-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận giao tiếp kinh doanh | Đại học công nghiệp HCM
Tiểu luận giao tiếp kinh doanh của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Giao tiếp kinh doanh (ĐHCN) 1 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Tiểu luận giao tiếp kinh doanh | Đại học công nghiệp HCM
Tiểu luận giao tiếp kinh doanh của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Giao tiếp kinh doanh (ĐHCN) 1 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Quản trị kinh doanh
------------ -----------
TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2021-2022
MÔN HỌC: GIAO TIẾP KINH DOANH
Đề tài: Phân tích các đặc trưng giao tiếp của sinh viên đối với
Cán bộ - Nhân viên Trường ĐHCN TP. HCM
GVHD: NGUYỄN VĂN BÌNH
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 420300319606
LỚP HỌC PHẦN: DHMK16B NHÓM 2 TÊN THÀNH VIÊN MSSV
Mai Phương Khanh (nhóm trưởng) 20015011
Nguyễn Thị Thùy Dương 20076101 Võ Minh Huy 20068901 Phạm Minh Thảo 20116801 Hồ Lữ Gia Hân 20069241 Phạm Nhật Minh 20001611 Trần Trọng Phong 20015101
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ lOMoARcPSD| 40651217
THÀNH VIÊN THEO NHÓM TT Thành viên nhóm Nhiệm vụ Nhận xét Hoàn thành 20015011- Mai Phương
Tìm hiểu các cơ sở lí luận liên quan đến 1 tốt và đúng Khanh đề tài tiểu luận deadline
Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu đề tài Hoàn thành 20076101 - Nguyễn Thị 2 Trình bày tổng hợp Word và thiết kế tốt và đúng Thùy Dương Power Point deadline
Thiết kế và tiến hành khảo sát sinh viên Hoàn thành 20116801- Phạm Minh IUH 3 tốt và đúng
Thảo Đánh giá thực trạng giao tiếp của sinh deadline viên Hoàn thành 20069241- Hồ Lữ Gia
Tìm hiểu tính cấp thiết và mục đích 4 tốt và đúng Hân
nghiên cứu đề tài tiểu luận deadline
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến Hoàn thành 20001611- Phạm Nhật thực trạng giao tiếp 5 tốt và đúng Minh
Các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu deadline
qủa giao tiếp đối với sinh viên IUH
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến Hoàn thành 20015101- Trần Trọng thực trạng giao tiếp lOMoARcPSD| 40651217 6 tốt và đúng Phong
Các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu deadline
qủa giao tiếp đối với sinh viên IUH
Thiết kế và tiến hành khảo sát sinh viên Hoàn thành IUH 7 20068901- Võ Minh Huy tốt và đúng
Đánh giá thực trạng giao tiếp của sinh deadline viên MỤC LỤC
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ...................................................................2
MỤC LỤC...............................................................................................................................................................3
I.MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................................................4
2. Mục đích nghiên
cứu...................................................................................................................................................5
3. Phương pháp tiến
hành...............................................................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên
cứu............................................................................................................................................5
II. NỘI DUNG.........................................................................................................................................................6
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................................................................6 1.1 Các khái
niệm........................................................................................................................................................6
1.2 Bản chất của giao
tiếp...........................................................................................................................................7
1.3 Các phương tiện giao
tiếp......................................................................................................................................7
1.4 Các hình thức giao tiếp.........................................................................................................................................8
2. Thực trạng khi giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ - giảng viên - nhân viên trường IUH thành phố HCM.........8
2.1 Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên:.................................................................8
2.2 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp.......................................................9
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp....................................................................................................................11 3.1 Lọc
tin...................................................................................................................................................................11 lOMoARcPSD| 40651217
3.2 Trình độ nhận thức và mức độ nhận thức theo cảm tính:................................................................................11
3.3 Sự khác biệt về giới
tính......................................................................................................................................12
3.4 Cảm xúc...............................................................................................................................................................12
3.5 Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp :................................................................................................12
4. Một số giải pháp giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả giao tiếp ............................................................................12
4.1 Chú ý rèn luyện cách nói, cách tạo lập và duy trì các mối quan hệ..................................................................13
4.2 Thường xuyên quan sát để học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm, giao tiếp tốt...............................15
4.3 Tạo cho mình hình ảnh đẹp trong mắt mọi người để tự tin, tạo thiện cảm khi giao tiếp................................16
4.4 Tham gia các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa ...................................................................18
4.5 Không ngừng nâng cao và nỗ lực hoàn thiện bản thân....................................................................................18
III.KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................19
1. Về lý luận...................................................................................................................................................................19
2. Về thực trạng.............................................................................................................................................................19
3. Về yếu tố ảnh
hưởng..................................................................................................................................................20
4. Về các biện
pháp........................................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................21 lOMoARcPSD| 40651217 I.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chặng đường lịch sử, giao tiếp luôn là yếu tố quan trọng và cần
thiết quyết định sự tồn vong và phát triển của xã hội. Giao tiếp giúp con người giao
lưu, truyền đạt và tiếp thu kiến thức từ mọi lĩnh vực và biến nó trở thành của mình.
Nếu không có giao tiếp, kiến thức khoa học sẽ khó có thể được truyền tải rộng rãi,
xã hội khó phát triển hơn rất nhiều.
Theo nghiên cứu khoa học, giao tiếp gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và
giọng điệu. Trong khi ngôn ngữ chỉ chiếm 7% việc tác động đến người nghe thì
giọng điệu chiếm đến 38% và phi ngôn ngữ đóng vai trò cực kì quan trọng khi nó
giữ đến 55%. Thế nên, có thể nói phi ngôn ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định sự thành bại của giao tiếp.
Cũng như các môi trường khác, việc xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường
phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng môi trường giáo dục. Xây
dựng văn hóa giao tiếp trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị,
các chuẩn mực văn hoá giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng,
suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng
cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.
Giao tiếp trong các cơ sở giáo dục, trường học được thể hiện thông qua lời nói, thái
độ và hành vi văn hóa trong mối quan hệ giữa giảng viên, cán bộ nhân viên nhà
trường với sinh viên, quan hệ giữa các sinh viên và quan hệ giữa các đồng nghiệp
với nhau. Những mối quan hệ này được hình thành và thực hiện trên cơ sở bình
đẳng, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau.
Hiện nay, nhiều vấn đề không tốt đã nảy sinh giữa sinh viên và cán bộ nhân viên của
các trường, dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn, vô hình chung làm xấu đi bộ
mặt và văn hóa ứng xử nơi giảng đường. Điều này trở thành hồi chuông giúp sinh
viên và cán bộ nhân viên nhà trường nhìn nhận và khắc phục các thiếu sót trong quá
trình giao tiếp của bản thân.
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên thường xuyên giao tiếp với nhiều giảng
viên, cán bộ nhân viên khác nhau. Điều này đòi hỏi sinh viên cần có nghệ thuật và
phương pháp giao tiếp phù hợp. Đặc biệt là khi giao tiếp với giảng viên, sinh viên
phải làm sao truyền tải được mục đích giao tiếp và thái độ thiện chí và tôn trọng của mình. lOMoARcPSD| 40651217
Trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trường
đại học được đông đảo sinh viên theo học tập. Với hơn 40.000 sinh viên và 1.380
cán bộ - giảng viên đang sinh hoạt và công tác tại trường (2), giao tiếp giữa sinh viên
và cán bộ - giảng viên diễn ra thường xuyên và vô cùng cần thiết. Từ đó hình thành
những đặc trưng giao tiếp riêng của sinh viên đối với các cán bộ - giảng viên nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các
đặc trưng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh với cán bộ - giảng viên và nhân nhà trường”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng giao tiếp với cán bộ - nhân viên nhà trường
của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh; những yếu tố
ảnh hưởng đến kỹ năng và quá trình giao tiếp của sinh viên. Trên cơ sở lí luận và
thực trạng, đề xuất một số biện pháp giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, góp phần nâng
cao hiệu quả giao tiếp và quan hệ giữa sinh viên với cán bộ - nhân viên nhà trường.
Chúng tôi mong rằng, thông qua đề tài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên
ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động
giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ - giảng viên - nhân viên nhà trường.
3. Phương pháp tiến hành
-Hệ thống hóa những vấn đề lí luận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
-Tìm hiểu các đặc trưng khi giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ - giảng viên - nhân
viên trường IUH thành phố HCM
-Khảo sát thực trạng qua mẫu câu hỏi gửi đến các sinh viên trường IUH
-Tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng, từ đó đưa ra giải pháp khác phục các vấn đề
tiêu cực. Hơn nữa, đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giao tiếp cho sinh viên
trường IUH để sinh viên có thể giao tiếp với cán bộ giảng viên nhà trường một cách
hiệu quả và văn minh nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu luận: chủ yếu là nghiên cứu tư liệu có sẵn để tổng hợp
đưa ra nội dung lí luận làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
-Phương pháp điều tra thực tiễn: lập những câu hỏi trắc nghiệm nghiên cứu thực
trạng từ ý kiến của sinh viên tại trường IUH lOMoARcPSD| 40651217
-Thống kê số liệu thu được, tiến hành phân tích đánh giá. II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm
- Giao tiếp là quá trình thiết lập các mối quan hệ thông qua những hành động
nhằmthiết lập vận hành mối quan hệ giữa các cá nhân. Giữa một người với
một nhóm người hay giữa một người với một người nhằm xuất phát từ nhu
cầu phối hợp hành động.
- Đặc trưng giao tiếp: là các cách cư xử giao tiếp khác nhau được áp dụng
tronggiao tiếp nhằm thúc đẩy làm đa dạng phong phú hơn cho những cuộc
giao tiếp suy cho cùng bất kì cuộc giao tiếp nào cũng nhằm vào một mục tiêu
đó là sự hiểu biết lẫn nhau. Tầm quan trọng của giao tiếp
Tonny Robin từng nói:” Cách chúng ta giao tiếp với người khác và với bản thân đến
tột cùng sẽ quyết định chất lượng của cuộc đời ta.”
Giao tiếp sẽ giúp cho chúng ta có được mọi thứ mà chúng ta muốn, nếu chúng ta
biết cách giao tiếp hiệu quả hoặc tốt hơn là một bậc thầy của giao tiếp thì dường như
bạn sẽ có tất cả bạn bè, tài sản, tình cảm. Mọi thứ của bạn có thể bắt đầu bằng một
câu nói nhưng cũng có thể kết thúc chỉ vì một câu nói. Nên học cách giao tiếp và rèn
luyện sẽ là con đường ngắn nhất giúp chúng ta đi đến thành công.
- Sơ lược về trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh:
Tên chính thức: Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
(Industrial University of Ho Chi Minh City), tên viết tắt: IUH
Tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là Trường Huấn
nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ dòng Don Bosco thành lập 11/11/1956 tại xã Hạnh
Thông, Quận Gò Vấp. Đến ngày 31/01/1970, Trường được nâng cấp thành Trường
Cao đẳng Công nghiệp IV và tháng 12 năm 2004, Trường được nâng cấp thành
Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số
214/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính. Trường Đại học Công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục đại học lớn tại Việt Nam.
- Sinh viên là những người đăng kí vào các cấp bậc như đại học cao đẳng, trung
cấp ở nơi đó họ sẽ được dạy và đào tạo về chuyên môn kĩ thuật nghề nghiệp.
- Cán bộ nhân viên là những người làm việc cho những cơ quan tổ chức đảm
nhận những nhiệm vụ và công việc khác nhau do tổ chức công ty phân công. lOMoARcPSD| 40651217
Cán bộ nhân viên trường đại học Công nghiệp TPHCM là những cá nhân làm
việc trong trường đảm nhận những vai trò như giảng viên, nhân viên kế toán,
trực ban thư viện... đảm nhận đa phần công việc trao đổi hổ trợ thông tin dành cho sinh viên ở trường.
1.2 Bản chất của giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người
hoặc giữa người với những yếu tố xã hội nhằm thảo mãm nhu cầu nhất định nào đó.
Từ bản chất chất trên chúng ta sẽ có những nhận định: Giao
tiếp bao hàm nhiều yếu tố như:
q Trao đổi thông tin giữa các đối tượng giao tiếp q
Tự giác phối hợp và tìm hiểu lẫn nhau
Nhờ đó ta có thể biết được những mục đích dự định thông tin của họ khi tìm
đến chúng ta để thực hiện một cuộc giao tiếp.
1.3 Các phương tiện giao tiếp
• Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Chính là cách sử dụng từ ngữ, cách chúng ta vẽ ra một câu văn hay một câu nói bằng
chính cảm xúc lí trí hoặc những gì chúng ta hiểu biết để biến chúng thành công cụ
truyền đạt thông tin của chúng ta đến với người nghe đối phương giao tiếp một cách hiệu quả nhất. • Giao tiếp trực tiếp
Phương tiện giao tiếp trực tiếp sẽ được thực hiện bằng cách chúng ta sẽ nói chuyện
với đối phương khi chúng ta giao tiếp. Tùy vào quốc gia khác nhau, dân tộc sẽ có
nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau ví dụ như nước mỹ sẽ có tiếng anh, Việt Nam
sẽ có tiếng việt hay dân tộc Mường sẽ có ngôn ngữ riêng của họ. Giao tiếp bằng
ngôn ngữ giống như một gia vị trong cuộc giao tiếp từ cách chúng ta sử dụng từ ngữ
trong câu nói, cách chúng ta nói sẽ tạo nên một cuộc giao tiếp có kết quả tốt hay xấu
sẽ tùy thuộc vào phong cách nói chuyện của bản thân người giao tiếp. • Giao tiếp gián tiếp
Ở thời đại cách mạng công nghiệp về internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay sẽ
không khó khi chúng ta có thể bắt gặp những ứng dụng như zalo, instagram,
Facebook, trong những ứng dụng đó sẽ cho phép chúng ta nhắn tin hoặc gọi điện lOMoARcPSD| 40651217
cho nhau là kênh giao tiếp gián tiếp xếp hàng phổ biến nhất hiện nay. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với
nhau mà còn sử dụng những hành động như ánh mắt, cử chỉ, nụ cười để biểu hiện
cảm xúc thái độ của mình trong cuộc giao tiếp những hành động đó còn gọi là ngôn
ngữ cơ thể. Có thể thông qua cách cư xử, hành động của bạn mà đối tượng giao tiếp
của bạn sẽ hiểu được bạn muốn điều gì ở cuộc giao tiếp này hoặc đơn giản hơn là
bạn đang cảm thấy cuộc giao tiếp này như thế nào. Ngôn ngữ cơ thể thường sẽ xuất
hiện trong những cuộc giao tiếp trực tiếp và chúng ta phải thật khéo léo, tinh tế để
mang lại hiệu quả tốt nhất cho cuộc giao tiếp đó.
1.4 Các hình thức giao tiếp Giao tiếp chính thức
Nói dễ hiểu hơn đây là những cuộc giao tiếp mang tính chất quan trọng và khi bạn
tham gia cuộc giao tiếp này bạn phải tuân theo quy định của cuộc chơi đó. Cuộc đối
thoại giữa bạn và một đối thủ kinh doanh để có thể hợp tác với nhau bạn phải lựa
chọn lối nói chuyện như thế nào thật hòa hợp nhưng không thể hiện cho đối phương
biết bạn đang đối đầu với họ. Đa phần những cuộc giao tiếp có sự chen chân của quy
tắc sẽ là những buổi hội thoại về vấn đề kinh doanh hoặc vấn đề nào đó thật lớn như
những cuộc họp chẳng hạn. Giao tiếp không chính thức
Đây là lối giao tiếp mà bạn có thể gặp ở bất kì đâu trong cuộc sống, bạn có thể thoải
mái nói những gì mà bạn muốn, nói theo cá tính của bạn, nói theo những gì bạn nghĩ,
mà không phải tuân theo bất kì quy định của ai. Lối giao tiếp này thường sẽ gặp ở
trong công tác quản trị nó sẽ mang tác dụng tạo nên một cuộc giao tiếp ấm áp, thân thiện hơn.
2. Thực trạng khi giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ - giảng viên - nhân viên
trường IUH thành phố HCM
2.1 Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên:
Kỹ năng giao tiếp là hành trang không thể thiếu của mỗi người trong thế kỷ 21. Xã
hôi ngày càng phát triển, yêu cầu được đưa ra cũng ngày càng cao, sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, bạn cần có kỹ năng
mềm, trong đó có kỹ năng giao tiếp.
Với các bạn sinh viên, việc tích lũy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường sẽ mở ra tương lai tươi sáng hơn. Giao tiếp tốt giúp bạn luôn tự tin lOMoARcPSD| 40651217
khi nói chuyện, chia sẻ với người khác. Giao tiếp tốt giúp bạn khẳng định được vị
thế của chính mình trong mắt người khác.
Với những kỹ năng giao tiếp, bạn có thể thuyết trình trước đám đông một cách trôi
chảy, đàm phán một cách nhanh gọn, hiệu quả… Giao tiếp giỏi giúp bạn thuyết phục
người khác tốt hơn. Quan trọng hơn, khi ra trường, bạn sớm có được công việc như
ý muốn và dễ thăng tiến…
2.2 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp
Sau khi khảo sát sơ bộ cho thấy, việc giao tiếp của các bạn sinh viên hiện nay đặc
biệt là sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn rất
nhiều hạn chế, rất nhiều hồ sơ được nộp đi nhưng không nhận được phản hồi do
không đạt yêu cầu. Không ít sinh viên dù tốt nghiệp bằng giỏi nhưng vẫn ôm bằng
ngồi nhà. Số khác phải chấp nhận làm các công việc lao động chân tay để kiếm thêm
thu nhập… Đó là bởi các sinh viên trường Đại học Công nghiệp gặp phải các vấn đề
về kỹ năng giao tiếp như:
• Việc không thường xuyên giao tiếp với cán bộ nhân viên :
Cán bộ nhân viên là những người đang thực hiện công tác tại một cơ sở nào đó, ở
đây là cán bộ nhân viên của trường Đại học công nghiệp, và vấn đề chung hiện nay
là khả năng trao đổi, giao tiếp giữa sinh viên và các cán bộ nhân viên bị hạn chế.
Điều này gây bất lợi cho cả 2 bên. Với sinh viên sẽ gặp khó khăn trong vấn đề học
tập, việc tiếp thu kiến thức trên giảng đường không trọn vẹn, không thể đào sâu
chuyên môn hệ lụy là không có đủ kinh nghiệm về chuyên ngành. Và đây là biểu đồ
minh chứng cho việc ít giao tiếp giữa sinh viên và cán bộ nhân viên, qua khảo sát
cho thấy có tới hơn 50% tổng số câu trả lời là không thường xuyên và tương đối ít
của các bạn sinh viên trong giao tiếp với cán bộ nhân viên.
Biểu đồ khảo sát đặc trưng giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ nhân viên lOMoARcPSD| 40651217
• Thường không biết phải bắt đầu từ đâu
Qua khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất mà sinh viên đã gặp là không biết nên mở
đầu cuộc giao tiếp bằng cách nào, có hơn nửa số phiếu bầu đã chọn không biết phải
bắt đầu từ đâu. Do nguyên nhân là việc không thường xuyên giao tiếp với cán bộ
nhân viên quá lâu, tích tiểu thành đại dần tạo ra khoảng cách vô hình giữa sinh viên
với cán bộ nhân viên, và khi muốn liên hệ hỗ trợ hoặc trao đổi thông tin thì lại không
biết phải mở lời như thế nào. Ngoài việc không biết bắt đầu từ đâu, các sinh viên
còn gặp phải vấn đề ngại giao tiếp. Các bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ nhưng
không tự tin trước đám đông. Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất kém… Hoặc
ngay khi có những điểm băn khoăn nhưng cũng không đứng lên hỏi thầy cô.
Biểu đồ khảo sát đặc trưng giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ nhân viên
Bên cạnh đó, thì vẫn còn số đông sinh viên giao tiếp với cán bộ nhân viên
thoải mái và tự tin. Họ thường là người hoạt ngôn, cởi mở, và thích trò chuyện với
những người có kinh nghiệm, chuyên môn. Đó cũng là động lực thúc đẩy sinh viên
học tập tốt hơn, tạo cho cán bộ nhân viên có niềm cảm hứng làm việc. Và cũng là
khảo sát sơ bộ cho thấy vẫn có hơn một nửa số phiếu bình chọn có thể thoải mái giao
tiếp với cán bộ nhân viên. lOMoARcPSD| 40651217
Biểu đồ khảo sát đặc trưng giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ nhân viên
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của sinh viên với cán bộ- nhân viên trường IUH
Có một số yếu tố có thể làm chậm hoặc tác động tiêu cực đến quá trình chuyển giao
thông tin một cách hiệu quả. 3.1 Lọc tin
Là quá trình lựa chọn và thay đổi cách chuyển tải thông tin có chủ ý của người gởi
để làm vui lòng người nhận. Ví dụ, khi một nhà quản lý nói với lãnh đạo của mình
cái mà anh ta cảm thấy lãnh đạo muốn nghe, tức là anh ta đang lọc thông tin.
Mức độ lọc tin phụ thuộc vào cấp bậc trong bộ máy của tổ chức. Càng có nhiều cấp
bậc trong hệ thống phân cấp của tổ chức bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội để lọc thông tin bấy nhiêu.
3.2 Trình độ nhận thức và mức độ nhận thức theo cảm tính: lOMoARcPSD| 40651217
Người nhận thông tin trong quá trình giao tiếp sẽ nhận và nghe thông tin chuyển đến
một cách chọn lọc căn cứ vào nhu cầu, động cơ, kinh nghiệm, kiến thức và cá tính
của anh ta. Người nhận cũng gởi gắn ý thích và mong muốn của mình vào quá trình
giao tiếp khi anh ta giải mã thông tin. Người phỏng vấn tuyển nhân viên cho rằng
một ứng viên nữ thường đặt gia đình lên trên sự nghiệp và anh ta có thể thấy đó là
điểm cần ưu tiên cho các ứng viên nữ, bất kể ứng viên đó có nghĩ như vậy hay không.
Trong nhiều trường hợp, các cá nhân đưa ra phán xét của mình về thực tế khách
quan dựa trên sự diễn giải của họ về thực tế đó.
3.3 Sự khác biệt về giới tính
Giới tính cũng là một yếu tố cản trở quá trình giao tiếp hiệu quả vì giới tính khác
nhau tạo nên những phong cách khác nhau. Với các sinh viên rất ngại phải giao tiếp
với các cán bộ nhân viên khác giới vì phải lựa chọn ngôn từ phù hợp để tránh khó
xử, và hơn hết thì giới tính khác nhau sẽ có những suy nghĩ khác nhau, quan niệm
khác nhau từ đó việc giao tiếp sẽ trở nên khó khăn khi không thể đồng bồ giữa sinh
viên và cán bộ nhân viên. 3.4 Cảm xúc
Khi nhận thông điệp ảnh hưởng đến cách thức mà cá nhân diễn dịch và hiểu thông
điệp đó. Cùng một thông điệp, khi người nhận đang bực tức và chán nản nó sẽ được
diễn dịch ra khác với khi người đó đang vui.
Các cảm xúc thái quá (quá vui hoặc quá buồn) cản trở nhiều nhất đến quá trình giao
tiếp hiệu quả. Khi đó, người ta thường có khuynh hướng bỏ qua quá trình suy nghĩ
logic và thay thế chúng bằng các phán xét theo cảm xúc.
3.5 Khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp:
Khi đối tượng thực hiện quá trình giao tiếp từ các nước khác nhau, trình độ hiểu và
vận dụng ngôn ngữ chung ảnh hưởng nhiều đến kết quả giao tiếp. Ngay cả những
người nói chung một ngôn ngữ thì tuổi tác, trình độ văn hóa… cũng có thể ảnh hưởng
đến cách diễn đạt và trình độ hiểu biết của họ về các vấn đề đang bàn luận.
Giao tiếp phi ngôn từ là một cách quan trọng để người ta chuyển thông điệp. Nhưng
giao tiếp phi ngôn từ thường đi kèm với việc chuyển tải thông tin qua lời nói. Khi
cả hai hình thức giao tiếp hòa hợp, chúng sẽ thúc đẩy lẫn nhau. Khi các dấu hiệu phi
ngôn từ không hài hòa với thông điệp bằng lời nói thì người nhận sẽ lúng túng và sẽ
làm mất tính rõ ràng của thông điệp. lOMoARcPSD| 40651217
4. Một số giải pháp giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa sinh
viên với cán bộ- giảng viên- công nhân viên trường IUH
Với thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên với cán bộ nhân viên nhà trường là
một vấn đề đáng lo ngại. Rất nhiều sinh viên không biết hoặc rất kém về kỹ năng
giao tiếp khi trao đổi một vấn đề gì đó với cán bộ nhân viên trong trường. Họ trở
nên lúng túng trong giao tiếp khó chia sẻ những nôi dung muốn truyền tải đến giảng
viên. Do đó cần có một số giải pháp để cải thiện mà nâng cao hiệu quả giao tiếp của
sinh viên với cán bộ- giảng viên- công nhân viên trường IUH.
4.1 Chú ý rèn luyện cách nói, cách tạo lập và duy trì các mối quan hệ. Rèn luyện cách nói:
Khi tham gia vào bất kỳ cuộc giao tiếp, trò chuyện nào sinh viên cũng cần
phải hiểu rõ về chủ đề của chúng là gì để có thể trò chuyện, giao tiếp một
cách thích hợp nhất.
Kỹ năng luyện giọng nói tốt, phát âm chuẩn, rõ ràng, chuyên nghiệp
Từ bỏ cách nói chuyện ậm ừ
Tập chung vào cuộc trò chuyện và tránh bị xao nhãng
Nên nhìn vào ánh mắt của đối phương
Tùy thuộc đối tượng trò chuyện là ai để điểm tiết lời nói, cử chỉ và sắc thái sao cho phù hợp...
Cách tạo lập và duy trì các mối quan hệ.
Trò chuyện để kết nối
Sinh viên sẽ không thể phát triển hoặc duy trì mối quan hệ nếu như không trò chuyện,
giữ liên lạc. Trò chuyện ở đây không nhất thiết phải là gặp gỡ nhau mỗi ngày. Đó có
thể là vài phút gọi điện, email/tin nhắn hỏi thăm, tấm thiệp cùng vài lời chúc…
Các mối quan hệ đều cần sự nuôi dưỡng. Do vậy, đừng tự hủy hoại cơ hội phát triển mối quan hệ của mình. Chân thành
Chân thành là yếu tố nền tảng để phát triển, duy trì các mối quan hệ. Việc đeo “mặt
nạ” vừa khiến bản thân bị áp lực, vừa đe dọa mối quan hệ. Liệu sinh viên có thể đeo
chiếc mặt nạ mãi mãi, liệu rằng đối phương sẽ không phát hiện ra?
Mối quan hệ sẽ sụp đổ hoàn toàn, bao công sức cũng sẽ biến mất khi sinh viên bị lật
tẩy. Vậy nên, tốt nhất, hãy chăm chút các mối quan hệ một cách chân thành. Xây
dựng hình ảnh tích cực lOMoARcPSD| 40651217
Biết cách xây dựng hình ảnh tích cực cũng là một trong những cách để tạo lập mối
quan hệ. Luôn lạc quan, vui vẻ, nhã nhặn, hài hước khi trò chuyện. Chẳng ai lại thích
nói chuyện với những người luôn luôn cau có, khó chịu.
Kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp không thể thiếu “niềm tin”
Để mối quan hệ phát triển lâu bền, niềm tin rất quan trọng. Nếu những lời nói, hành
động mà sinh viên làm khiến đối phương không tin tưởng thì họ sẽ dần xa mình.
Nhất là trong kinh doanh, điều này lại càng được đặt lên đầu. Uy tín chính là tiếng
nói của các doanh nghiệp. Các đối tác sẽ nhìn vào điều này để đánh giá việc có hợp tác với bạn hay không.
Biết thấu hiểu, đông cảm
Đây là yếu tố rất cần thiết để duy trì mối quan hệ bền vững. Một mối quan hệ sẽ
không thể lâu bền nếu như đôi bên không có sự hiểu nhau, đồng cảm và chia sẻ với
nhau. Chia sẻ cảm xúc chân tình sẽ giúp mọi người tin tưởng nhau, gắn bó với nhau. Lắng nghe
Nhờ có kỹ năng lắng nghe, mọi người trong mối quan hệ sẽ hiểu nhau hơn. Từ đó,
mọi người biết cách duy trì, giải quyết các xung đột nhằm gắn bó với nhau hơn.
Không ngại giao lưu, kết nối
Hãy vượt qua sự e ngại để bắt chuyện với mọi người, nhất là người lạ. Nếu cứ mãi e
ngại, sinh viên sẽ chẳng thể nào mở rộng mối quan hệ được. Hãy cứ nghĩ rằng người
đối diện cũng đang muốn làm quen với mình nhưng họ cũng ngại. Nếu cả hai cùng
ngại thì ai sẽ là người bắt đầu. Hãy mạnh dạn!
Hơn nữa, đừng bỏ qua cơ hội để mở rộng quan hệ là tham gia vào các câu lạc bộ, sự
kiện. sinh viên có thể tìm được đối tác mới hoặc khách hàng mới, sinh viên mới
thông qua những sự kiện này.
Nâng tầm kỹ năng giao tiếp
Làm sao để có kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp thật tốt? Chẳng cái gì tự
nhiên cả, phần lớn đều đến từ sự học hỏi. Và cách ăn nói, giao tiếp cũng không ngoại
lệ. Mỗi ngày, hãy tự chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản. Người ta
có câu: “Học ăn học nói, học gói học mở”. Tự tin cộng thêm biết cách ăn nói chính
là bệ phóng tiềm năng để bạn có những cuộc nói chuyện “chất lượng”. Tôn trọng sự khác biệt
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, có những quan điểm, cảm xúc riêng. Thậm chí,
ngay cả những cặp sinh đôi, họ cũng không hoàn toàn giống nhau. Khi tạo lập các lOMoARcPSD| 40651217
mối quan hệ, hãy biết cách chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt. Các mối quan hệ có
sự tôn trọng mới có thể tiến xa và lâu bền.
4.2 Thường xuyên quan sát để học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm,
giao tiếp tốt.
Kỹ năng quan sát là cách mà sinh viên sử dụng các giác quan của mình để tìm hiểu
một thứ gì đó mà sinh viên tò mò và đánh giá những gì mà sinh viên đã trải nghiệm.
"Quan sát" không giống như "nhìn thấy" vì sinh viên nhìn thấy một thứ gì thì đó là
thụ động, ngẫu nhiên. Ví dụ: Bạn nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình khi bạn đi làm
nhưng bạn ít khi tìm hiểu chi tiết bất cứ điều gì hoặc ghi lại thông tin để sử dụng sau
này. Tuy nhiên, quan sát thì lại khác vì đó là một quá trình mà bạn chú ý theo dõi để
bạn có thể thu thập thông tin chi tiết để đánh giá.
Kỹ năng quan sát là rất quan trọng vì nếu không có nó, sinh viên có thể sẽ bỏ lỡ
thông tin quan trọng và đưa ra quyết định sai lầm trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
q Hiểu biết về thứ mà mình đang quan sát
Dù là sinh viên đang quan sát gì đi chăng nữa thì để kỹ năng quan sát phát huy tác
dụng, sinh viên sẽ cần phải có hiểu biết về thứ mà mình đang quan sát. Vì thế, khi
trang ị kiến thức cho mình về các sự vật sẽ giúp sinh viên quan sát tốt hơn.
q Nhẫn nại và tập trung quan sát
Sinh viên sẽ không thể quan sát được điều gì nếu bạn cứ "hớt hải" và luôn cảm thấy
căng thẳng. Vì vậy, để tôi luyện kỹ năng quan sát, sinh viên hãy nhẫn nại và quên
tất cả những gì mình đang nghĩ trong đầu để tập trung quan sát.
q Thử một cái gì đó mới mẻ
Sinh viên có thể phát triển kỹ năng quan sát của mình bằng cách đi một nơi nào đó
mới mẻ hoặc thử một cái gì đó khác biệt. Điều này giúp sinh viên nâng cao nhận
thức của mình và tâm trí tập trung hơn. Và sinh viên càng làm điều này thường
xuyên, các kỹ năng quan sát của sinh viên sẽ càng phát triển.
q Loại bỏ những điều khiến bạn phân tâm
Kỹ năng quan sát của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào mức độ tập trung và chú ý của
sinh viên. Nghiên cứu cho thấy phải mất 15 phút để lấy lại tập trung sau khi mất tập
trung. Do đó, sinh viên nên loại bỏ tất cả những gì khiến sinh viên mất tập trung
trước khi quan sát điều gì. q Chơi game lOMoARcPSD| 40651217
Chơi một số trò chơi như Pizz, Cube, Rubik, các trò câu đố, mật mã... sẽ giúp sinh
viên rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, tập trung và suy luận logic cho trí não. Một
bộ não thông minh và nhanh nhẹn hơn sẽ giúp sinh viên quan sát mọi thứ với cái nhìn sâu sắc hơn. q Test trí nhớ
Khả năng nhớ cũng là một yếu tố quan trọng khi quan sát. Sinh viên có thể kiểm tra
kỹ năng ghi nhớ của mình bằng cách chọn một ngày hoặc sự kiện trong quá khứ của
mình, sau đó viết ra càng nhiều, càng chi tiết càng tốt. Nghiên cứu khoa học cũng
cho thấy, Test trí nhớ là một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng quan sát. q Tư duy phê phán
Kỹ năng tư duy phê phán là rất cần thiết khi sinh viên quan sát. Sinh viên phải rèn
luyện cho mình óc phân tích để đưa ra được những đánh giá chuẩn xác về sự vật, sự việc.
4.3 Tạo cho mình hình ảnh đẹp trong mắt mọi người để tự tin, tạo thiện cảm khi giao tiếp. Mỉm cười
Biểu cảm trên khuôn mặt rất quan trọng khi bạn muốn tạo thiện cảm trong giao tiếp,
tạo ấn tượng ban đầu với người mà sinh viên giao tiếp và hẳn sẽ không ai muốn hình
ảnh cá nhân mình bị người khác gắn mác tiêu cực cả. Theo đó, một trong những cách
để làm việc này là sinh viên hãy mỉm cười thật tươi. Nụ cười sẽ giúp bản thân sinh
viên nổi bật hơn rất nhiều.
Đa số mọi người đều tin rằng một nụ cười là đặc điểm đáng nhớ nhất sau lần đầu
tiên gặp ai đó hoặc trò chuyện với họ. Hơn nữa, nụ cười không chỉ khiến người đối
diện cảm thấy thoải mái mà còn giảm bớt căng thẳng cho chính bản thân họ. Tuy
cười là rất cần thiết nhưng đừng quá lố nha. Sinh viên không nên cười một cách
nham hiểm bởi vì nó lộ vẻ không trung thực trên khuôn mặt của bạn, cũng không
nên cười gượng vì bạn sẽ để lộ vẻ lo lắng của bạn. Bắt tay
Bắt tay là một cách sinh viên thể hiện mình chuyên nghiệp và lịch thiệp, thân thiện.
Một cái bắt tay đúng lúc còn là cách để sinh viên truyền sự tự tin của mình đến người
mà sinh viên muốn giao tiếp, cho thấy bạn thật sự muốn hợp tác với họ. Bắt tay là
một nghệ thuật sẽ khiến bạn tròn mắt vì ngạc nhiên. Vì vậy, khi gặp gỡ mọi người,
tùy vào từng nền văn hóa, sinh viên nên học cách bắt tay sao cho thật phù hợp nhé! lOMoARcPSD| 40651217 Nói rõ ràng
Một cách khác để tạo thiện cảm với người khác trong giao tiếp là nói một cách rõ
ràng. Nói rõ ràng sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ hiểu và dễ chịu hơn việc bạn nói
ấp úng, không dứt khoát. Đồng thời, người nghe cũng sẽ nhận thấy sự tự tin của bạn
và một phần tính cách con người của bạn. Từ đó, họ sẽ dễ dàng ấn tượng với bạn
hơn. Bên cạnh việc nói rõ ràng, bạn cũng cần phải quan tâm đến giọng nói của bạn.
Theo nghiên cứu, những người nói với giọng trầm và bình tĩnh, thể hiện sự nghiêm
túc hơn thường sẽ "được lòng" người nghe hơn bao giờ hết. Biết lắng nghe
Trong giao tiếp cũng như ứng xử, lắng nghe là một điều vô cùng quan trọng và là
chìa khóa để chiếm được cảm tình của người mà sinh viên trò chuyện. Sinh viên
không nên nói hết phần người khác mà hãy đặt mình vào suy nghĩ và vị trí của người
khác. Khi sinh viên nói, người ta chú ý lắng nghe thì khi người ta nói, sinh viên nhất
định cũng phải như vậy. Lắng nghe là thể hiện mình tôn trọng người đối diện, mình
quan tâm những gì họ nói và mình sẵn sàng tiếp thu thông tin, ý kiến từ họ, sẵn sàng
đóng góp ý kiến để cuộc giao tiếp không bị nhàm chán. Vì vậy, sinh viên hãy rèn
luyện và nâng cao kỹ năng lắng nghe để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao.
Giao tiếp bằng mắt
Nhìn vào mắt ai đó sẽ truyền tải cho họ thấy rằng sinh viên đang tự tin và quan tâm
đến những gì họ đang nói. Không riêng gì ở Việt Nam mà đối với các nước khác
trên thế giới, giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tôn trọng của sinh viên với người mà
sinh viên đang nói chuyện. Nó cũng thể hiện bạn thích thú trò chuyện với họ. Trái
ngược lại, khi đang nói chuyện mà bạn hướng đôi mắt của mình vào những thứ khác
không liên quan đến cuộc trò chuyện (ví dụ: nhìn vào điện thoại) thì bạn sẽ chỉ khiến
người khác ức chế và không ưa gì ở bạn. Tuy giao tiếp bằng ánh mắt là điều cần
thiết nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó và bạn tuyệt đối không được lạm dụng.
Sinh viên không nên cứ nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện vì điều này sẽ khiến họ khó chịu.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Khi giao tiếp với người khác, để có thể tạo thiện cảm với họ thì bên cạnh việc dùng
miệng để nói, sinh viên cũng nên tận dụng các bộ phận khác trên cơ thể của mình
như khuôn mặt, cái đầu, tay, thậm chí là dáng vóc của bạn. Theo cách này, sinh viên
sẽ dùng các bộ phận này để tạo ra các cử chỉ minh họa và từ đó có thể dễ dàng diễn
đạt những gì sinh viên muốn nói và người nghe cũng sẽ dễ hình dung và hiểu hơn. lOMoARcPSD| 40651217
4.4 Tham gia các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa để trở nên
năng động hơn, tiếp xúc nhiều hơn với cán bộ- giảng viên- nhân viên IUH q
Sinh viên sẽ hiểu rõ về chính mình
Tham gia CLB tạo cho sinh viên rất nhiều cơ hội để tìm hiểu về bản thân, điểm
mạnh, điểm yếu của chính sinh viên. Với những công việc, nhiệm vụ mà CLB đưa
ra sinh viên được trải nghiệm, thử sức và nhận được rất nhiều điều mà sinh viên
không ngờ tới. CLB cũng sẽ giúp sinh viên học về cách giải quyết tình huống khi
gặp một sự bất ngờ. Với mỗi sự cố, bạn sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân và phát triển mỗi ngày.
q Sinh viên sẽ phát triển kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một trong những công cụ giúp sinh viên hoàn thiện và phát triển
bản thân. Đó là những kỹ năng giúp sinh viên tương tác tốt hơn người khác trong
giao tiếp, trong cách xử lý tình huống hay quản lý. Tham gia vào các CLB hay tổ
chức không chỉ dạy sinh viên những kỹ năng xã hội mà còn giúp sinh viên cải thiện
những nhược điểm và phát triển những ưu điểm sinh viên có. Sinh viên sẽ được học
hỏi các kỹ năng: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết
trình hay vô số những kỹ năng khác. Sinh viên cũng học được cách ứng xử với cá
nhân đến những tổ chức lớn. Sinh viên sẽ có được sự nhạy bén, thành thạo và linh
hoạt với mọi hoàn cảnh.
q Mở rộng quan hệ
CLB là một trong những môi trường giúp sinh viên làm quen nhanh nhất và dễ dàng
nhất. Trong một CLB, có rất nhiều thành viên với nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ
những sinh viên đồng trang lứa, các anh chị hơn tuổi. Mỗi người có một thế mạnh
và điểm yếu riêng. Sinh viên sẽ được làm quen với tất cả mọi người và xây dựng
mối quan hệ từ đó. Đồng thời, sinh viên cũng được học hỏi và mở rộng tầm nhìn từ
những người bạn quen. Đặc biệt, những mối quan hệ này sẽ giúp sinh viên trong
công việc và những khó khăn sau này sinh viên gặp phải sau này.
4.5 Không ngừng nâng cao và nỗ lực hoàn thiện bản thân.
- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động,
học tập, tư dưỡng rèn luyện. Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết
điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng
một tốt hơn, tiến bộ hơn.
- Chúng ta cần biết tự hoàn thiện bản thân mỗi người đều có điểm mạnh và
điểm hạn chế riêng. Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn
thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. lOMoARcPSD| 40651217
- Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
- Để tự hoàn thiện bản thân, trước hết phải tự nhận thức bản thân. Tự nhận thức
về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm,
điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân. Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi
người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, điểm
mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không
ai chỉ toàn nhược điểm.
- Để ngày càng tiến bộ, mỗi người cần phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản
thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân.
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình
theo các giá trị đạo đức. Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình,
nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
- Là sinh viên, chúng ta cần tự nhận thức đúng và hoàn thiện bản thân, có kế
hoạch phấn đấu, rèn luyện; xác định rõ những biện pháp cần thực hiện; xác
định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện.
Giao tiếp thành công không đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, mà còn phải
tạo nên sợi dây kết nối đặc biệt và gieo những cảm xúc tích cực cho người tiếp
nhận. vì vậy chúng ta nên cố giao tiếp nhiều, rèn luyện kĩ năng mềm để có thể
thành công trong cuộc sống. III.KẾT LUẬN 1. Về lý luận
Nghiên cứu lý luận và thực trạng giao tiếp với cán bộ - nhân viên nhà trường của
sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm trang bị sự
hiểu biết về các đặc trưng, bản chất và cấu trúc của các hình thức giao tiếp; những
yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng và quá trình
Hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp của sinh viên trường đại học, nhất là giao
tiếp giữa sinh viên đối với cán bộ- giảng viên- nhân viên trường đại học Công nghiệp TP.HCM 2. Về thực trạng
Với các bạn sinh viên, việc tích lũy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường sẽ mở ra tương lai tươi sáng hơn. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn khẳng
định được vị thế của chính mình trong mắt người khác.