-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận kết thúc học phần - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư
Tiểu luận kết thúc học phần - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (KD011) 18 tài liệu
Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Tiểu luận kết thúc học phần - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư
Tiểu luận kết thúc học phần - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (KD011) 18 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Lư
Preview text:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP. H C
M KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GÓP Ý CHO CÔNG TÁC QUYẾT
ĐỊNH VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY COCA-COLA.
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thanh Hải
Sinh viên thực hiện: Trương Ngọc Trâm Anh MSSV: 2119120142 Lớp: CCQ1912E TP. Hồ Chí Minh, 2021 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu............................................................................1
2. Mục đích nghiện cứu........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
5. Kết cấu của tiểu luận........................................................................................2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................2
1.1. Khái niệm bao bì sản phẩm...........................................................................2
1.2. Vai trò của bao bì sản phẩm..........................................................................2
1.3. Công tác quyết định về bao bì sản phẩm.......................................................4
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GÓP Ý CHO CÔNG TÁC
QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY COCA-COLA..........5
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Coca- cola...................................................5
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Coca-cola........................................................5
2.1.2 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty Coca-cola..........................................8
2.2. Đánh giá thực trạng và các góp ý cho công tác quyết định về bao bì sản phẩm
tại Công ty Coca-cola...........................................................................................9
2.2.1. Phân tích thực trạng công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại Công ty
Coca-cola.............................................................................................................9
2.2.2. Nhận xét thực trạng và các góp ý cho công tác quyết định về bao bì sản
phẩm tại Công ty coca-cola..................................................................................11
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN..................................................................................12
3.1. Tóm tắt nội dung...........................................................................................12
3.2. Ý kiến đóng góp............................................................................................12
TÀI LIỆU KHAM KHẢO....................................................................................14 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Bao bì đóng vai trò rất quan trọng đối với các loại thực phầm trong việc bảo
đảm về chất lượng và số lượng cũng như thuận tiện trong việc phân phối, lưu kho,
quản lý và tiêu dùng. Tuy nhiên quan trong hơn cả là bao bì mang thông tin, giới
thiệu sản phẩm và thu hút người tiêu dùng. Do đó, bao bì luôn là một yếu tố chiến
lược cho việc marketing sản phẩm.
Trước đây bao bì chủ yếu dùng để chứa đựng, bảo vệ sản phẩm nên không
được chú trọng trong chiến lược maketing. Tuy nhiên, ngày nay với nhu cầu ngày
càng cao, người tiêu dùng cần nhiều hơn những gì họ mong đợi, bao bì sản phẩm
ngày càng phát triển và mang tính quyết định trong việc tạo ấn tượng, thu hút người
tiêu dùng. Với các kiểu mẫu bao bì độc đáo, mới lạ không ngừng đổi mới đáp ứng
nhu cầu của thị trường, đã góp phần làm cho một số thương hiệu đã trở nên nổi
tiếng toàn thế giới, và một trong số đó có công ty Coca - Cola.
Coca - cola đã quyết định về bao bì sản phẩm đã tạo nên thành riêng cho
thương hiệu. Do đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và các góp ý cho
công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca-cola”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về nội dung và vai trò của bao bì sản phẩm.
Xác định và phân tích công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca- cola.
Đưa ra các góp ý bản thân về công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca- cola.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu. Công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca- cola.
Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các góp ý
cho công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca-cola. 1
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu: phương pháp tổng hợp nghiên cứu tài liệu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Phần nội dung: gồm 3 chương.
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM
Chương II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GÓP Ý CHO CÔNG TÁC
QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP COCA-COLA. Chương III. KẾT LUẬN
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm bao bì sản phẩm
Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản
phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.
Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc
cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp
thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng,
vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng,
quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Công dụng của
bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển, thương mại…
1.2. Vai trò của bao bì sản phẩm
1.2.1. Bảo vệ sản phẩm
Đây là vai trò nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên
trong tránh bị rung, khỏi bị vỡ, va đập và ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường bên ngoài. 2
1.2.2. Chức năng ngăn cách
Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn. Bao bì cũng giúp
ngăn cách sản phẩm không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn.
1.2.3. Giúp vận chuyển dễ dàng hơn
Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển.
Ví dụ: đường, muối, café rang xay … trong trường hợp này bao bì là phương thức
đơn giản và hiệu quả mang sản phẩm đến người tiêu dùng.
1.2.4. Truyền tải thông tin
Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải
thông tin. Những thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông tin bắt
buộc hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, chức
năng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng …
1.2.5. Chống làm giả sản phẩm
Ngoài ra bao bì của sản phẩm còn giúp sản phẩm tránh được tình trạng làm
hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng - một điều phát sinh mà chúng ta không
thể lường trước được. Bao bì giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết và phân
biệt những sản phẩm chính thống của công ty và những sản phẩm hàng giả kém chất lượng.
1.2.6. Đảm bảo tiện lợi
Sản phẩm được đóng gói bao bì có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối, bày
bán trên giá kệ siêu thị, mở ra và đóng vào, sử dụng nhiều lần.
1.2.7. Marketing
Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người
mua và khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò của bao bì ngày
càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất
quán. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết kế bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng 3
như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và
đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.
1.3. Công tác quyết định về bao bì sản phẩm
Một số nhà tiếp thị đã coi bao bì là chữ P thứ năm cùng với 4 chữ P trong
Marketing Mix (Package). Tuy nhiên hầu hết giới tiếp thị đều cho rằng bao bì là
một yếu tố trong chiến lược sản phẩm.
1.3.1. Việc tạo bao bì (Packaging)
Là những hoạt động nhằm vẽ kiểu và sản phẩm đồ chứa hay đồ bao gói cho một sản phẩm. Bao bì gồm 3 lớp :
- Bao bì lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm; Ví dụ chai đựng nước hoa là bao bi lớp đầu.
- Bao bì lớp nhì là bao bì bảo vệ bao bì lớp đầu và sẽ bỏ đi khi ta sắp dùng
sản phẩm đó. Hộp giấy đựng chai nước hoa là bao bì lớp nhì. Nó vừa có tác dụng
bảo vệ bổ sung, vừa là chỗ để quảng cáo thêm.
- Bao bì vận chuyển là lớp bao bì cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển.
Một hộp cứng đựng 6 tá chai nước hơn nói trên là bao bì vận chuyển.
1.3.2. Bao bì là một công cụ tiếp thị quan trọng
Bao bì thu hút khách hàng, mô tả được ích dụng của sản phẩm, tạo niềm tin
và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm.
Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin cậy
và uy tín của một bao bì tốt.
Bao bì giúp cho khách hàng nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó.
Ai đi mua phim ảnh cũng nhận ra ngay bao bì màu vàng quen thuộc của hãng
Kodak, màu xanh của hãng FUJL.
1.3.3. Triển khai bao bì cho sản phẩm mới
Việc triển khai một bao bì hữu hiệu cho một sảm phẩm mới đòi hỏi nhiều quyết định.. 4
Nhiệm vụ của bao bì:
- Bảo vệ, giới thiệu sản phẩm.
- Kích cỡ, hình dạng, chất liệu, màu sắc, chữ nghĩa và dấu hiệu trên bao bì.
Những yếu tố này phải hài hòa để làm nổi bật giá trị bổ. sung của sản phẩm cho
khách hàng thấy và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm và chiến lược tiếp thị.
Bao bì phải nhất quán đối với việc quãng cáo, định giá, phân phối và các
chiến lược tiếp thị khác.
1.3.4. Những quyết định về lập nhãn trên bao bì
Nhãn hiệu trên bao bì có thể mô tả vài điều về sản phẩm: Ai sản xuất, sản
xuất ở đâu, khi nào, chứa cái gì, sử dụng như thế nào? Và sử dụng sao cho an toàn.
Nhãn có thể quảng cáo cho sản phẩm nhờ những hình vẽ hấp dẫn của nó.
Nhãn có thể trở nên lỗi thời theo thời gian nên cần làm mới. Nhãn xà bông
Irory đã được làm lại 18 lần.
1.3.5. Những quyết định về dịch vụ khách hàng
Dịch vụ cho khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm.
Các sản phẩm như xà bông, kem đánh răng, mi ăn liền hay muối thì chẳng
cần có dịch vụ đi kèm.
Nhưng các sản phẩm như xe hơi, tủ lạnh, tivi thì thường có kèm theo dịch vụ
để tăng khả năng thu hút khách hàng. Các dịch vụ có thể bao gồm: Hướng dẫn sử
dụng, bảo trì, gian hàng theo ý khách và bán trả góp.
Dịch vụ khách hàng phải làm thật tốt và với chất lượng cao. Chúng sẽ là
những công cụ cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường. 5
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GÓP Ý
CHO CÔNG TÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY COCA-COLA.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Coca- cola.
2.1.1. Khái quát về của công ty Coca-cola
Câu chuyện bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1886, tại bang Atlanta,
Georgia, Hoa Kỳ, một dược sĩ tên là John S. Pemberton, chủ của một phòng thí
nghiệm và hiệu thuốc tư nhân đã mày mò, thử nghiệm và pha chế một loại sirô có
một hương thơm đặc biệt, màu nâu nhạt, như một loại nước thuốc bình dân để
chống đau đầu và mệt mỏi. Lúc đó, Coca - cola có tên gọi là Pemberton’s France
Wine Coca. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất
ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó
người trợ lý của John Pemberton là ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sirô
này là Coca - cola và ông tự thiết kế nét chữ, kiểu chữ Coca - cola mà ngày nay vẫn
được sử dụng. Khi mới sáng chế ra loại nước giải khát này, Pemberton đã đi tiếp thị
khắp mọi nơi. Nhưng Pemberton phải thất vọng vì thứ nước màu nâu này là một
loại thuốc chứ không phải là một loại nước giải khát. Vào năm đầu, mỗi ngày chỉ
bán được vẻn vẹn 9 ly. Số phận của loại nước giải khát này không dừng lại ở đây
mà nó chỉ mới bắt đầu phát triển và phát triển không ai ngờ tới.
Thật tình cờ, công thức pha chế Coca - cola được hoàn thiện vào mùa hè năm
đó. Một khách hàng bước vào tiệm thuốc và yêu cầu một ly Co ca-cola. Người bán
hàng đã nhầm lẫn pha sirô Coca - cola với sô đa thay vì với nước lọc bình thường
như công thức pha chế của Pemberton. Nhờ sự cố nhầm lẫn đó mà Coca - cola lại
có hương vị ngon miệng và sảng khoái khác thường. Coca- cola khi đó mới thực sự
là nước giải khát có thể phục vụ số đông người tiêu dùng. Từ đó, Coca - cola được
tiêu dùng từ 9 đến 15 ly một ngày. Pemberton đã hết sức quảng cáo khắp các tiệm
thuốc tại Atlanta nhưng ông đã bị lỗ. Năm 1888, ông đã bán 2/3 doanh nghiệp để bù
lỗ và giữ cho việ c kinh doanh tiếp tục, ông cũng mất vào năm đó. Năm 1891: Asa
G.Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta, ông cho rằng không có
thứ nước giải khát nào có thể so sánh được với Coca -cola. N hận thấy tiềm năng to 6
lớn của Coca -cola nên ông đã quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ
quyền sở hữu Coca - cola với giá 2.300 USD. Coca- cola đã bước sang một trang
mới. Năm 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập công ty cổ
phần sản xuất sirô tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca -co la”. Từ đó logo của
Coca - cola xuất hiện trên khắp nước Mỹ. Với chiến dịch quảng cáo rầm rộ, logo
Coca - cola được sơn trên tường, xuất hiện trên những poster và những nơi phục vụ
đồ uống ở khắp các chợ, ngay cả những dụng cụ ở trong nhà như lịch, ly, tách cũng
được in hình biểu tượng Coca -cola. Năm 1893: Thương hiệu Coca- cola lần đầu
tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại văn phòng US.Palant. Từ đó Coca -
cola trở thành công ty Coca- cola độc quyền. Đó là một ý tưởng tuyệt vời để tăng
doanh số tiêu thụ lại vừa đảm bảo chất lượng và có thể giữ gìn công thức pha chế
cho Coca -cola. Người cha thứ hai của Coca - cola này còn có những ý tưởng kinh
doanh sáng tạo, thuận tiện cho khách hàng, thay vì bán Coca - cola đậm đặc,
Candler đã pha chế sẵn để tiện cung cấp cho khách hàng ngay lập tức.
Không muốn bó buộc mình ở Atlanta, Coca - cola đã vươn mình sang nhiều
nơi khác như Dalas, Texas. Năm 1894, tại bang Misusipi, nhà máy đóng chai đầu
tiên của Coca - cola ra đời. Năm 1897: Coca- cola bắt đầu được giới thiệu đến một
số thành phố ở Canada và Honolulu. Yêu cầu lúc này là phải có nhà máy đóng chai
và xưởng chuyên pha chế. Do không thể tự mình đầu tư, Candler đã ký kết hợp
đồng với các nhà đầu tư. Candler đã phát huy sức mạnh của quảng cáo như một
phép thần. Ông đã biến Coca - cola từ con số không trở thành nước giải khát “quốc
hồn, quốc túy ” của nước Mỹ. Quan điểm về xây dựng và bảo vệ thương hiệu là một
nguyên tắc kinh doanh của vị chủ tịch này. Người cha thứ hai của Coca -cola đã
nghĩ ngay đến việc phải có một bao bì đặc thù cho đứa con của mình. Vào năm
1900, ông đã đặt riêng chai thủy tinh màu xanh tím để đựng thứ nước giải khát màu
nâu nhạt này. Năm 1906: Coca - cola đã vươn ra thị trường nước ngoài bằng cách
xây dựng nhà máy đóng chai ở nước ngoài đầu tiên tại Havana, Cuba. Năm 1915:
Loại chai Coca - cola nổi bật đặc biệt và độc đáo ra đời bởi thiết kế của công ty ly
tách Root. Kiểu chai này được thiết kế dựa trên đường cong của hạt đậu Coca. Để
tránh bị làm giả loại nước này, năm 1916, Candler đã đăng ký bảo hộ độc quyền
kiểu chai đặc biệt này và được sử dụng cho đến ngày nay. Cùng năm đó ông nghỉ 7
hưu và giao việc kinh doanh lại cho các con của ông. Với sự dẫn dắt và điều hành
của Candler , Coca-cola đã được biết đến nhiều nhất trên thế giới với kỷ lục 3 triệu
chai được bán mỗi ngày. Năm 1919: Những người thừa hưởng gia tài của Candler
bán công ty Coca- cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta với giá
25 triệu USD. Bốn năm sau, con trai Ernest Woodfuff - Robert Woodruff được bầu
làm chủ tịch điều hành công ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa công ty Coca-
cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy.
Năm 1923: Robert Woodruff đã đặt những tiềm lực của công ty vào việc
nghiên cứu thị trường hơn là sản xuất. Từ đó ông mở đường và dẫn dắt Coca- cola
đi vào thời kỳ mới của sự phát triển cả trong và ngoài nước. Năm 1936: Chiến tranh
thế giới nổ ra, vị chủ tịch này đã nâng cao hình tượng của Coca -cola tại Mỹ bằng
cách hứa rằng công ty Coca - cola sẽ cung cấp Coca-cola cho từng người lính. Với
những nỗ lực vào thời chiến đã giúp Coca- cola mở rộng thị trường trên toàn cầu.
Các nhà máy đóng chai đi theo chân quân đội và khi cuộc chiến kết thúc, Coca -
cola đã thành lập 64 chi nhánh ở nước ngoài. Sau khi chứng kiến những thay đổi và
thành công của loại nước giải khát nổi tiếng này, năm 1955, Robert Woodruff về
hưu. Cả Candler và Woodruff đều được nhớ đến như những nhân chứng quan trọng
trong thời kỳ đầu trưởng thành của công ty Coca - cola. Sau sự ra đi của Woodruff,
Coca- cola bắt đầu sang một giai đoạn khác là đầu tư sản xuất những sản phẩm mới,
những cơ sở sản xuất kinh doanh mới và bước vào những thị trường mới, những
nhu cầu khác nhau tại những thị trường và những nền văn hóa khác nhau.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của công ty Coca-cola 8
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Coca- cola. (Nguồn: Phòng HCNS)
Vai trò của từng bộ phận, từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt
mục tiêu, nhiệm vụ chung. Ngrời quản lý của từng bộ phận chức năng như : bán
hàng, tài chính, sản xuất, nhân sư... sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc - người
chu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách
nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt dộng của công ty. Mô hình cơ cấu tổ chức công ty
Coca- cola có sự chuyên môn hóa sâu sắc, cho phép các thành viên tập trung vào
chuyên môn của họ hơn và tạo điều kiện để tuyển dụng được các nhân viên với kỹ
năng phù hợp với từng bộ phận chức năng, vấn đề quản lý trong mô hình này được
quy định rõ ràng. Người quản lý bộ phận chức năng sẽ có quyền hạn và trách nhiệm
tương ứng với chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó.
2.2. Đánh giá thực trạng và các góp ý cho công tác quyết định về bao bì sản
phẩm tại Công ty Coca-cola
2.2.1. Phân tích thực trạng công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca-cola.
Trước đó, thức uống Coca-Cola được bán dưới hình thức rót ra từ vòi giống
bia. Cho đến năm 1894, loại thức uống này được cho vào chai, từ đây bao bị của 9
Coca-Cola chính thức bắt đầu và phát triển. Sự thay đổi đầu tiên về bao bì của
Coca-Cola không phải nhằm bán hàng mà là để chống lại sự giả mạo, sao chép.
Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Vào năm 1977, Coke cuối cùng cũng đăng ký nhãn hiệu kiểu dáng chai và
cái tên "Coke-Cola và Coke". Năm 1977 cũng đánh dấu sự ra đời của loại chai 2 lít.
Kể từ đó, Coca-Cola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bi cho thương hiệu của
mình. Trong nhiều dự án quảng cáo, concept chính là hình ảnh thiết kế bao bì Coca- Cola.
Năm 1993, chai nhựa bắt đầu xuất hiện và được dùng rộng rãi vì tính tiện
dụng của nó. Dễ dàng hơn cho việc mang vác và vận chuyển. Coca- cola luôn thay
đổi và cải tiến thiết kế bao bì của nó, sử dụng nhiều chất liệu như thủy tinh, thiếc,
nhựa…và công ty vẫn đang nghiên cứu những cách mới hơn và thân thiên với môi
trường hơn để đóng gói sản phẩm nước giải khát.
Bên cạnh chai nhựa, coca-cola còn có ly nhựa được phân phối tại các của
hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh. Lon Coca-cola đầu tiên được xuất hiện
năm 1955, thể tích 330ml và 300ml. Lon Coca- cola thử nghiệm vào năm 1936,
không được bán trên thị trường. Bởi chúng chưa được chắc chắn là có làm mất
hương vị của Coca- cola khi ra khỏi vòi phun không.
Vào năm 1995 lon Coca- cola vật liệu là thép, mặt xung quanh màu đỏ với
một viên kim cương trắng thể tích 360ml được đóng lon và được gửi đến phục vụ
cho quân sự. Năm 1963, lon Coca Cola với nghệ thuật đường viền của chai nhưng
chỉ xuất hiện trong ba năm. Năm 1966, lon Coca Cola được thiết kế với viên kim
cương nhỏ chứa logo Coca-Cola. Các lon Coca-Cola luôn sáng tạo không ngừng
nghỉ với các thiết kế mới lạ thu hút người tiêu dùng. Năm 1970 Coca-Cola giới
thiệu thể thao đầu tiên được thử nghiệm trên thị trường tại Hoa Kỳ để chào mừng Olympic. 10
Năm 1985 với sự cạnh tranh gay gắt về vị trí được yêu thích hàng đầu của
nước ngọt Pepsi và Coca. Công ty Coca-Cola đã thay đổi công thức Coca-Cola và
thay thế sản phẩm “Coca-Cola” thành “new coke” nhưng 79 ngày sau đó sản phẩm
Coca-Cola ban đầu được trở lại thị trường sau các cuộc phản đối của người tiêu dùng.
Coca-Cola được thiết kế như hộp thức ăn, thể hiện sự sang trọng trong mẫu
mã thu hút nhiều khách hàng thích mới lạ. Coca- cola dạng hình học không lăn
được và được làm từ quá trình “đùn tác động”, ép các mảnh nhôm với tốc độ cực
nhanh. Lon Coca-Cola thân thiện với môi trường với thiết kế không màu có thể tái chế 100 %.
Mỗi chai hay lon Coca- cola có thể thêm nhiều mô tả chi tiết ở mặt trước về
thành phần của từng sản phẩm. Coke Zero sẽ được tự hào giới thiệu như loại sản
phẩm không chứa calo và đường. Nhưng dòng Coca-Cola truyền thống sẽ không có
bất cứ bảng mô tả phần nào ở mặt trước sản phẩm, thay vào đó sẽ là dòng chữ “sine
1886” (bắt đầu từ 1886). Ý tưởng này nhằm đảm bảo khách hàng ở Anh có cái nhìn
toàn diện hơn về lợi ích của tất cả sản phẩm. Ngoài ra, công tác quyết định bao bì
sản phẩm của Coca-cola là tạo ra các biểu tượng nhằm tạo ra các hình ảnh sống
động và đầy ấn tượng của bao bì sản phẩm. Các biểu tượng này chính là các hình
ảnh truyền thông đã đi cùng lịch sử của thương hiệu.
2.2.2. Nhận xét công tác quyết định về bao bì sản phẩm tại công ty Coca-cola.
Để cạnh tranh với các thương hiệu đồ uống khác, làm tăng giá trị sản phẩm,
thu hút lượng khách hàng trung thành. Coca cola tập trung nhiều vào thay đổi và
thiết kế hàng loạt các bao bì sản phẩm khác nhau. Không chỉ tăng độ đẹp mắt các
mẫu bao bì của coca cola đều tập trung và đánh mạnh vào thị yếu khách hàng từ
việc thay đổi chất liệu bao bì đến việc thiết kế bao bì có tên người dùng…Tạo nên
cơn sốt và hiệu ứng truyền thông không hề nhỏ cho coca cola. Kể từ khi thành lập
đến nay coca cola đã rất nhiều lần thay đổi chất liệu và thiết kế của bao bì, mỗi lần
thay đổi đều tạo nên hiệu ứng vô cùng đặc biệt mà không phải hãng đồ uống nào cũng làm được. 11
Coca-Cola luôn tái thiết kế bao bì của nó và đã sử dụng nhiều chất liệu như
thủy tinh, thiếc, nhựa… và công ty vẫn đang tìm kiếm những cách mới hơn và thân
thiện với môi trường hơn để đóng gói sản phẩm nước giải khát. Họ cũng giới thiệu
những mẫu chai và lon đặc biệt để đánh dấu những ngày và sự kiện đặc biệt.
Đến nay coca cola vẫn không ngừng thay đổi và bổ sung thêm hàng loạt
những hương vị mới, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người dùng, thay đổi thường
xuyên các thiết kế, cạnh tranh mạnh về mặt hình ảnh, các thiết kế của coca cola luôn
tập trung vào những màu sắc bắt mắt, tươi mới và trẻ trung. Dù cho không phải fan
trung thành của thương hiệu nổi tiếng này nhưng nhiều người vẫn luôn chờ đợi vào
sự thay đổi tiếp theo của coca cola.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
3.1 Tóm tắt nội dung
Coca-Cola (hay còn gọi là Coke) được bán dưới hình thức rót ra từ vòi giống
như bia khi người chủ của nó bắt đầu cho đồ uống pha chế này vào chai. Với sự ra
đời của chai thủy tinh, sự sáng tạo cho bao bì của Coca-Cola đã bắt đầu. Sự thay đổi
đầu tiên về bao bì của Coca-Cola không phải cho mục đích bán hàng mà là để
chống lại sự giả mạo, sao chép. Coke bắt đầu sử dụng thiết kế lon và cuối cùng cũng
đăng ký nhãn hiệu kiểu dáng chai và cái tên “Coke-Cola và Coke”. Kể từ đó, Coca-
Cola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bì cho thương hiệu của mình. Trong
nhiều dự án quảng cáo, concept chính là hình ảnh thiết kế bao bì Coca-Cola.
3.2. Đóng góp ý kiến
Hiện tại trên mặt bằng chung của thị trường Coca- Cola là 1 sản phẩm khá
được ưu chuộng và đang là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Pessi. Song Coca-
Cola còn có rất nhiều sản phẩm thay thế. Chính vì lí do đó việc thay đổi bao bì tạo
ấn tượng đặc biệt và thu hút khách hàng là điều rất quan trọng. Nên chúng ta cần cải
tiến 1 số vấn đề sau: 12
- Thay đổi bao bì nhưng không làm mất đi phong cách riêng của sản phẩm Coca- Cola.
- In hình các đại sứ của nhãn hàng, sản xuất và bán ra với phiên bản giới hạn.
- Thay đổi và cập nhật liên tục các mẫu mã vào các dịp lễ: tết nguyên đán, tết trung thu, 2/9, …
- Có thể thêm các thông điệp theo xu hướng , hoặc thông điệp ý nghĩa lên bao bì. - Cá tính hoá sản phẩm. 13 TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Tài liệu Quản trị marleting www.bing.com www. tailieu.vn www. wikimedia.org 14