-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước"
Tiểu luận môn Lịch sử Đảng với đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Tiểu luận "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước"
Tiểu luận môn Lịch sử Đảng với đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG
------------------------- TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI LÀ SẢN PHẨM
CỦA SỰ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỚI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC. LIÊN HỆ SINH VIÊN HIỆN NAY CẦN LÀM GÌ ĐỂ
THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC.
Sinh viên: Trịnh Tuyết Anh
Mã sinh viên: 2151100007
Lớp tín chỉ: LS01002_10
Lớp: QUẢNG CÁO K41
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG ............................................................................................................ 5
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 5
1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ...................................................................... 5
1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin .......................................................................... 5
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................................... 6
1.4. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước .................................. 6
2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ..................................................... 7
3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước ................................................................................................... 10
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở chủ nghĩa Mác –
Lênin............................................................................................................. 10
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp tư .... 13
tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước .............................................................................................................. 13
4. Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước ........................ 19
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 21 LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Cách đây 91 năm, ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng
trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là mốc son chói lọi trên con đường phát triển
của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về
giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế 2
kỷ XX. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp
quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin,
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự kết hợp này còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Thế hệ trẻ chúng ta đã và đang thụ hưởng các thành quả của cách mạng, từ sự
lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy
nên, nhìn nhận, hiểu rõ và giáo dục cho thế hệ trẻ ý nghĩa to lớn sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Vì lí do đó, em quyết định chọn đề tài cho bài tiểu luận là: “Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Liên hệ sinh viên hiện
nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước.”
Tiểu luận có kết cấu 2 phần:
Phần 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Phần 2: Liên hệ sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung vào ba mục tiêu sau:
- Nắm được những yếu tố kết hợp tạo nên sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hiểu được ý nghĩa to lớn từ sự xuất hiện, ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thấy rõ sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh với phong trào công nhân và phong trào dân tộc; đồng thời tính đúng đắn
trong sự kết hợp; từ đó xác định trách nhiệm của sinh viên hiện nay góp phần
tuyên truyền và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động, phủ nhận
bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn và tất yếu trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -
Tìm hiểu sự ra đời của Đảng; phân tích và làm rõ hơn tính tất yếu sự ra đời của Đảng. -
Xác định trách nhiệm của sinh viên hiện nay, đề ra một số giải pháp phù
hợp nhằm giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các yếu tố: Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong lịch sử Việt Nam và có những phần về lịch sử thế giới, trọng tâm vẫn ở
lịch sử ở Việt Nam qua các thời kỳ tìm đường và xây dựng lên Đảng Cộng sản
của người thanh niên yêu nước trong thế kỷ thứ XX.
- Nội dung: Tiểu luận tập trung vào các nội dung sau:
+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các yếu tố: Chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
+ Trách nhiệm của sinh viên và phương hướng đề ra. 4 4. Ý nghĩa
- Khẳng định ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Khẳng định sự vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố của Đảng.
- Góp phần định hướng giáo dục tư tưởng cho sinh viên hiện nay; đào tạo thế hệ
trẻ có lòng yêu nước, sẵn sang góp sức cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được cho
phép hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật và Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và
Điều lệ như hiện nay, Đảng là đại diện của nhân dân lao động, giai cấp công nhân
và của cả dân tộc, kết hợp với việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến
pháp, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam.
1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin thuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do C.Mác và
Ph.Ăngghen sáng lập; được V.I.Lênin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ
chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920. Thuật ngữ chính trị này được
Xtalin định nghĩa là “học thuyết do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập; được Lenin
phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc
và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản”1. Trong Giáo trình Những nguyên lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam định
nghĩa: "Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết" khoa học của
C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển
những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là
khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động
và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng."
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp cách mạng của Người được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết,
hệ thống hoá. Hệ thống tư tưởng này được ra đời bao gồm những quan điểm về
các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác
- Lênin áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.4. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ
đầu thế kỉ XX và là một trong những yếu tố thành lập nên Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 2/1930). Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn bộc lộ nhiều điểm
hạn chế, song, họ vẫn đóng vai trò là giai cấp tiên tiến nhất trong hình thức sản
xuất xã hội; sống và làm việc tập trung; có ý thức tổ chức và kỉ luật, có tinh thần
tự giác cao độ; có tri thức, kiến thức khoa học, kĩ thuật và dễ tiếp thu cái mới; có
mối quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân nên dễ dàng hình thành liên minh
1 Lexikon A-Z in zwei Bänden. Band 2, Volkseigener Verlag Enzyklopädie Leipzig 1957, S. 114 6
công – nông, chịu ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến và tư sản nên
là có lòng căm thù thực dân cao độ, có tinh thần cách mạng triệt để nhất lại thừa
kế truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc nên có khả năng tiến hành cách
mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhận
thấy trong nước có những phong trào yêu nước, to có, nhỏ có, và chúng có điểm
chung là đều lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, với giai cấp nông dân là chủ
yếu, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Tuy nhiên, để đi
đến thắng lợi cuối cùng thì cần phải có một hệ tư tưởng cách mạng dẫn đường, sự
liên kết và tổ chức chặt chẽ và đường lối cách mạng đúng đắn.
2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều
nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày
5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí
Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Với khát vọng
cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp
mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và
đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi
đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. Tháng 6 năm
1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người yêu nước
Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8
điểm đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình
đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ
thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của
Lênin đăng trên báo Nhân đạo và cũng chính từ đây đã giải đáp cho Người con
đường đấu tranh giành độc lập tự do thực sự cho dân tộc, cho đồng bào mình. Từ
ngày 25 đến 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã
hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Kết thúc Đại hội ngày 30/12/1920,
Nguyễn Ái Quốc tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong
những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên
của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục hoạt
động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu
nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Người tập trung chuẩn bị về tổ chức và cán bộ,
lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán
bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc, đồng thời gửi cán bộ đi học tại trường Đại học
Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc). Nhờ hoạt
động không mệt mỏi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng
tiền bối mà đến cuối năm 1929, đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra đời của
một Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi.
Đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
tại Hà Nội. Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
Ngày 1/1/1930, những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức
tiền thân của Đảng) đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở
Trung Kỳ. Tuy nhiên ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh
khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và
hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất,
chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông
(Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc 8
tế Cộng sản. Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5
điểm lớn cần thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ
mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
Đông Dương". Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập
một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn
kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ
vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế
Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính,
thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập
Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng
phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy
ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời
kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những
nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những
nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất
các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. Sự kiện thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử
cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng
hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào
cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai
cấp, của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam;
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách
mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng
hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của
thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự
nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát
triển năm 2011) (gọi tắt là Cương lĩnh 2011) của Đảng đã ghi: Đảng Cộng sản
Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và
phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới. 2
Nhìn lại lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, có thể thấy rằng, trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa, con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa không thể đi theo con
đường của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, cũng không thể đi theo con đường
cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ có con đường cách mạng vô sản – con đường của
chủ nghĩa Mác – Lênin mới có thể giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đây là kết
quả khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận và hoạt động cách mạng ở nước ngoài
2 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) 10
của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
từng khẳng định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất chính là chủ nghĩa Mác - Lênin”3
Từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ bản chất của mình là một đảng
cách mạng chân chính, tập hợp và hội tụ sức mạnh lớn nhất của dân tộc cũng như
của giai cấp. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của cả dân tộc
Việt Nam. Sự phát triển và những thành tựu to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam
có được như bây giờ là nhờ áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, giúp Đảng mang tầm
vóc, có bản lĩnh, trí tuệ trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam
phát triển, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việc thành lập Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên (1925) bao gồm những chiến sĩ yêu nước để có thể truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước là hiện thân của sự kết hợp sáng tạo
giữa ba yếu tố ngay từ những bước chuẩn bị ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công
nhân và phong trào yêu nước đã giúp Đảng phát huy được truyền thống yêu
nước, đoàn kết và tập hợp được các lực lượng cách mạng nhờ đó giữ được quyền
lãnh đạo, chỉ huy cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam tuyển lựa đảng viên
không những từ trong phong trào công nhân mà còn chọn những đối tượng là các
giai cấp trí thức, tiên tiến giác ngộ chủ nghĩa cộng sản trong nông dân lao động
và trong phong trào yêu nước, phong trào công nhân.
Xét về mặt lịch sử, học thuyết chính trị Mác - Lênin xuất hiện trước khi có sự ra
đời của Đảng Cộng sản, và ở bên ngoài phong trào tự phát của công nhân. Tuy
nhiên, học thuyết cũng chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất
định. Học thuyết Mác - Lênin không thể ra đời thoát khỏi chủ nghĩa tư bản, bên
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289
ngoài sự tồn tại của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin là sản phẩm của
những điều kiện phát triển nhất định của chủ nghĩa tư bản và của phong trào công
nhân Việt Nam. Lênin từng cho rằng, phong trào công nhân không thể chiến
thắng nếu như không có lý luận cách mạng khoa học “Cơ sở lý luận này không
thể do tưởng tượng bịa đặt ra mà phải dựa trên thực tế toàn cảnh xã hội lúc bấy
giờ.” Lý luận này được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm
cách mạng và tư tưởng cách mạng của tất cả các quốc gia trên Trái đất. Chủ
nghĩa Mác - Lênin xuất hiện bên ngoài phong trào tự phát của công nhân, mặt
khác nó được ra đời như là kết quả phát triển một cách khách quan và tất yếu của
tư tưởng cách mạng. Học thuyết ra đời từ cơ sở tư tưởng và khoa học, được xây
dựng bởi các nhà lãnh đạo đại diện của giới trí thức cách mạng. V.I.Lênin cho
rằng: “Với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin sau này sẽ
trở thành thế giới quan hoàn chỉnh của phong trào công nhân cũng như phong
trào yêu nước.”4 Chỉ khi phát triển trong điều kiện này, chủ nghĩa Mác - Lênin
mới trở nên mạnh mẽ và có sức cải tạo, được hình thành vào đời sống và trở
thành một phần trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở những
kinh nghiệm đấu tranh mới của giai cấp công nhân cũng như Đảng Cộng sản.
Lịch sử các nước đã chứng minh rằng, nếu chỉ dựa vào sức lực của bản thân một
nước thì không thể lớn mạnh và phát triển nhanh chóng được. Có thể thấy, quá
trình phát triển của đất nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy,
chắt lọc những kiến thức, các vấn đề lý luận xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin
để hoàn thiện dần cho sự phát triển của đất nước. Tất cả các dấu mốc về sự kiện
đều có sự cộng hưởng từ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng riêng của đất nước.
Sau khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đất nước tồn
tại hai ý thức hệ: ý thức hệ tư sản và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ đặt ra
của đất nước lúc bấy giờ, của những con người xã hội, quần chúng nhân dân là
4 V.I.Lênin, Toàn tập, tập26, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1980, tr.281. 12
phải đấu tranh chống tính tự phát, học hỏi và tiếp thu những giá trị tinh hoa của
chủ nghĩa Mác - Lênin song song với đó là việc xây dựng và phát triển đất nước,
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất, ý nghĩa đặc trưng của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ phận tiên phong của giai cấp, nhờ được trang bị
những vũ trang cần thiết bởi chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể đem ý thức giác
ngộ xã hội chủ nghĩa đến với các phong trào lớn của đất nước, là nhân tố đại diện
cho những quyền lợi cơ bản của các giai cấp trong xã hội. C.Mác và Lênin đã
đưa ra nhiều quan điểm đúng đắn trong chủ nghĩa Mác - Lênin và trên cơ sở đó,
Việt Nam học hỏi và tiếp thu để chắt lọc những kiến thức sâu sắc nhất từ học thuyết này.
Có thể nói linh hồn của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng duy vật, là
quan điểm phát triển, quan điểm giai cấp và quan điểm lịch sử, cụ thể… Về điều
này, chính C.Mác đã có lần nói: Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát
triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại
một cách máy móc5. V.I. Lê-nin cũng đã nhiều lần nhắc nhở các đảng cộng sản và
công nhân phải biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn của dân tộc
mình và phải biết lắng nghe “sự mách bảo của cuộc sống”.
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp tư tưởng
Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
V.I.Lênin đã từng khẳng định: “ Học thuyết Mác là một học thuyết vạn năng vì nó
là một học thuyết chính xác. Nó là học thuyết hoàn bị và chặt chẽ6 …”. Nhưng
đồng thời ông cũng cho rằng “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là
một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm… Vì lý luận này chỉ đề ra
5 C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t. 36, tr .796
6 V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Mác xơ cơ va 1980, t23, tr 50.
những nguyên lý chỉ đạo chung, còn áp dụng những nguyên lý ấy thì, xét riêng từng nơi…”6
Chính vì, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kết hợp yếu tố dân tộc (chủ nghĩa
dân tộc và phong trào yêu nước) và yếu tố giai cấp (Chủ nghĩa Mác - Lênin và
phong trào công nhân) để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo.
Sự kết hợp hai yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp trong việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam là một sáng tạo lớn, một thành công lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với việc vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin trong hoàn cảnh thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Sự sáng tạo ấy không chỉ là nhân tố quan trọng dẫn
tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn góp phần làm phong phú thêm
kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của đảng cộng sản ở các
nước thuộc địa, kém phát triển.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng:
“Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội
dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình
thức đấu tranh dân tộc”. Vì thế, “Giai cấp vô sản ở mỗi nước khi tiến hành cuộc
đấu tranh để “tự giải phóng” giai cấp mình khỏi sự áp bức, nô dịch của chủ
nghĩa tư bản, trước hết phải giành lấy chính quyền, tự vươn lên thành giai cấp
dân tộc, tự mình trở thành dân tộc, nghĩa là phải lãnh đạo, trở thành lực lượng
lãnh đạo của cả phong trào cách mạng của nhân dân lao động và của cả dân
tộc”. Điều đó có nghĩa là việc thành lập đảng cộng sản phải được thực hiện trong
phạm vi từng quốc gia dân tộc, chứ không phải trong từng khu vực thế giới.
Nhưng mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng khác nhau về truyền thống lịch sử
- văn hóa và trình độ phát triển kinh tế…Do đó, cần phải thành lập ở mỗi quốc
6 V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb TB, M.1974, tr.232. 14
gia một đảng riêng để đề ra đường lối chính trị phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể của từng nước.
Mặt khác, bên cạnh việc khẳng định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công
nhân, V.I.Lênin chỉ ra rằng, để lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải có lý
luận tiên phong dẫn đường. Trong tác phẩm “Làm gì?”, V.I.Lênin khẳng định:
Giai cấp công nhân là sản phẩm của chế độ kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, còn
chủ nghĩa xã hội khoa học lại là sản phẩm của sự nghiên cứu và phát minh khoa
học. Nếu phong trào công nhân không tiếp thu chủ nghĩa Mác thì nó mãi mãi
dừng ở trình độ tự phát, không thể trở thành phong trào tự giác được. Ngược lại,
nếu chủ nghĩa Mác không thâm nhập vào phong trào công nhân thì nó sẽ mãi mãi
dừng lại ở lĩnh vực lý luận, mà không thể trở thành lĩnh vực hành động thực tiễn.
Vì thế, hai yếu tố này cần có sự kết hợp với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo cơ sở
vững chắc cho cả phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác; trong đó, giai cấp
công nhân là vũ khí vật chất của Chủ nghĩa Mác, còn Chủ nghĩa Mác là vũ khí tư
tưởng của phong trào công nhân. Sự kết hợp đó cũng là quy luật chung dẫn đến
sự ra đời của các đảng cộng sản trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà kinh điển của
Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng lưu ý rằng: Trong tất cả các nước, chỉ có sự kết hợp
chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân mới xây dựng được một cơ sở vững
chắc cho cả hai. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là một sản phẩm của
lịch sử, lại được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không
gian và thời gian. Tức là, sự kết hợp đó không theo một khuôn mẫu giáo điều,
cứng nhắc, mà nó có nét đặc thù do sự chi phối của những điều kiện lịch sử, hoàn
cảnh cụ thể của mỗi nước.
Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong quá trình chuẩn bị thành
lập đảng cộng sản ở Việt Nam, một “xứ” thuộc địa nửa phong kiến, bên cạnh việc
khẳng định vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý nghiên cứu lý luận; trực tiếp hoạt
động trong Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp và tìm hiểu học tập những
mô hình tổ chức của các đảng cộng sản trên thế giới (Đảng Cộng sản Liên Xô,
Đảng Cộng sản Trung Quốc,…), để vận dụng sáng tạo nguyên lý xây dựng “đảng
kiểu mới” của Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là
làm thế nào để thành lập một chính đảng thực sự là đảng của giai cấp công nhân
Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam chưa có đủ những tiền đề cơ bản cho một
đảng cộng sản ra đời như ở Nga và một số nước tiên tiến khác. Đầu thế kỷ XX,
số lượng giai cấp công nhân còn ít ỏi (năm 1914, giai cấp công nhânViệt Nam chỉ
có 10 vạn, chiếm khoảng hơn 1% dân số); các cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong trào yêu
nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập.
Trong khi đó, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam,
phong trào yêu nước là yếu tố có trước phong trào công nhân và cả sự ra đời của
giai cấp công nhân; mâu thuẫn lớn nhất ở Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm
lược và cai trị nước ta thì các phong trào yêu nước của nhân dân đã diễn ra liên
tiếp và sôi nổi. Chính vì vậy, phong trào yêu nước ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận thức, đưa vào là một yếu tố đặc biệt trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đưa yếu tố dân tộc là phong trào yêu nước kết hợp với yếu tố giai cấp là Chủ
nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp
và giải quyết một cách nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp. Người đã không coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau,
mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc để giải phóng dân tộc, còn nhiệm
vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thì được tiến hành từng
bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản đế. Đó là cách nhìn thực tế, phân tích
thấu đáo thái độ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ của Chủ 16
tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lòng yêu nước và lợi ích chung của các giai cấp
tầng lớp khác trong dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hóa giải khôn khéo những
đối kháng về quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp xã hội trong những điều kiện
lịch sử cụ thể để tập trung cho lợi ích toàn cục. Với quan điểm đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lôi kéo mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp,
dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi vào một khối đoàn kết chặt chẽ
trong tổ chức Mặt trận thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công, nông, trí làm nền
tảng, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Việc giải quyết nhuần nhuyễn
vấn đề dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bước làm cho các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và của dân tộc xích lại gần nhau
hơn, đặt cơ sở cho sự kết hợp giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau này.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, khi phác thảo đường
lối cứu nước cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa, cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là
chủ nghĩa Lênin”. Nhưng từ thực tiễn Việt Nam – một nước thuộc địa nửa phong
kiến, phần lớn là giai cấp nông dân tồn tại bên cạnh giai cấp địa chủ, phong kiến,
giai cấp tư sản Việt Nam và tầng lớp tiểu tư sản; số lượng giai cấp công nhân còn
ít, chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền mà chưa phải là công nhân đại
công nghiệp như ở phương Tây. Để chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng cộng sản
ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chờ cho giai cấp công nhân Việt Nam
phát triển đầy đủ về số lượng mới tổ chức đảng cộng sản, cũng không vội vã
thành lập ngay một Đảng cộng sản ở Việt Nam mà Người thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên (1925) với nhiệm vụ là vừa tuyên truyền Chủ nghĩa
Mác - Lênin, vừa huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng để đưa về nước hoạt
động tuyên truyền và gây dựng cơ sở trong nước, đặt nền móng cho công tác tổ
chức và cán bộ để tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân. Bằng
nhiều hình thức tuyên truyền, nhất là thông qua tổ chức và hoạt động của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào công nhân và phong trào
yêu nước đều giác ngộ Chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành hành động cách mạng
cụ thể của tất cả các giai cấp và tầng lớp trong dân tộc. Chính vì vậy, giai đoạn
năm 1927 - 1929 là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt
Nam. Phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong
trào yêu nước phát triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng
dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặt khác, Người cũng đặc biệt quan tâm tới việc dịch các tài liệu của Quốc tế
Cộng sản dưới dạng hỏi – đáp phù hợp với nhận thức của đại đa số nhân dân Việt
Nam lúc này. Chính nhờ sự chuẩn bị công phu, tỷ mỉ đầy tính sáng tạo này của
Người đã góp phần đẩy nhanh quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của 03 tổ
chức cộng sản vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 đã phản ánh bước nhảy vọt của
phong trào cách mạng Việt Nam và cho thấy việc thành lập Đảng đã được chuẩn
bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Với nhãn quan chính trị nhạy bén,
với vai trò phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam năm 1930. Vì vậy, có thể khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Và ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí 18
Minh đã tập hợp và lãnh đạo các giai cấp, các tầng lớp, kể cả giai cấp tư sản dân
tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện nhiệm vụ chung là chống đế
quốc, chống phong kiến, giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc; Tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
Như vậy, những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chuẩn bị
thành lập đảng cộng sản ở một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt
Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa
học. Sự sáng tạo này của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đặc biệt đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam mà còn là sự cống hiến
quan trọng của Người vào kho tàng lý luận Mác-Lênin.
4. Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Sinh viên là những con người
được đào tạo trong các trường đại học và có tài năng; là " người chủ tương lai
của nước nhà"; là cầu nối giữa các thế hệ và chính là người tiếp sức cho cách
mạng trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là vô
dụng, cho nên việc tu dưỡng đạo đức đối với sinh viên là vô cùng quan trọng.
Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta đã và đang thụ hưởng thành quả của cách mạng,
chính từ sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Vậy sinh viên cần làm gì để tu dưỡng và thể hiện lòng yêu nước của mình?
Trước hết sinh viên phải nắm rõ lịch sử nước nhà, hiểu được công lao dựng nước
và giữ nước của cha ông; luôn luôn “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các
nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Bác Hồ từng dặn dò thanh niên: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi
nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà”.
Sinh viên hiện nay có thể thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động thiết
thực, cụ thể, từ đó xác định rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội
và Tổ quốc, phấn đấu không ngừng rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, tích cực
học tập, lao động, cống hiến, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -
Sáng tạo không ngừng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc, hoàn cảnh; phát
huy sức trẻ, trí tuệ, tham gia giải quyết các vấn đề quan trọng trong sự phát triển
của đất nước, giúp nhau phát triển vươn lên làm chủ khoa học công nghệ hiện
đại, nỗ lực khởi nghiệp, lập nghiệp, tận dụng hiệu quả những thuận lợi của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. -
Tình nguyện đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần; phát
huy truyền thống yêu nước, trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; sẵn
sàng sẻ chia, cống hiến vì cộng đồng, vì xã hội. -
Chủ động đón nhận tinh hoa tri thức, văn hóa nhân loại nhưng luôn biết
trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống quý báu của dân tộc; tự tin,
khẳng định trí tuệ, vị thế của sinh viên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói
chung trên trường quốc tế. -
Phát triển toàn diện, tích cực tham gia hoạt động của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để trang bị, rèn
luyện kỹ năng, hoàn thiện bản thân, và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức cũng như nước nhà. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những
vấn đề mang tính cấp thiết bởi khi nghiên cứu sâu có thể thấy rằng Đảng Cộng 20
sản Việt Nam ra đời như là một sản phẩm của sự kết hợp giữa nhiều phong trào
như phong trào công nhân, phong trào yêu nước và học tập chủ nghĩa Mác -
Lênin nhưng vẫn trên cơ sở tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những
phong trào nổi bật đó của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam mới được hình thành
và giữ đúng bản chất của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng cầm quyền
không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn lúc bấy giờ mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ hiện nay cũng như có
những phương hướng, đề xuất cho sự phát triển trong tương lai của Đảng và Nhà nước.
Sinh viên hiện nay luôn phải tu chí rèn luyện, không ngừng phấn đấu học tập và
làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể,
đoàn kết một lòng. Sớm đưa nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”,
Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 9/2019
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tập 36, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
3. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1976
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
9. Hoa. T. T. Đ, Đề án “Yếu tố phong trào yêu nước trong sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam”, Hà Nội, 2016
10.Trung. Đ. H, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 07/2020
11. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1976
12. V.I. Lênin: Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1980
13. V.I. Lênin: Toàn tập, Tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975 22