Tiểu luận cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ph.Angghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũngđã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốncó của con vật”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------�O�-------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.
1) QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Con người là thực thể sinh học - xã hội
Ph.Angghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng
đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn
có của con vật”. Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin khẳng
định: Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật
và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài. Như
vậy, con người trước hết là một thực thể sinh học. Hay nói cách khác, giới tự nhiên chính
là tiền đề vật chất đầu tiên quyết định sự tồn tại của con người. Không chỉ là một thực thể
sinh học, mà con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên, và đồng thời giới tự nhiên
cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Vì vậy, con người mãi mãi dựa vào tự nhiên và
phải gắn bó, hòa hợp với giới tự nhiên thì con người mới có thể tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, con người trở thành con người không chỉ dựa vào tự nhiên mà còn dựa vào
phương diện xã hội. Bởi đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài
vật chính là mặt xã hội. Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội mà
điển hình chính là hoạt động lao động sản xuất đã làm con người trở thành con người với
đúng nghĩa của nó “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi
trạng thái thuần túy là loài vật”. Con người có thể sống bằng lao động sản xuất, bằng
việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Lao động
cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống con người;
làm cho ngôn ngữ và tư duy được hình thành, phát triển; giúp xác lập quan hệ xã hội. Vì
vậy, ta hoàn toàn có thể khẳng định: Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ
yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người.
Mặt khác, tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người” bởi xã hội xét
đến cùng cũng là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người. Chính
vì thế, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người
khác với con vật. Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ
phục vụ cho con người mà còn cho xã hội. Vì con người là sản phẩm của tự
nhiên và xã hội cho nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội
cùng các quy luật biến của chúng. Các quy luật sinh học của giới tự nhiên như quy luật di
truyền và biến dị, quy luật đồng hóa, dị hóa, các quy luật sinh thái học,… Tác động tạo
nên phương diện sinh học của con người. Các quy luật tâm lý, ý thức hình thành và hoạt
động trên nền tảng sinh học của con người hình thành tư tưởng, tình cảm, khát vọng,
niềm tin, ý chí. Và những quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.
Hệ thống các quy luật trên tác động lên con người, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh
giữa mặt sinh học và xã hội của con người.
Như vậy, hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính
thống nhất của nó, quy định, tác động và làm biến đổi lẫn nhau, tạo nên khả năng hoạt
động sáng tạo của con người trong quá trình tạo ra chúng. Vì thế, khi xem xét con người,
không thể tách rời hai phương diện trên thành những phương diện biệt lập, duy nhất,
quyết định phương diện kia.
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Nhờ sự kế th`a các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào
những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người v`a là sản phẩm của
sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, v`a là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và
của chính bản thân con người. Con người lao động sản xuất để cải biến tự nhiên dựa trên
các quy luật khách quan, không thụ động như con vật để lịch sử làm mình thay đổi, mà
con người còn chính là chủ thể của lịch sử.
1.3. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử
Có thể thấy rằng không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn
tại con người. Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới
hữu sinh. Con người tồn tại và phát triển trong một hệ thống môi trường xác định, là sản
phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Song, con người chính là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử bởi con người biết “tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức”, khác xa
với thế giới loài vật. Con người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề,
điều kiện cũ của thế hệ trước để lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của
mình để cải biến những điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương
ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy. Để tồn tại và phát triển, con người
phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình
và xã hội, đó cũng chính là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Không có hoạt động của
con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn
bộ lịch sử xã hội loài người. Hoạt động lao động sản xuất v`a là điều kiện cho sự tồn tại
của con người, v`a là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Như vậy,
con người v`a là sản phẩm của lịch sử, v`a là chủ thể của lịch sử.
1.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Có thể thấy rằng, con người vượt lên trên thế giới loài vật cả ba phương diện khác
nhau: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.
Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với
người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong
ch`ng mực liên quan đến con người. Vì vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con
người, C. Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về
Phoiơbắc:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ
xã hội”. Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người tr`u tượng, thoát ly mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà chỉ có những con người hiện thực, cụ thể trong những
điều kiện lịch sử cụ thể, một thời đại nhất định. Con người bằng lao động sản xuất cải
biên thay đổi và làm chủ chính mình. Và chỉ trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định
(quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, quan hệ
kinh tế,...), thì con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng
trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát triển. Tất
cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con người mà trước hết và
quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế. Các quan hệ xã hội thay đổi thì bản
chất con người cũng sẽ thay đổi theo dù ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn.
Song, cũng cần lưu ý khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt
tự nhiên trong đời sống con người. Bởi con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã
hội”, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội. Quan niệm bản chất con
người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh
khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, mặt sinh vật ở con người. 2) Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì cần phải xem
xét t` phương diện bản tính tự nhiên và coi trọng hơn phương diện bản tính xã hội của
nó, những quan hệ kinh tế – xã hội của nó. Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống
đúng đắn phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã
hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của con người. Cần kết hợp điều kiện khách quan và vai trò chủ quan để
con người phát huy năng lực sáng tạo của mình. Vì con người chính là phát huy nguồn
động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là ,sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử
của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội. Một trong
những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa
bỏ triệt để các quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo
lịch sử của quần chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực; xác lập và phát triển
một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo
của người khác. Đó cũng chính là thưc hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của
chủ nghĩa cộng sản: “mình vì mọi người; mọi người vì mình”.
3) Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta muốn thành công và bền vững đòi hỏi ngoài
chính trị ổn định còn phải có các nguồn lực thiết yếu như: nguồn lực con người, vốn tài
chính, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, vị trí địa lý,... Các
nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhưng trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định. Nguồn nhân
lực là các kiến thức, kĩ năng, năng lực, và các tố chất khác của các cá nhân giúp tạo ra
những giá trị về kinh tế, xã hội và của bản thân. Theo đó, dân số Việt Nam hiện nay đang
có 95,54 triệu người, chiếm 1,25% dân số thế giới với thời kỳ dân số vàng bắt đầu t`
2010 kéo dài tới 2040. Trong bối cảnh đó, "cơ hội dân số vàng" được coi là một trong
những vấn đề trọng tâm của các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế. Vì thế đây là thời
điểm mà chúng ta cần nâng cao nguồn nhân lực của quốc gia, xây dựng nền kinh tế tri
thức. Mỗi cá nhân phải cấp bách trau dồi kiến thức bản thân, nghiêm túc vạch ra các
chiến lược phát triển bản thân, nâng cao năng suất lao
động cá nhân. Bên cạnh đó, nhà nước cần quan tâm đến các nhu cầu chính đáng, lợi ích
vật chất của con người. Bởi có ăn, mặc thì mới nói đến chính trị. Không chỉ vậy, chúng ta
cần phải kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể; phải đặt cá nhân vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, nhất định để xem xét và cái biến trình độ, tư tưởng. Chúng ta phải biết kế
th`a những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ, học tập và nghiên cứu, t` đó sáng
tạo và phát triển thêm những mặt hạn chế của cái cũ. Đồng thời phải biết xây dựng mẫu
người phù hợp với t`ng giai đoạn lịch sử. Con người phải có đủ năng lực để thích nghi và
thúc đẩy xu thế phát triển đó. Nước nào không có nguồn nhân lực tài năng sẽ bị gạt ra
ngoài lề. Qua việc vận dụng quan điểm Triết học Mác - Lênin về con người và bản chất
con người, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn về con người mà qua đó còn tìm ra được
những giải pháp thiết thực về việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi, N. T. (2020). Academia.edu. Retrieved from https://www.academia.edu/52814370/_TRI%E1%BA
%BET_TI%E1%BB%82U_LU%E1%BA%ACN_TRI%E1%BA%BET_H%E1%BB
%8CC_MAC_LENIN_V%E1%BB%80_B%E1%BA%A2N_CH%E1%BA%A4T_CON_NG %C6%AF%E1%BB%9CI
Đức, G. P. (2019). GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN. HÀ NỘI .
Nhung, T. T. (2019). ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - KHOA GIÁO GỤC CHÍNH TRỊ & THỂ CHẤT. Retrieved
from http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-
nguoi-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246.html
Thanh, Đ. H. (2021). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG . Retrieved
from https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/12154/36/Tiem-nang-nguon-nhan-luc-o-Viet-Nam- hien-nay.html