-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị học cơ bản đề tài "Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể"
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị học cơ bản đề tài "Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học căn bản
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT
DOANH NGHIỆP CỤ THỂ MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC..................7
1.1. Khái niệm về môi trường:................................................................................7
1.2. Phân loại môi trường:.......................................................................................7
1.2.1. Môi trường vĩ mô ( Môi trường tổng quát):.............................................7 lOMoARcPSD| 37054152
1.2.2. Môi trường vi mô ( Môi trường đặc thù):................................................9
1.3. Các yếu tố nội tại của tổ chức.........................................................................11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XIAOMI VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
CHO CÔNG TY.........................................................................................................11
2.1. Tổng quan về công ty Xiaomi.........................................................................11
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Xiaomi......................................................11
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................12
2.2 Sự tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của
Xiaomi.....................................................................................................................12
2.2.1. Môi trường vĩ mô.....................................................................................12
2.2.2. Môi trường vi mô.....................................................................................16
2.2.3. Môi trường nội bộ....................................................................................16
2.3. Nhận xét chung về sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh
doanh của Xiaomi..................................................................................................18
2.4. Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn............................................20
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................22 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu,
nền kinh tế thế giới đang bước sang giai đoạn mới, tích hợp công nghệ tiên tiến vào quy
trình sản xuất nhằm mục đích tối đa hóa năng suất cũng như chất lượng công việc. Hiện
nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra trên khắp các quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt ở mọi ngành nghề mọi lĩnh vực. Việc này đòi hỏi nền kinh tế
của các nước phải nắm bắt được các xu hướng mới và xây dựng cho bản thân mình
những chiến lược đường lối phát triển đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển đạt được
những kết quả tối ưu nhất.
Trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng - một lĩnh vực có sức nóng mạnh nhất trong
thời điểm công nghệ phát triển hiện nay, công ty Xiaomi đã và đang từng bước đặt chân
vào ngành nghề này và đánh dấu vị thế to lớn của mình trong lòng người tiêu dùng. Và
tất nhiên, khi lựa chọn cho mình lĩnh vực điện tử để phục vụ kinh doanh, Xiaomi cũng lOMoARcPSD| 37054152
biết rõ sẽ có những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như Huawei, Vivo, Oppo,... Để có thể
tồn tại trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt này, Xiaomi cần nghiên cứu kỹ càng
hoạt động của các yếu tố môi trường bên trường tác động đến hoạt động kinh doanh của
mình. Để từ đó, công ty có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục và đề
ra đường lối phát triển đúng đắn cho tương lai của doanh nghiệp.
Nhằm mục đích hiểu rõ tầm quan trọng của những vấn đề đã được nêu trên, nhóm tác
giả xin thực hiện đề tài tiểu luận “Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp Xiaomi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả thu được trong đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu tiếp theo
và các đề tài có liên quan, đồng thời sẽ được ứng dụng để nghiên cứu chuyên sâu và
hiệu quả về việc phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những giải pháp được đề ra trong bài có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần đem
lại những thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình phân tích tác động của môi trường
để từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, chiến lược đúng đắn cho công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp sau: -
Phương pháp tổng hợp lý luận liên quan trực tiếp đến các vấn đề sự tác động
củacác yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -
Phương pháp thu thập tài liệu. -
Phương pháp phân tích đánh giá. lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC
1.1. Khái niệm về môi trường:
Môi trường của một tổ chức là các yếu tố, các lực lượng, những thể chế,… nằm bên
ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
Các nhà kinh tế học chia môi trường của một tổ chức thành hai loại : môi trường vĩ
mô còn gọi là môi trường tổng quát và môi trường vi mô còn gọi là môi trường đặc thù.
1.2. Phân loại môi trường:
1.2.1. Môi trường vĩ mô ( Môi trường tổng quát): •
Khái niệm: Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên
ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng
gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. • Đặc điểm:
Môi trường vĩ mô có ba đặc điểm sau:
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có tác động gián tiếp đến hoạt động độngvà
kết quả hoạt động của tổ chức.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác với nhau đểcùng
tác động đến tổ chức.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác nhau,
cáclĩnh vực khác nhau và tất cả mọi tổ chức. Các yếu tố cơ bản: Yếu tố kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế:
+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định.
+ Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng lOMoARcPSD| 37054152
(tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội. Phát triển kinh tế là một khái niệm
chung nhất về một sự chuyển biến nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn.
Khi một nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển, sẽ làm gia tăng nhu cầu mua sắm,
tiêu dùng của xã hội, có nghĩa là tăng quy mô thị trường, điều này tạo cơ hội thuận lợi
cho các doanh nghiệp gia tăng quy mô sản xuất, mở rộng ngành nghề và đa dạng hóa
sản phẩm, dịch vụ,… của mình.
- Lạm phát: Khi một nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, điều nàycó
ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, làm cho giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp cao. Để khỏi bị lỗ, doanh nghiệp phải định giá bán cao và hệ quả tất
yếu xảy ra là sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, gây ra sự đình trệ trong sản xuất và ứ đọng
hàng hóa trong lưu thông. Mặt khác, khi có lạm phát, thì làm giảm sức mua của người
tiêu dùng, kéo theo làm giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. - Chính
sách kinh tế của quốc gia: Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát
triển của nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách điều hành và quản lý nền kinh
tế. Các công cụ thường được nhà nước sử dụng để khuyến khích hay chế tài là các luật
thuế, lãi suất, chính sách giá cả, chính sách tiền lương, tỷ giá hối đoái,… - Chu kỳ kinh
tế: bao gồm giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn suy thoái.
Yếu tố chính trị và chính phủ:
- Vai trò của chính trị, chính phủ đối với kinh tế:
+ Thứ nhất, tạo lập và thúc đẩy ý chí tăng trưởng và phát triển kinh tế cho toàn dân. +
Thứ hai, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc kiểm soát 03 yếu tố : bảo đảm
sự cân đối thu, chi ngân sách nhà nước nhằm kìm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm soát được.
+ Thứ ba, tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh…
+ Thứ tư, bảo đảm cân đối cơ cấu tích lũy vốn trong và ngoài nước.
- Các tác động của chính phủ đối với kinh tế:
+ Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch,
trợ giá hàng trong nước…nhằm giúp các tổ chức trong nước tránh hoặc giảm bớt sự
cạnh tranh và những bất lợi từ bên ngoài. lOMoARcPSD| 37054152
+ Đảm bảo sự ổn định của chính trị, nhằm tạo ra lòng tin và hấp dẫn cho các tổ chức
kinh doanh trong nước lẫn ngoài nước. Yếu tố xã hội:
Các yếu tố thuộc môi trường xã hội tác động lên các hoạt động và kết quả của tổ chức
bao gồm: dân số, văn hóa và trình độ học vấn, nghề nghiệp, tinh thần dân tộc, phong
cách và lối sống, tình yêu hôn nhân và gia đình, tôn giáo, thái độ với công việc. Yếu tố tự nhiên:
Từ xưa đến nay, các yếu tố thuộc về tự nhiên có tác động không nhỏ đến tổ chức, bao
gồm các yếu tố sau: Thủy văn, điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất, tài nguyên và ô
nhiễm môi trường…. nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có thể gây ra những
hậu quả khôn lường đối với một tổ chức.
Yếu tố kỹ thuật – công nghệ:
Ngày nay yếu tố kỹ thuật và công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi
trường kinh doanh. Yếu tố này luôn luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanh
nghiệp. Sự biến đổi này được thể hiện: - Chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng rút ngắn
- Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn
- Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới
- Chính sách của Nhà nước
1.2.2. Môi trường vi mô ( Môi trường đặc thù):
• Khái niệm: Môi trường vi mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên
ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. • Đặc điểm:
Môi trường vĩ mô có các đặc điểm sau: -
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô thường tác động trực tiếp đến hoạt động và
kếtquả hoạt động của tổ chức -
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động độc lập lên tổ chức Mỗi tổ chức
dườngnhư chỉ có một môi trường vi mô đặc thù. Các yếu tố cơ bản: lOMoARcPSD| 37054152
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh của một
doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong
ngành sản xuất kinh doanh đó. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố cơ bản sau: đối
thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế…
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối
với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai)
và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Khách hàng:
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý
giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem khách hàng là thượng đế, phải thỏa mãn nhu
cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này
doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau: xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách
hàng tiềm năng của doanh nghiệp; xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách
hàng; phân tích thái độ của khách hàng. Nhà cung cấp:
Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… ) của một doanh nghiệp được
quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn
ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả
hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung
ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực. Các giới khác:
Các giới khác bao gồm nhà môi giới,các trung gian tiêu thụ, các cơ quan tài chính –
ngân hàng, các cơ quan báo – đài, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể
– xã hội, cộng đồng dân cư và kể cả lực lượng cán bộ công nhân viên doanh nghiệp đều
có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm cách giải thích, bảo vệ hoặc lOMoARcPSD| 37054152
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ, có như vậy mới bảo đảm cho hoạt động của mình
ổn định và phát triển.
1.3. Các yếu tố nội tại của tổ chức
Các yếu tố nội tại là những yếu tố bên trong tổ chức mà nhà quản trị có thể kiểm
soát, điều chỉnh được và chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt
động của tổ chức. Các yếu tố nội tại của một tổ chức thường bao gồm các yếu tố như sau: -
Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của một doanh nghiệp mạnh hay yếu thể hiện ở
sốlượng và chất lượng nhân sự, vấn đề sắp xếp, bố trí, đào tạo – phát triển, các chính sách động viên… -
Nghiên cứu và phát triển (R/D): Thể hiện ở khả năng nghiên cứu và ứng dụng
khoahọc kỹ thuật, sản phẩm mới, công nghệ mới, mức vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển,… -
Sản xuất: Phản ánh năng lực sản xuất, quy trình sản xuất, trình độ công nghệ áp
dụngvào sản xuất, tổ chức sản xuất, tỷ lệ phế phẩm,… -
Tài chính - kế toán: Phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp qua các chỉ tiêu
cơcấu vốn, tình hình công nợ,… và tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. -
Marketing: Phản ánh việc nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm – dịch
vụ,giá cả, hệ thống phân phối và chiêu thị,…. -
Văn hoá tổ chức: Phản ánh các giá trị, chuẩn mực, những niềm tin, huyền thoại,
nghithức,… của một tổ chức.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XIAOMI VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
2.1. Tổng quan về công ty Xiaomi
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Xiaomi
- Xiaomi là tập đoàn công nghệ của Trung Quốc, có trụ sở chính đặt tại Bắc Kinh.
Thương hiệu này được xem là Apple của Trung Quốc. Đây là một tập đoàn chuyên thiết
kế, phát triển và bán các mẫu smartphone cùng với các ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng
tạo nên một hệ sinh thái Xiaomi cho thị trường. Tuy mới được thành lập vào năm 2010
nhưng chỉ sau 5 năm thành lập, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone có thị lOMoARcPSD| 37054152
phần đứng thứ 5 thế giới và đứng thứ 1 tại thị trường trong nước, với tầm nhìn và sứ
mệnh được định hướng rõ ràng:
+ Tầm nhìn: “Làm bạn với người dùng và trở thành công ty tuyệt vời nhất trong trái tim của người dùng”.
+ Sứ mệnh: “Cung cấp những thiết bị thông minh với giá cả phải chăng, để mọi người
đều được tiếp cận những lợi ích của công nghệ”.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngày 06/04/2010, Tập đoàn Xiaomi chính thức được thành lập bởi Lei Jun và 6 người
khác gồm: Lin Bin, Zhou Guangping, Liu De, Li Wanqiang, Huang Jiangji, Hong Feng
và 4 nhà đầu tư lớn của Xiaomi là: Temasek Holdings, IDG Capital, Qiming Venture Partners và Qualcomm.
Từ ngày thành lập đến nay Xiaomi đã trải qua nhiều giai đoạn để phát triển:
+ Ngày 16 tháng 8 năm 2010, Xiaomi chính thức ra mắt phần mềm MIUI dựa trên nền tảng Android.
+ Tháng 8 năm 2011, điện thoại thông minh Xiaomi được ra mắt, sau đó Xiaomi đã mở
rộng sang sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng.
+ Vào ngày 21 tháng 2 và 07 Tháng 3 năm 2014, điện thoại Redmi và Mi3 của Xiaomi
đã được phát hành tại Singapore.
+ Tháng 10 năm 2014, Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba
thế giới, sau Samsung và Apple.
+ Từ 2014 đến 2016, Xiaomi đã mở rộng thị trường sang Malaysia, Philippines và Ấn
Độ và các quốc gia khác.
+ Từ 2016 đến nay, Xiaomi liên tục trình làng nhiều sản phẩm mới, với chất lượng ngày
càng đi lên, lấy trọn niềm tin của nhiều người tiêu dùng khó tính.
2.2 Sự tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của Xiaomi
2.2.1. Môi trường vĩ mô Yếu tố xã hội - Dân số:
+ Quy mô dân số: Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) vào năm
tháng 10/2022 dân số nước Việt Nam ta là 99,25 triệu người và dự tính đến đầu năm lOMoARcPSD| 37054152
2023 đạt 99,4 triệu người. Quy mô dân số của Việt Nam hiện xếp thứ 3 trong khu vực
ASEAN, xếp thứ 8 châu Á và thứ 15 thế giới. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3
tuổi. Có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam là một thị trường đông dân cư, phần lớn dân
cư ở độ tuổi trẻ nên nhu cầu sử dụng smartphone cũng như các sản phẩm công nghệ cao
rất là lớn, đây là điều kiện thuận lợi để XIAOMI bước chân vào thị trường này. + Cơ
cấu dân số: Theo cơ cấu dân số năm 2017, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng
với người trong độ tuổi 16-64 chiếm 69.3% tổng dân số, đây là khách hàng tiềm năng
của Xiaomi vì ở độ tuổi này nhu cầu sử dụng và sức mua rất mạnh mẽ và chiến nhiều nhất trong dân số.
+ Trình độ tri thức: Việt Nam có hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống
nhất, phong phú và đầy đủ các cấp học, các loại hình giáo dục và trình độ. Năm 2014,
tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 - 60 là 98,25%, trong đó: Số người biết chữ trong độ
tuổi 15 - 35 chiếm tỷ lệ 99,12%, số người biết chữ trong độ tuổi từ 36 - 60 chiếm tỷ lệ
97,34%. Trình độ dân trí cao kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ, điện
thoại thông minh nói riêng là cơ sở và điều kiện để Xiaomi kinh doanh ở thị trưởng Việt Nam.
+ Thu nhập: Thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam hiện đạt bình quân trên
5,5 triệu đồng /tháng, đa số người lao động cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn, song
thu nhập cơ bản Bạn đã gửi đủ trang trãi cho cuộc sống. Tiền lương cơ bản hằng tháng
của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4,67 triệu dòng, tăng
4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017. Thu nhập phản ánh mức sống của người dẫn,
người tiêu dùng sẽ chỉ tiêu những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Thu nhập
càng tăng cao thì sức mua của người dân sẽ ngày càng tăng. Vì vậy mà Xiaomi luôn nỗ
lực tiết kiệm chi phí sản xuất, chính sách marketing tiết kiệm.... dễ giảm giá thành ở
mức tối thiểu nhằm cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cho người tiêu dùng. - Văn hóa
Theo báo cáo của We Are Social, người dùng sử dụng điện thoại di động để truy cập
mạng xã hội chiếm 24% dân số. Dưới đây là biểu đồ hành vi người tiêu dùng khi truy
cập internet qua điện thoại di động theo tuần và ngày.Với thói quen sử dụng và sự phổ
biến của mạng xã hội hiện nay thì xu hướng và nhu cầu để sở hữu một chiếc smartphone lOMoARcPSD| 37054152
của người Việt Nam rất cao. Xiaomi luôn không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã đa
dạng, nâng cao thời lượng pin, cấu hình cao,... để phù hợp yêu cầu người sử dụng. Yếu tố kinh tế:
- GDP Việt Nam 2014 xếp hạng thứ 32 thế giới với con số 509 tỷ USD nếu tỉnh theosức
mua tương đương. Kinh tế Việt Nam đạt tốt trong môi trường bối cảnh kinh tế toàn cầu dây biến động.
Về tốc độ tăng trưởng, tính tới quý II năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,85%,
được giới chuyên gia nhận xét là tăng trưởng kinh tế nhanh.
Tăng trưởng kinh tế tác động tới nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp vì nó chi phối và
làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kỳ nhất định nó tác động đến tất cả
các hoạt động của mặt quản trị, tốc độ tăng trưởng cũng cao thì nhu cầu càng lớn, đó là
cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh trong đó có Xiaomi.
Về tỷ lệ lạm phát, trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt,
năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%).
Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân, thay đổi
cơ cấu chỉ tiêu của người tiêu dùng. Trong thời kì lạm phát thì yếu tố giá cân được quan
tâm do đó các nhà quản trị cần hoạch định chiến lược sản xuất. Cụ thể đối với Xiaomi
đưa ra sản phẩm có chất lượng và mẫu mã, hình thức,... ngang với các smartphone đang
có trên thị trường hiện nay - bán sản phẩm cao cấp với giá bình dân”. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social vẽ lượng người dùng Internet ở Việt
Nam, tháng 01/2018 64 triệu người, tăng đến 13.05 triệu người và khoảng 27.5% so với
cùng thời điểm năm ngoái.
Với con số này, Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng và
dừng 17/20 số quốc gia có lượng người sử dụng mạng Internet nhiều nhất thế giới.
Theo báo cáo “Tình hình quảng cáo trên di động tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương"
do Opera Mediaworks và Hiệp hội Marketing thực hiện vào năm 2015, Việt Nam là một
trong bốn nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về số
người sử dụng smart phone. Công ty Appota cũng đã đưa ra một vài con số liên quan
tới lĩnh vực di động tại Việt Nam thể hiện có khoảng 22 triệu người sử dụng smartphone. lOMoARcPSD| 37054152
Số lượng và xu hướng người sử dụng smartphone ngày càng tăng cao tạo điều kiện lợi
để nâng cao thị phần của Xiaomi ở thị trường Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã
và đang tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công
nghệ cao chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghệ cao, smartphone,...
nói chung và sản phẩm của Xiaomi nói riêng Yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam có tình hình chính trị - an ninh ổn định. Hệ thống pháp luật ngày càng được
sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập
WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn, không những với các doanh nghiệp Việt
Nam Mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài, tạo lợi thế cho Xiaomi thâm nhập thị
trường và phát triển sản phẩm.
Tuy nhiên, năng lực quản lý, lãnh đạo của các bộ ngành vẫn còn yếu kém, việc xử lý
các thủ tục giấy tờ vẫn rắc rối, vẫn còn hiện tượng trốn tránh trách nhiệm và lừa bịp
trong khâu mua bán,... chính bởi vậy, mà đây sẽ là một thách thức không hề nhỏ cho các
nhà kinh doanh, đòi hỏi họ phải rất chú trọng cũng như phải giữ được uy tín để lấy được
sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Yếu tố tự nhiên
Do đó, để có thể thực hiện các hoạt động ở Việt Nam, Xiaomi cần phải đặc biệt chú
trọng tới các quy định của Luật An Ninh mạng năm 2018, số 24/2018/QH14 đã được
Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 12/6/2018 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019.
Bộ Luật này yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng Internet, mạng viễn
thông và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong
số những quy định của bộ luật này, có thể thấy rõ là những hoạt động trong các doanh
nghiệp trên kênh marketing online sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Facebook và Google đặt
máy chủ tại Việt Nam, cung cấp thông tin về người dùng cho bộ công an, điều này làm
cho tâm lý người tiêu dùng bất an hơn, làm cản trở họ tiếp cận doanh nghiệp thông qua
những kênh Social Media. Bởi vậy, điều quan trọng là khi Xiaomi thực hiện marketing
tại Việt Nam Phải đủ linh hoạt và nhanh nhẹn để ứng biến với những tác động từ bên ngoài.
Nói về mặt môi trường, Xiaomi đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như những hãng
công nghệ khác: Làm thế nào để chúng tôi tạo ra các thiết bị tốt hơn trong khi ít gây ảnh
hưởng đến môi trường? Xiaomi buộc phải đối phó với các quy định về ô nhiễm ở Trung lOMoARcPSD| 37054152
Quốc, nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn. Thay vào đó, Xiaomi có thể chủ động về
các vấn đề môi trường và thúc đẩy mình trở thành một trong những nhà sản xuất xanh
hơn trên thị trường. Điều này có nghĩa là giảm sản lượng carbon dioxide của dây chuyền
sản xuất, sử dụng các vật liệu bền vững và cuối cùng là giảm khả năng sử dụng các hoá chất nguy hiểm.
2.2.2. Môi trường vi mô • Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng khác nhau như Apple, Samsung hay Vivo,
mỗi hãng đều rất cạnh tranh trong thị trường béo bở này. Theo bảng thống kê của Thế
giới di động thì thị phần của Xiaomi qua các năm gần đây ngày càng tăng từ 5,2% (năm
2014) lên 5.8% (năm 2016), thì cho thấy việc Xiaomi ngày càng được mọi người biết
đến cũng như tin dùng, là cơ hội thúc đẩy sự phát triển và tiến xa hơn nữa. • Khách hàng
Xiaomi được nhiều người tiêu dùng đánh giá là sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, hưởng đến
người tiêu dùng phân khúc trung bình.
Sau khi thực hiện cuộc khảo sát có thể thấy trong 41 đáp viên thì có khoảng 23 người
(56%) sẽ phân vân nên mua điện thoại của đối thủ hay của Xiaomi nếu giá của đối thủ
thấp hơn so với Xiaomi. Phần còn lại khoảng 44% vẫn tin mua điện thoại của Xiaomi
(ở đây đều nói tới sản phẩm của đối thủ và sản phẩm của Xiaomi có cấu hình như nhau).
Có thể thấy được lượng người dùng vẫn chọn lựa Xiaomi khá cao. Nếu xét về thị trường
Việt Nam nói chung thì đây là một thị trường có rất nhiều cơ hội cho hãng điện thoại
Xiaomi tham gia. Tại thị trường này mức sẵn sàng chi trả của người dân cho điện thoại
là khoảng 5-6 triệu, điều này phù hợp với chiến lược định giá của Xiaomi khi họ cung
ứng những sản phẩm của mình trong mức 4-6 triệu đồng đúng với mức chi trả của họ.
Bên cạnh đó độ nhạy cảm của khách hàng tại Việt Nam có mức độ cao vậy nên khi định
giá cao hơn có thể gây cho Xiaomi mất đi lượng khách hàng mục tiêu. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp rất mạnh và có uy tín: Sharp cung cấp màn hình cảm ứng LCD,
Qualcomm cung cấp bộ vi xử lý, Foxconn công ty của Đài Loan chuyên lắp ráp cho
Apple và Samsung lắp ráp các điện thoại của Xiaomi.
2.2.3. Môi trường nội bộ • Nguồn nhân lực lOMoARcPSD| 37054152
Với số lượng nhân viên đông đảo hơn 8000 nhân viên phân bố ở nhiều quốc gia cùng
các nhà lãnh đạo tài năng như: nhà sáng lập và điều hành Lei Jun với việc lôi kéo Hugo
Barra (nguyên Giám đốc điều hành của Google); sau đó là việc phát hiện Manu Jain
(một người khởi nghiệp Ấn Độ, giàu tiềm năng) vào đội ngũ ban lãnh đạo cấp cao, đóng
góp sự phát triển vượt bậc cho Xiaomi; cùng với đội ngũ nhân viên chất lượng đã đưa
xiaomi ngày càng tiến xa hơn nữa. • Văn hóa
Theo mô hình Harrison về văn hoá, văn hoá doanh nghiệp Xiaomi có thể được xác định
là power culture (tạm dịch là văn hoá quyền lực). Đặc biệt, sức mạnh trong việc ra quyết
định tai công ty công nghệ internet được xoai quanh ảnh hưởng của nhà sáng lập kiêm
CEO Lei Jun. Cảm hứng và ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của Lei Jun nói lên sự cần
thiết của văn hoá power đối với Xiaomi. • Marketing
- Về cung ứng dịch vụ marketing:
"Chúng tôi không đầu tư vào marketing truyền thống. Chi phí cho quảng cáo trên mạng
xã hội thấp hơn và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nhiều" - Hugo Bara chia sẻ chiến lược của Xiaomi.
Nếu Samsung luôn “mạnh tay" về ngân sách marketing, thi Xiaomi lại marketing tiết
kiệm theo kiểu: Không quảng cáo, không người nổi tiếng, chỉ cần chăm sóc chu đảo các
"fan cuồng”. Đó là các fan club, là diễn đàn cho người dùng Xiaomi- các Mi Fan cập
nhật tất tần tật các thông tin về hãng: hướng dẫn sử dụng, các ứng dụng mới... MIUI còn
là nơi diễn ra các cuộc thi online, nơi fan Xiaomi rủ nhau tham gia các cuộc gặp mặt.
- Về vận chuyển và kho bãi:
“Chúng tôi là một công ty thương mại điện tử. Chúng tôi đang sống trên Internet và bàn
những sản phẩm của mình qua gian hàng trực tuyến. Giữ có chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều
vì giả trên thương mại điện tử về cơ bản là chi phí sản xuất và vận chuyển mà thôi"
Hugo Barra - phó chủ tịch Xiaomi khẳng định. - Bản sản phẩm:
Xiaomi đã mở cửa hàng ủy quyền ở Việt Nam cung cấp tất cả các phụ kiện chính hàng.
Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với các nhà bán lẽ đã công nghệ lớn như thế giới
di động, FPT shop, điện máy xanh... lOMoARcPSD| 37054152
Ngoài ra, Xiaomi còn được bản online trên các trang bán hàng trực tuyến lớn và có uy
tin ở Việt Nam như: Lazada, Shoppe, Sendo...
2.3. Nhận xét chung về sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của Xiaomi
Đánh giá hoạt động kinh doanh
Với phương châm làm cho sản phẩm có giá rẻ nhất, Xiaomi ít chú động đầu từ R&D để
chủ động trong cải tiến, sáng tạo khiến Xiaomi dậm chân tại chỗ trong khi tất cả đối thủ
đều tiến lên. Bên cạnh đó, Xiaomi chỉ mãi tập trung bán hàng online nhằm tiết giảm chi
phí tối đa. Nhược điểm lớn đối với sản phẩm bán online, Xiaomi rất khó tiếp cận nguồn
khách hàng mới vì không có hàng mẫu trưng bày ở các cửa hàng bán lẻ điện thoại như
Huawei, Vivo và Oppo. Phần lớn thì người dùng lại mong muốn trải nghiệm thực tế sản
phẩm trước khi chính thức quyết định bỏ tiền ra mua nó. Điều này rất khó đối với các
sản phẩm mua trực tuyến.
Thiếu hụt cơ sở dịch vụ khách hàng, việc thiếu vắng cửa hàng offline chính là một trong
những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến doanh số tụt dốc Ma trận SWOT:
3. Đổi mới và khác biệt hóa T: Thách thức O: Cơ hội
1. Những vấn đề liên quan đến
1. Thị trường rộng mở, có lĩnh vực pháp lý 2. Sự canh
nhiều tiềm năng phát triển tranh gay gắt giữa các nhãn
trong tương lai 2. Mở rộng hàng 3. Cơ sở hạ tầng dịch vụ phân phối khách
S: Điểm mạnh 1. Có đem lại hiệu quả cao 4. Tận 1. Kết hợp S (1, 2, 3) và O (1, 3,
nguồn lực tài chính dụng hiệu quả các nguồn
4): hình thành Chiến lược thâm vững mạnh 2. Sản lực
nhập thị trường: tăng trưởng sản
phẩm có chất lượng sản phẩm 4. Đẩy mạnh các phẩm tại thị trường hiện tại
cao, đáp ứng được sản phẩm có giá tầm trung thông qua nỗ lực bán hàng và
nhu cầu của khách trở xuống 5. Xây dựng marketing hiệu quả. 2. Kết hợp
hàng 3. Có các chiến “thương hiệu xanh” S ( 2, 3, 4) và O lược phát triển kinh doanh khác biệt, Chiến lược S-O: lOMoARcPSD| 37054152
( 2, 3, 4, 5): hình Chiến lược S-T:
phát triển nhằm cải tiến những thành Chiến lược 1.
Kết hợp S (1, 3) và T sản phẩm hiện tại và tạo ra
phát triển sản phẩm: (1, 2,3): hình thành Chiến những sản phẩm mới đáp ứng
Tăng cường nghiên lược phát triển thị trường, nhu cầu gia tăng
cứu và phát triển tiến hành gia nhập những thị
nhằm cải tiến những trường mới với những sản
sản phẩm hiện tại và phẩm hiện có. tạo ra những sản 2. Kết hợp S ( 2, 4) và
phẩm mới đáp ứng T(1): Tổhình thành Chiến
nhu cầu. hàng còn lược phát triển sản phẩm. kém
Tăng cường nghiên cứu và
W: Điểm yếu 1. 1. Kết hợp W (1) và O (1, 2): 1. Kết hợp W (1, 2) và T (2)
Nhận diện thương hình thành Chiến lược tăng hình thành Chiến lược hội nhập
hiệu còn yếu 2. Chi trưởng bằng con đường liên về phía trước, mở rộng mạng cho quảng
kết dọc. Kiểm soát nguồn lưới phân phối sản phẩm. 2. Kết
cáo và tiếp thị còn ít nguyên vật liệu chặt chẽ hợp W (1, 2, 3) và T( 1, 2, 3):
3. Nguồn nguyên vật hoàn thiện chuỗi Chiến lược hình thành Chiến lược tái liệu ngày càng khan W-T: Chiến lược W-O: lOMoARcPSD| 37054152 hiếm cung ứng.
cấu trúc công ty - là chiến lược
2 . Kết hợp W (2, 3) và O
phòng thủ nhằm giảm đi những ( 3, 4): hình thành Chiến
điểm yếu bên trong thích nghi
lược tăng trưởng tập trung
với những thách thức từ bên
nhằm cải thiện những sản ngoài
phẩm và thị trường hiện có
mà không thay đổi yếu tố nào
2.4. Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn
- Công ty cần đầu tư mở rộng các chuỗi cửa hàng bán hàng trực tiếp.
- Tập trung vào nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mang được tính riêng biệt, đột
phácủa công ty dựa trên các nguồn lực đã được xây dựng từ trước. Xiaomi cần phấn
đấu hơn nữa trong việc nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm cho ra đời các
sản phẩm cải tiến hơn về mặt cấu hình, chất lượng và đầy độc đáo mới mẻ tương tự
như Apple đã làm với sản phẩm của mình là iPhone.
- Tổ chức các chương trình marketing với quy mô lớn, đầu tư cao tại các thị trườngtiềm
năng để chiếm được nhiều thị phần hơn tại những thị trường đấy: Tầm quan trọng và
mức độ hiệu quả của các chương trình marketing là điều mà ai trong chúng ta đều
không thể phủ nhận, Xiaomi nên tập trung nhiều vào việc đầu tư cho các chương trình
quảng cáo và mở rộng thị trường ở những nơi đầy tiềm năng như Đông Nam Á - nhu
cầu sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng cao, những quốc gia đang trên đà phát triển
như Việt Nam,... Sản phẩm dù có chất lượng tốt, giá cả phù hợp đến đâu nếu không
được giới thiệu, quảng cáo thì sẽ đạt được kết quả không như mong đợi vì chẳng mấy
ai quan tâm đến nếu phạm vi của nó không được phổ biến rộng. Chương trình khuyến
mãi – chính là yếu tố quan trọng không kém trong chiến lược marketing của mỗi công
ty. Khảo sát thực tế cho ta thấy, những chương trình khuyến mãi luôn được khách hàng
chú ý đến. Xiaomi nên tổ chức nhiều các chương trình khuyến mãi cho khách hàng
nhằm tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu trên các thị trường tiềm năng. Đó có thể lOMoARcPSD| 37054152
là các chương trình khuyến mãi về giá như các đợt giảm giá hàng tháng, tổ chức các
đợt tri ân tặng quà, ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, hay khuyến mãi sản phẩm như mua 1 tặng 1,..
- Xây dựng cho công ty một hệ điều hành dành riêng cho mình, tránh bị phụ thuộc
vàocác công ty khác như Google: Trước Huawei, việc sáng tạo nên các hệ điều hành
riêng cho mình đã được nhiều công ty tiến hành tuy nhiên tất cả đều gặp thất bại. Vì
đây là một việc vô cùng khó, bị phụ thuộc nhiều vào các nhà phát triển. Nếu phát triển
được hệ điều hành dành riêng cho mình như IOS của Apple, nếu thành công Xiaomi
sẽ thu được nhiều doanh thu đáng kể hơn từ việc phát hành những ứng dụng quảng cáo của riêng mình. lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN KẾT LUẬN
Thị trường thiết bị điện tử di động ở trong và cả ngoài nước đang không ngừng phát
triển mạnh mẽ, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra thì nhu cầu
của con người về lĩnh vực công nghệ là vô cùng cao. Theo số liệu của cục Viễn thông (
Bộ TT – TT ), tính đến cuối năm 2021 có đến hơn 73,5% số người trưởng thành sử dụng
thiết bị điện thoại. Đây là một cơ hội vô cùng lớn đối với Xiaomi về tiềm năng phát triển
của công ty trên thị trường Việt Nam. Và đây cũng có một thách thức lớn mà công ty
Xiaomi sẽ phải đương đầu, đây là một thị trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, các
đối thủ của Xiaomi là những “ông lớn” như Google, Samsung,… có bề dày lịch sử và
chỗ đứng vững chắc trong lòng các khách hàng.
Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa, Xiaomi cần phải tập trung vào việc
nghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của
công ty để từ đó đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cũng như thách thức giúp
Xiaomi có thể xây dựng được cho mình những chiến lược phát triển mới mang tính khác
biệt, phù hợp cho bản thân, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng trải
nghiệm của khách hàng nhằm mục đích đưa công ty vươn lên một tầm cao mới, khẳng
định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.
Trong quá trình cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, nhu cầu về thiết bị
điện tử tăng cao được xem là một cơ hội cũng như là một thách thức của công ty Xiaomi
gặp phải khi người tiêu dùng ngày càng khó tính, vì vậy Xiaomi cần phải có những nỗ
lực nhất định nhằm phát triển bản thân hơn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị học chương “Môi trường của tổ chức” (2014)
2. Thông tin từ trang web Bradenar, Phân tích mô hình SWOT của
Xiaomi,https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-xiaomi-2/
3. Lương Hạnh (2019), Chiến lược marketing của Xiaomi – “Phượng hoàng TrungHoa”,
https://marketingai.vn/chien-luoc-marketing-cua-xiaomi/ 4.