Tiểu luận cuối kì | Lịch sử quan hệ quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Tiểu luận cuối kỳ" là một phần không thể thiếu trong môn học Lịch sử Quan Hệ Quốc Tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tiểu luận này, sinh viên được yêu cầu nghiên cứu và phân tích một chủ đề cụ thể liên quan đến lịch sử quan hệ quốc tế, có thể là một sự kiện, một thời kỳ, hoặc một vấn đề đặc biệt trong lịch sử quốc tế. Sinh viên sẽ phải trình bày các ý kiến, nhận định và luận điểm của mình dựa trên các tài liệu nghiên cứu và nguồn thông tin đáng tin cậy. Tiểu luận cuối kỳ không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về lịch sử và tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới mà còn rèn luyện khả năng nghiên cứu, phân tích và diễn đạt ý kiến một cách logic và rõ ràng.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI:
NGOẠI GIAO CÂN BẰNG Ở CHÂU ÂU THỜI CẬN ĐẠI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. TRẦN NAM TIẾN
SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐINH THỊ THÚY NGA MSSV 2257060067 KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ NĂM HỌC 2022-2023
Hồ Chí Minh, ngày 07, tháng 08, năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................................. 3
NỘI DUNG ......................................................................................................................................................... 5
I. Những đặc điểm về ngoại giao và sự hình thành ngoại giao – công cụ của quan
hệ quốc tế - trên phạm vi thế giới ............................................................................................. 5
1. Khái quát chung ............................................................................................................................. 5
2. Đặc điểm của ngoại giao ....................................................................................................... 5
3. Sự hình thành ngoại giao trên phạm vi thế giới ............................................. 6
II. Ngoại giao cân bằng của Châu Âu thời cận đại ..................................................... 7
1. Lịch sử ngoại giao của Châu Âu ................................................................................... 7
2. Ngoại giao cân bằng của Châu Âu .............................................................................. 9
3. Ngoại giao Châu Âu thời hiện đại .............................................................................. 13
III. Đối ngoại giữa Châu Âu và Việt Nam hiện nay ............................................. 14
1. Lịch sử thiết lập ngoại giao với Châu Âu của Việt Nam ...................... 14
2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Châu Âu ngày nay ... 15
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 19 2 lOMoAR cPSD| 41487147 MỞ ĐẦU
Từ lịch sử cho đến hiện tại, ngoại giao Châu Âu đã phát triển cực kì mạnh mẽ
và có dấu ấn trên thế giới. Và hiện nay, khi Việt Nam ta có quan hệ ngoại giao
với Châu Âu ví thế ta cần phải tìm hiểu để có thể nắm bắt rõ hơn những yếu tố
có ảnh hưởng đến ngoại giao và lợi ích đất nước. Trước phải kể đến nguyên
nhân xuất hiện quan hệ quốc tế, ngoại giao thương mại trên phạm vi thế giới,
sau đi vào lịch sử ngoại giao của Châu Âu và đặc biệt là ngoại giao cân bằng
hay cân bằng quyền lực ngoại giao của Châu Âu nhất là trong thời cận đại.
Bài tiểu luận này sẽ phân tích và làm rõ về lịch sử ngoại giao của
Châu Âu và đặc biệt hơn là trong thời kỳ cận hiện đại. Từ đó đưa ra
nhận xét và quan điểm về ngoại giao Châu Âu hiện nay.
Lịch sử ngoại giao thời Cận đại bao trùm trong khoảng thời gian từ
thế kỷ XVI cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
Quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa dần dần diễn ra ngay từ hậu kỳ
Trung đại. Sự thúc đẩy cho quá trình hình thành này là những cuộc xâm
chiếm thuộc địa đầu tiên vào thế kỷ XV – XVI. Các hoạt động thương mại trên
thế giới phát triển, quan hệ hàng hóa tiền tệ được củng cố vững chắc. Các
tuyến đường và trung tâm thương mại từ Địa Trung Hải và biển Ban – tích
sang bờ biển Đại Tây Dương hình thành và các quốc gia nằm gần kề với
những trung tâm này bắt đầu đóng vai trò chính trong quan hệ ngoại giao của
Châu Âu. Đó là những quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Anh.
Về cơ bản, nhìn chung ngoại giao thời kì đó vẫn thuộc độc quyền của các chế độ
quân chủ chuyên chế. Chỉ riêng ở Anh, nhất là sau cách mạng tư sản, Quốc hội đã
có những ảnh hưởng ngày càng sâu sắc lên chính sách đối ngoại của nước này. Thế
nhưng bước ngoặt thực sự tring lĩnh vực này chỉ được thực hiện ở Pháp cuối thế kỷ
XVIII. Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã tuyên bố nguyên tắc mới, đó là nguyên tắc
dân tộc tối thượng trong tắt cả các vấn đề chính trị đối ngoại và đối nội. Nghĩa là ở
đây dân tộc được được đánh đồng với giai cấp tư sản chiến thắng.
Có thể nói, việc nghiên cứu tièm hiểu về ngoại giao Châu Âu thời cận đại là một công
việc phức tạp nhưng rất hay và đầy bất ngờ. Chúng ta phải tập trung vào mối quan
hệ, mâu thuẫn, sự hợp tác,…của ba khu vực với các quốc gia điển hình như: khu
vực Tây Âu xảy ra xung đột với bốn cường quốc hàng đầu là Tây Ban Nha, Anh,
Pháp và Hà Lan; khu vực Đông Âu và Nam Âu gồm ÁO, Nga, Pháp với Ôttoman; 3 lOMoAR cPSD| 41487147
khu vực Đông Âu và Bắc Âu là các cường quốc Nga, Ba Lan, Thụy Điển
tranh giành quyết liệt để giành quyền kiểm soát biển Ban – tích. Quan hệ và
mâu thuẫn giữa các cường quốc, đế quốc của ba khu vực trên tồn tại song
song, đan xen và tạo nên nhiều liên minh phức tạp trong quan hệ quốc tế ở
Châu Âu thời cận đại. Từ đó tìm hiểu về ngoại giao cân bằng hay cân bằng
quyền lực trong quan hệ ngoại giao của Châu Âu trong giai đoạn này. 4 lOMoAR cPSD| 41487147 NỘI DUNG
I. Những đặc điểm về ngoại giao và sự hình thành ngoại giao –
công cụ của quan hệ quốc tế - trên phạm vi thế giới 1. Khái quát chung
Ngoại giao trong tiếng Anh còn được gọi là “Diplomacy” còn ngoại giao
cân bằng là “Balanced diplomacy”. Theo cách hiểu phổ biến nhất thì ngoại
giao là việc thực hiện những mối quan hệ giữa những quốc gia có chủ
quyền thống qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh cung như điều chỉnh
những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện lâu đời ở những nền
văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.
Ngoại giao là một khoa học mang tính tổ hợp, một nghệ thuật của
những khả năng, là hoạt động của những cơ quan làm công tác đối
ngoại và những đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà
nớc, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong
nước và trên thế giới, góp phần giải quyết những vấn đề chung, bằng
con đường đàm phán và những hình thức hòa bình khác.
Ngoại giao là công cụ quan trọng nhất của quan hệ quốc tế. Lịch sử
ngoại giao thời Cận đại đã được chuẩn bị bởi những thành quả của
sự phát triển tư bản chủ nghĩa nổi lên rõ rệt ở Châu Âu ngay từ thời
có những phát kiến địa lý. Từ đó trở đi, quan hệ ngoại giao giữa các
nước, khu vực, các tổ chức chính trị,.. trở nên sối động, phức tạp và
đầy bất ngờ trên toàn thế giới mà trọng tâm là Châu Âu.
2. Đặc điểm của ngoại giao
Thứ nhất, ngoại giao hoạt động như một cỗ máy và thông qua đó một
quốc gia có thể tạo nên ảnh hưởng và thể hiện sự quan tâm của họ đối
với bên ngoài. Đồng thời còn giúp điều hòa những lợi ích quốc gia.
Thứ hai, những nhà ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc triển
khai đường lỗi ngoại giao và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Thứ ba, thông thường ngoại giao là nhiệm vụ của những cơ quan
chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở cả trong và ngoài nước. 5 lOMoAR cPSD| 41487147
Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có nhiệm vụ thu thập
thông tin tại nước sở tại về tình hình kinh tế, chính trị, về những
hoạt động và quan hệ giữa chính quyền sở tại với bên ngoài nhằm
có những đánh giá, phân tích , và dự báo những vấn đề phát sinh.
Như vậy có thể so sánh những cơ quan đại diện ngoại giao như tai và mắt
của Chính phủ nước cử đại diện với khả năng trên họ đóng góp phần nào
vào việc điều chỉnh và phát triển chính sách đối ngoại của quốc gia mình.
3. Sự hình thành ngoại giao trên phạm vi thế giới
Từ khi hình thành các quốc gia đã sớm thể hiện
mối giao lưu giữa các quốc gia gần nhau do nhu
cầu qua lại, buôn bán hoặc tiến hành tranh giành
các thuộc địa nhằm mở rộng lãnh thổ. Tuy nhiên
khi việc buôn bán chưa phát triển, thương mại
chủa trở thành mặt chủ yếu thì việc nổi lên vẫn là
những cuộc chiến tranh bành trướng diễn ra liên
miên, có khi được thực hiện dưới danh nghĩa là
tôn giáo qua các cuộc Thập tự chinh. Những cuộc chiến tranh
bành trướng ở Châu Âu đã làm xuất hiện những đế quốc chiếm
kĩnh cả một vùng đất đai rộng lớn, thu phục nhiều vương triều
nhỏ bé thành chư hầu, xác lập quyền lực và uy thế của đế chế.
Những phát kiến địa lý đã tác động mạnh mẽ vào sự biến đổi ở Châu Âu và
Châu Mỹ trong các thế kỷ XVI – XVII. Hai quốc gia đi đầu, tiên phong trong
những cuộc tham hiểm trở thành hai nước giàu có nhờ vào việc thiết lập
hệ thống thuộc địa và cướp bóc, vơ vét của cải ở những vùng mới khám
phá. Cùng với những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất,
quá trình chinh phục thuộc địa được coi là hoàn thành vào cuối thế kỷ XIX,
khi không còn vùng đất nào là bị người phương Tây xâm chiếm. Do vậy,
cuộc đua tranh giành lại thuộc địa giữa các nước thực dân đã trở thành nội
dung quan trọng trong quan hệ quốc tế, ngoại giao.
Kể từ cuối thế kỷ thứ XV, Châu Âu bước vào giai đoạn mới của quan hệ quốc
tế. Thời gian này, những quốc gia lớn đã hình thành như Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Pháp, Ba Lan, Áo nổi lên trong khuôn khổ của đế quốc La Mã thần 6 lOMoAR cPSD| 41487147
thánh của dân tộc Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, những quốc gia nhỏ hơn Đan Mạch, Thụy
Điển, Nauy và những nước cộng hòa thành thị Italia đã làm thành bực tranh
chính trị đầy đủ ở Châu Âu. Quốc gia Mát – xco – va rộng lớn cũng bước lên
vũ đài chính trị Châu Âu kể từ nửa sau thể kỷ XVI. Từ giai đoạn này trở đi, sau
khi hoàn thành công cuộc thống nhất chính trị quốc gia Mát – xcơ – va đữa trở
thành một nhà nước tập quyền, rồi sau đó là quân chủ chuyên chế.
Tóm lại, quan hệ quốc tế ở Châu Âu thời cận đại gồm nhiều mối quan hệ, mâu
thuẫn phức tạp, chằng chéo giữa các quốc gia. Cuối cùng đi tới những quy
định, bản hiệp ước hay hòa ước nhằm đạt được ít nhiều quyền lợi về quốc gia
mìn; thậm chí mâu thuẫn, tranh giành giữa các đế quốc đã dẫn tới một cuộc
chiến tranh toàn thế giới với những thiệt hại không thể kể hết.
II. Ngoại giao cân bằng của Châu Âu thời cận đại
1. Lịch sử ngoại giao của Châu Âu
Vào thế kỷ thứ XV, xuất hiện những thay đổi trong cấu trúc của chính trị Châu Âu
kèm theo đó là một hình thức chính trị tri thức mới, gợi cho các nhà triết học rằng
Thời kỳ Trung cổ đã đi đến hồi kết và một kỷ nguyên mới bắt đầu. Còn ở Tây Âu,
các quốc gia dân tộc nổi lên dưới sự bảo trợ mạnh mẽ của chính phủ quân chủ
hùng mạnh, phá vỡ các quyền được miễn ở địa phương và phá hủy sự thống
nhất của nền cộng hòa Christiana Châu Âu. Bộ mới quan liêu tập trung ra đời để
thay thế chính quyền trung cổ, những thay đổi kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến sự
ổn định xã hội. Các giá trị thế tục chiếm ưu thế trong chính trị và khái niệm cân
bằng quyền lực đã thống trị các mối quan hệ quốc tế. Ngoại giao và chiến tranh
được tiến hành bằng các phương pháp mới, đại sứ quán thường trực được công
nhận giữa các chủ quyền và trên chiến trường.
Thông tin liên quan đến ngoại giao của các dân
tộc đầu tiên dựa trên những bằng chứng thưa
thớt. Có những dấu vết về nền ngoại giao Ai
Cập có niên đại thế kỷ XIV trước công nguyên,
nhưng không có dấu vết nào được tìm thấy ở
Tây Phi trước thế kỷ IX sau công nguyên. Ở
Nam Mỹ, việc đế chế Inca đang bành trướng các
phái đoàn như là một khúc dạo đầu cho cuộc 7 lOMoAR cPSD| 41487147
chinh phục hơn là một cuộc thương lượng giữa các quốc vương.
Sự ra đời của ngoại giao hiện đại ở Châu Âu thời kỹ Phục hưng được
truyền cảm hứng từ các truyền thống cuối cùng của Hy lạp và dẫn đến hệ
thống quan hệ quốc tế trên thế giới. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, các thành
phố đồng minh như Athens và Sprata đã có sự tương tác ngoại giao với
các nước khác qua việc kết hôn hoặc gửi các sứ giả đến sự kiện lễ hội.
Trong thời lỳ trung cổ từ thế kỷ V đến XV, thì có các cuộc hành trình trinh
thám hiểm của các thuyền trưởng Châu Âu mở ra một một thế giới mới. Do đó
Châu Âu đã tham gia vào việc mở rộng và xây dựng các đế chế ở các khu vực
khác nhau. Ngoài ra còn có hòa ước Westphalia năm 1648, hòa ước này đã
chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm và thiết lập các nguyên tắc cơ bản của hệ
thống ngoại giao hiện đại. Nó định rõ những nguyên tắc về chủ qyền quốc gia,
quyền tự quyết và quyền cộng nhận lần nhau. Hòa ước này gồm những nội
dung chính như sau: (1) Thụy Điển được chiếm một vùng đất rộng lớn của
Đức, được bồi thưởng 5 triệu đồng Taler và có quyền tham gia hội nghị của đế
quốc Đức; (2) Nước Pháp được vùng Alsace và vùng Lorraine và có quyền
tham gia hội nghị của đế quốc Đức; (3) Nước Đức bị chia cắt thành 300 tiểu
vương quốc; (4) Các nước chư hầu của Đức hoàn toàn được độc lập; (5) Về
vấn đề tôn giáo cả Tin lành và Thiên Chúa giáo đều bình đẳng. Đạo Calvin
cũng được thừa nhận. Các quốc gia có quyền quyết định lựa chọn tôn giáo
của mình; (6) Công nhận nền độc lập của Thụy Sĩ và Hà Lan.
Bản đồ Châu Âu năm 1648 8 lOMoAR cPSD| 41487147
Hòa ước Westphalia mang một ý nghĩa quan trọng đối với nền quan hệ quốc
tế hiện đại. Bằng cách phá hủy quan niệm về chủ nghĩa toàn cầu tôn giáo, “trật
tự Westphalia” thúc đẩy những quan điểm về độc lập và chủ quyền của mỗi
quốc gia, đưa cân bằng quyền lực trở thành khái niệm chính trong chỉ đạo và
công thức chính sách đối ngoại. Từ năm 1648 trở đi, quyền lợi của các quốc
gia trở thành tối cao cả về luật pháp lẫn chính trị. Đây là một dấu mốc lịch sử
cho dù trật tự các quốc gia được công bố tại Westphalia chủ yếu ảnh hưởng
tới Châu Âu. Nguyên tắc không can thiệp không được áp dụng với các quốc
gia theo đạo Hồi và phần còn lại của thế giới.
2. Ngoại giao cân bằng của Châu Âu
Ngoại giao bao gồm vô số quá trình giao tiếp chính thức và không chính thức
giữa các quốc gia. Trong khi các bằng chứng về các hoạt động ngoại giao tiền
lệ đã tồn tại từ văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại (đặc biệt là thông qua
các sứ thần), tiền thân của các hoạt động ngoại giao hiện đại có thể bắt nguồn
từ Châu Âu thời trung cổ và đầu thời hiện đại. Các quốc gia mới nổi của Châu
Âu dần dần bắt đầu thể chế hóa các quy ước và phong tục ngoại giao chính
thức vào thế kỷ XIV, XV và XV, buộc họ phải tham gia với nhau vì các lý do
chính trị, địa lý, kinh tế, tôn giáo và chiến lược. Theo truyền thống (và đặc biệt
là kể từ thời Phục hưng), hoạt động ngoại giao được tiến hành bởi các đại sứ
và lãnh sự, những nhà ngoại giao chuyên nghiệp có chức năng như cánh tay
thường trú của chính phủ tương ứng của họ ở nước ngoài.
Ngoại giao cân bằng cân bằng quyền lực là một trong những thuật
ngữ lâu đời nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế.
Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định
chính sách đối ngoại của các quốc gia, đồng thời cũng giải thích
nguyên nhân dẫn tới sự thiết lập trật tự những thế giới mới.
Ngoại giao cân bằng hay cân bằng quyền lực là một khái niệm rất phức tạp.
Việc xác định mục tiêu theo đó cũng không cụ thể, tùy thuộc vào bối cảnh lịch
sử của từng giai đoạn và từng cách tiếp cận khác nhau. Khi tiếp cận nó theo
hướng là một nguyên tắc thì ngoại giao cân bằng là một trạng thái của hệ
thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo so với
các quốc gia khác. Trạng thái này có thể thiết lập thông qua việc tạo ra một thể
đối lập với quốc gia hoặc nhóm quốc gia mạnh nhất bằng việc hình thành một
đối thủ hoặc một liên minh có sức mạnh tương đương. 9 lOMoAR cPSD| 41487147
Trong thời cận đại, ngoại giao cân bằng ở Châu Âu có liên quan đến việc thực
hiện các chính sách đối ngoại để đảm bảo sự ổn định và hòa hợp trong khu
vực. Việc này có thể hiểu như là duy trì một mối quan hệ công bằng giữa các
quốc gia trong việc xử lý các mâu thuẫn, hợp tác kinh tế và duy trì hòa bình
khu vực. Việc duy trì trạng thái cân bằng này đồng nghĩa với việc gia tặng
quyền lợi của các cường quốc, và những quốc gia nhỏ bé hơn lệ thuộc phải
chịu sự chia cắt về quyền lợi để phục vụ cho những mưu đồ này. Lợi ích của
các nước nhỏ thường không được để ý đến. Ví dụ như việc ký kết hòa ước
Westphalia (1648), Hiệp ước Utrecht (1714) và Hiệp ước Nystad (1721) đã đánh
dấu sự rút lui hoàn toàn của hàng loạt các cường quốc cũ của Châu Âu và
mang đến những cơ hội cho các cường quốc mới như Anh, Pháp, Nga, Áo,….
Các quốc gia nhỏ không có tiếng nói trong các cuộc hội nghị và buộc phải
tuân theo thế cân bằng chiến lược do các nước lớn chủ trì vạch ra.
Nguyên tắc cân bằng này thể hiện được xu thế cố hữu trong quan hệ
quốc tế. Vì giữa các quốc gia luôn có sự chênh lệch nhất định về mặt
lợi ích, dẫn đến những hành vi cạnh tranh giữa các quốc gia, cho đến
khi sự cân bằng bị đảo lộn thì sẽ lập tức xuất hiện xu hướng nêu ra
nguyên tắc cân bằng để thiết lập lại cán cân cân bằng lực lượng đó.
Khi tiếp cận nó theo nghĩa là một chính sách thì nó là một loạt những biện
pháp nhất quán của các nhà ngoại giao nhằm duy trì trạng thái cân bằnh của
cán câm quyền lực. Theo như thế, các quốc gia sẽ thành lập một liên minh 10 lOMoAR cPSD| 41487147
chống lại quốc gia có tiềm năng trở thành bá quyền hoặc những biện pháp
khác nhằm kiềm chế những quốc gia hiếu chiến xâm lược. Ngoài ra một
quốc gia cũng có thể tự mình đóng vai trò cân bằng bằng cách thay đổi
liên minh khi cần thiết. Như vậy, chính sách “ngoại giao cân bằng” là nhằm
duy trì trạng thái cân bằng có lợi cho quốc gia hoặc một nhóm quốc gia
thông qua các đường lối và chính sách cụ thể. Có thể biết được rằng các
quốc gia Châu Âu đã hình thành các liên minh và khối kinh tế như Hiệp hội
các quốc gia Đông Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và sau này thì
xuất hiện Liên minh Châu Âu (EU). Những nỗ lực này nhằm nâng cao hợp
tác kinh tế và chính trị, giảm bớt những mâu thuẫn và xây dựng nền cơ sở
căn bản vững chắc cho cân bằng ngoại giao.
Chính sách cân bằng này nổi tiếng ở nước Anh
là một điển hình khi cường quốc này khéo léo
xoay chuyển thế mạnh của một quốc gia bá
quyền trên biển thành yếu tố chi phối quan hệ
quốc tế ở Châu Âu lục địa, hình thành một trật
tự nhất siêu đa cường có lợi cho cả đế quốc
Anh từ thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XVIII. Tuy
nhiên, chính sách cân bằng này không chỉ thành
công ở các nước lớn mà còn là đối sách chiến
lược rất thành công ở các nước nhỏ, dù cho
không phải lúc nào cũng thành công. Ba lần
phân chia Hà Lan giữa Nga, Áo và Phổ (1772,
1793 và 1795) là một điển hình cho một quốc gia có chính sách cân bằng bị
động về đối ngoại. Vào thế kỷ thứ XIX, trong xu thế các nước đế quốc đang
tiến hành bành trướng thuộc dịa sang Châu Á thì Thái Lan là một trong những
quốc gia đã khéo léo tránh được thiệt hại của viêc bị xâm lược nhờ vào việc
vận dụng chính sách ngoại giao cân bằng đối với cả Anh, Pháp và Mỹ.
Vào nửa sau thế kỷ XIX thì có sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, cùng với đó
là qua trình của công nghiệp hóa đã làm phá vỡ sâu sắc chính sách cân bằng
này của Châu Âu. Nhiều cuộc mâu thuẫn quy mô lớn nổ ra làm xuất hiện vị trí
mới cho các cường quốc. Vào những năm 1850, Pháp một lần nữa có được
quyền quản lý thống trị quan hệ quốc tế ở Châu Âu, nhưng vào thời điểm này
thì Nga là mối đe dọa lớn nhất với tham vọng ở vùng cận Đông. Vào những
năm 1860, Phổ, nước cho đến lúc đó vẫn là nước yếu nhất trong số các 11 lOMoAR cPSD| 41487147
cường quốc, đã trở thành một cường quốc kinh tế nặng ký thông qua công
nghiệp hóa, cho phép nước này mang lại sự thống nhất nước Đức vì lợi ích
của chính mình. Cuộc chiến 1870-1871 khiến Pháp và Đức đơn độc đối mặt với
nhau: sự phối hợp giữa các cường quốc đã không thể ngăn được Pháp suýt
bị Đức tiêu diệt. Tuy nhiên, mối quan tâm của Nga và Anh đã dần dần cho
phép Pháp đứng vững trở lại. Tuy nhiên, sự phục hồi này không ngăn được
Pháp khỏi bị cô lập sâu sắc do nước này liên tục từ chối tham gia vào hệ
thống quan hệ quốc tế mới được tổ chức lại xung quanh nước Đức. Đế quốc Đức
Thế kỷ thứ XIX là thời kỳ của toàn cầu hóa vì thế các cường quốc Châu Âu vào
thời điểm đó đã nhìn xa trông rộng để tăng cường sức mạnh của họ thông
qua việc phát triển các ảnh hưởng có phạm vi quy mô trên toàn cầu. Trong khi
cán cân quyền lực của châu Âu vẫn được đảm bảo thông qua các hội nghị
ngoại giao chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề lớn của thời đại, thì các nhà
hoạch định chính sách và dư luận thường có quan điểm rằng sự đảm bảo
thực sự duy nhất cho sự tồn tại sẽ đến từ sự tranh giành quyền lực. Ở các
Châu lục khác thì Châu Âu đã tìm thấy tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,
nguồn tài chính cũng như thương mại và quân đội đồng minh vì thế mà năm
1902, Anh thành lập quan hệ đồng minh với Nhật Bản, một cường quốc công
nghiệp hàng đầu bên cạnh các nước phương Tây. Tuy nhiên, chính vấn đề về
mối quan hệ giữa các cường quốc châu Âu đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc
tổng chiến tranh, mặc dù đã được quan tâm trong nhiều thập kỷ, nhưng cho
đến nay vẫn có thể tránh được nhờ vào ngoại giao. Vào mùa hè năm 1914, các
cường quốc Châu Âu đã sẵn sàng đối mặt cho một cuộc đại chiến, họ đều cho
rằng sự cân bằng ngoại giao này có lợi cho họ nhưng đồng thời cũng lo sợ 12 lOMoAR cPSD| 41487147
rằng điều này có thể không duy trì được mãi mãi. Trên thực tế thì, chính bản
chất của cán cân cân bằng này đã dẫn họ sa lầy vào một cuộc chiến tranh
Châu Âu, một cuộc chiến nhanh chóng trở thành một cuộc chiến toàn cầu.
Cân bằng quyền lực xuất hiện như một phản ứng đối với nỗi sợ hãi về sự
thống trị của một cường quốc bá quyền duy nhất, một tình huống chỉ có thể
tránh được thông qua việc các quốc gia khác xích lại gần nhau, cho dù họ có
thích hay không. Về khía cạnh này, hòa bình được đảm bảo bằng cách gộp
sức mạnh bằng sức mạnh chứ không phải thông qua lý tưởng hợp pháp. Việc
tìm kiếm trạng thái cân bằng bị giới hạn bởi hai ràng buộc cố hữu: thứ nhất là
luôn tạo ra một đối trọng chống lại nhà nước mạnh nhất và do đó được coi là
tham vọng nhất; thứ hai là nhu cầu các cường quốc khác đoàn kết để bảo vệ
lợi ích của họ. Cán cân quyền lực của châu Âu đồng thời là một nguyên tắc tổ
chức của sự cùng tồn tại của các quốc gia, một lời hứa về hòa bình và ổn
định, và một chân trời liên tục vượt ra ngoài tầm với.
3. Ngoại giao Châu Âu thời hiện đại
Trong thời điểm hiện tại, khi cả thể giới đang sống trong cuộc cách mạng kỹ
thuật số, mức sống cao hơn, nền kinh tế của các quốc gia cùng ngày càng
phát triển. Phải có những thay đổi trong chính sách để có thể nâng cao hiểu
quả và mang lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia của mình. Và Châu Âu cùng
thế, trong thời điểm những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng, sự
phát triển nhanh chóng của các công nghệ đột phá có tác động biến đổi đối
với các nền kinh tế và xã hội đòi hỏi EU và các quốc gia thành viên phải tăng
cường vai trò và vai trò lãnh đạo của họ trong quản trị kỹ thuật số toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, các kết luận nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chính
sách và hành động mạnh mẽ hơn, chiến lược hơn, chặt chẽ hơn và hiệu
quả hơn của EU trong các vấn đề kỹ thuật số toàn cầu, đồng thời đặt ra
một loạt các hành động ưu tiên, dựa trên tiến độ đạt được trong việc thực
hiện các kết luận của Hội đồng năm 2022 về Ngoại giao kỹ thuật số của EU.
Kết luận nhấn mạnh rằng để đưa chính sách ngoại giao kỹ thuật số của mình
lên một tầm cao mới, EU cần hành động theo cách tiếp cận “Nhóm Châu Âu”,
cùng nhau bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình và thúc đẩy cách tiếp cận
lấy con người làm trung tâm đối với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. 13 lOMoAR cPSD| 41487147
Điều này nên được thực hiện bằng cách: Thứ nhất, bằng cách tham gia
một cách chiến lược vào tất cả các diễn đàn đa phương có liên quan và
bảo vệ mô hình quản trị Internet đa bên hiện tại. Thứ hai, bằng cách kết
hợp ngoại giao kỹ thuật số trong Cổng thông tin toàn cầu, “lời đề nghị”
của EU nhằm định hình kết nối toàn cầu an toàn và đáng tin cậy. Cuối
cùng, bằng cách củng cố vị thế của EU với tư cách là người định hình
quy tắc kỹ thuật số toàn cầu, bao gồm thông qua các liên minh và quan
hệ đối tác kỹ thuật số song phương và khu vực được tăng cường.
III. Đối ngoại giữa Châu Âu và Việt Nam hiện nay
1. Lịch sử thiết lập ngoại giao với Châu Âu của Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam
đã có quan hệ ngoại giao với 193
quốc gia trên thế giới thuộc tất cả các
Châu lục và có quan hệ bình thường
với các nước lớn, các ủy viên thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc. Việt Nam đã hoạt động tích
cực với vai trò ngày càng tăng lên tại
Liên Hợp Quốc (ủy viên ECOSOC, ủy
viên Hội đồng chấp hành UNDP,
UNFPA và UPU…), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào
Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN …
Nổi lên đó là quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Hai
bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm
1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ
đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng
cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế,
thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.Chính sách mở cửa của Việt
Nam dường như đang rất đúng thời điểm, thể hiện sự đúng đắn trong
đường lối chính sách từ lý luận đến thực tiễn của ta. Việc làm này đã giúp
nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa nước ta trong những năm sau này. 14 lOMoAR cPSD| 41487147
Sự hợp tác của Việt Nam – EU cũng là một trong những điểm mà chúng ta cần
nhắc đến; nó đã góp một phần vào sự phát triển kinh tế của chúng ta trong
thời gian vừa qua. Đây là một thị trường khó tính nhưng lại đóng vai trò quan
trọng trong cán cân xuất-nhập của chúng ta. Quan hệ VN-EU đặt ra cho chúng
ta nhiều thách thức xong trong những thách thức ấy, lại đưa đến nhiều triển
vọng giúp VN có thể thúc đẩy nền kinh tế, xã hội. Đề tài chủ yếu đề cập đến
mối quan hệ của VN-EU trong những năm vừa qua về phương diện thương
mại, kinh tế và đề ra những triển vọng từ mối quan hệ này.
2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Châu Âu ngày nay
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh rằng Liên Minh Châu
Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam mong muốn tăng cường thúc đẩy quan hệ
với EU cũng như với các nước thành viên EU. Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ đề xuất trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Nghị viện
châu Âu, ông David Mcallister tiếp tục ủng hộ phát triển quan hệ EU-
Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); duy trì các chuỗi cung ứng giữa EU - Việt Nam, EU – ASEAN;
đề nghị sớm gỡ bỏ thẻ vàng hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo
cáo và không được quản lý (IUU) cho Việt Nam.
Vào thời điểm hiện tại, có rất nhiều thách thức đặt ra cho chúng ta về mặt
trận ngoại giao nhưng đi kèm với nó là những cơ hội đan xen và chúng
không tách biệt nhau. Từng vấn đề xảy ra nó đều tiềm ẩn cơ hội ở bên
trong. Nhiều sáng kiến về hợp tác đưa ra như hợp tác về chính trị, an ninh,
kinh tế. Và lựa chọn thế nào để không bị kẹt vào bẫy cạnh tranh. Ngoài ra
là thách thức về biến đổi khí hậu rất lớn. Chúng ta cũng đặt ra những cam
kết rất cao để bảo đảm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những ngành kinh tế mới, tài chính
xanh, đầu tư xanh, năng lượng xanh, hạ tầng xanh. Tiếp đến là dịch bệnh,
cuộc khủng hoảng an ninh quân sự dẫn đến đứt gãy hoặc dịch chuyển
chuỗi cung ứng. Nếu đảm bảo những chuỗi cung ứng chất lượng tốt, thì
đó lại là cơ hội. Hay là cách mạng khoa học công nghệ đặt ra các yêu cầu
rất lớn về chuyển đổi số và nếu tụt hậu thì sẽ tụt hậu rất dài so với các
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Nhưng bắt kịp lại là cơ hội. 15 lOMoAR cPSD| 41487147
Và để có thể thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao bền chặt với Châu Âu, biết
năm bắt những cơ hội ẩn sâu trong những thách thức, thì chúng ta cần
phải chủ động thúc đẩy đối ngoại tiên phong. Cạnh tranh là rất lớn nhưng
cũng đồng thời cho phép ta có thể chơi với nhiều bên và nâng tầm tiếng
nói. Chúng ta mở của sớm để nối lại quan hệ ngoại gia, chính trị kể cả kinh
tế với bên phía Châu Âu sau một năm đại dịch đầy kinh khủng. Việc này sẽ
tạo đà cho Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với
các quốc gia Châu Âu. Cơ hội luôn đan xen với thách thức vì thế ta cần
phải biết nắm bắt thời điểm và đón đầu những xu thế mới, cơ hội mới
trong chíng sách đối ngoại của ta với Châu Âu. 16 lOMoAR cPSD| 41487147 KẾT LUẬN
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại giao vẫn luôn giữ một vai trò quan
trọng trong quan hệ quốc tế, giao lưu, hội nhập quốc tế của các quốc
gia với nhau trên toàn thế giới. Thông qua ngoại giao các quốc gia phát
huy được những tiềm năng do điều kiện kinh tế, chính trị mang lại;
Đồng thời, tận dụng được thế mạnh của các khu vực quốc gia khác
phục vụ cho sự phát triển của mình và thúc đẩy việc giao luu quốc tế.
Do vậy, có thể nói, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,
khu vực phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia hợp tác cả về bề rộng
lẫn chiều sâu với những quốc gia, khu vực trên toàn thế giới
Và ngoại giao ở Châu Âu cũng vậy, trong thời kỳ cận đại, Châu Âu đã thể
hiện rõ chính sách ngoại giao của khu vực mình – ngoại giao cân bằng, để
có thể tạo ra thế cân bằng quyền lực trong khu vực của mình giữa các
quốc gia. Thật vậy, nhờ cách sử dụng một cách khéo léo, áp dụng chính
sách đối ngoại này đối với khu vục mà các quốc gia ở khu vực Châu Âu
cân bằng lợi ích với nhau. Mặc dù, những nước nhỏ bé vẫn còn sống dưới
những lợi ích của các nước lớn, các quốc gia vẫn giữ cân bằng lợi ích với
nhau, không một quốc gia nào nắm quyền kiểm soát toàn khu vực.
Thông qua các cuộc phát kiến địa lý, các cuộc di cư dân cư hay các cuộc chiến
tranh khu vực đã là bược nền cho việc hình thành ngoại giao, quan hệ quốc tế
ở Châu Âu để có thể phục vụ cho việc thương mại, giao lưu quốc tế
và phát triển kinh tế, mực sống của khu vực. Nâng tầm vị thế của khu
vực mình trên toàn thế giới. Và Châu Âu đã biến đối và áp dụng chính
sách ngoại giao cân bằng một cách nhuẫn nhuyễn, mang lại sự tăng
trưởng kinh tế nhờ giao lưu thương mại giữa các quốc gia trong khu
vực và giữ được quyền lực cân bằng giữa các quốc gia. Phát huy
được hết điểm mạnh của khu vực, giữ được hòa bình khu vực.
Và cho tới thời điểm hiện tại, sau nhiều năm áp dụng và biến đổi cách thức
ngoại giao của khu vực mình từ thời kỳ lịch sử cho đến hiện tại thì Châu Âu đã
có rất nhiều sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt hơn thì cấu trúc ngoại giao Châu
Âu đã chịu một sự ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch Covid – 19. Vì thế ngoại giao
Châu Âu đã chuyển từ thực tế sang một mặt công nghệ hơn và Châu Âu đã
thành công trong việc chuyển dịch ấy. Và phải nói là ngoại giao 17 lOMoAR cPSD| 41487147
Châu Âu đã mang lại sự phát triển kinh tế hùng mạnh trong khu vực, vị thế
cao trên bản đồ thế giới. Biến Châu Âu thành khu vực các nước phát triển
hùng mạnh sánh vai cùng các cường quốc khu vực khác. Và chúng ta
cũng cần phải học hỏi và sửu dụng những chính sách phù hợp để cùng
hợp tác với các quốc gia trong khu vực Châu Âu, xây dựng mối quan hệ
quốc thế và đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trên toàn thế giới. 18 lOMoAR cPSD| 41487147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barzun, J. , Champion, . Timothy C. , Mayne, . Richard J. , Parker, . N.
Geoffrey , Treasure, . Geoffrey Russell Richards , Frassetto, . Michael ,
Stearns, . Peter N. , Aubin, . Hermann , Herrin, . Judith Eleanor , Weinstein,
. Donald , Salmon, . John Hearsey McMillan , Peters, . Edward ,
Sørensen, . Marie-Louise Stig and Herlihy, . David (2023, June 6).
history of Europe. Encyclopedia Britannica. Retrieved August 7, 2023
from https://www.britannica.com/topic/history-of-Europe
2. Council of the EU. (2023, June 26). Digital diplomacy: Council
sets out priority actions for stronger EU action in global digital
affairs. Consilium.europa.eu. Retrieved August 7, 2023, from
https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-
releases/2023/06/26/digital-diplomacy-council-sets-out-priority-
actions-for-stronger-eu-action-in-global-digital-affairs/
3. Đào Minh Hồng. (2015, July 25). Hòa ước Westphalia (The
Peace of Westphalia). Nghiên cứu quốc tế. Retrieved August
7, 2023, from https://nghiencuuquocte.org/2015/07/25/hoa-uoc-
westphalia-the-peace-of-westphalia/
4. David Atkinson. (2011, 03 02). ″The history of diplomacy. ″
Oxford Bibliographies. Retrieved August 7, 2023, from
https://www.oxfordbibliographies.com/display/document/obo-
9780199743292/obo-9780199743292-0013.xml
5. David Jayne Hill. (1905). A History of Diplomacy in the International
Development of Europe, vol. 1. New York, Longmans, Green, and co.
https://archive.org/details/cu31924088046333
6. Diplomacy - Negotiation, Protocol, Relations. (n.d.). Britannica.
Retrieved August 7, 2023, from
https://www.britannica.com/topic/diplomacy/History-of-diplomacy 19 lOMoAR cPSD| 41487147
7. Fabrice JESNÉ Éric SCHNAKENBOURG. (n.d.). European
Balance of Power. EHNE. Retrieved August 7, 2023, from
https://ehne.fr/en/encyclopedia/themes/europe-europeans-and-
world/organizing-international-system/european-balance-power
8. 47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
(2013, August 22). Nghiên cứu quốc tế. Retrieved August 7,
2023, from https://nghiencuuquocte.org/2013/08/22/47-can-
bang-quyen-luc-va-chien-tranh-the-gioi-lan-thu-nhat/
9. Hoàng Cẩm Thanh. (2015, December 26). Ngoại giao (Diplomacy).
Nghiên cứu quốc tế. Retrieved August 6, 2023, from
https://nghiencuuquocte.org/2015/12/26/ngoai-giao-diplomacy/
10. Lục Minh Tuấn. (2014, December 24). Cân bằng quyền lực (Balance
of power). Nghiên cứu quốc tế. Retrieved August 7, 2023, from
https://nghiencuuquocte.org/2014/12/24/can-bang-quyen-luc/
11. N. Geoffrey Parker. (2023, 06 06). History of Europe -
Reformation Diplomacy. Britannica. Retrieved August 7, 2023,
from https://www.britannica.com/topic/history-of-
Europe/Diplomacy-in-the-age-of-the-Reformation
12. Ngọc An. (2023, August 2). Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần 200 nước. Báo Tuổi Trẻ. Retrieved August
8, 2023, from https://tuoitre.vn/viet-nam-da-thiet-lap-quan-he-
ngoai-giao-voi-gan-200-nuoc-20230802123603269.htm
13. Nguyễn Tuấn Hùng. (2020, September 3). Quá trình phát triển
quan hệ Việt Nam- EU. Nghiên Cứu Lịch Sử. Retrieved August
8, 2023, from https://nghiencuulichsu.com/2020/09/03/qua-trinh-
phat-trien-quan-he-viet-nam-eu/
14. Nguyễn Vĩnh Hằng. (2015, January 25). Chính sách đối ngoại
(Foreign policy). Nghiên cứu quốc tế. Retrieved August 6, 2023,
from https://nghiencuuquocte.org/2015/01/25/chinh-sach-doi-ngoai/ 20 lOMoAR cPSD| 41487147
15. Như Ngọc. (n.d.). Ngoại giao là gì? (cập nhật 2022). Luật ACC.
Retrieved August 6, 2023, from https://accgroup.vn/ngoai-giao-la-gi/
16. Thái An. (2023, January 23). Đối ngoại Việt Nam 2023: Chủ
động vai trò tiên phong. VietNamNet. Retrieved August 8,
2023, from https://vietnamnet.vn/doi-ngoai-viet-nam-2023-
chu-dong-vai-tro-tien-phong-2101968.html
17. Việt Nam là đối tác đáng tin cậy, có nhiều mối quan hệ phối kết hợp với EU.
(2023, 02 24). Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Retrieved August 8,
2023, from https://vov.gov.vn/lien-minh-chau-au-la-doi-tac-quan-
trong-hang-dau-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-dtnew-469468
18. Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, & Trần
Thị Vinh. (2005). Lịch sử quan hệ quốc tế. Xuất bản giáo dục. 21