-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn học Xếp hạng tín nhiệm đề tài "Xếp hạng tín nhiệm Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh"
Tiểu luận môn học Xếp hạng tín nhiệm đề tài "Xếp hạng tín nhiệm Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Xếp hạng tín nhiệm 3 tài liệu
Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Tiểu luận môn học Xếp hạng tín nhiệm đề tài "Xếp hạng tín nhiệm Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh"
Tiểu luận môn học Xếp hạng tín nhiệm đề tài "Xếp hạng tín nhiệm Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xếp hạng tín nhiệm 3 tài liệu
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36782889 Nguồn:
1. Báo cáo cập nhật Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh của Công ty chứng khoán Đông Á
2. Học viện Ngân hàng, Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, 2018
3. Huỳnh Thị Thanh Hằng, Phân tích khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Nhựa
Bình Minh, Đại học Kinh tế TP HCM, 2020
4. Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
5. https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tinh-hinh-hoat-dong-cua-cong-ty-nhua-binh- minh-
va-cac-rui-ro-chung-tu-moi-truong-kinh-te-ma-cong-ty-co-the-gap-30779/
6. https://www.binhminhplastic.com.vn/viewfile.aspx?
link=res/project/download/Consolidated%20Financial%20Statement%20-%203rd
%20quarter%202022_VIE_SIGN.pdf
7. BMP_Baocaothuongnien_2019.pdf (vietstock.vn)
8. BMP_Baocaothuongnien_2020.pdf (vietstock.vn)
9. BMP_Baocaothuongnien_2021.pdf (vietstock.vn) \
10. BMP Baocaotaichinh_ 2019 _Kiemtoan_Hopnhat.pdf (vietstock.vn)
11. BMP Baocaotaichinh_ 2020 _Kiemtoan_Hopnhat.pdf (vietstock.vn)
12. BMP Baocaotaichinh_ 2021 _Kiemtoan_Hopnhat.pdf (vietstock.vn)
13. https://home.kpmg/vn/vi/home/gioi-thieu-kpmg-vietnam.html
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thông tin cơ bản.
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình
Minh được thành lập năm 1977.
Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dân dụng
và công nghiệp từ chất dẻo và cao su.
- Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
- Ngoài ra còn sản xuất máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất.
2. Thông tin pháp lý theo hồ sơ doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 36782889
- Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
- Tên Tiếng Anh: BINH MINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: BM PLASCO
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nhiệp và mã số thuế: 0301464823
- Người đại diện: CHAOWALIT TREEJAK
- Vốn điều lệ: 818.609.380.000 đồng
- Vốn đầu tư chủ sở hữu: 818.609.380.000 đồng
- Địa chỉ: 240 Hậu Giang, Phường 09, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: 02839690973
- Webiste: https://www.binhminhplastic.com.vn/tin-tuc.aspx - Mã chứng khoán: BMP
- Sàn niêm yết cổ phiếu tại: Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày bắt đầu niêm yết: 11/07/2006
- Số lượng cổ phiếu niêm yết: 81.860.938 cổ phần.
3. Lịch sử hình thành và phát triển.
Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB NHÀ MÁY CÔNG TƯ HỢP DOANH NHỰA
BÌNH MINH được thành lập theo mô hình công tư hợp doanh trên cơ sở sáp nhập Công ty
Ống Nhựa Hóa Học Việt Nam (KEPIVI) và Công ty Nhựa Kiều Tinh, trực thuộc Tổng Công
ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa học sản xuất Nhựa
Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ chương trình nước sạch
nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại Việt Nam thay thế ống nhập khẩu ra đời, chi
phí gia công được khách hàng trả bằng nguyên liệu đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựa Việt Nam phát triển.
Ngày 08/02/1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về việc thành
lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Công
tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”. Nhựa Bình Minh nhận thức chiến lược chuyển đổi cơ cấu
sản phẩm, sản xuất chủ yếu là ống nhựa và phụ kiện ống nhựa và chính thức đăng ký bảo hộ lOMoARcPSD| 36782889
độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và logo Nhựa Bình Minh tại Việt Nam. Lúc này
hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh bắt đầu được hình thành.
Ngày 24/03/1994 đổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh, là doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ theo QĐ số 842/QĐ-UB-CN.
Ngày 04/12/2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc
chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Đến ngày
02/01/2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào
hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Công ty niêm yết tại TTGDCK TP. HCM ngày
11/07/2006 với mã chứng khoán BMP.
Năm 2017 áp dụng thành công hệ phụ gia không kim loại nặng trong sản xuất ống và
phụ tùng ống PVC-U. Ra mắt dòng sản phẩm mới phụ tùng PP-R. Nghiệm thu Hệ thống
quản trị ERP. Chuyển đổi thành công phiên bản Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000-2015 và Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 140002015.
Năm 2018 Trở thành Công ty thành viên thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan - một tập
đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. Tiếp cận một tập đoàn lớn với nhiều kinh nghiệm
và công nghệ quản trị hiện đại, Nhựa Bình Minh có điều kiện rất thuận lợi để trao đổi, hợp
tác, nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.
Giấy đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 8 vào ngày 01/08/2022 vốn điều lệ hiện nay là 818.609.380.000 đồng.
PHẦN 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC XẾP HẠNG
3.1 Phân tích môi trường
3.1.1 Môi trường vĩ mô
a. Môi trường chính trị.
Việt Nam là một quốc gia hòa bình, không có sự xung đột của đảng phái, chính trị do
đó là điểm đến đầu tư an toàn của các nhà đầu tư.
Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp ưu đãi thuế quan và hạn ngạch, cụ
thể mức thuế suất đang được áp dụng cho nguyên vật liệu là 0%. Hiện nay thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp là 20% từ 1/1/2016. Và thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản lOMoARcPSD| 36782889
phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế rất có lợi cho
các công ty phát triển kỹ thuật công nghệ mới. Các doanh nghiệp hiện nay còn phải đối mặt
sức ép đến từ các đơn vị thanh tra: tài chính, thuế, môi trường, chứng khoán,... Công ty cổ
phần Nhựa Bình Minh vẫn đứng vững và phát triển tạo được hình ảnh riêng của mình. b. Môi trường kinh tế.
Nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam gặp nhiều thách thức do đại dịch COVID-19, giá
nguyên vật liệu tăng cao do nguồn cung khan hiếm, kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái, Nhựa
Bình Minh vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và phát triển vững chắc. Hiện nay, ngân
hàng Nhà nước đã nới lỏng biên độ tỷ giá ngoại tệ lên 5% sau 7 năm nhằm chủ động thích
ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED). Việc tăng tỷ giá sẽ ổn định được lãi suất đầu tư, tránh tăng chi phí tài
chính đối với doanh nghiệp như Nhựa Bình Minh vì 80% nguyên liệu đầu vào của ngành
nhựa VN phải nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. c. Môi trường xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, cuộc sống càng được cải thiện các sản phẩm
làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi và yêu cầu về chất lượng sản phẩm tăng.
Xu hướng trên thế giới hiện nay hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường trong
khi sản phẩm nhựa Việt Nam chưa đáp ứng được nên dễ đánh mất thi trường cho dù giá thành có rẻ.
d. Môi trường công nghệ.
Từ khi ra đời Bình Minh luôn chú trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty nên các sản phẩm luôn được người tiêu dùng đón
nhận. Các sản phẩm nhựa được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427: 1996, AS/NZS: 1477:
1996, TCVN 7305: 2003,... trên các dây chuyền thiết bị hiện đại của các hãng nổi tiếng như KraussMaffei, Corma,...
e. Môi trường tự nhiên.
Nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC,
PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than. Nguyên liệu của ngành nhựa chủ yếu lOMoARcPSD| 36782889
được nhập khẩu, trong nước chưa nghiên cứu tìm được nguyên liệu. Đây là vấn đề luôn được
quan tâm của ngành sản xuất nhựa.
f. Môi trường pháp luật.
Luật Bảo vệ môi trường mới có hiệu lực ngày 1/1/2022 đặt các doanh nghiệp
vào tình thế phải tập trung thực hiện lộ trình mà Chính phủ đã đề ra. Luật Bảo vệ môi
trường được Quốc hội thông qua vào ngày 17/11/2020 quy định nhà sản xuất, nhập
khẩu có 02 trách nhiệm: (1) Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì – áp dụng đối với
sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế (Điều 54) và (2) Trách nhiệm thu gom, xử lý chất
thải – áp dụng đối với sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế,
gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải (Điều 55).
3.1.2 Môi trường ngành
*Xác định ngành nghề của doanh nghiệp:
- Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su. Sản xuấtmáy
móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất. - Kinh doanh
máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng và trang trí nội thất.
- Kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su. Kinhdoanh
khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc. Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất,
vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
- Tư vấn các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
- Thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
- Thiết kế, chế tạo khuôm mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
Ngành chính của doanh nghiệp là: sản xuất nhựa công nghiệp vầ vật liệu xây dựng.
*Phân tích tác động của ngành tới doanh nghiệp.
- Thứ nhất, lực về sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại.
Hiện nay thị phần mảng nhựa xây dựng chỉ chiếm 18,2% tổng ngành là khá ít so với
tốc độ phát triển lớn của ngành xây dựng là 15-20%/năm lOMoARcPSD| 36782889
Theo số liệu dẫn từ báo cáo thường niên 2021 của công ty Nhựa Tiền Phong, toàn
lãnh thổ Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động thì có tới 24% (tương
đương 720) doanh nghiệp nhựa xây dựng đang hoạt động trong 02 mảng là ống nhựa xây
dựng và nhựa vật liệu xây dựng. Mảng ống nhựa xây dựng, với nhược điểm là cồng kềnh và
khó vận chuyển nên các doanh nghiệp trong nước không vấp phải sự cạnh tranh đến từ các
sản phẩm ngoại nhập. Nếu Nhựa Bình Minh thống trị thị trường miền Nam thì Nhựa Tiền
Phong đang dẫn đầu thị trường phía Bắc. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các công ty giàu
tiềm lực tài chính, sẵn sàng chiếm lĩnh thị phần như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Đạt Hòa, Đệ Nhất...
Lần lượt trong năm 2016, 2017 thị trường ống nhựa tại miền Bắc xuất hiện thêm 2
doanh nghiệp lớn là công ty Tân Á – Đại Thành và công ty Hoa Sen. Hai nhà máy sản suất
ống nhựa Ströman của công ty Tân Á – Đại Thành tại Long An và Hưng Yên với công suất
lần lượt là 70.000 tấn sản phẩm/năm và 150.000 tấn sản phẩm/năm.Công ty Hoa Sen là
101.952 tấn sản phẩm/năm đến từ cả ba nhà máy ở 3 miền. Còn ông lớn Nhựa Tiền Phong
có công suất 190.000 tấn sản phẩm/năm đang chiếm khoảng 60% thị phần miền Bắc và 30% thị phần cả nước.
- Thứ hai, lực về quyền thương lượng của người mua.
Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang hồi phục và các hoạt động dựng
dân dụng, hạ tầng gia tăng với nhiều dự án có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, đặc biệt là các
dự án về xây dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, hạ tầng giao thông,
nâng cấp đường bộ… nên thị trường nhựa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh
mẽ hơn trước. Trong giai đoạn 2020-2023, giá trị xây dựng nhà ở được kỳ vọng tăng trưởng
trung bình 5,3% (giảm 1,8 điểm phần trăm), giá trị xây dựng nhà không ở kỳ vọng tăng
trưởng 5,9% (giảm 0,3 điểm phần trăm).
Nhìn nhận từ những điều trên nhu cầu xây dựng nhà ở, các dự án tăng cao và với việc
sản phẩm ống nhựa chưa có sản phẩm nào thay thế được, khả năng thương lượng của người
mua thấp hơn so với vị thế của công ty nên áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp không mãnh liệt. lOMoARcPSD| 36782889
- Thứ ba, lực về quyền thương lượng của người cung ứng.
Giá nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn tới 70% chi phí giá vốn hàng bán vì hạt
nhựa PVC phải nhập nhẩu. Sản lượng sản xuất hạt nhựa PVC trong nước chỉ đến từ 2 nhà sản
xuất là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa chất AGC Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu
hạn Nhựa và Hóa chất TPC Vina với tổng công suất 390.000 tấn với nhà máy.
Việc trở thành công ty con của tập đoàn SGG của Thái Lan đã giúp Công ty tận dụng
được rất nhiều lợi thế từ chuỗi giá trị ngành nhựa sẵn có. Hiện tại 50% Nguyên liệu đầu vào
quan trọng nhất của công ty được cung cấp bởi TPC Vina cũng là công ty con của SGG. Nhờ
đó, Nhựa Bình Minh đã có thể giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra công
ty có cơ hội tiếp cận với nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ TPC, AGG Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tính độc quyền của sản phẩm dịch vụ của người cung ứng đối với công ty vẫn rất
mạnh vì nhu cầu của việc sản xuất vẫn tăng cao nhưng nguồn cung từ các nhà máy mới không có thêm.
- Thứ tư, lực về nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có một sản phẩm thay thế thật sự cho các loại ống
nhựa xây dựng về tính tiện ích, chịu được loại hóa chất khả năng chống rỉ sét khả năng giảm
tiếng ồn khối lượng nhẹ, dễ vận chuyển tính kinh tế cao hơn so với sắt thép. Thêm nữa, người
tiêu dùng quen với các tiện ích mà sản phẩm ngành mang lại nên việc có sản phẩm thay thế
rất thấp. Vì vậy, mối đe dọa sản phẩm thay thế đối với công ty Nhựa Bình Minh không thật sự đáng kể.
- Thứ năm, lực về các đối thủ tiềm năng.
Cuộc chiến thị phần ngành nhựa xây dựng vẫn luôn khốc liệt. Tuy vậy, chỉ có các
công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính
cạnh tranh cao. Bên cạnh việc sở hữu thương hiệu có độ nhận diện cao, chất lượng tốt thì
vẫn có một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh nằm ở hệ thống phân
phối rộng. Do đó những công ty có được kênh phân phối rộng sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững.
+ Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong lOMoARcPSD| 36782889
Xét về lịch sử sản xuất, Công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong (NTP) là công ty ra đời
sớm trong ngành 1960, đến năm 90 công ty chuyển hướng sang sản xuất ống nhựa PVC.
NTP chiếm đến 70% thi phần tại thị trường miền Bắc và khoảng 30% thị trường miền Nam.
Nhựa Tiền Phong xây dựng nhà máy tại 3 nơi Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương với
năng lực sản xuất lên đến 190.000 tấn/năm và tổng sản phẩm công ty sản xuất được là 700
loại sản phẩm. Hệ thống gồm 09 Trung tâm phân phối với hơn 300 nhà phân phối và gần 16
nghìn điểm bán hàng, cửa hàng đã giúp thương hiệu NTP xuất hiện tại khắp 63 tỉnh, thành
phố và có thị phần ống nhựa lớn trên toàn quốc.
NTP còn mạnh dạn tiên phong đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với dây chuyền công nghệ
hiện đại của các thương hiệu uy tín hàng đầu trên thế giới như: Hãng Battenfeld Cincinnati;
Unicor và Krauss Maffei của Đức; Hãng Amut - Italia; Corma - Canada. Đặc biệt là dây
chuyền sản xuất ống HDPE đường kính lớn lên đến 2000mm duy nhất tại Việt Nam đã sản
xuất các sản phẩm cung cấp cho dự án cấp nước sông Đà, sông Đuống, sông Lam, sông
Đồng Nai. Cùng với đó là hệ thống dây chuyền sản xuất ống PE luồn cáp điện cho Tập đoàn
Điện lực Việt Nam để ngầm hóa các tuyến dây điện và Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam để ngầm hóa cáp thông tin trên cả nước…
NTP đánh thẳng vào thị trường miền Trung và miền Nam bằng việc thành lập CTCP
Nhựa Thiếu niên Tiền phong miền Trung (Nghệ An) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong
phía Nam (Bình Dương). Cuối năm 2015, NTP tiếp tục thâu tóm thêm CTCP Nhựa Năm Sao (Hải Phòng).
Và với doanh thu năm 2021 của toàn hệ thống đạt gần 5.800 tỷ đồng, thương hiệu Nhựa
Tiền Phong vẫn giữ vững vị trí là nhà sản xuất ốg nhựa lớn nhất Việt Nam.
+ Công ty Nhựa Bình Minh
Theo SCG Research, Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng
tại miền Nam, 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại miền Bắc và 28% thị phần ống nhựa thị
trường nội địa, với 4 nhà máy sản xuất tại TP.HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên,
có công suất 150.000 tấn/năm. Cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh khá đa dạng, với
khoảng 332 loại sản phẩm ống nhựa. Thị trường miền Nam tập trung 79% số lượng cửa hàng lOMoARcPSD| 36782889
phân phối của Công ty, với gần 2.000 đại lý, cửa hàng phân phối, lớn hơn nhiều so với các đối thủ liền kề .
BMP đang thận trọng với chính sách đầu tư thăm dò tại miền Trung (BMP hiện chiếm
20% thị phần). Năm 2016, trong Đại hội cổ đông của công ty đã thông qua việc sáp nhập
Công ty cổ phẩn Nhựa Đà Nẵng (DPC) nhằm mở rộng thị trường, phát triển địa bàn kinh
doanh. Và theo kế hoạch của công ty sau M&A, BMP sẽ nâng cấp và mở rộng nhà máy hiện
tại và tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối ra thị trường miền Trung.
Chính sách BMP hướng đến độ nhận diện cao đến người tiêu dùng thông qua các đại
lý, cửa hàng bằng các chương trình như tổ chức hội nghị cửa hàng cho đại lý. Nhờ chính
sách này mà lợi nhuận của BMP cao hơn so NTP dù doanh thu thấp hơn hẳn.
+ Tập đoàn Hoa Sen đang vươn mình mạnh mẽ
Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa hàng đầu
Việt Nam dù có mặt ở thị trường muộn hơn từ năm 2008. Nhờ có tiềm lực tài chính vượt trội
mà tập đoàn tiên phong trong công nghệ sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị
hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Sản lượng ống nhựa Hoa Sen tăng trưởng đáng kể, đạt
mốc 5.000 tấn/ tháng, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng
trong nước và quốc tế.
Chi phí đầu tư cho công nghệ và máy móc rất rẻ mà ống nhựa Hoa Sen có sự cạnh
tranh mạnh mẽ về giá so với 2 tên tuổi lớn trên thị trường. Với sản phẩm ống nhựa phổ thông
uPVC, Hoa Sen áp dụng tỷ lệ chiết khấu cho đại lý 35-40%, so với Bình Minh và Tiền Phong
chỉ 14-18%. Với sản phẩm ống nhựa dân dụng cao cấp PPR, tỷ lệ chiết khấu của Hoa Sen
cho đại lý là 67-69%, cao hơn chục điểm % so với đối thủ.
Với việc đầu tư và cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Hoa
Sen đã được Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp sản xuất ống nhựa đầu tiên tại Việt Nam sử dụng
hệ thống thiết bị, công nghệ đạt chuẩn tự động hóa và quy trình sản xuất khép kín.
3.2 Phân tích phi tài chính
3.2.1 Quy mô kinh doanh lOMoARcPSD| 36782889
* Dựa vào pháp lý, quy định pháp luật
Đối với chủ doanh nghiệp, việc xác định mô hình của doanh nghiệp là rất quan
trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng trong
quá trình hoạt động. Hiện nay chưa có một căn cứ pháp lý nào để xác định một doanh
nghiệp lớn nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đã được xác định tại Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa được xác định như sau:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy Loại hình
Thương mại và dịch vụ
sản, công nghiệp, xây dựng
Doanh nghiệp siêu Số lao động Tổng doanh thu Số lao động Tổng doanh thu nhỏ tham gia bảo
của năm không tham gia bảo của năm không hiểm xã hội quá 3 tỷ đồng hiểm xã hội quá 10 tỷ
đồng bình quân năm hoặc tổng bình quân năm hoặc tổng nguồn không quá 10 nguồn vốn
không quá 10 vốn không quá 3 người không quá 3 tỷ người tỷ đồng đồng
Doanh nghiệp nhỏ Số lao động Tổng doanh thu Số lao động Tổng doanh thu tham gia bảo của
năm không tham gia bảo của năm không hiểm xã hội quá 50 tỷ đồng hiểm
xã hội quá 100 tỷ đồng bình quân năm hoặc tổng bình quân năm hoặc
tổng nguồn không quá 100 nguồn vốn không quá 50 vốn không quá người
không quá 20 tỷ người 50 tỷ đồng đồng
Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng doanh thu Số lao động Tổng doanh thu tham gia bảo của
năm không tham gia bảo của năm không hiểm xã hội quá 200 tỷ đồng
hiểm xã hội quá 300 tỷ đồng bình quân năm hoặc tổng bình quân năm
hoặc tổng nguồn không quá 200 nguồn vốn không quá 100 vốn không
quá người không quá 100 người 100 tỷ đồng tỷ đồng
Bảng 1: So sánh quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp
*Dựa vào thực tế dữ liệu của tổ chức xếp hạng ngân hàng giả định ABC lOMoARcPSD| 36782889 Tiêu chí Trị số Điểm Nguồn vốn kinh doanh ,106,523,1 2 86,159 đồng 30 Số lượng lao động 1 ,451 nhân viên 12 Doanh thu thuần 4 ,380,639,578,386 đồng 40
Số tiền nộp ngân sách NN 41 ,505,236,208 đồng 15 Tổng điểm 97
Bảng 2: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp
=> Theo mức điểm được chấm như trên, CTCP Nhựa Bình Minh được xác định
là doanh nghiệp có quy mô lớn.
*So sánh với các doanh nghiệp khác : Ưu điểm
- Sự nhạy bén, có tâm, có tầm của ban quản trị cấp cao kết hợp với
việc tậndụng tốt thời thế đã đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ vươn ra thị
trường trong nước và quốc tế. Việc áp dụng và sớm chuyển giao công nghệ
từ các nước tiên tiến, đón đầu xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp sớm, hoàn
thiện và chuyên môn hóa cơ cấu tổ chức. Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu
phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã. Dây chuyền máy móc
và công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu đầu ra.
- Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ đã mang đến cho Bình Minh chất
lượngsản phẩm tốt nhất, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu trong văn hoá công ty.
Công tythường xuyên mở các khóa đào tạo, huấn luyện để liên tục cải tiến
chất lượng và phát huy tiềm năng sẵn có ở mỗi cá nhân.
- Trải qua 44 năm xây dựng và không ngừng phát triển, Bình Minh đã
khẳngđịnh được mình là một thương hiệu mạnh có thể sánh được với các
thương hiệu lớn và lâu đời khác. Trong top các doanh nghiệp lớn về thị phần sản xuất nhựa, Bình lOMoARcPSD| 36782889
Minh chỉ đứng sau ông lớn Tiền Phong Nhược điểm
- Về chuỗi cung ứng : Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào và
phụ thuộc quá nhiều và nguyên liệu nhập khẩu.
- Chưa phát triển mạng lưới phân phối ra nước ngoài. Thuận lợi
- Với sự tăng trưởng về kinh tế cũng như sự ổn định về chính trị trong
nước và các chính sách bảo vệ tôn thép của Bộ công thương và nhà nước sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để công ty Nhựa Bình Minh mở rộng quy mô và phát triển.
- Giá cả cạnh tranh hơn do có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, được
hưởng thuế quan ưu đãi GSP của EU và các cam kết FTA với các thị trường.
khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ (do chính sách quản lý
nhập khẩu nhựa tái chế của Việt Nam còn tương đối thoáng) Khó khăn:
- Với vị thế là doanh nghiệp thách thức, nhưng đối thủ cạnh tranh của
Bình Minh là những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính và lịch sử phát
triển lâu đời trong ngành, được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với Bình Minh.
Ngoài ra, việc gia nhập của hàng loạt doanh nghiệp mới làm cho sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt hơn.
- Việc gia tăng mở rộng công suất của các doanh nghiệp đầu ngành
như TiềnPhong đã đẩy cạnh tranh trong nước của thị trường nhựa lên mức
gay gắt, đặc biệt khi ngành thép có độ nhạy cảm cao với các biến động thương
mại quốc tế và các chính sách bảo hộ thương mại toàn cầu. lOMoARcPSD| 36782889
- Tỷ giá VND/USD tăng cao từ đầu năm cộng với giá nguyên liệu nhựa
trênthế giới tăng cao làm chi phí đầu vào của Bình Minh tăng theo. Việc nội
địa hóa của doanh nghiệp chậm và chiếm phần nhỏ trong các yếu tố đầu vào
làm giảm lợi nhuận của công ty.
3.2.2 Hình thức sở hữu
3.2 . 2.1 Xác định loại hình sở hữu
Nhựa Bình Minh là công ty cổ phần có vốn điều lệ là 818.609.380.000 VND.
Công ty có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh kể từ ngày
16/11/1977 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận.
Địa chỉ: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, TP. HCM, Việt Nam . Cơ cấu sở hữu cổ
phần của cổ đông: BMP thuộc loại hình sở hữu hỗn hợp.
Biểu đồ 7: Cơ cấu sở hữu trong thời gian 31/12/2021 Trong đó :
- Cá nhân nước ngoài : 1.40%
- Cá nhân trong nước : 13.34%
- Tổ chức nước ngoài : 83,19%
- Tổ chức trong nước : 1.28% lOMoARcPSD| 36782889
3.2.2.2 Đặc điểm của chủ sở hữu
Công ty con và công ty liên kết:
- Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc (NBM) - CÔNG TY CON.
Địa chỉ đăng ký hoạt động: đường D1 khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A, Huyện Văn
Lâm, Tỉnh Hưng Yên ,Việt Nam do BMP đầu tư 100% vốn
- Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DPC) - CÔNG TY LIÊN KẾT .
Địa chỉ đăng ký hoạt động:Công ty có trụ sở và nhà máy sản xuất tại 371 Trần Cao Vân,
Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Việt Nam. BMP mua và nắm giữ 29% cổ phần trên tổng
vốn điều lệ 22,4 tỷ đồng
- Công ty CP Đầu tư Kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt (BMV) - CÔNG TY LIÊN KẾT.
Công ty được thành lập với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, nhằm mục đích thực hiện dự án chuyển
đổi công năng khu đất tại địa chỉ 240 Hậu Giang khi Nhựa Bình Minh phải di dời Nhà máy
Nhựa Bình Minh Sài Gòn theo chủ trương của Nhà nước. Tháng 12/2016, Bình Minh Việt
đã tăng vốn đầu tư là 210.000.000.000 đồng. Trong đó, BMP đã góp
53.040.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ sở hữu 26%.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa các loại phục vụ cho
ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng.
3.3.3 Mô hình hoạt động:
3 . 3.3.1 Sơ đồ tổ chức lOMoARcPSD| 36782889 3 3.3 .
Đội ngũ lãnh đạo chính . 2
Hội đồng quản trị Ông Sakchai Chủ tịch Patiparnpreechavud
Ông Nguyễn Hoàng Ngân Phó Chủ tịch Phó Ông Poramate Thành viên Larnroongroj Ông Chaowalit Treejak Thành viên Ông Phan Khắc Long Thành viên Ông Bông Hoa Việt Phụ trách quản trị Ban kiểm soát Bà Nguyễn Lưu Thùy
Trưởng ban kiểm soát nội Minh bộ
Ông Nguyễn Thành Luân Trưởng Ban kiểm soát Ông Praween Wirotpan Thành viên lOMoARcPSD| 36782889
Bà Nguyễn Thị Thu Chúc Thành viên Ban giám đôc Ông Chaowalit Treejak Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Hoàng Ngân Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Quan Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Thanh Hải Phó Tổng Giám đốc
Người đại diện theo pháp luật
Ông Nguyễn Hoàng Ngân Tổng Giám đốc
Bảng 3: Đội ngũ lãnh đạo
3 . 3.3.3 Cơ chế quản lý, giám sát
Hội đồng quản trị quản lý Công ty, chỉ đạo, kiểm soát và giám sát hoạt động
của Tổng Giám đốc và người điều hành doanh nghiệp. Ban Kiểm soát giám sát và
kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và người điều hành doanh
nghiệp. Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty. Việc quản
lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát, giám sát và kiểm tra được thực hiện theo các quy
định tại Điều lệ Công ty, quy chế này và các quy chế quản lý nội bộ khác của Công ty.
3 . 3.3.4 Môi trường làm việc
Công ty luôn chú trọng vào công tác xây dựng đội ngũ lao động chất lượng,
tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích cho người lao động như tổ chức làm việc
8h/ngày, 6 ngày/tuần, chế độ nghỉ theo quy định của Luật Lao động. Đối với cán bộ
công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty đang tổ chức sản xuất theo ca, đảm bảo tiến độ
sản xuất, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện và bình đẳng, đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng khang trang, thoải mái, tiện nghi giúp cán bộ công nhân viên phát huy tối đa
tính sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu suất lao động góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát lOMoARcPSD| 36782889
triển. Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình sản xuất, lực lượng lao động
trực tiếp được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, các nguyên tắc an
toàn lao động cũng được tuân thủ nghiêm ngặt. Công ty cổ phần nhựa bình minh là
một trong 120 doanh nghiệp được tiếp tục vinh danh và nhận giải thưởng "nơi làm
việc tốt nhất châu á"
3.4.1 Đội ngũ lãnh đạo
Khả năng quản lý, các thành công/thất bại chính trong quá khứ, tầm nhìn định
hướng của đội ngũ lãnh đạo đối với doanh nghiệp. Họ và tên
Trình độ học vấn
Năng lực, kinh nghiệm
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Sakchai Kỹ sư Hóa học - Đại học
Ông đã từng là Giám đốc điều hành Patiparnpreechavud Chulalongkorn - Thái Lan
Công ty MEHR Petrochemical, Giám đốc
- Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - điều hành Công ty TNHH SCG Plastics.
Đại học Kasetsart - Thái Lan
Ngày 13/4/2013, ông được bầu làm Ủy
viên Hội đồng Quản trị Nhựa Tiền Phong
Gần 20 năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều
vị trí cấp cao như giám đốc điều hành, lOMoARcPSD| 36782889
Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Gần 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nguyễn Hoàng Ngân - Kỹ sư Cơ khí Nhựa qua nhiều vị Trưởng Phòng Kỹ
thuật ,trí quản lý, điều hành, lãnh đạo Công ty... Thạc sĩ
Gần 18 năm kinh nghiệm trong ngành Ông Poramate
Nhựa qua nhiều vị khác nhau Larnroongroj Chaowalit Treejak
Kỹ sư Kỹ thuật công nghiệp
Gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành Nhựa Thạc sỹ Quản trị
Nhiều năm kinh nghiệm quản lý, điều Phan Khắc Long hành, lãnh đạo Kinh doanh Bông Hoa Việt
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC (BAN ĐIỀU HÀNH) Chaowalit Treejak Cử nhân
Bảng 5: Năng lực ban lãnh đạo lOMoARcPSD| 36782889 Cử nhân Quản trị Nguyễn Hoàng Ngân Kinh doanh Kỹ sư Hóa
Gần 28 năm kinh nghiệm trong ngành Nguyễn Thanh Quan
Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Nhựa ,trải qua nhiều chức vụ khác nhau. Nguyễn Thanh Hả Kỹ sư
Hơn 22 năm kinh nghiệm trong ngành
Nhựa qua nhiều vị trí quản lý, điều hành, lãnh đạo sản xuất.
Khả năng quản lý, các thành công/ thất bại chính trong quá khứ, tầm nhìn định hướng của
đội ngũ lãnh đạo đối với doanh nghiệp.
Bảng 6: Khả năng quản lý và các thành công/thất bại của Bình Minh trong quá khứ
Dựa vào số liệu 2019-2021, nhìn chung tỷ lệ hoàn thành của sản lượng và doanh thu tương
đối cao (gần 73%). Tuy giai đoạn 2019-2020 với đầy biến động và kinh tế khó khăn, nhưng
BMP lại có tỷ lệ hoàn thành vượt mức dự kiến một cách bất ngờ. Cụ thể trong năm 2020,
sản lượng mục tiêu là 110,030 triệu tấn và đã hoàn thành ở mức 110,574 triệu tấn, bên cạnh lOMoARcPSD| 36782889
đó, doanh thu thuần dự kiến là 4560 tỷ và đạt được 4700 nghìn tỷ, còn lợi nhuận sau thuế dự
kiến 465 tỷ và tỷ lệ hoàn thành 112,15%. Tóm lại, trong năm 2020 hoạt động kinh doanh
của công ty được cải thiện, đang phát triển vô cùng khởi sắc. Còn năm 2021 thì do Đại dịch
Covid-19 kéo dài cả năm, đặc biệt nghiêm trọng trong quý 3, gây gián đoạn hoạt động sản
xuất kinh doanh và tạo ra tâm lý rất bất ổn cho Người lao động. Cộng thêm đó nguyên liệu
không ổn định: Giá tăng rất cao và việc cung ứng có thời điểm bị gián đoạn do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 nên dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 không đạt kế
hoạch và giảm sút so với kết quả năm 2020 nhưng nhìn chung thì tỉ lệ hoàn thành cũng khá
cao sản lượng đạt được trên 81% .Nhìn chung lại ta thấy được khả năng quản lý của Bộ máy
lãnh đạo và điều hành Bình Minh được đánh giá là khá tốt.
Tầm nhìn định hướng của doanh nghiệp trong tương lai
Trong Báo Cáo Thường Niên 2021, Ban lãnh đạo và ban điều hành của Công ty cổ phần
Nhựa Bình Minh đã được ra tầm nhìn bền vững để định hướng cho doanh nghiệp trong
tương lai bao gồm các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng)
và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty như sau: Đối
với sản xuất kinh doanh
- Tăng cường các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước và xử lý nước thải.
- Cải tiến quy trình sản xuất, lắp đặt các thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, tiết kiệm
nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong kinh doanh. - Chống hàng giả, hàng nhái
Đối với người lao động
- Đánh giá môi trường làm việc hằng năm để có các biện pháp cải tiến kịp thời.
- Duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe, đời sống cho người lao động.
- Cử người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên
môn đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.
- Nâng cao nhận thức của người lao động đối với việc tiết giảm năng lượng và gìn giữ môi trường
Đối với môi trường lOMoARcPSD| 36782889
- Đánh giá môi trường làm việc hằng năm để có các biện pháp cải tiến kịp thời.
- Duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe, đời sống cho người lao động.
- Cử người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên
môn đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.
- Nâng cao nhận thức của người lao động đối với việc tiết giảm năng lượng và gìn giữ môi trường
Đối với cộng đồng
- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân
thiện, có trách nhiệm với môi trường.
- Duy trì các hoạt động từ thiện thường xuyên như hiến máu nhân đạo, phụng dưỡng Mẹ Việt
Nam anh hùng, bố mẹ liệt sĩ, thương binh nặng, ủng hộ ngày lương cho quỹ hỗ trợ khó khăn...
- Nâng cao ý thức của người lao động đối với các hoạt động nhân đạo, từ thiện
3.5.1 Uy tín trong quan hệ ngân hàng Chỉ tiêu 31 /12/2019 31 /12/2020 31 /12/2021 Vay ngắn hạn 57.274.254.298 55.590.000.000 55.130.000.000 Vay dài hạn 0 0 0
Bảng 7: Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ 2019 đến 2021
Nguồn vay Thời điểm
Tiền Hình thức lOMoARcPSD| 36782889
31 /12/2018
31 /12/2019
31 /12/2020
31 /12/2021 gốc đảm bảo
Công ty Cổ 54.600.000.000 54.600.000.00054.600.000.000 54.600.000.000 VNDNhà cửa, Phần Đầu tư vật kiến Kinh doanh trúc, máy Bất Động sản móc thiết Bình Minh bị, phương Việt –công ty tiện vận liên kết tại, dụng cụ quản lý, cổ phiếu 3.530.187.000 990.000.000 710.000.000 2.674.254.298 VNDNhà cửa, Cấccaccac vật kiến spfjafs lja trúc, máy cscdca Các móc thiết khách hàng bị, phương khác tiện vận sfsafsdfdsfsh tại, dụng cụ quản lý, cổ phiếu
Bảng 9: Chi tiết khoản vay dài hạn tại các ngân hàng( Nguồn: Thuyết
minh BCTC Của BMP từ 2019- 2021)
Triển vọng Thời gian quan hệ Mức độ tương lai theo Nguồn vay Nợ quá hạn tín dụng uy tín đánh giá của NH
Công ty Cổ Phần Đầu 5 năm’ Không Rất cao Tích cực tư Kinh doanh Bất (1 /2017– 12/2021 ) lOMoARcPSD| 36782889 Động sản Bình Minh
Việt –công ty liên kết Các khách hàng khác 5 năm’ Rất cao Tích cực Không sfsafsdfdsfsh (1 /2017– 12/2021 )
Nhìn chung, khoản tín dụng giữa Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh được tài
trợ chủ yếu bởi Công ty Cổ Phần Đầu tư Kinh doanh Bất Động sản Bình Minh
Việt –công ty liên kết và Các khách hàng khác.afsdfdsfsh
Nhìn chung các khoản vay ngắn hạn từ 31/12/2018 đển 31/12/2021 tương đối dữ ổn định.
Vay ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2018 là 59.130.187.000 đến 31/12/2019 là 55.590.000.000
đồng giảm 3.540.187.000 đồng, đến 31/12/2020 là 55.130.000.000 đồng giảm 460.000.000
đồng, sang 31/12/2021 là 57.274.254.298 đồng tăng 2.144.254.298 đồng so với 2020 do
dịch bệnh Covid19. Qua các con số vay ngắn hạn, cho thấy được mức dộ tín nhiệm và thiện
chí trả nợ của công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh với các chủ nợ là rất tốt.
3.6.1 Hoạt động và chiến lược kinh doanh
3.6.1.1 Phân tích và đánh giá về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a. Thời gian hoạt động
Năm 1977 : Ngày 16/11, Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng
Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ được thành lập từ việc hợp nhất giữa
Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Kỹ nghệ Kiều Tinh, chuyên sản
xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng, một số sản phẩm ống và phụ kiện ống nhựa. lOMoARcPSD| 36782889
Năm 1986 : Nhựa Bình Minh được UNICEF lựa chọn làm nhà cung cấp đầu tiên và chủ
yếu ống nhựa PVC-U cho dự án “Chương trình nước sạch nông thôn”, đánh dấu sự chuyển
đổi hoàn toàn cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh .
Năm 1990: Đổi tên thành Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh, là đơn vị Nhà
nước thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Chình thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng
hóa, thương hiệu và logo Nhựa Bình Minh tại Việt Nam
Năm 1994: Đổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Bộ Công nghiệp nhẹ. Doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến DryBlend để
sản xuất ống nhựa PVC-U đường kính lớn nhất
Năm 1999 : Khánh thành Nhà máy 2 - diện tích 20.000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị
hiện đại của các nước châu Âu
Năm 2000 : Khánh thành Nhà máy 2 - diện tích 20.000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị
hiện đại của các nước châu Âu
Năm 2002 : Lần đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn và ống PE gân thành
đôi. Hoàn tất đầu tư kho bãi, mở rộng diện tích Nhà máy 2 lên 30.000 m2
Năm 2004 : Ngày 02/01, sau cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt
động với tên giao dịch là Bình Minh Plastics JointStock Company, viết tắt là BM PLASCO.
Năm 2006 : Ngày 11/7, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên thị trường chứng
khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP.
Năm 2006 : Ngày 21/12, Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc tại Hưng Yên
được khánh thành, chính thức đưa thương hiệu Nhựa Bình Minh tham gia chinh phục thị trường phía Bắc.
Năm 2008 : Công ty mua và nắm giữ 29% cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng với
mục đích phát triển thương hiệu Nhựa Bình Minh tại miền Trung và Cao nguyên lOMoARcPSD| 36782889
Năm 2009: Sản phẩm ống PP-R chịu nhiệt được chính thức đưa ra thị trường. Sản xuất ống
PVC-U đường kính đến 630 mm.
Năm 2009: Là Công ty đầu tiên sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1.200 mm lớn nhất tại Việt Nam.
Năm 2012: Áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Triển khai
dự án công nghệ thông tin “Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Oracle E-Business Suite”
Năm 2013: Chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng.
Năm 2015 : Ngày 18/11, khánh thành Nhà máy Bình Minh Long An. Ngày 18/11, khánh
thành Nhà máy Bình Minh Long An.
Năm 2015 : Khởi công xây dựng giai đoạn II Nhà máy Bình Minh Long An. Đầu tư tăng 50%
công suất sản xuất phụ tùng ống.
Năm 2017: Đầu tư tăng 50% công suất sản xuất phụ tùng ống. Áp dụng thành công hệ phụ
gia không kim loại nặng trong sản xuất ống và phụ tùng ống PVC. Ra mắt dòng sản phẩm
mới phụ tùng PP-R và nghiệm thu Hệ thống quản trị ERP
Năm 2018 : Trở thành Công ty thành viên thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan - một tập đoàn
công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á.
Năm 2019 : Tiến hành triển khai tái cấu trúc tổ chức Công ty và tái cấu trúc hệ thống phân
phối theo hướng năng động và phù hợp hơn trong môi trường cạnh tranh
Năm 2020 : Đẩy mạnh tự động hóa sản xuất, khởi động chương trình cải tiến liên tục nhằm
nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí
Năm 2021: Áp dụng thành công và hình thành chính thức Bộ phận Chuỗi cung ứng (SCM);
Phát huy sự vững chãi của hệ thống quản lý hiện hành để đưa Công ty vượt qua đại dịch
Covid-19 một cách chủ động và hiệu quả. lOMoARcPSD| 36782889
Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu và có uy tín tại Việt Nam
về các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát
nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng . Hiện tại cung
cấp lượng lớn nhu cầu sử dụng trong nước và bước đầu thâm nhập vững chắc vào các nước Đông Nam Á.
Nhựa Bình Minh đã đạt được các tiêu chuẩn khắt khe như tiêu chuẩn ISO 1452- 2:
2009 (TCVN 8491:2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 16:2017/BXD ....
khi luôn sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại và nguồn nguyên liệu nhựa được lựa
chọn từ các tập đoàn lớn nổi tiếng. Hơn nữa, tất cả quy trình sản xuất đều trải qua các
kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Nhựa Bình Minh cam kết cung cấp những sản phẩm có giá trị chất lượng bền vững, thân
thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng.
b. Mô tả danh mục sản phẩm, dịch vụ và xác định sản phẩm, dịch vụ chính
Sản phẩm của Công ty Nhựa Bình Minh được chia làm các nhóm:
Nhóm ống và phụ tùng ống PVC-U
Ống và phụ tùng nối ống PVC-U cứng đường kính từ 20 mm đến 630 mm,
dùng cho ngành nước và tuyến cáp ngầm phù hợp tiêu chuẩn ISO 1452- 2: 2009
(TCVN 8491:2011), được chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:
QCVN 16:2017/BXD bao gồm: Ống và phụ tùng ống nhựa PVC -U hệ inch và hệ
mét được sản xuất từ hợp chất nhựa PVC không hóa dẻo và Ống PVCU hệ CIOD
có đường kính ngoài tương thích với ống và phụ tùng ống gang chịu áp.
Ứng dụng : Các loại ống này thích hợp dùng trong những hệ thống dẫn nước như:
Hệ thống dẫn nước sinh hoạt.Hệ thống dẫn nước và tưới tiêu trong nông nghiệp.
Hệ thống ống dẫn trong công nghiệp. Hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa…
x Ống và phụ tùng PVC-U được dùng để bảo vệ tuyến cáp ngầm trong các hệ thống
như: Hệ thống cáp ngầm bưu điện (cáp sợi quang, cáp đồng, lOMoARcPSD| 36782889
…), Hệ thống cáp ngầm điện lực (cáp điện,…)
Nhóm ống và phụ tùng ống HDPE
Ống và phụ tùng ống nhựa HDPE có đường kính từ 16 mm đến 1.200
mm được sản xuất từ hợp chất nhựa polyethylene tỷ trọng cao PE100, theo tiêu
chuẩn ISO 4427:2007 (TCVN 7305:2008), được chứng nhận hợp quy theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2019/BXD
Ứng dụng : Hệ thống ống thoát nước cho xa lộ ,hệ thống ống thoát nước cho
sân golf. Hệ thống ống thoát nước dân dụng….
Nhóm các sản phẩm khác
Bình xịt sử dụng trong nông nghiệp các loại 1 lít, 5 lít, 10 lít sản xuất
theo tiêu chuẩn TCVN 5931:1995 dùng để tưới cây cảnh hoặc phun thuốc trừ sâu.
Ứng dụng : sử dụng phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
c. Quy trình sản xuất kinh doanh
Với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ thuộc thế hệ tiên tiến nhất từ các nước
Ý, Đức, Áo, Canada… được trang bị đồng bộ tại ba nhà máy ở TP.HCM, Bình
Dương, Hưng Yên; hằng năm, Nhựa Bình Minh có khả năng cung cấp cho thị trường 80.000 tấn sản phẩm.
Nhựa Bình Minh xác định tự động hóa trong dâychuyền sản xuất là một trong những ưu tiên
hàng đầu hiện nay để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tại nhà máy Bình Minh Sài Gòn, Nhựa Bình Miđã đưa vào vận hành tay máy gắp sản phẩm
trong dâychuyền sản xuất phụ tùng PVC-U. Đặc biệt, tay máygắp sản phẩm với tên gọi
“BINH MINH’S BEE”được nghiên cứu và chế tạo bởi đội ngũ kỹ sư Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh lOMoARcPSD| 36782889
Nhựa Bình Minh không ngừng đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin quản lý tổng
thể DN ERP - hệ thống được lựa chọn dựa trên nền tảng công nghệ giải pháp Oracle EBS,
một trong những giải pháp hàng đầu thế giới hiện nay.
d. Nhà cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra
- Về nhà cung cấp đầu vào:
Được cung cấp phần lớn bởi TPC Vina (một mắt xích trong chuỗi giá trị ngành nhựa
của SCG), với tỉ lệ lên đến 50% tổng giá trị.
Nhờ sự hỗ trợ của Tập đoàn Siam Cement Group (SCG Group) của Thái Lan, tập đoàn
hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm vật liệu xây dựng, hóa chất và bao bì.
- Về thị trường đầu ra:
Sản phẩm của BMP tương đối đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước, chiếm
khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị
phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc và chiếm khoảng 28% thị phần
ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research). Thông qua mạng lưới phân
phối của SCG, một số sản phẩm của Nhựa Bình Minh đã bước đầu thâm nhập vững
chắc vào các nước Đông Nam Á
e. Phạm vi hoạt động
BMP chú trọng và phát triển thị trường nội địa, qua đó giữ vững thị phần trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt hiện nay Các nhà máy sản xuất
Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên
với công suất 150.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thị trường cả nước,
đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại và kích thước sản phẩm.
Hệ thống phân phối sản phẩm lOMoARcPSD| 36782889
Sau hơn 44 năm hình thành và phát triển, hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh
ngày càng mở rộng. Tính đến cuối năm 2021, Công ty có khoảng 1.930 cửa hàng rộng khắp
trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách
hàng. Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các dự án lớn trọng điểm quốc gia, là đơn vị cung
cấp sản phẩm ống nhựa cho các doanh nghiệp ngành cấp nước, xây dựng
f. Tiêu chuẩn sản xuất và quản lý chất lượng
Về tiêu chuẩn sản xuất:
Các sản phẩm ống nhựa Bình Minh được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại,
đồng thời theo tiêu chuẩn sản xuất như: Theo tiêu chuẩn ASTM, Theo tiêu chuẩn
ASTM , Tiêu chuẩn ISO 4422:1996 (TCVN 6151-2:2002)
Về quản lý chất lượng:
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. Trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả
năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
g. Uy tín trên thị trường
Một số giải thưởng mà Công ty Thép Nam Kim đạt được trong năm qua:
• Đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 5 liên tiếp từ 2008 đến 2018.
• Đạt Thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 20 liên tiếp từ 1997 đến 2016
• Đạt Giải Vàng Chất lượng Việt Nam.{2017)
• Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ 2)
• Đạt giải World-Class - Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương
• Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đạt danh hiệu top 100 giải thưởng sao vàng đất việt năm 2021
h. Kết quả hoạt động trong thực tế của doanh nghiệp lOMoARcPSD| 36782889 Chỉ %TH/K %TH tiêu H 2021/202 TH 2020 KH 2021 TH 2021 ( VND 2021 0 )
Doanh 4.685.640.326.40 5.200.000.000.00 4.552.756.604.11 ,6% 87 97 ,1% thu 5 0 7 thuần Lợi
522.585.571.930 523.000.000.000 214.376.817.966 41 % 39 ,8% nhuận sau thuế Biên 11 ,2% 10 ,06% 4 ,7% 46 ,7% 42 % lợi nhuận sau thuế ( %) Tỷ 21,2% 23 ,5% 9 ,0% 38 ,3% 42 ,5% suất lợi nhuận trên vốn ( %)
Bảng 11: Kết quả hoạt động kinh doanh trong thực tế
3.6.2.1 Xác định và mô tả:
Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới:
Kế hoạch kinh doanh
Củng cố các mối quan hệ trong kinh doanh lOMoARcPSD| 36782889
Nâng cao hiệu quả quản lý Chuỗi cung ứng (SCM)
Ứng dụng mô hình vận hành tinh gọn (Lean) & tự động hóa trong sản xuất (Automation)
Triển khai thực hiện các dự án cải tiến có tập trung (FI project)
Nghiên cứu và triển khai áp dụng quy trình phát triển sản phẩm mới (NPD process) l
Tăng cường cho các Bộ phận có chức năng hỗ trợ (Nhân sự - HR, An toàn - Sức khỏe – Môi
trường - SHE, Công nghệ thông tin - IT, Quản lý rủi ro – Risks) Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
Duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam.
Áp dụng phương thức Vận hành xuất sắc trong sản xuất, đi đôi với Quản lý chuỗi cung ứng
Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu doanh thu đạt sản lượng khoảng 102.000 tấn,tăng 10% so với
2021 .Doanh thu đạt khoảng 5.700 tỷ đồng ,tăng trưởng 26% và lợi nhuận trước thuế đạt
khoảng 560 tỷ đồng ,tăng 109% so với 2021.
Kỳ vọng về kinh doanh của lãnh đạo đối với doanh nghiệp trong thời gian tới:
Duy trì các chế độ đảm bảo thu nhập và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho Người lao động
trong điều kiện đại dịch kéo dài.
• Áp dụng phương thức Vận hành xuất sắc trong sản xuất, đi đôi với Quản lý chuỗi cung ứng
• tăng cường cải tiến các hoạt động quản trị nội bộ, nâng cao năng lực quản trị làm tiền đề cho phát triển lâu dài.
• Định hướng xây dựng cơ sở, cấu trúc quản trị tiên tiến dựa trên nền tảng SỐ và tối ưu hóa nguồn lực Công ty.
• Phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
• Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
• BMP cố gắng cân đối các nguồn tài chính, đảm bảo tiền lương người lao động tương đương với năm 2020. lOMoARcPSD| 36782889
Đối chiếu mức độ phù hợp của mục tiêu, kế hoạch với điều kiện kinh doanh và
ngành nghề hiện tại:
Ngành nhựa Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhu cầu dịch chuyển đầu tư,
kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia.Đầu tư mạnh cho sản xuất đến từ khối doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thời gian gần đây đã thúc đẩy tăng trưởng
sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nhựa. BMP là một doanh nghiệp lớn trong ngành,
việc duy trì chiến lược phát triển nội tại, giữ vững vị trí hiện tại trong một thị trường
liên tục biến đổi tuy có nhiều khó khăn nhưng sẽ là phù hợp với tình hình chung của công ty.
3.6.3.3 Tìm kiếm thông tin, trình bày lập luận để đi đến xác định chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại là chiến lược gì? a. Đặc điểm
tình hình Thuận lợi:
Nguồn vốn đầu tư công được giải ngân mạnh mẽ nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của khối tư nhân.
Hưởng lợi lớn từ chính sách, cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ nhựa Việt Nam phát triển
Ngành nhựa duy trì đà tăng trưởng cao khoảng 15%.
Chính phủ áp dụng triển khai giải ngân vốn đầu tư công tạo tiền đề cho ngành nhựa phát triển. Khó khăn:
Sự biến động giá hàng hóa do đại dịch Covid 19.
Nguyên vật liệu nhựa đầu vào tăng cao trong bối cảnh sức ép cạnh tranh cao.
b. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 của BMP lOMoARcPSD| 36782889 Chỉ tiêu Đơn vị KH 2021 TH 2020 %KH / TH Doanh thu Trđ 5.200.000.000 4.700.000.000 111
Lợi nhuận sau thuế Trđ 523.000.000 523.000.000 100
Bảng 12: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2021
c.Kế hoạch đầu tư Hạng mục ĐVT
Giá trị Ghi chú
Hệ thống cấp liệu Hệ thống Tỷ đồng 161
Chuyển từ KH năm 2020 sang
trộn nguyên liệu Thiết bị
Thiết bị, máy móc Robot tự Tỷ đồng 96
Theo kế hoạch của năm 2021
động hóa SX Phần cứng &
phần mềm công nghệ thông tin Tỷ đồng 257 Tổng cộng
Bảng 13: Kế hoạch đầu tư
d. Hiện tại cũng như tầm nhìn trong tương lai
Thứ nhất, khẳng định năng lực và vị trí dẫn đầu của công ty tại thị trường Việt
Nam. Kiên định với định hướng ưu tiên phát triển thị phần và vận dụng linh hoạt
chính sách để nâng cao kết quả kinh doanh.
Thứ hai, tăng cường khả năng cạnh tranh chung thông qua việc đa dạng
sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng, ứng dụng các mô hình, công cụ quản
trị tiên tiến kết hợp với việc đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại.
Thứ ba, định hướng xây dựng cơ sở cho một cấu trúc quản trị tiên tiến dựa trên
nền tảng SỐ và tối ưu hóa nguồn lực Công ty. lOMoARcPSD| 36782889
Thứ tư, xây dựng Hệ thống phân phối theo mô hình kinh doanh chủ động
để tăng tính chủ động khi xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phát triển thị trường.
Quan trọng nhất là phải chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng
một môi trường làm việc nội bộ thân thiện, an toàn và nâng cao lợi ích cho Người
lao động. Tăng cường chính sách đãi ngộ, giữ chân nhân tài, xây dựng nguồn nhân
lực quản lý và lao động chất lượng cao.
3.7.1 Vòng đời của doanh nghiệp
3.7.1.1 Xác định giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp
Năm 2020 là năm khởi sắc đối với BMP. Với nỗ lực tái cơ cấu, năm 2020 biên lợi nhuận
gộp của Công ty đã hồi phục mạnh mẽ, BMP báo lãi ròng gần 523 tỷ đồng, tăng 24% so
với năm 2019 và là kết quả tốt nhất trong 4 năm (từ 2017-2020). Công ty đã thực hiện
được 90% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề ra cho năm 2020. lOMoARcPSD| 36782889
Năm 2021, doanh thu thuần của doanh nghiệp nhựa giảm 3% xuống 4.553 tỷ đồng. Kết
quả thấp của 9 tháng đầu năm trước ảnh hưởng của dịch bệnh (trong đó quý III lỗ gần
26 tỷ) đã khiến lãi sau thuế cả năm của công ty giảm 59% xuống còn 214 tỷ đồng. Nhựa
Bình Minh thực hiện được lần lượt 88% chỉ tiêu doanh thu và 41% mục tiêu lợi nhuận
cả năm. Đây cũng là kết quả lợi nhuận thấp nhất sau hơn thập kỷ hoạt động.
Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của BMP gần 3,065 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm.
Tiền và các khoản tương đương tiền hơn 304 tỷ đồng (tăng 76%); đầu tư nắm giữ đến
ngTại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của BMP gần 3,065 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu
năm. Tiền và các khoản tương đương tiền hơn 304 tỷ đồng (tăng 76%); đầu tư nắm giữ
đến ngày đáo hạn 951 tỷ đồng (tăng 17%); các khoản phải thu ngắn hạn hơn 313 tỷ đồng
(giảm 15%); hàng tồn kho hơn 608 tỷ đồng (giảm 2%), trong đó Công ty trích lập hơn
1.1 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với hơn 2.6 tỷ đồng hồi đầu năm. Năm
2022, BMP đặt kế hoạch doanh thu tăng 24.4% so với cùng kỳ, lên 5,680 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế tăng 109%, lên 448 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh
đã hoàn thành 100% mục tiêu lợi nhuận năm.
Dự báo trong thời gian tới, khi thị trường đang bước vào chu kỳ tăng giá hàng hóa và
có thể sẽ kéo dài trong nhiều quý. Do đó, các doanh nghiệp nhựa của Việt Nam dự kiến
sẽ có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong năm 2022 như Tiền Phong, Nhựa Bình
Minh – là 1 trong 2 ông lớn đứng đầu ngành .
Do đó năm 2022 đang là giai đoạn trưởng thành của Nhựa Bình Minh
3.7.2.2 Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn về giai đoạn trong
vòng đời của doanh nghiệp qua mô hình SWOT Điểm mạnh Điểm yếu
Là doanh nghiệp lâu năm trong ngành, có Chưa tự chủ về mặt công nghệ, chủ yếu sử uy tín
trên thị trường. dụng dây chuyền nước ngoài.
Năng lực sản xuất cao với công suất khoảng Các yêu tố đầu vào tăng mạnh do biến động
45.000 tấn/năm và có thể nâng cấp tăng của các yếu tố vĩ mô và khủng hoảng tài thêm
khoảng 10 – 15 %/năm chính thế giới trong thời gian qua lOMoARcPSD| 36782889
Có hệ thống phân phối với gần 500 đại lỹ Khó khăn trong việc thâm nhập thị trường trên
toàn quốc phía bắc cũng nhứ thích ứng với văn hóa
Có tốc độ phát triển cao hơn so với tốc độ kinh doanh khu vực này
tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam Chưa phát huy được công cụ đòn bẩy tài Ban
lãnh đạo có nhiều năm gắn bó ,am hiểu chính về Công ty và rất tận tâm với sự phát triển
của công ty , đội ngũ công nhân có trình độ tay nghệ cao.. Cơ hội Thách thức
Ngành xây dựng tiếp tục phát triển mạnh Cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ thị trường với
xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ , nhu cầu
Sức ép cạnh tranh ngày càng găy gắt của các
sử dụng ống nhựa sử dụng trong xây dựng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp sẽ ngày ngày càng tăng cao càng tăng cao .
Nền kinh tế hồi phục hậu dịch bệnh Covid – đối thủ cùng ngành như Hoa Sen, Tân Á Đại
19 tăng trưởng mạnh. Thành, Phúc Hà.
Các hiệp định thương mại sắp có hiệu lực Chịu nhiều rủi ro và thách thức những biến
như thương mại tự do Việt – Liên minnh động giá nguyên vật liệu nhựa đầu vào , do
Châu Au, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện chủ yêu là nhập khẩu
khu vực ( RCEP ) ... Đồng nghĩa với cơ hội
Bảng 14: Mô hình SWO
Phần 5: Chấm điểm phi tài chính Tiêu chí Trị số Điểm Nguồn vốn kinh doanh ,1 2 06,523,186,159 đồng 30 Số lượng lao động 1 ,451 nhân viên 12 Doanh thu thuần 4 ,380,639,578,386 đồng 40
Số tiền nộp ngân sách NN ,505,236,2 41 08 đồng 15 Tổng điểm 97
Bảng : Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp lOMoARcPSD| 36782889 STT Chỉ tiêu Kết quả Điểm 1
Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh 20
nghiệp trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của > 20 năm phương án 2
Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh 20
nghiệp trong hoạt động điều hành > 10 năm 3
Được xây dựng, ghi chép 20
Môi trường kiểm soát nội bộ
và kiểm tra thường xuyên 4
Đã có thành tựu cụ thể 20
Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành trong ngành và lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh 5
Phương án kinh doanh và 16
Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự đoán tài dự toán tài chính tương chính đối rõ ràng Tổng điểm 96
Bảng 37: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý STT Chỉ tiêu Kết quả Điểm 1
Hệ số khả năng trả lãi 7.78 20 2
Hệ số khả năng trả nợ gốc 1.34 12 3
Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng > 5% 16 4
Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động < Lợi nhuận thuần 12 5
Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn chủ sở hữu 0.075 4 Tổng điểm 64
Bảng 36: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ lOMoARcPSD| 36782889
STT Chỉ tiêu Kết quả Điểm 1
Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) Luôn đúng hạn 20 2 Số lần gia hạn nợ Không có 20 3
Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 20 4
Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với Chưa từng có 20 NH 5
Số lần chậm trả lãi vay Không có 20
Quan hệ phi tín dụng 6
Thời gian duy trì tài khoản với ngân hàng > 5 năm 20 7
Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản > 100 lần 20 tại ngân hàng 8
Số lượng các loại giao dịch với ngân hàng > 6 20 9
Số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng 3 ,4 tỷ đồng 4 10
Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài 4 8 khoản Tổng điểm 172
Bảng 38: Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng
STT Chỉ tiêu Kết quả Điểm 1 Triển vọng ngành Thuận lợi 20 2
Được biết đến (về thương hiệu của doanh nghiệp, thương 16 Có, trong cả nước hiệu của sản phẩm) 3 Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm ưu thế 20 4
Số lượng đối thủ cạnh tranh Nhiều, số lượng 4 đang tăng 5
Thu nhập của doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng chịu ảnh 20
hưởng của quá trình đổi mới, cải cách doanh nghiệp Nhà Không nước Tổng điểm 84
Bảng 39: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh lOMoARcPSD| 36782889
STT Chỉ tiêu Kết quả Điểm 1
Đa dạng hóa các hoạt động (1) ngành (2) thị 16 trường Chỉ có 2 trong 3 (3) vị trí địa lý 2
Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu
Không có thu nhập từ hoạt 4 động xuất khẩu 3
Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào/đầu ra)
Phụ thuộc vào đối tác đang 12 phát triển 4
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong Có tăng trưởng >5% 16 những năm gần đây 5 Tài sản bảo đảm Có khả năng thanh khoản 20 cao/Rủi ro thấp Tổng điểm 68
Bảng 40: Chấm điểm theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Bảng 41: Trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính
STT Tiêu chí Điểm
Trọng số Điểm cuối cùng 1 Lưu chuyển tiền tệ 64 20 % 12.8 2
Năng lực và kinh nghiệm quản lý 96 33 % 31.68 3
Tình hình & uy tín giao dịch với ngân hàng 86 33 % 28 , 38 4 Môi trường kinh doanh 84 7 % 5.88 5
Các đặc điểm hoạt động khác 68 % 7 4.76 Tổng điểm 83 , 5
4. Phân tích kế toán -
Thu thập và đánh giá mức độ đầy đủ của báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính 2021 đã trình bày hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các
luồng tiền của Công ty Nhựa Bình Minh. Việc trình bày hợp lý này phản ánh trung thực ảnh
hưởng của các nghiệp vụ, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với định và tiêu chí ghi
nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí đã được quy định trong các chuẩn mực. BCTC
này được lập trên cơ sở hoạt động đối với đơn vị. Khi thực hiện đánh giá, những người có lOMoARcPSD| 36782889
trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải nhận biết được những vấn đề không chắc chắn trọng
yếu liên quan đến những sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục
của đơn vị và phải công bố thông tin về những vấn đề không chắc chắn này. Khi báo cáo
cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì đơn vị phải công bố điều này
cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo và lý do tại sao đơn vị không được coi là hoạt động liên tục. -
Phân tích và đánh giá về bộ phận, quy định liên quan đến kiểm soát và kiểm
toánnội bộ của doanh nghiệp.
+ Bao gồm các hoạt động đưa ra đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm
tạo thêm giá trị và hoàn thiện các hoạt động của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đạt được
các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính
hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, quy trình
kiểm soát và quản trị. Kiểm toán nội bộ nắm giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình quản trị. Kiểm toán trong
công ty cung cấp khả năng và phán đoán rủi ro cao. Từ đó, đánh giá hiệu quả trong các giai
đoạn kiểm tra nội bộ. Bên cạnh đó, cũng kiểm soát các kế hoạch, thực hiện của quản trị công
ty và bộ phận kế toán. Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn các dự án mới trong kế hoạch. Và
cả tư vấn về việc đánh giá quản trị rủi ro tốt chưa. Đảm bảo quy trình các hoạt động diễn ra
đúng theo kế hoạch. Nhằm đưa ra đánh giá tổng quan và chính xác về năng suất kiểm soát
và hiệu suất quy trình đó. Ngoài ra, kiểm toán còn giúp việc đánh giá nội bộ báo cáo trực
tiếp trở nên minh bạch hơn. Khi gửi lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc liên quan
đến tài chính, tình hình kinh doanh. Chính vì vậy, công việc kiểm toán trong Nhựa Bình
Minh diễn ra thường xuyên liên tục để đạt hiệu quả cao. -
Thu thập và trình bày thông tin về công ty kiểm toán, mô tả tóm tắt các kết
luậncủa kiểm toán viên trong các báo cáo kiểm toán hàng năm đối với doanh nghiệp.
+ Công ty TNHH KPMG Việt Nam là công ty kiểm toán của Nhựa Bình Minh
KPMG được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và Đà Nẵng. KPMG được Bộ Tài chính và VACPA công nhận là công ty kiểm toán
hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu về doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng kiểm toán lOMoARcPSD| 36782889
viên đạt chuẩn. Hiện nay, với hơn 1,700 chuyên viên, KPMG là một trong những công ty
cung cấp dich vụ chuyên nghiệp lớn nhất tại Việt Nam với số lượng lớn các khách hàng
quốc tế cũng như khách hàng trong nước.
Về kiểm toán: KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được thiết kế nhằm
giúp khách hàng tăng cường tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin tài chính. Các
thông tin này sẽ được các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác sử
dụng. KPMG hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và Phương pháp luận Kiểm
toán KPMG. Phương pháp luận kiểm toán này được thiết kế ưu việt hơn so với các chuẩn
mực quốc gia và quốc tế.
Về tư vấn quản trị doanh nghiệp: Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các dịch vụ tư
vấn kết hợp trong quá trình tìm ra hướng giải quyết cho những thách thức và cơ hội trong
môi trường kinh tế phức tạp và thiếu ổn định. Các chuyên gia tư vấn của chúng tôi làm việc
trên các lĩnh vực về sức khỏe doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực đa dạng như lợi nhuận,
chuyển đổi, công nghệ, rủi ro, tăng trưởng, cấu trúc và hoạt động kinh doanh. Bất kể bạn
đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh và dù cho bạn cần lời khuyên về việc cải thiện hiệu suất
của doanh nghiệp, triển khai công nghệ mới, thỏa thuận hay tư vấn về cách xử lý rủi ro và
quy định thì chúng tôi đều có thể giúp bạn…
+ Mô tả các kết luận của kiểm toán viên trong các báo cáo kiểm toán hằng năm (2018 - 2020)
Nguồn: Báo cáo tài chính 2018, Báo cáo tài chính 2019, Báo cáo tài chính 2020
Hầu hết các ý kiến của kiểm toán viên trong BCTC qua từng năm là ý kiến chấp nhận toàn
phần, đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán,
và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận).
Ý kiến ở đây cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động
của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần
thuyết minh báo cáo tài chính. Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp
báo cáo tài chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện
đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên và đã được kiểm toán viên chấp nhận. lOMoARcPSD| 36782889
Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm
toán có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo
cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán.
- Rút ra đánh giá chung về nguy cơ rủi ro kế toán đối với doanh nghiệp.
Về việc lập báo cáo tài chính, thông lệ kế toán nói chung và mong muốn của nhà đầu
tư là “báo cáo tài chính phải thực đáng tin cậy”. Để đáp ứng được các yêu cầu này, vai trò
của Ban giám đốc (BGĐ) doanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính (BCTC) là vấn đề
cốt lõi. BGĐ của Nhựa Bình Minh phải coi việc lập và trình bày BCTC như là 1 phần quan
trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp mà không phải chỉ là sự đối phó với các yêu
cầu của pháp luật về kế toán. Để BCTC đáng tin cậy và kịp thời, một hệ thống kiểm soát nội
bộ hiệu quả, bao gồm các quy định, nguyên tắc, thủ tục phải được thiết lập và duy trì nhằm
mục tiêu nói trên. Bên cạnh đó, kế toán viên phải thông thạo và cập nhật các chế độ và chuẩn
mực kế toán thì mới có thể hạch toán và lập báo cáo tài chính một cách đúng đắn được.
Trong thực tế, khi chuyển thành công ty cổ phần hay niêm yết, các công ty thường chưa
quan tâm đủ hoặc còn lúng túng trong việc quyết định đầu tư cho việc nâng cao chất lượng
của hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin tài chính, do đó, một số công ty niêm yết đã gặp
phải những rủi ro phát sinh trong thời gian qua.
Đối với hoạt động kiểm toán, phương pháp của nó là dựa trên đánh giá là rủi ro và
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, vì vậy kiểm toán viên là người đặc
biệt quan tâm đến chất lượng của hệ thông quản lý rủi ro/kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán ngay từ trước khi lập kế hoạch kiểm toán. Để
nâng cao tính kịp thời và chất lượng của thông tin tài chính, cũng có thể thực hiện kiểm toán
giữa niên độ dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Nhằm giúp kiểm toán viên có thể đưa ra ý
kiến chính xác để có thể tạo ra một báo cáo kiểm toán hữu ích cho người sử dụng, kiểm toán
viên cần phải xác định được các đối tượng có liên quan như mua – bán hàng, tiền lương nhân
công, chi phí sản xuất, tài sản cố định… được cung cấp một cách tổng quát từ hệ thống kế
toán tài chính và một cách chi tiết từ hệ thống kế toán quản trị. Từ các thông tin kế toán này,
các kiểm toán viên có thể xác định được các rủi ro kiểm toán để xác định tầm quan trọng
của chúng từ đó xây dựng các định hướng và kế hoạch kiểm toán tốt nhất. lOMoARcPSD| 36782889
4.Phân tích tài chính (2019 - 2021)
4.1 Phân tích báo cáo cân đối kế toán:
Là phân tích về tình hình chung của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình tài chính trong
kinh doanh có khả năng hay không. Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản
và nguồn vốn nhằm rút ra nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề
ra các giải pháp thiết thực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động nhằm mục tiêu của nhà quản trị.
4.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Nhìn chung tổng tài sản của công ty cổ phần nhựa Bình Minh trong 3 năm không ổn
định, tăng ở năm 2020 nhưng giảm ở 2021,cụ thể là năm 2020 tăng 172,838 triệu so với năm
2019 tương đương 2,95%, nguyên nhân chủ yếu là sự tăng mạnh của mục Tiền mặt và khoản
đầu tư ngắn hạn, tăng 716,228 triệu. Năm 2021 giảm 184,724 tỷ tương đương 3,15%,
nguyên nhân chủ yếu vẫn là mục Tiền mặt và khoản đầu tư ngắn hạn, giảm 417,799 triệu đồng. lOMoARcPSD| 36782889
Hình 1. Cơ cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ 2019 - 2021
Do đặc thù của doanh nghiệp ngành nhựa, chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm 80% chi phí
sản xuất nên tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó tài sản
ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Theo bảng phân tích và
biểu đồ ở trên, giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 tài sản của công ty có sự thay đổi. Từ
năm 2019 đến 2020, tài sản ngắn hạn có sự tăng mạnh, cụ thể tăng 627 tỷ đồng, tương đương
17,27%. Tổng tài sản của BMP tại ngày 31/12/2021 đạt 2.838 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng
kỳ năm trước. Về mặt cơ cấu, vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền gởi kỳ hạn (chủ
yếu 12 tháng trở xuống) giảm 30%, hàng tồn kho tăng 1,6 lần so với năm 2021. lOMoARcPSD| 36782889
Hình 2. Cơ cấu nguồn vốn của Nhựa Bình Minh từ 2019 - 2021
Nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2021 của BMP đạt 2.293 tỷ đồng, giảm
178 tỷ đồng tương đương 7% so với cuối năm 2020, chủ yếu là do toàn bộ lợi nhuận 2020
được chi trả cổ tức cho cổ đông, không để lại tái đầu tư, mà thời gian thực hiện chi trả phần
lớn vào năm 2021 nên ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, Bình Minh luôn
kiểm soát được rủi ro tài chính, đứng vững và vượt qua được khó khăn trong đại dịch nhờ
hoạt động trên nguồn vốn tự có, chưa cần sự tài trợ từ bên ngoài, đây cũng là nền tảng cho
sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính thấp đảm bảo mức độ an toàn tài chính cao. Cơ cấu vốn như trên thích hợp khi nền
kinh tế rơi vào trình trạng khủng hoảng, đồng thời cũng mở ra tiềm năng tăng trưởng mạnh
mẽ cho công ty trong tương lai khi nền kinh tế phục hồi bởi khả năng có thể nâng cao mức
độ sử dụng đòn bẩy tài chính để kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp cho thấy tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro do mất
khả năng thanh toán là khó xảy ra. Trong tổng nợ, chủ yếu công y vay các khoản vay ngắn hạn. lOMoARcPSD| 36782889
=> Tóm lại cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty NKG từ năm 2019 đến năm 2021
không có biến động lớn và đang dần có xu hướng ổn định hơn.
4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Nhựa Bình Minh (BMP) Năm 2019 2020 2021
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 4.2 4.034 4.628
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 0.877 0.371 0.331 Hệ số thanh toán nhanh 2.931 3.283 2.658
- Hệ số thanh toán hiện hành
Đây là một chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn. Và theo như bảng phân tích, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của BMP ở cả
3 thời điểm đều lớn hơn 1 nhưng để nói về hệ số khả năng thanh toán hiện hànhh thì chỉ số
này ở mức 2-3 mới được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành
quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột
chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp là không cao. Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời này của BMP khá là cao, tuy có
khả năng có thể trả các khoản nợ ngắn hạn đến đáo hạn nhưng nó lại báo hiệu cho việc BMP
chưa sử dụng tài sản đạt hiệu quả. Xét riêng trong năm 2020, chỉ số về khả năng thanh toán
của BMP thể hiện sự sụt giảm so với năm 2019. Tuy nhiên, vào năm 2021, chỉ số này đã
tăng trở lại và cao hơn so với 2 năm trước đó. - Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ số dùng để xác định khả năng thanh toán nhanh các
khoản nợ ngắn của doanh nghiệp thông qua việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn sang tiền mặt
mà không làm lượng hàng tồn kho bị hao hụt. Thông qua chỉ số tài chính này có thể đánh
giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh còn có tên gọi khác là
hệ số thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ lệ thanh toán nhanh. Theo
bảng phân tích, xét khả năng thanh toán nhanh từ năm 2019 đến 2021 có biến động mạnh,
cụ thể từ 2019 – 2020 tăng ( từ 2.931 lên 3.283) tuy nhiên từ năm 2021 – 2022 lại giảm
mạnh (từ 3.283 xuống còn 2.658). Qua 3 năm thì các hệ số thanh toán nhanh đều lớn hơn 1, lOMoARcPSD| 36782889
điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có
thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhanh chóng. Nhưng lại có sự biến động bất ổn, điều
này chứng tỏ cho sự không ổn định về khả năng thanh toán khoản nợ qua các năm của BMP.
Tóm lại, BMP đang có cơ cấu tài chính ổn định, có riêng rủi ro về thanh toán bằng tiền
mặt của công ty đang ở mức cao nhưng mức độ an toàn về thanh toán nhanh của công ty
vẫn ở khá cao. Vì thế mà cổ đông hay chủ nợ không cần phải lo nghĩ nhiều về rủi ro thanh toán của công ty.
4.3 Chỉ tiêu đòn cân nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) Năm 2019 2020 2021 13.36 18.24 19.2
Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của BMP có tăng mạnh từ năm 2019 – 2021 ( tăng 5.84%).
Thường thì các chủ nợ mong muốn hệ số nợ trên tài sản thấp bởi vì tỷ lệ này càng thấp thì
càng có nhiều nguồn tài chính vốn chủ sở hữu, đóng vai trò như một tấm đệm chống lại thiệt
hại của các chủ nợ nếu công ty có phá sản. Đặc biệt là trong tình hình lãi suất ngày càng tăng
thì BMP càng gặp nhiều rủi ro khi có tỷ lệ tổng nợ trên tài sản càng tăng gần mức 20%.
4.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BMP Năm 2019 2020 2021 Vòng quay hàng tồn kho 7.379 8.673 6.219
Vòng quay các khoản phải thu 11,03 15,66 18,46 Vòng quay tổng tài sản 1,53 1,6 1,55 - Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của BMP có hiệu quả hay không.
Theo số liệu cho thấy thì vòng quay hàng tồn kho năm 2020 tăng so với năm 2019 nhưng
đến năm 2021 lại giảm. Khi chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh
nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. lOMoARcPSD| 36782889
Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục
hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì
như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng
đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị
phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể
khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn
để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Từ những điều đó thì cho thấy BMP cần duy trì chỉ số này ở một mức ổn định hoặc
tốt hơn để đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất.
- Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là một trong
những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các
khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh
thu trong kỳ đó. Đối với hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty Nhựa Bình Minh
ở cả 3 năm từ 2019 – 2021 đều cao và đặc biệt là hệ số này có xu hướng tăng mạnh. Đều
này chứng tỏ BMP có tốc độ phải thu hồi các khoản thu là rất cao - Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản có tên tiếng Anh là Total Asset Turnover Ratio, là một chỉ số tài
chính dùng để đo lường giá trị doanh thu của một doanh nghiệp so với tổng giá trị tài sản của nó.
Thông qua số vòng quay tổng tài sản, nhà đầu tư có thể biết mức độ hiệu quả trong việc điều
hành, phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực tài sản có sẵn. Chỉ số này càng tăng
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty càng cao và kế hoạch phát triển của công ty
là hợp lý và ngược lại.
Từ ở bảng số liệu trên mà ta có thể biết với mỗi đồng đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp sẽ tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần tương ứng. Chẳng hạn năm 2019 có hệ số vòng quay tài
sản là 1,53 tức là với mỗi $1 đầu tư vào tổng tài sản, doanh nghiệp A tạo ra được
$1,53 doanh thu thuần; tương tự như ở năm 2020 và 2021 sẽ lần lượt là $1,6 và $1,55. lOMoARcPSD| 36782889
Nhìn chung thì ở cả ba năm thì đều không có nhiều biến đổi lớn về hệ số vòng quay tổng tài
sản, công ty đang ở trạng thái ổn định với tỷ lệ sinh lời không quá biến động. 4.5 Các hệ số sinh lời Năm 2019 2020 2021 ROS 0.097 0.111 0.04 7 ROE 0.171 0.211 0.09 4 ROA 0.148 0.173 0.07 6
Tăng trưởng doanh thu thuần 0.052 0.082 -0.029
Tăng trưởng lợi nhuận ròng -0.011 0.236 -0.59
Nhìn chung ta đều thấy ở các hệ số sinh lời của Công ty Nhựa Bình Minh đều có xu hướng giảm.
Biên độ dao dộng về tốc trưởng doanh thu không ổn định. Tốc độ tăng trưởng của
doanh thu thuần BMP giảm từ 0.052 còn -0.029 (2019 – 2021). Rủi ro cạnh tranh khốc liệt
trong phân khúc bán buôn, khách hàng thiếu trung thành với sản phẩm, dễ dàng chuyển sang
các nhà cung cấp khác khi so sánh sản phẩm về giá thành đã tác động đến tình hình doanh
thu. Vì vậy doanh thu BMP cần phải có những chiến lược mới để đẩy mạnh doanh thu.
Không chỉ vậy mà tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ròng cũng giảm theo thâm trí là nhỏ
hơn 0 điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang thua lỗ. BMP cần phải có những chiến lược mới
nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công ty như việc xem xét lại giá cả, hủy các sản phẩm/
dịch vụ không còn khả năng sinh lời, kiểm soát hàng tồn kho, giảm tổng chi tiêu trực tiếp…
4.6 Phân tích kết quả kinh doanh Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Kết quả hoạt động kinh doanh (tỷ đồng) Doanh thu 4.343 4.700 4.565 Doanh thu thuần 4.337 4.686 4.553 lOMoARcPSD| 36782889 Lợi nhuận gộp 988 1.247 704 Chi phí hoạt động 387 549 368 Lợi nhuận thuần từ 601 698 272 hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế 423 523 214
Nhìn chung thì tình hình hoạt động biến động khá bất ổn. Mặc dù trong tình hình dịch
bệnh nhưng từ năm 2019 – 2020 lợi nhuận trước và sau thuế của BMP có tăng, tuy không
đáng kể nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực trong mùa dịch bệnh. Tuy nhiên sang năm 2021
thì lại suy giảm đáng kể.
Nhựa Bình Minh vừa trải qua năm 2020 kinh doanh khá thành công, với lợi nhuận
sau thuế tăng 23,6% so với thực hiện trong năm 2019. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu
nhờ biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 22,8% năm 2019 lên 26,6% trong năm 2020, trong bối
cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh trong nửa đầu năm. Ta có thể thấy kế hoạch
kinh doanh của BMP khá là thận trọng và chú trọng vào lợi nhuận cao.
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông 2021 tổ chức vào ngày 27/4, HĐQT Nhựa Bình
Minh dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2021 sẽ đạt doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 10,6%
so với năm 2020; lợi nhuận trước và sau trước thuế lần lượt là 657 tỷ đồng và 523 tỷ đồng,
tương đương năm 2020. Tuy nhiên khi kết thúc năm tài chính năm 2021, Công ty chỉ ghi
nhận lợi nhuận đạt 214 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ. Thấp nhất kể từ năm 2008. Với
kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành 88% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ thực hiện
được 41% chỉ tiêu lợi nhuận.
Thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đã giảm 6% so với đầu năm
xuống mức 2.847 tỷ đồng. Trong đó, tiền, tương đương tiền và tiền gửi giảm 378 tỷ đồng so
với đầu kỳ xuống 1.028 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản. Tồn kho tiếp tục duy trì ở mức cao gần 619 tỷ đồng.
Trong quý II/2022, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 1.555,1 tỷ đồng, tăng
7,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 145,24 tỷ đồng, tăng 247,2% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 12,9% lên 25,1%. lOMoARcPSD| 36782889
Nhìn chung thì trong tình hình đợt dịch COVID – 19 thì hầu hết các doanh nghiệp
công ty đều phải chịu sự ảnh hưởng to lớn. Nhưng khi qua năm 2022 thì đã có dấu hiệu phát
triển trở lại, đây là do chiến lược kế hoạch cũng như là những ưu đãi từ Nhà nước đã góp
một phần giúp cho Công ty BMP bắt đầu hưng thịnh trở lại.
PHẦN 4: CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
Công ty Nhựa Bình Minh (BMP) thuộc loại doanh nghiệp lớn.
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp lOMoARcPSD| 36782889 Chỉ tiêu thu nhập Tổng thu nhập 5.88% 100 % 8 8 trước thuế/ doanh thu (%) Tổng thu nhập 9.45 % 100 8 % 8 trước thuế/ tổng tài sản Tổng thu nhập 17.69 % 100 8 % 8 trước thuế/Nguồn vốn CSH Tổng 94
Bảng 2. Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính
STT Tiêu chí Điểm
Trọng số Điểm cuối cùng 1 Lưu chuyển tiền tệ 64 20 % 12.8 2
Năng lực và kinh nghiệm quản lý 96 33 % 31.68 3
Tình hình & uy tín giao dịch với ngân hàng 86 33 % 28 , 38 4 Môi trường kinh doanh 84 7 % 5.88 5
Các đặc điểm hoạt động khác 68 % 7 4.76 Tổng điểm 83 , 5 Điểm tài chính = 94
Điểm phi tài chính = 83,5
BCTC đầy đủ và đã được kiểm toán độc lập
=> Điểm tín dụng = 45% * 83,5 + 55% * 94 = 89,275
=> Điểm tín dụng của doanh nghiệp Nhựa Bình Minh = 89,275 thuộc {84,8 - 92,3}
=> Doanh nghiệp Nhựa Bình Minh xếp hạng AA
*Chấm điểm theo mô hình Z: lOMoARcPSD| 36782889
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5 Trong đó:
X1: Vốn lưu động/Tổng tài sản = 0,52
X2 = Khoản thu nhập giữ lại/Tổng tài sản = 0,07
X3 = Thu nhập trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản = 0,1
X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ/Giá trị sổ sách của các khoản vay nợ = 5,42
X5 = Doanh thu/Tổng tài sản = 1,6 => Z = 5,9024 > 2,99
=> Doanh nghiệp Nhựa Bình Minh là khu vực an toàn
*Chấm điểm theo mô hình của CRV
Z = -0,352 - 3,118X4 + 2,763X8 - 0,55X22 - 0,163X24 + 6,543X29 + 0,12X53 Trong đó:
X4 = Tỷ số tổng vốn vay/Tổng tài sản = 0,05
X8 = Tỷ số vốn lưu động/Tổng tài sản = 0,52
X22 = Tỷ số khoản phải thu/Doanh thu thuần = 0,16
X24 = Tỷ số các khoản phải thu/Nợ phải trả = 0,68
X29 = EBIT/Tổng tài sản = 0,1
X53 = EAT/Vốn chủ sở hữu = 0,09 => Z = 1,44
=> BMP có khả năng thanh toán cao
PHẦN 5. DỰ BÁO TƯƠNG LAI VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
5.1 Rủi ro do môi trường kinh tế:
Khủng hoảng kinh tế, lạm phát… trên thế giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước làm
cho sức mua giảm, đặc biệt là ngành vật liệu xây dựng.
=> Biện pháp quản trị: Thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế, chính trị ở trong
nước và quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, bất động sản để có quyết sách phù hợp. Tranh
thủ nắm bắt cơ hội ngay trong khó khăn. Phát triển hệ thống phân phối đến vùng lOMoAR cPSD| 36782889
sâu, vùng xa, mở rộng thị phần ra nước ngoài, tham gia vào các dự án. đầu tư phát triển theo
chiều sâu, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính.
5.2 Rủi ro từ môi trường kinh doanh:
5.2.1 Rủi ro về biến động các yếu tố đầu vào:
Hiện nay rủi ro lớn nhất của ngành nhựa đó chính là việc biến động giá nguyên vật
liệu đầu vào. Hiện nay các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam chưa có khả năng tự chủ được
nguồn nguyên liệu đầu vào và đa phần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó các
nguồn nguyên liệu này chịu sự ảnh hưởng từ giá khí và dầu thô, do vậy gây nên rủi ro lớn
cho các doanh nghiệp như BMP. Giá nguyên liệu năm 2020 làm biến động chênh lệch giá
cao thấp lên đến 2 lần. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến giá bán và chi phí bán hàng, tác động
đến việc mở rộng thị phần công ty.
Giá nhập khẩu nguyên liệu nhựa dự báo sẽ đi lên tỷ lệ thuận với giá dầu, dẫn đến chi
phí sản xuất ngành nhựa cũng tăng theo. Mặc dù phát triển nhanh, sản xuất ngành nhựa lại
không kiểm soát được yếu tố nguyên liệu đầu vào. Ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động
được khoảng 20 - 25% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia, còn lại phải nhập khẩu hoàn
toàn khiến cho hoạt động sản xuất của ngành bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu
và các bán sản phẩm từ nước ngoài. Mỗi năm các doanh nghiệp cần trung bình 3,5 triệu tấn
các loại chất dẻo nguyên liệu, trong khi đó trong nước mới chỉ tự sản xuất được khoảng hơn 900.000 tấn.
Hình 3. Công suất sản xuất nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
=> Biện pháp quản trị: Hiện nay, Nhựa Bình Minh đã có thể giảm thiểu rủi ro phụ
thuộc vào nhà cung cấp. PVC, nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của Công ty, đã được
cung cấp phần lớn bởi TPC Vina (một mắt xích trong chuỗi giá trị ngành nhựa của SCG), lOMoARcPSD| 36782889
với tỉ lệ lên đến 50% tổng giá trị. Nguyên liệu nhựa đầu vào chiếm tới khoảng 74% trong
cơ cấu chi phí nên biến động giá nguyên liệu nhựa sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của Công
ty. Việc trở thành “anh em” với TPC Vina đã làm giảm thiểu rủi ro về ảnh hưởng của biến
động giá nguyên liệu nhập khẩu cho Nhựa Bình Minh, rủi ro hàng tồn kho và cả rủi ro phụ
thuộc vào đối tác B2B. Về dài hạn, Nhựa Bình Minh vẫn sẽ thực hiện chiến lược tự chủ
nguồn nguyên liệu đầu vào.
5.2.2 Rủi ro do dịch bệnh:
Trong 2 năm gần đây, dịch covid diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 hoành hành và thực hiện giãn cách xã
hội làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị bị đình trệ, các dự án công
trình bị dừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của công ty.
=> Biện pháp quản trị: Để duy trì sản xuất, doanh nghiệp cố gắng đảm bảo an toàn
lao động qua việc ít chạm và duy trì giao tiếp với khách hàng để tiêu thụ hàng hóa.
5.3 Rủi ro từ nội bộ Công ty:
Sai lầm trong chiến lược kinh doanh; đầu tư không hiệu quả; thiếu đoàn kết nội bộ;
quản trị kém; nguồn nhân lực không đáp ứng nhu cầu…ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh,
thương hiệu và sự phát triển bền vững của Công ty.
=> Biện pháp quản trị:
+ HĐQT hoạch định chiến lược dài hạn dựa vào thị trường, năng lực của Công ty. Giao kế
hoạch hằng năm cụ thể và giám sát chặt chẽ hoạt động của Ban điều hành.
+ Ban điều hành xây dựng tiến độ thực hiện, tuân thủ và thường xuyên cải tiến các quy trình
làm việc phù hợp với quy định của Nhà nước và năng lực của Công ty.
+ Chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo; minh bạch và công bằng trong chính sách lương
thưởng, phúc lợi cho người lao động; có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài.
5.4 Rủi ro cạnh tranh:
Chi phí bán hàng, chi phí tài chính toàn ngành sẽ gia tăng do sự xuất hiện của các đối
thủ mới khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thị trường ống nhựa của Việt Nam trước đây được thống trị bởi hai tên tuổi lớn là
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, thì nay lOMoARcPSD| 36782889
đã có rất nhiều tên tuổi khác như ống nhựa DEKKO, ống nhựa Hoa Sen, và gần đây nhất là
thương hiệu ống nhựa Stroman của Tập đoàn Tân Á Đại Thành. CTCP Nhựa Bình Minh
(BMP) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) là 2 đối thủ chính trên thị trường ống
nhựa trong nước với tổng thị phần 55%.
Hình 1. Công suất thiết kế của các công ty trong ngành nhựa năm 2018
Nguồn: Báo cáo cập nhật của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á
http://static.dag.vn/files/PTCB_Cophieu/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ph
%C3%A2n%20t%C3%ADch%20BMP.pdf
NTP đã từng là công ty dẫn đầu ngành với sản lượng bán hàng năm cao nhất kể từ khi
thành lập cho đến năm 2017 khi BMP giành lấy vị trí này.
=> Biện pháp quản trị:
+ Không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm mới
phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Chính sách giá bán, chế độ hậu mãi phù hợp. Ban hành, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời
các chính sách, quy chế dành cho hoạt động của hệ thống phân phối, khách hàng một cách
uỵển chuyển, phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ. PHẦN 6. KẾT LUẬN -
Thông qua đánh giá và phân tích chỉ tiêu tài chính và phi tài chính thì Công ty
Cổphần Nhựa Bình Minh đạt 89,275 điểm, đạt xếp hạng AA cho thấy công ty có khả năng
trả nợ tốt, được ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn
và biện pháp bảo đảm tiền vay. lOMoARcPSD| 36782889 -
Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 không đạt kế hoạch và
giảmsút so với kết quả năm 2020, nguyên nhân chủ yếu vì đại dịch Covid-19 kéo dài cả năm,
đặc biệt nghiêm trọng trong quý 3. Covid-19 gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh
và tạo ra tâm lý rất bất ổn cho người lao động và giá nguyên liệu đầu vào tăng rất cao và
việc cung ứng có thời điểm bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. -
Tóm lại, Nhựa Bình Minh có các chỉ tiêu cơ bản tốt. Tốc độ tăng trưởng tài
sản,nguồn vốn doanh thu, lợi nhuận cao cho thấy khả năng mở rộng phát triển của doanh nghiệp. -
Triển vọng phát triển lớn trong tương lai: Các sản phẩm từ nhựa đang ngày
càngđược ứng dụng rộng rãi và dần dần thay thế các nguyên liệu truyền thống như sắt, gỗ.
Nhận thấy được tiềm năng của ngành nhựa, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung đầu tư
và ưu tiên phát triển ngành nhựa với mục tiêu biến nhựa trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.
6.1 Điểm mạnh và điểm yếu của Nhựa Bình Minh:
*Điểm mạnh: -
Kinh nghiệm và thương hiệu của Bình Minh: Với kinh nghiệm hơn 25 năm
trong nghiên cứu và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Sản
phẩm của công ty ngày càng được cải tiến về chất lượng và mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Bình Minh ngay cả với đối
thủ lớn trong ngành như Nhựa tiền Phong (NTP). Thương hiệu “Nhựa Bình Minh” từng
bước tạo dựng được uy tín với khách hàng. Trong số hơn 40 doanh nghiệp sản xuất nhựa
khu vực Miền Nam thì nhựa Bình Minh là anh cả trên thị trường cả về thị phần và thương
hiệu. Công ty trong nhiều năm dẫn đầu trong phân khúc nhựa xây dựng của ngành nhựa Việt
Nam. Nhựa Bình Minh nắm giữ 50% thị phần nhựa xây dựng tại khu vực miền Nam và 25%
thị phần cả nước. Sản phẩm và thương hiệu công ty được tin cậy cao nên dù thị trường có
khó khăn do đại dịch Công ty vẫn duy trì được cơ hội bán hàng tốt hơn các đối thủ khác. -
Tiềm lực tài chính: Với sức mạnh về nguồn lực tài chính, công ty có thể chủ
động trong việc dự trữ NVL, đề phòng biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Hệ thống lOMoARcPSD| 36782889
phân phối mạnh với 260 cửa hàng trên cả nước. Tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro phá sản phấp. -
Trang thiết bị hiện đại: Là yếu tố quan trọng đồng hành cùng sự thành công
của Nhựa Bình Minh. Với công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của công ty được đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM…và doanh số sản phẩm cung ứng kịp thời các
đơn đặt hàng số lượng lớn.
*Điểm yếu: -
Sự biến động của giá nguyên vật liệu: Mặc dù đã chủ động được nguồn nguyên
vật liệu trong sản xuất nhưng việc tăng giá NVL cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. -
Phí vận chuyển tăng: Giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng, giá trong nước
cũng được Nhà nước điều chỉnh tăng. Sự tăng giá của mặt hàng thiết yếu này đã làm tăng
chi phí vận chuyển. Mặc dù sản phẩm ống nhựa nhẹ nhưng rất cồng kềnh nên việc vận chuyển rất tốn kém. -
Đường kính ống PVC lớn nhất mà công ty có thể sản xuất chỉ là 500 mm, sẽ
không được đưa vào các công trình giao thông lớn như hệ thống cống ngầm... Trong khi
công nghệ sản xuất hiện tại có đường kính lên tới 3.500 mm, chiều dài từ 8 - 10 m. -
Sản phẩm giả rất nhiều trên thị trường, sản phẩm kém chất lượng gây ảnh
hưởng tiêu cực đến thương hiệu của công ty. -
Chưa phát triển mạng lưới phân phối ra nước ngoài. Phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu. 90% nguyên liệu của ngành nhựa Việt Nam tương đương 2,5 triệu
tấn/năm phải nhập khẩu. 6.2 Giải pháp: -
Chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiết kiệm một
sốkhoản chi phí. Giá nguyên vật liệu nói chung có xu hướng tăng dần đặc biệt là giá dầu và
các nguyên liệu biến động theo giá dầu như hạt nhựa. Hiện nay vẫn chưa có được một giải
pháp nào triệt để cho vấn đề này, ngoài việc công ty tự chủ động kiếm thêm nguồn cung cấp
nguyên liệu và tận dụng tiềm lực tài chính của mình để tận dụng cơ hội mua được nguyên
liệu với giá thấp. Công ty có thể tham khảo sự hướng dẫn, trợ giúp của Hiệp hội nhựa Việt
Nam (VPA), khi VPA đang có chủ trương tăng cường liên kết với các thương vụ Việt Nam lOMoARcPSD| 36782889
ở nước ngoài và một số công ty thiết bị quốc tế để giới thiệu công nghệ và nguồn nguyên
liệu mới cho doanh nghiệp trong nước. -
Nhựa Bình Minh là một trong những doanh nghiệp nhựa lớn nhất cả nước,
khôngít nhiều có những sản phẩm nhái thương hiệu của công ty trên thị trường. Để giảm
thiểu việc này công ty cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm
tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm, chống hàng giả. -
Mở rộng thị trường. Để có thể xâm nhập sâu vào thị trường ngoài nước nhựa
BìnhMinh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩn, đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Trước mắt, ngay từ trong nước công ty cần giảm thiểu một cách tối đa việc
khách hàng trả lại sản phẩm do sai hợp đồng, bằng việc không để cho các sản phẩm chưa
đạt chất lượng cao được tung ra thị trường như: hàng bị nứt, không in chữ kĩ thuật hay bị in
mờ, méo, sai qui cách để giữ vững uy tín và thương hiệu “nhựa Bình Minh” và rồi từ đó tiến
ra môi trường quốc tế. -
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên và công nghệ kĩ thuật. Nâng
caochất lượng lao động hiện có bằng cách mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân
viên, đưa cán bộ đi bồi dưỡng trình độ để có cơ hội tiếp thu với những kiến thức mới, tiếp
cận những tiến bộ trên thế giới.