-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận "Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu ở sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam"
Tiểu luận môn Xã hội học đại cương với đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu ở sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam" của Phạm Minh Ngọc giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Tiểu luận "Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu ở sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam"
Tiểu luận môn Xã hội học đại cương với đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu ở sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam" của Phạm Minh Ngọc giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
lOMoARcPSD|35973522
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
KHOA: KHOA HỌC CƠ BẢN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN CHỨNG RỐI LOẠN
LO ÂU Ở SINH VIÊN HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2024
Họ và tên sinh viên: Phạm Minh Ngọc
Mã số sinh viên: 2273140020 Ngành học: Tâm lý học Khóa học: Khóa 10 Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, -
phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm thần (SKTT) của con
người(SKTT). SKTT được WHO định nghĩa là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân
nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường
trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, thành công và có thể đóng góp cho cộng đồng. Các
vấn đề SKTT đặc biệt là trầm cảm, lo âu nếu không được quan tâm phòng ngừa và can
thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả cá nhân và gia đình (đối với trường hợp tự tử và
thực hiện các hành vi tự tử); ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên
trong gia đình, với bạn bè; ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường; năng suất lao
động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Các nhà khoa học cho rằng mười phần
trăm (10%) lo âu là cần thiết cho một người bình thường, nhưng lo âu quá mức (rối
loạn lo âu) sẽ làm đảo lộn cuộc sống cá nhân, khiến cho người đó ăn không ngon, ngủ
không yên, tâm thần bất an và ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt của đời sống tinh thần
lẫn vật chất, sâu xa sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của toàn xã hội.
SKTT của sinh viên Đại học đã trở thành một vấn đề nổi trội trong xã hội hiện nay -
nói chung, và các trường Đại học nói riêng. Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy
nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học
công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong
việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong bất cứ giai đoạn
lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những
nhân tố quyết định tương lai,xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không có thanh niên, các
nhiệm vụ trọng đại của đất nước thật khó hoàn thành. Cho nên, việc chăm sóc, chú ý
đến các vấn dề về SKTT của sinh viên là nhiệm vụ quan trọng của bậc phụ huynh, nhà
trường và nhà nước bởi vì khi sinh viên gặp vấn đề về SKTT, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến kết quả học tập và đời sống xã hội của sinh viên. Tuy nhiên, với mức độ phát
triển không ngừng về mọi mặt của xã hội hiện nay, sinh viên đại học đang phải đối mặt
với nhiều trách nhiệm, áp lực mà có khả năng dẫn đến việc gia tăng tăng mức độ căng
thẳng và lo lắng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thơ Nhị và Lê Thị Ngọc Anh - Viện Đào
tạo YHDP &YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội cho thấy rằng có 28,1% sinh viên có rối Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
loạn lo âu. Trong đó, có 27,2% sinh viên có rối loạn lo âu nhẹ, 0,9% sinh viên có rối
loạn lo âu vừa trong khuôn khổ trường Đại học Y giai đoạn 2016 – 2017. Theo Hiệp hội
Y tế Đại học Hoa Kỳ, 66% sinh viên đại học sinh viên báo cáo trải qua lo âu quá mức
trong học kỳ mùa xuân 2019 (American College Health Hiệp hội [ACHA], 2019). Lo
âu, khi không được giải quyết, có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một người.
Nghiên cứu của Roest, Martens, Jonge và Denollet (2010) đã tìm ra mối liên hệ giữa rối
loạn lo âu và nguy cơ gia tăng 26% đối với các sự cố bệnh tim mạch vành cùng với
nguy cơ gia tăng 48% cái chết do tim. Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành một cuộc
khảo sát dịch tễ học đối với 1527 sinh viên đại học và 4178 sinh viên không phải đại
học cùng độ tuổi từ 21 quốc gia khác nhau. Theo số liệu khảo sát, rối loạn lo âu là rối
loạn phổ biến nhất trong tất cả các nhóm (11,7%-14,7%)[ Auerbach RP, Alonso J,
Axinn WG, Cuijpers P, Ebert DD, Green JG, Hwang I, Kessler RC, Liu H, Mortier P,
Nock MK, Pinder-Amaker S, Sampson NA, Aguilar-Gaxiola S, Al- Hamzawi A,
Andrade LH, Benjet C, Caldas-de-Almeida JM, Demyttenaere K, Florescu S, de
Girolamo G, Gureje O, Haro JM, Karam EG, Kiejna A, Kovess-Masfety V, Lee S,
McGrath JJ, O 'Neill S, Pennell BE, Scott K, Ten Have M, Torres Y, Zaslavsky AM,
Zarkov Z, Bruffaerts R. Rối loạn tâm thần ở sinh viên đại học trong Khảo sát Sức khỏe
Tâm thần Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới. Tâm thần Med. 2016; 46 :2955–
2970 ]. Tỷ lệ rối loạn lo âu cao ở sinh viên đại học đã trở thành một vấn đề toàn
cầu[ 3 , 4]. Ở châu Á, một nghiên cứu cắt ngang trên 617 sinh viên đại học ở Ấn Độ cho
thấy tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn 30% so với tỷ lệ trầm cảm là 18% [ 5 ] . Ở châu Âu,
một nghiên cứu về các triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở 1074 sinh viên đại
học Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở nhóm này là 23,6%, tỷ lệ này cũng cao
hơn so với trầm cảm (18,4%), cho thấy xu hướng nhẹ. phổ biến [ 6 ]. Trong số 15859
sinh viên ở sáu quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam), tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần
rất cao, trong đó trầm cảm và rối loạn lo âu là nổi bật nhất và tỷ lệ trung bình là tỷ lệ rối
loạn lo âu là 42,4%[ 7]. Từ một phân tích tổng hợp được thực hiện để đánh giá mức độ
phổ biến và mối tương quan tiềm ẩn của rối loạn trầm cảm và lo âu ở sinh viên đại học
trên toàn thế giới, người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên đại học là
39,0% và tỷ lệ rối loạn lo âu cao nhất là ở Bắc Mỹ và ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình[ 1 ] (trong đó có Việt Nam). Nghiên cứu của Tasnim R, Hồi giáo MS, Sujan
MSH, Sikder MT, Potenza MN về “Ý tưởng tự tử sớm ở các sinh viên đại học Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Bangladesh trong đại dịch COVID-19: Ước tính tỷ lệ phổ biến và mối tương
quan” Child Youth Serv Rev. 2020; 119 :105703 đã chỉ ra rằng trong giai đoạn
COVID19, áp lực tinh thần lên sinh viên đã gia tăng và các rối loạn về tâm thần như rối
loạn lo âu hay trầm cảm là nguyên nhân mạnh mẽ dẫn đến việc tự tử.
Thông qua những số liệu thống kê trên, thật là cấp thiết để cho các trường Đại học -
được hiểu biết về nhu cầu sức khỏe tâm thần của sinh viên, cụ thể là nắm bắt được thực
trạng của chứng rối loạn lo âu ở sinh viên. Đã có rất nhiều nghiên cứu về rối loạn lo âu
được triển khai, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều phân tích riêng rẻ về mối quan
hệ của rối loạn lo âu với 1 hậu quả riêng biệt hoặc 1 tác nhân riêng biệt. Bên cạnh đó,
cũng chưa có nghiên cứu nào về các tác nhân gây nên rối loạn lo âu ở sinh viên Học
viện Phụ nữ Việt Nam. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu ở sinh viên Học viện Phụ nữ Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu, với mục đích để giúp cho nhà trường cũng như sinh viên
nắm bắt được thực trạng của chứng rối loạn lo âu của sinh viên của trường ra sao, ảnh
hưởng của rối loạn lo âu tới quá trình học tập cũng như đời sống tinh thần của sinh
viên, từ đó đưa ra một số giải pháp để cải thiện. Nghiên cứu có ý nghĩa cung cấp những
tri thức cơ bản, mở rộng hiểu biết của nhà trường và sinh viên về tình trạng sức khỏe
tâm thần nói chung và thực trạng chứng rối loạn lo âu nói riêng của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
A. Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng của những sinh viên mắc chứng rối loạn lo âu ở
HVPNVN và các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rối loạn lo âu của họ từ đó đề xuất giải pháp cải thiện.
B. Mục tiêu cụ thể:
1) Tìm hiểu thực trạng của những sinh viên mắc chứng rối loạn lo âu ở HVPNVN
2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chứng rlla ở sinh viên HVPNVN
3) Đề xuất giải pháp cải thiện
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chứng rối loạn lo âu ở các sinh viên HVPNVN Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 đang theo học tại trường HVPNVN
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Thực trạng của bệnh rlla ở các sinh viên HVPNVN hiện nay là như thế nào? -
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mắc chứng rlla của sinh viên HVPNVN hiện nay? -
Có những giải pháp nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của sinh viên HVPNVN hiện nay? -
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Rối loạn lo âu có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và nhiều lĩnh vực khác
của đời sống sinh viên. Đa số sinh viên thường xem nhẹ tác động của sự lo lắng đối với
cuộc sống hàng ngày của mình, hoặc đơn giản là họ có thể không nhận ra rằng mình đang
phải đối mặt với một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng tiềm ẩn. Nếu nắm bắt
được thực trạng và từ đó trường Đại học đề ra một số giải pháp nhằm giúp đỡ sinh viên
vượt qua khó khăn thì điểm số cũng như sức khỏe tinh thần của sinh viên sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Học viện Phụ nữ Việt Nam – 68 Nguyễn Chí Thanh - Thời gian: 1 tháng -
7. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 7.1. Cỡ mẫu - 100 quan sát
7.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Ngành Số sinh Tỉ lệ sinh Cỡ mẫu Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522 viên viên của phỏng khoa/tổn vấn của g sinh mỗi viên toàn khoa trường Quản trị 300 12% 10 kinh doanh Công tác 300 12% 10 xã hội Giới và 200 8% 10 phát triển Luật 200 8% 10 Luật kinh 200 8%12 10 tế Quản trị 300 12% 10 dịch vụ du lịch và lữ hành Tâm lý 185 7,5 % 10 học Truyền 500 20% 10 thông đa phương tiện Công 300 12% 10 nghệ thông tin
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến đề tài, từ đó xây
dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn + Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu các nghiên cứu trước đó về chứng rối loạn lo âu ở sinh viên. Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Nghiên cứu quan điểm và hiểu biết của Nhà trường và phụ huynh về vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên. 8.2.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Sử dụng Thang đo Căng thẳng (DASS21), Thang
đo Zung: Phương pháp này nhằm thu thập được thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải
pháp dựa trên góc nhìn của sinh viên, Nhà trường, phụ huynh. 8.3.
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Được thực hiện chủ yếu để thu thập các thông tin định tính mà khảo sát bằng bảng hỏi
(định lượng) không đáp ứng được, giúp lý giải sâu hơn các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.
Được tiến hành chủ yếu theo kiểu phỏng vấn bán cấu trúc.
9. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9.1.
Xây dựng cơ sở lý luận
Tổng quan các nghiên cứu về “Rối loạn lo âu”: a) Thực trạng
- Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở sinh
viên ngành y khoa Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên” chỉ ra Trầm cảm là 303 sinh viên
(31,4%); Lo âu là 406 sinh viên (42,1%). Trong đó chủ yếu là các mức độ nhẹ và vừa. Tuy
nhiên cũng có một tỷ lệ trầm cảm và lo âu nặng – rất nặng (5,1% và 9,8%).
- Các nghiên cứu dịch tễ ở Việt Nam cho thấy, khoảng từ 18% đến 25% tỷ lệ học
sinh, sinh viên có rối loạn lo âu tùy từng nghiên cứu, công cụ và nhóm khách thể (Đồ Văn
Đoạt, 2018; Trần Thành Nam, 2015; Huỳnh Mai Trang và Mai Hồng Dao, 2018; Nguyễn
Thị Vân, 2017). Điều đáng quan tâm ở đây là áp lực học tập, stress và các hành vi tự hủy
hoại hay chán nản của học sinh cũng như sinh viên Việt Nam đã và đang tồn tại từ rất lâu
(Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Hữu Thụ, 2009; Đồ Văn Đoạt, 2018; Đỗ Thị Lệ Hằng, Lê Thị
Linh Trang và Đinh Thị Hồng Vân, 2020; Hoàng Thị Quỳnh Lan, 2020; Lê Minh Nguyệt,
Ngô Thị Hạnh và Nguyền Phương Linh, 2018; Nguyễn Bá Phu và Nguyền Văn Bắc, 2018;
Nguyễn Hữu Thụ, 2009; Huỳnh Mai Trang và Mai Hồng Dao, 2018), nhưng chưa được
quan tâm một cách xác đáng. Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
- Rối loạn lo âu là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần mắc nhiều nhất ở sinh
viên với khoảng 11,9% sinh viên mắc rối loạn lo âu. Tại Parkistan, nghiên cứu của Inam và
cộng sự năm 2003 trên trên 189 sinh viên y khoa trường đại học Y Ziauddin sử dụng thang
đo Aga Khan University Anxiety and Depression Scale (AKUADS) đã chỉ ra 60% sinh
viên biểu hiện lo âu và trầm cảm. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran, Bayram và cộng
sự thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS 42, cho kết quả 47,1% sinh viên bị lo
âu từ mức độ vừa đến rất nặng. Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shansuddin và cộng
sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Khang
Valley, Malaysia đã cho thấy thực trạng lo âu ở sinh viên Malaysia như sau 34% sinh viên
bị lo âu ở mức vừa, 29% ở mức nặng và rất nặng. Tại Parkistan nghiên cứu năm 2010 của
Tabassum Alvi trên 279 sinh viên y khoa sử dụng thang đo Beck Anxiety Inventory (BAI)
để đo lường mức độ lo âu và cho thấy 47,7% sinh viên biểu hiện lo âu. 19 Ở Ai Cập, năm
2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự sử dụng thiết kế cắt ngang
trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tư và chỉ ra thực trạng lo âu của sinh viên
như sau: 35,7% ở mức bình thường, 34.4% ở mức nhẹ và trung bình, 29,9% ở mức nặng và
rất nặng. Ở Malaysia, nghiên cứu trên 743 sinh viên y khoa tiềm năng của Mohamad Saiful
Bahri Yusoff năm 2013 chỉ ra 54,5% sinh viên biểu hiện lo âu từ mức vừa đến rất nặng.
Maher Fuad Fuad và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 227 sinh viên của trưởng
Universiti Putra Malaysia năm 2014 và cho kết quả 52% sinh viên biểu hiện lo âu.
Biểu của hiện rối loạn lo âu: -
Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường có những suy nghĩ hoặc lo lắng xâm
nhập định kỳ. Họ có thể tránh một số tình huống vì lo lắng. Họ cũng có thể có các triệu
chứng thể chất như đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt hoặc tim đập nhanh. Lo âu không giống
như sợ hãi, nhưng chúng thường được sử dụng thay thế cho nhau. Lo lắng được coi là một
phản ứng tác động lâu dài, hướng đến tương lai, tập trung rộng rãi vào một mối đe dọa lan
tỏa, trong khi sợ hãi là một phản ứng phù hợp, hướng đến hiện tại và tồn tại trong thời gian
ngắn đối với một mối đe dọa cụ thể và có thể xác định rõ ràng. (dựa trên “Bách khoa toàn
thư về Tâm lý học” và “Từ điển Tâm lý học APA”).
Stress, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng mà 100% những người mắc bệnh đều
gặp phải. Những tâm lý này sẽ khiến người bệnh bị dày vò liên tục đến mức kiệt quệ.
Mất khả năng tập trung và đưa ra quyết định: Khi não bộ và hệ thần kinh phải làm
việc một cách quá tải sẽ khiến khả năng tư duy, ghi nhớ của con người trở nên sa sút trầm trọng. Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Khó giữ bình tĩnh và kiểm soát hành vi: Đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất của
chứng rối loạn lo âu. Khi người bệnh trở nên stress, lo âu quá mức sẽ rất khó giữ bình tĩnh
và dễ bị kích động. Những lúc như vậy họ thường đi lại liên tục, nói nhiều hơn nhưng não
bộ lại không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì.
Rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ: Người bệnh như bị ám ảnh bởi một điều gì đó
nhưng lại không rõ nguyên do. Việc sống trong nỗi sợ hãi lâu sẽ khiến tâm lý bị tổn thương
cực kỳ nghiêm trọng. Chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu này nếu người bệnh rơi vào một tình huống cụ thể.
Thay đổi về sức khỏe: tim đập nhanh, hít thở không sâu, thở gấp chân tay có hiện
tượng run rẩy, tê buốt; ra mồ hôi trộm; rối loạn tiêu hóa; rối loạn giấc ngủ; suy nhược cơ thể.
Các loại rối loạn lo âu và triệu chứng, hậu quả:
Rối loạn lo âu lan tỏa: Chứng rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu
toàn thể), sẽ khiến người bệnh trở nên lo lắng với hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống.
Bất kỳ tác động nào đó xuất hiện cũng làm gia tăng sự căng thẳng, sợ hãi và kèm theo đó là
triệu chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ,…
Rối loạn lo âu hoảng loạn: Chứng rối loạn lo âu hoảng loạn sẽ khiến người bệnh
luôn sống trong tình trạng sợ hãi, hoảng loạn kinh hoàng. Những cảm xúc này có lúc thì âm
ỉ nhưng đôi khi lại kéo đến một cách dữ dội, bất chợt mà không cần bất cứ tác động ngoại
lực nào. Người mắc phải hội chứng này sẽ tự cô lập bản thân; không muốn tiếp xúc với
mọi thứ xung quanh nhằm mục đích bảo vệ bản thân. Rối loạn lo âu, buồn chán tiềm ẩn
nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ
Rối loạn stress sau chấn thương: là tình trạng dễ gặp phải với những ai vừa trải qua
một sự kiện kinh hoàng; hay một khoảng thời gian khó khăn nhưng sau đó không thể giải
tỏa được tư duy tiêu cực và giải phóng cơ thể khỏi những ám ảnh đã qua.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chỉ những người
luôn bị ám ảnh với một sự vật hay một sự việc nhất định như: sợ máu, sợ bẩn,… một cách quá độ.
Rối loạn lo âu xã hội: Chứng rối loạn lo âu xã hội có biểu hiện như: sợ đám đông, sợ
người lạ; luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi phải tiếp xúc với những người xa lạ hay
những nơi đông người. Những người mắc hội chứng này sẽ luôn tìm mọi cách để tránh né
dù là đến các sự kiện vui vẻ, thoải mái. Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Rối loạn lo âu phân ly: Hội chứng rối loạn lo âu phân ly thường gặp ở nhiều trẻ em
đang trong các cột mốc phát triển quan trọng nhưng phải trải qua sự phân ly, chia cách từ gia đình, bố mẹ.
Rối loạn lo âu – buồn chán: Người mắc chứng rối loạn lo âu cần được can thiệp điều
trị sớm và nhận được tình yêu và sự quan tâm từ mọi người xung quanh.
b) Yếu tố ảnh hưởng
- Yếu tố tuổi và môi trường: Sinh viên năm đầu có tỷ lệ mắc cao nhất và tỷ lệ này
giảm dần ở những năm sau. Sinh viên nữ mắc trầm cảm nhiều hơn nam (p<0,05) tuy
nhiên lo âu chưa thấy có sự khác biệt giữa 2 giới. Cũng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ
đến sức khỏe tâm thần sinh viên Y khoa, các tác giả Lê Minh Thuận (20..), Nguyễn Minh
Ngọc và cs. (2016), Nguyễn Hữu Minh Trí và cs. (2019), Tung Pham, Linh Bui và cs.
(2019) đều nhận thấy các stress có liên quan chặt chẽ với trầm cảm, lo âu ở sinh viên. Tuy
nhiên, Nguyễn Minh Ngọc và cs. (2016) lại không nhận thấy có sự khác biệt về tỷ lệ các
rối loạn này ở các năm học [2]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa trầm cảm,
lo âu với yếu tố giới tính. Nữ sinh viên y khoa có tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress cao
hơn nam. Xem xét các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Nishan Babu
Pokhrel, Ramesh Khadayat (2020); Dakshitha P. Wickramasinghe và cs. (2019) cũng nhận
thấy trầm cảm, lo âu ở sinh viên y khoa có liên quan đến các stress tâm lý như điều kiện
sống trong các nhà trọ, ít hoạt động thể thao. Sinh viên năm thứ nhất tỷ lệ bị bệnh cao hơn rõ rệt [8,10]
- Các yếu tố tâm lý: Lòng tự trọng, sự tự tin, các loại tính cách và sự cô đơn có thể liên
quan đến SAD ở sinh viên đại học. Những học sinh có lòng tự trọng thấp hơn dễ bị lo lắng
và trầm cảm hơn [22]. Ngoài ra, những sinh viên có chứng loạn thần kinh cao và tính
hướng ngoại thấp trong kho nhân cách năm yếu tố [23] có nhiều khả năng phát triển SAD
trong những năm đại học [24]. Các yếu tố tâm lý khác như cảm giác cô đơn đóng vai trò
quan trọng trong việc gia tăng các yếu tố nguy cơ mắc SAD [24]. Rời xa gia đình và bắt
đầu cuộc sống tự lập có thể đặt ra những thách thức cho sinh viên mới hơn như sự cô đơn
cho đến khi họ thích nghi với cuộc sống đại học và mở rộng mạng lưới xã hội. Thật vậy,
Kawase et al. [24] cho thấy những sinh viên sống ở các thành phố khác với quê hương của
họ vì mục đích học tập có nhiều khả năng phát triển chứng lo âu và trầm cảm.
- Các yếu tố học thuật: Nhiều yếu tố gây căng thẳng học tập liên quan đến trường đại
học có thể dẫn đến SAD ở sinh viên. Một trong những yếu tố này hiện diện mạnh mẽ trong Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
nhiều nghiên cứu được đánh giá trong tổng quan này là chủ đề của bằng cấp. Sinh viên y
khoa, điều dưỡng và sinh viên liên quan đến sức khỏe có tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn
so với các sinh viên không học y khoa [24],[27]–[28]. Sinh viên y khoa và điều dưỡng,
những người vừa có nhiệm vụ lý thuyết vừa làm công việc liên quan đến bệnh nhân,
thường có khối lượng công việc cao nhất trong số các sinh viên đại học, do đó phải đối mặt
với lo lắng và trầm cảm nhiều hơn [27], [29]. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành tâm lý học
và triết học, tương tự như sinh viên điều dưỡng và y khoa, có nhiều khả năng bị trầm cảm
trong quá trình học tập hơn so với những sinh viên khác [24]. Những nghiên cứu này
không xác định liệu những sinh viên có tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn có nhiều khả
năng chọn một số môn học nhất định như triết học, tâm lý học hoặc các môn học dẫn đến
vai trò chăm sóc như y tá và y học hay không. Do tính chất công việc của họ, sinh viên y
khoa và điều dưỡng phải đối mặt với sức khỏe của mọi người có thể bị trầm cảm và lo lắng
do sợ mắc sai lầm có thể gây hại cho bệnh nhân [27]. Sinh viên có các thành phần thực tế
trong bằng cấp của họ được yêu cầu đi đến những nơi xa lạ để nghiên cứu thực địa và trải
nghiệm làm việc, điều này có thể khiến họ thêm căng thẳng và lo lắng [27]
- Yếu tố sinh học: Sức khỏe tinh thần có thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất của
mỗi người. Sự hiện diện của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc một bệnh mãn tính trước
khi vào trường đại học có thể là một yếu tố dự báo mắc SAD trong những năm đại học
[31],[33]. Sinh viên khuyết tật về thể chất và tinh thần có thể ở vị trí bất lợi hơn và không
tham gia đầy đủ vào cuộc sống đại học dẫn đến hình thành SAD [33].
- Các yếu tố về lối sống: Việc rời xa gia đình và bắt đầu một cuộc sống mới đòi hỏi sự
linh hoạt và thích ứng để thích nghi với lối sống mới. Khi hầu hết sinh viên đại học rời
khỏi môi trường gia đình và bước vào một cuộc sống mới với bạn bè, bạn bè và bạn cùng
lớp, hành vi và lối sống của họ cũng thay đổi. Nhiều yếu tố lối sống như uống rượu, hút
thuốc lá, thói quen ăn kiêng, tập thể dục và lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến SAD.
Học sinh bị SAD tiêu thụ nhiều rượu [28]; Tuy nhiên, một mối quan hệ nhân quả đã không
được thiết lập trong nghiên cứu này.
Xây dựng các khái niệm công cụ:
a) Rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu tổng quát (General Anxiety Disorder – GAD) được định nghĩa là lo lắng
và căng thẳng quá mức, trong hầu hết các ngày, trong ít nhất sáu tháng, cùng với các triệu
chứng và dấu hiệu sau: tăng căng thẳng vận động (mệt mỏi, run rẩy, bồn chồn, căng cơ);
tăng động tự chủ (thở dốc, nhịp tim nhanh, khô miệng, tay lạnh và chóng mặt) nhưng Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
không lên cơn hoảng loạn; và tăng cường cảnh giác và quan sát (cảm giác bị khóa, tăng
giật mình, suy giảm khả năng tập trung). Việc đánh giá tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc chứng rối
loạn lo âu tổng quát là một vấn đề. Có tỷ lệ cao mắc kèm với các rối loạn lo âu và rối loạn
trầm cảm khác. Hơn nữa, độ tin cậy của các biện pháp được sử dụng trong các nghiên cứu
dịch tễ học là không đạt yêu cầu. Một nghiên cứu của Mỹ sử dụng các tiêu chí của Cẩm
nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ ba, đã sửa đổi (DSM-III-R),
đã ước tính rằng cứ 20 người thì có một người sẽ phát triển chứng rối loạn lo âu lan tỏa vào
một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.(Christopher Gale, bác sĩ tâm thần
(c.gale@auckland.ac.nz), Mark Oakley-Browne, phó giáo sư – 2000).
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra chẩn đoán rối loạn lo âu tổng quát
(GAD) cách đây 2 thập kỷ trong DSM-III. 4 Trước đó, GAD được coi là một trong hai
thành phần cốt lõi của chứng rối loạn thần kinh lo âu , thành phần còn lại là hoảng sợ. 3
Việc thừa nhận rằng GAD và hoảng loạn, mặc dù thường xảy ra cùng nhau, đủ khác biệt để
được coi là các rối loạn độc lập dẫn đến sự tách biệt của chúng trong DSM-III.
Định nghĩa DSM-III về GAD đòi hỏi sự lo lắng hoặc lo lắng không thể kiểm soát và lan
tỏa (tức là không tập trung vào một vấn đề chính trong cuộc sống) hoặc lo lắng quá mức
hoặc không thực tế liên quan đến hoàn cảnh cuộc sống khách quan và kéo dài trong 1 tháng
hoặc lâu hơn. Một số triệu chứng tâm sinh lý liên quan cũng được yêu cầu xảy ra với sự lo
lắng hoặc lo lắng để chẩn đoán GAD. Các nghiên cứu lâm sàng ban đầu đánh giá DSM-III
theo định nghĩa này trong các mẫu lâm sàng cho thấy rối loạn này hiếm khi xảy ra khi
không có một số bệnh lo âu hoặc rối loạn tâm trạng đi kèm khác. Bệnh đi kèm của GAD và
trầm cảm nặng đặc biệt mạnh 16 , 17 và khiến một số nhà bình luận cho rằng GAD tốt hơn
nên được khái niệm hóa như một tiền triệu ., dấu hiệu còn lại hoặc mức độ nghiêm trọng
hơn là một rối loạn độc lập. 19 , 22 , 46 Tỷ lệ mắc GAD kèm theo các rối loạn khác giảm
khi thời gian mắc GAD tăng lên. 18 Dựa trên phát hiện này, ủy ban DSM-III-R về GAD đã
khuyến nghị rằng yêu cầu về thời gian điều trị rối loạn tăng lên 6 tháng. Thay đổi này đã
được thực hiện trong phiên bản cuối cùng của DSM-III-R. 5 Những thay đổi bổ sung trong
định nghĩa về lo lắng quá mức và số lượng các triệu chứng tâm sinh lý liên quan cần thiết
đã được thực hiện trong DSM-IV.
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán này đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc tích
lũy dữ liệu về dịch tễ học của GAD. Tuy nhiên, dữ liệu như vậy đã có sẵn trong thập kỷ
qua. Như được mô tả chi tiết hơn ở phần sau, những dữ liệu mới này thách thức quan điểm Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
rằng GAD nên được khái niệm hóa như một dấu hiệu tiền triệu, di chứng hoặc mức độ
nghiêm trọng của các rối loạn khác. Thay vào đó, dữ liệu cho thấy GAD là một chứng rối
loạn phổ biến, mặc dù thường mắc kèm với các chứng rối loạn tâm thần khác, nhưng
không có tỷ lệ mắc bệnh kèm theo cao hơn so với hầu hết các chứng rối loạn lo âu hoặc
tâm trạng khác. Dữ liệu mới cũng thách thức tính hợp lệ của các quyết định ngưỡng được
thể hiện trong DSM-IV. 6. Bài viết này bắt đầu bằng cách xem xét kết quả từ những nghiên
cứu này về mức độ phổ biến, diễn biến và tính đặc hiệu của triệu chứng của GAD. Sau đó,
các tác giả xem xét các vấn đề quan trọng về bệnh đi kèm và suy giảm chức năng. Phần
cuối cùng của bài viết thảo luận về bằng chứng dịch tễ học về các mô hình tìm kiếm sự trợ giúp cho GAD. b) Sinh viên:
Định nghĩa: Theo từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của một
cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp” [7, tr.343]. Theo Nguyễn Thạc và Phạm
Thành Nghị: “Sinh viên đại học là những thanh niên thuộc thời kì tiếp sau” [13,
tr.37-44]. Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kì chuyển tiếp và sinh viên đại
học thuộc thời kì chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan niệm của nhà tâm lý học
người Mĩ Niky Hayes khi cho rằng “thời thanh niên như một thời kì chuyển tiếp vai
trò càng tăng, đến lượt dẫn đến sự thay đổi nhân cách” [6, tr.803].
Một số đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên: Tuổi sinh viên là thời kỳ đạt được sự
trưởng thành về mặt thể chất. Thông thường đây là giai đoạn hoàn tất quá trình thay
da đổi thịt của tuổi thiếu niên đạt tới sự chín muồi về mặt sinh lý. Có thể nói đây là
thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về các chỉ số của cơ thể. Sự phát triển của hệ thống
thần kinh, cấu trúc các tế bào của đại não cũng có đặc điểm như cấu trúc tế bào não
của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác
nhau của vỏ não hoàn thiện. Đó chính là tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa quá
trình nhận thức. Sự tự ý thức của sinh viên cũng ở mức độ cao giúp người sinh viên
có thể điều chỉnh hành vi và hoàn thiện nhân cách của mình. Sự tự ý thức của sinh
viên xuất phát từ sự đánh giá và khả năng đánh giá về các mặt của đời sống xã hội.
Đặc điểm nhận thức của sinh viên: Sinh viên là nhóm xã hội trẻ tuổi, trong quá
trình xã hội hóa, chuẩn bị kiến thức, năng lực để trở thành những người chuyên gia
phát triển toàn diện, có tầm hiểu biết khoa học rộng, sáng tạo, có trình độ nghiệp vụ
cao. Sinh viên có cuộc sống lao động trí óc căng thẳng cùng với sự tăng lên về tri
thức, hoạt động nhận thức của sinh viên được phát triển. Hoạt động nhận thức của Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
sinh viên có những đặc điểm khác hẳn lứa tuổi học sinh về sự phát triển về tính chọn
lọc và tính độc lập sáng tạo. Điều đó thể hiện ở quá trình tiếp thu ghi nhớ tri thức, có
khả năng tự học, tự nghiên cứu (hoạt động học tập và hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên). Sinh viên có khả năng tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề nhiều
chiều hướng khác nhau, sinh viên có khả năng suy đoán, khả năng ứng dụng những
nhận thức cơ bản mình nắm được vào những tình huống muôn hình vạn trạng của
cuộc sống một cách linh hoạt. Sinh viên phát triển tư duy sáng tạo nhạy cảm với cái
mới, với những điều tiến bộ và hoài nghi khoa học. Vốn kinh nghiệm của sinh viên
tương đối phong phú. Trình độ nhận thức của sinh viên có sự biến đổi về số lượng,
chất lượng bắt đầu có sự vận dụng những hiểu biết của mình vào giải quyết các lĩnh
vực khác nhau. Tư duy lý luận của sinh viên diễn ra trên cơ sở phân tích tổng hợp,
khái quát hóa, phán đoán, suy lý trước khi đi đến kết luận. Tư duy của sinh viên
luôn thể hiện khả năng phê phán, trước thực tế cuộc sống của sinh viên có khả năng
sử dụng tư duy của mình để nhận diện và đưa ra những đánh giá riêng của bản thân
dựa trên những kiến thức đã học, những tri thức đã biết. Trí nhớ có lựa chọn phát
triển, sức tập trung chú ý, khả năng chú ý lớn và sinh viên có khả năng chú ý tương
đối bền vững và lâu dài. Từ đặc điểm nhận thức của sinh viên cho thấy, các trường
đại học cần nâng cao nhận thức của sinh viên, kích thích tư duy và tưởng tượng sáng
tạo của sinh viên, phát triển khả năng tư duy khái quát, trừu tượng qua các khái
niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất định. Hoạt động nhận thức của sinh viên
là một quá trình lao động trí óc. Quá trình nhận thức của sinh viên phụ thuộc vào
tính chất phức tạp của nhiệm vụ, trình độ tri thức, động cơ, tâm thế, sự tự ý thức và
kỹ năng của sinh viên. Vì vậy, nhà trường có nhiệm vụ tạo ra mục đích, định hướng,
động cơ, môi trường, phương tiện cho sinh viên phát huy tính độc lập và khả năng
tích cực nhận thức. Trong những năm gần đây, sinh viên ngày càng năng động và
tích cực trong quá trình rèn luyện các em không chỉ bó hẹp trong học đường mà có
xu hướng vươn ra chiếm lĩnh tự khẳng định mình trong môi trường xã hội và thực
tiễn cuộc sống. Như vậy, hoạt động nhận thức tích cực chủ động sáng tạo của sinh
viên là phương tiện tốt nhất cho họ chiếm lĩnh hoạt động nghề nghiệp tương lai hình
thành những phẩm chất tri thức nghề nghiệp cần thiết
c) Rối loạn lo âu ở sinh viên:
Các nguy cơ dễ dẫn đến rối loạn lo âu ở sinh viên: - Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Lần đầu tiên sống xa nhà (và có lẽ cảm thấy nhớ nhà ), quản lý lịch học và bài tập
khó khăn, áp lực xã hội gia tăng, thói quen tự chăm sóc bản thân độc lập, áp lực phải
tự mình thành công và trách nhiệm tài chính là tất cả những yếu tố gây căng thẳng
khiến sinh viên đại học dễ bị lo lắng và kiệt sức hơn .
Nếu một sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với một hoặc nhiều khía cạnh
của cuộc sống đại học, họ có thể cảm thấy thất vọng và trải qua những suy nghĩ lo
lắng. Những suy nghĩ này thường bao gồm tự nói chuyện tiêu cực, nghi ngờ bản
thân, lo lắng, chu kỳ ám ảnh về các kết quả khác nhau và nhiều suy nghĩ tự phê bình
khác. Khi những suy nghĩ này tiếp tục leo thang, có khả năng học sinh sẽ bắt đầu trở
nên lo lắng hơn và có thể tự cô lập mình để tránh bị lộ.
Ngoài ra, sinh viên và dân số trẻ có thể cảm thấy lo lắng hơn do biến đổi khí hậu ,
các sự kiện chính trị hoặc tình trạng bất ổn chủng tộc gần đây. Sự không chắc chắn
về tương lai thường có thể dẫn đến sự lo lắng gia tăng.
Ngay cả khi học sinh biết rằng nhiều bạn cùng trang lứa cũng đang phải đối mặt với
căng thẳng ở trường học , trải nghiệm cá nhân với chứng lo âu có thể khiến các em
cảm thấy bị cô lập và cô đơn do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, đặc biệt
nếu đây là lần đầu tiên. Bạn nên nói chuyện với ai đó nếu lo lắng đang ảnh hưởng đến bạn.
Biểu hiện của rối loạn lo âu ở sinh viên đại học: -
Rối loạn lo âu ở sinh viên đại học không chỉ là cảm giác hồi hộp hay lo lắng. Các triệu
chứng có thể xuất hiện trong thời gian này có xu hướng làm suy nhược và nếu không có
các biện pháp can thiệp phù hợp có thể ảnh hưởng lâu dài đến học sinh, thậm chí sau những năm học đại học.
Một số dấu hiệu lo lắng cần chú ý bao gồm: 2
Căng thẳng hoặc khó chịu
Không có khả năng duy trì sự tập trung
Lo lắng không kiểm soát
Rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ
Thiếu lớp học hoặc bài tập Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Cô lập khỏi gia đình, bạn bè và bạn cùng lớp
Thay đổi thói quen ăn uống
Chu kỳ của những suy nghĩ tiêu cực
Rối loạn lo âu so với phản ứng căng thẳng bình thường
Căng thẳng là một phần của cuộc sống và mọi người đôi khi phải vật lộn với những lo lắng
và hồi hộp. Tuy nhiên, khi các phản ứng đối với căng thẳng bắt đầu lấn át hoạt động bình
thường, đó là lúc căng thẳng có thể biến thành rối loạn lo âu .
Các loại rối loạn lo âu cụ thể thường gặp ở sinh viên đại học
Biểu hiện của các triệu chứng ở sinh viên đại học có thể khác nhau rất nhiều vì mọi người
đều bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng liên quan đến những trải nghiệm độc đáo của riêng họ. Có
nhiều loại lo lắng phổ biến, nhưng không được chẩn đoán là rối loạn riêng biệt.
Sau đây là một số loại lo lắng cụ thể và các triệu chứng tương ứng xác định từng loại:
Rối loạn lo âu dự đoán: Lo lắng dự đoán được đặc trưng bởi sự lo lắng và hoảng sợ gia
tăng về các sự kiện dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai, chẳng hạn như kỳ thi sắp tới hoặc cuộc gặp với giáo sư.
Rối loạn lo âu chia ly: Nỗi lo lắng về sự chia ly có thể khiến học sinh cảm thấy cô đơn
hoặc bị cô lập, thiếu đi những mối quan hệ quen thuộc, thân thiết của mình . Nó có thể kìm
hãm sự phát triển và phát triển xã hội của cộng đồng ở học sinh. Khi học sinh không sẵn
sàng tham gia vào các hoạt động trong khuôn viên trường với các bạn cùng trang lứa,
chúng sẽ trở nên cô lập hơn và do đó cảm thấy tác động của sự xa cách thậm chí còn lớn hơn.
Rối loạn lo âu thi cử: Lo lắng khi thi có thể có cả biểu hiện về thể chất và tinh thần như
tim đập nhanh và không thể tập trung, thường dẫn đến cảm giác hoảng loạn hoặc sợ hãi quá
mức, ngay cả khi cá nhân đã chuẩn bị đầy đủ cho kỳ thi.
Rối loạn lo âu sợ xã hội: Lo lắng xã hội là một nỗi sợ hãi hoặc lo lắng mãnh liệt về các
tình huống xã hội. Trong những năm học đại học, có thêm áp lực phải tham gia vào các
tình huống xã hội liên quan đến các khóa học giáo dục và bên ngoài học viện. Áp lực của
bạn bè tăng cao trong thời gian này và tạo ra thêm áp lực liên quan đến việc thử nghiệm với
ma túy, rượu, tình dục và sự thiếu trung thực trong học tập. 3 Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Từ việc tổng quan tài liệu, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu cho các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng bạo lực tinh thần như sau:
CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN VỀ CHỨNG RỐI LOẠN LO ÂU Ở SINH VIÊN
Lý thuyết tâm động học ban đầu là một lý thuyết về nhân cách được tạo ra bởi Sigmund
Freud. Nó đã phát triển đáng kể trong những năm qua, và nhiều nhà lý thuyết đã đóng góp
cho nó. Freud tin rằng hành vi của con người có thể được giải thích bằng các quá trình nội
tâm và mô hình giữa các cá nhân bên ngoài nhận thức có ý thức của một người và dựa trên
kinh nghiệm thời thơ ấu của họ. Một định nghĩa chung của lý thuyết tâm động học là các
lực bên ngoài nhận thức của một người giải thích lý do tại sao họ hành xử theo một cách Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
nhất định. Ngày nay, lý thuyết tâm động học không phải là một lý thuyết thống nhất. Thay
vào đó, có nhiều lý thuyết liên quan về sự phát triển và nhân cách của con người. Những lý
thuyết khác nhau này có nhiều quy trình điều trị khác nhau, một số được sử dụng bởi nhân
viên xã hội và các bác sĩ lâm sàng khác, như liệu pháp nói chuyện, phân tích giấc mơ, liên
kết tự do và chuyển giao.
Thuyết hành vi: Lý thuyết hành vi tìm cách giải thích hành vi của con người bằng cách
phân tích các tiền đề và hậu quả hiện diện trong môi trường của cá nhân và các mối liên hệ
đã học được mà người đó có được thông qua kinh nghiệm trước đây. Mục nhập này mô tả
các truyền thống khác nhau trong quan điểm hành vi (điều hòa cổ điển, điều hòa hoạt động,
lý thuyết hành vi qua trung gian nhận thức và chủ nghĩa ngữ cảnh chức năng) và các ứng
dụng lâm sàng bắt nguồn từ chúng. Những lời chỉ trích phổ biến được thảo luận dựa trên sự
phát triển không ngừng của lý thuyết hành vi và sự phù hợp của các nguyên lý của nó với
lĩnh vực công tác xã hội.
Thuyết nhận thức (Cognitive theory):Các lý thuyết nhận thức nhấn mạnh quá trình sáng
tạo và con người: quá trình, nhấn mạnh vai trò của các cơ chế nhận thức làm cơ sở cho tư
duy sáng tạo; và con người, trong việc xem xét sự khác biệt cá nhân trong các cơ chế như
vậy. Một số lý thuyết nhận thức tập trung vào năng lực phổ quát, như sự chú ý hoặc trí nhớ;
những người khác nhấn mạnh sự khác biệt cá nhân, giống như những khác biệt được lập
chỉ mục bởi các nhiệm vụ tư duy khác nhau ; một số tập trung vào hoạt động có ý thức;
những người khác, trên các quá trình có ý thức, tiềm ẩn hoặc không chủ ý. Một lý thuyết
nhận thức cổ điển của Sarnoff A. Mednick lập luận rằng những hiểu biết sáng tạo có thể là
kết quả của các quá trình liên kết trong trí nhớ. Theo quan điểm này, các ý tưởng được xâu
chuỗi lại với nhau, hết cái này đến cái khác, và những cộng sự ở xa hơn có xu hướng độc
đáo hơn. Quan điểm này lập luận rằng những cá nhân sáng tạo hơn có xu hướng có hệ
thống phân cấp phẳng hơn so với những cá nhân kém sáng tạo hơn; nói cách khác, những
người sáng tạo hơn có nhiều cộng sự tương đối mạnh mẽ hơn cho một khái niệm nhất định,
thay vì chỉ một vài người. Điều này được cho là cung cấp phạm vi lớn hơn cho việc kích
hoạt đồng thời các biểu diễn ở xa, mà nhiều người tin là động cơ quan trọng của tư duy
sáng tạo. Tương tự như vậy, một lý thuyết nhận thức khác tập trung vào cách các khái niệm
được kết hợp để tạo ra tính mới. Nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp khái niệm - mang hai
nhóm thông tin khác nhau lại với nhau - thường liên quan đến ý tưởng sáng tạo, rằng
những hiểu biết ban đầu có nhiều khả năng hơn khi hai đặc điểm khác nhau được kết hợp
với nhau và mối liên hệ giữa các khái niệm này chỉ có thể được nhìn thấy ở cấp độ rất cao Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
của trừu tượng. Kiểu suy nghĩ này được gọi là logic ẩn dụ, ý tưởng cho rằng thứ gì đó như
'thời tiết giận dữ' chỉ có thể hiểu được theo cách không theo nghĩa đen. Những quy trình
như vậy có thể gợi ý những lựa chọn thay thế sáng tạo cho những dòng suy nghĩ đã lỗi thời.
Thuyết thần kinh học (Neurobiological theory): Các nhà sinh học thần kinh phỏng
đoán thông tin cảm giác và vận động bằng cách ghi lại các xung của các sợi trục tế bào
thần kinh cực nhỏ. Họ suy luận ý nghĩa bằng cách ghi lại các trường trung bình cục bộ
được tạo ra bởi các đuôi gai của nơ-ron tạo thành các quần thể trung mô và vĩ mô tương tác.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHỨNG RỐI LOẠN LO ÂU Ở SINH VIÊN
Đối với nhà trường: -
Do tỷ lệ mắc bệnh cao, một số các trường Đại học hiện nay đều có các dịch vụ chuyên biệt, thuận tiện
cho việc tiếp cận và thường có chi phí thấp hoặc miễn phí cho sinh viên. Các cố vấn sức khỏe tâm thần
tại trường được chuẩn bị tốt để điều trị chứng lo âu và họ cũng có thể giới thiệu sinh viên đến trung tâm
y tế để đánh giá thuốc nếu được chỉ định. Một số cách cụ thể mà sự lo lắng được điều trị là:
Trị liệu: Trong trị liệu, bạn sẽ khám phá những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt và phát
triển một kế hoạch giúp bạn học cách đối phó với các triệu chứng lo âu cụ thể của mình một
cách lành mạnh. Một số kỹ thuật trị liệu để điều trị chứng lo âu bao gồm liệu pháp hành vi nhận
thức và liệu pháp tiếp xúc.
Thuốc: Thuốc đôi khi được sử dụng để điều trị chứng lo âu và ngăn ngừa các triệu chứng
nghiêm trọng. Bác sĩ y khoa hoặc bác sĩ tâm thần có thể hoàn thành việc đánh giá và xác định
xem liệu thuốc có được sử dụng trong kế hoạch điều trị của bạn hay không.
Tập thể dục: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc tham gia tập thể dục nhịp điệu thường
xuyên đã được chứng minh là làm giảm mức độ căng thẳng tổng thể, nâng cao và ổn định tâm
trạng, cải thiện giấc ngủ và cải thiện lòng tự trọng. Khoảng năm phút tập thể dục nhịp điệu có
thể bắt đầu kích thích tác dụng chống lo âu. 5
Các biện pháp tự nhiên: Các biện pháp tự nhiên cho chứng lo âu, như yoga , thiền , thực hành
chánh niệm , dinh dưỡng tốt, các nhóm hỗ trợ và tâm linh đều có thể hỗ trợ điều trị chứng lo âu.
Cách nhận trợ giúp Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Các trung tâm tư vấn trong khuôn viên trường là bước đầu tiên tuyệt vời, vì chúng sẵn sàng cung cấp
các đánh giá, điều trị và giới thiệu cho các nhu cầu về sức khỏe tâm thần của cộng đồng đại học. Liên
hệ với trung tâm tư vấn để sắp xếp một cuộc hẹn đánh giá để giúp xác định một quá trình điều trị. Nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ có thể thảo luận về các nhu cầu của bạn và làm việc
với bạn để xây dựng một kế hoạch điều trị cụ thể nhằm giải quyết các triệu chứng lo âu và nó ảnh
hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào.
Tài nguyên nào tại trường đại học có thể trợ giúp?
Các trường đại học được trang bị nhiều nguồn lực để hỗ trợ các nhu cầu về sức khỏe tâm thần của
bạn. Làm quen với các dịch vụ có sẵn tại trường học của bạn là đặc biệt quan trọng. Các loại dịch vụ hỗ
trợ được tìm thấy trong khuôn viên trường đại học thường giống nhau, tuy nhiên tên gọi của chúng và
các dịch vụ chính xác được cung cấp có thể khác nhau.
Các nguồn hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong khuôn viên trường đại học thường bao gồm:
Trung tâm tư vấn tại trường: Các dịch vụ trị liệu, giới thiệu cộng đồng, đánh giá trực tuyến,
lập chương trình nhóm, và các dịch vụ tiếp cận và giáo dục sức khỏe tâm thần.
Trung tâm Y tế và Sức khỏe: Chăm sóc ngoại trú, dịch vụ chăm sóc chính, giáo dục sức khỏe
và các chương trình chăm sóc sức khỏe.
Nhóm hỗ trợ học sinh: Thường được điều hành bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Ở nhiều
trường, các nhóm hỗ trợ có sẵn cả trực tiếp và trực tuyến.
Cảnh sát cơ sở: Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh và tuân thủ luật pháp. Cảnh sát được đào
tạo để ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần khi chúng phát sinh.
Đối với phụ huynh: -
Khi con bạn đang vật lộn với sự lo lắng, điều quan trọng cần nhớ là chúng sẽ cần hỗ trợ để giúp vượt qua nó.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp con bạn ở độ tuổi đại học mà không cần cho phép chúng:
Nói chuyện với con bạn về sự lo lắng của chúng
Cung cấp một không gian an toàn để lắng nghe những mối quan tâm của họ Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Giúp học sinh của bạn nhớ lại những lần chúng có thể đạt được mục tiêu của mình mặc dù cảm thấy lo lắng
Kết nối học sinh của bạn với các nguồn lực và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại địa phương
Đối với sinh viên: -
Một số chiến lược hữu ích để đảm bảo rằng bạn đang giải quyết sự lo lắng của mình và đảm bảo không
làm trầm trọng thêm các triệu chứng có thể bao gồm:
Ăn các bữa ăn cân bằng
Tập thể dục thường xuyên
Học cách quản lý căng thẳng tốt hơn Ngủ đủ giấc
Học các bài tập thở và kỹ thuật tiếp đất
Làm việc với một nhà trị liệu sử dụng phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng cho sự lo lắng
Kết nối với những người hiểu những gì bạn đang trải qua
Tìm hiểu về sự lo lắng của bạn—tìm sách, bài báo, blog từ các chuyên gia trong lĩnh vực
này. Đặt tên cho các triệu chứng của bạn và dành thời gian để hiểu những suy nghĩ và phản ứng
của bạn sẽ làm giảm sức mạnh mà chúng có đối với bạn. Nếu đó là sự lo lắng khi thi, hãy tìm
những cách tốt hơn để cảm thấy chuẩn bị sẵn sàng . Những gì để tránh:
Cố gắng giữ nó trong và giữ nó cho riêng mình
Sử dụng rượu hoặc ma túy để đối phó với sự lo lắng
Nói với bản thân để "vượt qua nó" hoặc giảm thiểu tác động
Bỏ qua các phản ứng thể chất đối với sự lo lắng
10. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT Các nội dung, công việc Thời gian (bắt Sản phẩm Người thực hiện Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
thực hiện chủ yếu đầu - kết thúc) 1
Xây dựng thuyết minh đề tài 30/4 – 26/5/2023 Thuyết minh đề Chủ nhiệm đề tài: tài Phạm Minh Ngọc 2
Xây dựng cơ sở lý luận 26/5 – 30/5/2023 Các tài liệu, bản Chủ nhiệm đề tài: dịch,.. Phạm Minh Ngọc 3 Thiết kế Bộ công cụ 1/7 – 15/7/2023
Bộ công cụ hoàn Chủ nhiệm đề tài: thiện (bảng hỏi, Phạm Minh Ngọc mẫu phỏng vẫn sâu) 4 Khảo sát thực tiễn 16/7 – 16/8/2023 Các phiếu khảo Chủ nhiệm đề tài: sát có đầy đủ Phạm Minh Ngọc thông tin 5
Xử lý kết quả khảo sát 17/8 – 20/8/2023 Phiếu đã làm Chủ nhiệm đề tài: sạch và được Phạm Minh Ngọc nhập thành dữ liệu 6
Viết báo cáo tổng hợp kết quả 21/8 – 22/8/2023 Báo cáo hoàn Chủ nhiệm đề tài: nghiên cứu đề tài thiện Phạm Minh Ngọc 7 Nghiệm thu đề tài 23/8 – 30/8/2023 Báo cáo chính, Chủ nhiệm đề tài: Báo cáo tóm tắt Phạm Minh Ngọc Hà Nội – 2023
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com)