-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 8 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tiểu luận CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 8 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU KHÁNH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
SỨC KHỎE TÂM THẦN
Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 4/2022 lOMoAR cPSD| 39651089
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
SỨC KHỎE TÂM THẦN GVHD: TS. Lê Minh Công
HVTH: Nguyễn Hữu Khánh MSHV: 20876010101 Khóa: 9 - SĐH
Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 4/2022 lOMoAR cPSD| 39651089 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 01
NỘI DUNG ........................................................................................................................................... 03
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........ 03
1.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần ..................................................................................... 03
1.1.1. Sức khỏe .................................................................................................................................... 03
1.1.2. Sức khỏe tâm thần ................................................................................................................ 03
1.2. Rối loạn tâm thần..................................................................................................................... 04
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................................................ 04
1.2.2. Phân loại rối loạn tâm thần ........................................................................................... 05
1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ............................................................................ 09
1.2.4. Điều trị các rối loạn tâm thần ......................................................................................... 10
1.3. Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần .......................... 13
1.3.1. Khái niệm Công tác xã hội .............................................................................................. 13
1.3.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần .................................................................. 13
1.3.3. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam ................. 14
1.3.4. Vai trò của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ................ 15
CHƯƠNG 2: ĐIỂN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG ............................... 17
2.1. Trường hợp rối loạn khí sắc ............................................................................................... 17
2.2. Trường hợp rối loạn dạng cơ thể hóa ........................................................................... 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 27 lOMoAR cPSD| 39651089
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG CTXH Công tác xã hội SKTT
Sức khỏe tâm thần DSM-4
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần lần 4 ICD-10
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 TC Thân chủ WHO
Tổ chức Y tế thế giới lOMoAR cPSD| 39651089 1 MỞ ĐẦU
Mọi người khi sinh ra trên đời thì ai cũng có một mục đích, một ước mơ cho
riêng mình và mong muốn thực hiện được mục đích, ước mơ đó. Tuy nhiên dù là mục
đích gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải có sức khỏe mới thực hiện được. Sự khỏe
mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để
mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Vì nếu bệnh
tật, ốm đau, chúng ta thường sẽ không còn đủ sức khỏe, tâm trí nào mà lo lắng, suy nghĩ
đến những việc khác. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới “sức khỏe là trạng
thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng không có bệnh hay thương tật” Như vậy sức khỏe bao hàm cả sức khỏe thể
chất, sức khỏe tâm thần (hay hiểu theo nghĩa rộng là tinh thần) và sức khỏe xã hội.
Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của
các cá nhân. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần,
mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người
và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên
trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh
thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có
mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.
Rối loạn tâm thần đề cập đến một trạng thái tâm trí liên quan đến sự nhầm
lẫn giữa điều gì là thực và điều gì không có thực. Rối loạn tâm thần có thể ảnh
hưởng đến tất cả năm giác quan, hành vi và cảm xúc của họ. Trong một giai đoạn
rối loạn tâm thần, tâm trí mất một số liên lạc với thực tế. Rối loạn tâm thần là một
trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới, ước tính gây ra khoảng
14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Có nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, với các biểu hiện khác nhau như
trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt và các rối
loạn tâm thần khác, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển bao gồm
tự kỷ… Chúng thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của những suy nghĩ, nhận
thức, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ bất thường với người khác.
Hậu quả của những rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người
mắc các chứng bệnh tâm thần nếu không được điều trị có thể gây hậu quả nghiêm lOMoAR cPSD| 39651089 2
trọng về tình cảm, hành vi và thể chất. Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất
ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến
công việc và đời sống hằng ngày. Như vấn đề ăn uống, khó khăn trong giao tiếp xã hội,
làm cho người bệnh luôn cảm thấy bi quan, chán nản, ảnh hưởng đến chất lượng và
hiệu quả công việc, thậm chí là tác nhân trực tiếp đến việc tự sát hoặc giết người.
Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng mà khả năng đáp
ứng của ngành y tế chưa theo kịp thì những người làm công tác xã hội (CTXH) có vai trò
rất quan trọng. Họ giúp tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của
người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người chung
quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế. Người làm CTXH có thể can thiệp về mặt tâm lý xã
hội với vai trò là một phần của kế hoạch điều trị kể cả việc tiếp tục hỗ trợ về mặt xã hội
nếu cần các dịch vụ y tế tiếp theo. Trong một số trường hợp, người cán bộ CTXH có liên
quan đến việc thiết lập, quản lý dịch vụ, hoặc xây dựng chính sách để tạo ra những dịch vụ
bảo đảm việc chăm sóc về sau cho người bệnh tâm thần.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm sức khỏe tâm
thần, cách phân loại rối loạn tâm thần, nguyên nhân các rối loạn, bản chất của một số
bệnh tâm thần; nêu lên vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm
thần, sử dụng các kiến thức đã học để phân tích và định hình 02 trường hợp bị rối loạn
tâm thần: 01 trường hợp rối loạn khí sắc và 01 trường hợp rối loạn dạng cơ thể hóa.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Lê Minh Công, người
thầy đã rất tận tâm và nhiệt tình trong việc truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về lĩnh
vực chăm sóc sứ khỏe tâm thần đến cho học viên, giúp chúng tôi nhận ra đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng mà nhân viện CTXH cần phải quan tâm nghiên cứu sâu hơn. lOMoAR cPSD| 39651089 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần
1.1.1. Sức khỏe
Sức khỏe, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ bao gồm có tình trạng không có
bệnh hay thương tật.
Như vậy khi nói tới sức khỏe tốt thì không có nghĩa là chỉ sức khỏe thể chất tốt mà
cả sức khỏe tâm thần tốt, trong đó có cả khả năng tương tác xã hội tốt của cá nhân.
1.1.2. Sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2011)
“là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của
mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc
năng suất và hiệu quả và có thể tạo ra những đóng góp cho cộng đồng của mình.”
Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ
chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm
bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” (Vũ Dũng, 2010)
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định
nghĩa về sức khỏe, trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn
tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân,
tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.
Nói tới sức khoẻ tâm thần là nói tới trạng thái tích cực, hoạt động hiệu quả
của tâm thần chứ không chỉ nói tới tình trạng trạng thái có rối loạn tâm thần.
Một người có sức khỏe tâm thần tốt là người:
- Có khả năng tư duy/ suy nghĩ rõ ràng và logic.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Có khả năng tương tác, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh (bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình…).
Theo Gillian Butler, Freda Mc Manus (2014), người có sức khoẻ tâm thần khoẻ mạnh là:
- Tri giác chính xác về thực tại
- Tự quyết và tự tin trong năng lực thi hành tự kiểm soát lOMoAR cPSD| 39651089 4
- Cảm giác thấy mình có giá trị và chấp nhận bản thân
- Năng lực hình thành những mối quan hệ gần gũi và thoả mãn
- Làm chủ môi trường – Có khả năng thích ứng tốt
1.2. Rối loạn tâm thần
1.2.1. Định nghĩa
Rối loạn tâm thần (hay còn được gọi là rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, có
vấn đề về sức khỏe tâm thần) là trạng thái, biểu hiện hành vi, hoặc cảm xúc gây cho cá
nhân những đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của
đời sống của cá nhân đó như công việc, gia đình, xã hội hoặc gây nguy hiểm cho người
khác hoặc cộng đồng. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể phân tích các chiều cạnh:
Rối loạn tâm thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội và thống kê.
Theo nghĩa này, cá nhân được coi là có rối loạn tâm thần khi hành vi lệch khỏi các quy
định, chuẩn mực xã hội một cách có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi xã hội đều có những quy
tắc, chuẩn mực, điểm chung và có sự khác biệt giữa các xã hội khác nhau. Nhưng có
những điều chung mang tính phổ quát cho các xã hội. Chẳng hạn như một người
không chú ý đến vệ sinh, ăn bẩn, mặc bẩn, dùng nước bẩn (chẳng hạn nước cống) để
tắm có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Khi những hành vi này không được xã
hội chấp nhận và lệch khỏi hầu hết mọi người (qua thống kê), chúng có thể là dấu hiệu
của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, một số hành vi có vẻ không chuẩn mực đối một nền
văn hóa này nhưng lại phù hợp với nền văn hóa khác. Chẳng hạn hiện tượng nghe
được tiếng nói hoặc nhìn thấy người đã quá cố có thể được xem như là bình thường ở
Việt Nam hoặc Trung quốc nhưng là bất thường, “điên” ở các nước châu Âu hoặc
châu Mỹ. Tương tự, việc không tiếp xúc mắt-mắt trong giao tiếp được coi là bất
thường ở châu Âu hoặc Mỹ lại được coi là bình thường ở Campuchia.
Rối loạn tâm thần như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua. Ở đây có thể
hiểu là cá nhân đó cảm thấy đau đớn, buồn khổ, mệt mỏi, cạn kiệt, không còn bất cứ hứng
thú về các hoạt động và cuộc sống, thường thấy ở các bệnh nhân trầm cảm hoặc lo âu.
Rối loạn tâm thần như là những hành vi tự hủy hoại, giảm chức năng hoặc
có hại đến người khác. Chiều cạnh này nhận mạnh đến hệ quả tiêu cực của hành vi. Một
số hành vi có hại cho chính cá nhận đó, cản trở cá nhân đó thực hiện các chức năng của
cuộc sống. Chẳng hạn như một cá nhân sợ đám đông nên không dám ra khỏi nhà, một
người uống rượu quá nhiều nên bị đuổi việc. Một số hành vi lại được cho là ổn với cá nhân
đó và không thấy có gì bất thường nhưng lại có hại, nguy hiểm cho người khác, như quấy
rối, đập phá trong lớp học, chơi lửa, hoặc chơi cờ bạc đến mức gia đình không lOMoAR cPSD| 39651089 5 còn tiền.
Như đã nói ở trên, và qua việc phân tích các chiều cạnh, chúng ta thấy chẩn
đoán rối loạn tâm thần bao hàm sự phán xét các giá trị tiềm ẩn về thế nào là bất
thường, thế nào là bình thường (Widiger % Sankis, 2000). Các tiêu chuẩn rối loạn tâm
thần không phải không chịu ảnh hưởng về giá trị như tiêu chuẩn chẩn đoán các rối
loạn thực thể. Khi đánh giá bệnh thực thể, mọi người đều có thể thống nhất rằng tim
không hoạt động đều nhịp (có chỉ số) là bệnh, bất kể các giá trị của cá nhân đó là gì.
Tuy nhiên, phán xét về rối loạn tâm thần phản ánh các giá trị xã hội chiếm thế (thịnh
hành), các xu hướng xã hội, các quyền lực chính trị cũng như sự phát triển về khoa
học (Kutchins, Kirk, 1997; Mechanic, 1999). Thử hình dung về hiện tượng đồng tính
qua thời gian. Trước đây, đồng tính được nhìn nhận như rối loạn tính dục của hệ
thống phân loại bệnh của hiệp hội Tâm thần học Hoa kì. Tuy nhiên đến nay, nhờ sự
thay đổi các quan niệm xã hội, đồng tính được chấp nhận và không còn được liệt kê
như một rối loạn tâm thần trong Bảng phân loại bệnh quốc tế, và đặc biệt ở một số
nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, pháp luật đã công nhận hôn nhân đồng tính.
Về mặt thuật ngữ, chúng ta cũng thường có những từ phân biệt rõ ràng như bất
thường và bình thường, sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần. Điều này thường gây
nhầm lần rằng chúng ta có thể phân thành hai nhóm người khác nhau: một nhóm khỏe
mạnh, bình thường và một nhóm không. Trên thực tế, rất khó để kẻ một đường ranh giới
rõ ràng giữa lành mạnh và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có những lúc có hành vi lệch chuẩn,
có khi lại cảm thấy đau buồn, hoặc có những hành vi kém thích nghi. Những người được
nhìn nhận có rối loạn tâm thần khi các biểu hiện này ở quá mức. Nhưng thế nào là quá thì
cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, rối loạn tâm thần ngày nay được coi là một phổ
liên tục từ nhẹ đến nặng. Cũng chính vì lý do này mà gần đây thuật ngữ “có vấn đề về sức
khỏe tâm thần” được sử dụng nhiều hơn vì nó biểu đạt được hàm
ý từ nhẹ đến nặng, và khi chưa xác định được chẩn đoán rõ ràng.
Rối loạn tâm thần được định nghĩa theo DMS-V: Là hội chứng xáo trộn
đáng kể về nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối loạn chức
năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn quá trình phát triển tâm thần. Rối loạn tâm thần
thường đi kèm với suy giảm nghiêm trọng ở cá nhân về tương tác xã hội, nghề
nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của họ.
1.2.2. Phân loại rối loạn tâm thần
Phân loại các rối loạn tâm bệnh luôn luôn là một vấn đề thời sự trong tâm thần
học. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong phân loại các rối loạn tâm thần. Ngay
cả đến định nghĩa thế nào là bệnh tâm thần, thế nào là rối loạn tâm thần, thế nào lOMoAR cPSD| 39651089 6
là không bình thường về mặt tâm thần cũng vẫn là cuộc thảo luận trong tâm thần
học. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau trong vấn đề này. Các triệu chứng và hội
chứng rối loạn tâm thần còn nhiều bất đồng, đặc biệt là những ý kiến về đơn vị
bệnh lý và danh pháp các bệnh đó. Cho đến nay thay vì dùng tràn lan bệnh tâm
thần người ta đã thay bằng cụm từ rối loạn tâm thần.
Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu.
Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi.
Đó là Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm
thần Mỹ lần thứ 4 (DSM- IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Sự
ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những
tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ
lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000).
Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư (DSM-IV)
là bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung
cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm
thần. Phiên bản đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân
loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân
loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có
thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau.
Mỗi trục đại diện cho một loại bệnh tâm thần khác nhau hoặc một cách mà
bệnh tâm thần có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, bệnh tâm thần lớn như rối loạn lưỡng
cực rơi dọc theo trục I. Nếu một giai đoạn trầm cảm gây ra bởi hoặc trầm trọng
thêm thông qua căng thẳng như lạm dụng liên tục của vợ /chồng, rối loạn sẽ có
chiều kích bổ sung của Trục IV. Điều này cho phép chẩn đoán chi tiết hơn.
▪ Trục I - Rối loạn lâm sàng: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm
sàng, bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối
loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối
loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần
phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn… ▪
Trục II - Rối loạn nhân cách và chậm phát triển tâm thần: Có hoặc không có
trạng thái bệnh lý kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển
tâm trí. Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối loạn nhân cách như nhân cách
bị hại, nhân cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách chống
đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thât,̣ rối lOMoAR cPSD| 39651089 7
loạn nhân cách lảng tránh, rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng
bức, chậm phát triển tâm trí
▪ Trục III - Điều kiện y tế chung thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của
cá nhân. Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối
loạn sức khỏe thể chất …
▪ Trục IV - Vấn đề tâm lý và yếu tố môi trường (stressors)
▪ Trục V - Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích
động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì
nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng).
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) được WHO xuất bản
và được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố
vào năm 1900. ICD- 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất
cả các lĩnh vực liên quan đến y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng
trong lâm sàng. Phần các vấn đề về sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng
phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Nó gồm các mảng sau đây:
▪ Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng
▪ Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần
▪ Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng
▪ Rối loạn cảm xúc
▪ Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể
▪ Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất
▪ Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành
▪ Chậm phát triển tâm thần
▪ Rối loạn phát triển tâm lý
▪ Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa
tuổi trẻ em và thiếu niên
▪ Rối loạn tâm thần không xác định
Một số dạng rối loạn tâm thần thường gặp
Trầm cảm: là một rối loạn thường gặp liên quan đến khí sắc trầm kéo dài tối
thiểu 2 tuần và/hoặc gần như hoàn toàn mất quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt
động mà trước đây được thích; các biểu hiện ra ngoài cơ thể (ví dụ như thay đổi cân lOMoAR cPSD| 39651089 8
nặng, rối loạn giấc ngủ) và các biểu hiện nhận thức (ví dụ: khó tập trung) là phổ biến.
Trầm cảm ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân trong việc thực hiện chức năng
trong công việc, học tập, hoặc thỏa mãn các quan hệ xã hội
Các dấu hiệu của trầm cảm:
- Cảm giác buồn chán hầu như suốt cả ngày với cường độ thay đổi trong ngày.
Nỗi buồn kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Giảm hứng thú trong các hoạt động hàng ngày
- Giảm sự ngon miệng làm cho sụt cân. Một số người có thể ăn nhiều hơn so
với bình thường.
- Giảm hứng thú về tình dục
- Giảm năng lượng
- Ngủ kém, mặc dù cảm thấy mệt mỏi. Một số người có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
- Suy nghĩ chậm với độ tập trung kém, dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra quyết
định hay lập kế hoạch.
- Lời nói và vận động chậm chạp
- Sợ gặp gỡ người khác dẫn đến thu mình trong các mối quan hệ xã hội
- Giảm hy vọng về tương lai, thậm chí tuyệt vọng
- Thường xuyên có những ý nghĩ không hài lòng, đặc biệt là có những ý nghĩ
có lỗi, nghĩ rằng mình là người tồi tệ hay không giá trị, nghĩ rằng mình không
bằng người khác (tự đánh giá thấp bản thân)
- Nghĩ rằng mình không nên sống nữa thì tốt hơn, có thể có kế hoạch tự sát.
Không phải tất cả bệnh nhân trầm cảm đều có tất cả các triệu chứng trên, và
mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Phần lớn những người này thường không than
phiền về các triệu chứng cảm xúc hoặc tư duy như vấn đề chính của họ mà than phiền
về các triệu chứng cơ thể và hành vi. Điều này có rất nhiều lý do. Ví dụ, họ có thể cảm
thấy rằng các triệu chứng tâm lý sẽ dẫn đến việc họ bị gán là bị “tâm thần”
Rối loạn khí sắc: Rối loạn khí sắc là trạng thái bệnh lý biểu hiện bằng rối loạn
trầm cảm đơn thuần hoặc xen kẽ với những rối loạn hưng cảm hoặc rối loạn khí sắc chu
kỳ ở cường độ cao, trong thời gian dài hoặc có những rối loạn hành vi, tác phong rõ rệt,
những rối loạn này làm cho người bệnh mất khả năng hoạt động thích ứng với xã hội và xung quanh.
- Về mặt lâm sàng, người ta quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều
hơn, vì các rối loạn này có bệnh sinh phức tạp hơn và điều trị khó hơn so
với rối loạn hưng cảm. lOMoAR cPSD| 39651089 9
Rối loạn cơ thể hóa: Hiện nay, trên thế giới khái niệm "rối loạn dạng cơ
thể" (somatoform disorder) là khái niệm mới được chấp nhận rộng rãi thay thế
cho các khái niệm như rối loạn cơ thể hoá, tâm căn nghi bệnh, các rối loạn
chức năng sinh lí có nguồn gốc tâm căn,... Thực chất các rối loạn này là rối
loạn tâm thần đa dạng biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể. Các triệu
chứng cơ thể này không có cơ sở thực tổn và người bệnh lại chẳng khi nào thừa
nhận các nguyên nhân tâm lí của các bệnh đó. Người bệnh rối loạn dạng cơ thể
thường xuyên yêu cầu được khám bệnh, phải làm hầu như tất cả các xét
nghiệm khác nhau để tìm bằng được các tổn thương thực thể. Khi có một nghi
ngờ nào đó thì được ám thị ngay, khá mãnh liệt đối với người bệnh.
Đặc điểm chính của rối loạn này là các triệu chứng cơ thể đa dạng, tái đi tái
lại và luôn thay đổi, thường kéo dài vài năm trước khi người bệnh đến khám tâm
thần. Hầu hết những người bệnh này đều đã làm rất nhiều xét nghiệm hoặc có
trường hợp đã làm phẫu thuật nhưng kết quả đều âm tính. Triệu chứng có thể liên
quan đến mọi bộ phận hoặc hệ thống của cơ thể, tuy nhiên thường gặp hơn cả vẫn
là các hiện tượng: những cảm giác đường ruột (đau, sôi bụng, ợ, buồn nôn...) và
các cảm giác bất thường ở da như ngứa ngáy, buốt, tê...
1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên rối loạn tâm thần. Tuy nhiên
phần lớn các rối loạn tâm thần gây ra bởi sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác
nhau. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Các nguyên nhân sinh học: Có thể là do gen, chấn thương não, u não, mất cân
bằng hoá học trong não, nhiễm khuẩn, dùng thuốc, rượu hoặc ma túy liều cao
hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính như bệnh tim, suy giảm
chức năng thận và gan, đái tháo đường.
- Các nguyên nhân tâm lý cá nhân: Thiếu sự tự tin, suy nghĩ tiêu cực.
- Các sự kiện thời thơ bé: Sống trong gia đình có bạo lực, bị lạm dụng, bị bỏ
rơi, mất cha mẹ, cách nuôi dạy không hợp lý.
- Các nguyên nhân xã hội và môi trường:
+ Các thảm họa tự nhiên
+ Các thảm họa do con người gây ra
+ Nghèo đói: Nghèo đói có thể đặt người ta trước nguy cơ của rối loạn tâm thần
bởi vì các stress đi cùng với trình độ văn hoá thấp, thu nhập thấp, nhà ở tồi tàn.
Các rối loạn tâm thần có thể khó đối phó hơn trong tình trạng nghèo đói. lOMoAR cPSD| 39651089 10
+ Tội phạm (nạn nhân hoặc thủ phạm).
+ Các sự kiện gây stress như xung đột gia đình, thất nghiệp, mất người thân, khó
khăn kinh tế, vô sinh và bạo lực. Rất nhiều các stress có thể gây ra mất cân bằng
hóa chất trong não bộ. Một số người dễ bị rối loạn tâm thần nhưng có thể không
tiển triển thành bệnh cho đến khi xảy ra các sự kiện stress trong cuộc sống.
1.2.4. Điều trị các rối loạn tâm thần
Để chữa trị các chứng rối loạn tâm thần, người ta có thể sử dụng các liệu
pháp như liệu pháp hóa dược (thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chỉnh
khí sắc…), liệu pháp sốc điện, liệu pháp tâm lý (liệu pháp IBT, liệu pháp gia đình,
liệu pháp cá nhân, liệu pháp thư giãn luyện tập)…
Liệu pháp tâm lý là những biện pháp tác động lên tâm lý người bệnh một
cách có kế hoạch, có tổ chức nhằm mục đích chữa bệnh. Cùng với các liệu pháp
sinh học (liệu pháp hóa dược và các liệu pháp chuyên biệt, ví dụ như sốc điện), liệu
pháp tâm lý đang góp phần không nhỏ vào lĩnh vực điều trị rối loạn tâm thần.
Mặc dù việc tác động lên tâm lý của người bệnh nhằm mục đích chữa bệnh
đã có từ rất sớm song mãi đế cuối thế kỉ XIX, liệu pháp tâm lý mới trở thành một
lĩnh vực khoa học thực sự. Lúc ban đầu, liệu pháp tâm lý chỉ phát triển trong Tâm
thần học. Về sau, cùng với sự phát triển của các trường phái tâm lý học, một loạt
các dạng liệu pháp tâm lý xuất hiện như là kết quả của việc ứng dụng những lý
thuyết tâm lý học khác nhau vào lĩnh vực lâm sàng tâm thần.
Từ những năm 1970, đặc biệt là khoảng 2 thập kỷ gần đây, liệu pháp tâm lý đã
có những thay đổi rất đáng kể. Về mục đích, liệu pháp tâm lý mở rộng từ mục đích
điều trị sang cải thiện tình trạng sức khỏe (cả về tâm lý và thể chất), nâng cao chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Về phạm vi ứng dụng, liệu pháp tâm lý đã vượt ra
ngoài lâm sàng tâm thần và đi vào tất cả các chuyên khoa khác và những lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe con người nói chung. Liệu pháp tâm lý còn vượt ra ngoài khuôn
khổ của các cơ sở điều trị nội trú. Ở nhiều nước, người ta đã thành lập các cơ sở liệu
pháp tâm lý dành cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc sử dụng liệu pháp tâm lý
trong hoạt động tư vấn tâm lý - xã hội khác nhau như tư vấn về hôn nhân, gia đình,
giáo dục con cái, chăm sóc người cao tuổi...Chính vì thế, thuật ngữ can thiệp tâm lý
(Psychological Intervention) đang dần thay cho liệu pháp tâm lý (Psychotherapy).
Mặc dù vậy, lâm sàng tâm thần và trước hết là những rối loạn tâm căn vẫn là
đối tượng chính của liệu pháp tâm lý. Đối với từng bệnh và trong từng trường hợp,
liệu pháp tâm lý có thể được sử dụng như một phương pháp chủ đạo hoặc củng cố. lOMoAR cPSD| 39651089 11
Có rất nhiều dạng liệu pháp tâm lý khác nhau. Theo Kazdin (1994), cho đến nay
đã có khoảng 400 dạng liệu pháp tâm lý dành cho người lớn và khoảng 200 dạng dành
cho trẻ em. Cũng có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Dựa vào số lượng bệnh nhân
tham gia trong một buổi, người ta chia thành liệu pháp tâm lý cá nhân và liệu pháp tâm
lý nhóm. Dựa theo cơ sở lý luận của phương pháp, có các nhóm: phân tâm, liệu pháp tâm
lý hiện sinh, liệu pháp hành vi… Trong lâm sàng tâm thần, phân loại được nhiều tài liệu
sử dụng là chia liệu pháp tâm lý thành hai loại: các liệu pháp tâm lý chuyên biệt và các
liệu pháp tâm lý - xã hội. Trong khuôn khổ chương này, tôi chỉ nêu lên một liệu pháp tâm
lý thường được các nhà trị liệu sử dụng đó là liệu pháp nhận thức hành vi.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) là phương
pháp can thiệp xã hội tập trung vào việc tiếp cận, thách thức các biến dạng nhận thức
(niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển
chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.
Được phát triển bởi nhà tâm thần học Aaron Beck, liệu pháp nhận thức – hành
vi ra đời dựa trên lý thuyết nhận thức. Beck đã phát triển nhiều quy trình cụ thể để
thách thức các niềm tin và giả định của những bệnh nhân trầm cảm, giúp họ thay đổi
suy nghĩ theo hướng tích cực, thực tế và cảm thấy thoải mái, lạc quan hơn.
Kỹ thuật trị liệu này là công cụ đặc biệt hữu ích trong quá trình điều trị
những dạng rối loạn về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn trầm cảm, rối loạn ăn uống,
rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý… Bên cạnh đó, những người bình
thường cũng có thể hưởng lợi từ liệu pháp nhận thức – hành vi thông qua việc học
cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống thường nhật.
Liệu pháp CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và tập
trung giúp bệnh nhân đương đầu với một vấn đề cụ thể. Trong suốt quá trình điều
trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng
xấu lên hành vi và cảm xúc.
Nội dung cốt lõi của CBT chính là suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng một
vai trò căn bản trong việc quyết định các hành vi mà ta thể hiện. Ví dụ, nếu một người
dành nhiều thời gian suy nghĩ về một vụ rơi máy bay, tai nạn trên đường băng hay
các thảm họa hàng không thì người này sẽ tránh né việc di chuyển bằng máy bay.
Mục tiêu của CBT là dạy cho bệnh nhân rằng mặc dù không thể điều khiển tất
cả mọi thứ nhưng họ có thể kiểm soát cách mà họ hiểu, tiếp nhận và giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống của chính họ”.
Liệu pháp nhận thức – hành vi không đơn thuần tập trung vào những điều đang
diễn ra bên trong tâm trí mà còn tiếp cận chúng một cách khoa học và có hệ thống. lOMoAR cPSD| 39651089 12
Trong đó, mỗi buổi trị liệu đều đề ra mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả điều
trị và thiết lập mối quan hệ tương hỗ về mặt lợi ích.
Người bệnh có thể thoải mái chia sẻ những vướng mắc cá nhân mà không sợ
bị đánh giá, phán xét, còn nhà trị liệu có thể nắm bắt toàn bộ vấn đề của bạn sau
quá trình lắng nghe chủ động và khách quan. Hơn nữa, trong phạm vi các buổi trị
liệu, người bệnh không cần đưa ra bất kỳ quyết định cụ thể nào cả.
Theo nghiên cứu: “Ứng dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi cho 20 trẻ em
có rối loạn lo âu và gia đình” năm 2003 của các tác giả Nguyễn Hồng Thúy, Trần
Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh quy trình trị liệu nhận thức hành vi
dựa trên quan điểm cho rằng: nhận thức – cảm xúc – hành vi có liên quan với nhau.
Có 3 nguyên tắc cơ bản trong trị liệu nhận thức hành vi là:
- Nhận thức (suy nghĩ) của con người có ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc
của người đó.
- Nhận thức (những ý nghĩ bất hợp lý) có thể nhận ra và thay đổi được.
- Việc thay đổi những ý nghĩ vô lý bằng những ý nghĩ đúng đắn phù hợp thì
hành vi cảm xúc cũng có thể được thay đổi.
Quy trình trị liệu nhận thức hành vi cho người trầm cảm gồm những bước như sau:
Bước 1: Nhận diện được các cảm xúc, các triệu chứng cơ thể và ý nghĩ
- Đây là bước đầu tiên của quy trình trị liệu nhận thức hành vi. Cần
thiết phải làm cho thân chủ hiểu được có sự khác nhau giữa các ý nghĩ, cảm
xúc, triệu chứng cơ thể.
- Nhận diện các cảm xúc với mục đích thân chủ phải mô tả được các
trạng thái cảm xúc khác nhau với cường độ khác nhau. Có thể dùng hình vẽ
minh họa hoặc thang đo…
- Nhận diện các triệu chứng cơ thể với mục đích phải nhận diện được
các triệu chứng cơ thể liên quan với trầm cảm như là: đau bụng, đau đầu,
nhức cơ, mất ngủ…
Nhận diện các ý nghĩ với mục đích thân chủ phải nhận diện được các ý nghĩ làm
xuất hiện trầm cảm để chứng minh mối liên quan giữa các tình huống, ý nghĩ với
cảm xúc. Đây cũng là bước đầu tiên của quy trình cấu trúc lại nhận thức.
Bước 2: Cấu trúc lại nhận thức gồm 4 bước:
- Nhận ra được các ý nghĩ nằm sau các triệu chứng trầm cảm.
- Tìm bằng chứng phản bác lại ý nghĩ dựa trên 4 nguồn: Những trải
nghiệm trong quá khứ của thân chủ; Khả năng thay thế; tần xuất gặp phải; lOMoAR cPSD| 39651089 13
Những triển vọng khác.
- Lượng giá ý nghĩ dựa trên bằng chứng
- Xem xét hậu quả khi tình huống sợ xảy ra thực
Thường áp dụng với trẻ lớn và vị thành niên, nếu tình huống trong ý nghĩ lo
âu thực sự xảy ra thì sẽ có hậu quả gì?” và “Hậu quả đó ảnh hưởng đến
cuộc sống có lớn không?
Bước 3: Hoạt Hóa hành vi.
Hoạt hóa hành vi là bước bao gồm các kĩ thuật để thân chủ thực hiện các
hành vi mà trước kia thân chủ đã từng có hứng thú, hoặc các hành vi hiện
tại thân chủ có thể thực hiện được. Nhằm mục đích gia tăng các hành vi
đem lại hứng thú xã hội cho thân chủ, để từ đó thân chủ thoát khỏi tình
trạng trầm cảm của mình. Việc thực hiện các bài tập về hành vi giúp thân
chủ có cách ứng phó mới với các hoàn cảnh.
Bước 4: Kỹ thuật thư giãn:
Thân chủ phải hết sức tập trung, ý thức của mình vào việc hình dung ra
cảm giác căng cơ, trùng cơ hoặc từ trạng thái căng cơ sang trùng cơ, các bầi
tập nên đơn giản, ngắn, với trẻ nhỏ nên dưới dạng trò chơi. Tập tuần tự
từng nhóm cơ (đặc biệt là cơ hai bàn tay, hai cánh tay, vai, cổ, ngực, bụng,
bàn chân…). Kỹ thuật này sử dụng xen kẽ trong các phiên trị liệu.
1.3. Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần
1.3.1. Khái niệm Công tác xã hội (CTXH):
Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và
giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng
các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội trong quá trình can
thiệp các mối tương tác của con người với môi trường sống (IFSW& IASSW, 2011).
CTXH với những chức năng can thiệp, giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội,
phát triển tiềm năng cá nhân, gia đình và cộng đồng.
1.3.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) bao gồm các can thiệp, trị liệu và các
hoạt động đảm bảo trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần ở 5 khía cạnh cơ bản sau:
- Khả năng cân bằng: Khả năng tạo sự cân bằng trong cuộc sống ở các
khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế, tạo cân bằng trong
cuộc sống ở mọi bối cảnh, hoàn cảnh. lOMoAR cPSD| 39651089 14
- Khả năng phục hồi: Khả năng vượt qua, đối phó với các tình huống khó
khăn và trở lại trạng thái bình thường sau những sự kiện mất mát, đau
buồn, tổn thất, đổ vỡ …về con người, tài sản, sự nghiệp.
- Khả năng phát triển cá nhân: Khả năng nhận biết, nuôi dưỡng và phát
triển năng lực và sở trường của cá nhân.
- Biết tận hưởng cuộc sống: Đó là khả năng sống với hiện tại, và trân trọng
những gì mình có; biết học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ quá khứ, kể cả trải
nghiệm đau buồn, tiếp tục sống có kế hoạch cho hiện tại và tương lai có hiệu quả.
- Sự linh hoạt: Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, với các tình huống
mới, có khả năng tự điều chỉnh bản thân.
CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều
nước phát triển trên thế giới. Tại Mỹ, việc lồng ghép chuyên môn CTXH vào hoạt
động chữa trị, can thiệp nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần được
xem là một lĩnh vực sớm nhất của CTXH. CTXH trở thành một dịch vụ tại bệnh viện
Manhattan State tại New York năm 1906 và tại Bệnh viện tâm thần Boston năm 1910.
Tại Canada, nhân viên CTXH đã tham gia vào cung cấp dịch vụ cho những người có
vấn đề về tâm thần và gia đình từ những năm đầu đời của CTXH và từ đó đến nay
CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã trải qua nhiều thách thức nhưng cũng
đem lại nhiều kết quả minh chứng cho tính hiệu quả của nghề nghiệp này.
CTXH được sử dụng trong thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần bởi CTXH tham
gia vào: 1/ Thúc đẩy chính sách hợp tác và sự tham gia của chuyên gia, cơ quan chức
năng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần; 2/ Phát triển môi trường và hệ thống cung
cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần; 3/ Thúc đẩy khía cạnh
nhiều chiều, đa yếu tố của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng;
cung cấp minh chứng cho việc sử dụng CTXH tạo nên tính thân thiện, hiệu quả và sự
bình đẳng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần (M. Duggan et. Al. 2002:5).
1.3.3. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam
Đề án 32 về Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 được
Chính phủ phê duyệt năm 2010 có liên quan tới công tác xã hội trong lĩnh vực
CSSKTT. Mục tiêu của Đề án là phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở
Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng
đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch
vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. lOMoAR cPSD| 39651089 15
Đề án 1215 về Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,
người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê
duyệt năm 2011. Mục tiêu chung của đề án là huy động sự tham gia của xã hội nhất là
gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm
thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa rối loạn tâm thần góp
phần bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những nội dung hoạt động quan trọng của
Đề án này là đào tạo nhân viên CTXH về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đề án
tập trung vào các lĩnh vực: phát triển dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực CSSKTT
kết hợp với điều trị y tế để phòng ngừa và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm
thần tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội; trợ giúp xã hội cho người tâm thần
nặng; và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và tại các cơ sở
bảo trợ xã hội; xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội
chăm sóc và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm thần; phát triển nguồn nhân
lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm thần
dựa vào cộng đồng; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối loạn tâm thần; truyền
thông, nâng cao nhận thức về cộng đồng về CSSKTT
Cũng theo đề án 1215, “90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến
gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng
luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ
cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ
CTXH khác” là mục tiêu cụ thể của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, để thực
hiện mục tiêu này chúng ta còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
1.3.4. Vai trò của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần
cũng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên của CTXH trong các cơ sở trợ giúp những
cá nhân, gia đình và nhóm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhân viên CTXH tham
gia vào các hoạt động sau trong quá trình giúp đỡ những người tâm thần:
- Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong đó có luật
pháp, chính sách, chương trình dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần;
- Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết và đối phó với vấn đề về sức khỏe tâm thần;
- Kết nối cá nhân, gia đình với hệ thống dịch vụ và nguồn lực trong xã hội
để giải quyết vấn đề liên quan tới SKTT; lOMoAR cPSD| 39651089 16
- Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực hoạt động có
hiệu quả cho việc trợ giúp người có vấn đề SKTT.
Có thể nói nhân viên CTXH là một trong những nhà chuyên môn cung cấp
dịch vụ nhiều nhất so với các nhà chuyên môn khác trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
tâm thần. Nghiên cứu sự tham gia của nhân viên CTXH trong lĩnh vực an sinh xã hội
nói chung và đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng cho thấy, nhân viên
CTXH có rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ sở sức khỏe tâm thần, cụ thể như:
• Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân, gia đình hay nhóm qua tham vấn cá
nhân, can thiệp khủng hoảng, biện hộ, điều phối nguồn lực và quản lý ca…
• Tham gia vào xây dựng kế hoạch, cung cấp các dịch vụ, thiết lập sự hợp
tác của các nhà chuyên môn, người chăm sóc, và gia đình họ.
• Phối hợp với cộng đồng xây dựng môi trường thân thiện cho đối tượng.
• Biện hộ, bảo vệ đối tượng để họ tiếp cận được các dịch vụ có chất lượng,
tiếp cận các mô hình can thiệp và nguồn lực cần thiết.
• Biện hộ chính sách xã hội như hỗ trợ đối tượng tâm thần, rối nhiễu tâm
thần có hoàn cảnh nghèo đói, không có việc làm, không nhà ở, biện hộ cho
sự công bằng xã hội đối với đối tượng và gia đình họ.
• Tư vấn để giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cộng đồng hiểu biết chính
xác và đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với người bệnh và gia
đình của họ
• Hỗ trợ các chương trình phòng ngừa như can thiệp sớm, giáo dục cá nhân
và cộng đồng, cải tiến các dịch vụ, cung cấp thông tin, giúp tuyên truyền
để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần, dịch vụ hiện có chăm sóc sức
khỏe tâm thần đối với cộng đồng
• Tham gia nghiên cứu để đưa ra những căn cứ, bằng chứng cho xây dựng chính
sách và xây dựng các hệ thống dịch vụ trợ giúp người rối nhiễu tâm thần lOMoAR cPSD| 39651089 17
CHƯƠNG II: ĐIỂN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
2.1. Trường hợp rối loạn khí sắc
2.1.1. Những thông tin cơ bản để xác định về thân chủ
Nam (đã được thay đổi tên). Hiện 19 tuổi, sinh viên năm thứ 2 của Khoa Y,
trường Đại học Y – Dược TP HCM. Sống với ba mẹ và 1 chị gái 28 tuổi tại tp. Hồ
Chí Minh. Ba mẹ là giáo viên.
2.1.2. Lý do tìm đến trị liệu hoặc đánh giá
Mẹ của Nam – bà Hoàng Oanh, 55 tuổi đến tham vấn với lý do con trai của
bà nghiện game online đến mức bỏ học, lực học giảm sút, hạn chế quan hệ xã hội
với mọi người, luôn có tình trạng chống đối cha mẹ, không tuân thủ các yêu cầu
của cha mẹ. Mặc dù trước đó Nam đã từng đi khám và được chẩn đoán là trầm
cảm và có uống thuốc hơn một năm.
2.1.3. Thông tin cá nhân (tiền sử, bệnh sử, sang chấn)
Nam xuất thân trong một gia đình có cha mẹ đều là giáo viên. Mẹ Nam là
con của một gia đình làm nông ở Thanh Hóa, sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì vào Biên
Hòa học ngành Sư phạm và ra làm giáo viên. Ba Nam là người gốc Huế, gia
trưởng và ít quan tâm đến việc dạy dỗ con cái, thậm chí còn hay uống rượu và
đánh chửi vợ con. Tuy nhiên là người có nghị lực và rất thành công.
Thời thơ ấu của Nam đã trải qua những ngày tháng không vui. Mẹ bị cha
đánh chửi, bị mẹ chồng khắt khe quá mức dẫn đến đau khổ, chán chường và nhiều
lần muốn bỏ đi. Các con thì bị đánh và bị xúc phạm khi có lỗi vì thế Nam đã bắt
đầu có suy nghĩ tiêu cực. Nghĩ mình không nên sinh ra trên đời.
Thời học phổ thông, Nam là niềm tự hào của gia đình, là học sinh của trường
chuyên, là học sinh giỏi hóa cấp quốc gia và được học bổng vào thẳng đại học.
Về vấn đề sang chấn. Nam bị người yêu chia tay khi học lớp 11. Kể từ sau sự kiện
đó, Nam luôn buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, chán học, mất phương hướng và không còn
hứng thú với mọi chuyện. Đã từng có những suy nghĩ về việc tự tử. Điều này kéo dài khá
lâu. Trong thời gian đầu Nam không được đi khám mà chỉ được mẹ dành nhiều thời gian
cho con và nhờ bạn bè của con hỗ trợ để con vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Nam dần
ổn định cảm xúc, cậu vui vẻ trở lại, thấy thoải mái và có năng lượng hơn. Cậu có thời
gian sau đó biết đam mê và thấy có giá trị trong cuộc sống. Điều này trải qua khoảng 1
năm và khi chuẩn bị vào Đại học thì cậu lại trở lại các triệu chứng lOMoAR cPSD| 39651089 18
như giai đoạn thời lớp 11. Bà Oanh cho con đi khám và được chẩn đoán là trầm
cảm, được điều trị thuốc trong gần 1 năm và tình trạng ổn định trở lại. Cậu vào
đại học, đi học trở lại một cách yêu đời hơn, biết lo cho cha mẹ và quan hệ với mọi
người rất tốt. Chỉ có điều khi đến năm thứ 2 cậu lại trở lại các triệu chứng ban
đầu và có phần gia tăng.
Mẹ Nam chia sẻ, có những hôm Nam bỏ đi chơi game đến 1 giờ đêm mới về,
cha mẹ đi tìm về Nam cũng không nói năng gì, luôn cho rằng mình không được đối
xử tốt trong gia đình, cảm thấy không được yêu thương và chăm sóc.
2.1.4. Ấn tượng chẩn đoán ban đầu
Cột I: Rối loạn khí sắc chu kỳ (DSM 301.13 (F34.0))
Cột II: không ghi nhận
Cột III: Không ghi nhận
Cột IV: trải nghiệm sang chấn /mâu thuẫn/bạo lực của cha thời thơ ấu. Kỳ
vọng quá mức từ gia đình
Cột V: Sử dụng thang đo GAF
2.1.5. Vấn đề 1: Nghiện game online đến mức bỏ học
2.1.6. Mục tiêu đầu ra
- Chấm dứt việc chơi game bằng một việc khác lành mạnh
hơn. a. S - Số liệu chủ quan
Mẹ Nam chia sẻ, có những hôm Nam bỏ đi chơi game đến 1 giờ đêm mới về,
cha mẹ đi tìm về Nam cũng không nói năng gì, luôn cho rằng mình không được đối
xử tốt trong gia đình, cảm thấy bị bỏ rơi.
b. O – số liệu khách quan
Nhà tâm lý sử dụng các thang đo để đo
Thực tế cho thấy, chỉ một tỷ lệ nhỏ người chơi game trở thành nghiện game.
Khi chơi game, người ta nhận thấy não người chơi có sự tăng giải phóng dopamin,
tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho
người chơi, dần dần họ trở thành nghiện game.
Đồng thời, có sự sụt giảm đáng kể nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin tại
khe si-nap ở não khi làm xét nghiệm tìm kiếm serotonin trong huyết tương và trong dịch
não tủy của người nghiện game (giống với bệnh sinh của trầm cảm) vì vậy người nghiện
game có các triệu chứng điển hình của trầm cảm và lo âu. Khi điều trị bằng thuốc chống
trầm cảm, các triệu chứng của nghiện game online thuyên giảm rõ rệt. lOMoAR cPSD| 39651089 19
Người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng sau đây:
• Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy: Game thủ sẽ được coi là nghiện
game nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên: – Thèm chơi game
– Chơi game liên tục không nghỉ
– Không kiểm soát được việc chơi game
– Bỏ bê các công việc khác
– Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu
– Nói dối về thời gian chơi game
– Sử dụng sai về tiền bạc
– Cảm xúc không ổn định
• Nhóm triệu chứng trầm cảm
– Khí sắc trầm cảm
– Mất hứng thú và sở thích – Mất ngủ – Chán ăn, ăn ít
– Rối loạn tâm thần vận động (chậm chạp, lờ đờ hoặc kích động)
– Giảm sút năng lượng
– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
– Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định
– Ý nghĩ muốn chết và hành vi tự sát
c. A – Đánh giá – định hình
Nhà tâm thần học Michael Brody, đưa ra định nghĩa về game online, theo
đó người nghiện game online phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau:
+ Người nghiện game online luôn đòi hỏi chơi game ngày càng nhiều để giữ
được tình trạng tâm lý hiện tại của mình.
+ Nếu không được tiếp tục chơi game online, họ sẽ cáu gắt và cảm thấy rất khó chịu.
Nói một cách đơn giản thì những người nghiện game online là trở thành cáu kỉnh,
có hành vi bạo lực hoặc bị ức chế nếu không được chơi game online. Những trẻ em
nghiện game sẽ khóc lóc đòi chơi game, không ngủ, từ chối ăn uống hoặc không chịu làm gì.
Như vậy, việc chơi game có thể là cách để Nam giải tỏa mỗi khi buồn chán.
Tuy nhiên việc chơi game khiến Nam trở nên nghiện game, tới mức bỏ học và sa sút việc học. lOMoAR cPSD| 39651089 20
d. P – Kế hoạch: Kế hoạch can thiệp cho Nam (giảm việc chơi game, chú tâm
vào việc học) bao gồm:
Tăng cường các hoạt động thể lực và hoạt động văn hóa
Nam sẽ bị bắt buộc thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe, chơi
cầu lông, đá bóng và bơi lội. Họ có thể thâm gia các chuyến tham quan, các hoạt động
ngoại khóa (cắm trại) của trường và cơ quan để tăng cơ hội giao tiếp với xung quanh,
quên đi cảm giác thèm chơi game và tăng khả năng hòa nhập với cuộc sống thực tại.
Hướng dẫn Nam tham gia các hoạt động văn hóa như ca nhạc, ngâm thơ,
đọc sách báo giấy để tìm hiểu về các vấn đề của cuộc sống. Sẽ là rất tốt nếu Nam tự
tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình.
Các liệu pháp tâm lý
Cho Nam tham gia vào liệu pháp tâm lý nhận thức-hành vi. Hoặc cũng có
thể tham gia các nhóm trao đổi thông tin về cách thức vượt qua cảm giác thèm
chơi game với những người khác.
Tham vấn cho ba mẹ Nam về các nguyên nhân Nam nghiện game
Có thể mất một vài phiên để nhà trị liệu của Nam hiểu đầy đủ về tình huống và
mối quan tâm của Nam, và để xác định hướng hành động tốt nhất. Nếu Nam không
cảm thấy thoải mái với nhà trị liệu đầu tiên, hãy thử người khác. Cảm giác được “sự
phù hợp” với tâm lý gia có thể giúp Nam nhận được nhiều lợi ích nhất từ CBT.
2.1.6. Vấn đề thứ 2:
Kế hoạch can thiệp nhằm giúp Nam cải thiện mối quan hệ với
ba mẹ a. S – Số liệu chủ quan
Mẹ Nam chia sẻ bố Nam là người rất có nghị lực, tự mình vừa làm vừa học và
thành công. Ông rất tự hào về bản thân và gia đình. Tuy nhiên ký ức của giai đoạn bị
đấu tố, mất hết tài sản làm cho ông và gia đình rất buồn, đau khổ và luôn cay cú về
những điều đó. Sau này khi có con, ông thường không quan tâm, yêu thương chăm
sóc các con mà để chuyện đó cho vợ. Ông cho rằng đàn ông phải là người lo chuyện
lớn, không nên chỉ nghĩ đến chuyện nhỏ nhặt gia đình. Ông hay uống rượu, chửi và
đánh vợ. Với con cái ông ít gần gũi và mỗi lần con phạm lỗi thì thường bị đánh hoặc
có lời lẽ xúc phạm như “mày chết đi”, “mày ngu lắm”,… Điều này làm cho cả gia
đình luôn xáo động và cả mẹ Nam cũng thất vọng, các con thì không bình yên. Nam
thường có suy nghĩ tiêu cực thời thơ ấu là mình không nên sinh ra đời này thì tốt hơn.
b. O – Số liệu khách quan
Nhà tâm lý quan sát đôi khi Nam có biểu hiện cáu gắt, bực bội với mẹ. lOMoAR cPSD| 39651089 21
c. A – Đánh giá – định hình
Ba mẹ Nam có bất hòa, ba Nam thường xuyên chửi và đánh mẹ Nam mỗi khi say
rượu. Ngoài ra, ba Nam cũng không yêu thương, quan tâm các con. Điều này có thể dẫn
đến tình trạng Nam chống đối cha mẹ, không tuân thủ các yêu cầu của cha mẹ. d. P – Kế hoạch
Liệu pháp thân chủ trọng tâm (Person-Centered Psychotherapy)
Kế hoạch can thiệp giúp Nam cải thiện mối quan hệ với ba mẹ
Tư vấn cho ba Nam việc yêu thương quan tâm các con là trách nhiệm của
cả ba và mẹ, chứ không phải chỉ riêng người vợ như ba Nam nghĩ.
2.1.7. Tổng kết tiến trình can thiệp tới hiện tại
Nam thay đổi việc chơi game bằng môn thể thao khác, Nam chú tâm vào việc
học, cải thiện mối quan hệ với cha mẹ và với những người xung quanh.
Nhà tâm lý tiếp tục theo dõi việc thay đổi hành vi của Nam. Mẹ Nam gặp nhà
tâm lý và báo cáo 1 lần/tuần.
2.1.8. Vấn đề liên quan đến quản lý ca
Nam tiếp tục thăm khám y khoa và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhà
tâm lý cần thường xuyên trao đổi để cập nhật qua bà Oanh về việc uống thuốc trầm
cảm, để kết hợp với kế hoạch can thiệp hành vi cho Nam. Nhà tâm lý cũng cần tìm
hiểu thêm về thuốc và tác dụng phụ của thuốc qua bác sỹ của Nam nếu có thể.
2.1.9. Các câu hỏi thảo luận
Câu 1: Liệu gia đình Nam có thực hiện đúng thỏa thuận giữa nhà trị
liệu và gia đình?
Câu 2. Nếu tình trạng của Nam vẫn không hay đổi, liệu còn nguyên
nhân nào khác hay không?
2.2. Trường hợp rối loạn cơ thể hóa
2.2.1. Những thông tin cơ bản xác định về thân chủ:
Bà Hoàng Oanh (đã đổi tên), năm nay 56 tuổi, nghề nghiệp giáo viên, là Phó hiệu
trưởng tại một trường cấp 2 đã nghỉ hưu, hiện đang sinh sống với chồng 57 tuổi và hai
con trai, một 26 tuổi và một 20 tuổi tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Con đầu là
nhân viên kinh doanh bất động sản, con thứ hai đang là sinh viên của một trường đại lOMoAR cPSD| 39651089 22
học tại TP Hồ Chí Minh. Người chồng đang là giáo viên dạy Toán tại một trường THPT
ở địa bàn thành phố. Điều kiện kinh tế gia đình khá giả.
2.2.2. Lý do tìm đến với trị liệu hoặc đánh giá:
Bệnh nhân tự đến vì gia đình thấy biểu hiện có những cảm xúc tiêu cực, lo
âu và mất ngủ nên đề nghị bà đi khám sức khỏe tâm thần để xem nguyên nhân và
cách điều trị. Bà Oanh cũng muốn tìm ra nguyên nhân căn bệnh của bà.
2.2.3. Thông tin cá nhân (tiền sử, bệnh sử, sang chấn):
Thân chủ xuất thân từ một gia đình làm nông ở quê. Gia đình có 3 người
con gồm một trai và hai gái. TC là em gái út và là người duy nhất được học đến
nơi đến chốn, học hết Cao đẳng sư phạm và làm giáo viên. TC kết hôn năm 27 tuổi
với người chồng là con thuộc gia đình gốc Huế. Người chồng từ bé rất được nuông
chiều cho nên có tính ỷ lại và sống phụ thuộc vào người khác. Trong gia đình vai
trò người trụ cột thường là do TC gánh vác.
Thân chủ khi kết hôn không có con liền nên gia đình chồng làm áp lực. Chính vì
vậy mà trong giai đoạn này TC bị trầm cảm, chán chường và thường nghĩ đến cái chết.
Năm 30 tuổi có con đầu lòng cùng lúc với việc bố ruột qua đời vì ung thư dạ dày.
Điều này đã làm TC rất suy sụp vì rất yêu bố. 15 năm sau, đến lượt anh trai của
TC cũng bị chết vì ung thư dạ dày. Điều này là một cú shock lớn với gia đình
Trải nghiệm thứ ba mà TC gặp phải đó là việc TC đến tuổi nghỉ hưu.
Chuyện này cũng làm TC buồn chán và đẫn tới tình trạng lo âu, cùng lúc đó,
người chị thứ hai của TC cũng đang bị bệnh nặng.
- Bệnh sử: Lịch sử về rối loạn/ sang chấn của thân chủ mà chúng ta khai thác.
Bệnh nhân đã từng bị trầm cảm rối loạn lo âu từ sau khi lập gia đình do áp lực
phải sinh con từ gia đình bên chồng. Sau đó, TC phải trải qua hàng loạt sang chấn
khác: cái chết của bố và anh trai, đến tuổi về hưu, người chị bệnh nặng… Những
biến cố này các làm trầm trọng cho tình trạng trầm cảm của TC.
- Các dấu hiệu/ triệu chứng của rối loạn/ vấn đề mà thân chủ gặp phải.
Triệu chứng của bà Oanh
Triệu chứng có trong DSM-5
luôn nghĩ rằng mình bị ung thư dạ dày A. Bệnh nhân luôn lo lắng mình mắc 1 bệnh nào đó
các triệu chứng đau từng cơn, đầy hơi, B. Các triệu chứng cơ thể không có, nếu có
khó chịu và ăn không ngon
chỉ ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh nhân mắc 1
bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc một bệnh nào
đó thì sự lo lắng, bận tâm này biểu hiện quá lOMoAR cPSD| 39651089 23
mức và không tương xứng.
có những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là lo C. Lo lắng quá nhiều về sức khỏe, người âu và mất ngủ
bệnh dễ hoảng sợ với tình trạng sức khỏe của mình
được gia đình đưa đi kiểm tra ở rất nhiều D. Có hành vi liên quan đến sức khỏe như
các cơ sở y tế khác nhau nhưng bà đều khám đi khám lại để xem có bệnh hay
không chấp nhận các chẩn đoán đó và không…
mong đợi có tiền để được đưa sang
Singapore để khám xét chính xác hơn Đã hơn 6 tháng
E. Lo lắng này kéo dài ít nhất sáu tháng Theo ICD-10
- Ít nhất hai năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không tìm
thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.
- Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của bác sĩ rằng
không cắt nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể.
- Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào
bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra.
2.2.4. Ấn tượng chẩn đoán ban đầu:
- Cột I: Rối loạn lo âu có bệnh/DSM-5: 300.7 (F45.21)
- Cột II: không ghi nhận
- Cột III: Không ghi nhận
- Cột IV:trầm cảm liên quan đến quan hệ với gia đình chồng/ Lo âu liên quan
đến việc trong gia đình có nhiều người bị mắc bệnh hiểm nghèo/trầm cảm vì
việc về hưu
- Cột V: Không ghi nhận
2.2.5. Danh sách vấn đề:
Liên tưởng mình bị ung thư dạ dày. Cảm thấy lo lắng vì có triệu chứng đau
từng cơn, đầy hơi, khó chịu và ăn không ngon
2.2.6. Mục tiêu đầu ra:
Mục tiêu Giảm các triệu chứng lo lắng do TC nghĩ rằng bị ung thư dạ dày
S - Số liệu chủ quan:
Thân chủ suy nghĩ mình bị ung thư dạ dày vì liên tưởng đến người cha và người
anh trai đều bị ung thư dạ dày mà mất. Sau đó, người chị thứ hai cũng bị bệnh nặng nên lOMoAR cPSD| 39651089 24
vấn đề này lại càng củng cố thêm niềm tin là mình đang mắc bệnh. Bênh nhân
cũng đã đi khám nhiều trung tâm, làm nhiều xét nghiệm nhưng bệnh nhân vẫn
không tin tưởng vào kết quả đó mà muốn để dành tiền qua Singapore nơi mà bệnh
nhân nghĩ rằng có thể tìm ra căn bệnh của mình. Mặt khác người nhà cũng nghĩ
rằng TC đang có vấn đề về tâm lý nên khuyên bà đến tham vấn.
O - Số liệu khách quan:
Nhà tâm lý sử dụng các công cụ đánh giá hành vi của thân chủ. Xem lại các
kết quả cận lâm sàng trong những lần khám bệnh trước đây. Sử dụng các bảng
trắc nghiệm để đánh giá hành vi cảm xúc của TC.
Quan sát TC, thái độ TC có vẻ lo lắng, luôn khẳng định mình có những triệu
chứng của bệnh ung thư dạ dày.
A – Đánh giá – Định hình:
Thuyết nhận thức hành vi (Cognitive Behavior) Trải nghiệm sang chấn sau cái
chết của ba và anh trai dẫn đến bà Oanh có một niềm tin rằng ung thư dạ dày là do di
truyền vì cha của bà bị, rồi đến anh trai cũng bị và bây giờ chị bà cũng đang bị bệnh
nặng từ đó với những triệu chứng thực thể như đau từng cơn, đầy hơi, ăn không tiêu. P – Kế hoạch:
Việc trị liệu cho thân chủ được tiến hành song song 2 phương
pháp b. Trị liệu bằng tâm lý
Áp dụng liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT)
Dành cho bệnh nhân một thời gian để họ kể bệnh một cách tường tận. Giải
thích cho bệnh nhân về các cơ chế của bệnh. Thoả thuận một kế hoạch điều trị
thống nhất với bệnh nhân và những người khác có liên quan. Mời bác sĩ chuyên
khoa ung bướu thăm khám và trấn an bệnh nhân một cách hợp lý. Ví dụ: đau
bụng không có nghĩa là bị ung thư. Thảo luận về những stress tâm lý liên quan
đến sự xuất hiện các triệu chứng. Khuyên bệnh nhân không chờ đến khi các triệu
chứng mất hết rồi mới trở lại các hoạt động ngày thường.
– Liệu pháp thư giãn luyện tập có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng.
c. Trị liệu bằng thuốc
Trong đa số các trường hợp, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc chống
trầm cảm khác có thể cho kết quả tốt, hiệu quả của thuốc thường xuất hiện chậm sau 4-
8 tuần và cần phải duy trì lâu dài phù hợp, liều lượng và cách sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý: lOMoAR cPSD| 39651089 25
– Thuốc chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng. Các bệnh nhân rối loạn
dạng cơ thể thường nhạy cảm với các tác dụng phụ.
– Các thuốc giải lo âu (Benzodiazepine) chỉ nên dùng cho các chỉ định đặc
biệt cần đề phòng lạm dụng thuốc.
2.2.7. Tổng kết tiến trình can thiệp tới hiện tại:
Sau khi được nhà tâm lý tham vấn bệnh nhân đã đồng ý thực hiện theo theo
kế hoạch trị liệu.
2.2.8. Vấn đề liên quan đến quản lý ca:
Rối loạn cơ thể hóa là một bệnh mạn tính, quá trình bệnh kéo dài nhiều
năm và thường kháng trị.
Cần đề phòng và tránh biến chứng do:
+ Phát hiện muộn, điều trị không kịp thời, bệnh nhân đi khám nhiều
chuyên khoa gây tốn kém về kinh tế, có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm.
+ Không điều trị đủ thời gian, không tuân thủ kế hoạch điều trị.
+ Biến chứng của việc lạm dụng thuốc.
Vì vậy cần phải phối hợp với người nhà để theo dõi diễn tiến bệnh của bệnh nhân.
2.2.9. Các câu hỏi thảo luận:
1. Liệu bệnh nhân có thể tin tưởng vào phương pháp điều trị của nhà tâm lý hay
không và vẫn muốn đi nước ngoài để được chữa trị?
2. Nếu thân chủ bị biến chứng do tác dụng phụ của thuốc, kế hoạch tiếp theo là gì? lOMoAR cPSD| 39651089 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chăm sóc bản thân về mặt tinh thần là một trong những điều quan trọng nhất
mà chúng ta có thể làm để cải thiện sức khỏe. Sức khỏe tinh thần tốt giúp chúng ta đối
phó tốt hơn với căng thẳng liên quan đến công việc và cuộc sống và đưa ra quyết định
hợp lý. Xem nhẹ sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức
khỏe. Áp dụng các thói quen lành mạnh mà chúng ta có thể kiểm soát, sẽ giúp bản
thân khỏe mạnh về tinh thần tại nơi làm việc và ở nhà. Thay đổi trạng thái tinh thần
và thể chất của chính mình có thể dẫn đến một tư duy và cuộc sống tốt hơn.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần ở cộng đồng, việc phát hiện và
can thiệp sớm ở cộng đồng có thể giúp người bệnh có vấn đề về sức khỏe tâm thần
và gia đình của họ phòng chống và kiểm soát được những nguy cơ gây tử vong và
hạn chế những tiêu cực cho các thành viên khác trong gia đình cũng như cộng
đồng xã hội. Sự lồng ghép giữa can thiệp y tế và các kỹ năng can thiệp, trị liệu về
tâm lý chuyên sâu cho người bệnh thông qua nhân viên công tác xã hội là rất quan
trọng, thậm chí nhờ đó người bệnh không cần dùng thuốc mà vẫn khỏi.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là người dân và gia đình người mắc bệnh tâm
thần, rối nhiễu tâm trí hay trầm cảm không mấy tin tưởng vào quá trình chữa bệnh của
những nhân viên công tác xã hội, họ cho rằng căn bệnh này chỉ có thể chữa được bởi bác
sĩ. Để vận động được gia đình và người có vấn đề về sức khỏe tâm thần theo nhân viên
công tác xã hội chữa trị là rất khó. Chính vì vậy, ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội cần tiếp tục tập huấn, xây dựng năng lực cho hệ thống các trung tâm trợ giúp xã
hội, trung tâm công tác xã hội để mở các dịch vụ về điều trị cho những người lo âu, stress,
phát hiện sớm những đối tượng có vấn đề rỗi nhiễu tâm trí và có những liệu pháp điều trị
về mặt công tác xã hội, về mặt tâm lý học, về mặt xã hội cho phù hợp trước khi người
bệnh đến với các bệnh viện khi bị phát hiện có bệnh trầm trọng. Sự phối hợp giữa hai
ngành LĐ - TBXH và Y tế trong điều trị, chăm sóc sức khỏe tâm thần là hết sức quan
trọng và nó ở tất cả các cấp độ, từ cấp xã, trạm y tế của xã, cho đến cấp huyện, cấp tỉnh
và cấp trung ương. Ở cấp trung ương, hai Bộ cũng cần phải có xây dựng một kế hoạch.
Đây đúng là một khoảng trống và là một việc còn thiếu. Báo chí cần lên tiếng và có tiếng
nói để chúng ta hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và tiếp tục đóng góp, đồng
hành trong việc phát triển các dịch vụ can thiệp sớm. Bên cạnh đó, cũng cần đề ra cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư hút vốn, đầu tư nước ngoài để phát
triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm công tác xã hội có cung cấp các dịch
vụ công tác xã hội về chăm sóc sức khỏe tâm thần. lOMoAR cPSD| 39651089 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện 103 (2015). Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần theo
DSM-5. Tài liệu sử dụng nội bộ
2. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2017). Công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe tinh thần. Tài liệu hướng dẫn thực hành dành cho cán bộ xã hội cơ sở
3. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày của Bộ y tế về việc ban hành
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
4. Bùi Thị Xuân Mai (2014). Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, Nhà xuất
bản Lao động Xã hội, T.19.
5. Lê Thị Thu Hà (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị
trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Viện Sức khỏe tâm
thần. Luận án tiến sĩ y học bảo vệ tại trường ĐH Y Hà Nội
6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thị Hồng Kiên (2013). Công tác xã hội trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe tinh thần. giáo trình dành cho Cao đẳng nghề CTXH
7. Robert Bland, Gabrielle Drake and John Drayton (2021). Social Work Practice
in Mental Health: An Introduction. 3rd Edition - Published Mar. 17, 2021 by Routledge
8. Chính phủ (2011). Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người
tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020
9. Tổ chức Y tế Thế giới, ICD 10 về các rối loạn tâm thần (2005).
10. Tổ chức Y tế thế giới, Management of Mental Disorder (1997).
11. https://tamlytrilieunhc.com/lieu-phap-nhan-thuc-hanh-vi-
5073.html#:~:text=Li%E1%BB%87u%20ph%C3%A1p%20nh%E1%BA%ADn
%20th%E1%BB%A9c%20%E2%80%93%20h%C3%A0nh%20vi%20(Cognitiv
e%20Behavioral%20Therapy%20%E2%80%93,trong%20cu%E1%BB%99c%2
0s%E1%BB%91ng%20c%C3%A1%20nh%C3%A2n.
12. http://laodongxahoi.net/cong-tac-xa-hoi-trong-cham-soc-suc-khoe-tam-than-
hieu-qua-va-nhung-nut-that-can-thao-go-1308838.html
13. http://ttcsntt.khanhhoa.gov.vn/?portfolio=mot-so-bien-phap-nham-cung-cap-tot-
hon-va-phat-trien-dich-vu-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-tam-than