-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay"
Tiểu luận "Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay"
Lịch sử Đảng (LSĐ) 42 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Tiểu luận "Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay"
Tiểu luận "Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay"
Môn: Lịch sử Đảng (LSĐ) 42 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
_________
Khoa Lịch sử
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
***
Bài tiểu luận
Môn : Lịch sử Đảng
Đề
bài
:
Đấu
tranh
trên
mặt
trận
tư
tưởng ,
bảo
vệ
nền
tảng
tư
tưởng
của
Đảng
Cộn
g
sản
Việt Nam
hiện
nay .
Giảng viên : Nguyễn Thành Long
Sinh viên : Nguyễn Minh Hồng
Mục lục
A. Mở đầu ………………………………………………………..2
B. Nội dung……………………………………………………….3 1. Cách mạng Tháng Tám. ………………………………………….3
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.2 Diễn biến
- Ý nghĩa lịch sử của CMT8……………………………………………….9
- Đối với dân tộc
- Đối với thế giới
- Kết luận
- Nguyên nhân thắng lợi của CMT8………………………………………15
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ yếu
- Phân tích về bài học chớp thời cơ của CMT8…………………………..16
- Những bài học kinh nghiệm của CMT8…………………………………17
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
- Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng yêu nước một cách rộng rãi với nòng cốt là liên minh công nông
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, tập trung mũi nhọn cách mạng vào kẻ thù cụ thể trước mắt.
- Kiên quyết dùng bạo lực Cách mạng và biết sử dụng cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
- Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
- Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
C. Kết luận……………………………………………………..23 D. Tài liệu tham khảo………………………………………….25
A.Mở đầu
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã trôi qua được hơn 75 năm nhưng ảnh hưởng của nó tới sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc chưa bao giờ là điều bàn cãi và vẫn còn nguyên giá trị. Thắng lợi của Cách mạng đã tạo nên một cú huých mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trải dài từ chính trị, văn hoá, kinh tế cho tới xã hội. Xây dựng nên một chế độ xã hội mới mẻ hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, sở hữu đầy đủ bản chất dân chủ và nhân văn, với mục đích hướng tới con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam bất khuất, kiên cường tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Những bài học, kinh nghiệm được đúc kết từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ luôn là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của những điều trên, bài tiểu luận này dựa trên những sự kiện lịch sử của dân tộc cùng góc nhìn khách quan nhất từ đó đánh giá những di sản mà thắng lợi Cách mạng Tháng Tám để lại. Qua đó giáo dục cho mỗi người Việt Nam nhận thức được tính ưu việt, nhân đạo, nhân văn mà Cách mạng Tháng Tám đem lại. Giá trị của Cách mạng Thám Tám là bất diệt, có sức sống trường tồn đối với dân tộc Việt Nam và thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Với ý nghĩa to lớn đó, hi vọng qua bài tiểu luận này sẽ giúp thế hệ trẻ đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc. Nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với thế hệ trẻ sẽ góp phâng làm cho truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta đi vào thực tiễn của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
B. Nội dung 1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1.1 Bối cảnh lịch sử
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện. Sự kiện đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang vô cùng. Chính Phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, tin Phát xít Nhật đầu hàng nhanh chóng lan truyền rộng khắp trong nhân dân. Khắp nơi trên đất nước ta, Việt Minh nhanh chóng tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàng ngàn quân tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền.
Trước tính hình đó, mặc dù đang ốm nặng nhưng Hồ Chí Minh đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc” [1]. Lời khẳng định đó không phải có cơ sở khi Đảng đã giảnh ra hơn 15 năm tập dượt, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và có sự phát triển qua từng giai đoạn:
+ Chủ trương, đường lối: Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, tình hình chính trị trong và ngoài nước thay đổi bất ngờ, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua các hội nghị như : Hội nghị TƯ 6 (11/1939), Hội nghị TƯ 7 (11/1940), Hội nghị TƯ 8 (5/1941) với nội dung cốt lõi đó là :Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức chính trị phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết, quan hệ mật thiết và là một phần không thể thiếu với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
+ Lực lượng chính trị : Ngay từ những ngày đầu tiên Đảng được thành lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi đào tạo, học tập tại các trường của Quốc tế cộng sản. Thời kỳ 1930-1931, Đảng tập trung xây dựng khối liên minh công- nông. Đến những năm 1936 - 1939, cuộc vận động dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Một bước tiến đáng nói đó chính là : Đảng ra hoạt động công khai nên đã tập hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp ở mọi miền Tổ quốc. Năm 1941, để có thể tập hợp tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc”. Mặt trận Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+ Lực lượng vũ trang : Mấu chốt để giành được chính quyền cách mạng, Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng cốt, có vị trí vô cùng quan trọng, trực tiếp tham gia chiến đấu và quyết định trong sự thành bại của cách mạng tháng Tám. Đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển còn rất tự do, nhỏ lẻ, chưa có tổ chức. Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này. Đến đầu năm 1945 ta đã có đựợc một đội quân chính quy bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương. Quần chúng nhân dân ra sức ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng, họ không chỉ trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn nuôi giấu bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Căn cứ địa cách mạng : Do có sự chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch cho nên Đảng ta đã thấy được tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa cách mạng trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa. Căn cứ địa là nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, cũng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng. Đến 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi. uy nhiên, để xây dựng căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo các tiêu chí trên, Đảng ta còn chú ý đến việc phải đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Đảng ta chọn Việt Bắc làm cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vì ở đó có địa hình thuận lợi, dễ phòng thủ, lại gần Trung Quốc nên thuận tiện cho việc nhận sự giúp đỡ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa. Vùng giải phóng Việt Bắc như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam và ngày càng được mở rộng, làm bàn đạp cho ta tiến sâu xuống vùng đồng bằng để giải phóng hoàn toàn đất nước.
Thời cơ của Cách mạng tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một" để nhân dân ta vùng lên giành độc lập vì: Chưa lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế. Kẻ thù của cách mạng là Phát ít Nhật và tay sai bị quân Đồng Minh đánh bại trước khi ta đánh chúng. Trong khi đó quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương, nhưng chúng chưa kịp vào ⇒ Đây là thời cơ ngàn năm có một . Thời cơ ngàn năm có một chỉ tồn tại trong thời gian ngắn từ khi Nhật đầu hàng Đồng Minh đến trước khi quân Đồng Minh kéo vào giải giáp quân Nhật( đầu tháng 9). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt minh nhân dân ta đã kịp thời đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhanh chóng trong cả nước. Nếu khởi nghĩa nổ ra trước khi quân Nhật đầu hàng thì có khả năng thất bại,…Nếu khởi nghĩa nổ ra sau khi quân Đồng Minh kéo vào cũng có nguy cơ thất bại,…
1.2 Diễn biến
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), kịp thời ra chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị nêu rõ: “Cuộc đảo chính đã tạo ra tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa vũ trang mau chóng đi đến chín muồi”. Hội nghị còn quyết định thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” trước đây bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị nhận định các điều kiện khách quan, chủ quan đã chín muồi để khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi; cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới. Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời nắm thời cơ phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh kéo vào. Ba nguyên tắc để bảo đảm lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi được Hội nghị để ra là: Tập trung lực lượng vào việc chính; thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội. Hội nghị nhấn mạnh: Phải “tập trung lực lượng vào những chỗ cần thiết để đánh”, “đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê”.
Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 13-8-1945 là một hội nghị lịch sử của cuộc cách mạng lịch sử - Cách mạng Tháng Tám hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14 - 18/8/1945 tổng khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam….
+ Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
Ngay từ khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Hà Nội đã sôi sục chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa.
Nhiều nhà buôn bỏ ra những món tiền lớn mua tín phiếu ủng hộ Việt Minh.
Nhiều công chức và cảnh sát đã trở thành quần chúng cảm tình của Việt Minh.
Tình hình trên đây càng làm cho bè lũ bán nước và cướp nước vô cùng hoang mang lo sợ.
17/8 quần chúng ở HN tổ chức mít tinh ở nhà hát lớn rồi qua các tuyến phố trung tâm,hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”
18/8 cờ đỏ sao vàng xuất hiện khắp nơi, không khí chuẩn bị khởi nghĩa bốc lên ngùn ngụt.
Đến sáng 19/8/1945, tại quảng trường nhà hát lớn Hà Nội, đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh, đồng thời hô hào nhân dân đứng dậy giành chính quyền.
Chỉ trong ngày 19/8/1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở thủ đô Hà Nội.
+ Khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước
Ngay từ đầu tháng Tám, cả nước đã gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa do đã thấm nhuần chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) và các nghị quyết của Đảng đề ra từ trước.
Điều kiện khởi nghĩa đã chín mồi, các địa phương đã chủ động chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều nơi như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam đã đứng lên giành chính quyền từ ngày 14/8/1945 đến 18/8/1945.
Chiếu 16/8/1945, theo lệnh của Uy ban khởi nghĩa, một đội quân Giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa. Khi lệnh khởi nghĩa được ban hành, cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc đã nhanh chóng lan rộng.Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân đã đánh chính quyền bù nhìn từ nông thôn đến thành thị.
Ở Huế, thành lũy cuối cùng của phong kiến cũng về tay chính quyền CM ngày 23/8/1945, đến 30/8/1945 Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao ấn tín cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Ông nói: Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ.
Ngày 25/8/1945, quần chúng cách mạng nổi dậy cướp chính quyền tại Sài Gòn. Trong vòng 15 ngày (14/8– 28/8), cách mạng đã thành công trong cả nước một cách nhanh chóng và ít đổ máu.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu, lấy dẫn chứng bằng những “lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Sự kiện này nhằm khẳng định một chân lý, một sự thật đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Tuyên ngôn độc lập nêu tội ác của thực dân Pháp hơn 80 năm thống trị đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta” [2]
2. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.1 Đối với dân tộc
Cách mạng tháng Tám là trang sử vẻ vang, chói lọi trong lịch sử chống xâm lược và chống ách thống trị nước ngoài của dân tộc ta, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc bởi vì :
+ Cách mạng tháng Tám đã, đập tan chính quyền của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Dựa trên cơ sở thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), trở thành nhân tố nền tảng bảo đảm vững chắc, không bị lay chuyển cho nền độc lập, tự do mà nhân dân ta hằng khao khát và cũng vừa mới giành được. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc mở ra: kỉ nguyên của giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Và thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ bản chất chuyên chính vô sản của nó, là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Không lâu sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946) và Hội đồng Nhân dân các cấp nhằm củng cố vững chắc thêm chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để đập tan những luận điệu xuyên tạc và hành động của các thế lực thù địch đang nuôi dưỡng mưu đồ đặt lại ách đô hộ lên đất nước ta.
Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đã tạo thêm động lực to lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhân dân các nước thuộc địa cũ hay thuộc địa kiểu mới đã rút ra một bài học quý báu từ cách mạng Việt Nam: trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc bé nhỏ nếu quyết tâm chiến đấu vì tự do, độc lập có đường lối đấu tranh đúng, biết tạo ra chính cơ hội, chớp thời cơ vùng lên khởi nghĩa thì hoàn toàn có thể đứng lên tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân, xây dựng chế độ mới, xóa bỏ mọi bất công, áp bức
+ Đưa dân ta từ người nô lệ thành người chủ của đất nước, đưa ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến thành một nước độc lập dân chủ nhân dân.
Từ ngày đầu tiên khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà, xâm lược Việt Nam và hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam và cả Đông Dương một cách quy mô. Thực dân Pháp cùng bè lũ phong kiến tay sai trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, áp dụng chế độ phát canh thu tô đối với tá điền; chính sách sưu cao, thuế nặng và hàng ngàn thứ thuế vô lý khác, công với thiên tai khắc nghiệt và sự chểnh mảng của giới cầm quyền, người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa. Đặc biệt, sau khi thực dân Pháp đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật thì nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chế độ thuộc địa và chế độ quân chủ chuyên chế bị lật nhào, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức bóc lột đã trở thành một người tự do, trở thành người làm chủ. Điều đó được thể hiện ngay trong các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời tập trung củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương; ban hành các sắc lệnh, dự án luật và đặc biệt là Hiến pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền dân chủ của mọi công dân… Hiến pháp khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện, chính trị, kinh tế, văn hóa; đều được bình đẳng trước pháp luật, được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình; đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài…”.[3]
Quyền làm chủ của nhân dân còn được thể hiện ngay trong sự kiện Tổng tuyển cử trong cả nước diễn ra vào ngày 6-1-1946. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân Việt Nam đã được quyền bỏ lá phiếu của mình để lựa chọn ra 333 đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước.
+ Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định, mở đường cho nhân dân ta tiến lên giành những thắng lợi huy hoàng hơn trong kỷ nguyên độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự kiện: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng mới chỉ ra đời trong 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa…Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa”.[4]
Kết hợp hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam đã kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ, thắng Mỹ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó khẳng định: “Chúng ta đã kết hợp thành công hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh cách mạng với quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã phát huy được sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời vẫn tiếp tục phát triển công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ”[5], tạo nên dấu mốc quan trọng trên con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
2.2 Đối với thế giới
+ Đây là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới: một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân thuộc địa, mở đầu thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít thế giới bị tiêu diệt, chủ nghĩa để quốc lâm vào tình trangh suy yếu, đã tạo ra điều kiện cho phong trào chống đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở khắp các nước Châu Á, Châu Phi và cả Châu Mỹ Latinh dâng cao. Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sự thảm bại của Phát xít Nhật và các thế lực tay sai đã tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc, trong đó có Việt Nam là một nước đi tiên phong.
+ Cách mạng tháng Tám đã góp phần đánh bại bè lũ phát xít thế giới, trực tiếp là phát xít Nhật.
+ Ủng hộ một cách thiết thực phong trào giành độc lập của Lào
+ Góp phần vào sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Sau khi giải phóng khỏi chủ nghĩa Phát xít, một số nước ở Đông Âu được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội và sau đó phe Xã hội Chủ nghĩa dần hình thành do Liên Xô làm trụ cột và trở thành hệ thống đối trọng với phe Tư bản Chủ nghĩa do Mý đứng đầu. Việt Nam với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã giúp bản đổ của hệ thống XHCN có mặt ở khu vực Đông Nam Á, không chủ góp phần vào độ phủ diện của chủ nghĩa Cộng Sản mà còn là điểm sáng, cổ vũ phong trào dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước thuộc địa xung quanh đi theo đường lối Vô sản.
2.3 Kết luận
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ chói lói và vẻ vang nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất. Cách Mạng Tháng 8 đập tan ách thống trị của phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại dai dẳng mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập tự do do dân nhân dân làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhân dân ta từ chỗ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính bản thân mình. Đảng ta từ một Đảng hoạt động trong bóng tối, không hợp pháp trở thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đây là cuộc nổi dậy của nhân dân ta trong lịch sử.
Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng ở một nước thuộc địa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta sau này.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa do toàn dân nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của một Đảng mác-lênin chân chính, có đường lối cách mạng đúng đắn có thể hoàn toàn giành thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức người khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công đã nắm chính quyền toàn quốc”[6]
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong (lực lượng toàn dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo) và nhân tố bên ngoài (thắng lợi của Liên Xô và đồng minh đánh bại Chủ nghĩa Phát xít Đức sau đó đập tan một triệu quân Quan Đông của Nhật, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện), là kết quả của ba cao trào cách mạng ở nước ta 1930-1931, 19361939, 1939-1945.
3. Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
3.1 Nguyên nhân khách quan
Điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi :
Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại các nước phát xít, chính phủ Nhật đầu hàng không điều kiện làm cho quân Nhật ở VN tê liệt và chính quyền Trần Trọng Kim ta rã, lung lay tận gốc.
Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật.
Lợi dụng thời cơ “ngàn năm có một” đó, nhân dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
3.2 Nguyên nhân chủ quan
+Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn sáng tạo:
Chuyển hướng chỉ đạo cách mạng kịp thời, chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc, phát xít cướp nước để giành lại độc lập dân tộc. Lấy nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang làm trọng tâm.
Ra sức chuẩn bị lực lượng, chớp đúng thời cơ, kiên quyết lãnh đạo nhân dân vùng dậy Tổng khởi nghĩa.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng trải qua những cuộc đấu tranh chuẩn bị tập dượt trong các phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, trực tiếp là phong trào 1939 – 1945. Xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, xây dưng mặt trận tổ quốc, trên cơ sở đó tập họp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
+ Đảng ta lại biết kết hợp hợp lý đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, chiến tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và thành thị, đánh đổ toàn bộ chính quyền đế quốc và phong kiến tay sai giành chính quyền về tay nhân dân. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh kiên cường, những cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bất khuất.
+ Dưới chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhân dân ta ngày càng nhận rõ : chỉ có con đường duy nhất là con đường đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột mới có độc lập tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân yêu nước đã được tập hợp lại ngay trong Mặt trận Việt Minh.
Vì vậy ngay khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước giải phóng dân tộc thì mọi người đều hăng hái hưởng ứng, nhất tề đứng lên, cứu nước, cứu nhà, cứu chính bản thân mình.
3.3 Nguyên nhân chủ yếu
Trong những nguyên nhân trên sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám.
Với đường lối cách mạng đúng đắn và sự nhạy bén chính trị, Đảng ta đã :
Giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến.
Thực hiện có hiệu quả tư tưởng bạo lực cách mạng.
Vừa tích cực, kiên trì chuẩn bị lực lượng mọi mặt, vừa kịp thời nắm bắt thời cơ thuận lợi, phát động nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
4. Phân tích bài học về thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Giữa lúc tiếng súng đảo chính của Nhật bắt đầu nổ, Ban Thường vụ TW Đảng đã họp và xác định rõ: sự biến ngày 9/3/1945 tạo ra cơ hội tốt cho các điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Điều kiện có thể thực hiện Tổng khởi nghĩa là: khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, chúng đã bám chắc, tiến sâu trên đất nước ta.
Khi quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng Minh thì phía sau chúng sơ hở. Ta không được ỉ lại và không được tự bó tay mình, phải tích cực chủ động, dựa vào sức mình là chính.
Giữa tháng 8/1945, cách mạng đã có ưu thế cả ở nông thôn và đô thị.
Chính phủ Nhật đầu hàng. Tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện : quân Nhật ở Việt Nam rệu rã và chính quyền Trần Trọng Kim tan rã. Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật.
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã khẳng định cơ hội tốt cho ta giành độc lập đã đến. Tình thế vô cùng cấp bách đòi hỏi phải chiếm lấy ngay những căn cứ chính trước khi quân Đồng Minh vào, thành lập ngay các Uy ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền, xây dựng chính quyền cơ sở ngay lập tức.
Thời cơ trời ban “ngàn năm có một” xuất hiện. Nhân dân cả nước kiên quyết giành cho được độc lập. Đảng đã nắm chắc thời cơ này, lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 của nhân dân ta là một điển hình thành công về nghệ thuật chuẩn bị lâu dài về lực lượng và nắm vững thời cơ.
Muốn giành thắng lợi phải chuẩn bị lực lượng chu đáo và lâu dài. Công cuộc chuẩn bị lực lượng để tiến lên Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta kéo dài trong 15 năm, qua các phong trào cách mạng, mỗi phong trào là một cuộc diễn tập. Tích cực chuẩn bị lực lượng là một nguyên tắc của đường lối khởi nghĩa vũ trang. Trên cơ sở chuẩn bị lực lượng phải biết dự kiến các điều kiện thời cơ của khởi nghĩa, chớp thời cơ, dũng cảm phát động khởi nghĩa, giành chính quyền.
5. Những bài học kinh nghiệm mà Cách mạng Tháng Tám năm 1945
5.1 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân chủ và dân tộc
Con đường cứu nước của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cương lĩnh
chính trị của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Trong Cách mạng Dân tộc Dân chủ Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Trải qua 3 cao trào cách mạng Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định tuổi hai nhiệm vụ không tách rời nhau, nhưng nhiệm vụ chống Đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân nghèo tiền tới cải cách ruộng đất. Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Đảng chủ trương chia mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc phát xít Nhật Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ một là chống đế quốc và chống phong kiến.
5.2 Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng yêu nước một cách rộng rãi với nòng cốt là liên minh công nông.
Cách mạng tháng tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh
hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam. Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện khi có đạo quân chủ lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của đảng đạo quân chủ lực này được xây dựng củng cố qua 3 cao trào cách mạng 1931, 1936 và 1939 và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa Tháng tám năm 1945. Dựa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi
Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn chính là chủ
nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng Cách Mạng. Người xác định, muốn vừa cứu nước vừa giải phóng dân tộc phải đi theo con đường Cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân (GCCN) mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh xác định GCCN là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo khối liên minh toàn quốc : công nhân, nông dân và trí thức. Người khẳng định rõ: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”[7]
Giai cấp công nhân có vị trí trung tâm trong xã hội bởi là giai cấp
đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất,là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thông qua Đảng của mình lãnh đạo cách mạng và toàn xã hội. Song để hoàn thành được sứ mệnh thiêng liêng, cao cả đó, giai cấp công nhân cần lôi cuốn, tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động và cả dân tộc đứng lên làm cách mạng.
Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã
hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân” và là “quân chủ lực của cách mạng”. Người chỉ rõ:Giai cấp nông dân, trong đó bần nông và trung nông là đội quân chủ lực của kháng chiến và của cách mạng dân chủ mới.Ở nông thôn, bần nông là lớp người đông nhất và nghèo khổ nhất. Họ bị địa chủ phong kiến bóc lột thậm tệ. Bần nông vô cùng hăng hái kháng chiến,nhiệt tình với cách mạng và rất mong muốn thực hiện chính sách dân cày có ruộng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn nhất, tuyệt đối tin tưởng của giai cấp công nhân. Trung nông là lớp người mình cày ruộng của mình, cũng không phải làm thuê cho ai nhưng họ cũng bị địa chủ, bọn cho vay nặng lãi tham lam và bọn đế quốc áp bức bóc lột. Thực hiện chính sách “dân cày có ruộng” thì họ cũng có lợi. Cho nên họ cũng nhiệt tình kháng chiến, hăng hái cách mạng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân.
Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp nông dân
là quân chủ lực của cách mạng, vì họ là lớp người đông nhất trong nhân dân. Hồ Chí Minh xác định:“Trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”[8].Nông dân Việt Nam có tinh thần cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập. Họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ, và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc. Thế là công nông liên minh”[9].
Kế thừa tư tưởng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh sớm đánh
giá cao vai trò của trí thức. Từ buổi đầu hoạt động cách mạng, Người xác định trí thức là tầng lớp hàng đầu trong xã hội Việt Nam và ủng hộ những hoạt động yêu nước của họ: Tố cáo những âm mưu, tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, học sinh; Quan tâm thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở trí thức; Vạch trần âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc, phong kiến đối với tầng lớp trí thức nước ta.
Phân tích sâu sắc đặc điểm, tính chất tầng lớp trí thức nước ta, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trí thức nước ta cũng như trí thức tại các nước thuộc địa, bán thuộc địa hay các dân tộc bị áp bức, khác với trí thức các nước tư bản đế quốc. Ở các nước tư bản,trí thức đa số là ở trong giai cấp tư sản mà ra rồi lại trở lại phục vụ cho tư sản. Ở nước ta thì khác, dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản nhưng cũng đều bị đế quốc áp bức. Vì vậy,trí thức Việt Nam có tinh thầndân tộc và cách mạng, có học thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng, nhất là lịch sử cách mạng Pháp, nên dễ hấp thụ được tinh thần cách mạng.Lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng.
Hồ Chí Minh xác định trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách
mạng và là đồng minh ngày càng quan trọng của giai cấp công nhân trong tiến trình đi lên CNXH.
5.3 Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, tập trung mũi nhọn cách mạng vào kẻ thù cụ thể trước mắt.
Đảng ta đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa đế quốc và chủ
nghĩa đế quốc phát xít mâu thuẫn, Chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thềm lục địa chủ phong kiến mâu thuẫn trong hàng ngũ nguỵ quyền tay sai của Pháp và của Nhật. Cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc phát xít và bọn tay sai phản động, tranh thủ hoặc trung tập những phần tử lưng chừng. Vì vậy Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh gọn ít đổ máu
5.4 Kiên quyết dùng bạo lực Cách mạng và biết sử dụng cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
Trong Cách mạng Tháng Tám Đảng ta đã kiên quyết đi theo con
đường bạo lực cách mạng bằng cách kết hợp nhiều lực lượng, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với một số cuộc tấn công quân sự của lực lượng vũ trang, tạo thành sức mạnh toàn dân, tổng hợp, đè bẹp bộ máy chính quyền địch, giành thắng lợi cho cách mạng.
Kết hợp xây dựng cơ sở cách mạng ở cả nông thôn và đô thị với
việc xây dựng lực lượng vũ trang, lập căn cứ địa cách mạng. Kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào quần chúng ở đô thị.
Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên khởi nghĩa ở
cả nông thôn và đô thị trong đó đòn quyết định là khởi nghĩa ở đô thị lớn, đập tan các cơ quan đầu não của địch, kết thúc thắng lợi dứt khoát cuộc khởi nghĩa và hạn chế nhất việc đổ máu.
Tích cực chuẩn bị chu đáo về lực lượng, nắm vững và chớp đúng
thời cơ, tập trung lực lượng kiên quyết và dũng cảm, kịp thời phát động khởi nghĩa. Cách mạng tháng tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở và địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
5.5 Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý
của chủ nghĩa mác-lênin và kinh nghiệm của những cuộc cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các giai đoạn khởi nghĩa ở nước ta. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã đặt ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi Cách mạng tháng tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít Nhật ở Đông Dương hoang mang, rệu rã khi Nhật đầu hàng và nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa (khi hai triệu người đã bị chết đói). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng vũ trang và chính trị và cao trào kháng Nhật cứu nước nằm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước .
5.6 Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và Sách
lược của Cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và Sách lược đó. Điều đó đòi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa mác-lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn cánh mãng của nước ta.
Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và Sách
lược, chủ trương của đảng với mỗi Đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục, xoá bỏ những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ về ý chí bất khuất phẩm, chất chính trị và đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch.
Với những yếu tố như trên và được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh
khppng ngừng nghỉ. Mặc dù chỉ có hơn 5.000 Đảng viên Đảng ta đã lãnh đạo, đưa cách mạng Tháng Tám thành công vĩ đại.
C.Kết luận
Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn trong
quá trình phát triển.Từ năm 2020 này, những khó khăn, thách thức càng tăng lên do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19. Đà tăng trưởng về kinh tế nước ta bị chặn lại; đời sống của nhân dân, cả về vật chất, tinh thần, việc làm … đều gặp muôn vàn khó khăn. Thế giới đang bị khủng hoảng lớn về kinh tế và nhiều mặt khác, tình hình an ninh khu vực và thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường…
Trước tình hình ấy, những bài học của cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa tích cực đối với sự nghiệp đổi mới đất nước Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Đầu tiên, hãy bắt đầu từ nhân tố tiên quyết, điều kiện quyết định cho
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải trong sạch, vững mạnh hơn bao giờ hết để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra và chuẩn bị đón nhận nhiệm vụ của Đại hội XIII.
.
Bài học nắm thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám phải được vận
dụng có hiệu quả trong tình hình hiện nay, khi Đảng cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị và trí tuệ sáng suốt của mình để vượt qua khó khăn trở ngại, đưa đất nước phát triển bền vững. Muốn thế, bản thân Đảng phải luôn luôn chú trọng “tự chỉnh đốn”, phòng và chống những tiêu cực trong Đảng, nhất là tham nhũng, lãng phí, quan liêu; khắc phục cho được tình hình một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bài học của cuộc Cách mạng Tháng Tám vận dụng vào giai đoạn
hiện nay cũng đặt ra yêu cầu rằng, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, người đứng đầu, phải luôn xứng tầm. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, biết bao cán bộ, đảng viên đã đứng mũi chịu sào, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho cách mạng. Nay, điều kiện hy sinh đó không còn, nhưng cũng cần có sự hy sinh không nhỏ về nhiều mặt. Cần lắm một đội ngũ cán bộ như trong Cách mạng Tháng Tám, những người ngày đêm lăn lộn vì phong trào cách mạng, biết đặt quyền lợi của cá nhân mình trong và dưới quyền lợi của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, luôn luôn gương mẫu về mọi mặt. Một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng trong sáng, có nhân cách cao đẹp đã dẫn dắt cả phong trào cách mạng tiến lên như “triều dâng thác đổ” làm nên thắng lợi cách mạng.
Thứ hai là, giai đoạn cách mạng hiện nay càng cần củng cố và phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc hơn nữa để đưa đất nước vượt qua khó khăn tiến nhanh và bền vững hơn. Trong thử thách, trong hoạn nạn, càng chứngtỏ sức mạnh của tập thể, của sự giác ngộ chính trị, chung tay vượt qua khó khăn. Với những chủ trương của Đảng và Chính phủ coi chống dịch như chống giặc, toàn dân tin theo Đảng và Chính phủ để phòng và chống dịch COVID-19 đạt kết quả tốt. Một hệ thống chính trị vào cuộc và phát huy tác dụng, nhân dân đồng tình ủng hộ, chúng ta tin tưởng vào sự thắng lợi chung của đất nước trong trận chiến cam go với hai nhiệm vụ kép: vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển về mọi mặt.
Đoàn kết dựa vào bài học của Cách mạng Tháng Tám trong giai đoạn
cách mạng hiện nay còn cần cả sự tích cực giáo dục về chính trị, nâng cao tinh thần yêu nước; đấu tranh chống lại các quan điểm và hành động sai trái của các thế lực thù địch. Đoàn kết toàn dân tộc phải luôn đi đôi với phòng và chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chống lại tất cả những hành động làm tổn hại đến sự đoàn kết đại dân tộc, chống lại sự kích động hằn thù dân tộc, chống lại mọi tiêu cực trong hệ thống chính trị và ngoài xã hội.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đã trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, bắt đầu từ cột mốc có tầm vóc quốc tế là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam, trong lúc này càng nhớ tới lời tuyên bố trịnh trọng, như là lời thề độc lập, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi đến lãnh đạo khoa QHCC&QC của Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu môn Lịch Sử Đảng ngay cả khi trong lúc tình hình dịch bệnh COVID 19 đang trở nên phức tạp avf nguy hiểm.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên trực
tiếp giảng dạy bộ môn – thầy Nguyễn Thành Long, vì đã dùng tri thức, thời gian và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác của mình cho bọn em trong suốt quá trình học. Đây chắc chắn chính là nhữnh kiến thức, tài liệu vô cùng quý báu và là hành trang không thể thiếu của chún em đề vận dụng vào tương lai sau này.
Cuối cùng, em xin chúc các quý thầy cô sức khoẻ dồi dào, luôn luôn
vui vẻ để có thể vững bước trên sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn !
D.Tài liệu tham khảo
- http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/bai-hoc-cua-cach-mang- thang-tam-doi-voi-su-nghiep-doi-moi-dat-nuoc-hien-nay-129524
- https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bai-hoc-chop-thoi-co-va- van-dung-thoi-co--nghe-thuat-cua-dau-tranh-cach-mang-495834.html
- https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/cach-mang-thang-tam-cuoc- hoi-sinh-vi-dai-cua-dan-toc--613116/?
fbclid=IwAR2cMXvet_Zt4mJNWYokTnKt0DFRS2asQFbBXwVNK FLUy-46LYeq5P0MsuU
- https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cach-mang-thang-tam- trang-su-ve-vang-choi-loi-cua-lich-su-dan-toc-562598.html
- http://www.baodongnai.com.vn/chinhtri/202008/nhan-dan-tro-thanhnguoi-lam-chu-dat-nuoc-3018073/
- ( Võ Nguyên Giáp những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, H trang 196).
- (Văn kiện Đảng toàn tập Sđd, trang 391)
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.494
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.7, tr.25
10.Giáo trình Lịch sử Đảng
11. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946
( Võ Nguyên Giáp những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, H trang 196). ↑
(Văn kiện Đảng toàn tập Sđd, trang 391) ↑
Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 ↑
Giáo trình lịch sử Đảng ↑
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.494 ↑
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.7, tr.25 ↑
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.441. ↑
Sđd, t.12, tr.416. ↑
Sđd, t.7, tr.50. ↑