Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Trước khi trả lời câu hỏi thì tớ cũng xin kể một chút về gia đình củabạn ấy được không tại vì trước khi mà có bạo lực xảy ra ấy, như tớ đã nói bạn đấy rất là hạnh phúc, gia đình của bạn ấy giống như những gia đình khác thôi và thậm chí là gia đình văn hóa, gia đình rất là văn minh. Thế nhưng mà theo những gì mà tớ được kể thì bố bạn ấy bắt đầu rơi vào cái con đường đó là cờ bạc. Và sau khi mà về nhà , ban đầu người vợ vẫn rất là bình thường, chỉ khuyên ngăn thôi không có ý định gì cả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417
-chào bạn, thì hiện tại là nhóm mình đang thực hiện bài phỏng vấn sâu là về chủ đề bạo lực gia
đình thì không biết là mình có thể hỏi bạn vài câu được không?
- oke cậu, cậu cứ thoải mái lên nhá
-vậy thì trước khi đến với những cái câu hỏi ở trong bài phỏng vấn này thì bọn mình có thể hỏi
là cậu đã bị bạo lực gia đình hoặc là được chứng kiến hoặc là được chia sẻ từ những người đã
từng là nạn nhân của bạo lực gia đình hay chưa?
-nếu mà nói về bạo lực gia đình thì tớ chưa từng trải qua nhưng mà vô tình thì tớ được anh chị
và bạn- chính là nạn nhân của bạo lực gia đình có từng tâm sự và cũng đã từng chứng kiến
nên có thể tớ sẽ có một vài thông tin dành cho các bạn được -
vậy thì đặc điểm cá nhân của người bị ảnh hưởng thì họ có mang những đặc điểm như
thế nào ví dụ như là tuổi tác hoặc là tính cách hoặc là cảm xúc ở cái thời điểm mà họ chịu cái
sự bạo lực gia đình đấy?
-ý là cái lúc mà bạn ấy bị tác động của bạo lực gia đình thì bạn đấy đang ở độ tuổi nào - ờ oke -
theo những gì mà tớ đã được chia sẻ thì lúc đấy bạn ấy cũng chỉ đang là học sinh lớp
12 và có một người em cũng đang là học sinh lớp 10. Tớ nghĩ là ở cái độ tuổi đó thì họ đủ chín
chắn để có thể chia sẻ được cho tớ về những gì mà các bạn ấy đã từng trải qua -
vậy thì trong cái thời điểm đấy thì tính cách của những người bạn đấy thì họ có những tính cách như thế nào?
-theo tớ thấy thì họ đang ở trong một cái tình trạng đó là sống khá là trầm tính và có thể nói là
có một chút suy tư gì đó mà tớ thấy hơi bí ẩn một chút
-vậy thì ở cái thời điểm đấy thì cảm xúc của những người như vậy thì kiểu họ có thể vui vẻ,
hoạt bát hay là họ thường là trầm lặng hay ngồi một mình, hay suy tư một mình
-với những gì mà tớ quan sát được thì tớ thấy các bạn khá là trầm mặc nếu không muốn nói là
họ khép kín bản thân lại và hơi ít chia sẻ. Tại vì tớ có một tuổi thơ với các bạn ấy cũng rất là
gắn liền với tuổi thơ của các bạn nên là các bạn ấy cũng chia sẻ rất là nhiệt tình
-cảm ơn cậu. Cho mình hỏi là cuộc sống trước khi có cuộc bạo lực gia đình diễn ra thì cuộc
sống của những người đấy, những người bạn của cậu ấy thì nó như thế nào?
-trước khi mà có bạo lực ấy thì gia đình của bạn ấy là một gia đình cực kì là hạnh phúc-theo tớ
cảm nhận là như vậy tại vì thứ nhất là bố mẹ của bạn ấy thì rất là hòa thuận với nhau, cùng
nhau làm ăn kinh tế và tớ chưa từng thấy có bất kì một cuộc cãi vã nào trước đó cả. Và các bạn
ở trong gia đình ý thì các bạn ấy cũng phải nói là những đứa com rất là ngoan, học hành đến
nơi đến chốn rất là chăm chỉ, họ có những thành tích nhất định ở trường và thậm chí là có
những hoạt động rất là năng nổ và hoạt bát ở môi trường đang sống đó là môi trường làng xã
và cả môi trường học tập nữa
-vậy thì nhận thức của bạn về bạo lực gia đình trước khi mà bạn được nghe, được chia sẻ,
được chứng kiến về cuộc bạo lực gia đình diễn ra là gì?
- trước đấy thì tớ chỉ nghĩ bạo lực gia đình chỉ đơn thuần đó là bố mẹ tác động vật lý với nhau
hoặc đơn giản là con cái trong nhà vì tranh chấp đất đai hay là vì một cái mâu thuẫn gì đấy
mà có thể có xích mích. Nói chung là bạo lực gia đình với tớ nó chỉ đơn thuần chỉ là tác động
vật lí lẫn nhau giữa những người có quan hệ trong gia đình với nhau
- vậy thì đối với cậu sau khi mà được chứng kiến, được chia sẻ thì nhận thức về bạo lực gia
đình của cậu có thay đổi gì hay không?
- tớ thấy là có, khá là nhiều ấy. Tại vì như trước đây tớ chỉ bạo lực gia đình là đơn thuần tác
động vật lý. Thì sau khi mà nghe bạn đấy được chia sẻ, nghe bạn đấy tâm sự thì tớ thấy là nó
không chỉ dừng lại ở những cái tác động vật lý mà nó kéo xa hơn đó là những cái ảnh hưởng
đến tinh thần. Ví dụ như là đơn giản chỉ là những cái lời trách mắng một cách quá đáng hoặc
là không có căn cứ và đôi khi chỉ là sự trút giận của người khác ( của bố mẹ, của người lớn)
lên những đứa con hoặc là những cái lời mà những đứa con nói nặng lời với chính cha mẹ
của mình . Tớ thấy đó cũng là một hình thức của bạo lực gia đình. lOMoAR cPSD| 48541417
- vậy thì cuộc sống sau khi cuộc bạo lực diễn ra thì cha mẹ có lời giải thích về điều đó hay
không hay là những cái người bạn đấy được nghe , được tiếp thu về câu chuyện bạo lực gia
đình của mình từ những người khác?
--Trước khi trả lời câu hỏi thì tớ cũng xin kể một chút về gia đình của bạn ấy được không tại vì
trước khi mà có bạo lực xảy ra ấy, như tớ đã nói bạn đấy rất là hạnh phúc, gia đình của bạn ấy
cũng giống như những gia đình khác thôi và thậm chí là gia đình văn hóa, gia đình rất là văn
minh. Thế nhưng mà theo những gì mà tớ được kể thì bố bạn ấy bắt đầu rơi vào cái con đường
đó là cờ bạc. Và sau khi mà về nhà , ban đầu người vợ vẫn rất là bình thường, chỉ khuyên ngăn
thôi không có ý định gì cả. Nhưng mà càng ngày cái sự việc nó diễn ra nó càng kéo dài hơn,
nó miên man và thậm chí nó để lại cái hậu quả rất là nặng nề đó là người chồng đã mang tài
sản của gia đình, mà đã là tài sản của gia đình thì có nghĩa là cả vợ và chồng đều có quyền
quyết định chung nhưng người chồng chỉ vì cái cuộc chơi của mình mà sẵn sàng bán hết tài
sản của gia đình và khiến gia đình rơi vào cái tình cảnh đó là nợ nần, thậm chí là chủ nợ đến nhà đòi.
- Cậu nhắc lại câu hỏi được không?
- Cuộc sống sau khi cuộc bạo lực diễn ra thì cha mẹ có lời giải thích gì về điều đó hay không?
Hay là những người bạn đấy được nghe kể lại từ người khác về cuộc bạo lực?
-Bố mẹ có giải thích cho các bạn ấy hiểu không? Tớ thấy là không. Tại vì những cái lần cãi vã
đấy thì dường như ý, cái ban đầu ý nó sẽ chỉ diễn ra giữa vợ và chồng- giữa hai vợ chồng với
nhau thế nên là họ cứ thế giải quyết xung đột với nhau. Và những đứa con nhìn như thế nào
hoặc là có những hành động như là sợ hãi, khóc lóc hay như nào đấy thì họ cũng gần như
không quan tâm đến. Và họ giống như là phó mặc cho các bạn nhỏ đấy, giống như các bạn nhỏ
đấy không tồn tại, họ chỉ chăm chăm vào cái sự tức giận của bản thân và sự bất mãn của bản
thân để giải quyết với nhau thôi chứ họ gần như không chia sẻ với các bạn nhỏ và không nói
bất kì một điều nào là “ tại sao hôm nay bố mẹ đánh nhau như thế?”, không có một lời giải thích nào hết.
- Vậy thì bạn cảm thấy như thế nào và ra sao sau khi mà cuộc bạo lực diễn ra, sau khi mà
chứng kiến và được nghe kể lại như thế thì bạn cảm thấy như thế nào?
-Bản thân tớ cảm thấy như thế nào? Thứ nhất đó là về gia đình của bạn đấy. Thì tất nhiên là khi
mà đã có bạo lực xảy ra trong nhà thì không thể gọi là một gia đình văn hóa nữa. Mà đã không
là gia đình văn hóa nữa thì những cái người, những thành viên ở trong gia đình đấy họ cũng sẽ
chịu những cái ảnh hưởng. Thứ nhất là vừa những áp lực từ gia đình và những áp lực từ dư
luận xã hội bên ngoài nữa. Thì nếu như ví dụ như là khi mà đã có bạo lực xảy ra thì người
ngoài sẽ nhìn họ, sẽ vô tình gọi những đứa con của họ là con của những người bạo lực:”mày là
con của cái ông đánh nhau hôm qua đúng không?”. Những cái lời ấy nó vô tình áp đặt lên
người con và cái hạnh phúc gia đình nó đi xuống, chắc chắn hạnh phúc gia đình sẽ đi xuống và
ảnh hưởng không chỉ là đến tâm sinh lý mà đôi khi nặng hơn là ảnh hưởng đến cả thể xác của
những thành viên trong gia đình đó.
- Vậy thì theo bạn, liệu có phải gia đình nghèo hay nói cách khác là nền kinh tế của gia đình
đấy nó không được khá giả là nhân tố tạo nên tính bạo lực gia đình hay là ngay kể cả những
gia đình mà có nền kinh tế khá giả thì cũng sẽ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình hay không? -
Tớ sẽ không trả lời đúng hoặc sai tại vì theo tớ cái vấn đề mà kinh tế gia đình có khó khăn
hay không nó dẫn đến bạo lực gia đình thì nó không thể theo suy nghĩ một chiều được tại vì
cái vấn đề bạo lực gia đình theo tớ được biết thì nó không chỉ xảy ra ở những gia đình có
hoàn cảnh khó khăn mà ngay cả những gia đình khá giả cũng xảy ra. Vấn đề kinh tế tất nhiên
tớ nghĩ nó sẽ là một trong những cái yếu tố hàng đầu thế nhưng mà nó không phải là yếu tố
quyết định hết tại vì ví dụ như mà gia đình nghèo khó, như các cậu nói gia đình nghèo khó có
phải là nhân tố dẫn đến bạo lực gia đình không thì tớ trả lời là có. Tại vì cái vấn đề khi mà
cơm áo gạo tiền nó không được giải quyết, thế là sinh ra bắt đầu xảy ra những cái bức xúc.
Và cái sự thiếu thốn đấy nó sẽ dẫn đến cái áp lực vô hình ở trong cuộc sống của họ và họ đôi
khi không thể thấu hiểu cho nhau, họ không thể đồng cảm với nhau được thì nó sẽ dẫn đến lOMoAR cPSD| 48541417
bạo lực ra đình. Thế nhưng mà những cái gia đình khá giả thì vẫn xảy ra bạo lực gia đình. Ví
dụ như là tớ có thể nói đơn giản ví dụ như là cả vợ cả chồng đều ra ngoài kiếm tiền đều có
công ăn việc làm ổn định và đều có tài chính ổn định. Thế nhưng mà khi mà về đến nhà, họ
giống như là họ không thể chấp nhận được cái người bạn đời của mình, họ cảm thấy khó
chịu khi mà có cái người bạn đời của mình ở lại. Đấy là khi họ không còn thấu hiểu cho nhau
, họ không còn tình cảm với nhau nữa, họ cảm thấy giống như là mỗi lần về nhà mà nhìn thấy
vợ, thấy chồng của mình, rồi nhìn thấy một người nào đó trong gia đình của mình nó không
vui, nó giống như là một cái áp lực vô hình chung tạo nên cái sự bức xúc, cái sự ức chế ở
trong bản thân họ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà dẫn đến bạo lực gia đình.
Vậy nên là bạo lực gia đình nó không xuất phát hoàn toàn từ việc giàu hay nghèo mà tớ nghĩ
là một phần nữa là vì sự thấu hiểu của những thành viên trong gia đình đối với nhau.
-Vậy thì theo cậu thì cái sự bạo lực gia đình đấy thì nó có phải là được dẫn đến không chỉ là về
sự thấu hiểu trong gia đình mà nó còn là sự áp lực từ công việc này cũng như thể là áp lực từ
mọi người xung quanh, từ những lời nói xung quanh hay ngay kể cả chính con cái của mình ấy,
khi mà những đứa con không chịu nghe lời bố mẹ hoặc là những mối quan hệ trong gia đình
như kiểu mẹ chồng nàng dâu thì nó có phải là một cái yếu tố để mà dẫn đến bạo lực gia đình hay không?
-Cái này thì tớ sẽ xin phép trả lời là có. Tại vì cái việc bạo lực gia đình như tớ đã nói rồi nó
không phải là đến từ kinh tế. Những cái mối quan hệ ý ví dụ như là nói tác động từ bên ngoài đi
thì khi mà ví dụ như một người vợ họ không có chính kiến thì khi mà nghe người khác nói về à
hôm nay chồng của bà đi này đi kia này, ví dụ như hôm nay chồng của bà đi gặp đối tác và vô
tình là đối tác nữ thì nếu mà người vợ nghe người khác kể lại:” hôm nay tao thấy chồng mày đi
cùng cái bà này này, quấn quýt với nhau lắm”. Thế xong rồi cái bà vợ đấy nếu như mà không
đủ thấu hiểu cho người chồng của mình, trong đầu chỉ suy nghĩ một mực là:”ờ, ngoại tình, đúng
rồi , ngoại tình chỉ có thể là ngoại tình thôi”, họ không có một cái sự tìm hiểu, không có một sự
thấu cảm nào thì nhất định là sẽ về nhà, sẽ kiếm chuyện với chồng. Đấy là người chồng lại còn
đang đi làm để nuôi gia đình như thế, đang áp lực như thế lại còn chịu đựng cái sự cằn nhằn
của vợ. Chắc chắn là cái việc bạo lực gia đình nếu như hai người đấy không thể giữ bình tĩnh,
dung hòa cho nhau thì chắc chắn là sẽ gây nên bạo lực. Đó là tác động từ bên ngoài, còn ví dụ
như là tác động từ bên trong đi, những đứa con mà đôi khi những người lớn mà họ không đủ
kiên nhẫn với chính con của họ, họ không đủ cái sự đồng cảm hay thấu cảm nào đấy ví dụ như
là con của họ vô tình hôm nay được điểm kém mà trong khi trước đấy học rất là tốt và vô tình
một ngày nào đấy bạn ấy bị điểm kém thì bố mẹ lại mặc định là à mày lại ham chơi đúng không,
mày lại nghịch mày không chịu học đúng không. Nếu như mà họ dành thời gian để tìm hiểu con
mình đang như thế này, đang như thế kia, đang gặp vấn đề gì, họ nói chuyện họ tâm sự họ giãi
bày với nhau thì đôi khi là cái vấn đề đấy sẽ được giải quyết. Còn nếu như mà họ chăm chăm
một điều đó là à tại sao mày lại ham chơi như thế, tại sao cái quãng thời gian mà tao bỏ tiền ra
cho mày đi học thêm như thế mà mày lại không học. Đấy cũng sẽ là một trong những cái yếu tố
mà gây nên bạo lực gia đình.Đó sẽ là một phần của bạo lực tinh thần. Còn về mối quan hệ về
mẹ chồng nàng dâu thì tớ khẳng định một điều, không nói tất cả nhưng mà khẳng định một điều
là có vì những gì mà tớ đã được chia sẻ lại thì tớ cảm nhận là có.Ví dụ như là nhà của cái gia
đình của một bạn đã kể lại với tớ thì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở trong gia đình đấy nó
khá là gay gắt. Thứ nhất đó là mẹ chồng, chồng của cô ấy đã không phải là con ruột của bà rồi,
khi mà lập gia đình với nhau rồi thì trong gia đình có quan hệ ba đời là có bà, có vợ chồng và
con cái thì khi người mẹ chồng rất là khó tính và luôn luôn tạo ra những cái áp lực cho con dâu
của minh. Những cái áp lực đôi khi nó không đáng được xảy ra, cái sự vô lý nó đạt đến mức
quá đáng thì nàng dâu bắt đầu có một cái gì đấy rất là khó chịu ở trong người. Thì khi mà cầu
cứu đến chồng thì người chồng lại vô cảm, cái sự vô cảm của người chồng giống như tạt một
gáo nước lạnh vào cái niềm hy vọng của người vợ ở trong gia đình. Và tiếp đấy, giống như tớ
nói, cái gia đình đấy quan hệ của chồng và bà thì lại là quan hệ của một người là dì ghẻ và con
chồng. Thì cái mối quan hệ đây nó lại càng khó để gắn kết với nhau hơn, bà vẫn tiếp tục tạo lOMoAR cPSD| 48541417
những áp lực cho người chồng, từ đó lại suy ra một cái vòng xoáy đó là chồng sẽ nghĩ là do tại
vì con dâu nên là bà khó chịu, bà khó chịu bà tác động đến mình, xong mình lại quay sang mình
khó chịu với vợ của mình. Vô hình chung là trong gia đình đấy đã tạo nên một cái vòng lặp mà
cả vợ cả chồng cả mẹ chồng đều khó chịu với nhau, đều rất là khó ở với nhau. Thế nên là cái
việc mà xảy ra xung đột thì nó cũng chỉ là một sớm một chiều, chắc chắn là sẽ xảy ra. Đó là
những cái yếu tố mà tớ nghĩ là cả bên trong, bên ngoài và nói đến mẹ chồng nàng dâu cũng là
một trong những yếu tố gây nên bạo lực gia đình.
-Vậy thì lời nói của những người xung quanh nó có tác động đến những cái người con ở trong
gia đình xảy ra bạo lực gia đình hay không? Và nếu mà có thì nó sẽ tác động như thế nào? -
Theo nhận định của tớ thì tớ sẽ khẳng định là có. Khi mà một gia đình mà đã có bạo lực thì
những cái lời nói bên ngoài nó đều trở thành những cái lời rất nhạy cảm. Ví dụ như chỉ đơn
giản giống như cái bạn đã chia sẻ với tớ thì gia đình bạn ấy có ba đứa con.Đầu tiên là cái bạn
nhỏ nhất năm đấy đang là học sinh lớp một và bố mẹ bạn đấy có xảy ra xung đột, bạo lực lẫn
nhau khá là lớn nên là mọi người ai cũng biết. Nhưng mà abnj đấy chỉ là một học sinh lớp một,
ở cái lứa tuổi mà quá ngây thơ để hiểu thế nào là bạo lực gia đình. Thì khi mà đi học, nếu như
mà những đứa trẻ bằng tuổi họ chỉ vô tình hỏi là “hôm qua bố mẹ cậu đánh nhau à?” thì đôi khi
ở cái tuổi vô tư đấy thì các bạn ấy sẽ trả lời rất là hồn nhiên”ừ hôm qua bố mẹ tao như này như
kia “, bạn đấy vẫn rất sẵn sàng để chia sẻ . Thế nhưng mà khi mà một người lớn, có thể là họ
vô tình hoặc là họ cố tình như nào đấy, họ hỏi là” ơ bé ơi thế hôm qua bố mẹ con đánh nhau
à?” thì trong đầu đứa trẻ ấy họ có suy nghĩ là đến người lớn hỏi vấn đề đấy thì có nghĩa là cái
vấn đề đấy đủ nghiêm trọng, sẽ bắt đầu suy nghĩ lại, sẽ không phải là sự đùa cợt giống như là
bạn bè hỏi nữa mà bạn ấy sẽ suy nghĩ là” ồ hôm qua bố mẹ mình đánh nhau, tại sao các cô
đều biết và tại sao các cô lại hỏi lại mình ?” Thì theo những gì mình quan sát được thì bạn đấy
gần như là đã rơi vào một tình cảnh là trầm mặc xuống và suy nghĩ, bắt một đứa trẻ lớp một
phải suy nghĩ về cái hành động của bố mẹ mình thì thật sự đây là một tội ác. Còn đến anh trai
cả cả bạn đấy thì lúc đó anh ấy cũng đã trên 18 tuổi thì tớ nghĩ là ở cái tuổi đấy anh ấy đã đủ để
nhận thức được là cái hành động của gia đình mình đang xảy ra như thế nào thì anh ấy gần
như là nếu mà trước đây, trước đây tuổi thơ của tớ thì gắn liền với anh khá là nhiều thế nên là
rất là hiểu về con người anh đấy rất là thoải mái, vô tư, nhiệt tình thế nhưng mà khi mà cái vấn
đề bạo lực nó xảy ra rồi thì anh bắt đầu sống thu mình lại hơn, khép kín hơn và không còn
muốn chia sẻ với người khác nữa. Rất là sợ phải tiếp xúc với người khác vì anh chỉ sợ một lần
anh nói là anh chỉ sợ là khi một cuộc chơi đang diễn ra rất bình thường thì bỗng dưng có người
hỏi là bố mẹ mày dạo này sao rồi, bố mẹ mày dạo này còn đánh nhau không. Những cái lời đó
thì không biết là cái sự quan tâm hay cái sự chế giễu nhưng mà thật sự là sẽ ảnh hưởng đến
tâm sinh lý của anh rất nhiều và tất nhiên là anh đấy đã có một sự thay đổi rất là lớn: từ một con
người hoạt bát như vậy và anh ấy sống trầm tính lại như vậy có thể nói là cái bạo lực gia đình
ảnh hưởng đến anh rất là nhiều. Và tiếp theo là có một bạn nữ nữa ở cái tuổi đang lớn, đang ở
cái tuổi cũng gọi là cập kê rồi thì cũng có người này người kia tìm hiểu thế nhưng mà trong đầu
của em đấy, em đấy có chia sẻ là” em luôn có suy nghĩ là nếu như mà em xác lập một mối quan
hệ với một người thì lỡ đâu sau này người đấy cũng giống như bố mình đánh mẹ mình thì mình
cũng là nạn nhân của cái người đấy hoặc lỡ đâu mà mình lấy phải một người mà họ sau này họ
lại đánh mình như thế. Bắt đầu bạn đấy có cái mặc cảm và sợ hãi thế là cái thanh xuân của bạn
đấy trôi qua. Người ta bảo thanh xuân thì có một chút tình yêu thì nó sẽ đẹp và bạn đấy không
còn dám mở lòng với ai cả, bạn đấy luôn mặc định một điều là tất cả đàn ông trên thế giới này
sẽ đối xử với mình giống như là bố mình đã đối xử với mẹ mình. Thế là bạn đấy có cái sự suy
nghĩ, ít nhất là suy nghĩ và sự sợ hãi nào đó nhất định ở trong bản thân. Tớ nghĩ đó là những
ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến các con ở trong gia đình
-Vậy thì cái cuộc bạo lực đấy thì nó diễn ra một cách thường xuyên hay là nó chỉ diễn ra một vài lần thôi?
-Tớ xin phép được lấy ví dụ quay trở lại với ví dụ của bạn bạn đã tâm sự với tớ thì gia đình bạn
đấy nếu trước kia tớ cũng thấy khá là bất ngờ tại vì trước kia là một nhà văn minh như vậy thì lOMoAR cPSD| 48541417
đến bây giờ lại xảy ra xung đột thì ban đầu nó cũng chỉ là một vài lần thôi nó chỉ thi thoảng, gọi
là rất rất lâu có khi là vài tháng trời thậm chí là một năm hai ba năm gì đấy mới xảy ra một cuộc
xung đột nhẹ nhàng, nó vẫn có thể giải quyết được. Thế nhưng mà càng về sau thì những cái
lần xung đột đấy, những cái lần bạo lực đấy nó diễn ra thường xuyên hơn, nhiều hơn và cái
mức độ tác động nó bắt đầu lớn hơn không chỉ dừng lại ở những lần cãi vã nữa mà nó bắt đầu
đi xa hơn ví dụ như là đập đồ đạc, tiếp theo xa hơn nữa đó là đánh cả vợ đánh cả con thậm chí
cả những đứa trẻ vô tội, vô tình về nhà đi học về gặp bố mẹ đang bạo lực thì cũng bị chịu ảnh
hưởng, cũng bị chịu tác động. Thế nên là nói về cái việc có thường xuyên hay không thì tớ nghĩ
là theo thời gian, theo cái mâu thuẫn đấy nó được giải quyết hay chưa. Nếu cái mâu thuẫn đấy
nó càng ngày càng lớn thì cái mức độ bạo lực nó sẽ xảy ra càng ngày càng nhiều hơn.
- Vậy thì giao tiếp trong gia đình sau khi mà cuộc bạo lực diễn ra thì nó như thế nào -Theo
những gì tớ cảm nhận được thì tớ thấy là ban đầu thì sẽ còn vài lần nói chuyện để hỏi những
việc nhất định phải hỏi và sau dần dần đấy gần như là ngôi nhà sẽ rơi vào chìm trong im lặng,
không còn bất kì một lời chia sẻ nào nữa. Vì nếu như mà đã có bạo lực xảy ra mà không được
giải quyết thì những người trong gia đình với nhau họ sẽ coi giống như cái người đã bạo lực
mình giống như là kẻ thù vậy. Nhưng mà kẻ thù này thì mình không thể nào tiêu diệt một cách
nhanh chóng được bởi vì ít nhất là trong xã hội thì họ vẫn là mối quan hệ huyết thống với nhau
nên là họ vẫn phải chấp nhận sống. Chính vì họ phải chấp nhận sống như thế, họ chấp nhận
sống nên là những cái mà họ trải qua sẽ giống như là địa ngục, họ sẽ dừng cái việc giao tiếp lại
với nhau và cố gắng sống giống như người khác đang tàng hình. Thì mới đầu thì có thể là bố
mẹ vẫn sẽ giao tiếp với các con vì đấy là trách nhiệm và là nghĩa vụ của họ, họ có trách nhiệm
yêu thương con cái của họ nên là họ vẫn sẽ giao tiếp với con của mình. Thế nhưng mà dần dần
họ bắt đầu có cái mặc cảm con của mình cũng chính là con của kẻ thù , của cái người mình đã
bạo lực và mình đã bị bạo lực đấy thế vô hình chung là cái sự không giao tiếp, không chia sẻ
với nhau dần dần lại tạo nên một cái bức tường chắn cảm xúc lại và không có sự chia sẻ,
không có sự đồng cảm với nhau. Nói tóm lại là ở trong một cái gia đình bạo lực thì những cái
lần giao tiếp nó sẽ ít dần ít dần và thậm chí sẽ trở về con số không, không còn bất kỳ một ai nói chuyện với ai nữa
-Vậy thì bạn nghĩ gì khi mà những người con đấy sống ở trong đấy, khi mà lớn lên thì họ sẽ
phát triển như thế nào? Bạn nghĩ gì về điều đấy?
-tớ nghĩ là tớ khẳng định một điều đó là ảnh hưởng tiêu cực. Với những gì mà tớ đã được
chứng kiến và được nghe tâm sự thì đó là những ảnh hưởng cực ký tiêu cực. Nó có thế biến
một người đang ở trạng thái rất là bình thường, thậm chí là đang rất là sôi nổi hoạt bát và có
một khát vọng nào đấy đang rất là có khát vọng có ước mơ, tuổi trẻ đang rất là nhiệt huyết của
mình thì khi mà chứng kiến cảnh bạo lực đấy thì bản thân họ thu mình lại, chính vì thu mình lại
cho nên là họ tạm gác lại ước mơ của mình và bắt đầu thay vì dành thời gian để phát triển bản
thân thì họ lại dành cái thời gian ấy họ lại ngồi sống trong cái cảm giác tiêu cực, đắm chìm trong
những cái sự tiêu cực mà gia đình của họ mang lại. Và những cái lời chỉ trích đấy dần dần cũng
trở thành những cái vết thương vô hình trong người họ. Thế nên là tớ nghĩ chắc chắn là có ảnh
hưởng rất lớn đến các bạn đấy. Nếu theo một hướng tiêu cực thì sẽ biến một người từ cái sự
năng động hoạt bát trở thành một người trầm tính hơn thậm chí là có những bạn nặng hơn có
thể gây nên cái sự ức chế trong tinh thần dẫn đến trầm cảm, tự kỷ và có thể dẫn đến tự tử nếu
như cái trường hợp đấy nó diễn ra quá là sâu sắc. Còn một số ít trường hợp họ có suy nghĩ
tích cực hơn,thì tớ nghĩ chỉ là một số ít thôi ,khi mà họ đã sống trong một cái gia đình mà bị bạo
lực như vậy họ sẽ cố gắng nếu mà họ nếu những đứa con đấy họ nhận ra được cái vết xe đổ
của cha mẹ mình thì họ sẽ cố gắng làm một cái điều gì đó để sau này thứ nhất là mình sẽ bù
đắp lại cho ví dụ như bố bạo lực mẹ thì họ sẽ cố gắng làm mọi thứ để bù đắp lại cho mẹ của
mình, để thay cha mình làm cái việc mà ông ấy không làm được. Và họ sẽ có suy nghĩ là ừ nếu
như mà gia đình của mình đã không được hạnh phúc như thế thì sau này khi mà mình lập gia
đình rồi mình phải có trách nhiệm với gia đình của mình hơn, mình phải có suy nghĩ là không
thể nào giống như cha mẹ mình ngày xưa được. Đấy là hai hướng mà tớ đang nghĩ là nó sẽ lOMoAR cPSD| 48541417
xảy ra, tớ nghĩ cái phương hướng tiêu cực thì nó sẽ lớn hơn là tích cực
-Vậy thì nếu là bạn, khi mà sống trong một gia đình như thế thì bạn muốn trở thành một người
như thế nào trong tương lai, sau khi mà lớn lên?
-Với bản thân tớ thì tớ sẽ đi theo hướng tích cực nhiều hơn tại vì nếu như mà bản thân tớ đã
phải chịu những cái sự tổn thương từ gia đình, những cái áp lực từ tuổi thơ đã gắn liền với bạo
lực có thể là tớ sẽ bị ám ảnh khá là nhiều, sẽ rất là bị ám ảnh. Thế nhưng mà tớ không nghĩ là
mình sẽ thu mình lại hoặc là sẽ làm một điều tương tự nào đó với tương lai của mình. Tớ nghĩ
là mình sẽ cố gắng để một tương lai tốt đẹp hơn. Trước hết nếu mà nói về làm như thế nào thì
tớ nghĩ là bản thân mình nên học cách thấu hiểu bản thân người khác hơn, đầu tiên là phải
thấu hiểu người khác bởi vì không ai có thể hiểu hết cho bản thân mình, không ai hiểu được
mình và mình cũng không thể hiểu được hết người ta. Nên là mình cần phải học cách thấu hiểu
người ta hơn. Tớ nghĩ là đã nói đến hạnh phúc gia đình thì tớ đang nghĩ đến bạn đời. Thì tớ
đang nghĩ là bạn đời đầu tiên là chúng ta không nên quá là phó mặc cho cái việc tìm kiếm một
người bạn đời, chúng ta phải có trách nhiệm với cái người mà mình đang tìm hiểu. Đừng cố
chấp là vì người ta giàu hay là vì cái điều gì đấy mà chúng ta cứ cố chấp đi theo họ mà bản
thân chúng ta không hợp với nhau thì sau này chắc chắn là một cái gia đình tan vỡ nó sẽ xảy
ra.Tiếp theo là đến cái phần tớ nghĩ là phải ít nhất là phải thấu hiểu bản thân của mình, phải
vượt qua được khỏi những cái tiêu cực ở quá khứ để chắc chắn một điều là làm đủ mọi cách
để nó không lặp lại ở tương lai nữa. Ví dụ như là khi mà lập gia đình rồi thì chúng ta tất nhiên là
sẽ không thể tránh khỏi những cái lần mâu thuẫn với nhau nhưng mà những cái lần mâu thuẫn
đấy thì tốt nhất là chúng ta nên tìm một cái hướng giải quyết mà tránh xa cái việc bạo lực., cho
dù là cả bạo lực tinh thần hay là bạo lực tác động về vật lý thì thay vì chúng ta cứ có chuyện gì
chúng ta lôi nhau ra để cãi vã hoặc là chửi bới hoặc là có những cái hành động nó thiên về
hướng bạo lực thì tớ nghĩ là chúng ta sẽ tìm cái hướng là chúng ta ngồi lại với nhau, tìm hiểu
xem là cái việc sai ở đâu, đúng ở đâu và chúng ta sẽ tìm hướng giải quyết. Còn nếu như mà cái
việc vô tình mà cái việc bạo lực nó đã xảy ra trong gia đình rồi thì tớ nghĩ là mình sẽ tìm mọi
cách để không ảnh hưởng đến những đứa trẻ vì những đứa trẻ rất là vô tội , chúng không làm
gì để mà bản thân mình phải chịu những cái tổn thương do bố mẹ của chúng gây ra cả. Nếu
như có bạo lực xảy ra trong gia đình thì thứ nhất là người vợ và người chồng phải có trách
nhiệm giải quyết riêng với nhau. Thì tớ nghĩ là tớ sẽ theo cái hướng là nuôi dạy con. Đầu tiên
đó là giáo dục cho con biết thế nào là bạo lực gia đình và những cái tác hại mà nó gây đến để
các con có thể suy nghĩ về cái việc nuôi dưỡng tình cảm, phòng tránh đến mức tối đa nhất cái việc bạo lực xảy ra -
Vậy thì có điều gì khác mà bạn muốn chia sẻ đến buổi phỏng vấn ngày hôm nay hay
không? -Sau những gì mà tớ đã được nghe và tớ kể lại cho các cậu nghe thì tớ cảm thấy ở
trong bản thân tớ có một sự thấu cảm hơn, sự thấu cảm nhất định đối với những người mà đã
chịu qua bạo lực gia đình, đặc biệt là những đứa con. Họ thật sự là những đứa trẻ quá là vô tội,
quá là đáng thương. Tại sao mà phụ huynh, bố mẹ của chúng gây ra chuyện mà chúng lại phải
chịu những cái tổn thương mà bố mẹ của mình mang lại, tớ có một sự thấu cảm nhất định với
họ. Tớ nghĩ là nếu như không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ cho mình thế nhưng mà khi mà
được họ chia sẻ tớ sẽ cố gắng làm mọi cách thứ nhất là an ủi, đồng cảm hết mức có thể để có
thể chia sẻ cùng họ một phần nào cái nỗi buồn đấy. Và sau khi mà nói về cái bạo lực gia đình
thì bản thân tớ cũng phải có một phần trách nhiệm trong gia đình tại vì ví dụ nếu như bố mẹ đã
có xung đột với nhau thì những đứa con luôn là cầu nối giữa hai người vì khi mà bố không nói
chuyện với mẹ và mẹ không chia sẻ với bố thì nếu như mà qua một đứa trẻ, đứa trẻ vô tôi đấy
thì họ chỉ vô tình tâm sự với mẹ để mình hiểu hơn về những cái mẹ đang phải chịu đựng, mẹ
đang phải chịu đựng những gì và mình nghe bố nói để bố biết là những khó khăn mà bố đang
gặp phải và có thể là mình sẽ phân tích một chút về cái tình cảnh hiện tại và có thể làm một
điều gì đó như là gắn kết hai người với nhau bằng những cái việc tâm sự để tâm sự với mẹ về
bố hoặc tâm sự với bố về mẹ để họ có thể hiểu hơn về đối phương của mình, về những áp lực
mà họ đang phải trải qua nên là sẽ cố gắng, cố gắng hết sức để có thể gắn kết gia đình lại với lOMoAR cPSD| 48541417
nhau. Và sau khi mà nói về bạo lực gia đình thì tớ lại cảm thấy bản thân mình rất là hạnh phúc
khi mà được sống trong một gia đình rất là hòa thuận, bố mẹ rất là yêu thương nhau và các con
rất là đồng cảm, thấu hiểu cho bố mẹ -
Vậy thì theo bạn thì cái sự thông cảm, chia sẻ ấy nó không chỉ đến từ mối quan hệ trong
gia đình mà nó có cần đến từ những mối quan hệ xung quanh, từ người thân ví dụ như ông bà,
anh chị em họ hàng, các bác các chú các gì không? Hay nó chỉ quy hẹp trong một gia đình thôi,
ở phạm vi là một gia đình thôi hay là ở trong dòng họ thì mọi người cũng cần phải có sự chia
sẻ, cũng cần phải có sự thông cảm để từ đấy mà tránh đến những cái tình trạng mọi người
không thấu hiểu nhau từ đấy dẫn đến những cái suy nghĩ, những cái tác động nó không được
lành mạnh cho lắm giữa những các thành viên.? -
Tớ nghĩ là có. Đôi khi là những cái tác động từ bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến gia
đình , đặc biệt là đối với những người thân thiết của họ như là ông bà, anh chị em của mình đôi
khi là chỉ kiểu ví dụ như là những cái xung đột nhỏ nhỏ nó xảy ra nhưng mà người nhà của
mình họ chỉ vô tình thôi thêm một câu bớt một câu, vợ chồng lại bắt đầu suy nghĩ, khó thấu hiểu
với nhau thế nên cái việc gây nên rạn nứt gia đình cũng rất dễ xảy ra. Ví dụ như tác động một
chiều ví dụ như ông bà với cả con dâu của mình thì với những gia đình bình thường tớ không
nói làm gì nhưng mà với những gia đình mà không ưa con dâu của mình thì họ sẽ cố gắng làm
một cái gì đấy mà chuyện bé xé ra to, nó như cái chuyện mà nó không hề tồn tại với chồng của
cô ấy nói lại với con trai của mình về con dâu, nếu như người chồng không đủ chứng kiến để
mà nhận định được cái việc đấy là đúng hay sai thì cái xung đột có thể xảy ra lúc ấy, và
người vợ là người sẽ phải chịu đựng những cái oan ức đấy nhưng mà không một ai có thể giãi
bày được tại vì đang về nhà chồng mà chính cả người họ hàng trong nhà chồng, người nhà
của chồng còn không thấu hiểu cho mình sau đó đến chồng không thấu hiểu cho mình thì thật
sự sống trong một cái nhà như vậy thì nó đã là một cái nỗi bạo lực rồi. Theo tớ là như vậy -
Vậy thì như bạn đã chia sẻ thì những cái gia đình bạo lực, những cái đứa con mà ở
trong những cái gia đình mà diễn ra cuộc bạo lực thì nó có chịu tác động từ những lời nói của
những người bên ngoài, của những người xung quanh. Vậy thì bạn có nghĩ rằng là những gia
đình mà có bạo lực gia đình nó có tác động trở lại với mọi người xung quanh và môi trường
sống , những người xung quanh của họ hay không?
-Thì tớ sẽ phân tích cái việc tác động đấy theo hai chiều. Thứ nhất về mặt tích cực khi mà
những người hàng xóm bên cạnh họ có đủ nhận thức , nhìn vào đó giống như là một bài học để
họ tránh xa những cái việc bạo lực đấy. Vì khi họ nhìn thấy được những cái tác động xấu như
thế, họ nhìn thấy con cái của cái gia đình bị bạo lực đấy bị chịu tổn thương từ xã hội, xã hội hắt
hủi , nhìn được những cái tác động xấu đấy thì họ sẽ có ý thức hơn về việc bảo vệ mái ấm gia
đình mình. Họ sẽ ý thức được cái việc là phải biết nhường nhịn nhau hoặc là làm thế nào đấy
để hạn chế nhất cais việc bạo lực gia đình xảy ra. Đó là về hướng tích cực. Còn nếu về hướng
tiêu cực thì nếu như mà những người xung quanh họ không đủ nhận thức được là cái việc bạo
lực gia đình của gia đình đấy nó đang xấu thì họ vô tình tác động đến họ, họ sẽ nói với con họ
là ồ mày thấy chưa gia đình này cái con này là con của cái ông mà đánh nhau, đừng có chơi
với nó, nó cũng giống như bố mẹ nó thôi kiểu gì thì cũng đánh nhau thôi cũng chả ra cái gì đâu.
Họ khuyên con khuyên cháu của mình không chơi với những bạn như thế và thậm chí là né xa
gia đình đấy ra và tạo ra cái bức tường ngăn cách gia đình đấy với xã hội bên ngoài . Thì tớ
nghĩ đó là cái tác động tích cực và tiêu cực của bạo lực gia đình tác động đến với môi trường bên ngoài -
Cảm ơn những sự chia sẻ cũng như là suy nghĩ mà bạn đem tới cho bài phỏng vấn của
chúng mình , chúng mình cảm ơn bạn rất nhiều. Mọi sự chia sẻ cũng như là những cái thông tin
mà bạn đã cung cấp cho chúng mình ngày hôm nay thì chúng mình sẽ bảo mật và đảm bảo sự
an toàn và tính riêng tư cho bạn. Cảm ơn bạn đã chia sẻ - oke cảm ơn các bạn rất nhiều -