-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môi trường bên ngoài | Trường Đại học Công Nghệ TPHCM
Tiểu luận môi trường bên ngoài | Trường Đại học Công Nghệ TPHCM. Tài liệu gồm 26 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chiến lược kinh doanh ( DKC) 3 tài liệu
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 42 tài liệu
Tiểu luận môi trường bên ngoài | Trường Đại học Công Nghệ TPHCM
Tiểu luận môi trường bên ngoài | Trường Đại học Công Nghệ TPHCM. Tài liệu gồm 26 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chiến lược kinh doanh ( DKC) 3 tài liệu
Trường: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 42 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Đề tài: Môi trường bên ngoài Nhóm: 1. Huỳnh Nguyễn Yến Nhi 2. Nguyễn Thị Thắm 3. Nguyễn Thị Kim Thùy 4. Nguyễn Đức Hòa 5. Vũ Vân Anh 6. Trần Thị Hạnh 7. 8. NỘI DUNG 1
Khái niệm môi trường bên ngoài 2 Môi trường vĩ mô 3 Môi trường vi mô 4
Môi trường kinh doanh quốc tế MÔI TR ƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Định nghĩa môi trường bên ngoài :
* Môi trường bên ngoài là môi trường bao gồm các yếu
tố từ bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị không kiểm soát
được nhưng chúng lại có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức 2. Phân loại:
Môi trường bên ngoài gồm: - Môi trường vĩ mô - Môi trường vi mô
- Môi trường kinh doanh quốc tế
A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:
1. Môi trường kinh tế
2. Môi trường chính trị và pháp luật
3. Môi trường văn hóa – xã hội 4. Môi trường dân số 5. Môi trường tự nhiên
6. Môi trường công nghệ
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
* Đây là một yếu tố rất quan trọng có tính chất trực
tiệp, năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường vĩ mô.
* Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế gồm:
- Tăng trưởng kinh tế
- Xu hướng của lãi xuất
- Cán cân thanh toán quốc tế - Mức độ lạm phát
- Hệ thống thuế và mức thuế
- Các biến động trên thị trường chứng khoán
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
• Tác động đến DN ở hai khía cạnh:
Cầu thị trường Chi phí đầu vào của tổ chức
• Giải pháp:
Các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự
báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải
pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời
điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ
hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa
2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
* Khái niệm: Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm hệ thống các
quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các
xu hướng chính trị ngoại giao của nhà nước và nhưng diễn biến chính trị trong nước. * Tác động:
- Luật pháp: Chính phủ đưa ra những quy đinh cho phép hoặc không
cho phép hoặc những ràng buộc đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ.
- Chính phủ: Có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông
qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ,và các chương trình chi tiêu của mình.
- Các xu hướng chính trị và đối ngoại: Chứa đựng những tín hiệu và
mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những biến
động phức tạp trong môi trường chính trị sẽ tạo ra những cơ hội và rủi
ro đối với các tổ chức.
* Giải pháp: Cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường
trong từng giai đoạn phát triển
3. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI
* Môi trường văn hóa xã hội : Chuẩn mực Giá trị
Được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội,
một nền văn hóa cụ thể
• Các yếu tố hình thành môi trường văn hóa
xã hội bao gồm: Những quan điểm về đạo
đức, thẩm mĩ, lối sống, nghề nghiệp,
phong tục tập quán, truyền thống, những
quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ
nhận thức , học vấn,…
3. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI
* Tác động: Phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội rất rộng:
- Dân số : Ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu
ra của doanh nghiệp. Xác định quy mô thị trường...
- Lối sống: Chi phối đến việc hình thành những nhu cầu về
chủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng hóa.
- Văn hóa: Tác động và chi phối hành vi ứng xử của người
tiêu dùng và quản trị doanh nghiệp
- Gia đình: Ảnh hưởng trực tiếp đén năng suất chất lượng
hiệu quả làm việc của mọi người
- Tôn giáo: Ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi
người, trong việc chấp hành và thực thi các quyết định.
* Giải pháp: Các nhà quản trị phải bổ sung nhiều hiểu biết
cho bản thân về mặt văn hóa – xã hội trong quá trình xác định
những cơ hội, nguy cơ của tổ chức
4. MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ Sự thay đổi cơ Cơ cấu d Tr cấu tuổi tác ân ình độ tộ c học Sự tăng trưởng vấn dân số Môi trường Sự di chuyển dân
Xu hướng thay đổi dân số
cư và sự chia nhỏ
của dân số về giới thị trường tính
Nghề nghiệp và phân Tuổi thọ và tỉ lệ tự phối thu nhập nhiên
* Môi trường dân số tác động đến hoạt động của tổ chức Doanh nghiệp trên 2 khía cạnh chính:
Cầu thị trường Nguồn nhân lực vào cho DN
4. MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ • Tác động:
- Bùng nổ dân số thế giới
- Cơ cấu tuổi và dân số đang có những chuyển biến rõ rệt, đó là dấu hiệu giúp
cho DN biết nhu cầu về sản phẩm dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới.
- VN là 1 quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, mỗi nhóm sẽ có những mong muốn
nhất định và thói quen sử dụng dịch vụ nhất định.
- Dịch chuyển từ các thị trường đại chúng sang các thi trường nhỏ. * Giải pháp:
• Cấu trúc tuổi già đi ở các nước phát triển cho thấy các cơ hội của các dịch vụ
chăm sóc người già, các dịch vụ bảo hiểm.
• Đối với những nước đang phát triển cơ cấu dân số trẻ, là cơ hội để các doanh
nghiệp dịch chuyển đến tìm nguồn lao động trẻ.
• Phân bố dân cư về mặt địa lý có thể tạo nên những lợi thế cho công nghệ viễn
thông. Bằng máy tính con người có thể ở nhà và thực hiện các trao đổi với
người khác qua mạng viễn thông.
4. MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ
• Sự thay đổi kết cấu dân số là một nhân
tố của môi trường kinh tế vĩ mô mà nó
cũng có thể tạo ra các các cơ hội lẫn đe dọa.
- Ví dụ: Do thế hệ bùng nổ trẻ em ở Mỹ
năm 1960 đã lớn lên, nó tạo ra một loạt các
cơ hội và đe dọa. Trong những năm 1980,
nhiều người của thế hệ này lập gia đình và
tạo ra nhu cầu đột biến về các máy móc cho
các cặp vợ chồng trẻ lần đầu cưới nhau. Các
công ty như Whirlpool và General Electric
đã đầu tư cho sự đột biến của nhu cầu máy
giặt, máy rửa chén, máy sấy… Các ngành
định hướng vào giới trẻ như ngành đồ chơi
đã nhận thấy các khách hàng của họ giảm
xuống trong những năm gần đây
5. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
* Các điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, cảnh quan, sông biển, khoáng
sản, nước, không khí,…) luôn luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống và nó cũng là
yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành Nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải,…
* Tác động bất lợi đến DN:
Thiếu hụt nguyên liệu Mức độ ô nhiễm tăng Chi phí năng lượng tăng * Giải pháp:
_- Vận động cấm sử dụng một số chất đẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có
khả năng phá huỷ tầng ozone của khí quyển
- Các DN cần tung ra những sản phẩm thế hệ đầu tiên để khai thác năng lượng
mặt trời phục vụ sưởi ấm nhà ở và các mục đích khác
- Chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình
có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới.
6. MÔI TRƯƠNG CÔNG NGHỆ
Đây là một yếu tố năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp: * Những đe dọa:
- Sự ra đời của công nghệ đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.
- Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời
- Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người
xâm nhập mới và gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành
- Công nghệ mới ra đời làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại,
dẫn đến áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước * Những cơ hội:
- Công nghệ mới tạo điều kiện ản xuất các sản phẩm rẻ và chất lượng hơn, từ
đó cỏ khả năng cạnh tranh tốt hơn.
- Sự ra đời của công nghệ mới làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và
qua đó có thể tạo ra thị trường mới cho sản phẩm và dịch vụ của công ty.
B. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Môi trường vi mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm
soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. • Đặc điểm:
+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô thường tác động trực tiếp đến hoạt động và kết qủa hoạt động của tổ chức
+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động độc lập lên tổ chức
+ Mỗi tổ chức dường như chỉ có một môi trường vi mô đặc thù. .
B. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và
là các yếu tố ngoại cảnh của một doanh nghiệp, nó
quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Môi
trường vi mô bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
1. Đối thủ cạnh tranh hiện hành
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 3. Khách hàng 4. Nhà cung cấp 5. Sản phẩm thay thế
1. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN HÀNH
- Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý
nghia quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động
của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau:
+ Mục tiêu của đối thủ.
+ Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta
+ Chiến lược của đối thủ đang thực hiện
+ Những tiềm năng của đối thủ
+ Các biện pháp phản ứng của đối thủ
+ Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu
+ Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu
2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn Các đối thủ mới tham
( sẽ xuất hiện trong tương lai) thị trường * Giải pháp của DN:
- Nâng cao vị thế cạnh tranh của mình
- Duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn
- Đa dạng hóa sản phẩm
- Tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt
hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các
kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo
ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững. 3. KHÁCH HÀNG
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây
có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải
xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau: Xác định rõ khách hàng
Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách
mục tiêu, khách hàng tiềm
hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách năng của doanh nghiệp.
hàng thông qua các yếu tố như :
- yếu tố mang tính điạ lý,
- yếu tố mang tính xã hội, dân số
Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như :
- yếu tố thuộc về tâm lý
- yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm
lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ…). 4. Nhà cung cấp
• Khái niệm: Là những công ty kinh doanh và những người
cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh
các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt
hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định.
• Trên thực tế người cung cấp thường được phân
thành 3 loại chủ yếu:
- Loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
- Loại cung cấp nhân công
- Loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm.
• Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra
một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung
cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải:
- Tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng
- Tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng 1 loại nguồn lực.