Tiểu luận môn Cơ sở dữ liệu đề tài "Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý Shop thời trang Anjing"
Tiểu luận môn Cơ sở dữ liệu đề tài "Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý Shop thời trang Anjing" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 37922327
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG II TIỂU LUẬN
THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG
ANJING CHUYÊN NGÀNH: MARKETING Contents
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU...............................................................2
1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu........................................................................2
2. Mô hình dữ liệu................................................................................................................2 2.1.
Một số mô hình dữ liệu phổ biến và ứng dụng........................................................2 2.2.
Mô hình dữ liệu quan hệ..........................................................................................3
3. Một số loại cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu phổ biến.......................................................4 3.1.
Một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến...........................................................................4 3.2.
Một số hệ cơ sở dữ liệu phổ biến.............................................................................4
4. Cơ sở dữ liệu quan hệ.......................................................................................................4
5. Access..............................................................................................................................5 5.1.
Giới thiệu.................................................................................................................5 5.2.
Đặc điểm..................................................................................................................5 5.3.
Chức năng................................................................................................................5 5.4.
Chế độ làm việc.......................................................................................................5 5.5.
Ưu, nhược điểm.......................................................................................................6 lOMoAR cPSD| 37922327 5.6.
Năng lực quản lý......................................................................................................6 5.7.
Cấu trúc của Cơ sở dữ liệu Access...........................................................................6 5.8.
Đối tượng cơ bản của Access...................................................................................6 5.9.
Mối quan hệ trong Access........................................................................................9
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU...........................................................................9
1. Cách thiết kế Cơ sở dữ liệu..............................................................................................9 1.1.
Bước 1: Tạo Table....................................................................................................9 1.2.
Bước 2: Tạo Relationship......................................................................................12 1.3.
Bước 3: Nhập dữ liệu [2].......................................................................................14
2. Cơ sở dữ liệu tối ưu........................................................................................................14 2.1.
Thế nào là cơ sở dữ liệu tối ưu và các yêu cầu......................................................14 2.2.
Cách tạo cơ sở dữ liệu tối ưu.................................................................................14
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG......................................................................................................14
1. Giới thiệu........................................................................................................................15
2. Những thành phần trong Cơ sở Dữ liệu.........................................................................15 2.1.
Bảng.......................................................................................................................15 2.2.
Mối quan hệ...........................................................................................................18 2.3.
Nhập liệu................................................................................................................19
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN......................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................21
PHỤ LỤC................................................................................................................................22 1.
Ứng dụng của một số mô hình dữ liệu phổ
biến:...........................................................22 2.
Ưu, nhược điểm của một số loại cơ sở dữ liệu phổ
biến................................................22 3.
Một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến phân loại theo mục đích sử
dụng:...........................23 4.
Ưu ,nhược điểm của một số hệ cơ sở dữ liệu phổ
biến:.................................................23 5. Các loại Table thông
dụng:.............................................................................................24 6. Các thành phần trong
bảng:............................................................................................24 7. Các loại Query thông
dụng:...........................................................................................25 8. Có 3 loại
Macro:.............................................................................................................25 lOMoAR cPSD| 37922327 9. Có 2 loại
Module:...........................................................................................................25 10.
Các kiểu dữ liệu Data Type.......................................................................................25 11.
Các thuộc tính của Field............................................................................................26 12.
Các kiểu kết nối (Join Type):.....................................................................................27 13.
Thiết kế Cơ sở dữ liệu theo 5 bước:..........................................................................27
14. Chuẩn hóa dữ liệu và phương pháp chuẩn
hóa:........................................................28 DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Minh họa Object table................................................................................................6
Hình 1. 2 Minh họa Transation table..........................................................................................7
Hình 1. 3 Minh họa Join table....................................................................................................7
Hình 1. 4 các thành phần trong table..........................................................................................7
Hình 1. 5 Khóa chính và khóa ngoại trong Table....................................................................8Y
Hình 2. 1 Minh họa Table design...............................................................................................9
Hình 2. 2 Cửa sổ thiết kế..........................................................................................................10
Hình 2. 3 Đặt khóa chính cho bảng..........................................................................................10
Hình 2. 4 Hộp thoại Save as.....................................................................................................10
Hình 2. 5 Chọn Create – table..................................................................................................11
Hình 2. 6 Nhóm lệnh add & delete...........................................................................................11
Hình 2. 7 Các kiểu dữ liệu trong nhóm Add & Delete.............................................................11
Hình 2. 8 Hiệu chỉnh cấu trúc bảng..........................................................................................12
Hình 2. 9 Quan hệ 1-1..............................................................................................................12
Hình 2. 10 Quan hệ 1-n............................................................................................................12
Hình 2. 11 Quan hệ n-n............................................................................................................13
Hình 2. 12 Cửa sổ Relationship...............................................................................................13
Hình 2. 13 Nút lệnh Show table...............................................................................................13
Hình 2. 14 Hộp thoại Show table.............................................................................................13
Hình 2. 15 Mốiố quan h đã đệược thiếốt l p.ậ 1
Hình 3. 1 Mối quan hệ của cơ sở dữ liệu.................................................................................18
Hình 3. 2 Bảng khách hàng......................................................................................................19
Hình 3. 3 Bảng đơn hàng.........................................................................................................19 lOMoAR cPSD| 37922327
Hình 3. 4 bảng sản phẩm..........................................................................................................19
Hình 3. 5 Bảng chi tiết đơn hàng.............................................................................................19
Hình 3. 6 Bảng hoạch toán tài chính........................................................................................19
Hình 3. 7 Bảng nhân viên.........................................................................................................19 DANH MỤC BẢNG:
Bảng 3. 1 Khách hàng..............................................................................................................16
Bảng 3. 2 Đơn hàng..................................................................................................................16
Bảng 3. 3 Sản phẩm.................................................................................................................17
Bảng 3. 4 Chi tiết đơn hàng......................................................................................................17
Bảng 3. 5 Hoạch toán tài chính................................................................................................17
Bảng 3. 6 Nhân viên.................................................................................................................18 LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người không ngừng tìm ra càng
nhiều biện pháp và công cụ giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc, giảm bớt sự lệ thuộc vào sức
lao động. Nhận thấy, các kĩ năng tin học giờ đây đã là một yếu tố bắt buộc cần có ở một người
công dân toàn cầu. Là một người trẻ và một nhà kinh tế tương lai, tôi hiểu được tính cấp thiết
của đề tài và vì vậy triển khai bài tiểu luận này như một phương thức thu hoạch những kiến
thức về Cơ sở dữ liệu.
Mục đích của tiểu luận là nhằm có được những hiểu biết cơ bản về Cơ sở dữ liệu và
cách xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản. Đối tượng của tiểu luận là những yếu tố liên quan về cơ
sở dữ liệu. Phạm vi nghiên cứu xoay quanh những kiến thức về việc tạo dựng cơ sở dữ liệu
cơ bản. Phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm, học hỏi, chọn lọc, tiếp thu và vận dụng.
Kết cấu của bài luận gồm 4 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu.
Phần 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu. Phần 3: Vận dụng. Phần 4: Kết luận.
Và cuối cùng, đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Giáo viên hướng dẫn Th.S Đỗ văn Việt Em,
và tác giả của các tài liệu được trích dẫn trong bài. lOMoARcPSD| 37922327 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, cấu trúc, thường được lưu trữ
và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính, đảm bảo được yêu cầu của nhiều người sử dụng, có
tính chọn lọc, bảo mật và kịp thời.
Hệ cơ sở dữ liệu ( Database Management System- DBMS ) là phần mềm trung gian giữa người
sử dụng và cơ sở dữ liệu, DBMS bao gồm các tiện ích cốt lõi được cung cấp để quản trị cơ sở dữ liệu.
Chức năng của hệ cơ sở dữ liệu : Mô tả dữ liệu:
o Định nghĩa dữ liệu và các mối quan hệ dữ liệu
o Thiết lập các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu o Tạo cơ sở dữ liệu • Thao tác dữ liệu: o Cập nhật dữ liệu o Phục hồi dữ liệu o Truy vấn dữ liệu
• Điều khiển dữ liệu: o Chia sẻ dữ liệu o Bảo toàn dữ liệu o Bảo mật dữ liệu 2. Mô hình dữ liệu
Mô hình dữ liệu là một hợp khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu,
các ràng buộc dữ liệu của một cơ sở dữ liệu.
Có thể chia mô hình dữ liệu thành 2 loại : Mô hình logic và mô hình vật lý.
2.1. Một số mô hình dữ liệu phổ biến và ứng dụng
• Mô hình thực thể kết hợp o Là mô hình trung gian để chuyển những yêu cầu quản
lý dữ liệu trong thế giới thực thành mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, được sử dụng
nhiều trong thiết kế dữ liệu ở mức quan niệm. • Mô hình mạng lOMoARcPSD| 37922327 8
o Là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu tổ chức thành một đồ thị hướng. Tại đây, các
các đỉnh là các thực thể, các cung là quan hệ giữa hai đỉnh, một kiểu bản ghi có
thể liên kết với nhiều kiểu bản ghi khác. • Mô hình phân cấp
o Cấu trúc của nó gồm nhiều nút, mỗi nút biểu diễn cho một thực thể nhất định.
Giữa hai nút được liên kết với nhau theo những mối quan hệ.
• Mô hình dữ liệu hướng đối tượng o Các thuộc tính dữ liệu và các phương thức
thao tác trên các thuộc tính đó đều được đóng gói trong các cấu trúc nhất định.
• Mô hình dữ liệu quan hệ o Là mô hình dữ liệu thông dụng và phổ biến nhất, sẽ
được trình bày kĩ hơn trong mục 2.2
2.2. Mô hình dữ liệu quan hệ • Khái niệm :
Mô hình dữ liệu quan hệ biểu diễn cơ sở dữ liệu dưới dạng một tập hợp các quan hệ
(bảng giá trị). Mỗi bảng giá trị có các cột và hàng được gọi lần lượt là thuộc tính
(attributes) và bộ giá trị (tuples). Mỗi bộ giá trị (tuple) kí hiệu một thực thể hoặc mối
quan hệ trong thế giới thực. [3]
Mô hình dữ liệu quan hệ có tính chặt chẽ khá cao, mô tả dữ liệu một cách rõ ràng. Nó
được đánh giá là mô hình với nhiều ưu điểm, được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. • Lịch sử ra đời :
Mô hình Dữ liệu Quan hệ (Relational Data Model – RDM) lần đầu tiên được Ted
Codd của IBM phát triển vào những năm 1970. Sau đó khoảng 10 năm, RDM chính
thức được đưa vào triển khai thương mại nhằm mục đích lưu trữ và xử lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
• Nền tảng lý thuyết : o Lý thuyết tập hợp trên các quan hệ (tập các bộ giá trị). o Đại số quan hệ • Cấu trúc :
o Dữ liệu được thể hiện trong các bảng, mỗi bảng thể hiện thông tin về một chủ thể
(hàng, cột) o Mỗi hàng biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các giá trị
tương ứng các cột o Các cột biểu thị các thuộc tính của chủ thể, tên cột là tên của thuộc tính. • Đặc điểm :
o Mỗi quan hệ trong cơ sở dữ liệu phải có một tên riêng biệt và duy nhất để phân
biệt nó với các quan hệ khác trong cơ sở dữ liệu. lOMoARcPSD| 37922327 9
o Một quan hệ không được có hai thuộc tính trùng tên. Mỗi thuộc tính phải có một tên riêng biệt.
o Trong một quan hệ không được xuất hiện các bộ giá trị trùng lặp. o Mỗi bộ phải
có chính xác một giá trị dữ liệu cho một thuộc tính.
o Các bộ (tuples) hay các thuộc tính (attributes) trong một quan hệ đều không nhất
thiết phải tuân theo một thứ tự nhất định.
• Về thao tác dữ liệu :
o Cập nhật dữ liệu: thêm/xoá/sửa các bản ghi
o Tìm kiếm: truy vấn dữ liệu thông qua cá thao tác trên dữ liệu
• Về ràng buộc dữ liệu :
o Ràng buộc dựa trên mô hình vốn có : một quan hệ trong cơ sở dữ liệu không được
có các bộ giá trị trùng lặp.
o Ràng buộc dựa trên lược đồ : các ràng buộc được chỉ định trong khi xác định lược
đồ được phân loại cụ thể thành ràng buộc miền, ràng buộc khóa, ràng buộc tính
toàn vẹn thực thể, ràng buộc toàn vẹn tham chiếu và ràng buộc trên giá trị rỗng.
o Ràng buộc dựa trên ứng dụng : các ràng buộc không thể áp dụng trong khi xác
định lược đồ cơ sở dữ liệu sẽ được thể hiện trong các chương trình ứng dụng.
3. Một số loại cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu phổ biến
3.1. Một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến
• Phân loại theo mục đích sử dụng : [4] o Cơ sở dữ liệu dạng
file o Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) o Cơ sở dữ liệu phi
quan hệ (NoSQL) o Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
o Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc
o Ngoài ra còn có các loại như : cơ sở dữ liệu dạng bộ máy tìm kiếm
(Elasticsearch), cơ sở dữ liệu dạng khóa – giá trị (Redis, Memcached)...
• Phân loại theo hệ điều hành o Cơ sở dữ liệu dùng hệ điều
hành Windows, ví dụ như: SQL Server – MSSQL,... o Cơ
sở dữ liệu dùng hệ điều hành Linux, ví dụ như: MySQL, Mariadb,...
3.2. Một số hệ cơ sở dữ liệu phổ biến • Hệ CSDL Oracle • Hệ CSDL MySQL
• Hệ CSDL Microsoft SQL Server • PostgreSQL lOMoARcPSD| 37922327 10
• Ngoài ra còn có các hệ cơ sở dữ liệu phổ biến khác như : MongoDB, DB2, Redis,
Elasticsearch, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, Cassandra.
Trong đó Hệ cơ sở dữ liệu được biết đến nhiều nhất, thông dụng nhất là Hệ quản trị cơ sở
dữ liệu Microsoft Access (sẽ được nói rõ hơn trong mục 5)
4. Cơ sở dữ liệu quan hệ
Cơ sở dữ liệu quan hệ được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ.
Cơ sở dữ liệu quan hệ tổ chức dữ liệu theo các bảng và có quan hệ với nhau để giảm thiểu sự
dư thừa dữ liệu đồng thời vẫn đảm bảo sự hiệu quả trong lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
Quan hệ trong cơ sở dữ liệu quan hệ có các đặc trưng : •
Mỗi quan hệ có tên để phân biệt với các quan hệ khác; •
Các bộ là duy nhất và không biệt thứ tự; •
Mỗi thuộc tính có tên phân biệt và không biệt thứ tự; •
Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp Các thành phần cơ bản của
một cơ sở dữ liệu quan hệ : • Bảng dữ liệu (Table) •
Mối quan hệ (Relationship) •
Lược đồ thực thể quan hệ (ERD: Entity Relationship Diagram)
Mối quan hệ (Relationship) : Tạo ra mối liên kết giữa hai bảng nhằm xác định mối liên quan
giữa các trường dữ liệu của hai bảng. Có 3 dạng mối quan hệ : • Quan hệ 1-1:
Là quan hệ mà trong đó mỗi bảng chỉ có một và chỉ một bảng ghi tương ứng mà thôi. Quan hệ 1-n :
Là quan hệ phổ biến nhất trong cơ sở dữ liệu, trong hệ này 1 bảng ghi ở bảng này có
nhiều bảng ghi tương ứng ở bảng kia. • Quan hệ n-n :
Trong quan hệ này một bảng ghi trong bảng này tương ứng với nhiều bảng ghi trong
bảng kia và ngược lại. 5. Access 5.1. Giới thiệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office. 5.2. Đặc điểm
• Phù hợp với mô hình quản lý vừa và nhỏ
• Sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ lOMoARcPSD| 37922327 11 5.3. Chức năng
• Tạo lập và lưu trữ các cơ sở dữ liệu gồm các bảng, mối quan hệ giữa các bảng trên các thiết bị nhớ.
• Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo thống kê, tổng kết hay những mẫu hỏi
để khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
• Tạo chương trình giải bài toán quản lí.
• Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương trình tạo phần mềm quản lí vừa và nhỏ.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi, chia sẻ dữ liệu trên mạng. 5.4. Chế độ làm việc
• Chế độ sử dụng công cụ có sẵn
Giúp cho người sử dụng không chuyên có thể xây dựng chương trình quản lý. • Chế độ lập trình
Dùng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application), người sử dụng chuyên nghiệp
có thể phát triển ứng dụng, kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, phân quyền truy nhập. 5.5. Ưu, nhược điểm • Ưu điểm:
Dễ dàng cài đặt; dễ sử dụng; cung cấp cho người dùng dữ liệu của hệ thống quản lý
cơ sở với đầy đủ chức năng; dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác của Microsoft. • Nhược điểm:
Bị giới hạn về dung lượng dự trữ; chỉ cho phép lưu trữ dữ liệu trong cùng 1 tệp tin để
xử lý, gây khó khăn cho việc báo cáo khi truy vấn. 5.6. Năng lực quản lý
• Giúp quản lý dữ liệu và mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu.
• Tạo các form nhập dữ liệu.
• Thay đổi và chỉnh sửa dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
• Dữ liệu được lưu trữ tự động trong Microsoft Azure SQL và SQL Server đảm bảo độ
tin cậy, độ bảo mật mạnh mẽ, khả năng mở rộng và khả năng quản lý dài hạn.
5.7. Cấu trúc của Cơ sở dữ liệu Access
• Bảng để lưu trữ dữ liệu.
• Truy vấn để chỉ tìm và truy xuất dữ liệu.
• Biểu mẫu để xem, thêm và cập nhật dữ liệu trong bảng.
• Báo cáo để phân tích hoặc in dữ liệu trong một bố trí cụ thể.
5.8. Đối tượng cơ bản của Access 5.8.1. Table
• Giữ vai trò lưu trữ dữ liệu thực tế, là đối tượng thiết yếu trong một cơ sở dữ
liệu vì chúng chứa toàn bộ thông tin hoặc dữ liệu. Mỗi bảng sẽ lưu trữ dữ liệu
về một đối tượng cụ thể, mỗi bảng có các bản ghi (dòng) và trường (cột). • Có 3 loại Table:
o Object Table (bảng đối tượng) lOMoARcPSD| 37922327 12
HÌNH 1. 1 MINH HỌA OBJECT TABLE.
o Transation Table (bảng giao dịch)
HÌNH 1. 2 MINH HỌA TRANSATION TABLE.
o Join Table (bảng liên kết/kết nối)
HÌNH 1. 3 MINH HỌA JOIN TABLE. • Trong bảng có:
HÌNH 1. 4 CÁC THÀNH PHẦN TRONG TABLE.
Bản ghi: Chứa dữ liệu cụ thể.
Trường: Chứa dữ liệu về một khía cạnh của đối tượng của bảng như tên hoặc địa chỉ email.
Giá trị trường: Mỗi bản ghi có một giá trị trường.
• Trong bảng còn có các thành phần khác như :
o Thuộc tính bảng o Thuộc tính trường o Kiểu dữ liêụ o ...
• Mối quan hệ của bảng
Mối quan hệ là mối liên hệ lô-gic giữa hai bảng chỉ rõ những trường mà các bảng
có chung. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng giúp kết hợp dữ liệu trong các
bảng khác nhau một cách dễ dàng. • Khóa:
Khóa là một tập các Fields dùng làm cơ sở để phân biệt tất cả các Records trong
cùng một Table (trong một Table, giá trị khóa của các Records khác nhau từng lOMoARcPSD| 37922327 13
đôi một). Sự tương ứng của các giá trị giữa các trường khóa tạo thành cơ sở cho
một mối quan hệ bảng. Có 2 loại khóa: o Khóa chính (Primary key)
- Một bảng có thể có nhiều khóa, trong đó khóa được chọn để sử dụng
(làm chỉ mục) được gọi là khóa chính.
- Đặc điểm : không được trùng và không được rỗng, nên chọn khóa
chính là khóa có ít thuộc tính nhất. o Khóa ngoại (Foreign key)
- Là trường ở bảng này (bảng Invoice) nhưng có trường tương ứng làm
khóa chính ở bảng kia (bảng Customer) để tạo ra mối quan hệ giữa hai bảng.
HÌNH 1. 5 KHÓA CHÍNH VÀ KHÓA NGOẠI TRONG TABLE. 5.8.2. Query Vai trò:
• Tìm dữ liệu cụ thể nhanh chóng bằng cách lọc các tiêu chí cụ thể (điều kiện).
• Tính toán hoặc tóm tắt dữ liệu.
• Tự động hóa các tác vụ quản lý dữ liệu, chẳng hạn như xem xét dữ liệu mới
nhất trên cơ sở định kỳ. 5.8.3. Form Vai trò:
• Cho phép nhập và hiển thị dữ liệu ở định dạng tùy chỉnh Form là giao diện
chính dùng để giao tiếp giữa người dùng và ứng dụng, form được sử dụng để
nhập dữ liệu, xem thông tin, chỉnh sửa dữ liệu, hiển thị thông báo, điều khiển ứng dụng, … 5.8.4. Report Vai trò
• Hiển thị hoăc phân phối mộ t tóm tắt dữ liệ u.̣
• Lưu trữ ảnh tức thời của dữ liêu.̣
• Cung cấp chi tiết về các bản ghi riêng lẻ. • Tạo nhãn. 5.8.5. Macro Vai trò lOMoARcPSD| 37922327 14
• Tự động hóa các tác vụ mà không cần lập trình. Một macro là một tập hợp của
một hoặc nhiều hành động thực hiện chính xác theo một trình tự từ trên xuống
để phục vụ các yêu cầu thao tác trên các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. 5.8.6. Mô-đun Vai trò
• Module là một công cụ của access dùng ngôn ngữ Visual Basic để tạo những
chương trình nhằm giải quyết những hạn chế của macro. Module và các thủ
thủ tục của nó là đối tượng chủ yếu của ngôn ngữ lập trình VBA (Visual Basiv for Application).
5.9. Mối quan hệ trong Access
• Quan hệ giữa Table và Form o Form cập nhật dữ liệu vào bảng, sửa dữ liệu
sẵn có trong bảng và đọc dữ liệu từ bảng ra ngoài.
• Quan hệ giữa Table và Report o Report có thể được sử dụng để thể hiện dữ
liệu trong Table ra báo cáo in.
• Quan hệ giữa Table và Query o Query giúp đưa ra các tiêu chí để dữ liệu được lấy ra từ Table.
• Quan hệ giữa Query và Report o Mỗi Report được hỗ trợ bởi 1 query, và sau
Report là 1 hay nhiều Queries lấy thông tin từ Tables ra để có thể diễn đạt, biểu đạt trên Report.
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Cách thiết kế Cơ sở dữ liệu 1.1.Bước 1: Tạo Table Tạo bảng [2]
• Tạo bảng bằng chức năng Table Design o Bước 1: Trong cửa sổ làm việc của
Access, trên thanh Ribbon, click tab Create, trong nhóm lệnh Table, click nút lệnh
Table Design sẽ thấy xuất hiện cửa sổ thiết kế bảng gồm các thành phần: Field
Name, Data Type, Description, Field Properties, General, Lookup.
HÌNH 2. 1 MINH HỌA TABLE DESIGN.
o Bước 2: Trong cửa sổ thiết kế, thực hiện các công việc sau:
- Nhập tên field trong cột Field Name.
- Chọn kiểu dữ liệu cho field trong cột Data Type. lOMoARcPSD| 37922327 15
- Chú thích cho field trong cột Description.
- Chỉ định thuộc tính cho field trong khung Field Properties.
HÌNH 2. 2 CỬA SỔ THIẾT KẾ.
o Bước 3: Xác định khóa chính cho bảng
- Đặt con trỏ tại field được chọn làm khóa chính.
- Click nút Primary key trên thanh công cụ Table hoặc click phải trên
tên field, chọn lệnh Primary key.
HÌNH 2. 3 ĐẶT KHÓA CHÍNH CHO BẢNG.
o Bước 4: Lưu bảng vừa tạo bằng cách:
- Click vào biểu tượng lưu trên thanh Quick Access - Nhập tên
cho bảng trong hộp thoại Save as
HÌNH 2. 4 HỘP THOẠI SAVE AS.
• Tạo bảng trong chế độ Datasheet View o Bước 1: Trong cửa sổ làm việc của
Access, chọn tab Create trên thanh Ribbon, trong nhóm lệnh Table, click nút
Table, xuất hiện bảng mới ở chế độ Datasheet View. lOMoARcPSD| 37922327 16
HÌNH 2. 5 CHỌN CREATE – TABLE.
o Bước 2: Thanh Ribbon chuyển sang tab Field với nhóm lệnh Add & Delete
giúp chọn kiểu dữ liệu cho Field mới khi thêm Field vào bảng.
HÌNH 2. 6 NHÓM LỆNH ADD & DELETE.
o Bước 3: Đặt trỏ trong ô bên dưới Field mới (Click to Add), sau đó chọn một
trong các kiểu dữ liệu trong nhóm Add & Delete trên thanh Ribbon. Hoặc
click chuột trên Click to Add, chọn kiểu dữ liệu trong menu. Có thể click nút
More Fields để chọn các kiểu dữ liệu khác.
HÌNH 2. 7 CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG NHÓM ADD & DELETE. o
Bước 4: Nhập tên cho Field mới.
o Bước 5: Tạo Field tính toán
Hiệu chỉnh cấu trúc bảng
• Bước 1: Mở bảng ở chế độ thiết kế (Design View) bằng cách: Trong cửa sổ
Database, chọn bảng muốn thay đổi cấu trúc, click phải, chọn Design View. lOMoARcPSD| 37922327 17
HÌNH 2. 8 HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC BẢNG.
• Bước 2: Thanh Ribbon chuyển sang Tab Design gồm các công cụ cho phép hiệu
chỉnh cấu trúc của bảng.
1.2.Bước 2: Tạo Relationship
Để quản lý được một hệ thống, ta cần phải quản lý được các đối tượng trong hệ thống và
mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Các loại quan hệ • Quan hệ 1-1
Một record của bảng này sẽ liên kết với duy nhất một record của bảng kia và
ngược lại. Quan hệ 1-1 được tạo ra bởi khóa chính của 2 bảng. HÌNH 2. 9 QUAN HỆ 1-1. • Quan hệ 1-n
Mỗi record của bảng 1 sẽ liên kết với một hoặc nhiều record của bảng n, ngược lại
một record của bảng n chỉ liên kết với duy nhất một record trong bảng 1. Quan hệ
1-n được tạo ra bởi 1 khóa chính và 1 khóa ngoại của 2 bảng. HÌNH 2. 10 QUAN HỆ 1-N. • Quan hệ n-n
Trong hệ n- n, mỗi Record ở cả 2 bảng có thể có 0, 1 hoặc nhiều quan hệ với Record của bảng kia. lOMoARcPSD| 37922327 18 HÌNH 2. 11 QUAN HỆ N-N.
Mối quan hệ n-n được chia thành 2 mối quan hệ 1-n riêng biệt, được nối thông quan
một bảng liên kết (được gọi là bảng nối – Join Table). Bảng liên kết có mối quan hệ
1-n với cả 2 bảng tham gia vào mối quan hệ n-n. Cách tạo quan hệ
• Tại cửa sổ làm việc của Access, chọn tab Database Tools trên thanh Ribbon, click nút Relationships.
HÌNH 2. 12 CỬA SỔ RELATIONSHIP.
• Nếu là lần đầu tiên (cơ sở dữ liệu chưa có quan hệ) thì hộp thoại Show Tables sẽ xuất hiện.
• Nếu không có cửa sổ Show Table thì Click nút Show Table trên thanh Ribbon.
HÌNH 2. 13 NÚT LỆNH SHOW TABLE.
• Chọn bảng hoặc Query cần thiết lập quan hệ, click Add.
• Click nút Close đóng cửa sổ Show Table.
HÌNH 2. 14 HỘP THOẠI SHOW TABLE. lOMoARcPSD| 37922327 19
• Cửa sổ RelationShips chứa các bảng muốn thiết lập quan hệ.
• Drag chuột kéo field quan hệ từ bảng này sang bảng kia.
HÌNH 2. 15 MỐI QUAN HỆ ĐÃ ĐƯỢC THIẾT LẬP.
1.3.Bước 3: Nhập dữ liệu [2]
• Trong cửa sổ Database chọn object Table -> chọn bảng muốn nhập hoặc sửa dữ liệu
click phải chọn Open. Hoặc double click vào tên bảng muốn mở.
• Bảng được mở ở chế độ nhập liệu (Chế độ Data Sheet view)
• Mặc định, luôn có một dòng rỗng để nhập record mới ở cuối bảng.
• Khi nhập dữ liệu phải nhập theo từng Record, dữ liệu nhập vào phải thỏa mãn các
thuộc tính của bảng và thuộc tính của field khi thiết kế bảng.
2. Cơ sở dữ liệu tối ưu
2.1.Thế nào là cơ sở dữ liệu tối ưu và các yêu cầu
Cơ sở dữ liệu tối ưu là cơ sở dữ liệu đảm bảo các yếu tố: [6]
Kích thước nhỏ, chạy nhanh, dễ khai thác và quản lý.
Cấu trúc rõ ràng, dễ theo dõi (chuẩn hóa dữ liệu – được nói rõ hơn trong phụ lục phần phụ lục 14)
2.2.Cách tạo cơ sở dữ liệu tối ưu
Để thiết kế được cơ sở dữ liệu tối ưu trước tiên cần nắm rõ:
• Phân tích nhu cầu - của khách hàng, của người dùng và của nhà phát triển phần mềm.
• Phân tích cách tiếp cận của khách hàng hoặc của người dùng Chọn mô hình cấu trúc hệ thống.
• Xây dựng cấu trúc và mô hình tương tác đối tượng, phân rã các phần việc và mô đun công việc...
• Xem xét khả năng mở rộng....
Xây dựng cơ sở dữ liệu chống đạn:
• Thiết kế quan hệ: di chuyển những dữ liệu lặp lại vào một bảng riêng biệt, để lại
một Field trong bảng đầu tiên làm tham chiếu đến dữ liệu trong bảng thứ hai. lOMoARcPSD| 37922327 20
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG
Thiết kế Cơ sở Dữ liệu Quản lý Shop Thời trang ANJING 1. Giới thiệu .
Vận dụng những kiến thức về Cơ sở dữ liệu đã học và vốn kiến thức của bản thân, người viết
đã thiết kế cơ sở dữ liệu mang tên : Thiết kế Cơ sở Dữ liệu Quản lý Shop Thời trang ANJING.
Cơ sở Dữ liệu được thiết kế nhằm mục đích quản lý hoạt động kinh doanh của Shop, gồm
những thông tin như : Tên khách hàng, ngày mua, doanh thu... được thể hiện trong 6 bảng chính, bao gồm: 1. Khách Hàng 2. Đơn Hàng 3. Sản Phẩm 4. Chi tiết Đơn hàng 5. Hoạch toán Tài chính 6. Nhân Viên
Thông tin của các Bảng được trình bày rõ hơn trong mục 2.
2. Những thành phần trong Cơ sở Dữ liệu 2.1. Bảng Field Name Data Type Properties lOMoARcPSD| 37922327 21 lOMoARcPSD| 37922327 22 Field Name Data Type Properties Mã ĐH
Kiểu dữ liệu và thuộc tính như ở Bảng 2. Short Text ( khóa chính ) Mã SP
Kiểu dữ liệu và thuộc tính như Bảng 3. Short Text khóa ( chính ) Field Size Long Integer Số lượng Decimal Places Auto Number Caption Số lượng Default Value 0 Giá bán Currency
Kiểu dữ liệu và thuộc tính như Bảng 3. Format Standard Thành tiền Currency Decimal Places Auto Caption Thành tiền
B ẢNG 3. 4 C HI TIẾT ĐƠN HÀNG . Field Name Data Type Properties Mã SP
Kiểu dữ liệu và thuộc tính như Bảng 3. Short Text ( khóa chính ) Field Size Long Integer Đã bán Decimal Places Auto Number Caption Đã bán Default Value 0 Giá bán Currency
Kiểu dữ liệu và thuộc tính như Bảng 3. lOMoARcPSD| 37922327 23 Field Size Standard Decimal Places Auto Doanh thu Currency Caption Doanh thu Default Value 0
BẢNG 3. 5 HOẠCH TOÁN TÀI CHÍNH. 2.2. Mối quan hệ
HÌNH 3. 1 MỐI QUAN HỆ CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU.
• Mối quan hệ 1-1 o Sản phẩm – Hoạch toán Tài chính: mỗi sản phẩm đều có số liệu doanh thu riêng.
• Mối quan hệ 1-n o Khách hàng – Đơn hàng: 1 khách hàng có thể có nhiều đơn
hàng, nhưng một đơn hàng là của chỉ 1 khách hàng.
o Nhân viên – Đơn hàng: 1 nhân viên có thể phụ trách nhiều đơn hàng, nhưng 1 đơn
hàng chỉ do 1 nhân viên phụ trách. lOMoARcPSD| 37922327 24
• Mối quan hệ n-n o Đơn hàng – Sản phẩm: liên kết gián tiếp qua bảng Chi tiết đơn
hàng. 1 đơn hàng có thể gồm nhiều sản phẩm, và 1 sản phẩm có thể nằm trong nhiều đơn hàng khác nhau. 2.3. Nhập liệu
HÌNH 3. 2 BẢNG KHÁCH HÀNG.
HÌNH 3. 3 BẢNG ĐƠN HÀNG.
HÌNH 3. 4 BẢNG SẢN PHẨM.
HÌNH 3. 5 BẢNG CHI TIẾT ĐƠN HÀNG.
HÌNH 3. 6 BẢNG HOẠCH TOÁN TÀI CHÍNH.
HÌNH 3. 7 BẢNG NHÂN VIÊN.
Dữ liệu cụ thể được trình bày trong file Access đính kèm.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
Như vậy, từ quá trình tìm kiếm, học hỏi, chọn lọc và ứng dụng, người viết đã có
những hiểu biết cơ bản, tổng quan về Cơ sở dữ liệu và cách tạo Cơ sở dữ liệu cơ bản, cùng
với đó, hiểu thêm về tầm quan trọng của việc dữ liệu hóa thông tin trong thời đại sốvà các
ứng dụng của nó đối với các ngành nghề kinh tế như : Kinh tế, Marketing, Kế toán...Từ đó
khẳng định, các kĩ năng về công nghệ thông tin là rất cần thiết với hoạt động học tập, kinh lOMoAR cPSD| 37922327 25
doanh và là một yếu tố thiết yếu cần có ở một người công dân toàn cầu, cần không ngừng trau dồi và nâng cao. lOMoARcPSD| 37922327
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Th.S Đỗ Văn Việt Em - Slide bài giảng Cơ sở dữ liệu.
[2] Th.S Đỗ Văn Việt Em - Giáo trình Access.
[3] Binary Terms (2021) - https://blog.vinbigdata.org/khai-quat-ve-mo-hinh-du-lieu-quan-he/
[4] Viettel IDC (2020) - https://viettelidc.com.vn/tin-tuc/co-so-du-lieu-database-la-gi- conhung-loai-database-nao
[5] Dtnguyen (2021) - https://blog.hocexcel.online/cac-doi-tuong-co-ban-trong-co-du-
lieuaccess-va-moi-quan-giua-chung.html#:~:text=Reports%20trong%20Access- ,C%C3%A1c
%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20c%C6%A1%20b
%E1%BA%A3n%20trong%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20d%E1%BB%AF%20li
%E1%BB%87u,v%C3%A0%20c%C3%A2u%20l%E1%BB%87nh%20truy%20v%E1%BA %A5n
[6] Paulsteigel https://webketoan.com/threads/11847-de-xay-dung-co-so-du-lieu-ms-accesstoi- uu/
[7] Michael Alexander, Richard Kusleika (2015) – Access 2016 Bible lOMoAR cPSD| 37922327 PHỤ LỤC
1. Ứng dụng của một số mô hình dữ liệu phổ biến:
• Mô hình thực thể kết hợp o Là mô hình trung gian để chuyển những yêu cầu quản lý
dữ liệu trong thế giới thực thành mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, được sử dụng nhiều
trong thiết kế dữ liệu ở mức quan niệm.
o Ứng dụng : phân tích dữ liệu, xác định các đơn vị thông tin cơ bản cần thiết của tổ
chức, mô tả cấu trúc và mối liên hệ giữa chúng. • Mô hình mạng
o Là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu tổ chức thành một đồ thị hướng. Tại đây, các
các đỉnh là các thực thể, các cung là quan hệ giữa hai đỉnh, một kiểu bản ghi có thể
liên kết với nhiều kiểu bản ghi khác.
o Ứng dụng : biểu diễn đa dạng các ngữ nghĩa theo kiểu bản ghi hay móc nối và truy
vấn nhanh chóng thông qua phép duyệt đồ thị Navigation • Mô hình phân cấp
o Cấu trúc của nó gồm nhiều nút, mỗi nút biểu diễn cho một thực thể nhất định. Giữa
hai nút được liên kết với nhau theo những mối quan hệ.
o Ứng dụng : dễ xây dựng và thao tác, phù hợp với các tổ chức phân cấp như tổ chức
nhân sự trong các doanh nghiệp.
• Mô hình dữ liệu hướng đối tượng o Các thuộc tính dữ liệu và các phương thức thao
tác trên các thuộc tính đó đều được đóng gói trong các cấu trúc nhất định.
o Ứng dụng : cho phép định nghĩa được các kiểu đối tượng phức tạp. Có nhiều tính
chất khác nhau như: bao đóng (encapsulation), kế thừa (heritage), đa hình (polymorphism).
2. Ưu, nhược điểm của một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến.
• Cơ sở dữ liệu dạng file o Ưu điểm : tất cả hồ sơ được lưu trữ ở một nơi, dễ hiểu và
cấu hình, thích hợp cho các cơ sở dữ liệu nhỏ, chiếm ít không gian lưu trữ.
o Nhược điểm : khó cập nhật; khó thay đổi định dạng; tăng tính dự phòng, tính
không nhất quán; không thể truy vấn phức tạp.
• Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) o Ưu điểm : dễ sử dụng; linh hoạt; độ bảo mật cao; độc
lập dữ liệu; độ chính xác cao.
o Nhược điểm : hạn chế về hiệu suất; chiếm bộ nhớ vật lý; truy vấn chậm.
• Cơ sở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL) o Ưu điểm : giải quyết các vấn đề về dữ liệu lớn;
cho phép mở rộng phạm vi dễ dàng; tự động sao chép.
o Nhược điểm : quản lý phức tạp; sao lưu dữ liệu không nhất quán; trọng tâm hẹp;
mã nguồn mở; không có lược đồ.
• Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng o Ưu điểm : truy vấn nhanh chóng, dễ dàng; các đối
tượng được định danh tự động; tương thích tốt với ngôn ngữ lập trình.
o Nhược điểm : không được sử dụng rộng rãi; trong vài trường hợp, có vấn đề về hiệu suất.
• Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc o Ưu điểm : hỗ trợ danh sách các đối tượng đơn giản hóa
mô hình dữ liệu; hỗ trợ dữ liệu lồng hoặc phân cấp; không cần lo lắng về sự không lOMoAR cPSD| 37922327
phù hợp của trở kháng mối quan hệ đối tượng – quan hệ. o Nhược điểm : dễ bị “rác vào – rác ra”
3. Một số loại cơ sở dữ liệu phổ biến phân loại theo mục đích sử dụng:
• Cơ sở dữ liệu dạng file:
Đây là dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file, loại database dạng file thường gặp nhất là mdb Foxpro. [4]
• Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL):
Chúng là các dữ liệu khác nhau được lưu trữ trong các bảng dữ liệu nhưng giữa chúng
lại có mối liên hệ với nhau. Một số hệ quản trị hỗ trợ database quan hệ hiện rất được
ưa chuộng bao gồm: MySQL, MS SQL server, Oracle,…
Cơ sở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL):
Sử dụng nhiều mô hình dữ liệu để truy cập và quản lý dữ liệu. Các loại cơ sở dữ liệu
này được tối ưu hóa dành riêng cho các ứng dụng yêu cầu mô hình dữ liệu linh hoạt
có lượng dữ liệu lớn và độ trễ thấp.
• Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng:
Giống như cơ sở dữ liệu quan hệ ,cơ sở dữ liệu hướng đối tượng được lưu trữ trong
bảng dữ liệu. Các bảng của cơ sở dữ liệu hướng đối tượng có thêm các tính năng hướng
đối tượng, ví dụ như lưu trữ thêm 1 số hành vi để thể hiện rõ hơn hành vi của đối
tượng. Các hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng phổ biến như : MS SQL
server, Postgres SQL, Oracle,… Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc:
Loại cơ sở dữ liệu này được lưu với định dạng XML, nó có thông tin mô tả dữ liệu và
đối tượng được trình bày trong các thẻ tag. Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc có ưu điểm vượt
trội đó là lưu trữ được nhiều loại data khác nhau.
4. Ưu ,nhược điểm của một số hệ cơ sở dữ liệu phổ biến: • Hệ CSDL Oracle
o Ưu điểm : tính ổn định; đáp ứng nhanh; bảo mật tốt; hoạt động đa nền tảng. o
Nhược điểm : phí bản quyền cao; chưa tương thích với các ứng dụng, công nghệ
của Microsoft, khó tiếp cận các công cụ thiết kế, lập trình. • Hệ CSDL MySQL
o Ưu điểm : linh hoạt và dễ dùng; hiệu năng cao; là tiêu chuẩn trong ngành; an toàn.
o Nhược điểm : có thể bị khai thác để chiếm quyền điều khiển; không đủ khả năng tích hợp.
• Hệ CSDL Microsoft SQL Server o Ưu điểm : duy trì riêng biệt các môi trường sản
xuất, phát triển, thử nghiệm; giảm thiểu các vấn đề tạm thời trên cơ sở dữ liệu; tách
biệt các đặc quyền bảo mật; duy trì máy chủ dự phòng.
o Nhược điểm : chỉ chạy trên hệ điều hành Windows; cần thanh toán phí. • PostgreSQL
o Ưu điểm : có khả năng chịu lỗi cao; tự do sử dụng, sửa đổi; dễ sử dụng; hạn chế
việc bảo trì hệ thống. o Nhược điểm : số liệu hiệu suất chậm; tốc dộ chậm, khó cải thiện. lOMoARcPSD| 37922327
5. Các loại Table thông dụng:
• Object Table (bảng đối tượng) o Đây là loại Table thông dụng nhất. o Mỗi Record
của Table này chứa thông tin trong thế giới thực.
o Các Field trong Object Table phản ánh đặc điểm của đối tượng mà chúng đại diện.
o Khi tạo Object Table, hãy nghĩ về các đặc điểm của đối tượng làm cho nó trở nên
độc đáo hoặc quan trọng
• Transation Table (bảng giao dịch) o Đây là loại Table thông dụng kế tiếp. o Mỗi
Record của Transaction Table mang thông tin về sự kiện. o Transaction Table hầu
như luôn có Field Date/Time. o Một Field phổ biến khác là field tham chiếu chiếu
đến Object Table. o Khi tạo Transaction Table, hãy suy nghĩ về thông tin được tạo
bởi sự kiện và những người tham gia
• Join Table (bảng liên kết/kết nối) o Join Table là bảng dễ thiết kế nhất, nó cực kỳ
quan trọng cho một cơ sở dữ liệu được thiết kế tốt. o Thường Join Table nằm giữa 2
bảng có mối quan hệ nhiều-nhiều, và thường có tên phản ánh sự liên kết.
o Tổng quát, Join Table chỉ có 3 Field: một Field duy nhất để xác định từng Record,
một Field tham chiếu kết một phía của liên kết, và một Field tham chiếu đến phía bên kia của liên kết.
6. Các thành phần trong bảng: • Thuộc tính bảng
Là những thuộc tính bảng ảnh hưởng tới giao diện hoặc hành vi tổng thể của bảng.
Thuộc tính bảng được đặt trong bảng thuộc tính của bảng ở cửa sổ Thiết kế. • Thuộc tính trường
Thuộc tính trường sẽ áp dụng cho một trường cụ thể trong bảng và xác định một trong
các đặc tính trường hoặc khía cạnh hành vi trường. • Kiểu dữ liêụ
Mỗi trường đều có một loại dữ liệu. Loại dữ liệu trường chỉ định loại dữ liệu mà
trường lưu trữ, chẳng hạn như lượng văn bản hoặc tệp đính kèm lớn.
7. Các loại Query thông dụng: • Select query
Là truy vấn lựa chọn thông tin từ một hoặc nhiều bảng, tạo ra một recordset. Nói
chung, dữ liệu trả về của một truy vấn lựa chọn là có thể cập nhật và thường được sử
dụng để đưa các form và report. • Total query
Là một loại đặc biệt của truy vấn chọn. Thực hiện chức năng tổng hợp dữ liệu trên một nhóm các record. • Crosstab query
Là loại query có thể hiển thị dữ liệu dưới dạng tóm tắt như một bảng tính, với các tiêu
đề hàng và tiêu đề cột dựa trên các field trong bảng. • Top (n) query
Top (n) cho phép chỉ định một số hoặc tỷ lệ phần trăm của record muốn trả về từ bất
kỳ loại truy vấn khác (select query, total query, …). lOMoAR cPSD| 37922327 • Action query
Gồm các loại query như Make-Table, Delete, Update, Append cho phép tạo ra các
bảng mới hoặc thay đổi dữ liệu trong các bảng hiện có của cơ sở dữ liệu. 8. Có 3 loại Macro: • Standalone macros
• Data macros Embedded macros 9. Có 2 loại Module:
• Module dùng chung là những thủ tục, hàm được sử dụng chung cho toàn bộ các form
report có trong tập tin cơ sở dữ liệu, các module này có thể được gọi từ bất kỳ form,
report nào, nó được chứa trong phần Module của Navigation pane.
• Module gắn liền với form, report là những hàm, thủ tục gắn liền với các đối tượng trên
form, report, các module này là một thành phần của form, report, nó không xuất hiện
trong phần Module của Navigaiton pane.
10.Các kiểu dữ liệu Data Type Kiểu dữ liệu Định dạng Kích thước Text Văn bản Tối đa 255 ký tự Memo
Văn bản nhiều dòng, nhiều trang Tối đa 65.535 ký tự
Kiểu số (bao gồm số nguyên và số thực). 1, 2, 4, hoặc 8 byte
Dùng để thực hiện tính toán, các định dạng dữ Number
liệu kiểu số được thiết lập trong Control Panel. Date/Time
Dữ liệu kiểu Date và Time. Các định dạng của 8 byte dữ
liệu Date/Time được thiết lập trong Control Panel.
Kiểu tiền tệ, mặc định là $. 8 byte Currency
Access sẽ tự động tăng tuần tự hoặc ngẫu 4 byte AutoNumber
nhiên khi một mẫu tin mới được tạo, không thể xóa, sửa.
Kiểu luận lý (Boolean). Chỉ chấp nhận dữ liệu 1bit
Yes/no có giá trị Yes/No, True/False, On/Off
Dữ liệu là các đối tượng được tạo từ các phần Tối đa 1 GB OLE Object mềm khác. HyperLink
Dữ liệu của field là các link
Lookup Wizard không phải là kiểu dữ liệu, Lookup
mà là chức năng để tạo một danh sách mà giá Wizard
trị của nó được nhập bằng tay hoặc được tham
chiếu từ một bảng khác trong cơ sở dữ liệu.
Đính kèm dữ liệu từ các chương trình khác, lOMoARcPSD| 37922327
Attachment nhưng không thể nhập văn bản hoặc dữ liệu số.
11.Các thuộc tính của Field Thuộc tính Quy định
Quy định kích thước của field, tuỳ thuộc vào kiểu dữ liệu. Chỉ có
Field Size hiệu lực với các Field có kiểu là Text hoặc Number.
Quy định số chữ số thập phân (chỉ sử dụng trong trường hợp số có
Decimal Places dạng single, double). Đối với kiểu Currency, Fixed, Percent luôn luôn decimal places là 2.
Quy định dạng hiển thị của dữ liệu trên màn hình hoặc ra máy in,
Format phụ thuộc vào kiểu dữ liệu. Có thể chọn các định dạng do Access cung cấp
sẵn hoặc tạo một chuỗi ký tự định dạng riêng.
Input Mask Quy định khuôn định dạng dữ liệu. Người sử dụng khi nhập dữ liệu (mặt
nạ nhập liệu) vào bảng bắt buộc phải tuân theo đúng định dạng đó. Tạo field Lookup
Một lookup field cho phép nhập dữ liệu cho field từ một danh sách Wizard giá trị.
Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khi nhập liệu. Nếu dữ liệu không
Validation rule thỏa điều kiện cho trước, Access xuất hiện trên màn hình một thông
(Quy tắc hợp lệ) báo chứa dòng văn bản quy định ở Validation text.
Validation text Chuỗi thông báo xuất hiện khi dữ liệu nhập vào không thoả điều (Thông
báo lỗi) kiện của Validation Rule Required (Yêu cầu)
Có yêu cầu bắt buộc nhập dữ liệu cho một field hay có thể để trống.
Quy định field có kiểu text hay Memo có thể có (yes) hoặc không có
AllowZeroLength (no) chuỗi có độ dài Zero. Nếu field là field khoá thì thuộc tính này là No.
Index Quy định thuộc tính Index để tạo chỉ mục đơn (chỉ mục trên một (Chỉ mục/ Sắp xếp) field). Caption
Qui định nhãn là một chuỗi ký tự xuất hiện tại dòng tên field. Defaut value
Quy định giá trị mặc nhiên cho cột.
12.Các kiểu kết nối (Join Type): Có 3 kiểu kết nối: • Inner join
Trả về kết quả là các bản ghi mà trường được join ở hai bảng khớp nhau, các bản ghi
chỉ xuất hiện ở một trong hai bảng sẽ bị loại. • Outer join
Nới lỏng hơn, lấy về các bản ghi có mặt trong cả hai bảng và cả các bản ghi chỉ xuất
hiện ở một trong hai bảng. Kiểu JOIN này được chia làm hai loại: o Full outer join
o Half outer join (left hoặc right) lOMoARcPSD| 37922327 • Cross join
Mỗi bản ghi của bảng A được kết hợp với tất cả các bản ghi của bảng B, tạo thành một
tích Đề-các giữa hai bảng (số bản ghi trả về bằng tích của số bản ghi trong hai bảng).
13.Thiết kế Cơ sở dữ liệu theo 5 bước:
Bước 1: Thiết lập ý tưởng tổng thể (The overall design—from concept to reality)
• Cần xác định rõ yêu cầu, mục đích của cơ sở dữ liệu. Những thông tin gì cần được lưu
trữ trong sơ sở dữ liệu.
• Có được hình dung cơ bản về dữ liệu và cách mô tả dữ liệu đó. Từ đó lựa chọn hướng thiết kế phù hợp.
Bước 2: Xác định bố cục và các dữ liệu cần thiết trong báo cáo (Report design) Tham
khảo và chọn lọc thiết kế ở những cơ sở dữ liệu có sẵn.
• Đảm bảo sự chính xác, đầy đủ với những dữ liệu sẽ được đưa ra báo cáo vì trong nhiều
trường hợp, người dùng quan tâm với chúng hơn.
Bước 3: Thiết kế dữ liệu (Data design)
• Kiểm tra tất cả thông tin thông qua báo cáo, cách tốt nhất tốt nhất là liệt kê các mục dữ
liệu trong mỗi báo cáo. Giữ nguyên tên cho một mục dữ liệu xuất hiện trong nhiều báo
cáo, vì chúng cùng thể hiện cho một thông tin
Bước 4: Thiết kế bảng (Table design)
• Xác định và mô tả các trường dữ liệu. Các đối tượng của cơ sở dữ liệu đã phân tích,
chọn lọc cần được thể hiện đầy đủ.
• Thông qua hợp nhất và so sánh giúp sắp xếp chúng vào các bảng hợp lý. Hình ảnh của
các đối tượng, quan hệ phải được thể hiện phù hợp, bố trí hợp lý.
• Mô tả các trường dữ liệu đó. Diễn giải, ghi chú những điểm quan trọng để cơ sở dữ
liệu được rõ ràng hơn.
• Xác định khóa chính một cách hợp lý.
• Tổ chức, sắp xếp các đối tượng và quan hệ đúng với các yêu cầu và ràng buộc. Xác
định mối quan hệ giữa các bảng từ đó thêm một trường vào bảng như công cụ để liên
kết giữa các bảng. (VD: Mã khách hàng, Mã đơn hàng..)
Bước 5: Thiết kế biểu mẫu (Form design)
Biểu mẫu được thiết kế nên gồm 3 đối tượng:
• Các trường nhập dữ liệu và văn bản.
• Kiểm soát đặc biệt (nút lệnh, hộp văn bản nhiều dòng, nút tùy chọn, hộp danh sách,
hộp kiểm tra, đồ thị kinh doanh và hình ảnh).
• Các đối tượng đồ họa để nâng cao hình thức (màu sắc, đường thẳng và hiệu ứng ba chiều).
14.Chuẩn hóa dữ liệu và phương pháp chuẩn hóa: Chuẩn hóa dữ liệu:
Là quá trình chia cắt dữ liệu ra thành nhiều bảng. Quá trình chuẩn hóa gồm 3 bước là đơn
giản, dễ làm và đủ cho hầu hết các ứng dụng. lOMoARcPSD| 37922327
Dạng chuẩn 1 – 1NF (First Normal Form) o Định nghĩa: Một bảng (quan hệ) được
gọi là ở dạng chuẩn 1NF nếu và chỉ nếu toàn bộ các miền giá trị của các cột có mặt
trong bảng (quan hệ) đều chỉ chứa các giá trị nguyên tử (nguyên tố). o Quy tắc:
- Mỗi Field của Table chỉ được chứa một giá trị duy nhất.
- Table không được chứa các nhóm dữ liệu lặp lại.
Dạng chuẩn 2 – 2NF o Định nghĩa: Một quan hệ ở dạng chuẩn 2NF nếu quan hệ đó: - Là 1NF.
- Các thuộc tính không khoá phải phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá chính. o Quy tắc: -
Dữ liệu không phụ thuộc trực tiếp vào khóa chính (Primary key) của bảng sẽ
được chuyển sang một bảng khác. Dạng chuẩn 3 – 3NF o Định nghĩa:
Một quan hệ ở dạng chuẩn 3NF nếu quan hệ đó: - Là 2NF
- Các thuộc tính không khoá phải phụ thuộc trực tiếp vào khoá chính. o Quy tắc: -
Loại bỏ tất cả các Field mà dữ liệu có thể lưu trong các Field khác của bảng
hoặc trong bảng khác của cơ sở dữ liệu.
Dạng chuẩn BCNF (Boyce Codd Normal Form) o Định nghĩa :
Một quan hệ ở dạng chuẩn BCNF nếu quan hệ đó: - Là 3NF
- Không có thuộc tính khoá mà phụ thuộc hàm vào thuộc tính không khoá. Phương pháp chuẩn hóa:
• Tutorial 1 - Dùng phương pháp làm phẳng để chuẩn hóa 1NF
• Tutorial 2 - Dùng phương pháp tách nhóm lặp để chuẩn hóa 1NF
• Tutorial 3 - Chuẩn hóa về BCNF lOMoAR cPSD| 37922327 HẾT