Tiểu luận Hội nhập Kinh tế quốc tế

Tiểu luận Hội nhập Kinh tế quốc tế

Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh
tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không
gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc
tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế
mỗi nước.
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng
và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với
lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải
quyết những vấn đề chủ yếu:
Đàm phán cắt giảm thuế quan;
Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;
Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;
Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;
Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;
Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…có tính chất toàn cầu.
Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
Hợp tác kinh tế song phương
Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định
kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận
thương mại tự do (FTAs) song phương…Loại hình hội nhập này thường hình thành
rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự
thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đại hội được ví là “Đại hội của sự
đổi mới”. Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Tính đến hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước có 30 đối tác
chiến lược, 13 đối tác toàn diện, ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực
(trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm
phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy
mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP).
Hội nhập kinh tế khu vực
Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển
cho đến ngày nay. Hội nhập kinh tế khu vực phân thành các cấp độ từ thấp đến cao:
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM),
Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế
Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau;
Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;
Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình;
Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định
hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc.
Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
– Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc
gia và nền kinh tế thế giới.
– Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư
giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng
đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn.
– Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa yêu cầu và gây sức ép đối với các quốc gia trong
công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế.
– Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở
trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
– Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm
quản lý giữa các quốc gia.
Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế
– Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao động quốc tế;
– Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản
đã thỏa thuận trong hiệp định;
– Là sự phối hợp mang tính chất quốc gia giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền;
– Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương
mại;
– Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa góp phần
giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên
thế giới.
Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Mục tiêu:
Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội,
nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm
vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đả m phát triển nhanh và bền
vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quan điểm chỉ đạo:
– Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia – dân tộc là
định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo các bài
học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính
độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
– Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh
vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là
sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi
đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, nâng cao
trình độ phát triển của nền kinh tế
Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về Tiểu luận hội
nhập quốc tế
Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Cũng
chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình
thành. Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời
đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “một đặc điểm nổi bật
của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành
bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa
các lực lượng sản xuất”.
Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định,
đó là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi
sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu
hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù
hợp”.
Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập
trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
và thế giới”.
Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn
“Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế”. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban
hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên
một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã
có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ
Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế”. Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày
10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập
quốc tế”.
Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế”
cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình
phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị
quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế
Tích cực Tiêu cực
• Thúc đẩy xuất khẩu;
• Thu hút đầu tư nước ngoài;
• Tăng trưởng kinh tế, việc làm;
• Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội;
• Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng,
minh bạch hơn;
• Tái cấu trúc nền kinh tế;
• Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới;
• Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt;
• Tăng thu nhập bình quân đầu người.
• Nhập khẩu tăng mạnh;
• Chịu sức ép cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp
nước ngoài, dẫn đến nhiều ngành trong nước bị
ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường
(sắt thép, dầu thực vật, các mặt hàng nông sản,
các ngành dịch vụ…
• Không gian điều chỉnh chính sách bị
thu hẹp;
• Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm;
• Nông dân bị tổn thương từ những cam kết mở
cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp;
• Tăng khoảng cách giàu nghèo;
• Ô nhiễm môi trường.
Những thách thức Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ một nước đang phát triển có
trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp
và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và
của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế,
thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh
cả ở trong nước cả trên trường quốc tế ở 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc
gia.
– Sản phẩm: cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn cả trong và ngoài nước với nhiều đối
thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn.
– Doanh nghiệp: đối mặt với nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp
luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng.
– Quốc gia: Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh
tế Thế giới (WEF), GCI 4.0 năm 2019 xếp hạng Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia
trên thế giới, và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN (Việt Nam vẫn chỉ đứng trên Lào
và Campuchia). Sự thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt
Nam đã được đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền
của đất nước
Trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt
ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng
kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Một bộ
phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu
hoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ. Sức ép toàn
diện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp
là nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự
hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính
sách… Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó
lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với
bản thân sự phát triển của đất nước.
Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư khi
hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh
tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư… chủ yếu do các nước phát triển áp đặt;
phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các
nước phát triển hàng đầu.
Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính,
tiền tệ và thương mại quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại
của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO… Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh
tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như
điều kiện tiên quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế
thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn
thuộc về tuyệt đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém
Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn
bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước
ngoài. Mặt khác, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong quá trình hội
nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và luật
pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên không nắm
bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát triển, không tăng
được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách
thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục
Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, bình ổn chính trị và chủ quyền quốc gia
Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị các giá
trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các giá trị
văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Chưa bao
giờ văn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên
toàn cầu hoá hiện nay: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo
văn hoá rất nghiêm trọng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn.
Vấn đề gắn an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở
thành nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách hiện nay của nước ta. Hội nhập quốc tế
trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến
động trên thị trường, cũng như tình hình chính chính trị khu vực và thế giới sẽ tác
động mạnh đến thị trường và đời sống chính trị trong nước.
Trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối diện trước
thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước… Đã xuất hiện
những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc
gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia… Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời
cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh
vực.
Hiện nay, để đất nước phát triển, tất yếu cần tăng cường hội nhập quốc tế. Thế nhưng,
bất cứ một nguồn vốn viện trợ nào, dù ODA hay FDI, cũng sẽ kèm theo những điều
kiện. Giữ vững chủ quyền quốc gia chính là việc biết chấp nhận những điều kiện đó,
song cũng phải biết cách hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của chúng.
2.4. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn Tiểu luận hội nhập quốc tế của Việt
Nam
Thành tựu
– Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức kinh tế,
thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương
(ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…). Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập
Tổ chức này;
– Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189
quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230
thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song
phương và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ
chức quốc tế…
– Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng hơn 18 lần, đứng
thứ 44 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực châu Á (Asia Power
Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của
Ô-xtrây-li-a công bố vào ngày 19-10-2020, Việt Nam vượt Niu Di-lân, xếp thứ 12 về
sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá;
– Về xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ. Phát triển xuất
khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối
với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng
cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Các định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
– Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 08, xây dựng kế hoạch thực hiện tiếp;
– Thường xuyên cải thiện moi trường đầu tư kinh doanh trong nước;
– Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các liên kết kinh tế, các FTA mới, các
cơ chế hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
– Xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách tự vệ, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của nhà nước và cá nhân.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Tiểu luận hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm tới ngày một sâu rộng
hơn, không chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức,
khó khăn. Để hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả
hơn cần:
– Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất nước,
phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các doanh nghiệp.
Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất là cần xây dựng
các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
– Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và mục
tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
– Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia
nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Cần chủ động xem xét xây dựng, điều chỉnh
khuôn khổ pháp lý trong nước để vừa phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, vừa hỗ
trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại;
– Cần chú trọng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập cũng như
nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực triển khai bao gồm cả quản trị;
– Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn với đổi mới kinh tế – xã hội trong nước để
nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển
chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng;– Hội nhập kinh tế
quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác,
nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính và quan trọng
nhất của Hội nhập quốc tế;
– Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ,
chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái…; Hội nhập
kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
| 1/8

Preview text:

lOMoARcPSD|25518217
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh
tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không
gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc
tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng
và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với
lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải
quyết những vấn đề chủ yếu:
Đàm phán cắt giảm thuế quan;
Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;
Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;
Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;
Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;
Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…có tính chất toàn cầu.
Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
Hợp tác kinh tế song phương

Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định
kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận
thương mại tự do (FTAs) song phương…Loại hình hội nhập này thường hình thành
rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự
thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đại hội được ví là “Đại hội của sự
đổi mới”. Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Tính đến hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước có 30 đối tác
chiến lược, 13 đối tác toàn diện, ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực
(trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm
phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy
mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hội nhập kinh tế khu vực
Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển
cho đến ngày nay. Hội nhập kinh tế khu vực phân thành các cấp độ từ thấp đến cao:
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM),
Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;
Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình;
Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định
hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
– Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc
gia và nền kinh tế thế giới.
– Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư
giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng
đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn.
– Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa yêu cầu và gây sức ép đối với các quốc gia trong
công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế.
– Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở
trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
– Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm
quản lý giữa các quốc gia.
Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế
– Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao động quốc tế;
– Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản
đã thỏa thuận trong hiệp định;
– Là sự phối hợp mang tính chất quốc gia giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền;
– Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại;
– Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa góp phần
giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217 Mục tiêu:
Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội,
nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm
vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đả m phát triển nhanh và bền
vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quan điểm chỉ đạo:
– Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia – dân tộc là
định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo các bài
học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính
độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
– Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh
vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là
sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi
đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, nâng cao
trình độ phát triển của nền kinh tế
Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về Tiểu luận hội nhập quốc tế
Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Cũng
chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình
thành. Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời
đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “một đặc điểm nổi bật
của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành
bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa
các lực lượng sản xuất”.
Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định,
đó là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi
sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu
hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”.
Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập
trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.
Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn
“Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế”. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban
hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên
một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã
có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ
Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế”. Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày
10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”.
Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế”
cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình
phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị
quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế Tích cực Tiêu cực
• Nhập khẩu tăng mạnh;
• Thúc đẩy xuất khẩu;
• Chịu sức ép cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp
• Thu hút đầu tư nước ngoài;
nước ngoài, dẫn đến nhiều ngành trong nước bị
• Tăng trưởng kinh tế, việc làm;
ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường
• Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội;
(sắt thép, dầu thực vật, các mặt hàng nông sản,
• Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng, các ngành dịch vụ… minh bạch hơn;
• Không gian điều chỉnh chính sách bị
• Tái cấu trúc nền kinh tế; thu hẹp;
• Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới; • Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm;
• Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc • Nông dân bị tổn thương từ những cam kết mở
tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt;
cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp;
• Tăng thu nhập bình quân đầu người.
• Tăng khoảng cách giàu nghèo; • Ô nhiễm môi trường.
Những thách thức Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ một nước đang phát triển có
trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp
và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và
của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế,
thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh
cả ở trong nước cả trên trường quốc tế ở 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
– Sản phẩm: cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn cả trong và ngoài nước với nhiều đối
thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn.
– Doanh nghiệp: đối mặt với nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp
luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng.
– Quốc gia: Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh
tế Thế giới (WEF), GCI 4.0 năm 2019 xếp hạng Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia
trên thế giới, và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN (Việt Nam vẫn chỉ đứng trên Lào
và Campuchia). Sự thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt
Nam đã được đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước
Trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt
ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng
kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Một bộ
phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu
hoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ. Sức ép toàn
diện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp
là nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự
hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính
sách… Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó
lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với
bản thân sự phát triển của đất nước.
Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh
tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư… chủ yếu do các nước phát triển áp đặt;
phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các
nước phát triển hàng đầu.
Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính,
tiền tệ và thương mại quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại
của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO… Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh
tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như
điều kiện tiên quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế
thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn
thuộc về tuyệt đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém
Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn
bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước
ngoài. Mặt khác, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong quá trình hội
nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và luật
pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên không nắm
bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát triển, không tăng
được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách
thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục
Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, bình ổn chính trị và chủ quyền quốc gia
Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị các giá
trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các giá trị
văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Chưa bao
giờ văn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên
toàn cầu hoá hiện nay: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo
văn hoá rất nghiêm trọng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn.
Vấn đề gắn an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở
thành nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách hiện nay của nước ta. Hội nhập quốc tế
trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến
động trên thị trường, cũng như tình hình chính chính trị khu vực và thế giới sẽ tác
động mạnh đến thị trường và đời sống chính trị trong nước.
Trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối diện trước
thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước… Đã xuất hiện
những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc
gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia… Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời
cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, để đất nước phát triển, tất yếu cần tăng cường hội nhập quốc tế. Thế nhưng,
bất cứ một nguồn vốn viện trợ nào, dù ODA hay FDI, cũng sẽ kèm theo những điều
kiện. Giữ vững chủ quyền quốc gia chính là việc biết chấp nhận những điều kiện đó,
song cũng phải biết cách hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của chúng.
2.4. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn Tiểu luận hội nhập quốc tế của Việt Nam Thành tựu
– Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức kinh tế,
thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương
(ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…). Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này;
– Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189
quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230
thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song
phương và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế…
– Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng hơn 18 lần, đứng
thứ 44 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực châu Á (Asia Power
Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của
Ô-xtrây-li-a công bố vào ngày 19-10-2020, Việt Nam vượt Niu Di-lân, xếp thứ 12 về
sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá;
– Về xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ. Phát triển xuất
khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối
với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng
cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Các định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
– Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 08, xây dựng kế hoạch thực hiện tiếp;
– Thường xuyên cải thiện moi trường đầu tư kinh doanh trong nước;
– Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các liên kết kinh tế, các FTA mới, các
cơ chế hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
– Xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách tự vệ, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của nhà nước và cá nhân.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Tiểu luận hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm tới ngày một sâu rộng
hơn, không chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức,
khó khăn. Để hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn cần:
– Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất nước,
phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các doanh nghiệp.
Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất là cần xây dựng
các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
– Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và mục
tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
– Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia
nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Cần chủ động xem xét xây dựng, điều chỉnh
khuôn khổ pháp lý trong nước để vừa phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, vừa hỗ
trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại;
– Cần chú trọng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập cũng như
nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực triển khai bao gồm cả quản trị;
– Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn với đổi mới kinh tế – xã hội trong nước để
nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển
chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng;– Hội nhập kinh tế
quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác,
nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính và quan trọng
nhất của Hội nhập quốc tế;
– Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ,
chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái…; Hội nhập
kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)