-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cuối kỳ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận cuối kỳ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 27 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chiến lược kinh doanh ( DKC) 3 tài liệu
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 42 tài liệu
Tiểu luận cuối kỳ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận cuối kỳ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 27 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chiến lược kinh doanh ( DKC) 3 tài liệu
Trường: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 42 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MARKETING - KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING HK1A-2021-2022
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: MARKETING Giảng viên bộ môn: ThS.Võ Thụy Thanh Tâm Sinh viên thực hiện: Lê Thị Huỳnh Như MSSV: 2011239539 Lớp: 20DMAC2 Năm: 2021 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH TRANG ẢNH SINH VIÊN HK1A-2021-2022
HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NHÓM: 11 LỚP: MAR136_19
1) Tên đầy đủ: Lê Thị 2) Tên đầy đủ: Lê 3) Tên đầy đủ: Vi Thị Huỳnh Như Thị Huệ Thông Yến Nhi SĐT:0563755272 SĐT:0339119575 SĐT:0779672948 Email: Email: Email:
lehuynhnhu.25102002 huethong14@gmail. vithiyennhi.10122002 @gmail.com com @gmai.com 4)Tên đầy đủ:Trịnh Văn Minh Đức SĐT:0925198393 Email: Trinhvanminhduc.mar @gmail.com 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN HK1A-2021-2022
HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NHÓM: 11 LỚP: 20DMAC2 STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ 01 Lê Thị Huỳnh Như 2011239539 10/10 02 Lê Thị Huệ Thông 2011234909 10/10 03 Vi Thị Yến Nhi 2011239534 10/10 04 Trịnh Văn Minh Đức 2082301351 10/10 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Huỳnh Như MSSV : 2011239539 Khoá : 20 Lớp : 20DMAC2
Nhóm : 11...................................................................................
Tên đề tài :......................................................................................
.......................................................................................... Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………... Giảng viên
ThS. Võ Thụy Thanh Tâm 4 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................8
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG MARKETING..................................................................................9
1.1.Khái niệm đạo đức trong marketing......................................................9
1.2.Các học thuyết đạo đức trong marketing..............................................9
1.3.Khái niệm trách nhiệm xã hội trong marketing..................................10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH
MARKETING QUẢNG CÁO......................................................................13
2.1.Vấn đề nhận thức về đạo đức marketing quảng cáo của các doanh
nghiệp tại Việt Nam..................................................................................13
2.2.Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức trong quyết định
Marketing quảng cáo tại Việt Nam...........................................................14
2.3. Một số vấn đề đạo đức trong quyết định marketing quảng cáo gây
tranh cãi tại Việt Nam...............................................................................18
2.4.Đánh giá sự ảnh hưởng của đạo đức Marketing quảng cáo đối với xã
hội và doanh nghiệp..................................................................................21
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NGĂN CHẶN
CÁC HÀNH VI PHI ĐẠO ĐỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH MARKETING
QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY..............23
3.1.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp....................................................23
3.2.Kiến nghị đối với người tiêu dùng......................................................25
3.3.Kiến nghị đối với nhà nước.................................................................26
KẾT LUẬN.................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 28 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1: Mỹ phẩm STT WHITE ngang nhiên vi phạm pháp luật và lừa dối
Hình ảnh 2. : Quảng cáo mỳ Tiến Vua của Masan đụng phải sự
phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mỳ tôm. 6 LỜI MỞ ĐẦU
Bằng phương pháp lược khảo tài liệu, bài viết làm rõ các chuẩn mực
đạo đức và các biểu hiện của hành vi phi đạo đức trong quảng cáo, đánh giá
thực trạng về quảng cáo vi phạm đạo đức kinh doanh tại Việt Nam, đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm
đạo đức trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ thể kinh
tế như hiện nay, quảng cáo là hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò
quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian
gần đây, trên thị trường Việt Nam xuất hiện không ít hành vi quảng cáo vi
phạm đạo đức trong kinh doanh, ảnh hưởng bất lợi đến người tiêu dùng, xã
hội và tác động xấu đến hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp (DN). Bài viết
này sử dụng phương pháp lược khảo tài liệu, nhằm nhận diện các biểu hiện
của quảng cáo phi đạo đức trong kinh doanh, cũng như đánh giá thực trạng
quảng cáo vi phạm đạo đức trong kinh doanh thông qua một số tình huống
phổ biến trong thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp, nhằm hạn chế các
hoạt động quảng cáo vi phạm đạo đức trong kinh doanh tại Việt Nam.
Chính vì lý do đó em xin chọn đề tài : “ ” để phân tích và làm đề tài tiểu
luận của mình ngày hôm nay. Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên
bài làm của em vẫn còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi , kính mong thầy
cô bổ sung thêm để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 7 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING
1.1.Khái niệm đạo đức trong marketing
Đạo đức trong marketing (Tiếng Anh là Ethical Marketing) hiểu đơn giản là
các tiêu chuẩn về cách hành xử chi phối tư cách của các cá nhân, nhóm và các tổ chức kinh doanh.
Vấn đề này nghe có vẻ đơn giản, ai cũng biết nhưng trên thực thế rất khó để
có thể nhận định nó một cách chính xác. Lấy ví dụ như ở nhiều quốc gia trên
thế giới việc quảng cáo và buôn bán thuốc lá không bị kiểm soát, trên bao bì
không bắt buộc phải ghi những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe. Các công
ty thuốc lá của Mỹ đã tập trung xuất khẩu thuốc lá vào những quốc gia này
để bù đắp sự kém tăng trưởng của sản phẩm thuốc lá ở nước nhà. Liệu điều
này có phải là hành vi thiếu đạo đức trong marketing không? Câu trả lời
chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Vấn đề đạo đức trong marketing
phức tạp là vậy. Chính vì thế mà so với các chức năng khác thì marketing là
một lĩnh vực có nhiều khả năng phát sinh các vấn đề về đạo đức
1.2.Các học thuyết đạo đức trong marketing
Đầu tiên, để có thể xây dựng Ethical Marketing như một phương châm kinh
doanh lâu dài, doanh nghiệp cần phải gắn khía cạnh đạo đức đi liền với giá trị cốt lõi của họ. 8
Tất cả những ví dụ về doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức đều gắn lợi ích
của cộng đồng, xã hội vào sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu hoạt động của họ
Thứ hai, cách doanh nghiệp cần phải có quy phạm trong các chiến dịch
Marketing của mình: Những nội dung nào tuyệt đối không được sử dụng
trong tiếp thị; những quy chuẩn đạo đức cần có;…
Điều này hạn chế bộ phận Marketing có thể sử dụng những phương thức
Marketing phi đạo đức, như đã được liệt kê ở mục trên của bài viết.
Thứ ba, doanh nghiệp cần coi hoạt động Marketing là một hình thức giúp
người tiêu dùng có sự lựa chọn đúng đắn trong hoạt động mua sắm, không
phải là phương thức khiến họ tiêu thụ sản phẩm của mình nhiều hơn.
1.3.Khái niệm trách nhiệm xã hội trong marketing
Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá thể đó là
tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội
nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của nó. Trong một xã hội
“trọng nông, ức thương” doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã
hội bao cấp, doanh nhân bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường.
Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc của pháp quyền mà chúng ta đang xây
dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do/dân chủ cho tất cả mọi nguồn trong đó
có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân.
Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi
người và của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu
hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau.
Trước hết, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong
lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ 9
nhìn vào dòng nước đen đặc và hôi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không
khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên đang bị
hy sinh cho những nhu cầu thứ ba, thứ tư gì đấy. Và trong phổi của tất cả
chúng ta, của cả các doanh nhân bụi bám như bồ hóng bám lên giàn bếp.
Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm bảy thế hệ nữa, nêu quá
trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và không bị đảo ngược.
Trong cái việc đưa sức khoẻ và tương lai xa làm vật tế thần này doanh
nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy
là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên
của các doanh nghiệp là không kinh doanh nên sự tổn hại của môi trường.
Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi
lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây
nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương
tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu
đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng
buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan
trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ
được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng
thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là
để Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ
bản các doanh nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra. sự công bằng. Nhưng
của cải phải có trước, sự công bằng mới có thể xẩy ra. Nếu chúng ta chỉ
được hưởng sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì nhiều. 10
Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là những đóng
góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang
lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những
việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải
lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết họp
việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều
nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có
những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho
các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển. Và đó là nền tảng của
một xã hội công dân vững mạnh. 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUYẾT ĐỊNH MARKETING QUẢNG CÁO
2.1.Vấn đề nhận thức về đạo đức marketing quảng cáo của
các doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sử dụng nhiều công cụ khác nhau
để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường.
Quảng cáo cũng là một trong số đó. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động
quảng cáo, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đối thủ
cạnh tranh và Nhà nước, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật và nâng cao ý
thức về đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Việc thực hiện các quy tắc về đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng
cáo được thể hiện cụ thể như: Quảng cáo phải đảm bảo tính trung thực, phải
tôn trọng đối thủ cạnh tranh, phải đảm bảo sự tôn trọng con người; doanh
nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cả trong hoạt động quảng cáo; sản phẩm
quảng cáo không chứa đựng các thông tin nhằm dụ dỗ, lôi kéo khách hàng;
sản phẩm quảng cáo không chứa đựng nội dung, hình ảnh gây phản cảm.
Để phát huy được vai trò, chức năng của quảng cáo, doanh nghiệp và những
người liên quan có trách nhiệm chấp hành quy định của pháp luật về quảng
cáo, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, quảng cáo là một trong những hoạt động tiềm ẩn
nguy cơ vi phạm đạo đức cao, nên việc xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo
đức kinh doanh nói chung và đạo đức trong hoạt động quảng cáo nói riêng là
cần thiết. Một mặt, tuân thủ đạo đức kinh doanh góp phần hạn chế các hành 12
vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, doanh
nghiệp khác và lợi ích của Nhà nước.
Mặt khác, đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và
ổn định, tạo được lòng tin và thuyết phục đối với khách hàng.
2.2.Một số ví dụ điển hình về vi phạm đạo đức trong quyết
định Marketing quảng cáo tại Việt Nam
Hành vi quảng cáo bị coi là vi phạm đạo đức kinh doanh khi có các hoạt động sau:
(1) Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm của nhà
sản xuất bằng những thủ thuật quảng cáo rất tinh vi, không cho người tiêu
dùng có cơ hội để chuẩn bị, để chống đỡ, không cho người tiêu dùng có cơ
hội lựa chọn hay tư duy bằng lý trí;
(2) Tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm gây trở
ngại cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu,
dẫn dắt người tiêu dùng đến các quyết định lựa chọn mà lẽ ra họ không thực
hiện nếu không có quảng cáo;
(3) Phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý, có thể tạo nên
trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những
lý do chính đáng đối với việc mua sản phẩm đó, hay để chứng minh được ưu
thế của sản phẩm đó so với sản phẩm khác;
(4) Che dấu sự thật trong một thông điệp;
(5) Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không rõ ràng khiến
khách hàng phải tự hiểu những thông điệp ấy;
(6) Có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp
của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên; 13
(7) Nhằm vào những đối tượng nhạy cảm làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát hành vi của họ.
- Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch. Chẳng hạn như: Chương
trình ca nhạc “Vũ điệu đường cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự
kiện Hiệp hội Ca sỹ Việt Nam tổ chức tại TP. Hải Phòng. Trên tấm pano khổ
lớn là hình ảnh các hotgirl với những bộ bikini cùng dòng chữ in đậm
“Chương trình không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan
trang”. Đây là một hình thức cổ súy cho phụ nữ sống buông thả…
- Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm. Trường hợp mỳ Gấu Đỏ
đưa ra thông điệp: “ăn một gói mỳ là bạn đã góp 10 đồng cho bệnh nhân ung
thư”. Đây là hình thức quảng cáo đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, mục
đích là bán được nhiều sản phẩm, tuy nhiên, việc quyên góp 10 đồng cho
bệnh nhân ung thư cho một gói mỳ là quá nhỏ so với giá bán ra. Dù vậy,
đánh vào lòng nhân đạo của khách hàng để bán hàng được coi là hành vi vi
phạm đạo đức quảng cáo.
Trên đây là những trường hợp điển hình trong vi phạm đạo đức quảng cáo.
Thực tế những hình thức quảng cáo như trên vẫn còn phổ biến trên các kênh
quảng cáo chính thống như truyền hình, pano, áp phích cũng như trên các
kênh mạng xã hội. Điều này cho thấy, thực trạng đáng báo động về vấn đề vi
phạm đạo đức trong quảng cáo đòi hỏi phải có sự chấn chỉnh các hoạt động
quảng cáo từ các cấp, ngành có liên quan đến các cá nhân và tổ chức trong xã hội Ví dụ:
Vừa qua, TCĐT Thương Hiệu & Pháp luật liên tục nhận được nhiều phản
ảnh của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm thực phẩm chức
năng viên uống trắng da White Star Plus của thương hiệu mỹ phẩm STT 14
White sử dụng không hiệu quả, đang được thổi phồng công dụng.
Tiếp nhận phản ánh, nhằm xác minh thông tin đa chiều, khách quan, PV của
TCĐT Thương hiệu và Pháp luật đã tiến hành tìm hiểu và phát hiện nhiều
hành vi vi phạm của STT White do CEO Sử Thị Thẩm điều hành, quản lý.
Theo website của Bộ Y tế - Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm cho thấy, thực
phẩm bảo vệ sức khỏe White Star plus có giấy công bố sản phẩm Số:
6095/2020/ĐKSP, cấp cho công ty TNHH STT Brightstar và được gia công
sản xuất bởi công ty TNHH sản xuất DP công nghệ cao Nano France (Số
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP 28/2019/ATTP-CNGMP, cấp
ngày 13/6/2019, nơi cấp cục ATTP – Bộ Y tế). Địa chỉ khu CN Đồng Văn
IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tất cả các sản phẩm White Star plus
thực tế bán ra thị trường lại có cùng giấy công bố sản phẩm Số:
6095/2020/ĐKSP, và được gia công sản xuất tại công ty khác là công ty
TNHH MEDIPHAR USA, địa chỉ ở ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh thực phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, sản
phẩm White Star Plus của STT White lại có cùng 1 số công bố mà 2 đơn vị
gia công sản xuất khác nhau, điều này gây hoang mang cho người tiêu dùng
về chất lượng sản phẩm và tính hợp pháp của sản phẩm mỹ phẩm trên.
Mỹ phẩm STT WHITE được thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh
Ngoài hoạt động trên, sản phẩm mỹ phẩm STT White còn có dấu hiệu vi
phạm các qui định về quảng cáo như: Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho
công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tính năng, tác dụng của sản phẩm. 15 Hình 2.1
Mỹ phẩm được thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.
Như Thương hiệu và Pháp luật đã thông tin trước đó, CEO của sản phẩm
STT White Sử Thị Thẩm thường xuyên live tream quay clip và cùng nhân
viên mặc áo blue trắng giả mạo nhân viên tiệm thuốc, tư vấn sản phẩm viên
trắng da WHITE STAR PLUS, giảm cân SLIM JUSHIDO, có tác dụng thần
kỳ như dùng để giảm cân, điều trị mờ nám, trắng da.
Ngoài ra, trên các diễn đàn mạng xã hội, CEO của STT White là bà Sử Thị
Thẩm cũng liên tục xây dựng hình ảnh và tô vẽ uy tín của một người phụ nữ
Việt khởi nghiệp thành công. Các giải thưởng vinh danh mà STT White có
được khiến khách hàng vô cùng choáng ngợp, ngơ ngác không hiểu sao một 16
thương hiệu chỉ mới xuất hiện hơn một tháng trên thương trường lại đạt
danh hiệu TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM 2020.
Trong khi khách hàng còn chưa kịp sử dụng sản phẩm mà sản phẩm lại đạt
danh hiệu nghe “rất kêu”. Phải chăng đây chính là chiêu trò để tạo lòng tin
cho khách hàng, nhằm bán ra thị trường những sản phẩm vi phạm quy định
pháp luật và móc túi người tiêu dùng?
Theo thông tin cung cấp của cơ quan quản lý thị trường, đây là mưu mẹo
lách luật xuất hiện thường xuyên gần đây của các doanh nghiệp mới thành
lập, chưa gây được tiếng vang trên thương trường. Họ hay đi nhận các giải
thưởng "ao làng" vinh danh không uy tín, lợi dụng kẽ hở pháp luật để sản
xuất hàng kém chất lượng, vi phạm qui định pháp luật nhưng bán giá rất cao,
thậm chí cao hơn hẳn sản phẩm nhập khẩu nhưng chất lượng thì rất khó xác
định. Để né tránh cơ quan quản lý Nhà nước, họ thường hoạt động lén lút tại
địa chỉ khác với địa chỉ đăng ký kinh doanh, và khi xảy ra khiếu nại thì
khách hàng cũng không tài nào tìm kiếm ra. Sản phẩm STT White của Sử
Thị Thẩm là một trường hợp điển hình về vi phạm pháp luật nhức nhối gần
đây. Sai phạm này cần sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan chức năng.
2.3. Một số vấn đề đạo đức trong quyết định marketing
quảng cáo gây tranh cãi tại Việt Nam
Thị trường quảng cáo Việt Nam không thiếu vắng những chiến dịch được
đầu tư bài bản và gặt hái thành công cho nhiều thương hiệu. Nhưng nếu như
chỉ nhìn vào mặt tích cực, chúng ta sẽ không nắm rõ bức tranh toàn diện về
thế giới quảng cáo cũng như rút kinh nghiệm từ những sai lầm.
Chúng ta luôn hiểu rằng, không có quảng cáo xấu, chỉ có những ý tưởng
chưa thực sự trọn vẹn. Thế giới quảng cáo muôn hình vạn trạng nếu như 17
thương hiệu sơ suất trong cách truyền tải thông điệp thì kết quả "Sai một li, đi một chiến dịch". Ví dụ 1:
Mỳ Tiến Vua: Quảng cáo nói không, kiểm định nói có Ngay sau khi có đoạn
quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua
không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại
chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên
truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ
có chứa chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng
Masan mới là loại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm mẫu mỳ
Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì trong thành phần của mỳ cũng có Transfat.
Trước đó, quảng cáo này cũng đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng này. 18 Hình ảnh 2.2
Bởi lẽ, thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần
Masan có nội dung: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển
sang màu vàng đục, chứng tỏ sản phẩm có sử dụng phẩm màu E102. Với
cách so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm và vàng nhạt, quảng cáo đã gây
ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là có sử dụng phẩm màu”.
Sau khi Công ty Acecook VN gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại
mẩu quảng cáo của Công ty Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất
lượng mì ăn liền, ngày 28/6 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã
yêu cầu phía Masan chỉnh sửa từ ngữ trong quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. 19
2.4.Đánh giá sự ảnh hưởng của đạo đức Marketing quảng
cáo đối với xã hội và doanh nghiệp
Mặc dù, Luật Quảng cáo năm 2012 đã quy định rõ các hành vi cấm
trong hoạt động quảng cáo như trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, phóng đại, phản cảm, thiếu thẩm
mỹ… nhưng vi phạm về đạo đức trong quảng cáo vẫn diễn ra liên tục.
Nguyên nhân là do hình thức xử phạt hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ tính
răn đe, chủ yếu là phạt tiền và xử lý hành chính. Đa số các vi phạm trong
quảng cáo thường rơi vào các trường hợp như: Lợi dụng niềm tin sai lệch;
phóng đại; hình thức khó coi và mang tính nhạy cảm. Cụ thể:
- Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm.
Trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam quảng cáo khi nhấn
mạnh thông điệp: Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng
hàng ngày không an toàn. Hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người
Việt Nam mắc bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống.
Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn. Điều này khiến người
tiêu dùng vốn xem nguồn nước đun sôi trong sinh hoạt hàng ngày là an toàn
nay bị hoang mang, lo lắng vì nguy cơ sức khỏe.
- Quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm. Chẳng hạn như:
Quảng cáo bột giặt chỉ nhúng vào một lần là có thể trắng tinh như mới. Điều
này khiến người tiêu dùng nghi ngờ về tính trung thực, thậm chí hoang mang
về chất tẩy trong bột giặc ảnh hưởng đến da tay.
- Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch. Chẳng hạn như: Chương
trình ca nhạc “Vũ điệu đường cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự
kiện Hiệp hội Ca sỹ Việt Nam tổ chức tại TP. Hải Phòng. Trên tấm pano khổ
lớn là hình ảnh các hotgirl với những bộ bikini cùng dòng chữ in đậm 20