-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận kết thúc học phần - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tiểu luận kết thúc học phần - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tiểu luận kết thúc học phần - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tiểu luận kết thúc học phần - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ****** Số phách
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG – MỘT SỐ
BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Học phần: Luật Dân sự 2
Giảng viên phụ trách: TS. Hồ Thị Vân Anh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI THỊ CẨM LINH MÃ SINH VIÊN: 20A5020254
LỚP CHUYÊN NGÀNH: K44B Luật Kinh tế THỪA THIÊN HUẾ, 2022 ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ****** Số phách
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG – MỘT SỐ
BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Học phần: Luật Dân sự 2 Điếm số Điểm chữ Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý 4 Ý 5 TỔNG Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên) THỪA THIÊN HUẾ, 2022 MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ GIAO THÔNG............................................ 3
1.1 Khái niệm tai nạn giao thông ................................................................................. 3
1.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông ............................................................................. 3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN .............. 5
GIAO THÔNG ............................................................................................................ 5
2.1 Phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông ........................................................................................................ 5
2.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ........................................................................ 5
2.1.2 Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại .................................................................... 6
2.1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại .......................................................................... 7
2.1.4 Quy định về mức độ bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ............... 8
2.2 Đánh giá quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông ............................................................................................................. 9
2.2.1 Về mặt tích cực ................................................................................................... 9
2.2.2 Về mặt tiêu cực ................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3.NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ...................... 11
3.1 Những bất cập về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
.................................................................................................................................. 11
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông ........................................ 11
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 14 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn luôn tiềm ẩn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thường ngày. Ở nước ta,
giao thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an
ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn do giao thông mang
lại trong quá trình sử dụng các phương tiện giao thông đã có không ít vụ tai nạn xảy ra.
Tai nạn xảy ra trong quá trình hoạt động giao thông hiện nay được coi là một vấn nạn
vì liên tục xảy ra và con số người bị tử nạn do tai nạn giao thông gây ra còn nhiều hơn
so với dịch bệnh, đại dịch bệnh. Ngoài ra, tai nạn giao thông còn gây nên những thiệt
hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của con người ,gây tâm lý lo lắng cho người
dân, mang đến tổn thất nặng nề vật chất cho toàn xã hội nói chung. Mỗi năm, trên thế
giới có khoảng 1,25 triệu người chết và 50 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông,
thiệt hại về kinh tế khoảng 500 tỷ USD. Tại Việt Nam trong những năm qua, tai nạn
giao thông đã luôn được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người
bị thương. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hơn 8.000 người bị tai nạn giao thông cướp đi
mạng sống cùng với gần 20.000 người bị thương tật suốt đời (Báo cáo của Ủy ban An
toàn giao thông Quốc gia). Vì vậy, công cuộc phòng chống tai nạn giao thông là nhiệm
vụ cấp bách, thiết thực thuộc chương trình hành động quốc gia. Quy định của pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tương đối cụ thể và đầy đủ. Tuy nhiên, việc áp
dụng quy định của pháp luật để giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông trong thực tế còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Chẳng hạn, thế nào là tai
nạn, áp dụng loại trách nhiệm nào để giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong từng vụ
tai nạn giao thông cụ thể, ai là người phải bồi thường thiệt hại... là những vấn đề còn
nhiều tranh cãi. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ
được đặt ra khi có đủ bốn điều kiện: Có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất và thiệt hại
do tổn thất về tinh thần); hành vi gây ra thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý
của người gây thiệt hại.
Chính vì những vấn đề trên, nhận thức được điều đó, cũng như tầm quan trọng của
việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông, tôi đã lựa chọn
“Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông - Một số
bất cập và giải pháp hoàn thiện” để làm đề tài tiểu luận thi kết thúc học phần của mình. 2 CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ GIAO THÔNG
1.1 Khái niệm tai nạn giao thông
Nghiên cứu khái niệm “Tai nạn giao thông” không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu
học thuật mà còn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP,
ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia. Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 - Trật tự, an toàn xã hội và tư
pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, quy định: “Tai nạn giao thông là
sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng
tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên
dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an
toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh,
đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì Bộ Y tế cũng xây dựng khái
niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài
ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động
trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng
do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất
không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”.
1.2 Nguyên nhân tai nạn giao thông
Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chúng ta không thể không
kể đến nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng
kém chất lượng xuống cấp cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông
gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp trầm trọng
làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn 3
khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ngoài gia, hiện nay việc bố trí hệ thống
biển báo giao thông không phù hợp cùng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia giao
thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên
nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay các vụ tai nạn giao thông liên
quan đến chất lượng phương tiện giao thông ngày càng phổ biến.
Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người
là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên phổ biến và
nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông không có đầy
đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý do khách quan thì
nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện,
người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt.
Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải
còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm
vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý.
Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt… 4 CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
2.1 Phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông
Mức độ sử dụng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều, đối
tượng sử dụng phương tiện cũng rất đa dạng, tình trạng trong lúc lái xe cũng không đồng
nhất. Chính vì những yếu tố này mà có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, trước mắt
là gây tổn hại đến bên bị hại sau đó là ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người lái xe.
Trong trường hợp đó thì bên gây tai nạn phải chịu trách nhiệm như thế nào, mức bồi thường ra sao?
2.1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Liên quan đến bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông, trước hết cần
phải xác định lỗi của các bên để xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai.
Nếu tai nạn giao thông xảy ra do lỗi của bên bị thiệt hại: theo Điều 584 Bộ luật
Dân sự 2015 thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp thiệt hại phát sinh là hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Trường hợp lỗi thuộc về bên gây tai nạn thì đương nhiên bên gây tai nạn phải có
trách nhiệm bồi thường.
Ngoài ra, theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy
ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả
kháng và tình thế cấp thiết.
Nếu tai nạn giao thông xảy ra do lỗi của hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế và
căn cứ vào các quy định chung nhất của pháp luật mà cơ quan công an sẽ đổi trừ và hoà
giải cho hai bên sao cho hợp lý nhất. Sau đó cơ quan công an sẽ xử lí hành vi vi phạm 5
của từng bên. Thông thường lỗi hỗn hợp thì hai bên nên tự thoả thuận giải quyết là tốt nhất.
2.1.2 Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại
Không phải trong tất cả các trường hợp có thiệt hại gây ra thì người gây thiệt hại
đều phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Theo quy định pháp luật, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được căn cứ dựa trên các yếu tố sau:
Người nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự uy tín, nhân phẩm, tài sản
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Trường hợp người gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì
không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bản chất của bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông là bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Việc thực hiện bồi thường được dựa trên nguyên tắc sau:
Căn cứ vào thiệt hại thực tế khi xảy ra tai nạn: Mức thiệt hại thực tế được xác định
là tình trạng của nạn nhân và tài sản tại thời điểm tai nạn xảy ra. Điều này để đảm bảo
quyền lợi cho cả người bị tai nạn và người gây ra tai nạn về việc bồi thường, tránh trường
hợp phía nạn nhân yêu cầu những khoản bồi thường không đúng, không phải trách nhiệm
của bên gây tai nạn và ngược lại bên gây tai nạn sẽ không chốn tránh được trách nhiệm
bồi thường của mình. Việc bồi thường này phải được bồi thường một cách kịp thời,
nhanh chóng và toàn bộ thiệt hại gây ra. Mức bồi thường sẽ do các bên thoải thuận với
nhau. Nếu mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì bên kia có quyền yêu cầu tòa
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra mức phạt bồi thường khác.
Căn cứ vào khả năng bồi thường của bên gây tai nạn: Nếu điều kiện kinh tế, khả
năng bồi thường thiệt hại của bên gây tai nạn bị hạn chế, không có đủ để bồi thường thì
họ sẽ được giảm mức bồi thường nếu lỗi đó là vô ý và thiệt hại gây ra vượt quá khả năng kinh tế. 6
Căn cứ vào lỗi: Trường hợp, người gây thiệt hại không có lỗi thì không phải bồi
thường. Nếu lỗi đó là do bên bị thiệt hại gây ra thì họ không được yêu cầu bồi thường
phần lỗi do mình gây ra, tòa án sẽ xem xét lỗi của bên gây thiệt hại để ra mức phạt bồi thường.
Nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
cho chính mình thì bên có quyền lợi liên quan không có quyền yêu cầu bồi thường
Mặt khác, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 có nêu trường hợp bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Phương tiện giao thông đường bộ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ bởi khi lưu
thông trên đường và xảy ra va chạm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau mặc dù người
sử dụng phương tiện đã sử dụng các biện pháp bảo hộ. Bản chất phương tiện giao thông
khi đang hoạt động là sự vận hành của một bộ máy, tính vật lý rất cao, sự nóng lên của
hệ thống động cơ khi có va chạm xảy ra rất dễ phát nổ gây ảnh hưởng lớn đến người
điều khiển xe và môi trường xung quanh. Mặt khác, hầu hết các phương tiện giao thông
đều có trọng tải lớn, khi xảy ra tai nạn sẽ trở thành vật nguy hiểm trực tiếp đến người tham gia giao thông.
Nếu người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải có
trách nhiệm bồi thường cho bên bị hại. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Khi người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà lỗi hoàn toàn do bên
bị thiệt hại thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không có trách nhiệm phải bồi thường.
2.1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện
một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. 7
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
2.1.4 Quy định về mức độ bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông
Trong mỗi vụ tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ khác nhau, đồng nghĩa với việc trách
nhiệm bồi thường cũng sẽ khác nhau. Theo đó, bồi thường thiệt hại được chia thành thiệt
hại liên quan đến tài sản thường là phương tiện giao thông và thiệt hại liên quan đến tính
mạng, sức khoẻ. Tại mục 2 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc xác định thiệt hại
và mức độ bồi thường tương xứng với mỗi thiệt hại .
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Căn cứ pháp lý tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc
bị hư hỏng: Khi xảy ra tai nạn mà bên bị thiệt hại có mang theo hoặc đang sử dụng tài
sản hữu hình mà bị hư hỏng hoặc bị mất thì bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại dựa trên giá trị thật của tài sản.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút: Thời điểm
xảy ra tai nạn nếu tài sản của người bị thiệt hại bị mất hoặc hư hỏng mà ảnh hưởng đến
công dụng của tài sản đó thì phía người gây thiệt hại phải bồi thường có giá trị do tài sản đó mang lại.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Để khắc phục hư hỏng
của tài sản do tai nạn gây ra thì bên gây thiệt hại phải tri trả chi phí đó.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Căn cứ pháp lý tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 Bên có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phải chịu tất cả chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ 8
và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả của mình gây ra.
Sau khi kết thúc thời gian chữa trị, ổn định sức khỏe mà thu nhập thực tế của người
bị thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút phải được bồi thường. Trường hợp tại thời điểm bị
tai nạn người bị thiệt hại vẫn còn khả năng lao động và tạo ra nguồn thu nhập cho gia
đình thì sau khi chữa trị do tai nạn thì người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường
về khoản thu nhập đó. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và
không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
Sau khi chữa trị tại bệnh viện thì người bị hại cần một khoảng thời gian để tĩnh
dưỡng và phục hồi ở nhà. Trường hợp này yêu cầu có người chăm sóc, nếu người chăm
sóc đang đi làm và tạo ra thu nhập thì phía người gây thiệt hại cũng phải chi trả khoản
thu nhập thực tế của người này.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, bên gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền không quá 50 lần mức
lương cơ ở do nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
Căn cứ pháp lý tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 Ngoài các mức bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm thì người gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi
thường các khoản chi phí sau:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng: quan tài, dịch vụ mai táng, đồ dùng vật dụng
phục vụ cho việc mai táng.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi
còn sống người bị thiệt hại có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc ai thì lúc người này
mất phía người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ này thay người đó hoặc chi trả một
khoản tiền trợ cấp đối với trẻ em thì đến đủ 18 tuổi, đối với cha mẹ thì trợ cấp đến khi người đó mất.
2.2 Đánh giá quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn giao thông
2.2.1 Về mặt tích cực 9
Trong Bộ luật Dân sự không quy định mức bồi thường cụ thể cho từng trường hợp
mà chỉ có tính định hướng cách giải quyết chung thông qua việc liệt kê ra các khoản
thiệt hại vì việc xảy ra tai nạn trong mỗi trường hợp là khác nhau, thương tích, lỗi, các
yếu tố có trong tai nạn cũng không giống nhau. Điều này giúp cho cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giữa
các bên được linh hoạt, dễ dàng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như khi
các bên tự thoả thuận với nhau.
2.2.2 Về mặt tiêu cực
Công tác quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót khuyết điểm.
Các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao
thông chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và thực tiễn đặt ra trong công tác
quản lý. Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng
được yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật của người tham gia giao thông. 10 CHƯƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
3.1 Những bất cập về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
Xác định các khoản chi phí hợp lý do tính mạng, sức khoẻ, tài sản bị xâm phạm là
hết sức khó khăn. Khi Bộ Luật Dân sự nước ta quy định còn quá chung chung, trong khi
đó chưa có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền.
Người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia
giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng
vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều
xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhan, đèn hiệu, còi,… Nhất là
tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng
đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn.
Trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đang tồn tại, nảy sinh nhiều vấn
đề bất cập đòi hỏi phải hoàn thiện hệ t ố
h ng pháp luật, tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này nhất là kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người tham gia giao thông còn rất kém,
tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông,
ùn tắc giao thông diễn biến hết sức phức tạp.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
Cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các dung định của Bộ Luật Dân sự về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt là các cơ sở pháp lý để xác định thiệt
hại do tính mạng bị xâm phạm, sức khoẻ bị xâm phạm, tài sản bị xâm phạm.
Cần quy định rõ chi phí hợp lý trong mai táng. 11
Pháp luật cần quy định cụ thể chặt chẽ để người gây ra tai nạn phải có khả năng
bồi thường được cho nạn nhân. Buộc chủ phương tiện giao thông cơ giới phải ký quỹ
để đảm bảo cho việc bồi thường khi có tai nạn xảy ra. Mục đích là nhằm bù đắp tổn thất
về vật chất và tinh thần cho nạn nhân, tinh thần của họ.
Cần ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông bảo đảm sự thống nhất về việc bồi thường thiệt hại.
Cần phải xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Cần tăng cường hơn nữa việc quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ trong cơ quan tố tụng
có đức, có tài. Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, cán bộ cần
có khả năng sử dụng được tiếng nói của các dân tộc thiểu số. Để đảm bảo trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được khách quan, đúng người đúng tội, nhằm hạn
chế thấp nhất những oan, sai trong quá trình tố tụng.
Tiếp tục giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau,
thiết thực, hiệu quả. Để từng bước nâng cao nhận thức của người dân, nhất là kiến thức
pháp luật cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Nhà nước cần có cơ chế để người dân, đặc
biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách tiếp cận được với dịch
vụ pháp lý của Nhà nước. Để quyền, lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo theo
đúng quy định của pháp luật khi gặp thiệt hại xảy ra.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông. Xây dựng
chiến lược phát triển giao thông gắn với xây dựng chiến lược bảo đảm an toàn giao thông.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về
trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm và đúng pháp luật các vụ tai nạn. 12
PHẦN KẾT LUẬN
Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Mặc dù là điều không ai muốn,
nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ, cướp đi sức khoẻ, mạng sống
của nhiều người. Mỗi ngày trôi qua, có những người mãi mãi ra đi hay bị tàn tật, sống
đời thực vật chỉ vì tai nạn giao thông. Tiếng con khóc cha, vợ khóc chồng và người đầu
bạc tiễn người đầu xanh không khỏi khiến ai cũng thấy xót lòng. Cứ như vậy, nỗi đau
mang tên tai nạn giao thông cứ âm ỉ kéo dài trở thành nỗi ám ảnh của những người tham
gia giao thông. Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng
một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong
điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra
một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây
ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân
phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng. Thêm vào
đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với
một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người
tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức
trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được
đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn
của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay
chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Khi tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
3. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP 4. Bộ Y tế 14