Tiểu luận cuối kì - Phương pháp nghiên cứu | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển và xâm nhập mạnh từ văn hóa – xã hội, đặc biệt là lối sống chú trọng ngoại hình từ Đại Hàn Dân Quốc đã tác động một phần không nhỏ đến khái niệm về thẩm mỹ trong tư tưởng của con người Việt Nam.
Môn: Phương pháp nghiên cứu (123456)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TPHCM
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÀN QUỐC HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
PHẪU THUẬT THẨM MỸ HÀN: NHỮNG YẾU
TỐ VỀ LỊCH SỬ VÀ MỐI QUAN HỆ ĐAN XEN VỚI VĂN HÓA KPOP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CÔ HOÀNG KIM OANH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
MÃ NHÓM LỚP: 7206 (TIẾT 9 – 10 THỨ 6)
TPHCM, NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2022 about:blank 1/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 3 STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ CHỮ K Ý 1 Lê Hoàng Yến Tìm thông tin mục 1.1 2 Trần Thị Tuyết Cầm Tìm thông tin mục 1.2.3 3 Phạm Minh Thư Tìm thông tin chương 2 4 Nguyễn Lê Kim Ngân
Tìm thông tin mục 1.2.1 + 1.2. 5 Lê Thị Thanh Tuyền Tìm thông tin mục 3.1 6 Huỳnh Phạm Tuyết Nhi Tìm thông tin mục 3.2
Soạn sườn bài + chỉnh sửa, 7
thêm thắt nội dung, biên tập Nguyễn Trần Vân Khanh
tiểu luận, thiết kế trang bìa, mục lục.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: 1 about:blank 2/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
MỞ ĐẦU................................................................................. 4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 4
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................... .5
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 5
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ................................................................. 6
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :....................................................................... 6
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................... 7
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP THẨM MỸ ............................................................ 8
1.1 NGUỒN GỐC ......................................................................................... 8 1.1.1
Giai đoạn Triều Tiên thuộc Nhật ............................................................. 8
1.1.2 Khủng hoảng IMF ....................................................................................... 11
1.1.3 Sa thải hàng loạt ........................................................................................... 12
1.1.4 Phẫu thuật thẩm mỹ - một liệu trình tâm lý ............................................. 14
1.2 SỰ TIẾP NÓI QUA NỀN TẢNG VĂN HÓA ÂM NHẠC KPOP ....... 16
1.2.1 Nguồn gốc của Kpop .................................................................................... 16
1.2.2 Sự say mê điên cuồng với Kpop.................................................................. 17
1.2.3 Kpop và các thẩm mỹ viện .......................................................................... 17
CHƯƠNG 2: SỰ PHỔ BIẾN CỦA PHẪU THUẬT THẨM
MỸ ........................................................................................ 19
2.1 TẠI HÀN QUỐC ...................................................................................... 19
2.2. TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 23 2 about:blank 3/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHẪU THUẬT THẨM
MỸ LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀN QUỐC ..................... 26
3.1 Tích cực ..................................................................................................... 27
3.1.1 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng mạnh tại Hàn Quốc .............................. 27
3.1.2 Tạo cơ hội việc làm ...................................................................................... 28
3.2 Tiêu cực ..................................................................................................... 29
3.2.1 “Khủng hoảng” bản sắc cá nhân ................................................................ 29
3.2.2 Áp lực lên thế hệ trẻ ..................................................................................... 31
3.2.3 Rủi ro cao khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ .......................................... 32
KẾT LUẬN .......................................................................... 34 Tài liệu tham kh o
ả ............................................................... 37
PHỤ LỤC ............................................................................. 39 3 about:blank 4/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển và xâm nhập mạnh
từ văn hóa – xã hội, đặc biệt là lối sống chú trọng ngoại hình từ Đại Hàn Dân Quốc
đã tác động một phần không nhỏ đến khái niệm về t ẩ
h m mỹ trong tư tưởng của con
người Việt Nam. Từ xưa, tổ tiên ta quan niệm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – bên ngoài
chỉn chu nhưng bên trong mục ruỗng thì đến cùng cũng vẫn là không đẹp. Ngược lại
với nước mình, người Hàn họ cho rằng cái nhìn đầu tiên luôn là điểm ấn tượng lâu
nhất mà một người có thể để lại trong trí nhớ của người k
hác, vì vậy mà đối với họ,
dù có gấp rút thế nào thì khi ra ngoài, gương mặt phải luôn được son phấn gọn gàng
và trang phục phải chỉnh tề, tươm tất. Tuy nhiên, việc coi trọng hình thức này đôi
khi lại dẫn đến một hệ lụy – đó là sự ám ảnh về sắc đẹp. Hàn Quốc được xem như
cái nôi của nền công nghiệp phẫu thuật chỉnh hình, ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm hay
thậm chí hàng nghìn những mẫu quảng cáo giới thiệu trung tâm thẩm mỹ trưng bày
khắp mọi nẻo đường và việc người dân ở đất nước này can thiệp dao kéo dường như
không còn là điều gì quá xa lạ. Họ đẹp nhưng lại đẹp theo một khuôn mẫu.
Văn hóa nhạc đại chúng hay còn được gọi ngắn gọn bằng KPOP – nơi tiêu chuẩn về
“đẹp” được mang lên bàn cân và trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, một mặt là hình
tượng được người người ao ước; mặt khác nếu vẻ đẹp “lệch” chuẩn thì sẽ bị chỉ trích,
tấn công như một kẻ ngoài rìa của xã hội. KPOP như những biển quảng cáo sống vô
hình trung tạo áp lực rất lớn lên con người – “đẹp” như thế nào là đủ?
Phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn như một đặc điểm nhận diện của đất nước này. Không
đề cập đến yếu tố chính trị, thế giới biết đến Đại Hàn Dân Quốc nhiều nhất thông
qua truyền thông – nền tảng này thành công giúp t
a biết được quốc gia ấy nổi tiếng
về lĩnh vực thẩm mỹ, trong đó nổi bật nhất là chu trình tạo hình khuôn mặt và cung
cấp dưỡng phẩm. Nhờ vào thế mạnh từ du lịch và tập trung đánh vào tâm lý cải thiện
khuyết điểm – Hàn Quốc đã kích cầu được lượng người sử dụng dịch vụ và đồng
thời nâng tầm được nền kinh tế và xã hội ngày càng hiện đại, thông minh.
Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ dừng độ phủ sóng ở Hàn mà tiêu biểu nhất, sự tác
động của chúng đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung – cụ thể thông 4 about:blank 5/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
qua hình ảnh của thần tượng giải trí đã thành công đưa tên tuổi của xứ sở kim chi
vang xa và thu về được lượng người theo dõi ở mảng lối sống cũng như thời trang
tại đất nước này tăng lên một cách đáng kể. Hàn Quốc làm cách nào để trỗi dậy mạnh
mẽ sau hàng loạt biến cố và bằng cách nào mà ngành công nghiệp thẩm mỹ tại đây
lại phát triển vượt trội đến như vậy?
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn thực hiện đề tài
“Phẫu Thuật Thẩm mỹ Hàn: Những tác động từ lịch sử và mối quan hệ đan xen
với văn hóa nhạc Kpop” nhằm lý giải được những nguyên nhân dẫn đến việc người
dân nơi đây ám ảnh với ngoại hình và đồng thời làm rõ được tầm ảnh hưởng tiếp nối
của chúng thông qua nền tảng giải trí lên xã hội văn minh hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ phẫu thuật
thẩm mỹ của người dân Hàn Quốc, đồng thời tổng hợp nhiều luồng quan điểm nhằm lý
giải nguyên do vì sao sắc đẹp là trung tâm xoay vần của mọi hoạt động đời sống, xã hội .
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nền công nghiệp thẩm
mỹ và nhu cầu sử dụng dịch vụ này của cá nhân mỗi người.
Mục tiêu 2: Xác định và phân tích các yếu tố tác động đến quyết định can thiệp tạo
hình thẩm mỹ, bên cạnh đó phản ánh thực trạng chú trọng vẻ bề ngoài của xã hội Hàn Quốc.
Mục tiêu 3: Từ những phân tích, tổng hợp nhiều luồng thông tin trên – đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục khía cạnh tiêu cực của phẫu thuật thẩm mỹ và phát triển bền
vững những thế mạnh từ nền công nghiệp trung gian này.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:
Đề tài, đề án khoa học trong hoặc ngoài nước: 5 about:blank 6/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
Nhóm sinh viên chuyên ngành Marketing Đại học FPT lựa chọn đề tài “Những yếu tố
quyết định hành vi người dùng trong việc sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ” để
nghiên cứu và bảo vệ đồ án (28/08/2017). Năm vấn đề được nhóm tập trung nghiên cứu
gồm: Hành vi của khách hàng là gì; Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng
sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ở Hà Nội và những đề xuất cải tiến chất lượng dịch
vụ thẩm mỹ dựa trên những hiểu biết nêu trên nhằm nâng cao uy tín của các trung tâm
làm đẹp trong tâm trí của khách hàng.
Bài viết đăng trên website uy tín trong hoặc ngoài nước:
Báo Tuổi Trẻ Online đưa tin “Phẫu thuật thẩm mỹ: Thị trường đang hỗn loạn!” vào ngày
22/03/2022 đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh khi xã hội đua nhau can thiệp đến “dao kéo”
để sửa đổi khuyết điểm nhưng không tìm hiểu kỹ càng và hậu quả là “tiền mất tật mang”.
Bài viết khoa học đăng trên website trường học:
“Standford scholar traces the roots of South Korea’s cosmetic surgery surge” (Truy lùng
nguồn gốc của nền công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ tại Nam Hàn) được thực hiện bởi
Lee So Rim – cựu sinh viên ưu tú tại Đại học Stanford danh giá đã thành công đăng tải
bài viết của mình trên diễn đàn của trường. Dẫn dắt sự hiếu kỳ của độc giả về tiêu chuẩn
sắc đẹp ở Hàn Quốc và thông qua nhiều cuộc phỏng vấn thú vị, thế giới đã biết thêm rất
nhiều về những mặt tối đằng sau lớp vỏ bọc hào nhoáng.
Trên đây chỉ là những bài tiêu biểu đã thôi thúc nhóm thực hiện tiểu luận về đề tài tưởng
cũ nhưng không bao giờ hết gây tranh cãi này. Trong bài làm sẽ thể hiện rõ về nguồn
gốc ra đời của phẫu thuật thẩm mỹ, mặt tích cực và tiêu cực đan xen và tập trung nổi bật
được mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra ngay từ ban đầu.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Cụ thể hóa được kiến thức từ phẫu thuật thẩm mỹ - từ đó cung cấp được thông tin
đúng đắn đến giới trẻ Việt Nam (thế hệ bị ảnh hưởng văn hóa do quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế với nước bạn) nói chung và sinh viên HUFLIT nói riêng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 6 about:blank 7/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
5.1 Không gian nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê từ các
trang báo uy tín và khảo sát thực tiễn sinh viên trên địa bàn TPHCM.
5.2 Thời gian nghiên cứu :
- Tham khảo các bài viết được đăng tải trên diễn đàn “.edu”, các sách, báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài tiểu luận.
- Thực hiện tổng hợp các ý kiến về suy nghĩ “thẩm mỹ tạo hình” thông qua cuộc khảo
sát từ giữa tháng 6 đến gần đầu tháng 7 năm 2022.
5.3 Nội dung nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu về hoạt động can thiệp thẩm mỹ chỉnh hình trong đời sống của con
người Hàn Quốc và sự ảnh hưởng của nó đến giới trẻ Việt Nam khi ngoại hình dần dần
chiếm vị trí ưu tiên trong xã hội: tìm hiểu nguyên nhân; liên hệ thực tiễn; đưa ra giải
pháp trong khả năng nghiên cứu.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Số lượng sách báo được in ấn và lưu hành trên thị
trường về đề tài này không nhiều – nguồn cung chủ yếu sẽ từ những bài viết được đăng
tải trên các phương tiện truyền thông học thuật và những website có sự tín nhiệm cao.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tận dụng sự tiện lợi từ Internet, bảng hỏi được thiết
lập nhằm lan truyền đến được với nhiều đối tượng sinh viên trên địa bàn TPHCM – từ
đó tiếp thu được nhiều luồng quan điểm để xây dựng nên một bài tiểu luận hoàn chỉnh. 7 about:blank 8/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP THẨM MỸ
1.1 NGUỒN GỐC
Hàn Quốc luôn được biết ế
đ n là quốc gia dành nhiều sự quan tâm đến giá trị thẩm mỹ -
từ cách đi đứng, cách chuyện trò hay những lễ nghi phép tắc đều được người dân nơi
đây ngay từ thuở khai thiên lập quốc cực kỳ chú trọng. Chính vì được rèn giũa, được
đúc khuôn nề nếp mà dần dần, tính “thẩm mỹ” đi vào trong đời sống của chính họ - cha
truyền con nối, thế hệ trước bảo ban thế hệ sau tạo thành một vòng lặp và nghiễm nhiên
trở thành một chân lý, một nét đẹp riêng của con người nơi Đại Hàn.
Sẽ không có gì quá lạ khi chúng ta thấy người trẻ diện những trang phục đơn giản nhưng
không hề đơn điệu, ngược lại còn mang đến cho mỗi cá nhân một nét đặc trưng riêng.
Không chỉ lớp trẻ, những người cha, người mẹ, những người bước dần đến giai đoạn
nửa cuộc đời vẫn luôn luôn có cách để làm mới bản thân mình – tính thẩm mỹ đối với
người Hàn không chỉ là giá trị tinh thần mà bên cạnh đó còn là yếu tố quan trọng nhất
để xã hội nhìn nhận và đánh giá thái độ của một ng ờ ư i.
Vì lẽ đó, ngoài thời trang, Hàn Quốc còn rất chú trọng đến đường nét khuôn mặt. Một
ngoại hình sáng sủa, một gương mặt xinh xắn hay một gương mặt sắc sảo theo thời gian
dần trở thành một thước đo tiêu chuẩn để định hình nét đẹp của một người. Từ đây, phẫu
thuật thẩm mỹ ra đời. Ngành công nghiệp này phát triển đến mức, độ phủ sóng của các
dịch vụ tạo hình thẩm mỹ trở thành đặc điểm nhận dạng của Hàn Quốc trên bản đồ thế
giới. “Một cánh cổng bước đến thiên đường”
1.1.1 Giai đoạn Triều Tiên thuộc Nhật
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp thẩm mỹ tại
Hàn nhằm vào thời kỳ Đại Hàn Dân Quốc (thuộc Triều Tiên xưa) nằm trong sự đô hộ
và cai trị của phát xít Nhật (trong khoảng giai đoạn từ năm 1910 đến năm 1945 khi Hàn
Quốc chính thức nằm dưới sự kiểm soát và bóc lột man rợ của đế quốc Nhật). Rất nhiều
những người dân vô tội đã trở thành nạn nhân cho những trò tàn bạo, mất nhân tính của
chúng trong thời kỳ này. Cụ thể, hơn 200.000 người phụ nữ bị ép buộc thực hiện những
“cuộc vui” đầy đau đớn, khổ nhục với binh lính Nhật Bản – đồng thời bị “chất” vào hệ 8 about:blank 9/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
thống các nhà thổ do Quân đội điều hành nhằm thỏa mãn thú tính xác thịt mỗi khi bọn
chúng cần “giải phóng”. Không dừng lại ở đó, thanh niên trai tráng hay kể cả những
người lớn tuổi đều bị bắt làm nô lệ và bị phát xít Nhật cưỡng bức lao động chân tay ngày
lẫn đêm – ăn đồ thừa của súc vật và đày trai tráng đến điên dại, đày người già đến chết
không xuôi tay. Bên cạnh đó, về mặt văn hóa, Nhật Bản lên kế hoạch sáp nhập hoàn
toàn hai quốc đảo để từng bước đồng hóa văn hóa Triều Tiên trở thành một chỉnh thể
cuối cùng của văn hóa Nhật Bản – chúng thực hiện chế độ thao túng tinh thần hay còn
được hiểu rằng “ngu dân ở một trình độ cao”: Người Hàn Quốc khi ấy bị buộc phải nói
tiếng Nhật; học sinh được đi học nhưng chỉ được học và được dạy bằng tiếng của chúng.
Phát xít Nhật khống chế cả sức mạnh và tinh thần của người dân Đại Hàn trong một
quãng thời gian dài – chính vì không thể chịu đựng thêm một giây phút nào của chế độ
nô dịch kinh hoàng này đã khiến người dân tăng lòng thù hận và góp phần thúc đẩy
người dân Triều Tiên lúc bấy giờ đứng lên thực hiện cuộc chủ nghĩa dân tộc với hy vọng
có thể đem lại một lần nữa sự độc lập, tự do.
Về bản chất, Hàn Quốc (Triều Tiên xưa) và Nhật Bản đều cùng là hai quốc gia nằm ở
khu vực Đông Á nên xét riêng về ngoại hình, người dân hai nước phần lớn sẽ có nhiều
điểm tương đồng. Chính vì điều này, sự thôi thúc mãnh liệt trong tâm trí của người Hàn
muốn phân tách và hoàn toàn khác biệt với người Nhật đã trở thành một trong những
khía cạnh nổi bật tác động rất lớn đến quá trình xây dựng và phục hồi lại bản sắc dân
tộc trong giai đoạn đó và kéo theo cả những hệ lụy đến tận thời đại ngày nay. Quay trở
lại vấn đề chính, Ruth Holliday và Elfving Hwang đã từng đề cập rằng:”Chính trị bản
sắc dân tộc ở Hàn Quốc rất phức tạp và chúng ta sẽ không thể hiểu được nếu đất nước
này không liên quan đến thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1910 – 1945”. Để phân
biệt chủng tộc Hàn với chủng tộc Nhật một cách rõ nét nhất – nhà giải phẫu học đồng
thời là nhà nhân chủng học vật lý hàng đầu Hàn Quốc – Na Sejin đã tuyên bố như sau:
“Dân tộc Hàn có chiều cao trung bình so với nhiều chủng tộc khác trên thế giới. Cần cổ
mảnh và dài, và nhờ vào sự phát triển vượt trội của cấu trúc cơ bắp nên tư thế luôn thẳng
tắp, toát lên tình hào sảng. Dáng người cân đối tạo lợi thế giúp khuôn mặt được thon
gọn, đôi chân khỏe khoắn cùng với cánh tay dài và cao,...” – Từ đây, có thể nhìn nhận
và đánh giá một cách khách quan rằng: Na Sejin với lòng đầy tự hào đã dành hết những
lời tán dương vừa chân thành vừa mang một cảm giác “ngông” đến với dân tộc của mình. 9 about:blank 10/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
Một mặt khác, khi đặt lên bàn cân so sánh với Nhật Bản – sự vượt trội về ngoại hình, về
trí tuệ, về sự ngoan cường, bản lĩnh của Đại Hàn đã phần nào củng cố về khát khao
muốn tách mình hoàn toàn xa khỏi bọn đô hộ, đưa những đường nét của dân tộc đến gần
hơn với “màu trắng” của phương Tây.
Nhắc đến Châu Á, chúng ta nghĩ ngay đến điểm đặc trung chiếm đa số: mắt một mí, mũi
“tẹt” với sống mũi thấp, làn da ngả vàng do đặc điểm khí hậu phù hợp với nghề trồng
trọt “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Người Hàn cũng không phải ngoại lệ, sự sục
sôi quyết tâm muốn thoát khỏi xiềng xích và tách biệt mình với đế quốc Nhật – họ thay
đổi và chấp nhận sự thay đổi này chỉ từ một bộ phận nhỏ nhất: biến đôi mắt từ một thành
hai mí - màn phẫu thuật chỉnh hình vẫn được thực hiện thường xuyên nhất cho đến ngày hôm nay.
Phẫu thuật cắt mắt hai mí ban đầu được gọi với tên “Blepharoplasty” và dần trở nên phổ
biến hóa tại Hàn bởi vị bác sĩ người Mỹ - David Ralph Millard (bác sĩ phẫu thuật thẩm
mỹ của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ khi đóng quân tại Hàn Quốc vào năm 1953).
Millard là người đầu tiên đứng ra thục hiện hàng loạt các thủ th ậ
u t tái tạo cấu trúc và là
người tiên phong trong nhiều ca chỉnh nắn chấn thương khung mặt cho những binh lính
bị thương. Trong thời gian ở đây, ông đã lần đầu nghĩ đến việc thay đổi cặp mắt người
trong khi tái cấu trúc lại lông mày cho bệnh nhân bị bỏng, thay đổi từ “Đông phương
sang Tây phương”. Tuy nhiên, Mil ard nhận thấy rằng phụ nữ Tây phương chủ yếu có
gò má cao, khuôn mặt vuông với đường nét góc cạnh hơn so với đại đa số khung xương
của người Châu Á – nếu như người dân Đại Hàn thật sự có ý định sẽ thay đổi để hòa
nhập với cộng đồng người Tây thì nền công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn đã
không thể có cơ hội để phát triển lớn mạnh như bây giờ. Như nhóm chúng em có đề cập
ở trên, người Hàn về bản chất họ m ố
u n thoát khỏi gồng xích nô lệ của phát xít Nhật và
hoàn toàn đưa dân tộc của mình trở thành một điểm mới – vì vậy, để nổi bật, Hàn Quốc
quyết định tập trung vào những nét đẹp tiêu chuẩn mà các bệnh nhân phẫu thuật thẩm
mỹ lấy làm hình mẫu: khuôn mặt nhỏ nhắn như búp bê với chiếc cằm hình chữ “V” cùng
đôi mắt hai mí to, tròn, trong veo.
Từ quan điểm như vậy, việc theo đuổi một mẫu ảnh lý tưởng của người Hàn nhằm để
xoáy sâu vào tính đặc trưng và độ nhận diện cá nhân của con người nơi đây trên mặt
bằng chung của khu vực Châu Á, không phải để bắt chước theo tiêu chuẩn sắc đẹp hoàn 10 about:blank 11/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
toàn khác biệt của phương Tây. Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu về sự ra đời của phẫu
thuật thẩm mỹ, ta có thể thấy được một điều chắc nịch rằng: Chủ nghĩa dân tộc chống
lại bọn phát xít Nhật đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xem xét và
tiếp cận của người Hàn đến nét đẹp tiêu chuẩn của phương Tây. Nhiều nỗ lực đã bỏ ra
nhằm chỉ với một mục tiêu duy nhất là khẳng định chính mình, thay đổi diện mạo như
một cách để phân biệt Đại Hàn Dân Quốc (Triều Tiên xưa) với dân tộc tương đồng với
họ trong mọi đường nét là Nhật Bản. Chính sự ác cảm này đã khiến người dân nơi đây
dần trở nên ám ảnh với sự hoàn hảo về thể chất và luôn kháng cự cũng như thách thức
với bất kỳ điểm nào dù chỉ là hao hao giống với người Nhật. Theo nghĩa này, từng chuỗi
sự kiện dần được liên kết lại với nhau: việc theo đuổi một cặp mắt hai mí rõ ràng. to
tròn, lung linh cùng với làn da trắng trẻo làm bước đệm cơ bản và ở một mức độ nào đó,
sự “lột xác” này đối với người Hàn chính là những điểm mà người Nhật không thể sỡ
hữu một cách t oàn diện.
Tuy nhiên, nó không chỉ đơn giản là đạt được ưu thế vượt trội hơn so với Nhật Bản –
những vết sẹo đau thương từ chiến tranh đã để lại không chỉ nền móng của nền công
nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng mà còn đóng vai trò là cầu nối thúc tiến sự phát
triển toàn diện nơi Đại Hàn Dân Quốc sau thời loạn. Bên cạnh đó, một yếu tố khác cũng
không kém phần quan trọng trong quá trình thay da đổi thịt của đất nước này - đó chính
là sự cạnh tranh trong xã hội Hàn Quốc. Cụ thể hơn, là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra vào năm 1997.
1.1.2 Khủng hoảng IMF
Trong năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
1hay còn được biết với tên gọi
IMF (International Monetary Fund) đã giáng một đòn đau thương vào nền kinh tế của
Hàn Quốc. Nhưng trước khi cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra không lâu thì nền kinh tế
Hàn Quốc cũng đang gặp nhiều vấn đề. Đầu tiên vào tháng 1/1997, công ty sắt thép
Hanbo thuộc tập đoàn cùng tên - Chaebo2l ớn thứ 14 của Hàn Quốc vào thập niên 1990
đã tuyên bố phá sản và để lại món nợ khổng lồ lên tới 5.700 tỷ won. Việc phá sản của
1 Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan
rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở
vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á".
2 Chaebol là tên gọi của các đại tập đoàn gia đình có nguồn vốn lớn và có tác động lớn đến kinh tế, chính
trị, xã hội Hàn Quốc (hay còn gọi là tài phiệt ) 11 about:blank 12/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
tập đoàn Hanbo đã dẫn tới sự sụp đổ của bốn nhóm công ty khác và đồng thời có nguy
cơ khiến Korea First, một trong những ngân hàng lớn nhất của quốc gia sẽ bị sụp đổ
theo. Sau đó, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Sammi, Jinro, Daenong, Hanshin,...
đều lần lượt tuyên bố phá sản, kể cả tập đoàn lớn thứ 8 Hàn Quốc là hãng ô tô KIA.
Hàng loạt các Chaebol phá sản trong năm 1997 làm xuất hiện nhiều hơn những khoản
nợ xấu và gần như không có khả năng chi trả. Vào ngày 3/12/1997, Quỹ Tiền tệ quốc tế
IMF đã chấp nhận bỏ ra 57 tỉ đô la giúp Hàn Quốc thoát khỏi cơn khủng hoảng. Nhưng
việc nhận được hỗ trợ của IMF khiến Hàn Quốc phải tiến hành những cải cách đầy đau
đớn và làm cho nền kinh tế Hàn Quốc bị thu hẹp đáng kể. Cụ thể, cuộc khủng hoảnng
IMF đã gây ra một số các tác động đáng chú ý như sau:
• Lãi suất cao: Ngân hàng First Bank đã phải đưa ra mức lãi suất lên tới
30% đối với những doanh nghiệp trái phiếu nhằm thu hút thêm người
tham gia – mức lãi suất này đã tăng tận 17% so với tháng 11 năm 1997
(chỉ ba tháng trước khi cuộc khủng hoảng bùng nổ). Phần lớn các nhà
sản xuất Hàn Quốc nợ tiền ngân hàng lên tới con số 300 tỷ Won và
thậm chí không hề có dấu hiệu dừng lại. Chính thức đến tháng 12 cùng
năm, Hàn Quốc đã phải chứng kiến nền kinh tế của đất n ớc ư trượt dài
trên con dốc của thị trường kinh doanh – 123 công ty mấp mé trên bờ
vực phá sản mỗi ngày (tăng 1,000% so với năm ngoái).
• Khủng hoảng tiền tệ và nợ nần: Tỷ giá hối đoái giữa đồng Won và
đồng Đô la của Mỹ có sự thay đổi. Chỉ cách chưa đầy một năm, giá trị
1$ năm 1996 bằng 800 Won thì vào năm 1997 đã lên thành 1400 Won.
Chính vì đồng nội tệ yếu ớt, suy giảm giá trị nội lực này đã khiến các
Chaebols phải gánh thêm trên vai một món nợ lãi trị giá 8 tỷ đô la cho
các nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty lớn đi xuống, những doanh nghiệp còn trụ được cũng phải lao
đầu vào cuộc chiến sinh tồn dưới lưỡi dao của bộ chính trị xoay vần quanh
IMF. Chỉ tính riêng đến tháng 6 năm 1998, Bộ Tài Chính Hàn Quốc phải hạ
lệnh đóng cửa 55 các công ty lớn khắp toàn quốc.
1.1.3 Sa thải hàng loạt 12 about:blank 13/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
Nền kinh tế quốc dân bị phá vỡ và hàng loạt các công ty lớn do chính phủ sỡ hữu đi đến
bờ vực phá sản không chỉ để lại hậu quả đơn thuần là vô vàn nhân viên của các tập đoàn
này mất công ăn việc làm. Mà bên cạnh đó, sự khủng hoảng từ các công ty lớn đã tạo
nên những dư chấn tác động đến các doanh nghiệp nhỏ hơn – các công ty này phụ thuộc
vào các tập đoàn lớn và lẽ dĩ nhiên khi mất đi đầu tàu, những cánh tay buồm cũng không
còn sức để chèo chống chính con thuyền đấy nữa. Lý do đằng sau hiệu ứng Domino này
là vì cơ cấu tổ chức của Hàn Quốc trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ được xây
dựng theo mô hình kim tự tháp. Diễn giải ý nghĩa một cách vắn tắt, ta có thể hiểu rằng:
đứng đầu ngọn tháp là người đứng đầu sáng lập ra một tập đoàn và gia đình của họ sẽ
luân phiên nhau vận hành và duy trì sự thịnh vượng của công ty – những Chaebol này
có mối liên hệ mật thiết với quan chức chính phủ và ngược lại, tổ chức chính trị sẽ có ảnh hưởng rất ớn l
đến cách mà các tập đoàn này vận hành. Bậc dưới phụ thuộc vào bậc
trên, cứ thế tiếp nối dài cho đến khi đến cuối ngọn tháp. Mỗi hệ thống khi lập trình và
đưa vào sử dụng, ít nhiều gì cũng sẽ tồn tại tính ưu việt và những phần lỗi cần được loại
bỏ hoặc cải thiện – thể chế tổ chức và điều hành các doanh nghiệp ở bên Hàn cũng như
thế. Nếu bỏ qua tính phân tầng lệ thuộc làm mất đi sự linh hoạt, ít khả năng thăng tiến
và không hạn chế được tệ nạn tham nhũng thì bù lại, chính những điều này đã giúp cho
người dân Hàn Quốc kiếm được một công việc ổn định với mức lương tốt và hạn chế
rất thấp tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia này. Tuy nhiên, với thời điểm khủng khiếp trong giai đoạn cả t ế
h giới lao đao này, Chính phủ Hàn đã phải chứng kiến sự sa thải đạt đến
đỉnh điểm. Tỷ lệ thất nghiệp trước khi gặp khủng hoảng là 2,5% đã chạy thẳng lên con
số 6,8% vào cuối năm 1998 – đạt đến số lượng không tưởng khi 1,6 triệu người hoàn toàn mất việc.
Là người Hàn Quốc – ngay từ khi chào đời đã được định sẵn sẽ là một tuyển thủ, sàn
đấu là cuộc đời và đối thủ không thể cố định chỉ với một danh từ. Một người Hàn Quốc,
họ phải chiến đấu đến sức cùng lực kiệt để giành được tấm vé vào đại học, tìm kiếm
được công ăn việc làm ổn định, hay thậm chí là bạn đời,... Áp lực phải “chiến đấu” mỗi
ngày với chính mình, với mọi người, về căn nguyên, xuất phát từ Nho giáo – tôn giáo
chiếm vị trí độc tôn trong xã hội nơi đây. Nho giáo luôn tập trung nhấn mạnh và giáo
huấn con người phải khắc sâu tinh thần học thuật – học thành tài và đạt được những
thành công nhất định trong cuộc sống. Chính vì điều này nên đối với những quốc gia
phần lớn tôn giáo gắn liền với đạo Nho, con người luôn được khuyến khích và nhắc nhở 13 about:blank 14/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
phải phấn đấu để ít nhất đạt được một thành tựu nhất định và đồng thời nhận được sự
tôn trọng từ người khác. Tuy nhiên, đối mặt với thách thức khắc nghiệt xoay quanh câu
hỏi “Làm thế nào để chiến thắng cuộc thi có hàng trăm hàng nghìn người với trình độ
tương đương” vẫn còn là dấu chấm lửng quá lớn đối với những người đang tìm việc làm
tại Hàn Quốc. Điều này còn trở nên trầm trọng hơn khi mỗi tờ đơn xin việc đều có một
không gian cho bức ảnh của người nộp, một hành động mà với Mỹ hay nhiều quốc gia
Châu Âu lúc bấy giờ là vi phạm pháp luật. Nếu bên Mỹ chú trọng vào kinh nghiệm và
năng lực của ứng cử viên thì qua Hàn, việc đánh giá ngoại hình của thí sinh được hợp
pháp hóa và trở thành một trong những tiêu chí lựa chọn hồ sơ. Việc này chỉ ra rằng là
nếu như gương mặt của thí sinh “không phù hợp” với điều kiện tối thiểu về ngoại hình
của công ty thì khả năng cao là hồ sơ đấy đã bị từ chối. Vì những lý do nêu trên, phẫu
thuật thẩm mỹ can thiệp và đem đến cho con người nơi đây tia sáng của sự kỳ vọng, hay
nói đúng hơn chính là một liều thuốc an thần trong cuộc sống đầy nhức nhối của họ.
1.1.4 Phẫu thuật thẩm mỹ - một liệu trình tâm lý
Nền văn hóa Đại Hàn Dân Quốc rất đặt nặng về vấn đề ngoại hình, nhưng trong nhiều
trường hợp, sự coi trọng này không thật sự cần thiết. Mặc dù giống với phương Tây
trong cách nhận xét về nhận thức của một người thông qua ấn tượng đầu tiên nhưng
người Hàn, họ lại nhìn nhận khía cạnh này theo một cách hoàn toàn khác biệt với Tây
phương. Người Hàn Quốc cho rằng đường nét trên khuôn mặt là điểm ạ đ i diện cho tâm
hồn bên trong của một người, và mối quan hệ giữa ngoại hình – nội tại trực tiếp dẫn dắt
đến sự may mắn và thành công của mỗi cá nhân. Với những nhận định như vậy đã để
lại không ít áp lực và hậu quả ngầm là sự tự ti khi đối diện với chính bản thân họ trong
gương – họ tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một cách giải quyết ổn thoả nhất. Dù con
số không cất tiếng nói nhưng chỉ cần nhìn vào bề mặt, quả thật đối với họ, sau khi can
thiệp đến ‘dao kéo’, sự tự tin và lòng thỏa mãn tràn đầy trong lồng ngực và niềm tin yêu
lạc quan đã thật sự thay đổi cả cuộc đời của họ. Đẹp lên trong một xã hội xem chuyện
phẫu thuật thẩm mỹ là quá bình thường thì dĩ nhiên, hệ lụy của chúng là con người nơi
đây sẽ sẵn sàng chê trách hoặc phàn nàn bất kì ai có gương mặt không “thuận”. Trái
ngược lại hẳn với phương Tây, việc đem nhan sắc của một người làm chủ đề của sự bàn
tán là phép cấm kỵ tuyệt đối. 14 about:blank 15/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
Sức ảnh hưởng sau cuộc “trùng tu” đã thay đổi cuộc đời của con người Hàn Quốc sang
một trang mới – họ tích cực hơn và cảm nhận rất rõ ràng người khác đối xử với họ khác
biệt như thế nào. Chính bản thân người Hàn Quốc sau khi trải nghiệm những cảm giác
này đã công nhận rằng: Phẫu thuật thẩm mỹ đích thực là một phương pháp chữa lành
tâm hồn hữu hiệu nhất. Không chỉ cải thiện vẻ bề ngoài mà bên cạnh đó còn có thể cải
thiện tinh thần của một người vô cùng hiệu quả. Chính vì điều này mà đối với người dân
Đại Hàn, nhan sắc là một phần không thể th ế
i u trong cuộc sống của họ.
Lấy ví dụ điển hình như việc phụ nữ Hàn rất chuộng một làn da trắng sáng, hồng hào.
Vì bởi lẽ ngay từ thời cổ đại (khi Nam và Bắc Hàn còn là một thể thống nhất), làn da
trắng có phần nhợt nhạt đã là tiêu chuẩn sắc đẹp – họ luôn quan niệm một điều rằng
ngoại hình là cầu nối dẫn dắt con người đến thế giới nội tâm – vì lẽ đó mà một gương
mặt sáng, trắng trẻo sẽ thể hiện được sự thanh thuần, bản tính lương thiện, sự tinh tế,
nhẹ nhàng và một tâm hồn tự do không vương nhiễm bụi trần. Tuy nhiên, để có được
một gương mặt trắng sáng như vậy thì không phải người phụ nữ nào cũng có điều kiện.
Chỉ có tiểu thư con nhà quyền quý mới được rửa mặt bằng nước hoa đào để làn da mịn
màng và gần như phát sáng. Nhan sắc phân hóa được tầng lớp xã hội và địa vị của một
người trong xã hội, ngày xưa thế nào thì ngày nay vẫn thế.
Thêm một điểm mà không thể không đề cập khi nhắc tới lý do vì sao người dân Đại Hàn
luôn ám ảnh với việc phẫu thuật thẩm mỹ: Nhân tướng học. Một chiếc mũi thẳng với
đầu mũi nhỏ, một vầng trán rộng và hơi nhô ra, hay đôi gò má vừa vặn sẽ mang đến tiền
tài, danh phận và đôi khi sẽ là sự đánh đổi để làm tròn trách nhiệm với sự giàu sang của
mình. Người Hàn Quốc cũng tin rằng một khuôn mặt hội tụ các đặc điểm như cặp mắt
to, tròn, đầy biểu cảm kết hợp với chiếc cằm hình chữ V sắc sảo sẽ mang lại cho họ sự
trẻ trung, năng động, dẫn lối họ đến với vận may ở phía trước. Kết hợp các yếu tố trên,
ta có thể thêm phần chắc chắn lý do vì sao Hàn Quốc được mệnh danh là thiên đường
của phẫu thuật thẩm mỹ. Tất nhiên, “Nhân tướng học” có thể bị liệt vào mục phản khoa
học vì không có minh chứng nào có thể chứng minh được những điều mà bộ môn này
chẩn đoán là đúng sự thật và phù hợp với khoa học 100% nhưng những quan niệm được
truyền từ đời này sang đời khác về các đường nét trên khuôn mặt của một người dù trực
tiếp hay gián tiếp đều sẽ có một phần trách nhiệm đối với vận mệnh dù tốt hay xấu của 15 about:blank 16/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
chính bản thân họ – ít hay nhiều, “Nhân tướng học” cũng đã đóng góp ảnh hưởng không
hề nhỏ đến quá trình chấp nhận và bình thường hóa phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc.
1.2 SỰ TIẾP NÓI QUA NỀN TẢNG VĂN HÓA ÂM NHẠC KPOP
‘Kpop’ đã luôn là công cụ truyền bá hình ảnh vẻ đẹp của Hàn Quốc trong suốt nhiều
năm qua, nhờ vào hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đã thành công tiếp cận được nhiều
đối tượng trên toàn cầu - kích thích sự tăng trưởng của ngành du lịch và bước nhảy vọt
của các trung tâm dịch vụ chuyên về thẩm mỹ. ‘Nhạc Pop Hàn’ dùng để chỉ nền văn hóa
âm nhạc đại chúng, được gọi ngắn gọn với cái tên “Hallyu” hoặc Kpop. Kpop dần trở
nên thịnh hành vào cuối thế kỉ 20 khi bao gồm phim ảnh, chương trình truyền hình, nhạc
Pop và nhảy, thời trang và mỹ phẩm,... Để hiểu hơn lý do vì sao Hàn Quốc có thể xuất
khẩu được mỹ phẩm ra thị trường toàn cầu, cần phải đi tìm hiểu lịch sử - vào giai đoạn
trước khi mà ngành công nghiệp Kpop bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
1.2.1 Nguồn gốc của Kpop
Trong cuộc khủng hoảng Quỹ tiền tệ IMF năm 1998, chứng kiến màn trượt dốc không
phanh của GDP khi giảm tận 7%, tổng thống Kim Dae Jung đã quyết định ban hành một
nghị quyết liên quan đến Văn hóa nhằm cứu rỗi nền kinh tế đang suy sụp trầm trọng.
Đạo luật này sau đấy đã thành lập nên KIDP (Korea Institute of Design Promotion) cũng
như KOCCA (Korea Creative Content Agency) và dẫu biết ngân sách chính phủ vô cùng
hạn hẹp vào thời điểm lúc bấy giờ, tổng thống Kim Dae Jung vẫn quyết tâm chơi một
ván cờ và ngài đặt cược gần như là tất cả hy vọng vào nó: ưu tiên hỗ trợ tối đa các ngành công nghiệp văn hóa.
Chính quyền sau này cũng tiến hành xác định Kpop chính là một công cụ tốt nhằm củng
cố quyền lực mềm3, họ bắt đầu cung cấp nhiều khoản trợ cấp cho nhiều tổ chức khác
nhau với mục đích chung nhất là để giới thiệu và quảng bá nền văn hóa nhạc Pop của
Hàn Quốc đến với đa dạng nền văn hóa trên toàn thế giới. Đồng thời, các công ty tư
nhân đã khai thác và sử dụng các nguồn lực được cung cấp từ chính phủ - họ hợp tác và
làm việc với nhau để quảng cáo một thương hiệu chung, một thương hiệu của riêng Hàn
3 “Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không
phải ép bức hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách
ngoại giao của một nước.” – Joseph Nye (giáo sư đại học Harvard) 16 about:blank 17/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
Quốc không chỉ dừng lại ở một sản phẩm mà còn “đá sân” sang nhiều lĩnh vực khác. Mục tiêu cuối cù g
n khi phát triển các ngành giải trí này cốt để đẩy mạnh nền kinh tế và
sự nổi tiếng toàn cầu – Hàn Quốc có được một chỗ đứng trên thị trường thế giới .
1.2.2 Sự say mê điên cuồng với Kpop
Nhằm khuyến khích các quốc gia khác đón nhận văn hóa của mình, hệ thống marketing
của các ngôi sao Hàn Quốc khi ấy sẽ bắt đầu bày bán và quảng bá phim của nghệ sĩ:
điển hình như hai bộ phim vô cùng nổi tiếng lúc bấy giờ là “Bản tình ca mùa đông” và
“Cô nàng ngổ ngáo” – 2 bộ phim truyền hình dài tập này chính là bước tiên phong, một
bước tiến đầu tiên thúc đẩy sự mở rộng toàn cầu của Kpop nói riêng và ngành công
nghiệp giải trí tại xứ sở kim chi nói chung. Ngay sau sự thành công vượt trội về doanh
thu từ các chương trình truyền hình, các chương trình có nội dung như về ca hát, nhảy
múa dần được chú ý, đầu tư và bắt đầu được tiếp thị mạnh mẽ. Những buổi trình diễn
trên sân khấu, album bán ra không ngừng tăng lên mỗi ngày và các video âm nhạc đã
dần trở nên cực kỳ thành công và trở thành một hiện tượng phổ biến được lan truyền với
tốc độ chóng mặt thông qua nền tảng Internet nói chung và Youtube nói riêng. Nội trong
năm 2011, số lượng video Kpop được sản xuất đã vượt qua con số 900 và chúng đã đạt được chỉ tiêu ng ờ
ư i xem ấn tượng – hơn 500 triệu lượt theo dõi (c ỉ h tính riêng trong thị
trường Châu Á). Tuy nhiên, phải đến khi bản “hit” huyền thoại “Gangnam Style” của
Psy ra đời vào năm 2012, Kpop mới thật sự chính thức càn quét khắp địa cầu và tạo nên
một cơn địa chấn rúng động làng giải trí khi Psy thành công rực rỡ đem về cho chính
mình vô vàn giải thưởng quý giá cùng lượng người hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới.
“Gangnam Style” tự biến chính nó trở thành video có lượt view cao nhất trên Youtube
lúc bấy giờ - 1,4 tỷ người xem và từ đây, Kpop bước sang một kỷ nguyên hoàn toàn mới.
1.2.3 Kpop và các thẩm mỹ viện
Ngành công nghiệp giải trí Kpop nổi bật với những màn trình diễn đầy hào nhoáng, vũ
đạo và chương trình riêng dành cho người nổi tiếng – mấu chốt của những điểm trên
không chỉ xoay quanh cách các nghệ sĩ biểu diễn để quảng bá cho âm nhạc của mình mà
bên cạnh đó còn là dịp để thể hiện được nét đẹp của mình. Các biển quảng cáo quy mô
lớn tại Hàn Quốc luôn tập trung cận cảnh vào khuôn mặt của những cô gái trẻ – có thể
là diễn viên, ca sĩ, hay đôi lúc là hình ảnh của một người bình thường nhưng cô ấy có
ngoại hình rất ưa nhìn, trong sáng. Những tấm áp phích xuất hiện với tần số dày đặc vô 17 about:blank 18/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
hình trung khiến xã hội nơi đây ám ảnh nặng nề về nhan sắc, về độ “phù hợp” của bản
thân mình trong môi trường như thế này. Chính vì vậy mà đôi khi, nhìn những người
đẹp trên màn hình TV – người dân Hàn Quốc cũng tự hỏi rằng liệu cô ca sĩ hay diễn
viên này đã đi qua phẫu thuật thẩm mỹ hay chưa?
Tuy nhiên, ta cũng không được đánh đồng rằng ai làm trong giới hay bất kì ai ở ngoài
giới cũng đều trải qua phẫu thuật thẩm mỹ. Không phải ai cũng có điều kiện hay thực
sự muốn lựa chọn đến phương án này, tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận một
điều rằng hầu hết các ngôi sao Kpop đều đã ít nhất một lần nhờ đến sự trợ giúp từ dịch
vụ này. Ví dụ những cuộc tiểu phẫu nhỏ như cắt mắt hai mí đến những ca xử lý khó
khăn hơn: gọt cằm V-line, tiêm filler căng da chống chảy xệ hoặc hút mỡ thừa để sở hữu
được dáng vóc lý tưởng,... Kpop nhìn từ bên ngoài, thế giới của những thần tượng lấp
lánh rực rỡ như ánh đèn neon thắp sáng cả đêm phố, và vì nó đầy cám dỗ nên xã hội như
được tiếp thêm sức mạnh để theo đuổi đến cùng giá trị hoàn hảo. Phẫu thuật thẩm mỹ
“trước” và “sau”, tờ rơi hay áp phích quảng cáo dán dầy các ga chờ tàu điện ngầm, chờ
xe bus và nói không ngoa, tần số truyền thông của các dịch vụ thẩm mỹ này có thể còn
nhiều hơn chương trình thời sự phát sóng từ sáng sớm đến khuya tối. S ống tại Hàn đồng
nghĩa với việc bạn chấp nhận sẽ sống chung với một đất nước bị bao quanh bởi hình ảnh
– những chiếc váy ngắn bó sát rực rỡ, một thân hình mảnh mai và một làn da trắng không
tì vết giống như những gì mà các thần tượng thể hiện lên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Đương nhiên, vấn đề nào cũng tồn tại hai mặt song hành – phẫu thuật thẩm
mỹ mang đến cho con người cảm giác được tái sinh và cũng mang đi của con người sự
tự do, sự tự tin được thể hiện cái chất riêng của mình. Điều này cũng có thể dễ dàng
nhận thấy khi càng về sau, càng thêm nhiều idol 14 – 15 tuổi xuất hiện, và fan của họ cũng nằm trong độ t ổ
u i như vậy – thậm chí còn trẻ hơn như thế.
Mặc dù cũng không ai “thèm” đặt ra câu hỏi vì sao một khuôn mặt Vline mới đ ợ ư c cho
là đẹp, là tiêu chuẩn ngay từ ban đầu. Điều mà người Hàn họ chú ý đến là sự nồng nhiệt,
tiếng hò reo cổ vũ cùng vô vàn những bó hoa tươi thơm ngát chỉ dành riêng cho những
ai chiếm trọn ánh nhìn. Thêm nữa, người nổi tiếng nhận được rất nhiều tình yêu thương
từ cộng đồng người hâm mộ, từ người khán giả và dần dần idol trở thành một biểu tượng
của sắc đẹp – một hình mẫu lý tưởng để đốc thúc nhau phải phẫu thuật làm sao để được
hoàn hảo giống như vậy. Họ chấp nhận đầu tư một số tiền khủng, chấp nhận cả những 18 about:blank 19/46 23:41 9/8/24
N6 Ppnckh 7206 - phương pháp nghiên cứu khoa học - tiểu luận cuối kì
rủi ro để trở thành một bản sao, để được người khác chú ý và ngưỡng mộ. Phẫu thuật
thẩm mỹ như món vũ khí trong cuộc chiến sinh tồn của mỗi người dân Hàn Quốc, họ có thể đạt đ ợ
ư c một số thành tựu nhất định khi họ có nhan sắc (nhà cửa, công ăn việc làm,
sự thăng tiến hay cả hôn nhân,..) – những niềm vui ấy tích góp lại thành niềm khao khát
cháy bỏng giúp họ gạt qua được nỗi sợ và chủ động tìm đến các trung tâm tạo hình thẩm mỹ.
CHƯƠNG 2: SỰ PHỔ BIẾN CỦA PHẪU THUẬT THẨM MỸ
2.1 TẠI HÀN QUỐC
Hàn Quốc là một quốc gia rất chú trọng đến ngoại hình và cũng không có gì quá ngạc
nhiên khi nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ của ngành phẫu thuật thẩm mỹ”. ISAPS
– Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc Tế vào năm 2009 đã thống kê và đưa ra
được những con số cụ thể khi Hàn Quốc đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng những
quốc gia có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ cao: 365.000 ca đã thực hiện và gấp 1,8 lần so với
Hoa Kỳ (> 200.000). Bên cạnh đó, cũng tiếp tục gần vào cuối năm 2011, ISAPS một lần
nữa đưa ra một loạt các biểu đồ tổng hợp thứ hạng của Hàn Quốc dựa trên các cuộc khảo
sát và thu thập thông tin trên nhiều phương diện thẩm mỹ:
- Hàn Quốc đứng đầu trong số 25 quốc gia thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ. Cứ 1000 người n
hư vậy tại Hàn đã can thiệp tổng cộng 13.264 lần và chỉ
trong năm này (2009), Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Quốc tế (ISAPS) ước
tính rằng khoảng gần 650.000 thủ tục phẫu thuật thẩm mỹ đã được thực hiện tại Hàn Quốc.
- Chỉ tính riêng về việc tái tạo cấu trúc khuôn mặt, Hàn Quốc trong năm 2011
đã thực hiện được tổng 1.969 ca/1000 người. Dễ dàng thấy được sự đầu tư
của người Hàn như thế nào đối với nhan sắc của mình. Vì nhu cầu can thiệp
thẩm mỹ ngày càng nhiều và gần như tăng lên theo cấp số nhân mỗi ngày nên
số lượng bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn cũng vì thế
mà ngày càng khắc khe. Cụ thể: Bác sĩ thẩm mỹ tại Hàn cao gấp 1.7 lần so
với Đài Loan; gấp 6.9 lần so với Thái Lan và gấp 17 lần so với Trung Quốc 19 about:blank 20/46