Tiểu luận công pháp quốc tế - môn luật kinh doanh

Thứ nhất, thủ tục viết: Đây là giai đoạn các bên nộp đơn kiện và nộp cho tòa án bản bị vong lục và phản bị vong lục.  Có thể hiểu, bị vong lục là bản tóm tắt toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
20 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận công pháp quốc tế - môn luật kinh doanh

Thứ nhất, thủ tục viết: Đây là giai đoạn các bên nộp đơn kiện và nộp cho tòa án bản bị vong lục và phản bị vong lục.  Có thể hiểu, bị vong lục là bản tóm tắt toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

14 7 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 49519085
1
Đề 12:
A. MỞ BÀI
Khi hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, các tranh chấp quốc tế sẽ ngày càng
phát sinh. Các chủ thể luật quốc tế đều nhận thức tranh chấp quốc tế thời nào
cũng tác động tiêu cực đến quan hệ quốc tế. Một câu hỏi thường đặt ra là:
làm thế o để giải quyết tranh chấp quốc tế đem lại hiệu quả cao nhất, có thể vừa
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên tranh chấp, vừa không tổn hại đến hòa
bình, an ninh quốc tế. Từ trước đến nay, các bên tranh chấp đã sử dụng nhiều
phương thức để giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ. Khi tiến hành giải
quyết, các bên luôn muốn chọn lựa những biện pháp phù hợp tốt nhất cho tranh
chấp của mình, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết được diễn ra như
mong muốn. Có thể nói, các quốc gia có đường bờ biển có được những thuận lợi
rất lớn đphát triển kinh tế mở rộng giao lưu, quy chế pháp về vùng biển
của các quốc gia được thống nhất chung theo Công ước Liên hợp quốc về luật
biển quốc tế 1982. Vai trò của biển đại dương càng lớn, giá trị lợi ích của
biển và đại dương đem lại cho các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên
quan đến biển đại dương ngày càng phức tạp và đa dạng diễn ra phổ biến
trong quan hệ giữa các quốc gia. Trên thực tế, xung đột giữa các quốc gia về các
vấn đtrên biển xảy ra rất nhiều. Do đó, Công ước cũng đã quy định các biện
pháp để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đó. Có nhiều biện pháp để giải quyết,
một trong số đó giải quyết tranh chấp bằng tài phán. Chính vậy, việc đi
sâu nghiên cứu về các biện pháp này sẽ mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát các tranh chấp quốc tế về biển
1.1. Khái niệm
Từ góc độ thực tiễn thể hiểu, tranh chấp quốc tế vào một hoàn cảnh
thực tế, trong đó c chủ thể tham gia những quan điểm, đòi hỏi trái ngược
nhau về những liên quan tới lợi ích của họ.
Đặc điểm:
lOMoARcPSD| 49519085
2
- Về chủ thể: chủ thể của tranh chấp quốc tế chính các chủ thể của luật
quốctế. Mặc dù quốc gia không là chủ thể duy nhất của luật quốc tế, nhưng quan
hệ quốc tế chủ yếu vẫn là quan hệ giữa các quốc gia, vì vậy, trong thực tiễn quốc
tế, hầu hết các tranh chấp quốc tế chủ yếu xảy ra giữa các quốc gia.
- Đối tượng điều chỉnh của tranh chấp quốc tế: phải quan hệ thuộc đối
tượngđiều chỉnh của luật quốc tế.
1
Từ đó, có thể hiểu, các tranh chấp về biển là việc có sự bất đồng, mâu thuẫn
giữa các quốc gia vchính trị, về môi trường biển, vđộc lập chủ quyền các
quyền chủ quyền trên biển, về biển đảo, về khai thác nguồn lợi từ biển...
1.2. Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp quc tế về biển
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể khẳng
định việc giải quyết được các tranh chấp quốc tế trên biển sẽ mang lại những ý
nghĩa to lớn sau:
- Giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển góp phần bảo vệ quyền lợi íchhợp
pháp cho các bên, đảm bảo trật tự pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc
tế.
- Góp phần thúc đẩy việc thực thi và tuân thủ luật quốc tế. Thông thườngcác
vụ tranh chấp phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Việc giải quyết
các tranh chấp sẽ đảm bảo cho các bên hành vi xử sự phù hợp theo Luật biển
quốc tế, khôi phục quan hhợp tác, duy trì hòa bình và an ninh trên biển nói riêng
và an ninh quốc tế nói chung.
- Giải quyết các tranh chấp trên biển sẽ giúp các quốc gia mau chóng đưacác
hoạt động trên biển được tiếp tục diễn ra, đảm bảo nguồn thu các lợi ích từ hoạt
động khai thác biển.
1
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế, quyển 2, tr.341,Nxb
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
lOMoARcPSD| 49519085
3
II. Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước
1982 về luật biển
Việc xảy ra tranh chấp là điều không bất cứ quốc gia nào muốn gặp phải, do
vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên luôn muốn được giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình, nhanh gọn nhất có thể. Thực tế cho thấy, có nhiều vụ kiện
kéo dài rất nhiều năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hhợp tác giữa
các quốc gia, bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,
hội.
Đầu tiên, biện pháp giải quyết nhanh gọn và luôn được sự ủng hộ nhiều nhất
của các chủ thể là giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao. Theo
Điều 279 Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, các quốc gia thành viên giải
quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng
Điều 2, Khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, mục đích này, cần phải
tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, Khoản 1 của Hiến
chương.
Theo tinh thần này, trước tiên các quốc gia cần giải quyết bằng các biện pháp
như đàm phán, hòa giải (Điều 284), bày tỏ quan điểm (Điều 283)... Tuy nhiên,
không phải bất cứ tranh chấp nào cũng có thể tiến hành a giải và các bên có thể
đi đến thống nhất được, khi đó, cần các biện pháp giải quyết mạnh hơn, có giá trị
cao hơn để đưa ra được phán quyết cuối cùng cho tranh chấp đó các biện pháp
giải quyết bằng tài phán gồm Tòa án Trọng tài, tổ chức được thành lập để
nhằm giải quyết các tranh chấp bằng việc ra bản án và có giá trị tối hậu, bắt buộc
các bên phải tuân thủ.
Theo quy định tại Điều 287 Công ước luật biển 1982, các biện pháp giải
quyết tranh chấp bằng tài phán các chủ thể thành viên đã tham gia hoặc
bất kỳ thời điểm nào sau đó có thể lựa chọn để giải quyết các tranh chấp gồm:
- Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI
- Tòa án quốc tế
- Một tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII
lOMoARcPSD| 49519085
4
- Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải
quyếtmột hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.
III. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo Công ước Liên
hợp quốc về luật biển quốc tế 1982
3.1. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế
Hiện tại, trên thế giới rất nhiều tòa án quốc tế, Tòa án công lý quốc tế
chiếm vị trí quan trọng hơn cả. Tòa thường trực công lý quốc tế được biết đến
tòa án đầu tiên, được thành lập ngày 15/02/1922 theo quy định tại điều 14 Hiệp
ước Hội quốc liên, tọa lạc tại cung điện Hòa Bình, thành phố Lahaye. Ngôn ngữ
chính của Tòa án quốc tế tiếng Anh tiếng Pháp, ngoài ra Tòa cũng thể cho
phép các bên theo yêu cầu của họ sử dụng ngôn ngữ khác.
Tán công lý quốc tế cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, hoạt động
trên sở quy chế của mình. Tòa án công quốc tế quan chính của Liên
hợp quốc và quy chế của Tòa án này cũng là một bộ phận không thể tách rời của
Hiến chương Liên hợp quốc.
Thành phần
Theo Điều 2 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, tòa có cơ cấu là một hội đồng
các thẩm phán độc lập, được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch, trong số những
người phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra quốc gia họ đchỉ
định chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia co uy tín lớn trong lĩnh vực
luật quốc tế.
Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm phán, số thẩm phán cần thiết đtiến hành xét
xử 9. Trong số 15 thẩm phán được bầu chọn theo một trình tự thtục do luật
định, không thể hai thành viên cùng quốc tịch. Thành phần hội đồng thẩm phán
phải đảm bảo được tính đại diện, tính công bằng giữa các hệ thống pháp luật
bản trên thế giới, giữa các khu vực địa cũng như giữa các hình thái văn hóa chủ
yếu trên thế giới.
Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và thể được bầu lại. Các thẩm phán do
Đại hội đồng Hội đồng bảo an bầu ra. Bầu cử được tiến hành ba năm một lần
lOMoARcPSD| 49519085
5
nhằm thay đổi một phần ba (5 thẩm phán) thành phần của tòa. Sau khi trúng cử,
15 thẩm phán sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu ra chánh án phó chánh án
nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại.
Trình tự, thủ tục
Theo quy định tại Điều 43 Quy chế tòa, thủ tục tố tụng của Tòa án quốc tế
Liên hợp quốc gm hai giai đoạn kế tiếp nhau: thủ tục viết và thủ tục nói.
Thứ nhất, thủ tục viết: Đây là giai đoạn các bên nộp đơn kiện và nộp cho tòa
án bản bị vong lục phản bị vong lục.
thể hiểu, bị vong lục bản tóm tắt
toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại.
Tiếp theo, các bên phải nộp cho Tòa bản bị vong lục phản bị vong lục
đúng quy định về thời gian, thời hạn này do tòa quy định tùy từng trường hợp.
Ngoài ra, các bên phải nộp tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan làm scho
Tòa, gửi kèm các bản sao chứng thực cho bên kia.
Trong quá trình giải quyết sẽ những sự kiện như: bên bị đơn đưa ra lẽ
bác bỏ thẩm quyền của tòa, bên bị đơn vắng mặt, bên thứ ba xin được tham dự khi
nhận thấy quyền lợi của họ liên quan đến vụ kiện. Lúc này, tòa thể dùng các
biện pháp cần thiết như: (i) Tòa áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định thẩm
quyền xét xử của mình, do chính Tòa thực hiện; (ii) Tòa áp dụng những biện pháp
bảo đảm tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích các bên, phải có thông báo ngay cho
các bên và Hội đông bảo an.
Thứ hai, thủ tục nói: Đây quá trình tranh tụng được tiến hành trước tòa
dưới sự điều hành của chánh án hoặc phó chánh án
2
. Tranh tụng được tiến hành
công khai, nếu như không quyết định khác của tòa án hoặc không có yêu cầu
của các bên. Khi phát biểu, các bên cần trình bày quan điểm, ý kiến về nội dung
vụ việc, cần thể hiện ràng, chính xác, chỉ ra các điểm bất đồng giữa hai bên.
Bởi tất cả các lập luận và các sự kiện đã được các bên phân tích trong các bản bị
vong lục phản bị vong lục, để tiết kiệm thời gian, các bên không nhất thiết phải
nhắc lại tất cả những sự kiện và lập luận đó ở giai đoạn nói.
2
Điều 45 Quy chế Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc
lOMoARcPSD| 49519085
6
Sau khi tranh tụng, chánh án sẽ tuyên bố chấm dứt tranh tụng, chuyển sang
phần nghị án. Việc nghị án của tòa được tiến hành thông qua các phiên họp không
công khai và được giữ bí mật.
3
Phán quyết của Tòa án sẽ được chánh án tuyên đọc công khai tại tòa tất
cả các thẩm phán tham gia bỏ phiếu phải có mặt. Theo Điều 60 của Quy chế tòa,
phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo.
Trong trường hợp phát hiện các sự kiện pháp lý mà tòa không biết đến trong
quá trình xét xử, đồng thời các sự kiện này có ảnh hưởng, tác động đến quyết định
của tòa, bất kỳ bên nào cũng quyền yêu cầu tòa sửa đổi lại phán quyết. Yêu cầu
sửa đổi phải đưa ra trong thời hạn chậm nhất 6 tháng sau khi phát hiện ra sự
kiện mới và trong vòng 10 năm kể từ ngày phán quyết được công bố công khai.
4
Có thể tóm tắt lại như sau:
Thẩm quyền của Tòa án quốc tế
Theo Điều 36 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, tòa có thẩm quyền giải quyết
tất cả các tranh chấp mà các bên đưa ra cũng như các vấn đề được quy định riêng
biệt trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các điều ước quốc tế có hiệu lực. Cụ
thể Tòa có hai thẩm quyền sau:
3
Điều 54 Quy chế Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc
4
Khoản 4 và 5 Điều 61 Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc
-
Np cho Tòa án đn khi kin , bn b vong lc
và phn b vong lc, np tấất c các giấấy t và tài
liu liên quan làm c s cho Tòa,
-
Gi bn sao chng thc các tài liu này cho bên
kia.
Th tc viêtấ
-
Tranh tng đ
c têấn hành tr
c tòa d
i s
điêều hành ca chánh án hoc phó chánh án
.
-
Sau khi tranh tng, Tòa tuyên bốấ ngh án.
-
Sau khi ngh án, Tòa tuyên bốấ bn án cống khai
Th tc nói
lOMoARcPSD| 49519085
7
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia phù hợp với quychế
của mình. Tòa án không chỉ giới hạn thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia thành
viên Liên hợp quốc mà còn mở rộng cho các quốc gia không phảithành viên
Liên hợp quốc có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa
- Tư vấn pháp luật, đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà
Đạihội đồng, Hội đồng bảo an cũng như các cơ quan khác ca Liên hợp quốc,
các tổ chức quốc tế chuyện môn được sự chấp nhận của Đại hội đồng yêu câu.
3.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về luật biển theo phụ lục VI UNCLOS
Tòa án Quốc tế về luật biển một trong số các quan tài phán chức
năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển bằng
trình tự, thủ tục tư pháp phù hợp với quy định của Công ước 1982 và Quy chế ca
Tòa. Tòa có trụ sở chính đặt tại thành phố Hamburg.
Tòa án quốc tế vluật biển là mt thiết chế độc lập, quy chế là phụ lục VI
của Công ước luật biển 1982.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa
Thứ nhất, về thẩm phán
Thẩm phán của Tòa án quốc tế về luật biển do các quốc gia thành viên của
Công ước bầu. Cụ thể, khoản 4 Điều 4 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển,
các thẩm phán của tòa này sẽ được bầu tại Hội nghị của các nước thành viên Công
ước. Tòa 21 thẩm phán chuyên trách số thẩm phán cần thiết để xét xử vụ
kiện là 11.
Bên cạnh các thẩm phán chuyên trách còn thẩm phán ad hoc, thẩm phán
do một hoặc các bên tranh chấp không thẩm phán mang quốc tịch nước mình
trong thành phần của Tòa đề cử. Quy định nay nhằm đảm bảo sự tuân thủ nguyên
tắc các bên bình đẳng trước a. Các thẩm phán ad hoc tham gia vụ việc địa
vị hoàn toàn bình đẳng với các thẩm phán khác.
5
Thứ hai, về thành phần của
Tòa
5
Khoản 1 Điều 8, nội quy của Tòa án quốc tế về luật biển. Xem thêm Nguyễn Hồng Thao, Tòa án
quốc tế về luật biển, phụ lục II, trang 196, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
lOMoARcPSD| 49519085
8
Các thành viên của Tòa án quốc tế về luật biển không do bất kỳ một cơ quan
quyền lực nào bầu ra. Tòa một chánh án phó chánh án do các thành viên của
Tòa bầu với nhiệm kỳ 3 năm và có thể tái đắc cử. Tòa cũng bổ nhiệm thư ký của
tòa và các viên chức khác nếu thấy cần thiết
6
3.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế về luật biển được xác
định dựa trên hai tiêu chí: nội dung tranh chấp và chủ thể tranh chấp.
- Về nội dung tranh chấp: Tòa án quốc tế về luật biển thẩm quyền
giảiquyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước luật biển
1982.
- Về chủ thể tham gia tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển có thẩmquyền
giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, các thực thể không
phải quốc gia thành viên của Công ước cũng quyền đưa vụ tranh chấp ra
trước tòa, nếu tranh chấp liên quan đến việc quản và khai thác vùng (theo phần
XI) cũng như mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, khi thẩm
quyền của Tòa được các bên tranh chấp chấp thuận. Ngoài ra, ngoài các quốc gia,
khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến quản lý và khai thac vùng đáy đại
dương, ngoài quốc gia ra thì thực thể nquan quyền lục quản vùng,
nghiệp ca quan quyền lực, các pháp nhân, cá nhân được một quốc gia bảo trợ
cũng có quyền tranh tụng.
3.2.3. Thủ tục tố tụng và giá trị của phán quyết
Thủ tục tố tụng ca Tòa án quốc tế về luật biển được quy định tại Mục 3 của
phụ lục VI.
Tương tự với tòa án quốc tế, thủ tục tố tụng của tòa án quốc tế về luật biển
gồm hai giai đoạn: tranh tụng viết và tranh tụng miệng. Bên cạnh đó, tòa án
quốc tế về luật biển cũng xây dựng trình tự xét xử theo thủ tục rút gọn.
6
Điều 12 phụ lục VI, Công ước về luật biển 1982.
lOMoARcPSD| 49519085
9
Tòa án quốc tế về luật biển thông qua phán quyết theo đa số. Trường hợp
phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì lá phiếu của chánh án hay người thay
thế chánh án chủ tọa phiên tòa là lá phiếu quyết định
7
.
Phán quyết của Tòa mang tính chất chung thẩm và giá trbắt buộc đối với
các bên tranh chấp. Trong trường hợp sự tranh cãi về ý nghĩa phạm vi của
phán quyết thì Tòa án có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào
8
.
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
3.3.1. Trọng tài quốc tế về luật biển theo phụ lục VII UNCLOS
đây, thuật ngữ “trọng tài quốc tế về luật biển” được hiểu trọng tài thường
trực được quy định theo phụ lục VII của Công ước luật biển năm 1982 “tòa
trọng tài” được hiểu là một hội đồng xét xử gồm 5 trọng tài viên theo phụ lục VII
của Công ước luật biển 1982. Trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập
hoạt động trên cơ sở Điều 287, 288 và phụ lục VII của Công ước luật biển 1982.
Thành phần
Trọng tài quốc tế về luật biển thành phần bao gồm các trọng tài viên do
các quốc gia thành viên Công ước 1982 chỉ định. Mỗi quốc gia thành viên
quyền đề cử 4 trọng tài viên những người năng lực, kinh nghiệm vluật biển,
cách đạo đức tốt. Căn cứ vào đề cử này, Tổng thư Liên hợp quốc sẽ lập
một danh sách các trọng tài viên. Khi tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, dựa vào danh sách các trọng tài viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc,
một hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên sẽ được thành lập. Mỗi bên tranh chấp
có quyền chỉ định một thành viên tham gia hội đồng trọng tài. Ba thành viên còn
lại do các bên thỏa thuận cử ra, một trong ba người này sẽ được lựa chọn chánh
án của tòa trọng tài đó.
Như vậy, nếu các bên tranh chấp thỏa thuận thì cơ cấu của trọng tài luật biển
thể nhiều hơn 5 thành viên nhưng phải là số lẻ để trọng tài có thể ra phán quyết
7
Điều 29 Mục 3 Phụ lục VI Công ước 1982
8
Điều 33 Mục 3 Phụ lục VI Công ước 1982
lOMoARcPSD| 49519085
10
theo đa số. Nguyên đơn sẽ chọn đề cử một thành viên từ danh sách trọng tài
viên, người này có thể là công dân của mình.
Trong thời hạn 30 ngày kể tngày nhận được thông báo giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài của nguyên đơn, bị đơn trong vụ tranh chấp sẽ chọn một trọng tài
viên từ danh sách trọng tài, người này thể công dân của mình. Trong thời
hạn 30 ngày, nếu bị đơn không cử trọng tài viên cho mình thì nguyên đơn có thể
yêu cầu tiến hành việc cử thành viên đó trong vòng 2 tuần sau khi hết thời hạn 30
ngày. Sau đó, các bên sẽ thỏa thuận cử ba trọng tài viên còn lại. Ba thành viên này
được các bên lựa chọn trong bản danh sách trọng tài viên và phải là công dân của
nước thứ ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Chánh tòa trọng tài sẽ được các
bên cử ra trong số ba thành viên đó.
Các trọng tài viên được cử phải quốc tịch khác nhau, không được làm việc
cho một bên nào trong vụ tranh chấp và không phải là công dân của một trong các
bên tranh chấp, không có nơi thường trú trên lãnh thổ của nước liên quan đến vụ
tranh chấp. Quy định này nhằm bảo đảm tính khách quan, vô tư và công bằng của
trọng tài trong quá trình giải quyết vụ việc.
Thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 4 Phụ lục VII, Tòa trọng tài các chức năng theo
quy định của Phụ lục này và các quy định khác của Công ước. Cụ thể như sau:
- Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp không
đượcmột tuyên bố nào còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ
tục trọng tài
9
. nghĩa khi ký, pchuẩn hoặc tham gia vào công ước nếu
không tuyên bố lực chọn hình thức, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp nào thì
coi như nước đó chọn giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.
- Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải
quyếttranh chấp, thì vtranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục
trọng tài, trừ khi có thỏa thuận khác
10
.
Trình tự, thủ tục
9
Kho n 3 Điêều 287 Cống ảước lu t bi n 1982ậ
10
Kho n 5 Điêều 287 Cống ảước lu t bi n 1982ậ
lOMoARcPSD| 49519085
11
Theo Điều 5 Phụ lục VII Công ước luật biển 1982, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác, tòa trọng tài tự quyết định thủ tục của mình bằng cách cho mỗi bên
khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình. Khi một trong
số các bên trong vụ tranh chấp không ra tòa trình bày các lý lẽ của mình, bên kia
thể yêu cầu tòa tiếp tục trình tttụng ra phán quyết. Việc một bên vắng
mặt hay không trình bày lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi
ra phán qyết, Tòa trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa thẩm
quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực
tế pháp lý. Giá trị pháp lý phán quyết của Trọng tài
Tương tự như phán quyết của Tòa án Quốc tế về luật biển, phán quyết của
trọng tài quốc tế về luật biển có giá trị chung thẩm, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp khi được Ttrọng tài giải quyết vụ việc
bằng bản án thì đều phải tuân theo.
3.3.2. Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII UNCLOS
Thành viên
Tòa trọng tài đặc biệt gồm 5 thành viên do các bên cử. Chánh tòa trọng tài
đặc biệt do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trên danh sách thích hợp và
công dân của một quốc gia thứ ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Thẩm quyền và chức năng
Ngoài các quy định riêng liên quan đến thẩm quyền chuyên biệt thành
phần của tòa, các đặc điểm khác của của tòa trọng tài đặc biệt tương tự ntòa
trọng tài quốc tế về luật biển. Nếu được tất cả các bên trong một vụ tranh chấp
yêu cầu thì tòa trọng tài đặc biệt thể thảo ra các khuyến nghị, những khuyến
nghị này không gtrị quyết định chỉ là cơ sở để các bên tiến hành xem xét
lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.
11
Trọng tài đặc biệt là trường hợp riêng được đặt ra khi có các tranh chấp liên
quan đến các vấn đề sau:
(1) Việc đánh bắt hải sản
11
Kho n 3 Điêều 5 Ph l c VIII Cống ụ ụước Lu t bi n 1982ậ
lOMoARcPSD| 49519085
12
(2) Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
(3) Việc nghiên cứu khoa học biển
(4) Hàng hải kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìm
Khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề này, các bên có thể đưa ra giải quyết
theo thủ tục trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII của UNCLOS.
Các tổ chức quốc tế thẩm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực vai
trò đóng góp rất lớn vào việc giải quyết tranh chấp: như Tổ chức hàng hải quốc tế
(IMO) về mặt hàng hải kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm,
Tổ chức lương thực nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) về mặt đánh bắt hải
sản, Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (UNEF) về mặt bảo vệ gìn
giữ môi trường biển...
IV. Thực tiễn thế giới và Việt Nam việc giải quyết tranh chấp theo Công ước
Liên hợp quốc về luật biển 1982
4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về luật
biển 1982 hiện nay
Để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nỗ lực nổi bật gần đây giữa các bên
tranh chấp việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài được thành
lập và hoạt động dựa trên các quy định trong Phụ lục VII của UNCLOS vào ngày
22/01/2013. Mặc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện gửi thông báo tới
Philippines và Tòa án Trọng tài thường trực, nơi thụ lý quá trình đăng ký thủ tục
vụ kiện. Tuy nhiên, quá trình pháp lý vẫn tiếp tục, một Ủy ban Trọng tài đã được
chỉ định triệu tập, ngày 30/3/2014 Philippines hoàn tất các đệ trình cuối cùng
tới tòa liên quan cả đến thẩm quyền tòa án và nội dung thực chất của tranh chấp.
Trong Tuyên bố khởi kiện của Philipines lên Tòa án Trọng tài UNCLOS gồm
có ba vấn đề chính: (1) Liên quan đến những hành vi xâm lấn của Trung Quốc vi
phạm quyền chủ quyền (quyền hàng hải, khai thác tài nguyên..) trong vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines; (2) Việc chiếm giữ các bãi san
nhỏ, không đủ điều kiện trở thành đảo để yêu sách vùng nước xung quanh xâm
phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (3) Tuyên bố “đường chín
lOMoARcPSD| 49519085
13
đoạn” của Trung Quốc không giá trị pháp quốc tế việc Trung Quốc tiến
hành xây dựng các công trình nhân tạo trên các bãi chìm, mỏm đá, bãi cạn nửa
nổi nửa chìm xâm phạm khu vực thềm lục địa của Philippines.
Việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện thể hiện chính sách giải quyết tranh
chấp Biển Đông với các bên theo con đường song phương loại trừ việc tham
gia của bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Điều này cũng thể hiện thái độ của Trung
Quốc tránh việc sdụng luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển năm 1982
việc yếu thế về sở pháp trong các yêu sách chủ quyền phi của Trung
Quốc trên Biển Đông.
Theo nhận xét của Giáo Carl Thayer, dù Trung Quốc không tham gia vụ
kiện, thì tòa trọng tài thụ vụ kiện nếu phán quyết của tòa lợi cho
Philippines, thì điều này s tác động lên spháp về tuyên bố "đường chín
đoạn" gây tranh cãi của Trung Quốc trên Biển Đông.
12
Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Philippines sẽ kinh nghiệm quý báu
cho các quốc gia khác trong tranh chấp với Trung Quốc. Theo Điều 11 Phụ lục
VII của UNCLOS, phán quyết của trọng tài chỉ giá trị ràng buộc đối với các
bên liên quan, tuy nhiên phán quyết của một quan tài phán quốc tế được xem
án lệ, một nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Việc Philippines khởi kiện
Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên tranh chấp trên biển Đông được đưa ra trước
một quan tài phán quốc tế. vậy, Việt Nam có thể học hỏi từ vụ khởi kiện này
để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của mình đối với
các ng biển, các đảo, quần đảo khẳng định với luận quốc tế về những
hành vi phi pháp và phi của Trung Quốc, xem thường luật pháp quốc tế trên
Biển Đông.
12
ThS. B ch Th Nhã Namạ , Đ i h c Kinh têấ - Lu t, Đ i h c Quốấc gia TP. Hốề Chí Minh
, “Kinh nghi m cho Vi t Nam ệ xem xét t v Philippines ki n Trung Quốấc đốiấ v i
tranh chấấp ừ ụ ở Bi n Đống
lOMoARcPSD| 49519085
14
4.2. Việt Nam với việc giải quyết các tranh chấp theo Công ước Liên hợp
quốc về luật biển 1982
Như trên đã đề cập, Công ước Luật Biển năm 1982 - được coi là Hiến pháp
của thế giới về biển - là cơ sở pháp lý quan trọng mang tầm quốc tế, là thành quả
lâu dài của cuộc đấu tranh, thương lượng, đàm phán, kết của nhiều quốc gia
trên thế giới. Việt Nam một trong số 107 quốc gia đã sớm tham gia Công
ước, Điểm 1, 2 của Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 nêu rõ: (1). Phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
(2). Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,
nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng
quốc tế xây dựng một trật tự pháp ng bằng, khuyến khích sự phát triển
hợp tác trên biển”.
Khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, là quốc gia ven biển, Việt Nam
được quốc tế thừa nhận các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa
của Việt Nam, cũng như các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển,
vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít
nhất 200 hải thể mở rộng tới 350 hải tính từ đường sở. Công ước
cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiến hành phân định các vùng biển
chồng lấn với các quốc gia ven Biển Đông, như Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, Indonesia,… Cụ thể: Năm 1997, Việt Nam Thái Lan đã Hiệp định
phân định vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa trong vịnh Thái Lan; Năm 2000,
Việt Nam và Trung Quốc Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ; Năm 2003, Việt Nam và Indonesia ký Hiệp
định phân định thềm lục địa của hai nước ở phía Nam Biển Đông
13
.
Việc Việt Nam gia nhập Công ước Luật Biển năm 1982 đã góp phần tạo dựng
sự hiểu biết, tin cậy, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong
Biển Đông. Đồng thời, Công ước còn chế hữu hiệu giúp các quốc gia giải
13
PGS.TS.LS. Nguyễn Bá Diến, Báo Tiền Phong Online ngày 10/12/2012, Cơ chế giải quyết tranh
chấp trên biển theo UNCLOS 1982.
lOMoARcPSD| 49519085
15
quyết tranh chấp phát sinh trên biển, trong đó tranh chấp về đánh cá. Trên
sở vận dụng linh hoạt các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam
Trung Quốc đã thống nhất đưa ra một giải pháp dàn xếp tạm thời, xoa dịu tranh
chấp đó khai thác chung nghề cá. Hai bên đã Hiệp định hợp tác nghề
vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Theo đó, Việt Nam Trung Quốc sẽ “tiến
hành hợp tác nghề cá trong vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền quyền tài phán của nhau. Việc hợp tác nghề này không ảnh
hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước các quyền lợi khác mỗi bên
ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình”.
Ngày 21/6/2012 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Với
sự ra đời của Luật Biển, chúng ta đã thiết lập một chế pháp bao gồm các quy
định của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam phù hợp với nội dung của Công ước Luật Biển năm 1982.
Luật Biển Việt Nam tạo sở pháp quan trọng cho việc thống nhất quản lý,
khai thác, sử dụng, bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển,
phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Trong tình hình Biển Đông đang có những diễn biến khá phức tạp, Đảng và
Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục xuất phát từ quan điểm tôn trọng tuân thủ
các quy định của Công ước, vận dụng Công ước đgiải quyết các tranh chấp trên
Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên stôn trọng độc lập, chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng lợi ích của các nước liên quan yêu cầu,
kêu gọi các nước khác liên quan cũng cần thái độ tôn trọng tuân thủ Công
ước nói trên. Tình hình Biển Đông hiện nay
Vào ngày 02/ 05/ 2014, Trung Quốc đã đưa dàn khoan HD 981 cùng với sự
hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ vào vùng đặc quyền
kinh tế thềm lục địa của Việt Nam. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của
Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng
vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều
người bị thương. Hành động này đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đến quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
lOMoARcPSD| 49519085
16
địa theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đi
ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông những thỏa thuận
cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Những hành động này của Trung Quốc này đã làm leo thang căng thẳng, đe
dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và tự do hàng
hải của các quốc gia trong khu vực, đồng thời thể hiện nét chính sách của Trung
Quốc trong việc chống lại các quốc gia khác tranh chấp chủ quyền c đảo,
quần đảo và các vùng biển trong biển Đông với Trung Quốc.
Trước tình hình trên, chính phủ Việt Nam nhất quán theo đuổi chính sách giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng việc sdụng các biện pháp hòa bình. Tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
nêu rõ chủ trương nhất quán với ba nhóm biện pháp đấu tranh:
Thứ nhất, sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa để bảo vệ và
khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam;
Thứ hai, đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao, kiên quyết yêu cầu
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Thứ ba, đấu tranh bằng luận, thông tin trung thực cho nhân dân cộng
đồng quốc tế hiểu hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các
biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án
mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Bài học về lựa chọn thủ tục tài phán theo UNCLOS
Nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến
chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS là bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hoà bình. UNCLOS cho phép các bên lựa chọn iều 279, Điều 280) phương
pháp hòa bình, do đó, việc ai đó đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực có hại đến tài
sản và thân thể người thuộc quốc gia khác trong tranh chấp biển là vi phạm Hiến
chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS. Cụ thể, UNCLOS đã đưa ra một số nguyên
tắc cơ bản cho việc giải quyết tranh chấp:
Một là, các quốc gia nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp
hòa bình, phợp với Điều 2.3 của Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm mục
lOMoARcPSD| 49519085
17
đích đó, tìm giải pháp bằng những biện pháp được ghi nhận trong khoản 1 Điều
33 của Hiến chương (Điều 279).
Hai là, các quốc gia trong vụ tranh chấp, trước hết tiến hành thương lượng
ngoại giao để giải quyết những tranh chấp (Điều 283).
Ba là, các quốc gia trong vụ tranh chấp quyền tự do chọn phương thức
giải quyết tranh chấp theo Điều 280. Theo đó, quốc gia quyền tự do lựa chọn
bất cứ phương thức giải quyết nào, chọn vào bất cứ thời điểm nào (trước, trong
hoặc sau) khi tranh chấp xảy ra, miễn sao phương thức đó phương thức hòa
bình.
Bốn là, nếu các phương thức thỏa thuận không mang lại hiệu quả thì một
trong các bên thể đưa tranh chấp ra giải quyết bằng các quan tài phán theo
quy định của Phần XV, Mục 2 (từ Điều 286 đến Điều 296) UNCLOS, với phán
quyết mang tính ràng buộc pháp lý.
Vì thế có thể thấy, trong vụ dàn khoan HD 981, Việt Nam đã có những bước
đi hết sức đúng đắn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, nỗ lực kiềm chế
xung đột, và tiến hành trao đổi song phương với Trung Quốc bằng các cuộc điện
đàm cấp cao, trao đổi công hàm ngoại giao. Đồng thời, thông qua các kênh ngoại
giao đa phương, như các diễn đàn cấp khu vực, các lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ
quan điểm chủ trương của Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông
qua đàm phán.
C. KẾT LUẬN
Các tranh chấp về biển là những xung đột có ảnh hưởng rất lớn không chỉ
đến mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia mà còn ảnh hưởng tới chế
độ chính trị, kinh tế, trật tự ổn định của thế giới. Công ước Liên hợp quốc về luật
biển 1982 là dấu mốc quan trọng cho sự nỗ lực của các quốc gia trong việc xây
dựng quy chế pháp lý về biên giới trên biển giữa các quốc gia, các biện pháp giải
quyết tranh chấp khác nhau nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, triệt tiêu những bất
đồng, mâu thuẫn. Các biện pháp giải quyết bằng tài phán theo Công ước là
khung hành lang pháp lý quan trọng, làm nền tảng cho việc giải quyết các xung
lOMoARcPSD| 49519085
18
đột, tiến tới mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các
quốc gia.
lOMoARcPSD| 49519085
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982;
2. Hiến chương Liên hợp quốc;
3. Nguyễn Diến, chế giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS
1982;
4. Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, “Cơ chế giải quyết tranh
chấp quốc tế về đánh cá trên biển”;
5. ThS. Bạch Thị Nhã Nam, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, “Kinh nghiệm cho Việt Nam xem xét từ vPhilippines kiện
Trung Quốc đối với tranh chấp ở Biển Đông”.
6. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp
quốctế, quyển 2, Nhà xuất bản Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, năm
2015;
7. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, năm 2015;
8. Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, “Cơ chế giải quyết tranh
chấp quốc tế về đánh cá trên biển”.
lOMoARcPSD| 49519085
20
MỤC LỤC
A. MỞ BÀI ........................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 1
I. Khái quát các tranh chấp quốc tế về biển ....................................................... 1
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 1
1.2. Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển .................... 2
II. Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước .... 3
1982 về luật biển ................................................................................................ 3
III. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo Công ước Liên hợp
............................................................................................................................ 4
quốc về luật biển quốc tế 1982 .......................................................................... 4
3.1. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế ................................................. 4
3.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về luật biển theo phụ lục VI
UNCLOS ........................................................................................................ 7
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ....................................................... 9
3.3.1. Trọng tài quốc tế về luật biển theo phụ lục VII UNCLOS ................... 9
3.3.2. Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII UNCLOS .................................. 11
IV. Thực tiễn thế giới Việt Nam việc giải quyết tranh chấp theo Công ước
.......................................................................................................................... 12
Liên hợp quốc về luật biển 1982 ..................................................................... 12
4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về luật 12
biển 1982 hiện nay ........................................................................................ 12
4.2. Việt Nam với việc giải quyết các tranh chấp theo Công ước Liên hợp 14
quốc về luật biển 1982 .................................................................................. 14
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 19
| 1/20

Preview text:

lOMoAR cPSD| 49519085 Đề 12: A. MỞ BÀI
Khi hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, các tranh chấp quốc tế sẽ ngày càng
phát sinh. Các chủ thể luật quốc tế đều nhận thức rõ tranh chấp quốc tế thời nào
cũng có và tác động tiêu cực đến quan hệ quốc tế. Một câu hỏi thường đặt ra là:
làm thế nào để giải quyết tranh chấp quốc tế đem lại hiệu quả cao nhất, có thể vừa
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên tranh chấp, vừa không tổn hại đến hòa
bình, an ninh quốc tế. Từ trước đến nay, các bên tranh chấp đã sử dụng nhiều
phương thức để giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ. Khi tiến hành giải
quyết, các bên luôn muốn chọn lựa những biện pháp phù hợp và tốt nhất cho tranh
chấp của mình, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết được diễn ra như
mong muốn. Có thể nói, các quốc gia có đường bờ biển có được những thuận lợi
rất lớn để phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu, quy chế pháp lý về vùng biển
của các quốc gia được thống nhất chung theo Công ước Liên hợp quốc về luật
biển quốc tế 1982. Vai trò của biển và đại dương càng lớn, giá trị và lợi ích của
biển và đại dương đem lại cho các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên
quan đến biển và đại dương ngày càng phức tạp và đa dạng và diễn ra phổ biến
trong quan hệ giữa các quốc gia. Trên thực tế, xung đột giữa các quốc gia về các
vấn đề trên biển xảy ra rất nhiều. Do đó, Công ước cũng đã quy định các biện
pháp để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đó. Có nhiều biện pháp để giải quyết,
và một trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng tài phán. Chính vì vậy, việc đi
sâu nghiên cứu về các biện pháp này sẽ mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát các tranh chấp quốc tế về biển 1.1. Khái niệm
Từ góc độ thực tiễn có thể hiểu, tranh chấp quốc tế là vào một hoàn cảnh
thực tế, trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm, đòi hỏi trái ngược
nhau về những liên quan tới lợi ích của họ. Đặc điểm: 1 lOMoAR cPSD| 49519085 -
Về chủ thể: chủ thể của tranh chấp quốc tế chính là các chủ thể của luật
quốctế. Mặc dù quốc gia không là chủ thể duy nhất của luật quốc tế, nhưng quan
hệ quốc tế chủ yếu vẫn là quan hệ giữa các quốc gia, vì vậy, trong thực tiễn quốc
tế, hầu hết các tranh chấp quốc tế chủ yếu xảy ra giữa các quốc gia. -
Đối tượng điều chỉnh của tranh chấp quốc tế: phải là quan hệ thuộc đối
tượngđiều chỉnh của luật quốc tế.1
Từ đó, có thể hiểu, các tranh chấp về biển là việc có sự bất đồng, mâu thuẫn
giữa các quốc gia về chính trị, về môi trường biển, về độc lập chủ quyền và các
quyền chủ quyền trên biển, về biển đảo, về khai thác nguồn lợi từ biển...
1.2. Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể khẳng
định việc giải quyết được các tranh chấp quốc tế trên biển sẽ mang lại những ý nghĩa to lớn sau:
- Giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển góp phần bảo vệ quyền và lợi íchhợp
pháp cho các bên, đảm bảo trật tự pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc tế.
- Góp phần thúc đẩy việc thực thi và tuân thủ luật quốc tế. Thông thườngcác
vụ tranh chấp phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Việc giải quyết
các tranh chấp sẽ đảm bảo cho các bên có hành vi xử sự phù hợp theo Luật biển
quốc tế, khôi phục quan hệ hợp tác, duy trì hòa bình và an ninh trên biển nói riêng
và an ninh quốc tế nói chung.
- Giải quyết các tranh chấp trên biển sẽ giúp các quốc gia mau chóng đưacác
hoạt động trên biển được tiếp tục diễn ra, đảm bảo nguồn thu và các lợi ích từ hoạt động khai thác biển.
1 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế, quyển 2, tr.341,Nxb
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2 lOMoAR cPSD| 49519085
II. Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước
1982 về luật biển
Việc xảy ra tranh chấp là điều không bất cứ quốc gia nào muốn gặp phải, do
vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên luôn muốn được giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình, nhanh gọn nhất có thể. Thực tế cho thấy, có nhiều vụ kiện
kéo dài rất nhiều năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hợp tác giữa
các quốc gia, bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đầu tiên, biện pháp giải quyết nhanh gọn và luôn được sự ủng hộ nhiều nhất
của các chủ thể là giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao. Theo
Điều 279 Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, các quốc gia thành viên giải
quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng
Điều 2, Khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải
tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, Khoản 1 của Hiến chương.
Theo tinh thần này, trước tiên các quốc gia cần giải quyết bằng các biện pháp
như đàm phán, hòa giải (Điều 284), bày tỏ quan điểm (Điều 283)... Tuy nhiên,
không phải bất cứ tranh chấp nào cũng có thể tiến hành hòa giải và các bên có thể
đi đến thống nhất được, khi đó, cần các biện pháp giải quyết mạnh hơn, có giá trị
cao hơn để đưa ra được phán quyết cuối cùng cho tranh chấp – đó là các biện pháp
giải quyết bằng tài phán gồm Tòa án và Trọng tài, là tổ chức được thành lập để
nhằm giải quyết các tranh chấp bằng việc ra bản án và có giá trị tối hậu, bắt buộc các bên phải tuân thủ.
Theo quy định tại Điều 287 Công ước luật biển 1982, các biện pháp giải
quyết tranh chấp bằng tài phán mà các chủ thể là thành viên đã tham gia hoặc ở
bất kỳ thời điểm nào sau đó có thể lựa chọn để giải quyết các tranh chấp gồm: -
Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI - Tòa án quốc tế -
Một tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII 3 lOMoAR cPSD| 49519085 -
Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải
quyếtmột hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.
III. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo Công ước Liên
hợp quốc về luật biển quốc tế 1982
3.1. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế
Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều tòa án quốc tế, Tòa án công lý quốc tế
chiếm vị trí quan trọng hơn cả. Tòa thường trực công lý quốc tế được biết đến là
tòa án đầu tiên, được thành lập ngày 15/02/1922 theo quy định tại điều 14 Hiệp
ước Hội quốc liên, tọa lạc tại cung điện Hòa Bình, thành phố Lahaye. Ngôn ngữ
chính của Tòa án quốc tế là tiếng Anh và tiếng Pháp, ngoài ra Tòa cũng có thể cho
phép các bên theo yêu cầu của họ sử dụng ngôn ngữ khác.
Toà án công lý quốc tế là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, hoạt động
trên cơ sở quy chế của mình. Tòa án công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên
hợp quốc và quy chế của Tòa án này cũng là một bộ phận không thể tách rời của
Hiến chương Liên hợp quốc. Thành phần
Theo Điều 2 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, tòa có cơ cấu là một hội đồng
các thẩm phán độc lập, được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch, trong số những
người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ
định chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia co uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.
Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm phán, số thẩm phán cần thiết để tiến hành xét
xử là 9. Trong số 15 thẩm phán được bầu chọn theo một trình tự thủ tục do luật
định, không thể có hai thành viên cùng quốc tịch. Thành phần hội đồng thẩm phán
phải đảm bảo được tính đại diện, tính công bằng giữa các hệ thống pháp luật cơ
bản trên thế giới, giữa các khu vực địa lý cũng như giữa các hình thái văn hóa chủ yếu trên thế giới.
Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại. Các thẩm phán do
Đại hội đồng và Hội đồng bảo an bầu ra. Bầu cử được tiến hành ba năm một lần 4 lOMoAR cPSD| 49519085
nhằm thay đổi một phần ba (5 thẩm phán) thành phần của tòa. Sau khi trúng cử,
15 thẩm phán sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu ra chánh án và phó chánh án có
nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại.
Trình tự, thủ tục
Theo quy định tại Điều 43 Quy chế tòa, thủ tục tố tụng của Tòa án quốc tế
Liên hợp quốc gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau: thủ tục viết và thủ tục nói.
Thứ nhất, thủ tục viết: Đây là giai đoạn các bên nộp đơn kiện và nộp cho tòa
án bản bị vong lục và phản bị vong lục. Có thể hiểu, bị vong lục là bản tóm tắt
toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại.
Tiếp theo, các bên phải nộp cho Tòa bản bị vong lục và phản bị vong lục
đúng quy định về thời gian, thời hạn này do tòa quy định tùy từng trường hợp.
Ngoài ra, các bên phải nộp tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan làm cơ sở cho
Tòa, gửi kèm các bản sao chứng thực cho bên kia.
Trong quá trình giải quyết sẽ có những sự kiện như: bên bị đơn đưa ra lý lẽ
bác bỏ thẩm quyền của tòa, bên bị đơn vắng mặt, bên thứ ba xin được tham dự khi
nhận thấy quyền lợi của họ liên quan đến vụ kiện. Lúc này, tòa có thể dùng các
biện pháp cần thiết như: (i) Tòa áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định thẩm
quyền xét xử của mình, do chính Tòa thực hiện; (ii) Tòa áp dụng những biện pháp
bảo đảm tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích các bên, phải có thông báo ngay cho
các bên và Hội đông bảo an.
Thứ hai, thủ tục nói: Đây là quá trình tranh tụng được tiến hành trước tòa
dưới sự điều hành của chánh án hoặc phó chánh án2. Tranh tụng được tiến hành
công khai, nếu như không có quyết định khác của tòa án hoặc không có yêu cầu
của các bên. Khi phát biểu, các bên cần trình bày quan điểm, ý kiến về nội dung
vụ việc, cần thể hiện rõ ràng, chính xác, chỉ ra các điểm bất đồng giữa hai bên.
Bởi tất cả các lập luận và các sự kiện đã được các bên phân tích trong các bản bị
vong lục và phản bị vong lục, để tiết kiệm thời gian, các bên không nhất thiết phải
nhắc lại tất cả những sự kiện và lập luận đó ở giai đoạn nói.
2 Điều 45 Quy chế Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc 5 lOMoAR cPSD| 49519085
Sau khi tranh tụng, chánh án sẽ tuyên bố chấm dứt tranh tụng, chuyển sang
phần nghị án. Việc nghị án của tòa được tiến hành thông qua các phiên họp không
công khai và được giữ bí mật.3
Phán quyết của Tòa án sẽ được chánh án tuyên đọc công khai tại tòa và tất
cả các thẩm phán tham gia bỏ phiếu phải có mặt. Theo Điều 60 của Quy chế tòa,
phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo.
Trong trường hợp phát hiện các sự kiện pháp lý mà tòa không biết đến trong
quá trình xét xử, đồng thời các sự kiện này có ảnh hưởng, tác động đến quyết định
của tòa, bất kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu tòa sửa đổi lại phán quyết. Yêu cầu
sửa đổi phải đưa ra trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra sự
kiện mới và trong vòng 10 năm kể từ ngày phán quyết được công bố công khai.4
Có thể tóm tắt lại như sau: - Np c ho Tòa án đn kh i kin , bn ệ b v on g lc và phn b v o ng lc, np tấất c các gi ấấy t và tài liu ệ liên quan làm c s cho Tòa, Th tc viêtấ - Gi b n sa o chng th c các tài li u này c ệh o bên kia. - Tranh tng đ c têấn hành tr c tòa d i s điêều hành ca chánh án hoc p hó chánh án . Th tc nói
- Sau khi tranh tng , Tòa tuyên bốấ ngh án. - Sau khi ngh án, T òa tuyên bốấ bn án c ống khai
Thẩm quyền của Tòa án quốc tế
Theo Điều 36 Quy chế Tòa án công lý quốc tế, tòa có thẩm quyền giải quyết
tất cả các tranh chấp mà các bên đưa ra cũng như các vấn đề được quy định riêng
biệt trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các điều ước quốc tế có hiệu lực. Cụ
thể Tòa có hai thẩm quyền sau:
3 Điều 54 Quy chế Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc
4 Khoản 4 và 5 Điều 61 Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc 6 lOMoAR cPSD| 49519085
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia phù hợp với quychế
của mình. Tòa án không chỉ giới hạn thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia thành
viên Liên hợp quốc mà còn mở rộng cho các quốc gia không phải là thành viên
Liên hợp quốc có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa
- Tư vấn pháp luật, đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà
Đạihội đồng, Hội đồng bảo an cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quốc,
các tổ chức quốc tế chuyện môn được sự chấp nhận của Đại hội đồng yêu câu.
3.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về luật biển theo phụ lục VI UNCLOS
Tòa án Quốc tế về luật biển là một trong số các cơ quan tài phán có chức
năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển bằng
trình tự, thủ tục tư pháp phù hợp với quy định của Công ước 1982 và Quy chế của
Tòa. Tòa có trụ sở chính đặt tại thành phố Hamburg.
Tòa án quốc tế về luật biển là một thiết chế độc lập, có quy chế là phụ lục VI
của Công ước luật biển 1982.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa
Thứ nhất, về thẩm phán
Thẩm phán của Tòa án quốc tế về luật biển do các quốc gia thành viên của
Công ước bầu. Cụ thể, khoản 4 Điều 4 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển,
các thẩm phán của tòa này sẽ được bầu tại Hội nghị của các nước thành viên Công
ước. Tòa có 21 thẩm phán chuyên trách và số thẩm phán cần thiết để xét xử vụ kiện là 11.
Bên cạnh các thẩm phán chuyên trách còn có thẩm phán ad hoc, là thẩm phán
do một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình
trong thành phần của Tòa đề cử. Quy định nay nhằm đảm bảo sự tuân thủ nguyên
tắc các bên bình đẳng trước Tòa. Các thẩm phán ad hoc tham gia vụ việc có địa
vị hoàn toàn bình đẳng với các thẩm phán khác. 5Thứ hai, về thành phần của Tòa
5 Khoản 1 Điều 8, nội quy của Tòa án quốc tế về luật biển. Xem thêm Nguyễn Hồng Thao, Tòa án
quốc tế về luật biển, phụ lục II, trang 196, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 7 lOMoAR cPSD| 49519085
Các thành viên của Tòa án quốc tế về luật biển không do bất kỳ một cơ quan
quyền lực nào bầu ra. Tòa có một chánh án và phó chánh án do các thành viên của
Tòa bầu với nhiệm kỳ 3 năm và có thể tái đắc cử. Tòa cũng bổ nhiệm thư ký của
tòa và các viên chức khác nếu thấy cần thiết6
3.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế về luật biển được xác
định dựa trên hai tiêu chí: nội dung tranh chấp và chủ thể tranh chấp.
- Về nội dung tranh chấp: Tòa án quốc tế về luật biển có thẩm quyền
giảiquyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước luật biển 1982.
- Về chủ thể tham gia tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển có thẩmquyền
giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, các thực thể không
phải là quốc gia thành viên của Công ước cũng có quyền đưa vụ tranh chấp ra
trước tòa, nếu tranh chấp liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng (theo phần
XI) cũng như mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, khi thẩm
quyền của Tòa được các bên tranh chấp chấp thuận. Ngoài ra, ngoài các quốc gia,
khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến quản lý và khai thac vùng đáy đại
dương, ngoài quốc gia ra thì thực thể như cơ quan quyền lục quản lý vùng, xí
nghiệp của cơ quan quyền lực, các pháp nhân, cá nhân được một quốc gia bảo trợ
cũng có quyền tranh tụng.
3.2.3. Thủ tục tố tụng và giá trị của phán quyết
Thủ tục tố tụng của Tòa án quốc tế về luật biển được quy định tại Mục 3 của phụ lục VI.
Tương tự với tòa án quốc tế, thủ tục tố tụng của tòa án quốc tế về luật biển
gồm có hai giai đoạn: tranh tụng viết và tranh tụng miệng. Bên cạnh đó, tòa án
quốc tế về luật biển cũng xây dựng trình tự xét xử theo thủ tục rút gọn.
6 Điều 12 phụ lục VI, Công ước về luật biển 1982. 8 lOMoAR cPSD| 49519085
Tòa án quốc tế về luật biển thông qua phán quyết theo đa số. Trường hợp
phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì lá phiếu của chánh án hay người thay
thế chánh án chủ tọa phiên tòa là lá phiếu quyết định7.
Phán quyết của Tòa mang tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với
các bên tranh chấp. Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của
phán quyết thì Tòa án có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào8.
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
3.3.1. Trọng tài quốc tế về luật biển theo phụ lục VII UNCLOS
Ở đây, thuật ngữ “trọng tài quốc tế về luật biển” được hiểu là trọng tài thường
trực được quy định theo phụ lục VII của Công ước luật biển năm 1982 và “tòa
trọng tài” được hiểu là một hội đồng xét xử gồm 5 trọng tài viên theo phụ lục VII
của Công ước luật biển 1982. Trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập và
hoạt động trên cơ sở Điều 287, 288 và phụ lục VII của Công ước luật biển 1982. Thành phần
Trọng tài quốc tế về luật biển có thành phần bao gồm các trọng tài viên do
các quốc gia thành viên Công ước 1982 chỉ định. Mỗi quốc gia thành viên có
quyền đề cử 4 trọng tài viên là những người có năng lực, kinh nghiệm về luật biển,
có tư cách đạo đức tốt. Căn cứ vào đề cử này, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ lập
một danh sách các trọng tài viên. Khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, dựa vào danh sách các trọng tài viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc,
một hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên sẽ được thành lập. Mỗi bên tranh chấp
có quyền chỉ định một thành viên tham gia hội đồng trọng tài. Ba thành viên còn
lại do các bên thỏa thuận cử ra, một trong ba người này sẽ được lựa chọn là chánh
án của tòa trọng tài đó.
Như vậy, nếu các bên tranh chấp thỏa thuận thì cơ cấu của trọng tài luật biển
có thể nhiều hơn 5 thành viên nhưng phải là số lẻ để trọng tài có thể ra phán quyết
7 Điều 29 Mục 3 Phụ lục VI Công ước 1982
8 Điều 33 Mục 3 Phụ lục VI Công ước 1982 9 lOMoAR cPSD| 49519085
theo đa số. Nguyên đơn sẽ chọn và đề cử một thành viên từ danh sách trọng tài
viên, người này có thể là công dân của mình.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài của nguyên đơn, bị đơn trong vụ tranh chấp sẽ chọn một trọng tài
viên từ danh sách trọng tài, người này có thể là công dân của mình. Trong thời
hạn 30 ngày, nếu bị đơn không cử trọng tài viên cho mình thì nguyên đơn có thể
yêu cầu tiến hành việc cử thành viên đó trong vòng 2 tuần sau khi hết thời hạn 30
ngày. Sau đó, các bên sẽ thỏa thuận cử ba trọng tài viên còn lại. Ba thành viên này
được các bên lựa chọn trong bản danh sách trọng tài viên và phải là công dân của
nước thứ ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Chánh tòa trọng tài sẽ được các
bên cử ra trong số ba thành viên đó.
Các trọng tài viên được cử phải có quốc tịch khác nhau, không được làm việc
cho một bên nào trong vụ tranh chấp và không phải là công dân của một trong các
bên tranh chấp, không có nơi thường trú trên lãnh thổ của nước liên quan đến vụ
tranh chấp. Quy định này nhằm bảo đảm tính khách quan, vô tư và công bằng của
trọng tài trong quá trình giải quyết vụ việc. Thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 4 Phụ lục VII, Tòa trọng tài có các chức năng theo
quy định của Phụ lục này và các quy định khác của Công ước. Cụ thể như sau:
- Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không
đượcmột tuyên bố nào còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ
tục trọng tài 9. Có nghĩa là khi ký, phê chuẩn hoặc tham gia vào công ước nếu
không tuyên bố lực chọn hình thức, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp nào thì
coi như nước đó chọn giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.
- Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải
quyếttranh chấp, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục
trọng tài, trừ khi có thỏa thuận khác10.
Trình tự, thủ tục
9 Kho n 3 Điêều 287 Cống ảước lu t bi n 1982ậ ể
10 Kho n 5 Điêều 287 Cống ảước lu t bi n 1982ậ ể 10 lOMoAR cPSD| 49519085
Theo Điều 5 Phụ lục VII Công ước luật biển 1982, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác, tòa trọng tài tự quyết định thủ tục của mình bằng cách cho mỗi bên có
khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình. Khi một trong
số các bên trong vụ tranh chấp không ra tòa trình bày các lý lẽ của mình, bên kia
có thể yêu cầu tòa tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng
mặt hay không trình bày lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi
ra phán qyết, Tòa trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa có thẩm
quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực
tế pháp lý. Giá trị pháp lý phán quyết của Trọng tài
Tương tự như phán quyết của Tòa án Quốc tế về luật biển, phán quyết của
trọng tài quốc tế về luật biển có giá trị chung thẩm, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp khi được Toà trọng tài giải quyết vụ việc
bằng bản án thì đều phải tuân theo.
3.3.2. Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII UNCLOS Thành viên
Tòa trọng tài đặc biệt gồm 5 thành viên do các bên cử. Chánh tòa trọng tài
đặc biệt do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trên danh sách thích hợp và là
công dân của một quốc gia thứ ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Thẩm quyền và chức năng
Ngoài các quy định riêng liên quan đến thẩm quyền chuyên biệt và thành
phần của tòa, các đặc điểm khác của của tòa trọng tài đặc biệt tương tự như tòa
trọng tài quốc tế về luật biển. Nếu được tất cả các bên trong một vụ tranh chấp
yêu cầu thì tòa trọng tài đặc biệt có thể thảo ra các khuyến nghị, những khuyến
nghị này không có giá trị quyết định mà chỉ là cơ sở để các bên tiến hành xem xét
lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.11
Trọng tài đặc biệt là trường hợp riêng được đặt ra khi có các tranh chấp liên
quan đến các vấn đề sau:
(1) Việc đánh bắt hải sản
11 Kho n 3 Điêều 5 Ph l c VIII Cống ả
ụ ụước Lu t bi n 1982ậ ể 11 lOMoAR cPSD| 49519085
(2) Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
(3) Việc nghiên cứu khoa học biển
(4) Hàng hải kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìm
Khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề này, các bên có thể đưa ra giải quyết
theo thủ tục trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII của UNCLOS.
Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực có vai
trò đóng góp rất lớn vào việc giải quyết tranh chấp: như Tổ chức hàng hải quốc tế
(IMO) về mặt hàng hải kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm,
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) về mặt đánh bắt hải
sản, Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (UNEF) về mặt bảo vệ và gìn
giữ môi trường biển...
IV. Thực tiễn thế giới và Việt Nam việc giải quyết tranh chấp theo Công ước
Liên hợp quốc về luật biển 1982
4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 hiện nay
Để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nỗ lực nổi bật gần đây giữa các bên
tranh chấp là việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài được thành
lập và hoạt động dựa trên các quy định trong Phụ lục VII của UNCLOS vào ngày
22/01/2013. Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và gửi thông báo tới
Philippines và Tòa án Trọng tài thường trực, nơi thụ lý quá trình đăng ký thủ tục
vụ kiện. Tuy nhiên, quá trình pháp lý vẫn tiếp tục, một Ủy ban Trọng tài đã được
chỉ định và triệu tập, ngày 30/3/2014 Philippines hoàn tất các đệ trình cuối cùng
tới tòa liên quan cả đến thẩm quyền tòa án và nội dung thực chất của tranh chấp.
Trong Tuyên bố khởi kiện của Philipines lên Tòa án Trọng tài UNCLOS gồm
có ba vấn đề chính: (1) Liên quan đến những hành vi xâm lấn của Trung Quốc vi
phạm quyền chủ quyền (quyền hàng hải, khai thác tài nguyên..) trong vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines; (2) Việc chiếm giữ các bãi san hô
nhỏ, không đủ điều kiện trở thành đảo để yêu sách vùng nước xung quanh xâm
phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (3) Tuyên bố “đường chín 12 lOMoAR cPSD| 49519085
đoạn” của Trung Quốc không có giá trị pháp lý quốc tế và việc Trung Quốc tiến
hành xây dựng các công trình nhân tạo trên các bãi chìm, mỏm đá, bãi cạn nửa
nổi nửa chìm xâm phạm khu vực thềm lục địa của Philippines.
Việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện thể hiện chính sách giải quyết tranh
chấp Biển Đông với các bên theo con đường song phương và loại trừ việc tham
gia của bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Điều này cũng thể hiện thái độ của Trung
Quốc là né tránh việc sử dụng luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển năm 1982
và việc yếu thế về cơ sở pháp lý trong các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, dù Trung Quốc không tham gia vụ
kiện, thì tòa trọng tài thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho
Philippines, thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về tuyên bố "đường chín
đoạn" gây tranh cãi của Trung Quốc trên Biển Đông.12
Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Philippines sẽ là kinh nghiệm quý báu
cho các quốc gia khác trong tranh chấp với Trung Quốc. Theo Điều 11 Phụ lục
VII của UNCLOS, phán quyết của trọng tài chỉ có giá trị ràng buộc đối với các
bên liên quan, tuy nhiên phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế được xem
là án lệ, một nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Việc Philippines khởi kiện
Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên tranh chấp trên biển Đông được đưa ra trước
một cơ quan tài phán quốc tế. Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi từ vụ khởi kiện này
để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của mình đối với
các vùng biển, các đảo, quần đảo và khẳng định với dư luận quốc tế về những
hành vi phi pháp và phi lý của Trung Quốc, xem thường luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
12 ThS. B ch Th Nhã Namạ ị
, Đ i h c Kinh têấ - Lu t, Đ i h c Quốấc gia TP. Hốề Chí Minhạ ọ ậ ạ ọ
, “Kinh nghi m cho Vi t Namệ
ệ xem xét t v Philippines ki n Trung Quốấc đốiấ v i tranh chấấp ừ ụ ệ ớ ở Bi n Đống”ể 13 lOMoAR cPSD| 49519085
4.2. Việt Nam với việc giải quyết các tranh chấp theo Công ước Liên hợp
quốc về luật biển 1982
Như trên đã đề cập, Công ước Luật Biển năm 1982 - được coi là Hiến pháp
của thế giới về biển - là cơ sở pháp lý quan trọng mang tầm quốc tế, là thành quả
lâu dài của cuộc đấu tranh, thương lượng, đàm phán, ký kết của nhiều quốc gia
trên thế giới. Việt Nam là một trong số 107 quốc gia đã sớm tham gia ký Công
ước, Điểm 1, 2 của Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 nêu rõ: (1). Phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
(2). Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng
quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.
Khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, là quốc gia ven biển, Việt Nam
được quốc tế thừa nhận các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam, cũng như các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, có
vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít
nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Công ước
cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiến hành phân định các vùng biển
chồng lấn với các quốc gia ven Biển Đông, như Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, Indonesia,… Cụ thể: Năm 1997, Việt Nam và Thái Lan đã ký Hiệp định
phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Thái Lan; Năm 2000,
Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ; Năm 2003, Việt Nam và Indonesia ký Hiệp
định phân định thềm lục địa của hai nước ở phía Nam Biển Đông 13.
Việc Việt Nam gia nhập Công ước Luật Biển năm 1982 đã góp phần tạo dựng
sự hiểu biết, tin cậy, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong
Biển Đông. Đồng thời, Công ước còn là cơ chế hữu hiệu giúp các quốc gia giải
13 PGS.TS.LS. Nguyễn Bá Diến, Báo Tiền Phong Online ngày 10/12/2012, Cơ chế giải quyết tranh
chấp trên biển theo UNCLOS 1982. 14 lOMoAR cPSD| 49519085
quyết tranh chấp phát sinh trên biển, trong đó có tranh chấp về đánh cá. Trên cơ
sở vận dụng linh hoạt các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam
và Trung Quốc đã thống nhất đưa ra một giải pháp dàn xếp tạm thời, xoa dịu tranh
chấp đó là khai thác chung nghề cá. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở
vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc sẽ “tiến
hành hợp tác nghề cá trong vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau. Việc hợp tác nghề cá này không ảnh
hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi bên
ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình”.
Ngày 21/6/2012 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Với
sự ra đời của Luật Biển, chúng ta đã thiết lập một cơ chế pháp lý bao gồm các quy
định của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam phù hợp với nội dung của Công ước Luật Biển năm 1982.
Luật Biển Việt Nam tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thống nhất quản lý,
khai thác, sử dụng, bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở biển,
phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Trong tình hình Biển Đông đang có những diễn biến khá phức tạp, Đảng và
Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục xuất phát từ quan điểm tôn trọng và tuân thủ
các quy định của Công ước, vận dụng Công ước để giải quyết các tranh chấp trên
Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng lợi ích của các nước liên quan và yêu cầu,
kêu gọi các nước khác có liên quan cũng cần có thái độ tôn trọng và tuân thủ Công
ước nói trên. Tình hình Biển Đông hiện nay
Vào ngày 02/ 05/ 2014, Trung Quốc đã đưa dàn khoan HD 981 cùng với sự
hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ vào vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của
Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng
vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều
người bị thương. Hành động này đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đến quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục 15 lOMoAR cPSD| 49519085
địa theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đi
ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và những thỏa thuận
cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Những hành động này của Trung Quốc này đã làm leo thang căng thẳng, đe
dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và tự do hàng
hải của các quốc gia trong khu vực, đồng thời thể hiện rõ nét chính sách của Trung
Quốc trong việc chống lại các quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền các đảo,
quần đảo và các vùng biển trong biển Đông với Trung Quốc.
Trước tình hình trên, chính phủ Việt Nam nhất quán theo đuổi chính sách giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng việc sử dụng các biện pháp hòa bình. Tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
nêu rõ chủ trương nhất quán với ba nhóm biện pháp đấu tranh:
Thứ nhất, sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa để bảo vệ và
khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam;
Thứ hai, đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao, kiên quyết yêu cầu
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Thứ ba, đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng
đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các
biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án
mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Bài học về lựa chọn thủ tục tài phán theo UNCLOS
Nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến
chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS là bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hoà bình. UNCLOS cho phép các bên lựa chọn (Điều 279, Điều 280) phương
pháp hòa bình, do đó, việc ai đó đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực có hại đến tài
sản và thân thể người thuộc quốc gia khác trong tranh chấp biển là vi phạm Hiến
chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS. Cụ thể, UNCLOS đã đưa ra một số nguyên
tắc cơ bản cho việc giải quyết tranh chấp:
Một là, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp
hòa bình, phù hợp với Điều 2.3 của Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhằm mục 16 lOMoAR cPSD| 49519085
đích đó, tìm giải pháp bằng những biện pháp được ghi nhận trong khoản 1 Điều
33 của Hiến chương (Điều 279).
Hai là, các quốc gia trong vụ tranh chấp, trước hết tiến hành thương lượng
ngoại giao để giải quyết những tranh chấp (Điều 283).
Ba là, các quốc gia trong vụ tranh chấp có quyền tự do chọn phương thức
giải quyết tranh chấp theo Điều 280. Theo đó, quốc gia có quyền tự do lựa chọn
bất cứ phương thức giải quyết nào, chọn vào bất cứ thời điểm nào (trước, trong
hoặc sau) khi tranh chấp xảy ra, miễn sao phương thức đó là phương thức hòa bình.
Bốn là, nếu các phương thức thỏa thuận không mang lại hiệu quả thì một
trong các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết bằng các cơ quan tài phán theo
quy định của Phần XV, Mục 2 (từ Điều 286 đến Điều 296) UNCLOS, với phán
quyết mang tính ràng buộc pháp lý.
Vì thế có thể thấy, trong vụ dàn khoan HD 981, Việt Nam đã có những bước
đi hết sức đúng đắn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, nỗ lực kiềm chế
xung đột, và tiến hành trao đổi song phương với Trung Quốc bằng các cuộc điện
đàm cấp cao, trao đổi công hàm ngoại giao. Đồng thời, thông qua các kênh ngoại
giao đa phương, như các diễn đàn cấp khu vực, các lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ
quan điểm và chủ trương của Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. C. KẾT LUẬN
Các tranh chấp về biển là những xung đột có ảnh hưởng rất lớn không chỉ
đến mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia mà còn ảnh hưởng tới chế
độ chính trị, kinh tế, trật tự ổn định của thế giới. Công ước Liên hợp quốc về luật
biển 1982 là dấu mốc quan trọng cho sự nỗ lực của các quốc gia trong việc xây
dựng quy chế pháp lý về biên giới trên biển giữa các quốc gia, các biện pháp giải
quyết tranh chấp khác nhau nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, triệt tiêu những bất
đồng, mâu thuẫn. Các biện pháp giải quyết bằng tài phán theo Công ước là
khung hành lang pháp lý quan trọng, làm nền tảng cho việc giải quyết các xung 17 lOMoAR cPSD| 49519085
đột, tiến tới mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các quốc gia. 18 lOMoAR cPSD| 49519085
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982;
2. Hiến chương Liên hợp quốc;
3. Nguyễn Bá Diến, Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS 1982;
4. Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, “Cơ chế giải quyết tranh
chấp quốc tế về đánh cá trên biển”;
5. ThS. Bạch Thị Nhã Nam, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, “Kinh nghiệm cho Việt Nam xem xét từ vụ Philippines kiện
Trung Quốc đối với tranh chấp ở Biển Đông”.
6. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp
quốctế, quyển 2, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2015;
7. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, năm 2015;
8. Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, “Cơ chế giải quyết tranh
chấp quốc tế về đánh cá trên biển”. 19 lOMoAR cPSD| 49519085 MỤC LỤC
A. MỞ BÀI ........................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 1
I. Khái quát các tranh chấp quốc tế về biển ....................................................... 1
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 1
1.2. Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển .................... 2
II. Khái quát chung về các biện pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước .... 3
1982 về luật biển ................................................................................................ 3
III. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo Công ước Liên hợp
............................................................................................................................ 4
quốc về luật biển quốc tế 1982 .......................................................................... 4
3.1. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế ................................................. 4
3.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về luật biển theo phụ lục VI
UNCLOS ........................................................................................................ 7
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ....................................................... 9
3.3.1. Trọng tài quốc tế về luật biển theo phụ lục VII UNCLOS ................... 9
3.3.2. Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII UNCLOS .................................. 11
IV. Thực tiễn thế giới và Việt Nam việc giải quyết tranh chấp theo Công ước
.......................................................................................................................... 12
Liên hợp quốc về luật biển 1982 ..................................................................... 12
4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về luật 12
biển 1982 hiện nay ........................................................................................ 12
4.2. Việt Nam với việc giải quyết các tranh chấp theo Công ước Liên hợp 14
quốc về luật biển 1982 .................................................................................. 14
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 19 20