). 2.
Lương, T. T. (2011). Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với
điểm đến du lịch Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng). 3.
Nga, N. T. T (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất
lượnglễ hội “ Chợ quê ngày hội” tại Festival Huế. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế:
Khoa học Xã hội Nhân văn, 128(6D), 211-225. DOI: 10.26459/hueuni- jssh.v128i6D.5397. 4.
Thanh, C. T & Hà, P. T. (2021). Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách với chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch tỉnh Hà Giang. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, 57(6), 150-156. 5.
Tuân, H. T. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các
điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Đại học sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, số 10(76), 90. 3.
Tựu, H. H. & Cẩm, T. T. A. (2012). Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của
du khách quốc tế đối với Nha Trang. Tạp chí Phát triển kinh tế, 268, 55 - 61. 4.
Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nxb Lao Động - Xã Hội. 5.
Phúc, N. T. (2010). Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch
sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 60, 214. Tài liệu tiếng Ạnh: 1.
Barbara Puh, Ph.D. (2014). Destination Image and Tourism Satisfaction: The Case
of a Mediterranean Destination. Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER
Publishing, 5(13), 538 - 544. 2.
Driscol, A., Lawson, R., Niven, B. (1994). Measuring TouristsDestination
Perceptions. Annals of Tourism Ressearch, 21(3), 369-414. 3.
Goeldner, R., Ritchie, B., McIntosh, W. (2000). Tourism: Principles, Practices,
Philosophies, 8th ed. New YorkL John Wiley ang Sons. 4.
Kotler, P., Keller, L. (2006). Marketing management 12th. Ed, Upper Saddle, River, Pearson. 5.
Kozark, M., Rimmington, M. (2000). Tourist satisfaction with Mallorca, Spain, as
an off-season holiday destination. Journal of Travel Research, 38, 260-269. 18 lOMoAR cPSD| 46988474 6.
Meimand, S, Khalifah, Z, Hakemi, H. (2013). Expectation and experience gap for
apanese travelers visiting Malaysian homestay,utilizing holiday satisfaction model.
Indian journal of scient and technology, 6(12), 5593-5599.
7.Olive, R. (1997). Satisfaction: A behavioral perspective on the consumer. Singapore: McGraw Hill.
8.Parasuraman, A, Zeithaml, V, Berry, L. SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for
Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, 64(1), 1240. 9.
Giang, Q. P. (2013). Examining internatonal tourits' satisfaction with Hanoi
tourism. Master of thesis, University of Lapland, Finland 10.
Pin, J., Gilmore, J., (1999). The experience economy. Boston: Harvard Business School Press.0 11.
Ritchie, J.R.B. & Michel Zins, (1978). Culture as determinant of the attractiveness
of a tourism region. Annals of Tourism Research, 5(2), 252-267. 12.
Tribe, J., Snaith, T., (1998). FROM SERVQUAL to HOLSAT: holiday
satisfactionin Varadero, Cuba. Tourism Management, 19(1), 25-34. 13.
Truong T., Foster, D., (2006), Using HOLSAT to evaluate touristsatisfaction at
destinationThe case of AUSTRALIAN holidaymakers in Vietnam. Tourist Management, 27, 842-855.
PHỤ LỤC 1 NỘI DUNG THAM VẤN CHUYÊN GIA
Xin kính chào quý Anh/Chị
Tôi tên: Hồ Thảo Nguyên hiện là sinh viên trường Đại học Tài chính- Marketing. Tôi
đang làm bài luận cho môn phương pháp nghiên cứu kinh doanh với đề tài là: “Phân tích
những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi du lịch tại Bình Thuận.” Rất
mong rằng anh/chị sẽ giành cho tôi một ít thời gian để trả lời các câu hỏi. Tất cả đều là
quan điểm cá nhân nên không có đúng hay sai và đều có ích cho bài nghiên cứu.
Theo anh/ chị thì thuộc tính nào có ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với du lịch Bình Thuận. 1. Môi trường: • Khí hậu ấm áp
• Bãi tắm đẹp và biển sạch
• Ô nhiễm tại các khu vực du lịch
• Sự an toàn khi đi du lịch • An ninh trật tự
2. Tài nguyên thiên nhiên: 19 lOMoAR cPSD| 46988474 • Bãi biển đẹp
• Đảo Phú Quý, núi Tà Cú, Bàu Trắng hoang sơ và đẹp Thảm thực vật đa dạng, phong phú. 3. Di sản văn hóa:
• Khu di tích trường Dục Thanh – nơi Bác Hồ đã giảng dạy một khoảng thời gian
• Phong tục, lễ hội có truyền thống từ lâu đời
• Bảo tàng cũng như các địa điểm tôn giáo 4. Giao thông:
• Bến xe, bến tàu Phan Thiết đầy đủ tiện nghi
• Đa dạng các loại phương tiện di chuyển từ xe tới tàu
• Đường xá đi lại còn hạn chế
• Giá cả của vé xe, tàu khá cao Chất lượng của các dịch vụ lữ hành tốt
5. Cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch:
• Phòng ốc sạch sẽ với giá cả phải chăng
• Nhiều phân khúc nhà hàng, khách sạn với giá cả hợp lý
• Vị trí của các khách sạn thuận tiện cho việc di chuyển
• Đồ ăn thức uống đa dạng
• Địa điểm ăn uống phong phú
• Giá cả thức ăn tương ứng với chất lượng
• Địa điểm tham quan đa dạng
• Giá vé của các địa điểm du lịch cao
• Có thể mua đặc sản một cách dễ dàng ở các chợ địa phương
• Có ít khu vui chơi giải trí
• Có nhiều hình thức giải trí đặc biệt
• Có địa điểm đông du khách
• Tín hiệu, đường truyền của mạng không dây tốt
• Sóng điện thoại có chất lượng đồng đều ở mỗi khu vực • Có ít nơi rút tiền
• Còn hạn chế các phương thức thanh toán trực tuyến
• Nhà vệ sinh công cộng ít
Nhiều người bán hàng rong 6. Yếu tố con người:
Thái độ của nhân viên chuyên nghiệp
Hướng dẫn viên hăng hái, nhiệt tình
Nhân viên du lịch hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo 20