Tiểu luận kinh tế du lịch - Kinh tế và quản trị kinh doanh | Đại học Lâm Nghiệp
Tiểu luận kinh tế du lịch - Kinh tế và quản trị kinh doanh | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------&&&----------- TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: KINH TẾ DU LỊCH
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ LỚP HỌC PHẦN: N02
KHOA: KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2023 THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên Mã sinh viên Phân công việc
1 Bùi Thu Hiền (nhóm trưởng) 2173403010004 Mở đầu 2 Trần Thị Bình 2173403010016 Nội dung chương 1 3 Nguyễn Thị Như Quỳnh
2173403010101 Nội dung chương 2 4 Phạm Thị Cẩm Nhung
2173403010030 Kết luận, tài liệu tham khảo MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................3 II N I DUNG Ộ
........................................................................................................................................... 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch....................................................................................3
1.1 Điều kiện để phát triển du lịch..................................................................................................3
1.2 Lý thuyết về phát triển du lịch..................................................................................................5
1.3 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam..................................................................9
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại vùng Bắc Trung bộ.......................................................10
2.1 Lợi thế phát triển du lịch tại vùng bắc trung bộ......................................................................11
2.2 Các loại hình du lịch tại vùng Bắc trung bộ............................................................................16
2.3 Xu hướng phát triển du lịch tại vùng Bắc Trung bộ................................................................17
2.4 Đề xuất các loại hình nên ưu tiên phát triển cho vùng Bắc trung bộ hiện nay........................18
III KẾT LUẬN.....................................................................................................................................19 IV TÀI LI U THAM KH Ệ O
Ả ......................................................................................................................20 2 I MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là một ngành "công nghiệp không khói". Vai trò của
ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc
gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng kinh tế của họ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch là
một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người
nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia rất lớn. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng
đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch thế giới đã có những bước phát
triển nhanh chóng, đem lại những hiệu quả kinh tế đáng kể, nó còn tạo được
công ăn việc làm cho người lao động thông qua một số dịch vụ khác của ngành
du lịch, gia tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nước ta
cũng đang phấn đấu đưa du lịch lên thành ngành kinh tế trọng điểm của đất
nước. Song thực chất ngành du lịch của nước ta chỉ mới phát triển trên một qui
mô nhỏ, chưa đồng bộ và cũng còn nhiều bất cập. So với các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, ... thì sự phát triển của ngành du lịch
nước ta chưa thực sự đáng kể. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể tiềm năng
du lịch của từng vùng, để định hướng cho việc tiến hành phát triển du lịch phù
hợp với điều kiện của từng vùng này nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, mang lại
lợi nhuận kinh tế cao. Chính vì vậy nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển
nền kinh tế du lịch của vùng Bắc Trung Bộ" làm tiểu luận trong học phần Kinh tế du lịch. II NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
1.1 Điều kiện để phát triển du lịch
1.1.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:
Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối
quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không 3
khí hoà bình trên thếgiới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu
thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du lịch tăng trưởng một cách mạnh
mẽ trong những năm gần đây. Ngoài ra, thiên tai cũng có những tác động không
tốt đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch của dân cư và
cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế.
1.1.2 Điều kiện kinh tế:
Một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du
lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế,
sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm.
1.1.3 Chính sách phát triển du lịch:
Chính sách phát triển của chính quyền ở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt
động du lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch
phong phú, đa dạng, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa
phương không hỗ trỡ cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được. 1.1.4 Nhu cầu du lịch
Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và
các yếu tố tự thân chính làm gia tăng nhu cầu du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu
nhập và trình độ giải trí. Thời gian nhàn rỗi là điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du lịch.
Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư cũng là yếu tố làm gia tăng
nhu cầu du lịch, khi người dân có thu nhập cao càng có xu hướng nhu cầu đi du
lịch nhiều nơi để khám phá trải nghiệm, nghỉ ngơi thư giãn. 4
Trình độ dân trí: sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ
văn hoá. Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch
của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. 1.1.5 Tiềm năng du lịch
Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Điều kiện tự
nhiên bao gồm các bộ phận hợp thành như: vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi du
lịch đến các nguồn khách). ; Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo
nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa dạng, độc đáo càng có sức hấp dẫn đối
với du khách; Những khu du lịch có khí hậu ôn hoà cũng thường được du
khách lựa chọn; Ngày nay nguồn nước không chỉ có tác dụng tạo ra một bầu
không khí trong lành mà ở một số nơi nước còn có tác dụng chữa bệnh (nước khoáng, nước nóng…).
Hai là bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có một
vai trò khá quan trọng trong du lịch. Tài nguyên nhân văn là những giá trị lịch
sử, văn hoá, các thành tựu về kinh tế, chính trị có ý nghĩa đặc trưng cho từng
vùng. Tương tự như giá trị lịch sử, giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với
mục đích nghiên cứu, tham quan.
Ba là các điều kiện về sẵn sàng đón tiếp du khách. Nó bao gồm các điều
kiện về tổ chức, các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch như khách
sạn, nhà hàng, công viên, hệ thống giao thông,… Ngoài ra, các điều kiện về
kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng phục vụ du khách.
1.2 Lý thuyết về phát triển du lịch 1.2.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, thuật ngữ du lịch trở nên rất thông
dụng, bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này
được latinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste (tiếng Pháp), tourism
(tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ touriste lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800.
Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí, nhằm phục hồi nâng cao sức
khoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết 5
với sự chuyển chỗ của họ. Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một
mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục
đích nghỉ ngơi, giải trí... Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ
khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt
động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirogionic - 1985).
Du lịch là ngành công nghiệp không khói và là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 nhấn mạnh: Phát triển du lịch bền vững,
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát
triển du lịch bền vững cũng là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng
phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn
các giá trị, bản sắc văn hóa, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội
Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 đưa ra định nghĩa: “Phát triển du lịch
bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã
hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động
du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”
Phát triển du lịch bền vững gồm 3 nội dung cơ bản sau:
(1) Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch cao hợp lý, ổn định, liên tục:
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cần được xác định ở mức độ phù hợp,
căn cứ vào các điều kiện thực tế, để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng của
ngành du lịch, đồng thời không tạo nên áp lực đòi hỏi phải đổi lại bằng sự suy 6
giảm tài nguyên và môi trường du lịch. Theo đó, tăng trưởng của ngành kinh tế
du lịch không vượt quá khả năng tái tạo của nguồn tài nguyên, khả năng chịu
đựng của cơ sở vật chất ngành du lịch và sức chứa xã hội ở địa phương để đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng tốt hơn, sản phẩm du lịch ngày càng
thỏa mãn và làm hài lòng du khách. Tăng trưởng du lịch bền vững cần dựa vào
chiến lược ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn khách hơn là theo đuổi thuần túy
số lượng khách du lịch.
Phát triển du lịch bền vững giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của địa
phương trên nhiều khía cạnh: thúc đẩy sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế,
tạo ra sự đa dạng hóa của các hoạt động kinh tế cũng như ổn định và mở rộng
nguồn thu cho ngân sách từ thuế và các dịch vụ khác do chính quyền cung cấp.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước, việc tăng nguồn thu cho ngân sách bằng
cách hướng tới việc phát triển du lịch bền vững là một trong những động lực
lớn khuyến khích chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng như đường
giao thông, bệnh viện, viễn thông, năng lượng... tại địa phương, từ đó nâng cao
chất lượng dịch vụ công và môi trường sống của người dân bản địa.
(2) Thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa:
Quá trình phát triển du lịch sẽ khuyến khích, thu hút và tạo việc làm cho
lao động địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch, đồng thời tạo
tác động lan tỏa, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế khác phát triển, tạo ra
nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho
mọi người dân trong cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du lịch có thể
mang lại hiệu ứng phát triển bao trùm.
Phát triển du lịch tạo nhu cầu, điều kiện và đồng thời cũng đặt ra mục tiêu
bảo đảm sự khai thác, sử dụng hiệu quả và hợp lý các giá trị văn hóa bản địa, di
sản văn hóa, nguồn lực tài nguyên nhân văn của địa phương để có thể duy trì
được sự bền vững, tính đặc sắc trong dài hạn. Với việc mở rộng thị trường 7
khách du lịch, trong đó cơ cấu khách du lịch quốc tế ngày càng đa dạng, hình
ảnh tốt đẹp của địa phương, của quốc gia cũng được quảng bá, lan tỏa ra thế
giới, từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng, thúc đẩy phát triển các quan hệ giao
thương, hợp tác quốc tế. Du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng còn là
cầu nối để du khách và người dân bản địa thấu hiểu lẫn nhau. Việc này giúp
cho du khách có những trải nghiệm lý thú trong quá trình du lịch và khám phá
các nét văn hóa đặc sắc và con người tại địa phương; đồng thời người dân địa
phương cũng qua việc tiếp xúc với khách du lịch để tìm hiểu thêm về văn hóa ở
các vùng miền hoặc quốc gia khác nhau, qua đó làm giàu thêm cho phong tục, tập quán của mình.
(3) Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, phát triển
các tài nguyên có khả năng tái sinh:
Điều này bao gồm cả hai khía cạnh: giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi
trường sinh thái trong hoạt động du lịch; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường
sinh thái để tạo tiền đề, điều kiện cho du lịch phát triển bền vững. Một trong
các tiêu chí lớn nhất để đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch tại một
địa phương chính là việc bảo tồn, duy trì nguồn tài nguyên sinh thái và giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực của con người trong quá trình thực hiện hoạt động du
lịch lên môi trường. Phát triển du lịch bền vững phải bảo đảm được rằng các tài
nguyên du lịch của địa phương như các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
giá trị văn hóa,... không bị tác động tiêu cực, không gây ra hao hụt các giá trị
nguyên bản hay tác động xấu cho việc khai thác chúng trong lâu dài.
Để phát triển du lịch bền vững cho quốc gia nói chung và địa phương nói
riêng, các nhà quản lý cần phải lên kế hoạch chi tiết để giải quyết những vấn đề
cụ thể trên nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai, cân
bằng giữa phát triển trong ngắn hạn và phát triển trong dài hạn nhằm bảo đảm
việc phát triển du lịch là hiệu quả, bền vững tránh xảy ra tình trạng hao hụt,
lãng phí các nguồn lực phát triển. Theo đó, cần có những giải pháp đặc biệt để
quản lý việc khai thác sao cho phù hợp, tránh xảy ra tình trạng khai thác quá 8
mức làm hao hụt hoặc phá hủy hoàn toàn những nguồn tài nguyên du lịch quý
báu của quốc gia nói chung và của địa phương phát triển du lịch nói riêng.
Đồng thời, cần tích cực đầu tư trở lại bằng nguồn thu từ du lịch cho công tác
bảo vệ tài nguyên, phát triển các tài nguyên du lịch có khả năng tái sinh và bảo vệ môi trường.
1.3 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp
dẫn đối với du khách. Việt Nam có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó
hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng
cấp tỉnh. Cũng là một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO
công nhận nhiều di sản, gồm: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An,
quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn,
vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long. Đây là một trong những
tiềm năng du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế. Hơn nữa, trên toàn lãnh thổ
Việt Nam có khoảng 117 bảo tàng - nơi lưu giữ quá trình lịch sử của dân tộc với
những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản
sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn hút
riêng. Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã nhạc cung đình
Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ, hát xoan,
hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... để thu hút khách du lịch. Đặc
biệt, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu khách, đây là một trong những yếu
tố hấp dẫn và thiện cảm đối với du khách quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới mục tiêu đưa
ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định phát triển du lịch bền
vững và bao trùm là quan điểm định hướng, dẫn dắt sự phát triển của ngành du
lịch trong giai đoạn mới. Để thực hiện mục tiêu đó, các chính sách luôn hướng
tới tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích 9
các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh
lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, ngành Du
lịch Việt Nam đã tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng
giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, nơi vui chơi, giải trí, văn hóa...
phục vụ du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, bảo đảm tính bền
vững môi trường và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tạo nên “đòn bẩy” quan
trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cũng
được xem là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch phát triển. Để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của du khách và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên
thị trường, các doanh nghiệp du lịch buộc phải vươn lên, tự khẳng định và hoàn
thiện mình thông qua việc nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa
sản phẩm du lịch. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi
từ các nước trên thế giới kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại vùng Bắc Trung bộ
Thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây vẫn đứng
trước những thách thức không nhỏ.
Thứ nhất, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong đầu tư xây
dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ và hiện đại
hơn, song hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng... trong nước
vẫn được coi là kém phát triển, thiếu các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho
khách du lịch để có thể di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Chi phí
cho việc di chuyển, cước phí giao thông còn cao. Hệ thống thông tin viễn thông
chưa phát triển rộng khắp, chất lượng còn hạn chế trong khi giá dịch vụ lại cao 10
hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện
nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí... tuy đã tăng lên về
số lượng, nhưng nhiều nơi vẫn chưa bảo đảm về chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ và còn không
ít bất cập đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch. Nhận thức của doanh
nghiệp và người dân về phát triển du lịch theo hướng bền vững còn hạn chế.
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Việt Nam thuộc loại nhỏ, việc
bảo đảm chất lượng dịch vụ còn hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh
tranh quốc tế yếu. Trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh,
nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chộp giật,
chặt chém khách; có nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây
phiền toái cho khách, một số vụ việc tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh của
du lịch Việt Nam. Ý thức tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa
được nâng cao đã gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Trên thực tế, người dân sinh sống trong khu vực du lịch thường xâm phạm đến
các tài nguyên du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái và những lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Bên cạnh đó, quá trình mở cửa, hội
nhập du lịch cũng ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến
an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục.
Thứ ba, chất lượng các sản phẩm du lịch; mức độ liên kết các sản phẩm du
lịch còn rất hạn chế. Hệ luỵ là các dịch vụ du lịch tập trung chủ yếu vào việc
khai thác nguồn tài nguyên du lịch, gây nên tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, đội
ngũ nhân lực ngành du lịch được đào tạo còn ít, yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại
ngữ, thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về du lịch bền vững; đội ngũ quản lý và
phục vụ có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch
ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các nơi nghỉ dưỡng, các cơ sở vui chơi, giải trí
còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh của lĩnh vực du lịch. 11
2.1 Lợi thế phát triển du lịch tại vùng bắc trung bộ
Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch hết sức phong phú với dải bờ
biển dài và nền văn hóa đặc sắc, nhiều cửa khẩu giáp với Lào. Đây là vị trí đặc
biệt quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam cũng như phát triển kinh tế và
du lịch trên hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực.
Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của miền Trung nước ta có địa bàn từ phía
nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân. Khu vực Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh, đó
là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
Cũng là nơi sinh của nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí
Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn... Có
thể thấy hệ thống các di sản của vùng là những tài nguyên du lịch rất có giá trị,
tạo nên sự khác biệt lớn so với các vùng khác trong cả nước. 2.1.1 Vị trí địa lý
Diện tích: 34,7 nghìn km2, chiếm 10,5% diện tích cả nước. Dân số trung Diện Mật độ dân bình tích ( số ( triệu người) (người/ Thanh Hóa 3722 11114 335 Nghệ An 3547 16494 207 Thừa Thiên 4902 4947 233.2 Huế Hà Tĩnh 1315 5944 219 Quảng Trị 7598 4701 161 Quảng Bình 1002 8065 125 Tổng 15247.8 50365 1280.2
Bảng diện tích: dân số và mật độ dân số các tỉnh vùng bắc trung bộ năm 2022
Qua bảng số liệu trên tỉnh Nghệ An có diện tích lớn nhất, tỉnh có dân số lớn
nhất là tỉnh Quảng Trị 12
Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là
cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước bạn Lào, Campuchia với biển
Đông rộng lớn. Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng có
điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói
riêng. Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi thế mà không
phải vùng nào cũng có được.
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bắc Trung Bộ là sự thu nhỏ của địa hình Việt Nam. Địa hình của vùng
Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển
và đảo. Sự đa dạng của địa hình, bờ biển dài, đẹp với các dãy núi gần biển tạo
cho vùng một tiềm năng du lịch phong phú với các loại hình du lịch núi, biển
thích hợp cho việc tham quan nghiên cứu và nghỉ dưỡng. Bao gồm cả Trường
Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Chính vì vậy địa hình ở đây khá độc đáo. Nhìn
chung địa hình núi ở đây có giá trị trong việc thu hút du khách. Những khu vực
có giá trị du lịch hơn cả là Đèo Ngang, Đèo Hải Vân, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn.
Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng và khô do ảnh hưởng của
gió phơn Tây Nam. Trong khi nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng
nóng nhất ở ven biển miền Trung thường lên tới 32°C thì ở đây chỉ có 17°C đến
20°C, cao nhất từ 22°C - 25°C. Còn ban đêm xuống tới 15°C, tương đương với
nhiệt độ trung bình về mùa đông ở miền Bắc. Khí hậu ôn hòa suối chảy róc rách,
rừng cây xào xạc làm cho nơi đây có thể sánh với những vùng nghỉ mát như
Tam Đảo, Đà Lạt... Bà Nà còn có giá trị là khu bảo tồn thiên nhiên với 544 loài
thực vật bậc cao, 256 loài động vật, trong đó có 6 loài cây và 44 loài động vật
quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đất đai: Đất có 3 loại chính: Đất feralit ở miền núi và trung du thuận lợi
để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc các đồng
bằng ven biển trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc). Đất cát
ven biển giá trị sản xuất. 13
Tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ. Các hệ thống sông Mã, sông
Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
Rừng có diện tích tương đối lớn, có trữ lượng khá lớn đặc biệt là các rừng tre,
nứa,… do đó nghề rừng khá phát triển. Khoáng sản: crômit, thiếc, sắt, đá vôi
và sét làm xi măng, đá quý.
Tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng
như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế
giới Phong Nha-Kẻ Bàng; Di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
Bắc Trung Bộ là vùng nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
miền Trung Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và
đường sắt Thống Nhất) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển
đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 . Vị trí của vùng giống như cầu
nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông. Những điều kiện
về vị trí địa lý thuận lợi giúp cho vùng Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện để
phát triển ngành dịch vụ như du lịch, giao thông vận tải.
Dịch vụ giao thông vận tải phát triển vì nằm trên con đường giao thông
trung chuyển từ Bắc xuống Nam, trên hướng Đông sang Tây, dịch vụ xuất nhập
khẩu từ các cửa khẩu biên giới ra tới các cảng biển.
Dịch vụ du lịch phát triển vì có thế mạnh về du lịch văn hoá – lịch sử:
Quê hương Bác, Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, thế mạnh du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng các bãi tắm nổi tiếng, danh lam thắng cảnh đẹp: Cửa Lò (Nghệ An) Sầm
Sơn (Thanh Hoá), Lăng Cô (Huế) Phong Nha – Kẻ Bàng…)
Các lễ hội ở đây khá nhiều và diễn ra hầu như quanh năm. Có một số lễ
hội mặc dù ở các địa phương khác nhau nhưng lại khá giống nhau như lễ cầu
ngư. Các lễ hội tiêu biểu là lễ cầu ngư - Huế, lễ tế Nam Giao... Có một lễ hội
khá đặc biệt và mới lạ là lễ hội pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng (tháng 3- 2008, thu 14
hút 30 nghìn khách). Các lễ hội ở đây thường có quy mô nhỏ, thời gian diễn ra ngắn.
Các lễ hội truyền thống ở hầu hết các địa phương thường tập trung vào tháng 12
đến tháng 1 âm lịch năm sau. Ngoài 10 lễ hội trên quan đến Tết nguyên đán, lễ
Trùng Thập (10-10) và lễ Hạ Nguyên (lễ cơm mới từ 10-15/10) là những lễ hội
chung cho cả nước, các lễ hội truyền thống của các địa phương tập trung nhiều ở Thừa Thiên - Huế.
Trong số các tài nguyên nhân văn khác cần phải kể đến các làng nghề với
các sản phẩm thủ công truyền thống, âm nhạc, ca múa, các món ăn độc đáo của
mỗi địa phương. Có thể nói vùng Bắc Trung Bộ tập trung nhiều làng nghề cổ
truyền, trong đó đáng lưu ý nhất là cố đô Huế. (Phường Đúc, nghề sơn son Tiên
Nộn, dệt...). Các làng nghề ở đây rất có giá trị trong việc thu hút du khách và
thường được du khách mua rất nhiều. Điển hình là nón Huế, điêu khắc đá ở Ngũ
Hành Sơn, đúc đồng ở Quảng Nam...
Dân ca, âm nhạc, ẩm thực: Đây là những vùng quê rất nổi tiếng với những
điệu hò câu ví sâu đắm lòng người. Tiêu biểu là các làn điệu dân ca xứ Huế.
Trong vùng có Nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể của nhân loại.
Các món ăn dân tộc cũng tạo cho du khách những hứng thú riêng. Món ăn
Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo, vừa sang trọng vừa giản dị đầy sức
hấp dẫn. Trong vùng có nhiều món ăn độc đáo như nước mắm Nam Ô, yến sào
Cù Lao Chàm, tôm chua... Các món ăn mang nhiều hương vị của vùng nắng gió.
Các bảo tàng và các công trình lao động sáng tạo: Các bảo tàng có giá trị
hấp dẫn du khách hơn cả là bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, các bảo tàng ở Huế, bảo
tàng Sa Huỳnh. Cầu Tràng Tiền, cầu sông Hàn, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh
tế mở Chu Lai... cũng có sức hấp dẫn du khách.
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh lam thắng
cảnh Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu
khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: 15 1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất 4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất 6. Điểm du Lịch Văn Kiến Bảo lịch sử hóa trúc tàng Dòng sông Quảng Trị Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả trị năng trị năng trị năng trị năng ngầm _ _ _ _ _ _ dài Huế Cao Thấp nhất Tháp Chàm Cao Cao Cao Vừa Cao Vừa Vừa Vừa Việt Mĩ Sơn Nam Khu phố Cao Vừa _ _ Cao Vừa _ _ Cổ Hội An Di tích Mĩ Cao Cao _ _ Cao Vừa Vừa Vừa Sơn Đường Cao _ Cao Cao _ _ _ Trường Sơn Bảo tàng Cao Cao _ _ _ _ Cao Cao Chàm (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Bảng du lịch địa điểm 16
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây khu vực Bắc Trung Bộ cũng thu
hút nhiều nguồn vốn đầu tư, hình thành các khu kinh tế phát triển, điều này tạo
điều kiện cho ngành kinh tế phát triển và đồng thời tạo nhiều thuận lợi cho
ngành dịch vụ phát triển.
2.2 Các loại hình du lịch tại vùng Bắc trung bộ
Hoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau:
- Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hóa,
du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao...
- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế....
- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi.
- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân.
- Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay, du lịch tàu thuỷ...
Số liệu khách đến Việt Nam trong 8 tháng năm 2023: Lượng khách quốc
tế đến Việt Nam trong tháng 8/2023 ước đạt 1.217.421 lượt, tăng 17,2% so với
7/2023 và tăng 150,3% so với cùng kỳ năm 2022. Cho thấy 8 tháng năm 2023
ước đạt 7.830.953 lượt khách, tăng 443,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu tháng 8 năm 2023 có 981.815 lượt khách châu Á
Khách du lịch nội địa 8 tháng năm 2023 là 86.000 lượt khách
Vùng du lịch Bắc trung bộ: doanh thu du lịch là 2.715,69
Thanh Hóa 176.33 tỷ, Nghệ An 71.85 tỷ, Hà Tĩnh 11.45 tỷ , Quảng Bình
230.59 tỷ, Quảng Trị 11.71 tỷ, Thừa Thiên – Huế 127.69 tỷ. 17
2.3 Xu hướng phát triển du lịch tại vùng Bắc Trung bộ
Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2161/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh tập trung phát
triển du lịch tham quan di sản thế giới và văn hóa-lịch sử; liên kết, hợp tác nội
vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát
triển du lịch Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ có bờ biển dài hơn 650km (chiếm khoảng 20% tổng chiều
dài bờ biển Việt Nam), với nhiều bãi tắm trải dài cát trắng, biển xanh. cùng với
biển thì thiên nhiên ở phía tây, hệ thống hang động và rừng nguyên sinh đã tạo
nên thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch khám phá trải nghiệm nổi tiếng cho khu
vực. Trong đó, Quảng Bình được mệnh danh là “vương quốc hang động”, với
hệ thống hơn 300 hang động đã được khám phá mang lại cho du khách sự ngạc
nhiên và vô cùng thú vị. Điển hình của loại hình du lịch khám phá- sản phẩm
du lịch tiêu biểu của vùng Bắc Trung Bộ là tua du lịch “Khám phá hang động
lớn nhất thế giới-hang Sơn Đoòng” ở Quảng Bình.
Bên cạnh các kết quả đạt được thì du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ còn
manh mún, nặng tính mùa vụ, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh; việc liên
kết phát triển trong lĩnh vực này chỉ mới dừng lại ở mức độ chủ trương, chưa
thực chất. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, các tỉnh Bắc Trung Bộ còn chậm
triển khai các hoạt động liên kết du lịch, vì thế du lịch chưa có sự đột phá và
mở rộng ra thế giới. các tỉnh cần quan tâm, phối hợp để liên kết đi vào thực
chất, hiệu quả; thường xuyên tổ chức các nhóm công tác phối hợp chia sẻ, nắm
bắt tình hình sản phẩm, khách hàng, quảng bá xúc tiến nhằm tận dụng thế
mạnh của mỗi tỉnh, tạo nên cụm điểm đến với các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng...
2.4 Đề xuất các loại hình nên ưu tiên phát triển cho vùng Bắc trung bộ hiện nay
Phát huy tối đa lợi thế mặt tiền biển: Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều thuận
lợi, tiềm năng, lợi thế lớn, là cửa ngõ ra biển, là khu vực có bờ biển dài và đẹp 18
nhất Việt Nam với hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú, giá trị kinh tế cao. Cần
có nhiều đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Phát triển du lịch nghỉ
dưỡng, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên du lịch biển, tiếp tục phát triển xây các khu
du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng,
Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại phát triển công nghiệp chế
biến sâu các sản phẩm nông nghiệp từ Lào, Campuchia và vùng Tây Nguyên.
Tập trung đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ trái cây, bò thịt tại Chu Lai để
xuất khẩu, tạo nguồn hàng đối lưu hai chiều, qua đó giảm chi phí logistics đường cung ứng.
Quảng Nam và các địa phương khu vực miền Trung có nguồn dược liệu
phong phú sinh trưởng dưới tán rừng nguyên sinh trên dãy núi Trường Sơn, đây
là nguồn nguyên liệu quý để phát triển công nghiệp chế biến thuốc, hóa mỹ
phẩm, thực phẩm và nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác, khu kinh tế Dung
Quất, với kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vu hàng không,
trung chuyển hàng hóa quốc tế; sữa chữa bảo dưỡng các loại máy bay, thiết bị
bay; sản xuất cung ứng vật tư linh kiện hàng không; là nơi xuất khẩu các loại
hàng hóa chất lượng cao, cần thời gian nhanh, an toàn III KẾT LUẬN
Du lịch được coi là một ngành "công nghiệp không khói". Vai trò của
ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc
gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng kinh tế của họ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch là
một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người
nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia rất lớn. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng
đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên.
Kinh tế du lịch là ngành có vai trò to lớn trong đời sống KT-XH và chiếm
vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển kinh tế du lịch 19
không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức
xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá
trình phát triển. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến
lược phát triển Kinh tế du lịch của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều tài nguyên
du lịch đặc sắc và đa dạng, cho phép phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc
trưng nổi bật về nghỉ dưỡng biển, đảo, sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử, du
lịch di sản, du lịch đường bộ caravan, du lịch sự kiện và ẩm thực miền biển. Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả KT-XH cao, Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp giữa các giải
pháp, vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục du lịch https://vietnamtourism.gov.vn/
2. Tổng cục thống kê: http://gso.gov.vn 3. Các nguồn khác:
https://baochinhphu.vn/giai-phap-phat-huy-tiem-nang-loi-the-vung-bac-trung-
bo-va-duyen-hai-trung-bo-102230205140910211
https://nhandan.vn/lien-ket-phat-trien-ben-vung-du-lich-vung-bac-trung-bo 20 21