Tiểu luận Công pháp quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận Công pháp quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
----- -----
TIỂU LUẬN
Môn học: Công pháp quốc tế
Giảng viên: T.S Trần Hữu Duy Minh
Tên sinh viên: Lê Đông Sơn
Lớp/ khoá: LQT48A4
Mã sinh viên: LQT48A4-0513
Hà Nội, ngày 08/04/2022
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
1/8
1.Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên quyết để một thực thể được xem là
quốc gia
Trong luật quốc tế, có hai học thuyết về giá trị pháp lí của công nhận quốc gia là
thuyết cấu thành(constitutive theory) và thuyết tuyên bố(declaratative theory).
Công nhận quốc gia là việc chấp nhận một thực tế nào đó có tư cách quốc gia. Căn
cứ theo thuyết cấu thành thì nhận định Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên
quyết để một thực thể được xem là quốc gia là đúng. Theo thuyết cấu thành, công
nhận là yếu tố cấu thành nên một quốc gia. Một thực thể chỉ có tư cách quốc gia
khi được các quốc gia tồn tại khác công nhận. Trong khi đó, thuyết tuyên bố có
quan điểm ngược lại, một thực thể đã thỏa mãn các điều kiện thực chất của một
quốc gia thì thực thể đó là một quốc gia trong luật quốc tế. Cũng như trong Công
ước Montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1933 đã chỉ ra thành
tố để cấu thành nên gia đó là lãnh thổ xác định, dân cư ổn định, chính quyền và khả
năng tham gia vào quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, theo thuyết tuyên bố, công nhận
là một hành vi chính trị, không có giá trị pháp lý ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc
gia đó.Vậy nên, theo thuyết tuyên bố thì Kosovo có tư cách quốc gia khi đáp ứng
đủ điều kiện cấu thành một quốc gia.
Như vậy nhận định: Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên quyết để một thực
thể được xem là quốc gia là vừa đúng vừa sai.
2.Luật quốc tế nghiêm cấm hoàn toàn tất cả trường hợp sử dụng vũ lực
Luật quốc tế có quy định nghiêm cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực nhưng
không nghiêm cấm hoàn toàn tất cả các trường hợp sử dụng vũ lực.Qua đó sẽ có
hai vấn đề pháp lý cần được bàn tới trong nhận định trên.
Điều thứ nhất, Luật pháp quốc tế có nghiêm cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng (
non-use of force principle). Nguyên tắc này được quy định trong các điều ước quốc
tế đa phương quan trọng. Đầu tiên là trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (The
Charter of the United Nations), nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 Khoản
4 : “Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế, không được
đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc
lập chính trị của bất kì quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù
mục đích của Liên Hợp Quốc.” (“All Members shall refrain in their international
relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political
independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
2/8
of the United Nations). Theo đó việc một hoặc nhiều chủ thể sử dụng các loại vũ
lực sức mạnh khống chế, đe dọa, tấn công... trái pháp luật quốc tế với các chủ thể
khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Điều thứ hai, Luật pháp quốc tế không nghiêm cấm hoàn toàn các trường hợp
sử dụng vũ lực vẫn có ngoại lệ. Các quốc gia vẫn được sử dụng vũ lực ít nhất trong
hai trường hợp. Thứ nhất, việc sử dụng vũ lực vì tự vệ chống lại một cuộc tấn công
vũ trang là được phép( quyền tự về) theo điều 51: “Không có một điều khoản nào
trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính
đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi
Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hòa
bình an ninh quốc tế”.Thứ hai, các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng
Bảo an cho phép theo thẩm quyền của cơ quan này quy định tại của Điều 37 và 42
Chương VII trao quyền cho Hội đồng Bảo An quyền sử dụng vũ lực và xác định
biện pháp vũ lực sẽ được sử dụng.
Như vậy nhận định: Luật pháp quốc tế nghiêm cấm hoàn toàn tất cả các trường
hợp sử dụng vũ lực là sai.
3.Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là
một nguyên tắc tập quán quốc tế.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 tập quán quốc tế quy định ngắn gọn về tập quán
quốc tế và dựa theo đó là cách xác định một quy định tập quán quốc tế: “Tập quán
quốc tế, như là bằng chứng về một thực tiễn chung được chấp nhận như luật”. Suy
ra, một quy định tập quán cần thỏa mãn hai yếu tố: thực tiễn chung và được chấp
nhận như luật. Về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
gia khác, nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên Hợp
Quốc: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp
vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia
nào”.Cùng với đó, năm 1965 chính thức có Nghị quyết với tuyên bố: “Tuyên bố
cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền các quốc gia.”
Theo đó, tại Tòa ICJ trong vụ Nicaragua v Mỹ, “Các nguyên tắc như cấm sử
dụng vũ lực, cấm can thiệp, và tự do hàng hải, tiếp tục có hiệu lực ràng buộc như
quy phạm tập quán quốc tế, bất kể việc áp dụng các điều ước mà trong đó, các
nguyên tắc được ghi nhận”.Đồng thời một quy định tập quán cần thỏa mãn hai yếu
tố: thực tiễn chung và được chấp nhận như luật được thể hiện rõ tại nguyên tắc
này. Thực tiễn nguyên tắc này cũng được thể hiện ở một số trường hợp như: Tuyên
bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đun, Hiệp định
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
3/8
Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam... Và nguyên tắc này được đưa vào Luật quốc tế,
tức là được chấp nhận như luật.
Như vậy, nhận định: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia khác là một nguyên tắc tập quán quốc tế là đúng.
4.Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó
Văn bản điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận những thỏa thuận quốc tế giữa
các quốc gia, nhằm phát sinh hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của các quốc gia mà
không dựa vào công ước, hiệp ước. Điều ước quốc tế có vai trò ràng buộc các quốc
gia trong thỏa thuận.
Một điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc qua việc ký kết được quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều 12 Công ước viên năm 1969: “Việc đại diện của một quốc
gia ký ad referendum vào một điều ước là việc ký cuối cùng vào điều ước đó nếu
việc ký như thế được các quốc gia xác nhận”. Điều này có nghĩa, văn bản điều ước
quốc tế do đại diện của một nước ký sẽ có hiệu lực nếu việc ký kết được các quốc
gia công nhận.Cũng như một điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực pháp lý khi thông qua
04 bước cơ bản sau: đàm phán và soạn thảo (negotiation, drafting) - thông qua văn
bản điều ước quốc tế (adoption) - xác thực văn bản điều ước quốc tế
(authentication) - thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc (consent to be bound by a
treaty). Sự đồng ý chịu ràng buộc của một điều ước được thông qua ký kết còn
được biểu thị tại khoản 1 của điều này. Điều này chứng tỏ rằng, khi đại diện của
một quốc gia ký vào văn bản điều ước quốc tế thì điều ước này chưa đủ các yếu tố
khác để có hiệu lực ràng buộc.
Như vậy, nhận định: Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước
quốc tế thì điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó là sai.
5.Vai trò của nguồn bổ trợ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xác định sự tồn tại của
một quy phạm pháp luật quốc tế.
Nguồn bổ trợ là án lệ và công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín nhất
trên thế giới, có vai trò khá quan trọng trong việc hình thành nên các quy định của
Luật quốc tế. Nguồn bổ trợ không chứa đựng trực tiếp quy định pháp luật quốc
tế.Nguồn bổ trợ chỉ hỗ trợ xác định các quy định đó, nhất là tập quán quốc tế.
Ngoài ra, nguồn bổ trợ cũng hỗ trợ giải thích các quy định pháp luật quốc tế. Trong
nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nội hàm nguyên
tắc không thể hiện rõ công việc nội bộ là như thế nào, do đó cần sử dụng nguồn bổ
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
4/8
trợ là phán quyết của tòa ICJ tại vụ Nicaragua với Mỹ để giải thích thêm. Cùng
một vấn đề, án lệ của tòa án quốc tế có sức nặng hơn trọng tài quốc tế. Cùng là tòa
án quốc tế, một số tòa có uy tín cao hơn nên án lệ cũng có sức nặng hơn. Án lệ có
sức nặng cao hơn các công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín cao nhất trên
thế giới. Các học giả có uy tín là những người có chuyên môn và kinh nghiệm đưa
ra những đánh giá, quan điểm phản ánh đúng hiện trạng của luật quốc tế.
Như vậy, nhận định: Vai trò của nguồn bổ trợ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xác định
sự tồn tại của một quy phạm pháp luật quốc tế là một nhận định sai.
6.Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn tập quán quốc tế và các nguyên tắc
chung của pháp luật.
Về hiệu lực pháp lí thì tất cả các quy định pháp luật quốc tế đều có hiệu lực pháp
lý bằng nhau điều ước không cao hơn mặc dù điều ước là nguồn thành văn còn tập
quán là nguồn bất thành văn, điều ước quốc tế cũng không cao hơn các nguyên tắc
chung của pháp luật.Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột giữua các điều ước
với tập quán thì cái nào ra đời sau thì áp dụng cái đó nhưng hiệu lực thì vẫn bằng
nhau chỉ là cái nào ưu tiên áp dụng hơn lex posterior, cái nào cụ thể hơn thì ưu tiên
áp dụng lex specialis, thế nhưng vẫn có ngoại lệ jus cogens quy định từ cộng đồng
quốc tế chấp nhận và không cho phép vi phạm và có hiệu lực pháp lí cao nhất
không điều ước, không nguyên tắc nào được trái với jus congens nhưng cũng
không phải là nguồn của luật. Trên thực tế điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng
bởi vì những điều khoản trong điều ước quốc tế có văn bản ghi nhận. Khi vấn đề
không có trong điều ước quốc tế thì sẽ áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết.Đến
khi cả hai nguồn đều không có thì áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật.
Như vậy, nhận định: Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn tập quán quốc tế và
các nguyên tắc chung của pháp luật là sai.
7.Lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất cả các vùng biển mà quốc gia đó
có quyền tài phán.
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa
ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải
quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và
công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết
bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó (Công ước của Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982). Cũng theo Công ước năm 1982, chỉ có nội thủy
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
5/8
và lãnh hải có quy chế pháp lí như lãnh thổ lục địa. Cho nên lãnh thổ quốc gia
không thể mở rộng tới vùng biển có quyền tài phán là vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, nhận định: Lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất cả các vùng biển
mà quốc gia đó có quyền tài phán là sai.
8.Cộng hòa Kosovo là một quốc gia- chủ thể của luật quốc tế.
Công ước montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia điều ước quốc ở
khu vực Châu Mỹ nêu rõ các yếu tố cấu thành 1 quốc gia năm 1933 về quyền và
nghĩa vụ quốc gia thì mỗi thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế thì
phải có bốn yếu tố cơ bản sau: (1) Dân cư thường xuyên; (2) Lãnh thổ được xác
định; (3) Có Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể
quốc tế khác. Cùng với đó toàn án SCJ nêu rõ khả năng tham vào quan hệ với quốc
gia dưới quan hệ pháp lý, phải có sự độc lập về pháp lý, một thực thể được công
nhận là một quốc gia thì nó phải có một hệ thống pháp luật cho riêng mình, độc lập
về mặt pháp luật, độc lập về pháp lí, nếu sử dụng pháp luật của nước khác thì
không có khả năng tham gia vào quan hệ với nước khác.Theo quan điểm này thì
Kosovo không phải là một quốc gia- chủ thể của Luật quốc tế.
Tuy nhiên, theo thuyết tuyên bố thì công nhận chỉ mang tính chất hình thức còn
quốc gia đã tồn tại thì nó chính là một quốc gia không cần chỉ công nhận. Theo đó,
Kosovo có tư cách quốc gia- chủ thể khi đáp ứng đủ điều kiện cấu thành một quốc
gia.
Như vậy, nhận định: Cộng hòa Kosovo là một quốc gia- chủ thể của luật quốc
tế là vừa đúng vừa sai. Tùy theo quan điểm của mỗi người thì Kosovo có tư cách
là quốc gia – chủ thể hoặc không.
9.Cam kết net-zero của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị COP 26 (tháng
11/2021) tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam.
Cam kết của Việt Nam tại COP26 có thể thấy nó hoàn toàn phù hợp với chương
trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển
kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số hiện nay. Chống biến đổi khí hậu là vấn
đề lớn của cả thế giới mang tính toàn cầu, cần kịp thời tác động tới toàn dân, mọi
doanh nghiệp nên phải được tiếp cận. Người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm,
vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, động lực của vấn đề chống biến đổi khí hậu. Chống
biến đổi khí hậu là vấn đề tác động, liên quan đến mọi ngành, lĩnh vực, địa phương
nên phải có cách tiếp cận toàn diện, tổng thể; lấy cấp cơ sở làm nền tảng; đồng thời
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
6/8
kết hợp hài hòa, hiệu quả, hợp lý giữa chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với các
chuyển đổi khác.
Việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 có những thuận lợi, song có
những khó khăn. Do đó, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và huy động
mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cùng tham gia. Để làm được điều này, tư
tưởng phải thông, mục đích phải thống nhất, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn,
hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo,
các bộ, ngành rà soát bổ sung thể chế; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để
thực hiện các cam kết, chống biến đổi khí hậu. Trong năm 2022, chương trình tổng
thể phải ban hành được, trong đó dự báo được tình hình, mục tiêu, quan điểm,
nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực để trình cấp
có thể quyền xem xét... Các bộ, ngành phải chủ động xây dựng kế hoạch thuộc bộ,
ngành mình về chống biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết. Qua đó cam kết
net-zero đã tạo ra nghĩa vụ pháp lý to lớn cho Việt Nam
Như vậy, nhận định: Cam kết net-zero của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị
COP 26 (tháng 11/2021) tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam là đúng.
10.Một quốc gia càng kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chủ quyền quốc gia đó
càng bị thu hẹp, dẫn đến không còn bình đẳng chủ quyền với các quốc gia ký
kết ít điều ước quốc tế.
“Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các Quốc gia bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kể khác
biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác.”( Nghị quyết 2625 năm
1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc). Trích từ ý kiến của Tòa án Thường trực
Công lý Quốc tế (PCIJ) trong Vụ Wimbledon năm 1923: “Tòa từ chối cho rằng,
khi ký kết các điều ước quốc tế mà theo đó một quốc gia cam kết thực hiện hoặc
không được thực hiện một hành vi cụ thể, là một hành động từ bỏ chủ quyền.
Không có bất kỳ nghi ngờ nào rằng một điều ước quốc tế tạo ra một nghĩa vụ thuộc
loại này lại áp đặt giới hạn lên trên việc thực thi quyền chủ quyền của một Quốc
gia, theo nghĩa là nó yêu cầu các quyền này phải được thực hiện theo một cách
nhất định. Nhưng quyền tham gia vào các mối quan hệ quốc tế là một biểu hiện của
chủ quyền quốc gia.”
Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia thì không thể có chuyện chủ
quyền của một quốc gia ký kết nhiều điều ước quốc tế lại bị giới hạn hơn so với
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
7/8
một quốc gia ký kết ít điều ước quốc tế hoặc không ký kết bất kỳ điều ước quốc tế
nào.
Như vậy, nhận định: Một quốc gia càng kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chủ
quyền quốc gia đó càng bị thu hẹp, dẫn đến không còn bình đẳng chủ quyền với
các quốc gia ký kết ít điều ước quốc tế là sai.
22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
about:blank
8/8
| 1/8

Preview text:

22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ ---------- TIỂU LUẬN
Môn học: Công pháp quốc tế
Giảng viên: T.S Trần Hữu Duy Minh
Tên sinh viên: Lê Đông Sơn Lớp/ khoá: LQT48A4
Mã sinh viên: LQT48A4-0513 Hà Nội, ngày 08/04/2022 about:blank 1/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
1.Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên quyết để một thực thể được xem là quốc gia
Trong luật quốc tế, có hai học thuyết về giá trị pháp lí của công nhận quốc gia là
thuyết cấu thành(constitutive theory) và thuyết tuyên bố(declaratative theory).
Công nhận quốc gia là việc chấp nhận một thực tế nào đó có tư cách quốc gia. Căn
cứ theo thuyết cấu thành thì nhận định Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên
quyết để một thực thể được xem là quốc gia
là đúng. Theo thuyết cấu thành, công
nhận là yếu tố cấu thành nên một quốc gia. Một thực thể chỉ có tư cách quốc gia
khi được các quốc gia tồn tại khác công nhận. Trong khi đó, thuyết tuyên bố có
quan điểm ngược lại, một thực thể đã thỏa mãn các điều kiện thực chất của một
quốc gia thì thực thể đó là một quốc gia trong luật quốc tế. Cũng như trong Công
ước Montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1933 đã chỉ ra thành
tố để cấu thành nên gia đó là lãnh thổ xác định, dân cư ổn định, chính quyền và khả
năng tham gia vào quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, theo thuyết tuyên bố, công nhận
là một hành vi chính trị, không có giá trị pháp lý ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc
gia đó.Vậy nên, theo thuyết tuyên bố thì Kosovo có tư cách quốc gia khi đáp ứng
đủ điều kiện cấu thành một quốc gia.
Như vậy nhận định: Công nhận quốc gia là một điều kiện tiên quyết để một thực
thể được xem là quốc gia là vừa đúng vừa sai.

2.Luật quốc tế nghiêm cấm hoàn toàn tất cả trường hợp sử dụng vũ lực
Luật quốc tế có quy định nghiêm cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực nhưng
không nghiêm cấm hoàn toàn tất cả các trường hợp sử dụng vũ lực.Qua đó sẽ có
hai vấn đề pháp lý cần được bàn tới trong nhận định trên.
Điều thứ nhất, Luật pháp quốc tế có nghiêm cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng (
non-use of force principle). Nguyên tắc này được quy định trong các điều ước quốc
tế đa phương quan trọng. Đầu tiên là trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (The
Charter of the United Nations), nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 Khoản
4 : “Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế, không được
đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc
lập chính trị của bất kì quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù
mục đích của Liên Hợp Quốc
.” (“All Members shall refrain in their international
relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political
independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes about:blank 2/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
of the United Nations). Theo đó việc một hoặc nhiều chủ thể sử dụng các loại vũ
lực sức mạnh khống chế, đe dọa, tấn công... trái pháp luật quốc tế với các chủ thể
khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.
Điều thứ hai, Luật pháp quốc tế không nghiêm cấm hoàn toàn các trường hợp
sử dụng vũ lực vẫn có ngoại lệ. Các quốc gia vẫn được sử dụng vũ lực ít nhất trong
hai trường hợp. Thứ nhất, việc sử dụng vũ lực vì tự vệ chống lại một cuộc tấn công
vũ trang là được phép( quyền tự về) theo điều 51: “Không có một điều khoản nào
trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính
đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi
Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hòa
bình an ninh quốc tế
”.Thứ hai, các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng
Bảo an cho phép theo thẩm quyền của cơ quan này quy định tại của Điều 37 và 42
Chương VII trao quyền cho Hội đồng Bảo An quyền sử dụng vũ lực và xác định
biện pháp vũ lực sẽ được sử dụng.
Như vậy nhận định: Luật pháp quốc tế nghiêm cấm hoàn toàn tất cả các trường
hợp sử dụng vũ lực là sai.

3.Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác là
một nguyên tắc tập quán quốc tế.

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 tập quán quốc tế quy định ngắn gọn về tập quán
quốc tế và dựa theo đó là cách xác định một quy định tập quán quốc tế: “Tập quán
quốc tế, như là bằng chứng về một thực tiễn chung được chấp nhận như luật”. Suy
ra, một quy định tập quán cần thỏa mãn hai yếu tố: thực tiễn chung và được chấp
nhận như luật. Về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
gia khác
, nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên Hợp
Quốc: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp
vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia
nào
”.Cùng với đó, năm 1965 chính thức có Nghị quyết với tuyên bố: “Tuyên bố
cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền các quốc gia
.”
Theo đó, tại Tòa ICJ trong vụ Nicaragua v Mỹ, “Các nguyên tắc như cấm sử
dụng vũ lực, cấm can thiệp, và tự do hàng hải, tiếp tục có hiệu lực ràng buộc như
quy phạm tập quán quốc tế, bất kể việc áp dụng các điều ước mà trong đó, các
nguyên tắc được ghi nhận
”.Đồng thời một quy định tập quán cần thỏa mãn hai yếu
tố: thực tiễn chung và được chấp nhận như luật được thể hiện rõ tại nguyên tắc
này. Thực tiễn nguyên tắc này cũng được thể hiện ở một số trường hợp như: Tuyên
bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đun, Hiệp định
about:blank 3/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam... Và nguyên tắc này được đưa vào Luật quốc tế,
tức là được chấp nhận như luật.
Như vậy, nhận định: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia khác là một nguyên tắc tập quán quốc tế là đúng.

4.Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó

Văn bản điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận những thỏa thuận quốc tế giữa
các quốc gia, nhằm phát sinh hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của các quốc gia mà
không dựa vào công ước, hiệp ước. Điều ước quốc tế có vai trò ràng buộc các quốc gia trong thỏa thuận.
Một điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc qua việc ký kết được quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều 12 Công ước viên năm 1969: “Việc đại diện của một quốc
gia ký ad referendum vào một điều ước là việc ký cuối cùng vào điều ước đó nếu
việc ký như thế được các quốc gia xác nhận”. Điều này có nghĩa, văn bản điều ước
quốc tế do đại diện của một nước ký sẽ có hiệu lực nếu việc ký kết được các quốc
gia công nhận.Cũng như một điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực pháp lý khi thông qua
04 bước cơ bản sau: đàm phán và soạn thảo (negotiation, drafting) - thông qua văn
bản điều ước quốc tế (adoption) - xác thực văn bản điều ước quốc tế
(authentication) - thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc (consent to be bound by a
treaty). Sự đồng ý chịu ràng buộc của một điều ước được thông qua ký kết còn
được biểu thị tại khoản 1 của điều này. Điều này chứng tỏ rằng, khi đại diện của
một quốc gia ký vào văn bản điều ước quốc tế thì điều ước này chưa đủ các yếu tố
khác để có hiệu lực ràng buộc.
Như vậy, nhận định: Khi đại diện của một quốc gia kí vào văn bản điều ước
quốc tế thì điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó là sai
.
5.Vai trò của nguồn bổ trợ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xác định sự tồn tại của
một quy phạm pháp luật quốc tế.

Nguồn bổ trợ là án lệ và công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín nhất
trên thế giới, có vai trò khá quan trọng trong việc hình thành nên các quy định của
Luật quốc tế. Nguồn bổ trợ không chứa đựng trực tiếp quy định pháp luật quốc
tế.Nguồn bổ trợ chỉ hỗ trợ xác định các quy định đó, nhất là tập quán quốc tế.
Ngoài ra, nguồn bổ trợ cũng hỗ trợ giải thích các quy định pháp luật quốc tế. Trong
nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nội hàm nguyên
tắc không thể hiện rõ công việc nội bộ là như thế nào, do đó cần sử dụng nguồn bổ about:blank 4/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
trợ là phán quyết của tòa ICJ tại vụ Nicaragua với Mỹ để giải thích thêm. Cùng
một vấn đề, án lệ của tòa án quốc tế có sức nặng hơn trọng tài quốc tế. Cùng là tòa
án quốc tế, một số tòa có uy tín cao hơn nên án lệ cũng có sức nặng hơn. Án lệ có
sức nặng cao hơn các công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín cao nhất trên
thế giới. Các học giả có uy tín là những người có chuyên môn và kinh nghiệm đưa
ra những đánh giá, quan điểm phản ánh đúng hiện trạng của luật quốc tế.
Như vậy, nhận định: Vai trò của nguồn bổ trợ chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xác định
sự tồn tại của một quy phạm pháp luật quốc tế là một nhận định sai
.
6.Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn tập quán quốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật.
Về hiệu lực pháp lí thì tất cả các quy định pháp luật quốc tế đều có hiệu lực pháp
lý bằng nhau điều ước không cao hơn mặc dù điều ước là nguồn thành văn còn tập
quán là nguồn bất thành văn, điều ước quốc tế cũng không cao hơn các nguyên tắc
chung của pháp luật.Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột giữua các điều ước
với tập quán thì cái nào ra đời sau thì áp dụng cái đó nhưng hiệu lực thì vẫn bằng
nhau chỉ là cái nào ưu tiên áp dụng hơn lex posterior, cái nào cụ thể hơn thì ưu tiên
áp dụng lex specialis, thế nhưng vẫn có ngoại lệ jus cogens quy định từ cộng đồng
quốc tế chấp nhận và không cho phép vi phạm và có hiệu lực pháp lí cao nhất
không điều ước, không nguyên tắc nào được trái với jus congens nhưng cũng
không phải là nguồn của luật. Trên thực tế điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng
bởi vì những điều khoản trong điều ước quốc tế có văn bản ghi nhận. Khi vấn đề
không có trong điều ước quốc tế thì sẽ áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết.Đến
khi cả hai nguồn đều không có thì áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật.
Như vậy, nhận định: Điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn tập quán quốc tế và
các nguyên tắc chung của pháp luật là sai.

7.Lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất cả các vùng biển mà quốc gia đó có quyền tài phán.
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa
ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải
quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và
công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết
bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó (Công ước của Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982). Cũng theo Công ước năm 1982, chỉ có nội thủy about:blank 5/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
và lãnh hải có quy chế pháp lí như lãnh thổ lục địa. Cho nên lãnh thổ quốc gia
không thể mở rộng tới vùng biển có quyền tài phán là vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
Như vậy, nhận định: Lãnh thổ của một quốc gia mở rộng ra tất cả các vùng biển
mà quốc gia đó có quyền tài phán là sai.

8.Cộng hòa Kosovo là một quốc gia- chủ thể của luật quốc tế.
Công ước montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia điều ước quốc ở
khu vực Châu Mỹ nêu rõ các yếu tố cấu thành 1 quốc gia năm 1933 về quyền và
nghĩa vụ quốc gia thì mỗi thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế thì
phải có bốn yếu tố cơ bản sau: (1) Dân cư thường xuyên; (2) Lãnh thổ được xác
định; (3) Có Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể
quốc tế khác.
Cùng với đó toàn án SCJ nêu rõ khả năng tham vào quan hệ với quốc
gia dưới quan hệ pháp lý, phải có sự độc lập về pháp lý, một thực thể được công
nhận là một quốc gia thì nó phải có một hệ thống pháp luật cho riêng mình, độc lập
về mặt pháp luật, độc lập về pháp lí, nếu sử dụng pháp luật của nước khác thì
không có khả năng tham gia vào quan hệ với nước khác.Theo quan điểm này thì
Kosovo không phải là một quốc gia- chủ thể của Luật quốc tế.
Tuy nhiên, theo thuyết tuyên bố thì công nhận chỉ mang tính chất hình thức còn
quốc gia đã tồn tại thì nó chính là một quốc gia không cần chỉ công nhận. Theo đó,
Kosovo có tư cách quốc gia- chủ thể khi đáp ứng đủ điều kiện cấu thành một quốc gia.
Như vậy, nhận định: Cộng hòa Kosovo là một quốc gia- chủ thể của luật quốc
tế là vừa đúng vừa sai. Tùy theo quan điểm của mỗi người thì Kosovo có tư cách
là quốc gia – chủ thể hoặc không.
9.Cam kết net-zero của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị COP 26 (tháng
11/2021) tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam.

Cam kết của Việt Nam tại COP26 có thể thấy nó hoàn toàn phù hợp với chương
trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển
kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số hiện nay. Chống biến đổi khí hậu là vấn
đề lớn của cả thế giới mang tính toàn cầu, cần kịp thời tác động tới toàn dân, mọi
doanh nghiệp nên phải được tiếp cận. Người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm,
vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, động lực của vấn đề chống biến đổi khí hậu. Chống
biến đổi khí hậu là vấn đề tác động, liên quan đến mọi ngành, lĩnh vực, địa phương
nên phải có cách tiếp cận toàn diện, tổng thể; lấy cấp cơ sở làm nền tảng; đồng thời about:blank 6/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
kết hợp hài hòa, hiệu quả, hợp lý giữa chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với các chuyển đổi khác.
Việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 có những thuận lợi, song có
những khó khăn. Do đó, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và huy động
mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cùng tham gia. Để làm được điều này, tư
tưởng phải thông, mục đích phải thống nhất, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn,
hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo,
các bộ, ngành rà soát bổ sung thể chế; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
xây dựng cơ chế thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để
thực hiện các cam kết, chống biến đổi khí hậu. Trong năm 2022, chương trình tổng
thể phải ban hành được, trong đó dự báo được tình hình, mục tiêu, quan điểm,
nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực để trình cấp
có thể quyền xem xét... Các bộ, ngành phải chủ động xây dựng kế hoạch thuộc bộ,
ngành mình về chống biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết. Qua đó cam kết
net-zero đã tạo ra nghĩa vụ pháp lý to lớn cho Việt Nam
Như vậy, nhận định: Cam kết net-zero của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị
COP 26 (tháng 11/2021) tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Việt Nam là đúng.

10.Một quốc gia càng kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chủ quyền quốc gia đó
càng bị thu hẹp, dẫn đến không còn bình đẳng chủ quyền với các quốc gia ký
kết ít điều ước quốc tế.

“Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các Quốc gia bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kể khác
biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác.”( Nghị quyết 2625 năm
1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc). Trích từ ý kiến của Tòa án Thường trực
Công lý Quốc tế (PCIJ) trong Vụ Wimbledon năm 1923: “Tòa từ chối cho rằng,
khi ký kết các điều ước quốc tế mà theo đó một quốc gia cam kết thực hiện hoặc
không được thực hiện một hành vi cụ thể, là một hành động từ bỏ chủ quyền.
Không có bất kỳ nghi ngờ nào rằng một điều ước quốc tế tạo ra một nghĩa vụ thuộc
loại này lại áp đặt giới hạn lên trên việc thực thi quyền chủ quyền của một Quốc
gia, theo nghĩa là nó yêu cầu các quyền này phải được thực hiện theo một cách
nhất định. Nhưng quyền tham gia vào các mối quan hệ quốc tế là một biểu hiện của chủ quyền quốc gia.”
Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia thì không thể có chuyện chủ
quyền của một quốc gia ký kết nhiều điều ước quốc tế lại bị giới hạn hơn so với about:blank 7/8 22:10 1/8/24
Lê Đông Sơn CPQT - luật quốc tế
một quốc gia ký kết ít điều ước quốc tế hoặc không ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào.
Như vậy, nhận định: Một quốc gia càng kí kết nhiều điều ước quốc tế thì chủ
quyền quốc gia đó càng bị thu hẹp, dẫn đến không còn bình đẳng chủ quyền với
các quốc gia ký kết ít điều ước quốc tế là sai.
about:blank 8/8