Tiểu luận kết thúc học phần | Môn kinh tế chính trị Mác - Lênin

Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước,tận dụng các lợi thế kinh tế trong phân công lao động quốc tế, phụng vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 11.2% so với năm trước đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46831624
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Giảng viên: Vũ Anh Tuấn
Mã lớp học phần: 22D1POL51002459
Sinh viên: Phạm Tô Minh V
Số thứ tự: 49
Mã số sinh viên: 31211022666
Khóa – Lớp: Khóa 47 – AUC02
Câu 1: Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan ?
- Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời và phát triển
của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng thị trường quốc gia và hình thành thị
trường quốc tế và khu vực thống nhất. Đây là động lực chính thúc đẩy Việt Nam phát
triển, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thậm chí là toàn bộ quá trình hội
nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc
lOMoARcPSD| 46831624
gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế của thế giới dựa trên sự
chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan vì:
Thứ nhất, do sự phát triển của phân công lao động quốc tế:
- Phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế
quốc tế. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền
kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế là: sự khác biệt
giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
khoa học – kỹ thuật và công nghệ,…
- Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước
ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vừa lệ thuộc,
vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế tr
thành xu thế chung của thế giới.
Thứ hai, do hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn
cầu hóa kinh tế:
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... Toàn cầu hóa diễn ra trên
nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v.. trong đó, toàn cầu hóa kinh
tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng vừa là động lực thúc
đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.
- Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách
rời nền kinh tế toàn cầu. Do đó, trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không HNKTQT, các
nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, sẽ
không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày
càng nhiều.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các nước, nhất là các
nước đang phát triển như Việt Nam:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các
nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa mà còn tăng
tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế
trong cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều
cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư. -
Hội nhập cũng dẫn đến nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển như: gia
tăng sự phụ thuộc vào nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch
thương mại, tiếp nhận công nghệ cũ… vì vậy, các nước đang phát triển cần phải có
lOMoARcPSD| 46831624
chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy)
hãy nêu thực trạng về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến phát triển của
Việt Nam thời gian qua.
Về tác động tích cực:
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản
xuất trong nước,tận dụng các lợi thế kinh tế trong phân công lao động quốc tế, phụng
vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Trong năm 2018, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 11.2% so với năm
trước đó. Đặc biệt, khi xuất khẩu sang thị trường các nước có hiệp định thương mại tự
do (FTA), tỷ lệ tận dụng được các ưu đãi từ thị tường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%
tăng mạnh hơn so với con số 35% từ năm trước
- Kết quả cho thấy, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ
USD), thì tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng
3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ
USD). Đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập đạt 480,17 tỷ USD lập kỉ lục về kim
ngạch xuất nhập khẩu. Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6,8
tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dự năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ
USD, nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (Theo vneconomy.vn)
- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc
gia, tăngcơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín
dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi quan hệ sản xuất. sau hơn 30 năm hút vốn trực
tiếp từ nước ngoài (FDI) hiện cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với 26.000
dự án còn hiệu lực. Các khu vực FDI đã góp phần tăng thu ngân sách và tạo việc làm
cho người dân, đến nay các khu vực FDI chiếm 25 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên
70% kim ngạch trên cả nước.
- Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thu hưởng từ các hàng hóa,
dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh. Tạo tiền đề
cho sự hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những
giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàm thêm văn hóa dân tộc
- Tạo điều kiện cho cái cách chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp
quyền xãhội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế,
mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những
vẫn đề môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế,
Về tác động tiêu cực:
lOMoARcPSD| 46831624
- Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều
hậu quả bất lợi về kinh tế và xã hội. Thống kê cho thấy số doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với giai đoạn
2016 - 2021, thì tỷ lệ này cơ bản không có sự thay đổi lớn (tỷ lệ tăng trung bình giai
đoạn 2016 - 2021 là 24,1%). Trong 6 tháng đầu năm nay, có 70.209 doanh nghiệp rút
lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, số lượng doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm là 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so
với cùng kỳ năm 2020. Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm
2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020.
- Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh
tế dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế thế giới. Chúng ta có
thể thấy rõ hiện nay, cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, đã khiến cho giá
xăng dầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tăng mạnh chưa từng có, giá
xăng dầu các loại đến kỳ điều hành ngày 11-3-2022 so với kỳ điều hành ngày 11-1-
2022 tăng từ 4.625 - 7.030 đồng/lít/kg (tùy loại xăng dầu), tương đương tăng từ
24,91% - 39,56%, điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế đất nước.
- Phân phối không công bằng lợi ích, có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu
nghèo và bất bình đẳng xã hội. Tạo ra một số thách thức với quyền lực nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn
định trật tự, an toàn xã hội.
- Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp. Tình trạng vượt biên trái phép hiện
nay ngày càng tăng, và đáng báo động. Và mới đây dịch bệnh covid – 19, khởi đầu từ
Vũ Hán, Trung Quốc đã lây lan sang Việt Nam, gây tổn thất rất lớn về cả nguồn nhân
lực và nền kinh tế nước ta. Thống kê từ Bộ Y Tế cho thấy rằng, tính đến nay nước ta
đã có tới 42,924 ca tử vong do Covid – 19.
Câu 3: Từ thực trạng trên hãy tìm đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia
tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Liên tục đẩy mạnh và củng cố quan hệ với các đối tác nước ngoài
- Trau dồi và củng cố quan hệ với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược như
các đốitác song phương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc,
Ý, Đan Mạch; và đối tác là các tổ chức đa phương: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhằm thu hút vốn đầu tư, thực hiện
các dự án và các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước…
Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
lOMoARcPSD| 46831624
- Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thị trường trong nước, đa dạng hóa
thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự
do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập khẩu cả về quy mô và tỷ
trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, nhằm đúc rút cả những bài học thành công và
thất bại của họ để tránh đi vào những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu hậu
quả.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
- Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối phát triển chung và đường lối kinh tế
của đất nước phù hợp với từng giai đoạn. Đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế đối ngoại và
cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với xu hướng của thế giới và đáp ứng
yêu cầu, lợi ích cho sự phát triển của đất nước ta.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách đổi mới, hoàn thiện
thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển các ngành kinh tế. Kết hợp
chặt chẽ phát triển nền kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội
nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin dành cho bậc đại học - không chuyên
ngành lý luận chính trị, PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà
Nội, 2019.
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác Lênin được biên soạn
từ khoa lý luận chính trị, đại học UEH.
3. ThS. Đỗ Ngọc Trâm: “ Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
kinh tế thương mại Việt Nam” (tạp chí Công Thương 30/7/2019)
4. “ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế
giới mới” (tạp chí khoa học xã hội Việt Nam số 7 – năm 2019).
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46831624 ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác-Lênin Giảng viên: Vũ Anh Tuấn
Mã lớp học phần: 22D1POL51002459
Sinh viên: Phạm Tô Minh Vỹ Số thứ tự: 49
Mã số sinh viên: 31211022666
Khóa – Lớp: Khóa 47 – AUC02
Câu 1: Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan ? -
Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời và phát triển
của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng thị trường quốc gia và hình thành thị
trường quốc tế và khu vực thống nhất. Đây là động lực chính thúc đẩy Việt Nam phát
triển, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thậm chí là toàn bộ quá trình hội
nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc lOMoAR cPSD| 46831624
gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế của thế giới dựa trên sự
chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan vì:
• Thứ nhất, do sự phát triển của phân công lao động quốc tế: -
Phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế
quốc tế. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền
kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế là: sự khác biệt
giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
khoa học – kỹ thuật và công nghệ,… -
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước
ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vừa lệ thuộc,
vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành xu thế chung của thế giới.
• Thứ hai, do hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế: -
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... Toàn cầu hóa diễn ra trên
nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v.. trong đó, toàn cầu hóa kinh
tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng vừa là động lực thúc
đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. -
Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách
rời nền kinh tế toàn cầu. Do đó, trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không HNKTQT, các
nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, sẽ
không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều.
• Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các nước, nhất là các
nước đang phát triển như Việt Nam: -
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các
nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. -
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa mà còn tăng
tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế
trong cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều
cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư. -
Hội nhập cũng dẫn đến nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển như: gia
tăng sự phụ thuộc vào nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch –
thương mại, tiếp nhận công nghệ cũ… vì vậy, các nước đang phát triển cần phải có lOMoAR cPSD| 46831624
chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy)
hãy nêu thực trạng về tác động của hội nhâp kinh tế quốc tế đến phát triển của
Việt Nam thời gian qua.

• Về tác động tích cực: -
Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản
xuất trong nước,tận dụng các lợi thế kinh tế trong phân công lao động quốc tế, phụng
vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Trong năm 2018, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 11.2% so với năm
trước đó. Đặc biệt, khi xuất khẩu sang thị trường các nước có hiệp định thương mại tự
do (FTA), tỷ lệ tận dụng được các ưu đãi từ thị tường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%
tăng mạnh hơn so với con số 35% từ năm trước -
Kết quả cho thấy, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ
USD), thì tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng
3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ
USD). Đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập đạt 480,17 tỷ USD lập kỉ lục về kim
ngạch xuất nhập khẩu. Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6,8
tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dự năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ
USD, nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (Theo vneconomy.vn) -
Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc
gia, tăngcơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín
dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi quan hệ sản xuất. sau hơn 30 năm hút vốn trực
tiếp từ nước ngoài (FDI) hiện cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với 26.000
dự án còn hiệu lực. Các khu vực FDI đã góp phần tăng thu ngân sách và tạo việc làm
cho người dân, đến nay các khu vực FDI chiếm 25 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên
70% kim ngạch trên cả nước. -
Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thu hưởng từ các hàng hóa,
dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh. Tạo tiền đề
cho sự hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những
giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàm thêm văn hóa dân tộc -
Tạo điều kiện cho cái cách chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp
quyền xãhội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh. -
Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế,
mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những
vẫn đề môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế,…
Về tác động tiêu cực: lOMoAR cPSD| 46831624 -
Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều
hậu quả bất lợi về kinh tế và xã hội. Thống kê cho thấy số doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh, giải thể vẫn có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với giai đoạn
2016 - 2021, thì tỷ lệ này cơ bản không có sự thay đổi lớn (tỷ lệ tăng trung bình giai
đoạn 2016 - 2021 là 24,1%). Trong 6 tháng đầu năm nay, có 70.209 doanh nghiệp rút
lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, số lượng doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm là 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so
với cùng kỳ năm 2020. Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm
2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020. -
Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh
tế dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế thế giới. Chúng ta có
thể thấy rõ hiện nay, cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, đã khiến cho giá
xăng dầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tăng mạnh chưa từng có, giá
xăng dầu các loại đến kỳ điều hành ngày 11-3-2022 so với kỳ điều hành ngày 11-1-
2022 tăng từ 4.625 - 7.030 đồng/lít/kg (tùy loại xăng dầu), tương đương tăng từ
24,91% - 39,56%, điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế đất nước. -
Phân phối không công bằng lợi ích, có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu –
nghèo và bất bình đẳng xã hội. Tạo ra một số thách thức với quyền lực nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn
định trật tự, an toàn xã hội. -
Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp. Tình trạng vượt biên trái phép hiện
nay ngày càng tăng, và đáng báo động. Và mới đây dịch bệnh covid – 19, khởi đầu từ
Vũ Hán, Trung Quốc đã lây lan sang Việt Nam, gây tổn thất rất lớn về cả nguồn nhân
lực và nền kinh tế nước ta. Thống kê từ Bộ Y Tế cho thấy rằng, tính đến nay nước ta
đã có tới 42,924 ca tử vong do Covid – 19.
Câu 3: Từ thực trạng trên hãy tìm đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia
tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

• Liên tục đẩy mạnh và củng cố quan hệ với các đối tác nước ngoài -
Trau dồi và củng cố quan hệ với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược như
các đốitác song phương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc,
Ý, Đan Mạch; và đối tác là các tổ chức đa phương: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhằm thu hút vốn đầu tư, thực hiện
các dự án và các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước…
• Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp lOMoAR cPSD| 46831624 -
Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thị trường trong nước, đa dạng hóa
thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự
do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập khẩu cả về quy mô và tỷ
trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, nhằm đúc rút cả những bài học thành công và
thất bại của họ để tránh đi vào những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu hậu quả.
• Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam -
Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối phát triển chung và đường lối kinh tế
của đất nước phù hợp với từng giai đoạn. Đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế đối ngoại và
cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với xu hướng của thế giới và đáp ứng
yêu cầu, lợi ích cho sự phát triển của đất nước ta. -
Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách đổi mới, hoàn thiện
thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển các ngành kinh tế. Kết hợp
chặt chẽ phát triển nền kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin dành cho bậc đại học - không chuyên
ngành lý luận chính trị, PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2019.
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin được biên soạn
từ khoa lý luận chính trị, đại học UEH.
3. ThS. Đỗ Ngọc Trâm: “ Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
kinh tế thương mại Việt Nam” (tạp chí Công Thương 30/7/2019)
4. “ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế
giới mới” (tạp chí khoa học xã hội Việt Nam số 7 – năm 2019).