Tiểu luận học phần lịch sử nhà nước và pháp luật | Đại học Lao động - Xã Hội
Tiểu luận học phần lịch sử nhà nước và pháp luật | Đại học Lao động - Xã Hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Lớp tín chỉ:………
HỌC KỲ ……. NĂM HỌC……… Đề tài 01:
Cải cách chính quyền địa phương của hoàng đế Lê Thánh Tông thế kỷ X
Họ và tên sinh viên:………………………..
Số thứ tự trong danh sách lớp:……………
Mã SV:…………………………………….
Ngày/tháng/năm sinh:…………………….
Lớp niên chế: ………………………………
Họ và tên giảng viên: Trần Thị Hoa HÀ NỘI - 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.......................................................1
1.1. Khái niệm cải cách................................................................................1
1.2. Khái niệm chính quyền địa phương......................................................1
2. Bối cảnh, nguyên nhân tiến hành cuộc cải cách dưới thời vua Lê
Thánh Tông......................................................................................................2
2.1. Bối cảnh lịch sử.....................................................................................2
2.2. Nguyên nhân tiến hành cải cách............................................................2
3. Cải cách chính quyền địa phương thời hoàng đế Lê Thánh Tông thế kỷ
XV.....................................................................................................................3
3.1. Cấp đạo- xứ...........................................................................................3
3.2. Cấp phủ..................................................................................................5
3.3. Cấp huyện - châu...................................................................................5
3.4. Cấp xã....................................................................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................8 MỞ ĐẦU
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử
Việt Nam. Trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành
những cuộc cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh
tế, văn hóa, quân sự…và đã đạt được rất nhiều kết quả to lớn. Cuộc cải tổ
bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, nếu không nói là cuộc cải tổ đầu
tiên thì cũng là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam. Mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông trở thành
mẫu mực cho những đời vua sau và các triều đại sau mô phỏng theo. Công
tác tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa
sâu sắc không chỉ đối với thực tiễn lịch sử Việt Nam đương thời mà còn
có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ngày
nay của nhân dân ta. Để có thể làm rõ hơn về cuộc cải cách dưới thời vua
Lê Thánh Tông, em xin phép bày tỏ quan điểm của mình dưới đề tài 01:
“Cải cách chính quyền địa phương của hoàng đế Lê Thánh Tông thế kỷ XV”. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1. Khái niệm cải cách
Cải cách còn được xem là một biện pháp giải quyết những đòi hỏi
của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải
hoàn tất trong một thời gian nhất định1.Cải cách còn có thể hiểu là sự sửa
đổi, điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa của xã hội để đạt
được mục tiêu tốt hơn.
1.2. Khái niệm chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp
nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản
lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa
phương là người dân thuộc địa phương đó. Chính quyền địa phương tổ
1 Hoàng Chí Bảo (2008), “Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản (9), tr. 26 – 29 1
chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương;
quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan nhà nước cấp trên (khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013).
2. Bối cảnh, nguyên nhân tiến hành cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông.
2.1. Bối cảnh lịch sử
Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 vào thời điểm đó ông mới 18
tuổi. Trong những năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính
sách nhằm hoàn thiện bộ máy quản chế, hành chính, kinh tế, giáo dục -
khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an,
giúp Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Đồng thời,
Ông cũng tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh đất nước sau một thời
gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém
về nhiều mặt. Do đó, ông đã kiên quyết thực hiện cải cách hành chính, coi
đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách
khác. Cuộc cải cách được tiến hành toàn diện trên nhiều mặt, đem lại sự thay đổi lớn.
2.2. Nguyên nhân tiến hành cải cách
Nguyên nhân trước mắt, diễn ra rất rõ ràng và cụ thể. Đương thời, sự
biến loạn cung đình, Lê Nghi Dân làm loạn giết vua Lê Nhân Tông và
Hoàng Thái hậu để cướp ngôi. Rồi đến lượt các quan quân nổi dậy giết
chết Nghi Dân để tôn phò hoàng tử Lê Tư Thành. Sự biến loạn này dẫn
đến sự yếu kém về hiệu lực của bộ máy nhà nước mà Lê Thái Tổ và Lê
Thái Tông đã cố công khắc phục nhưng chưa hiệu quả. Sự yếu kém đó
được biểu hiện như sau2:
Về phân cấp hành chính, các cấp trung gian (phủ, huyện, trấn, lộ…)
quá nhiều và gây phức tạp cho việc quản lý. Còn cấp sách, trang, xã là
2 Quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới thời Lê Sơ (1428 – 1527), nguồn:
https://nghiencuulichsu.com/2019/01/14/qua-trinh-hoan-thien-bo-may-nha-nuoc-trung-uong-tap-quyen-duoi-thoi-
le-so-1428-1527/ truy cập ngày 29/11/2023. 2
thấp nhất. Nhưng sách, trang ngang với xã hay là cấp dưới xã thì vẫn chưa
xác định rõ ràng và thống nhất trong cả nước. Đồng thời, đất đai phân
phong cho các công thần cũng nhiều, nhưng những vùng phân phong như
vậy có quan hệ thế nào với các đơn vị quản lý hành chính cũng không rõ,
việc quản lý đất đai của các cấp không được chặt chẽ3.
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội nên yêu cầu đặt ra là
cần có một bộ máy quản lý chặt chẽ. Bộ máy hành chính đương thời mang
tính phân quyền, phân tán kém hiệu quả. Đại đa số các quan lại đứng đầu
đều là những công thần của khởi nghĩa Lam Sơn trước đây, nhưng trải qua
nhiều năm nó bị phân hóa. Số tích cực như Nguyễn Trãi, Lương Nhân
Chú, Trần Nguyên Hãn… bị sát hại, số ít còn lại bị cô lập. Trái lại, bọn
quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân4… ngày càng lộng hành. Quyền lực nhà
nước bị phân tán, cơ chế quan liêu tập quyền bị lung lay.
Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng hà hiếp dân và ăn hối lộ diễn ra
phổ biến trong hàng ngũ công thần, trong khi đó sự thống nhất giữa các
dân tộc trong một quốc gia lại đang bị đe dọa, bên ngoài thì các nước láng
giềng thì các nước này thường xuyên gay hắn, nhất là Chiêm Thành ở phía
Nam, nhà Minh ở phía Bắc.
Chính những điều kiện như vậy đặt ra yêu cầu lúc bấy giờ cần phải
xây dựng một nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền vững mạnh, mà
trước hết là cần cải cách về bộ máy hành chính. Vì vậy, Lê Thánh Tông
sau khi lên ngôi đã tiến hành cuộc cải cách đất nước để giải quyết những
vấn đề cấp thiết trên. Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông diễn ra
một cách mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương, hình thành nên một bộ
máy trung ương tập quyền hoàn thiện không những thời Lê Sơ mà ở các
đời sau, các triều đại điều dựa trên mô hình này mà tổ chức bộ máy nhà
nước cho triều đại mình. Mục tiêu cơ bản của cuộc cải tổ bộ máy nhà nước
của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào
3 Ngô Sĩ Liên, (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II. Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội. Tr.417
4 Văn Tạo, (2006), Mười cuộc cải cách lớn, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Đại học sư phạm. Tr.111. 3
trong tay nhà vua theo nguyên tắc "tôn quân quyền" của Nho giáo và tăng
cường hiệu lực của bộ máy quan liêu, cũng tức là nâng cao sự thể hiện và
hiệu quả quyền lực của hoàng đế.
3. Cải cách chính quyền địa phương thời hoàng đế Lê Thánh Tông thế kỷ XV5. 3.1. Cấp đạo- xứ
Ở cấp đạo, Lê Thánh Tông thực hiện ba biện pháp:
Thứ nhất, chia đất nước thành nhiều đạo nhỏ: bao gồm 12 đạo và
phủ Trung Đô. Phủ này gồm hai huyện là Quảng Đức và Thọ Xương, là
đất kinh đô, được đặt thành một khu hành chính đặc biệt, trực thuộc triều
đình. Phủ Trung Đô là đơn vị hành chính tương đương với đạo, khác với
những phủ thông thường khác (dưới cấp đạo). Năm 1471, Lê Thánh Tông
đánh chiếm thêm một phần đất của người Champa và lập thêm đạo Quảng
Nam (gồm Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi ngày nay). Biên giới
Đại Việt lùi vào tới đèo Cù Mông. Như vậy, từ năm 1471, Đại Việt có 13
đạo và phủ Trung Đô. Từ năm 1490, đạo được gọi là xứ (hay còn gọi là xứ
thừa tuyên), có 13 xứ và Trung Đô phủ. Việc chia nhỏ đất nước thành
nhiều đạo nhỏ nhằm hạn chế tiềm lực và thế lực của những lực lượng
phong kiến địa phương, ngăn ngừa sự cát cứ đồng thời giúp chính quyền
cấp đạo quản lý địa phương có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Thứ hai, lập ra Tam ti mục đích không để quyền hành ở đạo tập
trung vào tay một người mà được tản ra cho ba cơ quan. Tam ty có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng:
+ Thừa ty: đứng đầu là Thừa chính sứ mang hàm Tòng tam phẩm,
giúp việc là các chức Tham chính mang hàm Tòng tứ phẩm, Tham nghị
hàm Tòng ngũ phẩm. Thừa ty phụ trách về hành chính, tài chính, dân sự
(hộ khẩu, thóc tiền, kiện tụng…).
+ Đô ty: đứng đầu là Đô tổng binh sứ mang hàm Chánh tam phẩm,
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.153-159. 4
Tổng binh đồng tri có hàm Tòng tam phẩm và Tổng bình thiêm sự giữ
hàm Chánh tứ phẩm. Đô ty phụ trách quân sự và tuần phòng, canh giữ những nơi hiểm yếu.
+ Hiến ty: đứng đầu là Hiến sát xứ có hàm Chánh ngũ phẩm, Phó
hiến sát sứ giữ hàm Chánh thất phẩm. Hiến ty đảm trách công việc kiểm
tra, giám sát và tư pháp (nói bày, đàn hặc, khám đoán, xét hỏi, khảo khóa, tuần hành…).
Chế độ Tam ti do vua Lê Thánh Tông ban hành đã chấm dứt hoàn
toàn thời kỳ trao quyền quản lý đơn vị hành chính địa phương cao nhất
cho các cá nhân. Quyền hành tại cấp đạo được trao cho nhiều cơ quan có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Sự phân định
quyền hành đó góp phần hạn chế sự khuynh đảo của quan chức địa phương.
Thứ ba, tăng cường giám sát ở cấp đạo: để tăng cường hơn nữa sự
giám sát của trung ương đối với cấp đạo, ngự sử đài ở triều đình đã đặt 6
ty ngự sử tại các đạo. Mỗi ty ngự sử đài giám sát hai hoặc ba đạo. Ty ngự
sử không phải là cơ quan địa phương mà là cơ quan của ngự sử đài trung
ương. Đứng đầu ty ngự sử là chức quan giám sát ngự sử mang hàm chánh thất phẩm.
=> “Những cải cách của vua Lê Thánh Tông tạo ra mô hình tổ chức
khá hoàn thiện tại chính quyền cấp đạo. Không chỉ có sự chuyển giao
hoạt động điều hành từ chức quan sang cơ quan mà quan trọng hơn,
quyền hành tại cấp đạo được trao dựa trên sự phân định thành ba quyền:
chính, binh, hình. Quyền chính được trao cho Thừa ty, quyền binh được
trao vào Đô ty và quyền hình được trao vào Hiến ty. Sự phân định quyền
hành cùng với việc tăng cường kiểm tra giám sát đã giúp nhà vua quản lý
và điều hành cấp đạo ngày càng hiệu quả hơn”6. 3.2. Cấp phủ
6 Vũ Thị Yến, Cải cách tại cấp đạo của vua Lê Thánh Tông và một số bài học kinh nghiệm, Tạp chí Tổ chức bộ
máy nhà nước, số 5/2014, nguồn: https://tcnn.vn/news/detail/21088/Cai-cach-tai-cap-dao-cua-vua-Le-Thanh-
Tong-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem.html truy cập ngày 4/12/2023 5
Phủ là cấp hành chính dưới đạo. Đứng đầu phủ là tri phủ hàm tòng
lục phẩm, chức phó là động tri phủ hàm chánh thất phẩm. Chức năng chủ
yếu của quan lại ở cấp phủ là truyền lệnh từ trên xuống cho các huyện -
châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu nộp thuế khóa, lao dịch và
bình dịch. Đặc biệt, ở cấp phủ có chức hà để sử và khuyến nông sứ đều hàm trong cửu phẩm.
3.3. Cấp huyện - châu
Dưới đạo là cấp huyện - châu, ở một số vùng miền núi huyện được
gọi là châu, đứng đầu là tri huyện và tri châu, đều hàm tòng thất phẩm.
Các quan phủ huyện, châu phải chăm nom để điều và khuyến nông, đốc
thúc dân bồi đắp ruộng chứa nước để làm mùa chiêm, không nên bỏ phía
chức trách của mình7. Đối với các châu, để nắm và quản lý được những
địa phương xa xôi nảy, chính sách của nhà Lê, về cơ bản cũng như các
triều đại trước đây là tìm cách tranh thủ các tù trưởng địa phương. Lê
Thánh Tông và các vị vua khác của triều Lê thường gả công chúa cho các
từ trưởng, cho các tù trưởng đảm nhận chức tri chấu, biển họ thành quan
chức của triều đình. Các tù trưởng mang chức tước của triều đình tất nhiên
phải phục tùng chính quyền trung ương về mặt chính trị và hàng năm phải
nộp một số phú cống về mặt kinh tế. Tuy vậy, nhà Lê vẫn dành cho các tù
trưởng những quyền hạn rộng lớn ở địa phương, được cai quản dân địa
phương theo phong tục tập quán, xét xử theo tục lệ. Các tù trưởng có công
được phong những tước cao, tù trưởng nào nổi dậy chống lại triều đình bị
trấn áp kiên quyết. Bằng những biện pháp trên, nhà Lê đã củng cố quốc
gia thống nhất, mở rộng ảnh hưởng của triều đình đến các vùng miền núi
xa xôi, đặt cả nước dưới quyền khống chế của chính quyền trung ương. 3.4. Cấp xã
Cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật về cấp xã, Lê Thánh
Tông đã thực hiện 3 biện pháp quan trọng để cải tổ cấp xã:
Một là, phân định lại các xã. Quy mô dân số các xã dưới thời Lê
7 Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, tr. 244 - 285. 6
Thánh Tông lớn hơn từ 5-10 lần thời đầu Lê sơ. Theo đó, một đại xã có từ
500 hộ trở lên, từ 300 hộ coi là trung xã, có trên dưới 100 hộ được gọi là
tiểu xã. Các xã không cố định, bất biến mà có sự tách xã cũ, lập xã mới.
Theo lệnh về lệ tách xã năm 1490, tiểu xã mà có số hộ tăng đến 300 thì
gọi là xã vừa, trung xã mà tăng lên 500 hộ gọi là xã lớn, đại xã mà tăng lên
600 hộ thì tách 100 hộ lập thành một xã nhỏ Hai là, đặt ra
các tiêu chuẩn của xã trưởng. Xã trưởng chia thành các
chức: Xã chính, xã sử, xã tư. Số lượng xã trưởng của một xã phụ thuộc
vào quy mô của xã đó, theo đó đại xã có 5 xã trưởng, trung xã có 4 xã
trưởng, tiểu xã có từ 1-2 xã trưởng (tiểu xã có dưới 60 hộ có 1 xã trưởng).
Các xã vẫn được tự bầu xã trưởng của mình nhưng phải tuân theo những
tiêu chuẩn mà vua đặt ra. Nếu đúng theo sử sách ghi lại, đây là lần đầu
tiên quy định về những tiêu chuẩn của xã trưởng được nhà nước ghi nhận.
Theo một số văn bản pháp luật bấy giờ, xã trưởng phải thỏa mãn một số tiêu chí:
+ Bầu chọn trong số người già, giám sinh, sinh đồ (người đang theo
học trường quốc học) tuổi cao, con em nhà hiền lành trên 30 tuổi, không
vướng việc quân và có hạnh kiểm tốt.
+ Anh em thân thích không được có hai người cùng làm xã trưởng để
bỏ tệ nạn đồng đẳng, bè cánh.
+ Thải loại những xã trưởng tham lam hoặc già lão ốm yếu, hoặc kém
năng lực không kham nổi công việc.
Ba là, hạn chế và kiểm duyệt các hương ước. Để hạn chế tính tự trị
của các làng xã, một đạo dụ ở thời Hồng Đức đã được ban hành nhằm
kiểm soát các hương ước - “bộ luật” thể hiện tính tự trị cao nhất của một
làng xã. Theo nội dung của đạo dụ này, nhà nước không khuyến khích các
làng xã có khoán ước riêng vì đã có pháp luật, việc thảo ra hương ước
phải do những người có có học thức, đức hạnh, có chức phận chính thức
tiến hành, các hương ước phải được kiểm duyệt và có thể bị bác bỏ…
Với những cải cách ở cấp xã, Lê Thánh Tông đã tăng cường hiệu lực 7
của chính quyền cấp cơ sở, can thiệp sâu vào làng xã để hạn chế tính tự trị
của đơn vị hành chính này. Đây có thể coi là lần đầu tiên mà một nhà
nước phong kiến can thiệp một cách quy mô vào công việc nội bộ của làng xã.
Thông qua những biện pháp cải tổ đối với chính quyền địa phương,
Lê Thánh Tông không chỉ tăng cường hiệu lực của chính quyền cấp cơ sở
mà quan trọng hơn là tìm cách can thiệp sâu vào làng xã nhằm tăng cường
sự chi phối của triều đình và hạn chế tối đa tính tự trị của làng xã, qua đó
góp phần củng cố nền quân chủ chuyên chế. Nhìn chung, thông qua cải
cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống nhất trong
phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh, bảo
đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình
tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung
ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. KẾT LUẬN
Những cải cách tiến hành ở chính quyền địa phương nói riêng và
công cuộc cải tổ toàn diện đất nước Đại Việt nói chung của vua Lê Thánh
Tông có thể coi là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước từ chỗ được tổ chức
lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả sau đã trở
thành một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh, trở thành
hình mẫu cho các triều đại sau. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Sĩ Liên, (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II. Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội.
2. Văn Tạo, (2006), Mười cuộc cải cách lớn, đổi mới lớn trong lịch sử Việt
Nam, Hà Nội: Nxb. Đại học sư phạm.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp
luật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017.
4. Hoàng Chí Bảo (2008), “Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức
của toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản (9), tr. 26 – 29
5. Quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới thời Lê
Sơ (1428 – 1527), nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2019/01/14/qua-
trinh-hoan-thien-bo-may-nha-nuoc-trung-uong-tap-quyen-duoi-thoi-le-so-
1428-1527/ truy cập ngày 29/11/2023.
6. Vũ Thị Yến, Cải cách tại cấp đạo của vua Lê Thánh Tông và một số bài
học kinh nghiệm, Tạp chí Tổ chức bộ máy nhà nước, số 5/2014, nguồn:
https://tcnn.vn/news/detail/21088/Cai-cach-tai-cap-dao-cua-vua-Le-
Thanh-Tong-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem.html truy cập ngày 4/12/2023 9