Tiểu luận công tác thông tin đối ngoại của Mỹ - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ là một lĩnh vực quan trọng trong việc thúcđẩy quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Nó bao gồm cáchoạt động như truyền thông, ngoại giao văn hóa, trao đổi giáo dục, tư vấn thông tinvà truyền thông công chúng.
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
HỌC PHẦN TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ -----o0o----- TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN
ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ SVTH: Nhóm 09
TP. HÀ NỘI, THÁNG 5 – 2023 about:blank 1/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 09 HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN Nguyễn Thị Thủy Tiên (Trưởng nhóm) QHQT49A41445 Nguyễn Thu Huyền QHQT49A41233 Trần Quỳnh Anh QHQT49B11108 Trương Bảo Linh QHQT49C11267 Sivanxay Soulivong QHQT49A11951 about:blank 2/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ MỤC LỤC
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................2
1.1 Khái niệm về truyền thông quốc tế. ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. .2
1.2 Khái niệm về thông tin đối ngoại . . . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .2
1.3 Mô hình truyền thông quốc tế . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . ..2
1.3.1 Mô hình truyền thông của Harold Lasswell. . . . . . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . ...2
1.3.2 Mô hình truyền thông của Claude Shannon. ... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................6
2.1Tình hình thực tế, bối cảnh của Mỹ dưới thời Tổng thống John Biden......................6
2.1.1 Về kinh tế.........................................................................................................6
2.1.2 Về chính trị .. . . ... . . ... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .... . . ... . . .. . . . .... . . .. . . . .6
2.2 Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống John Biden..................................7
2.3 Các vấn đề thực tiễn trong công tác thông tin đối ngoại của Mỹ .................................9
2.3.1 Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ với Việt Nam.. . ... . . ... . . .. . . . .... . . .. .9
2.3.2 Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc. . . . ... . . ... . . .. . . . .... . . ..14
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN....................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................18 about:blank 3/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ LỜI GIỚI THIỆU
Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ là một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc
đẩy quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Nó bao gồm các
hoạt động như truyền thông, ngoại giao văn hóa, trao đổi giáo dục, tư vấn thông tin
và truyền thông công chúng.
Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ được thực hiện bởi Bộ Ngoại giao Mỹ và các
tổ chức và cơ quan liên quan khác trong chính phủ Mỹ . Nhiệm vụ chính của công
tác này là tạo ra những cơ hội để giao lưu, hợp tác và đối thoại với các quốc gia
khác, nâng cao sự hiểu biết và tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia.
Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì
và phát triển các mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Nó cũng
đóng góp tích cực vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong bản báo cáo này, nhóm 09 chúng em sẽ đưa ra những cơ sở lý luận cho những
lý thuyết truyền thông và từ đó đối chiếu và nghiên cứu về cơ sở thực tiễn trong
công tác thông tin đối ngoại của Mỹ . Qua đó để thấy được, tình hình, bối cảnh hiện
tại của Mỹ , chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống J.Biden và công tác
thông tin đối ngoại của Mỹ với Việt Nam và công tác thông tin đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc.
Chính vì vậy trong bài tiểu luận này, nhóm 09 chúng em hy vọng sẽ đưa đến cho
thầy cô và các bạn những thông tin chi tiết, có giá trị về công tác thông tin đối
ngoại của Mỹ . Chúng em mong rằng thầy cô và các bạn sẽ cùng theo dõi bài tiểu
luận của nhóm để cho chúng em những ý kiến, đóng góp hoàn thiện bài một cách
tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. 1 about:blank 4/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về truyền thông quốc tế
Trong cuốn “Truyền thông quốc tế: lịch sử, mâu thuẫn và sự kiểm soát của các đô thị
toàn cầu”, học giả Fortner cho rằng truyền thông quốc tế là “hoạt động truyền thông diễn ra
xuyên các biên giới quốc tế” . Tại Việt Nam, PGS.TS Lê Thanh Bình nhận định:‘‘Truyền
thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia chủ yếu bằng các phương tiện
truyền thông đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tế chuyên nghiệp/nhà truyền
thông quốc tế” . Như vậy, có thể thấy rằng, truyền thông quốc tế là thông lệ giao tiếp xảy ra
xuyên biên giới quốc tế, thông qua sự phát triển và chia sẻ thông tin, truyền tải các thông
điệp bằng lời nói và không bằng lời nói, trong các bối cảnh quốc tế.. Về chủ thể tham gia
của truyền thông quốc tế, phải có ít nhất hai tác nhân, mà nếu theo truyền thống thì chủ thể
chính là chính phủ, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ truyền thông như hiện nay,
chủ thể của truyền thông quốc tế đã được mở rộng ra cả doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức,...
1.2 Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là hoạt động có chủ đích của một quốc gia hướng tới chính phủ và
nhân dân các quốc gia khác để thông tin mọi mặt về quốc gia mình, nhằm xây dựng hình
ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn. Cụ thể hơn, thông tin đối
ngoại là hoạt động truyền thông của một quốc gia, hướng tới công chúng trong nước hoặc
công chúng nước ngoài ở nước sở tại, chủ yếu bằng các phương tiện thông tin đại chúng, do
sự tác nghiệp của các nhà báo chuyên trách hoặc các tổ chức, cá nhân được phân công
nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Thông tin đối ngoại nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá,
giải thích và thuyết phục công chúng nước ngoài – liên quan đến thái độ, đường lối, chính
sách của quốc gia thực hiện hành vi truyền thông đó. Tại Việt Nam thì thông tin đối ngoại
hướng tới nhóm công chúng là chính khách, học giả, văn nghệ sĩ trí thức, nhân dân, Việt
kiều ở nước ngoài và công chúng nước ngoài ở Việt Nam. Hình ảnh đất nước Việt Nam
được quảng bá trên trường quốc tế cũng là thành tựu của thông tin đối ngoại.
Như vậy, có thể nói, mọi hoạt động của thông tin đối ngoại hay truyền thông đối ngoại
của nhà nước là truyền thông quốc tế, nhưng không có chiều ngược lại, tức là truyền thông
quốc tế không phải là thông tin đối ngoại. Hay nói cách khác, thông tin đối ngoại là một
phần nhỏ của truyền thông quốc tế.
1.3Mô hình truyền thông
Các mô hình truyền thông là dạng thức biểu hiện cụ thể, đầy đủ lý thuyết truyền thông và
phản ánh mối liên quan của các yếu tố trong quá trình thực hiện truyền thông. Quá trình
truyền thông diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian với các yếu tố tham dự chính: nguồn,
thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi, nhiều và các yếu tố khác (hiệu lực và hiệu quả truyền thông).
1.3.1 Mô hình truyền thông của Harold Lasswell
Mô hình Lasswell là một mô hình truyền thông được đề xuất vào năm 1948 bởi nhà khoa
học chính trị Harold Lasswell, giáo sư tại Đại học Yale. 2 about:blank 5/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Mô hình giao tiếp Lasswell (còn được gọi là mô hình giao tiếp của Lasswell) mô tả ai
đang nói điều gì, kênh nào được sử dụng để truyền tải thông điệp, thông điệp hướng đến ai
và thông điệp đó có tác dụng gì. Khoa học truyền thông và quan hệ công chúng vẫn thường
sử dụng mô hình này, khiến đây trở thành mô hình người gửi người nhận cổ điển.
Harold Dwight Lasswell (February 13, 1902 — December 18, 1978)
Mô hình truyền thông của Lasswell model
Mô hình này nói về quá trình giao tiếp và chức năng của nó đối với xã hội, theo Lasswell có ba chức năng giao tiếp: Giám sát môi trường
Tương quan các thành phần trong xã hội
Truyền tải văn hóa giữa các thế hệ khác nhau
Mô hình Lasswell gửi đến luồng thông điệp trong một xã hội đa văn hóa với nhiều đối
tượng. Luồng thông điệp là thông qua các kênh khác nhau. Và mô hình giao tiếp này cũng
tương tự như mô hình giao tiếp của Aristotle.
Mô hình truyền thông Lasswell: Mô hình Giao tiếp Lasswell mô tả giao tiếp bằng lời nói và
bao gồm năm yếu tố: Ai nói gì, ở kênh nào, nói với ai, có tác dụng gì?
Mô hình này còn được gọi là 'mô hình giao tiếp tuyến tính', 'quy trình đơn hướng' hoặc 'mô
hình hành động', bởi vì nó mô tả quy trình một chiều trong giao tiếp. Nó được coi là một
trong những mô hình truyền thông có ảnh hưởng nhất. Mô hình bao gồm năm thành phần,
được sử dụng như một công cụ phân tích để đánh giá toàn bộ quá trình truyền thông. Các
câu hỏi 'W' trước đây là cơ sở cho các thành phần này. Câu trả lời cho những câu hỏi này
cung cấp cái nhìn sâu sắc về giao tiếp giữa mọi người.
Mô hình truyền thông Lasswell bao gồm các câu hỏi cơ bản dưới đây, nhằm vào một thành
phần và đạt được phân tích: Ai? (Who?) 3 about:blank 6/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Thành phần: Đây là người giao tiếp, còn được gọi là người gửi, người xây dựng và truyền
bá một thông điệp. Người gửi cũng có thể là người trung gian.
Phân tích: Đây là về phân tích quản lý và kiểm toán, giúp người gửi có khả năng giao tiếp. Cái gì? (Says what?)
Thành phần: Đây là nội dung của tin nhắn hoặc tin nhắn mà người gửi lan truyền.
Phân tích: Phân tích nội dung có liên quan đến mục đích của thông điệp và/hoặc mục đích phụ.
Kênh nào? (In which channel?)
Thành phần: Kênh mô tả phương tiện hoặc phương tiện được sử dụng để truyền tải và
truyền bá thông điệp. Phương tiện có thể bao gồm một số công cụ truyền thông, phương tiện
truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông xã hội.
Phân tích: Phân tích phương tiện cho thấy phương tiện nào được sử dụng tốt nhất để truyền
tải thông điệp đến người nhận một cách hiệu quả nhất có thể. Cho ai? (To whom?)
Thành phần: Phần này mô tả (những) người nhận, chẳng hạn như một nhóm mục tiêu hoặc
một cá nhân. Với truyền thông đại chúng, có khán giả.
Phân tích: Phân tích mục tiêu cho biết thông điệp dành cho ai và cách họ tiếp cận và/hoặc bị ảnh hưởng tốt nhất.
Có tác dụng gì? (With what effect?)
Thành phần: Hiệu quả là kết quả mà thông điệp dẫn đến. Cái gọi là tam giác thành công
‘kiến thức, thái độ, hành vi’ thường được sử dụng để mô tả hiệu quả mong muốn.
Phân tích: Việc phân tích tác động
1.3.2Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Năm 1948, Shannon là một nhà toán học người Mỹ, kỹ sư điện tử và Weaver là một nhà
khoa học người Mỹ, cả hai cùng nhau viết một bài báo trên “Tạp chí kỹ thuật Bell System”
có tên “A Mathematical Theory of Communication” và còn được gọi là “Mô hình truyền thông Shannon-Weaver ”. 4 about:blank 7/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Mô hình truyền thông Shannon – Weaver
Mô hình này được thiết kế đặc biệt để phát triển giao tiếp hiệu quả giữa người gửi và người
nhận. Ngoài ra họ còn tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp gọi là “Tiếng
ồn”. Lúc đầu, mô hình được phát triển để cải thiện giao tiếp Kỹ thuật. Sau đó, nó được áp
dụng rộng rãi trong lĩnh vực Truyền thông.
Mô hình xử lý các khái niệm khác nhau như: Nguồn thông tin, máy phát, Tiếng ồn, kênh, tin
nhắn, máy thu, đích thông tin, mã hóa và giải mã.
Các mô hình và lý thuyết khác nhau đã được phát triển để phân tích quá trình truyền thông.
Một trong những mô hình nổi tiếng nhất là mô hình truyền thông Shannon-Weaver. Mô hình
này được phát triển bởi Warren Weaver và Claude Shannon vào năm 1948. Cả hai đã phát
triển lý thuyết giao tiếp toán học này để mô tả cách thức giao tiếp diễn ra giữa người gửi và
người nhận. Ban đầu, họ thiết kế nó như một mô hình tuyến tính để giải thích cách gửi và nhận tin nhắn.
Người gửi (sender): Người gửi tin nhắn hoặc nguồn thông tin chọn tin nhắn mong muốn
Bộ mã hóa (encoder): Máy phát chuyển đổi tin nhắn thành tín hiệu
Bộ giải mã (decoder): Nơi tiếp nhận tín hiệu chuyển đổi tín hiệu thành thông điệp. Quá trình mã hóa ngược
Người nhận (receiver): Đích đến của tin nhắn từ người gửi
Tiếng ồn (noise): Các tin nhắn được chuyển từ bộ mã hóa sang bộ giải mã thông qua kênh.
Trong quá trình này, các tin nhắn có thể bị phân tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn vật lý
như tiếng còi, tiếng sấm và tiếng ồn của đám đông hoặc các tín hiệu được mã hóa có thể làm
phân tán kênh trong quá trình truyền, ảnh hưởng đến luồng liên lạc hoặc người nhận có thể
không nhận được thông báo chính xác.
Phản hồi (feedback): xuất hiện dưới dạng phản hồi từ người nhận đối với người gửi. Một ví
dụ là trả lời tin nhắn văn bản. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông,
là công cụ mạnh mẽ cho phép hai đường truyền thông với nhau.
Mô hình Shannon-Weaver có nhiều lợi ích khác nhau. Đầu tiên, nó chiếm các yếu tố cản trở
truyền thông có hiệu quả. Do đó, có thể xác định các lỗi giao tiếp hoặc tiếng ồn và giải
quyết chúng. Mô hình cũng chia quá trình giao tiếp thành các phần nhỏ, giúp người nhận dễ
hiểu hơn. Ngoài ra, nó được áp dụng trong hầu hết mọi loại giao tiếp vì nó làm cho giao tiếp
trở thành một quá trình hai chiều. Cuối cùng, nó đánh giá giao tiếp như một quá trình có thể định lượng. 5 about:blank 8/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Tuy nhiên, mô hình truyền thông này vẫn không tránh khỏi một số hạn chế. Đầu tiên, nó
hiệu quả hơn đối với giao tiếp mặt đối mặt nhưng kém hiệu quả hơn đối với giao tiếp đại
chúng và nhóm. Một lời chỉ trích khác là người nhận vẫn bị động, trong khi người gửi đóng
vai trò tích cực trong quá trình giao tiếp. Kết quả là, quá trình giao tiếp có nguy cơ mất đi lợi
thế vốn có. Ví dụ, một người đang nghe tivi đóng vai trò thụ động vì không có phản hồi. So
với thông tin chính do người gửi chuyển, phản hồi được coi là ít cần thiết hơn. Mô hình coi
giao tiếp là có thể định lượng. Do đó, các nhà phê bình cho rằng nó gây hiểu lầm vì giao tiếp
của con người không có bản chất toán học.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.Tình hình thực tế và bối cảnh của Mỹ dưới thời Tổng thống John Biden 2.1.1 Về kinh tế
Tình hình kinh tế Mỹ hiện đang ổn định, đáp ứng nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Giá trị GDP của Mỹ đã tăng trưởng 6,4% vào đầu năm 2021, lớn hơn rất nhiều so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm xuống còn 6% từ mức cao nhất là 14,8% vào
tháng 4 năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn những thức thức trong tương lai như khó khăn trong
việc kiểm tra phát thải và chiến tranh thương mại thương mại với một số quốc gia.
Cùng với đó nền kinh tế mỹ kể từ khi ông Joe Biden trở thành người cai quản nhà trắng
cũng đem đến những tích cực: Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ khi ông nhậm chức vào
20/1/2021, trong bối cảnh việc làm và lương tăng. Điều này đã giúp thúc đẩy chi tiêu tiêu
dùng, mặc dù mức tăng trưởng kinh tế nói chung chưa được đồng đều.
‘’Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/1/2023 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt
tốc độ tăng trưởng niên độ hoá (annualized - dữ liệu được điều chỉnh để phản ánh thời kỳ 1
năm) 2,9% trong quý 4 vừa qua. Con số này cao hơn mức dự báo tăng 2,8% mà các chuyên
gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, nhưng giảm nhẹ so với
mức tăng 3,2% của quý 3. Báo cáo cũng cho thấy tiêu dùng tiếp tục là trụ cột chính cho sự
tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý 4, trong khi thị trường bất động sản suy yếu và doanh
nghiệp cắt giảm đầu tư trang thiết bị’’[1]
2.1.2 Về chính trị
Về chính trị, kết quả khảo sát của của CNN mới đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống
Biden hiện là 42%, trong khi thăm dò của Đại học Quinnipiac chỉ ra tỷ lệ này chỉ là 33%,
con số này cho thấy tỉ lệ người ủng hộ ông thấp hơn người tiền nhiệm D.Trump
Triển vọng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm nay đáng lo
ngại vì các yếu tố sức ép lạm phát lớn cùng với kết quả bầu thống đốc bang Virginia đều
không mang lại dấu hiệu không mấy khả quan. Đảng Dân chủ ngày càng trở nên chia rẽ,
mâu thuẫn giữa các phe phái ngày càng gay gắt, khó có thể chống lại đảng Cộng hòa khi
tranh cử tổng thống trong tương lai. Xét trên bình diện xã hội, tờ Le Figaro có bài nhận định
“Nền dân chủ Mỹ đang chìm vào khủng hoảng”.[2]Theo một số tờ báo từng đưa tin cách
đây khoảng một năm cho rằng việc ông Biden đắc cử Tổng thống đem lại không mấy khả
quan cho tình hình nước Mỹ. Điều đó thể hiện qua việc mâu thuẫn sắc tộc ngày càng gia
tăng ở Mỹ; cùng với đó mặc dù đã tăng thuế sử dụng súng cá nhân nhưng ngược lại doanh
số bán súng tăng cao trên khắp nước Mỹ khiến việc kiểm soát súng trở nên khó khăn. Từ sự 6 about:blank 9/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
khác nhau về tư tưởng, bình đẳng giữa hai Đảng lớn của Mỹ thường thúc đẩy các chính
sách đối ngược nhau, làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp dẫn đến các cuộc xả súng, người
chết và tình trạng rối loạn trật tự xã hội vẫn luôn hiện hữu.
2.2 Chính sách đối ngoài của Mỹ
2.2.1 Diễn biến nội dung
Ngay trong năm đầu cầm quyền các chính sách đối ngoại được ông John Biden đưa ra được
các chuyên gia nước Mỹ đánh giá cao. Tổng thống John Biden đã đưa nước Mỹ trở lại với
thế giới khi gia nhập trở lại các hiệp định thương mại, các hiệp ước quốc tế, khôi phục lại
quan hệ với các nước đồng minh trong NATO, G7 và EU. thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và
vai trò ảnh hưởng chính trị thế giới của nước Mỹ trên trường quốc tế. Những quyết sách đối
ngoại của ông Biden được thế giới quan tâm đến nhiều nhất là việc coi trọng vấn đề khí hậu
trái đất, giải quyết xung đột thương mại với một số đồng minh và đối tác; đưa ra định hướng
chiến lược mới cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gia tăng đối trọng cạnh
tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga. Tựu chung lại, có thể thấy mấy điểm nổi bật đáng chú ý sau đây:
Chính quyền Biden đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ “nước Mỹ đã quay trở lại” (America is
back); theo nghĩa Mỹ đã tham gia trở lại các cam kết quốc tế lớn và các định chế quan trọng
như các cam kết về chống biến đổi khí hậu với sự tham gia hùng hậu của đoàn Mỹ tại COP-
26, tham gia trở lại vào Hội đồng nhân quyền, Tổ chức y tế thế (WHO), Tổ chức Văn hóa
Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO)…
Thắt chặt quan hệ với các đồng minh châu Âu trong EU, NATO và các đồng minh ở Châu Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Tiếp nối chủ trương coi Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương là khu vực ưu tiên và cơ chế hợp tác “Bộ tứ” (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia) Mỹ
tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đặt Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương là ưu tiên quan trọng trong chính sách an ninh – đối ngoại của mình, với một số
điểm nhấn: Lôi kéo sự can dự của các đồng minh ngoài khu vực như Anh, EU vào các vấn
đề của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thúc đẩy việc thiết chế hóa nhóm bộ tứ gồm Mỹ,
Ấn Độ, Australia, Nhật Bản. Lập các “liên minh an ninh mini” như AUKUS gồm Australia,
Anh và Mỹ. Bên cạnh đó chính quyền của Tổng thống J. Biden đã có những bước điều
chỉnh, bổ sung trong cách thức tiếp cận theo hướng khéo léo, bài bản hơn nhằm đạt được
mục tiêu tập hợp và gia tăng sức mạnh tập thể trong xử lý các thách thức truyền thống và
phi truyền thống. Bên cạnh thành tố “tự do” và “rộng mở”, tầm nhìn chung đối với khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được bổ sung một số thành tố: bao trùm, lành mạnh, đề
cao “các giá trị dân chủ” và không bị cản trở bởi các hành vi cưỡng ép.
Trong quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Nga, Mỹ tiếp tục nhấn mạnh đến yếu tố
cạnh tranh chiến lược, coi đó là nhân tố có tính chi phối trong quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy
nhiên, khác với chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump, Chính quyền Biden nhấn
mạnh đến mặt hợp tác và sự can dự ở cấp cao với mục đích không để sự cạnh tranh hoặc
hiểu lầm chiến lược dẫn đến xung đột hoặc chiến tranh giữa Mỹ với hai cường quốc hạt
nhân hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, Biden đã có hai cuộc họp Thượng đỉnh với Tổng
thống Nga Putin, hai cuộc điện đàm và một cuộc họp Thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình. Những nhân tố đó giúp thế giới có sự lạc quan về vấn đề hòa bình tiếp tục là
xu hướng chủ đạo trong những năm tới. 7 about:blank 10/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Đối với Trung Quốc, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống J. Biden đã có một số điều chỉnh
chính sách đối với Trung Quốc. Theo đó, khác với người tiền nhiệm là Donald Trump nước
Mỹ dần từ bỏ việc coi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược” để chuyển sang “vừa hợp tác, vừa
cạnh tranh” dựa trên phương châm “hợp tác khi có thể, đối đầu khi cần thiết và đối kháng
trong một số lĩnh vực nhất định”. Quan điểm của Mỹ trong quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc được Tổng thống J.Biden đưa ra “cứng rắn nhưng không quá khiêu khích”; cạnh
tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc. Quan điểm này được Mỹ xác
định dựa trên phương châm “3C” (Cooperation - hợp tác, Competition - cạnh tranh,
Confrontation - đối đầu). Hai nước luôn trong diễn tiến hợp tác nhưng kiềm chế lẫn nhau; để
thực hiện được mục tiêu đó chính quyền của Tổng thống J. Biden sẽ tái thúc đẩy đàm phán
để gia nhập CPTPP và hình thành “Liên minh Thái Bình Dương phiên bản mới” việc Mỹ tái
gia nhập CPTPP đây được coi là cơ hội để nước này rút ngắn khoảng cách về thâm hụt
thương mại ngày một lớn với Trung Quốc. 2.2.2 Mục tiêu
Chính quyền Tổng thống Mỹ G. Bai-đơn xác định ba mục tiêu đối ngoại lớn, đó là: 1- Đưa
Mỹ trở lại vị thế chi phối và vai trò lãnh đạo thế giới, ngăn chặn, đối phó với thách thức gia
tăng từ các đối thủ chiến lược và các thách thức an ninh khác; 2- Khôi phục và củng cố hệ
thống đồng minh, đối tác; 3- Định hình trật tự thế giới mới dựa trên các nguyên tắc, chuẩn
mực, giá trị chung. Phần lớn các gói cứu trợ, dự luật được Quốc hội Mỹ(3) giới thiệu cũng
khẳng định các mục tiêu trên. Sự đồng thuận cao trong nội bộ, nhất là từ Quốc hội Mỹ, góp
phần bảo đảm tính xuyên suốt, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền Tổng
thống Mỹ G. Bai-đơn triển khai các mục tiêu đối ngoại. Trên cơ sở đó, chính quyền Tổng
thống Mỹ G. Bai-đơn đã xác định các ưu tiên đối ngoại(4) cụ thể gắn liền với các mục tiêu đối nội của Mỹ.
Một trong những mục tiêu tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại là khôi phục vị thế Mỹ
trên trường quốc tế được đặt ra, sau một loạt bước đi gây tranh cãi vừa qua, vốn hướng nội,
tập trung bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong chính sách tranh cử, ông Biden cam kết tạo “cơn
sóng thần” về thay đổi trong cách nước Mỹ đóng góp cho thế giới, cũng như xử lý các vấn
đề quốc tế. Trong đó, nổi bật là mục tiêu khôi phục hợp tác với các thể chế đa phương như
Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); trở lại
các hiệp định toàn cầu như Thỏa thuận Pari về chống biến đổi khí hậu; tăng cường gắn kết
với các đồng minh trong NATO và châu Âu... Tuy nhiên, rào cản vẫn đặt ra với các mục
tiêu đối ngoại, khi tình trạng chia rẽ còn tồn tại trong nền chính trị lưỡng đảng ở Mỹ.
Định hình trật tự thế giới mới dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị chung cũng là
điều mà các chính sách đối ngoại của Mỹ hướng đến. Phần lớn các gói cứu trợ, dự luật được
Quốc hội Mỹ giới thiệu và Tổng thống Mỹ J.Biden hướng sự quan tâm vào việc hỗ trợ khu
vực phục hồi sau đại dịch COVID-19, viện trợ vắc-xin, tăng cường hợp tác y tế, chống biến
đổi khí hậu và đẩy mạnh hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống khác khẳng
định các mục tiêu trên. Sự đồng thuận cao trong nội bộ, nhất là từ Quốc hội Mỹ, góp phần
bảo đảm tính xuyên suốt, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền Tổng thống Mỹ
J. Biden triển khai các mục tiêu đối ngoại. Trên cơ sở đó, chính quyền Tổng thống Mỹ J.
Biden đã xác định các ưu tiên đối ngoại cụ thể gắn liền với các mục tiêu đối nội của Mỹ. 8 about:blank 11/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Những mục tiêu mà Tổng thống Mỹ J.Biden hướng đến tại khu vực cho thấy sự tiếp nối
quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được nêu cụ thể trong các
chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ ban
hành năm 2019(3). Bên cạnh đó những mục tiêu trong chính sách J. Biden đưa ra cũng có
những điểm mới so với trước đó. Tổng thống J. Biden khẳng định tầm quan trọng của sự
hợp tác và phối hợp cùng với các quốc gia trong khu vực để hướng đến các mục tiêu, lợi ích
chung. Mỹ sẽ có cái nhìn khác về Châu Á, nơi đây không chỉ đơn thuần như một đấu trường
cạnh tranh địa - chính trị, mà Mỹ coi đây là cách tiếp cận của những nước đồng minh của
Mỹ trong khu vực (cụ thể là của Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,...).
2.3 Các vấn đề thực tiễn trong công tác thông tin đối ngoại của Mỹ
2.3.1 Công tác thông tin đối ngoại của Mỹ với Việt Nam 2.3.1.1 Chủ thể
Sau 25 năm, sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã
trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Mỹ -
Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành
quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Các chủ thể trong công tác đối ngoại của Mỹ với Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong việc củng cố quan hệ giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đại sứ quán Mỹ
tại Hà Nội là cơ quan đại diện chính thức của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam và có nhiệm vụ
thúc đẩy quan hệ song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh.
Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ (NGO) Mỹ hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Việt
Nam, bao gồm giáo dục, y tế, phát triển kinh tế và xã hội. Các công ty và tổ chức kinh
doanh Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
Các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ , bao gồm Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao
và các quan chức khác cũng thường xuyên thăm Việt Nam và gặp gỡ các quan chức cấp cao
của Chính phủ Việt Nam để thảo luận về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương.
Ngoài ra, các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam cũng có thể gặp gỡ và thảo luận
với các quan chức Mỹ để củng cố quan hệ giữa hai nước.
Tóm lại, sự hiện diện của các chủ thể trong công tác đối ngoại của Mỹ với Việt Nam đóng
vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ giữa hai nước. Việc thúc đẩy quan hệ song
phương giữa các tổ chức phi chính phủ, công ty và tổ chức kinh doanh Mỹ với các chính
quyền và đối tác tại Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tương lai. 2.3.1.2 Mục tiêu
Chính sách đối ngoại của Tổng thống John Biden đối với Việt Nam nhằm tăng cường quan
hệ song phương và xây dựng một khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đoàn kết, ổn định và phát triển. 9 about:blank 12/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Mục tiêu chính trong công tác đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam theo chính sách của
Tổng thống Biden là củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thông qua
tăng cường hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh. Các hoạt động tăng cường hợp tác này sẽ bao gồm:
Thúc đẩy quan hệ thương mại song phương:
Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ có hiệu lực vào năm 2001,
thương mại giữa hai nước và đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Mỹ và
Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về thương mại và đầu tư; họ cũng đã ký kết các hiệp
định dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ
sang Việt Nam bao gồm máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và phương tiện
vận tải. Các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam bao gồm hàng may mặc, giày dép, đồ
nội thất và giường ngủ, nông sản, hải sản và máy móc điện. Thương mại song phương Việt
Nam - Mỹ đã tăng từ 451 triệu đô la năm 1995 lên gần 113 tỷ đô la vào năm 2021. Xuất
khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam trị giá hơn 10 tỷ đô la vào năm 2020 và nhập khẩu
hàng hóa của Mỹ vào năm 2020 trị giá 79,6 tỷ đô la.
Tăng cường hợp tác an ninh:
Mỹ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như được nêu trong
Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Mỹ . Vào tháng 5
năm 2016, Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và tiếp tục
cung cấp hỗ trợ về an ninh hàng hải cho Việt Nam – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh
Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và Tài trợ Quân sự Nước ngoài. Mỹ đã
chuyển giao tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp
nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Việc tăng cường hợp tác an ninh sẽ giúp đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực Á - Thái -
Thái Bình Dương. Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo và trang bị cho lực lượng an
ninh của họ để đối phó với các thách thức an ninh trong khu vực.
Hỗ trợ phát triển xã hội:
Trong nỗ lực xây dựng sự tự lực của Việt Nam, Mỹ nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa và
khả năng cạnh tranh thương mại, chống lại các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy năng lượng
tái tạo, giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh và bảo tồn rừng và đa dạng sinh học của Việt Nam.
Hỗ trợ của Mỹ tại Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích để đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ nhằm mục
đích tăng cường cải cách quy định, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư
pháp và lập pháp của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả hơn của công
chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Mỹ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đưa
luật pháp và thông lệ của mình tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đồng thời thực thi
hiệu quả luật lao động và bảo vệ quyền của người lao động. Hỗ trợ của Mỹ nhằm hỗ trợ 10 about:blank 13/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý ô
nhiễm chất độc da cam/dioxin, tăng cường hệ thống giáo dục và y tế của đất nước, và hỗ trợ
các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Mỹ và Việt Nam đã kết thúc thành công việc xử lý
dioxin trị giá 110 triệu USD tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng vào năm 2019, và vào tháng 12
năm 2019 đã bắt đầu dự án xử lý dioxin trong 10 năm trị giá 300 triệu USD tại Căn cứ
Không quân Biên Hòa. Kể từ năm 1989, Chính phủ Mỹ đã đóng góp hơn 141 triệu USD hỗ
trợ người khuyết tật tại Việt Nam.
Tổng thống Biden cũng cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong
các vấn đề toàn cầu, như thay đổi khí hậu, an ninh mạng và đại dịch COVID-19. Mỹ sẽ tăng
cường hợp tác với Việt Nam trong việc đẩy mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển
năng lượng sạch. Ngoài ra, Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó với các
vấn đề an ninh mạng và cùng nhau chống lại đại dịch COVID-19.
Tóm lại, mục tiêu chính trong công tác đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam theo chính sách
của Tổng thống Biden là củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường hợp tác
kinh tế, an ninh, văn hóa và giáo dục, hỗ trợ phát triển xã hội và hợp tác trong các vấn đề
toàn cầu. Những nỗ lực này sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa hai nước và đóng góp vào sự
ổn định, hòa bình và phát triển của khu vực Á - Thái - Thái Bình Dương.
2.3.1.3 Các chính sách liên quan
Có một số chính sách quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam, bao gồm:
Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Mỹ (BTA): Được ký kết vào năm
2000, BTA là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ . Nó giúp mở đường
cho việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước và dẫn đến sự mở rộng đáng kể thương
mại và đầu tư song phương.
Quan hệ Đối tác Toàn diện: Năm 2013, Mỹ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác
Toàn diện, trong đó vạch ra khuôn khổ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, an
ninh, nhân quyền và giao lưu nhân dân. Kể từ đó, quan hệ đối tác đã được củng cố thông
qua các cuộc trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược thường xuyên.
Tái cân bằng châu Á: Tái cân bằng châu Á là một sáng kiến chính sách đối ngoại nhằm
tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nó có ý nghĩa quan
trọng đối với quan hệ Việt Nam - Mỹ , vì nó đã khuyến khích Mỹ tham gia nhiều hơn vào
các vấn đề an ninh khu vực và tăng cường hợp tác với Việt Nam về an ninh hàng hải và các lĩnh vực khác.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): TPP là một hiệp định thương mại tự
do được đề xuất giữa Mỹ và 11 quốc gia khác thuộc Vành đai Thái Bình Dương, bao gồm
cả Việt Nam. Mặc dù Mỹ cuối cùng đã rút khỏi hiệp định vào năm 2017, nhưng hiệp định
này có tiềm năng làm sâu sắc hơn đáng kể quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam. 11 about:blank 14/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 15/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 16/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 17/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 18/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 19/22 00:07 7/8/24
TIỂU LUẬN CÔNG TÁC Thông TIN ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ about:blank 20/22