Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Cách mạng xã hội chủ nghĩa có hai nghĩa: Nghĩa rộng : Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và Cùng với quần chúng nhân dân, lao động. Khác xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46672053 Lời mở đầu
1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.1 khái niệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.3 Tính tất yếu của giải pháp cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.4 Điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.Mục tiêu , động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1 Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.2 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.3 Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
3. Liên hệ của cách mạng xã hội chủ nghĩa vào vấn đề ở việt nam Kết luận Tài liệu tham khảo lOMoAR cPSD| 46672053
1.1 khái niệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách
mạng xã hội chủ nghĩa có hai nghĩa:
Nghĩa rộng : Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay
thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc
cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và Cùng với quần
chúng nhân dân, lao động. Khác xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh.
Nghĩa hẹp : Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách
mạng chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động giành
chính quyền, thiết lập lên nhà nước chuyên chính vô sản- nhà nước của
giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Là do mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản quy định, quá trình sản
xuất mang tính xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn cơ bản trong lòng
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã
hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư hữu của
quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa thể hiện ra về mặt xã hội là mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công
nhân và tư sản. Giải quyết mâu thuẫn là động lực chính của cuộc đấu
tranh giai cấp hiện đại và giai cấp công nhân chính là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử ấy.
Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế: tính tổ chức, tính kế hoạch
cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản
xuất toàn xã hội do sự cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa tạo ra. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân với giai cấp tư sản Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong
sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc
một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.
* Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Khi giai cấp công nhân phát triển tự thân, tự giác. , chủ động về cả số
lượng và chất lượng thì giai cấp công nhân trên cơ sở tiếp nhận lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học, tự mình tổ chức ra chính đảng cách mạng tiến
hành tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật
đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
1.3 Tính tất yếu của giải pháp cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa
Mác-Lênin khẳng định, nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng
xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung
của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển
mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay lOMoAR cPSD| 46672053
thế quan hệ sản xuất lỗi thời, không còn phù hợp bằng một quan hệ sản
xuất mới tiên tiến hơn, tất yếu phải dẫn đến cách mạng xã hội.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hoá
cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Mâu thuẫn về mặt kinh tế nói trên đã quy định cách mạng xã hội chủ
nghĩa để xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là một giải pháp tất yếu.
1.4 Điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Điều kiện khách quan của cách mang xã hội chủ nghĩa
Điều kiện khách quan của cuộc cách mang xã hội chủ nghĩa là sự phát
triển của lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản đã đạt đến một trình độ
xã hội hóa cao thúc đẩy mâu thuẫn của nó với quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa đã lỗi thời, lạc hậu ngày càng trở nên gay gắt.
Cùng với mâu thuẫn nội tại thuộc về bản chất của chế độ, chủ nghĩa tư
bản cũng tạo ra xung quanh nó rất nhiều những mâu thuẫn ngày càng trở
nên gay gắt và do đó cũng tạo ra những nhân tố khách quan khác cho sự
bùng nổ của cách mang xã hội chủ nghĩa
Nền sản xuất công nghiệp hiện đại ra đời làm giai cấp thống trị đã giai
cấn lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng
* Điều kiện chủ quan của cách mang xã hội chủ nghĩa suy yếu,
Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất của cách mạng xã hội chủ
nghĩa là giai cấp công nhân phải lớn mạnh, phải trưởng thành về mặt
chính trị, phải tổ chức được chính đáng của giai cấp mình, phải thực hiện
được sự liên minh với những giai cấp, tầng lớp lao động khác dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Chính đảng của giai cấp công nhân phải thực sự cách mạng, trong sạch,
vững mạnh, phải rèn luyện giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, có
khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, có khả năng đập tan một âm mưu
thâm độc và sự chống phá của kẻ thù
Nó là kết quả của một quá trình vận động của các điều kiện khách quan
và chủ quan ở các nước tư bản - đó là: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
với quan hệ sản xuất; mối quan hệ giữa các giai cấp; so sánh lực lượng
giữa cách mạng và phản cách mạng; bối cảnh lịch sử, nhất là nhân tố chủ
thể của cách mạng là giai cấp công nhân phải thực sự lớn mạnh. trong khi đó, hiện nay: lOMoAR cPSD| 46672053
Giai cấp tư sản vẫn còn rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong việc ngăn
chặn phong trào đấu tranh của người lao động, biết áp dụng mọi biện
pháp có thể để điều chỉnh, kìm hãm sự phát triển của các mâu thuẫn
khiến cho các nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn
tại, nhưng không làm xuất hiện những điều kiện cần thiết cho sự bùng nổ của cách mạng.
Giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay - chủ thể của cách ảnh
hưởng của chủ nghĩa cơ hội (hoặc do sự hạn chế và ý thức giác ngộ cách
mạng, ý thức về vai trò lịch sử của mình...), ít nhiều có ảo tưởng về
những cải thiện mà họ được dự phần; Đảng cộng sản ở những nước đó
cũng chưa mạnh, chưa đủsức lãnh đạo giai cấp, chưa có cương lĩnh,
đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, chưa tập hợp được đụng đảo
quần chúng nhân dân lao động...
2.Mục tiêu , động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1 Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu của các mạng xã hội chủ nghĩa là giành chính quyền về tay giai
cấp công nhân , nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân
cùng với quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ , xây
dựng xã hội mới trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội và giải phóng xã hội,
giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2.2 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Động lực tổng hợp của cách mạng xã hội chủ nghĩa là khối đại đoàn kết
toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản của giai cấp công nhân; đồng thời đoàn kết rộng rãi các
lực lượng tiến bộ, dân chủ, yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới cùng
hướng tới mục tiêu: độc lập tự do, dân chủ, tiến bộ, hoà bình và chủ nghĩa xã hội.
2.3 Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. -
Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội
chủ nghĩa là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về
tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người lao động từ
địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục
phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực chất của quá trình
đó là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia
vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước. V.I.Lênin đã luôn luôn
quan tâm tới việc thu hút quần chúng nhân dân lao động Nga tham gia vào lOMoAR cPSD| 46672053
những công việc của Chính quyền Xôviết ở Nga lúc đó, V.I.Lênin cho
rằng: "Các Xôviết công nhân và nông dân là một kiểu mới về nhà nước,
một kiểu mới và cao nhất về dân chủ... lần đầu tiên, ở đây, chế độ dân chủ
phục vụ quần chúng, phục vụ những người lao động...".
Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào
các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản và nhà nước
xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi
mặt cho người dân, đặc biệt là văn hóa chính trị. Bên cạnh đó, đảng và nhà
nước xã hội chủ nghĩa còn phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống pháp
luật, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để nhân dân lao động tham gia
hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước. -
Trên lĩnh vực kinh tế: Những cuộc cách mạng trước đây, về thực
chất chỉ là cuộc cách mạng chính trị, bởi vì, về căn bản, nó được kết thúc
bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thống trị
của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất là có tính chất
kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao
động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho
sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế,
không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là phải thay
đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay
thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế
độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp; thực hiện những
biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, "Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để
từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung
tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... để tăng thật nhanh
số lượng những lực lượng sản xuất".
Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã
hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực
lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó,
từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, do vậy,
năng suất lao động, hiệu quả công việc là thước đo đánh giá hiệu quả của
mỗi người đóng góp cho xã hội. -
Trên lĩnh vực tư tương - văn hóa: Trong những xã hội áp bức bóc lột
trước đây, giai cấp thống trị nắm quyền lực về kinh tế, cũng đồng thời nắm
luôn công cụ thống trị về mặt tinh thần. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp
công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những người lOMoAR cPSD| 46672053
làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là
những người sáng tạo ra những giá trị tinh thần.
Trong điều kiện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.
Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại,
cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa thực hiện việc
giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng
bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao dộng, hình thành
những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh
chính trị, nhân văn, nhân dạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách
đúng đắn mối quan hệ gi ữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có
quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xà hội cũ
thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.