Tiểu luận Môn Lịch sử đảng./ Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Trong khi miền Bắc vừa từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa tiếp tục chi viện cho miền Nam thì ở miền Nam, từ cuối năm 1960, khi hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46090862
1
MỞ ĐẦU
Dù đã hơn 45 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng khi nhìn lại,
ta không thể nào không thán phục những kỳch đại Cách mạng Việt Nam
đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong đó không thể
không nhắc tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - một cuộc chiến tranh dài
kỳ, ác liệt nhất trong lịch schống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trải qua
hơn 20 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Để rồi, khi
nhìn lại chiến công to lớn ấy, ta càng hiểu rõ hơn vai tto lớn của Đảng trên bước
đường vẻ vang đó. Vai trò của Đảng được thể hiện trên mọi mặt của công tác
lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Đảng đã luôn những sáng tạo trong quá
trình hoạch định đường lối và lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước; những quyết sách, chủ trương sáng suốt kịp thời để chèo lái con
thuyền cách mạng vượt qua những cam go, thách thức. Do đó, những chủ trương
của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vấn đề vô cùng cấp thiết, đặc biệt
là vào những năm 1968-1973 – khi cuộc chiến dần đi đến hồi kết.
vậy, bài tiểu luận với đề tài: “Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 19681973
của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ suy nghĩ của bản thân về việc giải
quyết mối quan hệ này Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện
nay” nhằm chỉ ra, làm vai tcủa những chủ trương của Đảng trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân svới đấu tranh ngoại giao khi cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ dần đi đến hồi kết để từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài
học giúp giải quyết mối quan hệ này Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế
phức tạp hiện nay.
lOMoARcPSD| 46090862
2
NỘI DUNG
1. Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kết, Mỹ
liền thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm Việt Nam, thực hiện
âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
của Mỹ. Do đó, nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa hội vừa phải chiến đấu, chống lại sự xâm lược của đế
quốc Mỹ ở miền Nam.
Trong khi miền Bắc vừa từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa tiếp tục chi
viện cho miền Nam thì miền Nam, tcuối năm 1960, khi hình thức thống trị
bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ phải
chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt. Nhưng với thế lực của
Cách mạng ngày càng lớn mạnh cùng ý chí độc lập tự cường, nhân dân ta đã làm
phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, buộc chúng phải đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Bên cạnh những tình hình ở trong nước, trong khoảng thời gian này trên thế
giới, hệ thống hội chủ nghĩa đang ngày càng lớn mạnh về kinh tế - quân sự khoa
học thuật, nhất là Liên Xô. Cùng với đó, phong trào giải phóng dân tộc đang
được tiếp tục phát triển nhiều nơi từ Châu Á, Châu Phi tới khu vực Mỹ Latinh
phong trào hòa bình, dân chủ đang lên cao các nước bản. Mặt khác, thế
giới lúc này đang bước vào cuộc chiến tranh lạnh , chạy đua trang giữa 2 phe
hội chủ nghĩa bản chủ nghĩa; dần xuất hiện những sự bất đồng trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô - Trung Quốc.
Đứng trước những tình hình cả trong nước trên thế giới, đứng trước
những khó khăn cùng những thuận lợi của hoàn cảnh, việc cấp thiết của Đảng ta
ngay lúc này đưa ra những chủ trương trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, đưa cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
lOMoARcPSD| 46090862
3
1.2. Đường lối kết hợp của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968 – 1973.
Chủ trương, đường lối chống Mỹ của Đảng ta trong thời gian này đã được
đưa ra tHội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3/1965) lần thứ 12 (tháng
12/1965) với hai nghị quyết cơ bản. Thứ nhất, Đảng nhận định rằng tính chất của
cuộc chiến tranh Mỹ miền Nam bản vẫn chiến tranh xâm lược thực dân
mới. Thứ hai, về phía ta, mặc cuộc chiến đã trở nên gay go, quyết liệt hơn
nhưng bởi có sự chuẩn bị về cả mặt tư tưởng và tổ chức, ta đã trở nên vững mạnh
hơn hẳn trước. Từ đó, Đảng đã đưa ra chỉ đạo quân ta vẫn giữ vững phát huy
chiến lược tiến công, kết hợp đấu tranh quân sự chính trị, trong đó đấu tranh
quân sự tác dụng quyết định trực tiếp đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc với nhiều nước trên thế
giới, góp phần hình thành mặt trận nhân dân chống Mỹ. Quyết định về việc mở
rộng quan hệ ngoại giao này cũng đã từng được Đảng ta đề cập đến trong Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960). Đại hội nhận định mặt
thuận lợi của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa hội miền Bắc miền Bắc tiến
lên chủ nghĩa hội trong khi phe hội chủ nghĩa đứng đầu Liên đã trở
thành một hệ thống thế giới và đã mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa, quan hệ hợp
tác phân công quốc tế trong phe hội chủ nghĩa đã được xây dựng phát
triển, đó là một thuận lợi căn bản trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa hội miền Bắc. Từ nhận định trên, quan điểm chỉ đạo của Đảng
về đối ngoại là: đối với nước ta một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa
hội không qua giai đoạn phát triển bản chủ nghĩa thì sự giúp đỡ của phe
hội chủ nghĩa là một sự cần thiết không thể thiếu nhưng chúng ta không được ỷ lại
phải phát huy đến cao đtinh thần tự lực cánh sinh. Đại hội III xác định nội
dung bản của chính sách ngoại giao của Việt Nam tiếp tục tăng cường sự
đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô
đứng đầu. Đối với các nước láng giềng, Việt Nam mong muốn xây dựng phát
triển mối quan hệ trên cơ stôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau; bình đẳng hai bên cùng lợi đi đôi với mở rộng
quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt
lOMoARcPSD| 46090862
4
Nam nhân dân các nước. Đảng khẳng định chính sách ngoại giao của Việt Nam
mang bản chất hòa bình, mục tiêu ngoại giao của Việt Nam bảo đảm thắng lợi
cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự thống nhất nước nhà.
Mặt khác, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ năm 1965,
đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân trực tiếp
xâm lược miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đối sách của
Đảng lúc này một mặt khẳng định nhân dân Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống
Mỹ xâm lược. Trên mặt trận quân sự cách mạng Việt Nam đã ngày càng giành
được những thắng lợi to lớn, ta đã đánh thắng 2 cuộc phản công chiến lược mùa
khô năm 1965-1966, 1966-1967 của Mỹ, đánh bại chiến lược, chủ trương “tìm
diệt” hòng giành thế chủ động trên chiến trường của chúng. Từ những chiến thắng
to lớn trên mặt trận quân sự, Bộ Chính Trị đề ra chủ trương chuẩn bị đánh một đòn
quyết định miền Nam, mặt khác tìm cách buộc Mỹ đi vào cục diện “vừa đánh
vừa đàm”. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 của Đảng ngày 27/1/1967 ra nghị quyết
về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công đphục vụ sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đảng chủ trương đấu tranh ngoại giao phải đi đôi
với đấu tranh quân sự chính trị ở miền Nam. Ta cần tiến công địch vmặt ngoại
giao, phối hợp 2 mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Thực tế cho
thấy đây là lần đầu tiên Đảng ra một văn kiện trong đó khẳng định đấu tranh ngoại
giao một mặt trận. Khi chủ trương mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao, Đảng ta
khẳng định đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố quyết
định, sở thắng lợi trên chiến trường trên mặt trận ngoại giao. Hơn nữa,
chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành
được trên chiến trường. Tháng 1/1968, Trung ương Đảng thông qua nghị quyết
chuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ tiến
công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Mở đầu cho thời kỳ ấy chính là cuộc
Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc tiến công đã giành được
thắng lợi to lớn đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, làm cho Mỹ phải thừa
nhận không thể giành thắng lợi quân scũng như đã thất bại trong cuộc chiến
tranh phá hoại quy lớn đối với miền Bắc. vậy, Mỹ buộc phải chấp nhận đàm
lOMoARcPSD| 46090862
5
phán với ta để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh “hao người tốn của, mất lòng
dân” này.
Bên cạnh đó, thực tế cuộc kháng chiến cho thấy quân dân ta từ sau tổng
tiến ng nổi dậy Mậu Thân năm 1968, nhờ phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa
hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, quân và dân ta
đã từng bước giành được thắng lợi to lớn, buộc quân Mỹ phải xuống thang chiến
tranh miền Nam, từng bước rút quân về nước cũng như chấm dứt ném bom đánh
phá miền Bắc. Mặc vậy, Mỹ vẫn thực hiện triển khai chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” thay cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở rộng chiến tranh xâm
lược sang cả Lào Campuchia. Bởi thế, yêu cầu đẩy mạnh cả 3 mặt đấu tranh
quân sự, chính trị, ngoại giao trong bối cảnh tình hình trong nước quốc tế
nhiều thay đổi càng trở nên cấp thiết.
Trên chiến trường năm 1971-1972 quân ta mở các đợt quân sự mạnh mẽ, đánh
bại các cuộc hành quân, càn quét của quân Mỹ, quân Ngụy sang Campuchia, sang
Nam Lào; tiến công địch Trị Thiên, Khu V và miền Đông Nam Bộ, đối phó có
hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại lần th2 của Mỹ, đặc biệt đánh bại cuộc tập
kích chiến lược đường không của Mỹ bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng
và một số địa phương trên miền Bắc cuối tháng 12/1972.
Về chính trị ngoại giao, ta đã đấu tranh và vạch trần âm mưu của Mỹ lôi kéo
một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa đồng thời ta đẩy mạnh tuyên truyền về
cuộc kháng chiến chính nghĩa, hướng luận quốc tế vào lên án Mỹ, âm mưu m
rộng chiến tranh khi sử dụng cả máy bay ném bom rải thẳng xuống giữa lòng thủ
đô Hà Nội một cách tàn bạo, có tính hủy diệt. Ta cũng lợi dụng năm 1972 là năm
bầu cử tổng thống Mỹ để tranh thủ dư luận, tạo sức ép buộc chính quyền Mỹ phải
sớm bước vào bàn đàm phán, kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Như vậy, cơ chế và cục diện “vừa đánh vừa đàm” được mở ra từ sau hội nghị
Pari nhóm họp, chính sự phản ánh sinh động phương châm kết hợp đấu tranh
quân svới đấu tranh chính trị, ngoại giao đã phát huy cao độ sức mạnh của dân
tộc, sức mạnh của thời đại, từng bước đánh thắng địch, buộc quân Mỹ phải xuống
lOMoARcPSD| 46090862
6
thang chiến tranh, chấp nhận thương lượng và ký kết theo những điều kiện của ta.
thế, việc phải đặt bút vào hiệp định Pari, quân Mỹ quân các nước phụ
thuộc Mỹ buộc phải rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam còn đoàn quân chủ lực của
ta vẫn ở nguyên tại chỗ tạo nên so sánh lực lượng mới có lợi cho ta kể từ 18 năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện một cách rệt nhất thất bại của Mỹ
trên chiến trường hai miền Nam Bắc Việt Nam. Như vậy, bằng sphối hợp chặt
chẽ giữa thắng lợi trên chiến trường với cuộc đấu tranh quyết liệt trên bàn đàm
phán, tiến trình hội nghị Pari kéo dài gần 5 năm, trải qua 201 phiên họp công khai
45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn đã dẫn đến
thắng lợi của hội nghị này. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
là kết quả của một chặng đường lịch sử kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại
giao, trong đó đấu tranh ngoại giao cùng với đấu tranh quân sự, chính trị vai trò
quan trọng trong việc đánh bại cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của
kẻ thù, buộc Mỹ phải rút hết quân, tạo cơ sở cùng thuận lợi để quân dân ta
tiến lên “đánh cho Ngụy nhào”.
Trong giai đoạn sau khi hiệp định Pari, để tiến lên giành thắng lợi hoàn
toàn Đảng ta vẫn khẳng định chỉ thể bằng con đường sử dụng bạo lực cách
mạng: hoặc là giành thắng lợi bằng một cao trào cách mạng của quần chúng hoặc
lại tiến hành chiến tranh cách mạng để tiến lên giành toàn thắng. Báo cáo của bộ
chính trị tại hội nghị lần thứ 21 ban chấp hành trung ương đảng họp từ 19/6 đến
ngày mùng 6/7 năm 1973 đợt 1 cho rằng tình hình Cách mạng có thể diễn ra dưới
nhiều hình thức, chuyển từ phong trào đấu tranh chính trị, đòi thi hành hiệp định
lên thành một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong vùng địch còn kiểm soát.
Đây khả năng giành thắng lợi không phải thông quan con đường chiến tranh
cách mạng mà chủ yếu bằng phong trào đấu tranh cách mạng bằng hành động bạo
lực của quần chúng nhưng cũng phải trên sở ta giữ vững củng cố được thế
quân sự của ta ngày càng mạnh, biết dùng sức mạnh quân sự của ta kết hợp chính
trị với quân sự, ngoại giao để ngăn địch lại, không để cho chúng mở rộng xung đột
quân sự để gây lại chiến tranh. Hơn nữa, trong quá trình tiến lên cuộc cách mạng
miền Nam trong giai đoạn mới thì phương châm của ta vẫn là phải đấu tranh chính
lOMoARcPSD| 46090862
7
trị kết hợp với đấu tranh quân sự, ngoại giao; kết hợp 3 mũi chính trị, quân sự và
binh vận, nắm vững phương châm 3 vùng để giành lại quyền làm chủ.
2. Suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này Việt Nam trong
bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
2.1. Bối cảnh hiện nay
Nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều thời thách thức đan xen, nhiều
vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình khu vực, quốc tế dự
báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu
về biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến
bộ khoa học - công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới
Tình hình thế giới đang trải qua những chuyển biến rất nhanh, phức tạp, khó
lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt so với các giai
đoạn trước, đặc biệt tình hình chiến sự giữa Nga-Ukraine đang làm ảnh hưởng
tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước, trong đó Việt Nam. Cùng
với đó, đại dịch COVID-19 bùng nổ theo cách thức khó ai lường trước được
gây ra những hậu quả, hệ quả chưa từng có. Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ đang làm thay đổi lịch sử nhân loại, không chỉ dưới góc độ đời
sống hội còn làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất.
Bên cạnh đó, trong nước, ta đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng, đánh dấu bước trưởng thành, phát triển mới của Đảng
và Nhà nước ta. Trong đó, nền công tác an ninh - quốc phòng đã được củng cố để
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững được an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội đồng thời nước ta cũng tiếp tục mở rộng ngoại giao, hợp
tác với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Về mặt kinh tế, nước ta đang
dần mở cửa trở lại, khôi phục nền kinh tế sau những tác động mạnh mẽ của dịch
COVID-19 những m vừa qua. Cùng với những trưởng thành phát triển, Đảng
và Nhà nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn về môi trường, về nạn tham
ô, quan liêu, cũng như những ảnh hưởng từ những chuyển biến về kinh tế -
chính trị trong khu vực và trên thế giới.
lOMoARcPSD| 46090862
8
2.2. Suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp
hiện nay.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc thời chiến cũng như trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời bình, nhờ thực hiện tốt chính sách kết hợp giữa
quốc phòng-an ninh và đối ngoại nên cách mạng Việt Nam đã giành được những
thắng lợi to lớn. Đến nay, việc kết hợp giữa quốc phòng-an ninh và đối ngoại vẫn
là yêu cầu cấp thiết, tiền đề sức mạnh để xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong những chủ trương của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Về mặt quân sự, Đảng đã khẳng
định phải: tiếp tục giữ vững tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng; sự
quản lý tập trung, thống nhất về mặt quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang...
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn hội cũng như giữ vững môi
trường hòa bình để ổn định phát triển đất nước. Bên cạnh đó, phải xây dựng
quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc để năm 2030 quân đội
tiến lên hiện đại. Đây quan điểm, chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược của
Đảng Nhà nước ta, được tính toán hết sức cẩn trọng, do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng lãnh đạo hơn 35 năm qua đã đạt được những thành tựu vẻ
vang, có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chủ trương này cũng phù hợp với sự phát triển của
thế giới, khu vực kết quả, kinh nghiệm của quá trình đổi mới, hiện đại hóa một
số quân - binh chủng, lực lượng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mặt khác,
về mặt ngoại giao, Đảng cũng chỉ ra rằng đối ngoại phải giữ vai trò tiên phong
trong tạo dựng gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định đồng thời huy động các
nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế của đất nước. Đây không chỉ
nhận thức mới, còn yêu cầu cao hơn đối với đối ngoại nói chung đối ngoại
đảng nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đồng thời, Đảng quyết
tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Cùng với đó
bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên sở các nguyên tắc bản của
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng lợi;
lOMoARcPSD| 46090862
9
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng với phương châm Việt Nam bạn, đối tác tin cậy
và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Những chủ trương ấy của Đảng cùng đúng đắn, vậy mỗi chúng ta cần
nắm rõ tuân theo những chủ trương, đường lối, chính sách ấy. Áp dụng vào bối
cảnh hiện nay, khi cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang cùng gay gắt thì một
mặt, ta vừa phải cố gắng tiếp tục giữ vững mối quan hệ ngoại giao với cả Nga và
Ukraine đồng thời cũng phải tự chuẩn bị về mặt quân sự để sẵn sàng đối mặt với
mọi trường hợp thể xảy ra từ cuộc chiến này làm tác động đến Việt Nam.
Những sự chuẩn bị ấy không hề thừa hãi bởi nếu muốn a bình thì ta phải
chuẩn bị tốt cho chiến tranh.
Bên cạnh đó, với cương vị là một sinh viên, để giải quyết được mối quan hệ
giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong bối cảnh phức tạp hiện nay,
chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ,
phẩm chất, hoàn thiện bản thân bởi ta không thể giải quyết một vấn đề chỉ bằng
lời nói ta phải hành động, phải đủ tri thức vvấn đấy thì mới thể tìm
ra được cách giải quyết. Hơn nữa, ta không chỉ gương mẫu, tiên phong, đi đầu mà
chúng ta còn phải vận động, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới những người khác, từ người thân, gia
đình đến bạn bè, đồng nghiệp,... để mọi người cùng thực hiện và tuân theo.
Hơn thế nữa, tuy hiện giờ ta không thể giúp ích cho nước nhà trên mặt trận
quân sự nhưng một sinh viên ưu với đầy trí thức và phẩm chất tốt đẹp của
con người Việt Nam, ta có thể quảng hình ảnh Việt Nam thế giới thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp với
bạn quốc tế thông qua các buổi tọa đàm, buổi giao lưu trao đổi sinh viên giữa
các nước,… nhằm xây dựng, phát triển một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.
KẾT LUẬN
Như vậy, đề tài nghiên cứu trên đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của
những chủ trương, chính sách của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự đấu tranh ngoại giao cả trong thời chiến lẫn thời bình. Trong
thời chiến, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ những năm 1968-
lOMoARcPSD| 46090862
10
1973, Đảng ta đã thực hiện tốt sự kết hợp ở cả hai mũi tấn công quân sự và ngoại
giao, tạo cục diện “vừa đánh vừa đàm” vừa thực hiện 2 lần chống chiến tranh
phá hoại của Mỹ miền Bắc, vừa tiến công, đấu tranh giành thắng lợi miền
Nam: từ cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” đến cuộc tiến công chiếnợc năm 1972 đã đạp tan âm mưu
“Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ; cùng với đó ta cũng thực hiện rất tốt
những chính sách về mặt ngoại giao khi mở rộng quan hvới các nước như Ấn
Độ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Dương, đồng thời tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
và của cả nhân dân Myêu chuộng hòa bình, tận dụng những tình hình nội tại của
nước Mỹ có lợi cho ta, quyết đưa Mỹ lên bàn đàm phán kết hiệp định Pari buộc
Mỹ phải chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc
lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây chính dấu
mốc, bước đột phá trong chủ trương kết hợp đấu tranh quân sđấu tranh
ngoại giao của Đảng ta, tạo tiền đề vững chắc để quân dân ta tiến lên giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn nữa, với sự trưởng thành về mọi
mặt Đảng ta trong thời bình cũng những chính sách linh hoạt trong quân sự lẫn
ngoại giao để phù hợp với tình hình trong nước thế giới, đặc biệt trong bối
cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay, mỗi người
đều cho mình những suy nghĩ riêng về việc giải quyết mối quan hgiữa đấu
tranh quân sự đấu tranh ngoại giao nhưng điều quan trọng nhất vẫn tuân theo
những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước, luôn yêu nước bằng cái đầu
lạnh và trái tim nóng, tiếp tục cố gắng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước
ngày càng phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu.
lOMoARcPSD| 46090862
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46090862 1 MỞ ĐẦU
Dù đã hơn 45 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng khi nhìn lại,
ta không thể nào không thán phục những kỳ tích vĩ đại mà Cách mạng Việt Nam
đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong đó không thể
không nhắc tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - một cuộc chiến tranh dài
kỳ, ác liệt nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trải qua
hơn 20 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Để rồi, khi
nhìn lại chiến công to lớn ấy, ta càng hiểu rõ hơn vai trò to lớn của Đảng trên bước
đường vẻ vang đó. Vai trò của Đảng được thể hiện rõ trên mọi mặt của công tác
lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Đảng đã luôn có những sáng tạo trong quá
trình hoạch định đường lối và lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước; có những quyết sách, chủ trương sáng suốt kịp thời để chèo lái con
thuyền cách mạng vượt qua những cam go, thách thức. Do đó, những chủ trương
của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vấn đề vô cùng cấp thiết, đặc biệt
là vào những năm 1968-1973 – khi cuộc chiến dần đi đến hồi kết.
Vì vậy, bài tiểu luận với đề tài: “Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 19681973
của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải
quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện
nay” nhằm chỉ ra, làm rõ vai trò của những chủ trương của Đảng trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao khi cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ dần đi đến hồi kết để từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài
học giúp giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay. lOMoAR cPSD| 46090862 2 NỘI DUNG
1. Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ.

1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết, Mỹ
liền thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở Việt Nam, thực hiện
âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
của Mỹ. Do đó, nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa phải chiến đấu, chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Trong khi miền Bắc vừa từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa tiếp tục chi
viện cho miền Nam thì ở miền Nam, từ cuối năm 1960, khi hình thức thống trị
bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ phải
chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt. Nhưng với thế và lực của
Cách mạng ngày càng lớn mạnh cùng ý chí độc lập tự cường, nhân dân ta đã làm
phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, buộc chúng phải đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Bên cạnh những tình hình ở trong nước, trong khoảng thời gian này trên thế
giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang ngày càng lớn mạnh về kinh tế - quân sự khoa
học kĩ thuật, nhất là Liên Xô. Cùng với đó, phong trào giải phóng dân tộc đang
được tiếp tục phát triển ở nhiều nơi từ Châu Á, Châu Phi tới khu vực Mỹ Latinh
và phong trào hòa bình, dân chủ đang lên cao ở các nước tư bản. Mặt khác, thế
giới lúc này đang bước vào cuộc chiến tranh lạnh , chạy đua vũ trang giữa 2 phe
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; dần xuất hiện những sự bất đồng trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô - Trung Quốc.
Đứng trước những tình hình cả ở trong nước và trên thế giới, đứng trước
những khó khăn cùng những thuận lợi của hoàn cảnh, việc cấp thiết của Đảng ta
ngay lúc này là đưa ra những chủ trương trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, đưa cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng. lOMoAR cPSD| 46090862 3
1.2. Đường lối kết hợp của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968 – 1973.
Chủ trương, đường lối chống Mỹ của Đảng ta trong thời gian này đã được
đưa ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3/1965) và lần thứ 12 (tháng
12/1965) với hai nghị quyết cơ bản. Thứ nhất, Đảng nhận định rằng tính chất của
cuộc chiến tranh Mỹ ở miền Nam cơ bản vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân
mới. Thứ hai, về phía ta, mặc dù cuộc chiến đã trở nên gay go, quyết liệt hơn
nhưng bởi có sự chuẩn bị về cả mặt tư tưởng và tổ chức, ta đã trở nên vững mạnh
hơn hẳn trước. Từ đó, Đảng đã đưa ra chỉ đạo quân ta vẫn giữ vững và phát huy
chiến lược tiến công, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị, trong đó đấu tranh
quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc với nhiều nước trên thế
giới, góp phần hình thành mặt trận nhân dân chống Mỹ. Quyết định về việc mở
rộng quan hệ ngoại giao này cũng đã từng được Đảng ta đề cập đến trong Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960). Đại hội nhận định mặt
thuận lợi của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là miền Bắc tiến
lên chủ nghĩa xã hội trong khi phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô đã trở
thành một hệ thống thế giới và đã mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa, quan hệ hợp
tác và phân công quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng và phát
triển, đó là một thuận lợi căn bản trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ nhận định trên, quan điểm chỉ đạo của Đảng
về đối ngoại là: đối với nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa
xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì sự giúp đỡ của phe xã
hội chủ nghĩa là một sự cần thiết không thể thiếu nhưng chúng ta không được ỷ lại
mà phải phát huy đến cao độ tinh thần tự lực cánh sinh. Đại hội III xác định nội
dung cơ bản của chính sách ngoại giao của Việt Nam là tiếp tục tăng cường sự
đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô
đứng đầu. Đối với các nước láng giềng, Việt Nam mong muốn xây dựng và phát
triển mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và hai bên cùng có lợi đi đôi với mở rộng
quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt lOMoAR cPSD| 46090862 4
Nam và nhân dân các nước. Đảng khẳng định chính sách ngoại giao của Việt Nam
mang bản chất hòa bình, mục tiêu ngoại giao của Việt Nam là bảo đảm thắng lợi
cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự thống nhất nước nhà.
Mặt khác, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ năm 1965,
đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân trực tiếp
xâm lược miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đối sách của
Đảng lúc này một mặt khẳng định nhân dân Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống
Mỹ xâm lược. Trên mặt trận quân sự cách mạng Việt Nam đã ngày càng giành
được những thắng lợi to lớn, ta đã đánh thắng 2 cuộc phản công chiến lược mùa
khô năm 1965-1966, 1966-1967 của Mỹ, đánh bại chiến lược, chủ trương “tìm
diệt” hòng giành thế chủ động trên chiến trường của chúng. Từ những chiến thắng
to lớn trên mặt trận quân sự, Bộ Chính Trị đề ra chủ trương chuẩn bị đánh một đòn
quyết định ở miền Nam, mặt khác tìm cách buộc Mỹ đi vào cục diện “vừa đánh
vừa đàm”. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 của Đảng ngày 27/1/1967 ra nghị quyết
về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công để phục vụ sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đảng chủ trương đấu tranh ngoại giao phải đi đôi
với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam. Ta cần tiến công địch về mặt ngoại
giao, phối hợp 2 mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Thực tế cho
thấy đây là lần đầu tiên Đảng ra một văn kiện trong đó khẳng định đấu tranh ngoại
giao là một mặt trận. Khi chủ trương mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao, Đảng ta
khẳng định đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố quyết
định, là cơ sở thắng lợi trên chiến trường và trên mặt trận ngoại giao. Hơn nữa,
chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành
được trên chiến trường. Tháng 1/1968, Trung ương Đảng thông qua nghị quyết
chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ tiến
công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Mở đầu cho thời kỳ ấy chính là cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc tiến công đã giành được
thắng lợi to lớn đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, làm cho Mỹ phải thừa
nhận không thể giành thắng lợi quân sự cũng như đã thất bại trong cuộc chiến
tranh phá hoại quy mô lớn đối với miền Bắc. Vì vậy, Mỹ buộc phải chấp nhận đàm lOMoAR cPSD| 46090862 5
phán với ta để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh “hao người tốn của, mất lòng dân” này.
Bên cạnh đó, thực tế cuộc kháng chiến cho thấy quân và dân ta từ sau tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, nhờ phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa
hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, quân và dân ta
đã từng bước giành được thắng lợi to lớn, buộc quân Mỹ phải xuống thang chiến
tranh ở miền Nam, từng bước rút quân về nước cũng như chấm dứt ném bom đánh
phá miền Bắc. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn thực hiện triển khai chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” thay cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở rộng chiến tranh xâm
lược sang cả Lào và Campuchia. Bởi thế, yêu cầu đẩy mạnh cả 3 mặt đấu tranh
quân sự, chính trị, ngoại giao trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có
nhiều thay đổi càng trở nên cấp thiết.
Trên chiến trường năm 1971-1972 quân ta mở các đợt quân sự mạnh mẽ, đánh
bại các cuộc hành quân, càn quét của quân Mỹ, quân Ngụy sang Campuchia, sang
Nam Lào; tiến công địch ở Trị Thiên, Khu V và miền Đông Nam Bộ, đối phó có
hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ, đặc biệt là đánh bại cuộc tập
kích chiến lược đường không của Mỹ bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng
và một số địa phương trên miền Bắc cuối tháng 12/1972.
Về chính trị ngoại giao, ta đã đấu tranh và vạch trần âm mưu của Mỹ lôi kéo
một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa đồng thời ta đẩy mạnh tuyên truyền về
cuộc kháng chiến chính nghĩa, hướng dư luận quốc tế vào lên án Mỹ, âm mưu mở
rộng chiến tranh khi sử dụng cả máy bay ném bom rải thẳng xuống giữa lòng thủ
đô Hà Nội một cách tàn bạo, có tính hủy diệt. Ta cũng lợi dụng năm 1972 là năm
bầu cử tổng thống Mỹ để tranh thủ dư luận, tạo sức ép buộc chính quyền Mỹ phải
sớm bước vào bàn đàm phán, ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Như vậy, cơ chế và cục diện “vừa đánh vừa đàm” được mở ra từ sau hội nghị
Pari nhóm họp, chính là sự phản ánh sinh động phương châm kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao đã phát huy cao độ sức mạnh của dân
tộc, sức mạnh của thời đại, từng bước đánh thắng địch, buộc quân Mỹ phải xuống lOMoAR cPSD| 46090862 6
thang chiến tranh, chấp nhận thương lượng và ký kết theo những điều kiện của ta.
Vì thế, việc phải đặt bút kí vào hiệp định Pari, quân Mỹ và quân các nước phụ
thuộc Mỹ buộc phải rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam còn đoàn quân chủ lực của
ta vẫn ở nguyên tại chỗ tạo nên so sánh lực lượng mới có lợi cho ta kể từ 18 năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện một cách rõ rệt nhất thất bại của Mỹ
trên chiến trường hai miền Nam Bắc Việt Nam. Như vậy, bằng sự phối hợp chặt
chẽ giữa thắng lợi trên chiến trường với cuộc đấu tranh quyết liệt trên bàn đàm
phán, tiến trình hội nghị Pari kéo dài gần 5 năm, trải qua 201 phiên họp công khai
45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn đã dẫn đến
thắng lợi của hội nghị này. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
là kết quả của một chặng đường lịch sử kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại
giao, trong đó đấu tranh ngoại giao cùng với đấu tranh quân sự, chính trị có vai trò
quan trọng trong việc đánh bại cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của
kẻ thù, buộc Mỹ phải rút hết quân, tạo cơ sở vô cùng thuận lợi để quân và dân ta
tiến lên “đánh cho Ngụy nhào”.
Trong giai đoạn sau khi ký hiệp định Pari, để tiến lên giành thắng lợi hoàn
toàn Đảng ta vẫn khẳng định chỉ có thể bằng con đường sử dụng bạo lực cách
mạng: hoặc là giành thắng lợi bằng một cao trào cách mạng của quần chúng hoặc
lại tiến hành chiến tranh cách mạng để tiến lên giành toàn thắng. Báo cáo của bộ
chính trị tại hội nghị lần thứ 21 ban chấp hành trung ương đảng họp từ 19/6 đến
ngày mùng 6/7 năm 1973 đợt 1 cho rằng tình hình Cách mạng có thể diễn ra dưới
nhiều hình thức, chuyển từ phong trào đấu tranh chính trị, đòi thi hành hiệp định
lên thành một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong vùng địch còn kiểm soát.
Đây là khả năng giành thắng lợi không phải thông quan con đường chiến tranh
cách mạng mà chủ yếu bằng phong trào đấu tranh cách mạng bằng hành động bạo
lực của quần chúng nhưng cũng phải trên cơ sở ta giữ vững và củng cố được thế
quân sự của ta ngày càng mạnh, biết dùng sức mạnh quân sự của ta kết hợp chính
trị với quân sự, ngoại giao để ngăn địch lại, không để cho chúng mở rộng xung đột
quân sự để gây lại chiến tranh. Hơn nữa, trong quá trình tiến lên cuộc cách mạng
miền Nam trong giai đoạn mới thì phương châm của ta vẫn là phải đấu tranh chính lOMoAR cPSD| 46090862 7
trị kết hợp với đấu tranh quân sự, ngoại giao; kết hợp 3 mũi chính trị, quân sự và
binh vận, nắm vững phương châm 3 vùng để giành lại quyền làm chủ.
2. Suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong
bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
2.1. Bối cảnh hiện nay
Nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều
vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình khu vực, quốc tế dự
báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu
về biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến
bộ khoa học - công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới
Tình hình thế giới đang trải qua những chuyển biến rất nhanh, phức tạp, khó
lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt so với các giai
đoạn trước, đặc biệt là tình hình chiến sự giữa Nga-Ukraine đang làm ảnh hưởng
tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Cùng
với đó, đại dịch COVID-19 bùng nổ theo cách thức khó ai lường trước được và
gây ra những hậu quả, hệ quả chưa từng có. Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi lịch sử nhân loại, không chỉ dưới góc độ đời
sống xã hội mà còn làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất.
Bên cạnh đó, ở trong nước, ta đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng, đánh dấu bước trưởng thành, phát triển mới của Đảng
và Nhà nước ta. Trong đó, nền công tác an ninh - quốc phòng đã được củng cố để
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ vững được an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội đồng thời nước ta cũng tiếp tục mở rộng ngoại giao, hợp
tác với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Về mặt kinh tế, nước ta đang
dần mở cửa trở lại, khôi phục nền kinh tế sau những tác động mạnh mẽ của dịch
COVID-19 những năm vừa qua. Cùng với những trưởng thành và phát triển, Đảng
và Nhà nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn về môi trường, về nạn tham
ô, quan liêu, … cũng như những ảnh hưởng từ những chuyển biến về kinh tế -
chính trị trong khu vực và trên thế giới. lOMoAR cPSD| 46090862 8
2.2. Suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc thời chiến cũng như trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời bình, nhờ thực hiện tốt chính sách kết hợp giữa
quốc phòng-an ninh và đối ngoại nên cách mạng Việt Nam đã giành được những
thắng lợi to lớn. Đến nay, việc kết hợp giữa quốc phòng-an ninh và đối ngoại vẫn
là yêu cầu cấp thiết, là tiền đề sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong những chủ trương của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Về mặt quân sự, Đảng đã khẳng
định phải: tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng; sự
quản lý tập trung, thống nhất về mặt quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang...
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng như giữ vững môi
trường hòa bình để ổn định và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, phải xây dựng
quân đội về tổ chức: tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc để năm 2030 quân đội
tiến lên hiện đại. Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược của
Đảng và Nhà nước ta, được tính toán hết sức cẩn trọng, do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo hơn 35 năm qua đã đạt được những thành tựu vẻ
vang, có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chủ trương này cũng phù hợp với sự phát triển của
thế giới, khu vực và kết quả, kinh nghiệm của quá trình đổi mới, hiện đại hóa một
số quân - binh chủng, lực lượng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mặt khác,
về mặt ngoại giao, Đảng cũng chỉ ra rằng đối ngoại phải giữ vai trò tiên phong
trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định đồng thời huy động các
nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế của đất nước. Đây không chỉ là
nhận thức mới, mà còn là yêu cầu cao hơn đối với đối ngoại nói chung và đối ngoại
đảng nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đồng thời, Đảng quyết
tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Cùng với đó
là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; lOMoAR cPSD| 46090862 9
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng với phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy
và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Những chủ trương ấy của Đảng là vô cùng đúng đắn, vì vậy mỗi chúng ta cần
nắm rõ và tuân theo những chủ trương, đường lối, chính sách ấy. Áp dụng vào bối
cảnh hiện nay, khi cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang vô cùng gay gắt thì một
mặt, ta vừa phải cố gắng tiếp tục giữ vững mối quan hệ ngoại giao với cả Nga và
Ukraine đồng thời cũng phải tự chuẩn bị về mặt quân sự để sẵn sàng đối mặt với
mọi trường hợp có thể xảy ra từ cuộc chiến này và làm tác động đến Việt Nam.
Những sự chuẩn bị ấy không hề thừa hãi bởi nếu muốn có hòa bình thì ta phải
chuẩn bị tốt cho chiến tranh.
Bên cạnh đó, với cương vị là một sinh viên, để giải quyết được mối quan hệ
giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong bối cảnh phức tạp hiện nay,
chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ,
phẩm chất, hoàn thiện bản thân bởi ta không thể giải quyết một vấn đề chỉ bằng
lời nói mà ta phải hành động, phải có đủ tri thức về vấn đề ấy thì mới có thể tìm
ra được cách giải quyết. Hơn nữa, ta không chỉ gương mẫu, tiên phong, đi đầu mà
chúng ta còn phải vận động, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới những người khác, từ người thân, gia
đình đến bạn bè, đồng nghiệp,... để mọi người cùng thực hiện và tuân theo.
Hơn thế nữa, tuy hiện giờ ta không thể giúp ích cho nước nhà trên mặt trận
quân sự nhưng là một sinh viên ưu tú với đầy trí thức và phẩm chất tốt đẹp của
con người Việt Nam, ta có thể quảng bá hình ảnh Việt Nam thế giới thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp với
bạn bè quốc tế thông qua các buổi tọa đàm, buổi giao lưu trao đổi sinh viên giữa
các nước,… nhằm xây dựng, phát triển một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. KẾT LUẬN
Như vậy, đề tài nghiên cứu trên đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của
những chủ trương, chính sách của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao cả trong thời chiến lẫn thời bình. Trong
thời chiến, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ những năm 1968- lOMoAR cPSD| 46090862 10
1973, Đảng ta đã thực hiện tốt sự kết hợp ở cả hai mũi tấn công quân sự và ngoại
giao, tạo cục diện “vừa đánh vừa đàm” – vừa thực hiện 2 lần chống chiến tranh
phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, vừa tiến công, đấu tranh giành thắng lợi ở miền
Nam: từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” đến cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đạp tan âm mưu
“Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ; cùng với đó ta cũng thực hiện rất tốt
những chính sách về mặt ngoại giao khi mở rộng quan hệ với các nước như Ấn
Độ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Dương, đồng thời tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
và của cả nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình, tận dụng những tình hình nội tại của
nước Mỹ có lợi cho ta, quyết đưa Mỹ lên bàn đàm phán ký kết hiệp định Pari buộc
Mỹ phải chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc
lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây chính là dấu
mốc, là bước đột phá trong chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh
ngoại giao của Đảng ta, tạo tiền đề vững chắc để quân và dân ta tiến lên giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn nữa, với sự trưởng thành về mọi
mặt Đảng ta trong thời bình cũng có những chính sách linh hoạt trong quân sự lẫn
ngoại giao để phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt là trong bối
cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay, mỗi người
đều có cho mình những suy nghĩ riêng về việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu
tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tuân theo
những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước, luôn yêu nước bằng cái đầu
lạnh và trái tim nóng, tiếp tục cố gắng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước
ngày càng phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu. lOMoAR cPSD| 46090862