Tiểu luận Luật Môi Trường - Law | Học viện Tòa án

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tiếp thu và kế thừa nhiều quy định từ luật Bảo vệ môi trường 2014, trong đó vẫn giữ lại quy định về chất thải và quản lý chất thải là như thế nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Giảng viên chấm vòng 1
Giảng viên chấm vòng 2
CÂU HỎI
Câu 1 (5.0 điểm)
Ta có thể nhận biết chất thải qua những dấu hiệu pháp lý nào? Nêu thuận
lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải tại Việt Nam.
Câu 2 (5.0 điểm)
Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích bình luận theo quy
định PL hiện hành:
1. Phí bảo vệ môi trường loại công cụ được sử dụng để giảm thiểu
chất thải.
2. Bảo vệ môi trường là quyền của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân.
3. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài chỉ có
thể được thực hiện khi có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
1
BÀI LÀM
Câu 1: Ta có thể nhận biết chất thải qua những dấu hiệu pháp lý nào? Nêu
thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải tại Việt Nam.
I. Cơ sở pháp lý quy định về chất thải.
1.1. Dấu hiệu nhận biết chất thải.
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tiếp thu và kế thừa nhiều quy định từ luật Bảo
vệ môi trường 14, trong đó vẫn gilại quy địn về chất thải quản chất 20 h
thải như thế nào. Cụ thể là tại khoản 18 điều 3 luật Bảo vệ môi trường 2020
có nêu khái niệm về chất thải như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác”.
- Như chúng ta đều đã biết, chất thải chính nguồn chính gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường, do đó việc nhận dạng được chất thải cách xử như thế
nào cùng quan trọng. Từ định nghĩa đã nêu trên, ta thể nhận diện và
phân loại chất thải như sau:
+ Căn cứ vào dạng tồn tại, tính chất của chất thải thì chất thải tồn tại dưới các
dạng như: chất thải rắn; chất thải lỏng; chất thải khí (khí thải); dạng mùi; dạng
tiếng ồn…
+ Căn cứ vào nơi phát sinh của chất thải, có thể phân loại thành những nhóm
như sau: chất thải công nghiệp; chất thải sinh hoạt; chất thải y tế; chất thải nông
nghiệp; chất thải xây dựng; ất thải du lịch… ch
+ Căn cứ vào mức độ tác động đến môi trường xung quanh, thì chất
thải được chia thành hai loại: Chất thải nguy hại chất thải thông thường. Để
dễ dàng tiếp cận hơn thì luật Bảo vệ môi trường cũng đã có nêu định nghĩa như
thế nào chất thải nguy hại, cụ thể: “Chất thải nguy hại chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc
hoặc có đặc tính nguy hại khác” (khoản 20 điều 3 luật BVMT 2020).
- Với sự nguy hại của đối với môi trường thì pháp luật nước ta cũng đã
quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, chú trong
vào những hành vi xả thải những loại chất thải ra môi trường, cụ thể nhiều
2
khoản thuộc điều 7 luật BVMT 2020:
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không
đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại khả năng lây
nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật
chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật
và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi
hình thức.
- Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành văn bản hợp nhất, cụ
thể Nghị định BTNMT ngày 25/10/2019 vquản chất thải 09/VBHN-
phế liệu. Trong đó đã cụ thể hóa từng loại chất thải là gì, cách thức quản lý chất
thải cũng như quy định trách nhiệm của các bên liên quan rất ràng cụ
thể…Mặc đây văn bản hợp nhất từ nhiều nghị định trước đây đhướng
dẫn thi hành luật BVMT 2014. Tuy nhiên, do những quy định về chất thải, quản
chất thải trong luật BVMT 2020 tương đồng với luật BVMT 2014 và Chính
phủ cũng chưa ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật mới văn bảnên n này
vẫn còn hiệu lực thi hành.
1.2. Quy định pháp luật về quản lý chất thải.
- Mặc luật BVMT chưa quy định nào để nêu ra một định nghĩa cụ thể
cho công tác quản chất thải. Tuy nhiên, nếu ta tổng hợp lại những quy định
của luật BVMT 2020 các nghị định hướng dẫn thi hành, thì thể cơ bản rút
ra được khái niệm cho quản lý chất thải như sau: Quản lý chất thải là toàn bộ
những hoạt động từ khi phát sinh đến việc phân loại, giảm thiểu, thu gom,
3
vận chuyển, tái sử dụng, tiêu hủy,…”
- Quản chất thải là trách nhiệm nghĩa vụ đối với mọi quan, tổ chức, hộ
gia đình, nhân trong nước, tổ chức, nhân nước ngoài hoạt động liên
quan đến chất thải và phế liệu ở Việt Nam, trong đó:
+ Đối với các chủ nguồn chất thải, chủ xử chất thải, kinh doanh, sản xuất
phải thu gom, xử chất thải đúng quy định. Đối với người tiêu dùng cũng phải
có trách nhiệm thải bỏ chất thải đúng nơi, đúng chổ.
+ Đối với cơ quan chuyên môn về môi trường mà cụ thể là Bộ Tài nguyên
Môi trường, các Sở, các phòng, và Uỷ ban nhân dân các cấp phải có trách nhiệm
hướng dẫn, tạo điều kiện để các chủ thể nêu trên thực hiện nghĩa vxử chất
thải của mình.
- Mỗi loại chất thải khác nhau sẽ có những tác động nhất định hoặc hơn đối với
môi trường. Chính thế pháp luật nước ta đã nhiều quy định từ luật,
thông tư, nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm ràng buộc
và tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải được hiệu quả, thực chất.
Do có rất nhiều quy định về quản lý từng loại chất thải nên sẽ chỉ tập trung vào
hai loại chất thải được dựa trên mức độ tác động của nó đối với môi trường, đó
là: Quản lý chất thải thông thường và quản lý chất thải nguy hại.
+ Đối với quản lý chất thải thông thường: Sẽ bao gồm chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trong đó, nhìn chung các quy định của
luật BVMT 2020 hướng đến việc quy trách nhiệm cho các chủ thể sản xuất, dịch
vụ, kinh doanh, các quan, tổ chức, nhân, hộ gia đình v.v…phải tiến hành
phân loại để giúp cho việc thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy được diễn ra an toàn. (Mục 2, 3 của chương VI
quản lý chất thải và kiểm soát chất ô nhiễm khác).
+ Đối với chất thải nguy hại: Với tính chất và mức độ độc hại của nó nên loại
chất thải này được quy định rất chặt chẽ về điều kiện quản lý, yêu cầu kỹ thuật
đối với từng công đoạn xử lý. Trong đó, phải lập hồ đăng kí thông báo đến
các quan quản nhà nước, đủ điều kiện mới được xử chất thải này; Việc
bảo quản, lưu giữ trước khi xử cũng hết sức cẩn trọng, đảm bảo đúng đủ
4
các yêu cầu do luật định; Xử chất thải nguy hại cũng buộc phải qua những
công nghệ nhất định, phù hợp với đặc tính của chất thải nguy hại để đảm bảo
mọi tiêu chuẩn môi trường; Việc thẩm định, giám sát quản cũng phải do
các quan chuyên môn của lĩnh vực Tài nguyên môi trường, Uỷ ban nhân
dân các cấp thực hiện nghiêm túc. (Mục 4 chương VI luật BVMT 2020).
II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải.
2.1. Những thuận lợi, thành quả đạt được.
- Trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng về đa mặt, đa lĩnh vực. Việt Nam
của chúng ta đã tiếp thu phát huy những giá trị tốt đẹp của thế giới để xây
dựng đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững. Đẩy mạnh coi phát triển
kinh tế trọng tâm, Việt Nam đang dần thích nghi chuyển đổi hiệu quả
sang nền kinh tế số. Tuy nhiên, không như một số quốc gia cực đoan khác,
chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, từng bước đổi mới theo
từng lộ trình cụ thể nhưng vẫn đảm bảo môi trường được ổn định. Như bao quốc
gia khác, Việt Nam chúng ta hằng năm luôn phải đối mặt với bài toán xử lý chất
thải, do đặc điểm một nước đang phát triển nên lượng chất thải từ nhiều
nguồn thải ra ngày một nhiều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đời
sống xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất hình ảnh đối với
bạn bè quốc tế, kìm hãm nguồn thu từ du lịch, kéo giảm sự ổn định của nền kinh
tế. Do đó, Đảng Nhà nước ta đã thể hiện được sự sáng suốt của mình, nhận
thức kịp thời về vấn đề môi trường, từ đó đã những chính sách rất thiết thực
trong việc bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
- Sự đúng đắn, kịp thời của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường mà ở đây la
quản lý chất thải thể hiện qua việc nước ta đã ban hành ra rất nhiều văn bản quy
phạm pháp luật, tạo ra sự ràng buộc đối với các chủ thể có liên quan, tạo ra hành
lang pháp vững chắc trong công tác quản chất thải. Với hệ thống các văn
bản luật, nghị định, thông hướng dẫn thi hành luật đồ sộ, đây sẽ phương
tiện hữu hiệu điều chỉnh mọi hoạt động quản chất thải, bảo vệ môi trường đi
đúng hướng. Bên cạnh đó, việc ban hành ra hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường cũng đã phản ánh được trình độ lập pháp của nước ta ngày càng bắt kịp
5
với xu hướng lập pháp của thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là nó cũng đã thể hiện
sự quan tâm, cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề về môi trường thông qua
những Hiệp định chung mà trong đó Việt Nam chúng ta là thành viên.
- Như đã nêu phần trên, trong một thế giới hội nhập, việc tiếp thu áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều tất yếu, hơn hết là áp dụng vào lĩnh vực
môi trường. Việt Nam của chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cứ trung
bình mỗi năm nước ta phát sinh mấy mươi triệu tấn chất thải gây áp lực không
hề nhỏ đối với công tác quản xử chất thải. Nhiều công nghệ xử chất
thải được phát triển trong ngoài nước đang được nước ta áp dụng triệt để.
Tuy nhiên, với khối lượng chất thải phát sinh khổng lồ, quy trình xử lý còn chưa
đạt hiệu quả cao, nhiều công nghệ đã dấu hiệu lỗi thời. Mặc vậy, những
năm gần đây, nhiều địa phương cũng đã tự chủ được kinh pmua đầu
công nghệ xử lý, nhiều nhà phát minh sáng chế người Việt đã mạnh dạn tìm tòi
nghiên cứu ra những máy móc, thiết bị xử lý hiện đại, bắt kịp với công nghệ
của một số quốc gia. Do đó, việc quan tâm đầu của nước ta hiện nay cho
công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải cũng nên xem là một điểm sáng.
2.2. Những tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt làm được tcũng như nhiều lĩnh vực
khác thì vấn đề bảo vệ môi trường nhất công tác quản chất thải cũng
không thể tránh khỏi những bất cập, hạn chế, trong đó có thể nói đến:
- Đường lối, chính sách của Đảng về bảo vệ môi trường nói chung đã được Nhà
nước ta cụ thể bằng pháp luật. Như đã nói, pháp luật được xem ng cụ hữu
hiệu nhất để giúp chúng ta có những xử sự đúng mực và quan tâm hơn cho môi
trường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà những quy định trong luật hoặc
các văn bản quy phạm khác, hiện nay chưa tính ràng buộc sâu sắc, còn xuất
hiện nhiều mâu thuẫn, lỗ hỏng trong các quy định. Bên cạnh đó, đối với các biện
pháp chế tài thì lại còn nhẹ nhàng so với tầm quan trọng của môi trường mà đặc
biệt là việc xử lý chất thải – nguyên nhân hàng đầy gây ra ô nhiêm môi trường.
- ó chính Vấn đề bất cập tiếp theo phải kđến đ ý thức của người dân. Đây
được xem là thách thức lớn nhất và cũng là yếu tố quan trọng nhất để xử lý chất
6
thải triệt để một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức
được rằng những vấn đề đó quan trọng, vẫn còn đại đa số người dân thờ ơ,
thậm chí tâm đối với môi trường xung quanh mình nên huống chi nói
đến tầm hơn. Một người xả rác, cả gia đình xả rác rồi cả một hội
cũng thế, nếu chưa muốn nói ý thức đã xuống cấp trầm trọng. nhiều lý do
khác nhau về thời gian, công việc v.v. Nhưng nói đến ý thức của người dân thực
sự một áp lực rất lớn đối với công tác quản chất thải, cần phải nghiêm túc
nhìn nhận và đưa ra hướng giải quyết.
- Ý thức, trách nhiệm của chủ phát sinh chất thải mà cụ thể là Doanh nghiệp, nhà
sản xuất. Trong tiến trình đổi mới toàn diện, nước ta đã có những chính sách thu
hút Doanh nghiệp nước ngoài vào đầu song song với việc phát triển doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đôi khi ý thức, trách nhiệm không đi đôi với
những mặt tích cực doanh nghiệp mang lại cho đất nước cụ thể trách
nhiệm đối với môi trường, trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải. Không ít những
doanh nghiệp, nhà sản xuất muốn tối ưu lợi nhuận không màng đến môi
trường, hậu quả để lại khắc phục đối với động thực vật xung quanh, rất khó
đối với sức khỏe con người. Họ đã bị xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau,
điều đó đã gây ảnh hưởng đến chính uy tín của họ, tạo ra làn sóng phẫn không ít
nộ của người dân.
2.3. Những kiến nghị, giải pháp.
Qua những mặt làm được điểm qua một số mặt chưa làm được, nhất thiết
cần phải có giải pháp để khắc phục và phát huy những mặt tích cực như sau:
- Về thi hành pháp luật. Như đã nói phần trên, pháp luật sẽ luôn công cụ
hữu hiệu để chúng ta quản lý và bảo vệ môi trường. Vấn đề cần nói ở đây là tính
cưỡng chế đặc trưng của nó, cần phải áp dụng đúng mạnh mẽ hơn nữa pháp
luật, tăng cường và nâng các biện pháp chế tài. như thế mới tạo được sự răn
đe đủ mạnh đối với các chủ thể có liên quan trong việc quản lý chất thải.
- Cần phải nghiên cứu ban hành thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
- Cần phải vận hành có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật hiện có một cách tối
7
ưu. Bên cạnh đó, cũng phải đẩy mạnh việc nghiên cứu thêm những công nghệ
mới, phù hợp với chi phí sẳn có, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Việc quan trọng hơn hết là phải tăng cường hơn nữa về tổ chức, quản lý, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân. Áp dụng triệt để mọi phương
tiện truyền thông để tuyên truyền giáo dục người dân có lối sống văn minh , nâng
cao ý thức phân loại và xử lý chất thải an toàn, đúng nơi quy định.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Bảo vệ môi trường 2020.
2. Giáo trình luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội.
3. Chính phủ, Nghị định số 40/2019/NĐ CP ngày 13/05/2019 về sửa đổi, bổ -
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường.
4. Phạm Thu Hằng, “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt
Nam hiện nay” (https://tks.edu.vn/thong- -khoa-hoc/chi-tiet/117/822tin ).
5. PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội,“Một số giải pháp
hoàn thiện quy định về quản chất thải của Luật Bảo vệ môi trường” Tạp chí .
Môi trường, số 2/2020.
Câu 2:
1. Phí bảo vệ môi trường loại công cụ được sdụng để giảm thiểu chất
thải.
- Đúng, căn cứ vào điểm a, b, c khoản 2 Điều 136 luật Bảo vệ môi trường 2020
có quy định về phí bảo vệ môi trường, theo đó các chủ thể sẽ chịu phí này khi để
xảy ra tác động xấu đến môi trường, nên đây cũng được xem là một công cụ để
giảm thiểu chất thải.
- . Tuy Mặc dù chưa có một quy định cụ thể nào định nghĩa phí môi trường là
nhiên với những luật BVMT ghi nhận, Chính phủ ban hành nghị định quy
định về mức thu phí đối với từng lĩnh vực hư phí môi trường về nước thải, phí n
đối với khai thác khoáng sản… Đây những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, luôn
phát sinh chất thải và nếu không nghiêm túc, có trách nhiệm xử lý tốt và an toàn
8
thì nguy gây ra ô nhiễm môi trường từ những lĩnh vực này cùng lớn,
ảnh hưởng không nhỏ đối với một bộ phận người dân, xuống cấp cục bộ hoặc
toàn diện môi trường. Nên vấn đề Nhà nước ta quy định về thu pbảo vệ môi
trường bên cạnh thuế bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết, đánh trực tiếp vào
lợi ích kinh tế của chủ thể làm phát sinh chất thải, buộc họ phải thực hiện đúng
quy trình xử lý chất thải. Để từ đó, góp phần vào việc giảm thiểu chất thải đang
có xu hướng tăng nhanh hiện nay.
2. Bảo vệ môi trường là quyền của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình và cá nhân.
- Sai, Căn cứ vào khoản 1 điều 4 luật BVMT 2020 nguyên tắc bảo vệ môi
trường thì Bảo vệ môi trường không chỉ là quyền còn nghĩa vụ trách
nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- luôn quan Đảng Nhà nước ta qua từng giai đoạn đều nhìn nhận dành sự
tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nhất trong những năm gần đây,
đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, mặc dù còn
là một quốc gia đang phát triển, việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, hài
hòa từng lĩnh vực cùng khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực toàn diện, các
giới lãnh đạo nước ta luôn cam kết rằng không đánh đổi môi trường để lấy kinh
tế. mới đây, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã sang Anh dự Hội nghị
thượng đỉnh phát đi thông điệp cam kết của Việt Nam sẽ cố gắng COP26
kiềm chế mức phát thải ròng bằng 0 càng khẳng định mạnh mẽ cho lập trường
nhất quán của nước ta về bảo vệ môi trường nói chung. Bên cạnh đó, xét về vấn
đề luật định trách nhiệm bảo vệ môi trường được Hiếp pháp 2013 ghi nhận thì
không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, tinh thần này cũng
đã được cụ thể hóa để trở thành nguyên tắc tại luật Bảo vệ môi trường. Do đó,
vấn đề ở đây là không chỉ là tuân thủ theo pháp luật mà bảo vệ môi trường cũng
chính là bảo vệ không gian sinh tồn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người
nên việc pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ m rường ôi t
là khách quan, tất yếu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
9
3. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài chỉ
thể được thực hiện khi có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
- Sai.
+ Căn cứ theo khoản 6 điều 6 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo
vệ môi trường của luật Bảo vệ môi trường.
+ Căn cứ vào khoản 3 điều 5 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, Phụ lục I danh
mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được kèm theo Nghị định này. cấm
+ Căn cứ vào danh mục phế liệu được phép nhập khẩu tnước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất được kèm theo Quyết định số 28/2020/QĐ TTg của Thủ -
tướng Chính phủ.
Từ đó, có thể khẳng định rằng việc nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất
thải từ nước ngoài là hành vi bị cấm dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, chỉ có thể
nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài với mục đích cụ thể như sản xuất, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học v.v việc nhập khẩu phế liệu sẽ do Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định cho phép hay không.
- Luật Bảo vệ môi trường quy định cấm nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá
cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức nhưng cho phép nhập khẩu phế
liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Thực tế hiện nay vẫn còn
xảy ra hiện tượng lầm tưởng giữa hai đối tượng này, mặc luật Bảo vệ môi
trường đã nêu ra quy định rất cụ thể để định nghĩa. Đối với chất thải, do tại
sao không cho phép nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh xuất phát từ tính thì
chất nguy hại của nó đối với môi trường con người chúng ta nên pháp luật chỉ
quy định phải biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải. Đối
với phế liệu, do tính chất thu hồi được nên pháp luật cho phép việc thể nhập
khẩu từ một số quốc gia khác để phục vụ cho việc sản xuất nói chung. Tuy
nhiên, hiện nay một số chủ thể không nắm rõ quy định này hoặc thậm chí cố tình
lợi dụng để nhập khẩu chất thải về thay phế liệu. Trong khi các nước khác
phải chật vật tìm cách xử lý chất thải thì chúng ta lại đem về. Quy định pháp luật
thì thật sự không thiếu, về phân loại chất thải phế liệu gì; Danh mục phế
10
liệu được phép nhập khẩu; Quy trình xem xét cấp phép và kcả chế tài xử phạt
khi vi phạm. Nhưng việc các chủ thể vi phạm là vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Có
thể với một số lý do như công tác quản lý của cơ quan nhà nước còn sơ suất, hạn
chế, quy trình xem xét còn rườm rà, phức tạp dẫn đến vấn đề trên vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, mặc cho phép nhập về nhưng bản chất phế
liệu vẫn một cái đó người ta đã bỏ đi, không sdụng nữa, việc nhập
khẩu về phải giới hạn thực sự dùng vào việc sản xuất lại. Vậy những
năm gần đây, Việt Nam chúng ta lại nhập khẩu về tràn lan phế liệu không đủ
tiêu chuẩn, không đúng hạng mục cho phép nhập, ế liệu hàng nghìn container ph
còn tồn đọng tại các cảng biển vẫn chưa tìm được hướng xử khiến Việt ,
Nam chúng ta nguy trở thành “bãi rác” của thế giới. Do đó, cần nghiêm
túc siết chặt lại quy định vnhập khẩu phế liệu, tăng cường kiểm tra để tránh
tuồn chất thải hoặc phế liệu không đủ yêu cầu vào nước ta, hoàn thiện quy định
pháp luật về chế tài xử về hình sự cứng rắn hơn nữa sự phối hợp hiệu
quả giữa các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. Xa hơn, có thể quy định việc
cấm nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh phế liệu tương tự như chất thải
trong tương lai, góp phần giảm nhẹ áp lực phân loại, xử lý chất thải phế liệu
nói chung, bảo vệ tính ổn định của môi trường đang có dấu hiệu xuống cấp của
chúng ta hiện nay.
| 1/12

Preview text:

PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Giảng viên chấm vòng 1
Giảng viên chấm vòng 2 CÂU HỎI Câu 1 (5.0 điểm)
Ta có thể nhận biết chất thải qua những dấu hiệu pháp lý nào? Nêu thuận
lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải tại Việt Nam. Câu 2 (5.0 điểm)
Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích và bình luận theo quy định PL hiện hành:
1. Phí bảo vệ môi trường là loại công cụ được sử dụng để giảm thiểu chất thải.
2. Bảo vệ môi trường là quyền của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân.
3. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài chỉ có
thể được thực hiện khi có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. BÀI LÀM
Câu 1: Ta có thể nhận biết chất thải qua những dấu hiệu pháp lý nào? Nêu
thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải tại Việt Nam.
I. Cơ sở pháp lý quy định về chất thải.
1.1. Dấu hiệu nhận biết chất thải.
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã tiếp thu và kế thừa nhiều quy định từ luật Bảo vệ môi trường 2 1
0 4, trong đó vẫn giữ lại quy định về chất thải và quản lý chất
thải là như thế nào. Cụ thể là tại khoản 18 điều 3 luật Bảo vệ môi trường 2020
có nêu khái niệm về chất thải như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác”.
- Như chúng ta đều đã biết, chất thải chính là nguồn chính gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường, do đó việc nhận dạng được chất thải và cách xử lý như thế
nào là vô cùng quan trọng. Từ định nghĩa đã nêu trên, ta có thể nhận diện và
phân loại chất thải như sau:
+ Căn cứ vào dạng tồn tại, tính chất của chất thải thì chất thải tồn tại dưới các
dạng như: chất thải rắn; chất thải lỏng; chất thải khí (khí thải); dạng mùi; dạng tiếng ồn…
+ Căn cứ vào nơi phát sinh của chất thải, có thể phân loại thành những nhóm
như sau: chất thải công nghiệp; chất thải sinh hoạt; chất thải y tế; chất thải nông
nghiệp; chất thải xây dựng; c ấ h t thải du lịch…
+ Căn cứ vào mức độ mà nó tác động đến môi trường xung quanh, thì chất
thải được chia thành hai loại: Chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Để
dễ dàng tiếp cận hơn thì luật Bảo vệ môi trường cũng đã có nêu định nghĩa như
thế nào là chất thải nguy hại, cụ thể: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc
hoặc có đặc tính nguy hại khác” (khoản 20 điều 3 luật BVMT 2020).
- Với sự nguy hại của nó đối với môi trường thì pháp luật nước ta cũng đã có
quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, chú trong
vào những hành vi xả thải những loại chất thải ra môi trường, cụ thể là ở nhiều 1
khoản thuộc điều 7 luật BVMT 2020:
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không
đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây
nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật
chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành văn bản hợp nhất, mà cụ
thể là Nghị định 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 về quản lý chất thải và
phế liệu. Trong đó đã cụ thể hóa từng loại chất thải là gì, cách thức quản lý chất
thải cũng như quy định trách nhiệm của các bên liên quan rất rõ ràng và cụ
thể…Mặc dù đây là văn bản hợp nhất từ nhiều nghị định trước đây để hướng
dẫn thi hành luật BVMT 2014. Tuy nhiên, do những quy định về chất thải, quản
lý chất thải trong luật BVMT 2020 tương đồng với luật BVMT 2014 và Chính
phủ cũng chưa ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật mới nên văn bản này
vẫn còn hiệu lực thi hành.
1.2. Quy định pháp luật về quản lý chất thải.
- Mặc dù luật BVMT chưa có quy định nào để nêu ra một định nghĩa cụ thể
cho công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên, nếu ta tổng hợp lại những quy định
của luật BVMT 2020 và các nghị định hướng dẫn thi hành, thì có thể cơ bản rút
ra được khái niệm cho quản lý chất thải như sau: “ Quản lý chất thải là toàn bộ
những hoạt động từ khi nó phát sinh đến việc phân loại, giảm thiểu, thu gom, 2
vận chuyển, tái sử dụng, tiêu hủy,…”
- Quản lý chất thải là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mọi cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên
quan đến chất thải và phế liệu ở Việt Nam, trong đó:
+ Đối với các chủ nguồn chất thải, chủ xử lý chất thải, kinh doanh, sản xuất
phải thu gom, xử lý chất thải đúng quy định. Đối với người tiêu dùng cũng phải
có trách nhiệm thải bỏ chất thải đúng nơi, đúng chổ.
+ Đối với cơ quan chuyên môn về môi trường mà cụ thể là Bộ Tài nguyên và
Môi trường, các Sở, các phòng, và Uỷ ban nhân dân các cấp phải có trách nhiệm
hướng dẫn, tạo điều kiện để các chủ thể nêu trên thực hiện nghĩa vụ xử lý chất thải của mình.
- Mỗi loại chất thải khác nhau sẽ có những tác động nhất định hoặc hơn đối với
môi trường. Chính vì thế mà pháp luật nước ta đã có nhiều quy định từ luật,
thông tư, nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm ràng buộc
và tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải được hiệu quả, thực chất.
Do có rất nhiều quy định về quản lý từng loại chất thải nên sẽ chỉ tập trung vào
hai loại chất thải được dựa trên mức độ tác động của nó đối với môi trường, đó
là: Quản lý chất thải thông thường và quản lý chất thải nguy hại.
+ Đối với quản lý chất thải thông thường: Sẽ bao gồm chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trong đó, nhìn chung các quy định của
luật BVMT 2020 hướng đến việc quy trách nhiệm cho các chủ thể sản xuất, dịch
vụ, kinh doanh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình v.v…phải tiến hành
phân loại để giúp cho việc thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy được diễn ra an toàn. (Mục 2, 3 của chương VI
quản lý chất thải và kiểm soát chất ô nhiễm khác).
+ Đối với chất thải nguy hại: Với tính chất và mức độ độc hại của nó nên loại
chất thải này được quy định rất chặt chẽ về điều kiện quản lý, yêu cầu kỹ thuật
đối với từng công đoạn xử lý. Trong đó, phải lập hồ sơ đăng kí thông báo đến
các cơ quan quản lý nhà nước, đủ điều kiện mới được xử lý chất thải này; Việc
bảo quản, lưu giữ trước khi xử lý cũng hết sức cẩn trọng, đảm bảo đúng và đủ 3
các yêu cầu do luật định; Xử lý chất thải nguy hại cũng buộc phải qua những
công nghệ nhất định, phù hợp với đặc tính của chất thải nguy hại để đảm bảo
mọi tiêu chuẩn môi trường; Việc thẩm định, giám sát và quản lý cũng phải do
các cơ quan chuyên môn của lĩnh vực Tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân
dân các cấp thực hiện nghiêm túc. (Mục 4 chương VI luật BVMT 2020).
II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chất thải.
2.1. Những thuận lợi, thành quả đạt được.
- Trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng về đa mặt, đa lĩnh vực. Việt Nam
của chúng ta đã tiếp thu và phát huy những giá trị tốt đẹp của thế giới để xây
dựng đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững. Đẩy mạnh và coi phát triển
kinh tế là trọng tâm, Việt Nam đang dần thích nghi và chuyển đổi có hiệu quả
sang nền kinh tế số. Tuy nhiên, không như một số quốc gia cực đoan khác,
chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, mà từng bước đổi mới theo
từng lộ trình cụ thể nhưng vẫn đảm bảo môi trường được ổn định. Như bao quốc
gia khác, Việt Nam chúng ta hằng năm luôn phải đối mặt với bài toán xử lý chất
thải, do đặc điểm là một nước đang phát triển nên lượng chất thải từ nhiều
nguồn thải ra ngày một nhiều và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đời
sống xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất hình ảnh đối với
bạn bè quốc tế, kìm hãm nguồn thu từ du lịch, kéo giảm sự ổn định của nền kinh
tế. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện được sự sáng suốt của mình, nhận
thức kịp thời về vấn đề môi trường, từ đó đã có những chính sách rất thiết thực
trong việc bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
- Sự đúng đắn, kịp thời của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường mà ở đây la
quản lý chất thải thể hiện qua việc nước ta đã ban hành ra rất nhiều văn bản quy
phạm pháp luật, tạo ra sự ràng buộc đối với các chủ thể có liên quan, tạo ra hành
lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý chất thải. Với hệ thống các văn
bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật đồ sộ, đây sẽ là phương
tiện hữu hiệu điều chỉnh mọi hoạt động quản lý chất thải, bảo vệ môi trường đi
đúng hướng. Bên cạnh đó, việc ban hành ra hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường cũng đã phản ánh được trình độ lập pháp của nước ta ngày càng bắt kịp 4
với xu hướng lập pháp của thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là nó cũng đã thể hiện
sự quan tâm, cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề về môi trường thông qua
những Hiệp định chung mà trong đó Việt Nam chúng ta là thành viên.
- Như đã nêu ở phần trên, trong một thế giới hội nhập, việc tiếp thu và áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều tất yếu, hơn hết là áp dụng vào lĩnh vực
môi trường. Việt Nam của chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cứ trung
bình mỗi năm nước ta phát sinh mấy mươi triệu tấn chất thải gây áp lực không
hề nhỏ đối với công tác quản lý và xử lý chất thải. Nhiều công nghệ xử lý chất
thải được phát triển trong và ngoài nước đang được nước ta áp dụng triệt để.
Tuy nhiên, với khối lượng chất thải phát sinh khổng lồ, quy trình xử lý còn chưa
đạt hiệu quả cao, nhiều công nghệ đã có dấu hiệu lỗi thời. Mặc dù vậy, những
năm gần đây, nhiều địa phương cũng đã tự chủ được kinh phí mua và đầu tư
công nghệ xử lý, nhiều nhà phát minh sáng chế người Việt đã mạnh dạn tìm tòi
và nghiên cứu ra những máy móc, thiết bị xử lý hiện đại, bắt kịp với công nghệ
của một số quốc gia. Do đó, việc quan tâm và đầu tư của nước ta hiện nay cho
công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải cũng nên xem là một điểm sáng.
2.2. Những tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt làm được thì cũng như nhiều lĩnh vực
khác thì vấn đề bảo vệ môi trường mà nhất là công tác quản lý chất thải cũng
không thể tránh khỏi những bất cập, hạn chế, trong đó có thể nói đến:
- Đường lối, chính sách của Đảng về bảo vệ môi trường nói chung đã được Nhà
nước ta cụ thể bằng pháp luật. Như đã nói, pháp luật được xem là công cụ hữu
hiệu nhất để giúp chúng ta có những xử sự đúng mực và quan tâm hơn cho môi
trường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà những quy định trong luật hoặc
các văn bản quy phạm khác, hiện nay chưa có tính ràng buộc sâu sắc, còn xuất
hiện nhiều mâu thuẫn, lỗ hỏng trong các quy định. Bên cạnh đó, đối với các biện
pháp chế tài thì lại còn nhẹ nhàng so với tầm quan trọng của môi trường mà đặc
biệt là việc xử lý chất thải – nguyên nhân hàng đầy gây ra ô nhiêm môi trường.
- Vấn đề bất cập tiếp theo phải kể đến đó chính là ý thức của người dân. Đây
được xem là thách thức lớn nhất và cũng là yếu tố quan trọng nhất để xử lý chất 5
thải triệt để một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức
được rằng những vấn đề đó là quan trọng, vẫn còn đại đa số người dân thờ ơ,
thậm chí là vô tâm đối với môi trường xung quanh mình nên huống chi là nói
đến tầm vĩ mô hơn. Một người xả rác, cả gia đình xả rác và rồi cả một xã hội
cũng thế, nếu chưa muốn nói là ý thức đã xuống cấp trầm trọng. Vì nhiều lý do
khác nhau về thời gian, công việc v.v. Nhưng nói đến ý thức của người dân thực
sự là một áp lực rất lớn đối với công tác quản lý chất thải, cần phải nghiêm túc
nhìn nhận và đưa ra hướng giải quyết.
- Ý thức, trách nhiệm của chủ phát sinh chất thải mà cụ thể là Doanh nghiệp, nhà
sản xuất. Trong tiến trình đổi mới toàn diện, nước ta đã có những chính sách thu
hút Doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư song song với việc phát triển doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đôi khi ý thức, trách nhiệm không đi đôi với
những mặt tích cực mà doanh nghiệp mang lại cho đất nước mà cụ thể là trách
nhiệm đối với môi trường, trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải. Không ít những
doanh nghiệp, nhà sản xuất vì muốn tối ưu lợi nhuận mà không màng đến môi
trường, hậu quả để lại là rất khó khắc phục đối với động thực vật xung quanh,
đối với sức khỏe con người. Họ đã bị xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau,
điều đó đã gây ảnh hưởng đến chính uy tín của họ, tạo ra không ít làn sóng phẫn nộ của người dân.
2.3. Những kiến nghị, giải pháp.
Qua những mặt làm được và điểm qua một số mặt chưa làm được, nhất thiết
cần phải có giải pháp để khắc phục và phát huy những mặt tích cực như sau:
- Về thi hành pháp luật. Như đã nói ở phần trên, pháp luật sẽ luôn là công cụ
hữu hiệu để chúng ta quản lý và bảo vệ môi trường. Vấn đề cần nói ở đây là tính
cưỡng chế đặc trưng của nó, cần phải áp dụng đúng và mạnh mẽ hơn nữa pháp
luật, tăng cường và nâng các biện pháp chế tài. Có như thế mới tạo được sự răn
đe đủ mạnh đối với các chủ thể có liên quan trong việc quản lý chất thải.
- Cần phải nghiên cứu ban hành thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
- Cần phải vận hành có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật hiện có một cách tối 6
ưu. Bên cạnh đó, cũng phải đẩy mạnh việc nghiên cứu thêm những công nghệ
mới, phù hợp với chi phí sẳn có, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Việc quan trọng hơn hết là phải tăng cường hơn nữa về tổ chức, quản lý, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân. Áp dụng triệt để mọi phương
tiện truyền thông để tuyên truyền giáo dục người dân có lối sống văn minh, nâng
cao ý thức phân loại và xử lý chất thải an toàn, đúng nơi quy định.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Bảo vệ môi trường 2020.
2. Giáo trình luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội.
3. Chính phủ, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường.
4. Phạm Thu Hằng, “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt
Nam hiện nay” (https://tks.edu.vn/thong-ti -
n khoa-hoc/chi-tiet/117/822).
5. PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội,“Một số giải pháp
hoàn thiện quy định về quản lý chất thải của Luật Bảo vệ môi trường”. Tạp chí
Môi trường, số 2/2020. Câu 2:
1. Phí bảo vệ môi trường là loại công cụ được sử dụng để giảm thiểu chất thải.
- Đúng, căn cứ vào điểm a, b, c khoản 2 Điều 136 luật Bảo vệ môi trường 2020
có quy định về phí bảo vệ môi trường, theo đó các chủ thể sẽ chịu phí này khi để
xảy ra tác động xấu đến môi trường, nên đây cũng được xem là một công cụ để giảm thiểu chất thải.
- Mặc dù chưa có một quy định cụ thể nào định nghĩa phí môi trường là gì. Tuy
nhiên với những gì mà luật BVMT ghi nhận, Chính phủ ban hành nghị định quy
định về mức thu phí đối với từng lĩnh vực như phí môi trường về nước thải, phí
đối với khai thác khoáng sản… Đây là những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, luôn
phát sinh chất thải và nếu không nghiêm túc, có trách nhiệm xử lý tốt và an toàn 7
thì nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường từ những lĩnh vực này là vô cùng lớn,
ảnh hưởng không nhỏ đối với một bộ phận người dân, xuống cấp cục bộ hoặc
toàn diện môi trường. Nên vấn đề Nhà nước ta quy định về thu phí bảo vệ môi
trường bên cạnh thuế bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết, đánh trực tiếp vào
lợi ích kinh tế của chủ thể làm phát sinh chất thải, buộc họ phải thực hiện đúng
quy trình xử lý chất thải. Để từ đó, góp phần vào việc giảm thiểu chất thải đang
có xu hướng tăng nhanh hiện nay.
2. Bảo vệ môi trường là quyền của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình và cá nhân.
- Sai, Căn cứ vào khoản 1 điều 4 luật BVMT 2020 nguyên tắc bảo vệ môi
trường thì Bảo vệ môi trường không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ và trách
nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Đảng và Nhà nước ta qua từng giai đoạn đều nhìn nhận và luôn dành sự quan
tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nhất là trong những năm gần đây,
đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, mặc dù còn
là một quốc gia đang phát triển, việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, hài
hòa từng lĩnh vực là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực toàn diện, các
giới lãnh đạo nước ta luôn cam kết rằng không đánh đổi môi trường để lấy kinh
tế. Và mới đây, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã sang Anh dự Hội nghị
thượng đỉnh COP26 phát đi thông điệp và cam kết của Việt Nam sẽ cố gắng
kiềm chế mức phát thải ròng bằng 0 càng khẳng định mạnh mẽ cho lập trường
nhất quán của nước ta về bảo vệ môi trường nói chung. Bên cạnh đó, xét về vấn
đề luật định thì trách nhiệm bảo vệ môi trường được Hiếp pháp 2013 ghi nhận
không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, tinh thần này cũng
đã được cụ thể hóa để trở thành nguyên tắc tại luật Bảo vệ môi trường. Do đó,
vấn đề ở đây là không chỉ là tuân thủ theo pháp luật mà bảo vệ môi trường cũng
chính là bảo vệ không gian sinh tồn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người
nên việc pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường
là khách quan, tất yếu, phù hợp với luật pháp quốc tế. 8
3. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài chỉ có
thể được thực hiện khi có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. - Sai.
+ Căn cứ theo khoản 6 điều 6 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo
vệ môi trường của luật Bảo vệ môi trường.
+ Căn cứ vào khoản 3 điều 5 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, Phụ lục I danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu được kèm theo Nghị định này.
+ Căn cứ vào danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất được kèm theo Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đó, có thể khẳng định rằng việc nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất
thải từ nước ngoài là hành vi bị cấm dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, chỉ có thể
nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài với mục đích cụ thể như sản xuất, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học v.v và việc nhập khẩu phế liệu sẽ do Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định cho phép hay không.
- Luật Bảo vệ môi trường có quy định cấm nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá
cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức nhưng cho phép nhập khẩu phế
liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Thực tế hiện nay vẫn còn
xảy ra hiện tượng lầm tưởng giữa hai đối tượng này, mặc dù luật Bảo vệ môi
trường đã nêu ra quy định rất cụ thể để định nghĩa. Đối với chất thải, lý do tại
sao không cho phép nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh thì xuất phát từ tính
chất nguy hại của nó đối với môi trường v
à con người chúng ta nên pháp luật chỉ
quy định phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải. Đối
với phế liệu, do tính chất thu hồi được nên pháp luật cho phép việc có thể nhập
khẩu từ một số quốc gia khác để phục vụ cho việc sản xuất nói chung. Tuy
nhiên, hiện nay một số chủ thể không nắm rõ quy định này hoặc thậm chí cố tình
lợi dụng để nhập khẩu chất thải về thay vì phế liệu. Trong khi các nước khác
phải chật vật tìm cách xử lý chất thải thì chúng ta lại đem về. Quy định pháp luật
thì thật sự không thiếu, về phân loại chất thải và phế liệu là gì; Danh mục phế 9
liệu được phép nhập khẩu; Quy trình xem xét cấp phép và kể cả chế tài xử phạt
khi vi phạm. Nhưng việc các chủ thể vi phạm là vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Có
thể với một số lý do như công tác quản lý của cơ quan nhà nước còn sơ suất, hạn
chế, quy trình xem xét còn rườm rà, phức tạp dẫn đến vấn đề trên vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, mặc dù cho phép nhập về nhưng bản chất phế
liệu vẫn là một cái gì đó mà người ta đã bỏ đi, không sử dụng nữa, việc nhập
khẩu về phải có giới hạn và thực sự dùng vào việc sản xuất lại. Vậy mà những
năm gần đây, Việt Nam chúng ta lại nhập khẩu về tràn lan phế liệu không đủ
tiêu chuẩn, không đúng hạng mục cho phép nhập, hàng nghìn container phế liệu
còn tồn đọng tại các cảng biển mà vẫn chưa tìm được hướng xử lý, khiến Việt
Nam chúng ta có nguy cơ trở thành “bãi rác” của thế giới. Do đó, cần nghiêm
túc siết chặt lại quy định về nhập khẩu phế liệu, tăng cường kiểm tra để tránh
tuồn chất thải hoặc phế liệu không đủ yêu cầu vào nước ta, hoàn thiện quy định
pháp luật về chế tài xử lý về hình sự cứng rắn hơn nữa và có sự phối hợp hiệu
quả giữa các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. Xa hơn, có thể quy định việc
cấm nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh phế liệu tương tự như chất thải
trong tương lai, góp phần giảm nhẹ áp lực phân loại, xử lý chất thải và phế liệu
nói chung, bảo vệ tính ổn định của môi trường đang có dấu hiệu xuống cấp của chúng ta hiện nay. 10