Tiểu luận môn logic học đại cương | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tư duy vi phạm Luật đồng nhất và Luật lý do đầy đủ trong những trường hợp nào? Lấy ví dụ trong lĩnh vực luật học để minh họa cho từng trường hợp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Logic học (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46667715
TIỂU LUẬN MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG lOMoARcPSD|46667715
Câu 1: Tư duy vi phạm Luật đồng nhất và Luật lý do đầy đủ trong những
trường hợp nào? Lấy ví dụ trong lĩnh vực luật học để minh họa cho từng trường hợp. Trả lời:
1. Tư duy vi phạm Luật đồng nhất trong trường hợp:
- Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau: đánh tráo nghĩa của tư tưởng.
Ví dụ: Trước tòa án, bà A nói: “Tôi đồng ý bán nhà giúp con mình trả nợ”. Nhưng
thư ký tòa án lại ghi thành “Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con”. Việc nhầm lẫn trong
ghi chép của người thư ký phiên tòa đã làm sai ý nghĩa ban đầu câu nói của bà A. Bà
A nói “giúp con mình trả nợ” tức là chỉ giúp một phần, tùy theo bà A muốn giúp bao
nhiêu. Còn “trả nợ giúp con mình” như thư ký ghi là bà A trả toàn bộ món nợ cho con mình.
- Lỗi ngộ biện (sai mà không biết): xảy ra khi trong tư duy do vô tình mà khái
quát những hiện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận thức
còn thấp (chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở để nhận thức, đánh giá, xem xét
sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan.
Ví dụ: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, với lỗi rẽ phải khi đèn đỏ, người điều
khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Có những
bạn học sinh điều khiển xe không theo dõi tin tức nên không biết vẫn rẽ phải khi có
đèn đỏ. Khi bị bắt các bạn hoàn toàn không biết gì về nghị định 100/2019/NDD-CP.
- Lỗi ngụy biện (biết sai mà cứ cố tình mắc vào): xảy ra khi vì một lý do, động cơ,
mục đích vụ lợi nào đó mà người ta cố tình phản ánh sai lệch hiện thực khách
quan, nhằm biến sai thành đúng, vô lý thành hợp lý.
Ví dụ: Dù Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra chỉ thị các quán ăn đường
phố, cafe, trà đá vỉa hè,. . từ 0h ngày 16/2 để phòng chống dịch COVID-19 nhưng
nhiều quán ăn, cafe trên địa bàn Hà Nội vẫn ngang nhiên mở cửa kinh doanh. Nhà
hàng, quán ăn, cafe còn kéo rèm nhằm che giấu, che mắt lực lượng chức năng. Khi
được phóng viên hỏi thì chủ nhà hàng lại chống chế rằng những người ngồi đấy đều
là người nhà và họ chỉ bán mang về. 1 lOMoARcPSD|46667715
- Sử dụng từ không rõ nghĩa: nhầm lẫn các khái niệm.
Ví dụ: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định về dạy thêm học thêm, điểm b khoản 1 Điều 7 có ghi “ Mức thu tiền học
thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường”. Từ “thỏa thuận” dùng trong
trường hợp này không rõ ràng về nghĩa.
- Sử dụng từ đa nghĩa: đánh tráo khái niệm.
Ví dụ: Hai cô gái bị bắt vì hành vi đánh nhau gây rối trật tự nơi công cộng. Khi
công an hỏi tại sao lại đánh người, cô gái trả lời: “Vì cô ta cướp Lợi từ tôi”. Câu nói
này đã làm công an hiểu sai vấn đề gây ra cuộc đánh nhau là vì lợi ích chứ không phải vì tình cảm.
2. Tư duy vi phạm Luật lý do đầy đủ:
- Lỗi “kéo theo ảo”: bộc lộ ở nơi thực ra không có mối liên hệ logic đầy đủ giữa
các tiền đề và kết luận, luận đề và các luận cứ, nhưng người ta lại cứ tưởng là có mối liên hệ ấy.
Ví dụ: Suy luận rằng anh A là hung thủ giết người vì anh A có mặt ở hiện trường.
Câu 2: Có người suy luận như sau: “Rằng tôi chút phận đàn bà, ghen tuông
thì cũng người ta thường tình”. Hỏi:
a/ Hãy khôi phục suy luận về dạng đầy đủ, cho biết loại hình suy luận và xác
định chu diên của các thuật ngữ trong suy luận.
b/ Suy luận như vậy đúng hay sai? Hãy phân tích.
c/ Mô hình hóa quan hệ của 3 thuật ngữ trong suy luận trên.
d/ Hãy thực hiện phép đối lập chủ từ đối với tiền đề lớn của suy luân trên. Trả lời:
a/ Khôi phục tam đoạn luận:
Mọi đàn bà đều là người hay ghen M+ là P- 2 lOMoARcPSD|46667715 Tôi là đàn bà S+ là M-
Tôi cũng là người hay ghen S+ là P-
⇨ Suy luận trên thuộc loại hình I: Chủ - Vị
b/ Suy luận trên là đúng logic. Vì:
(1)Suy luận trên đảm bảo các quy tắc chung: Có 3 thuật ngữ (S, M, P); Thuật ngữ
giữa là M chu diên một lần ở tiền đề lớn; Thuật ngữ lớn là P không chu diên ở
tiền đề nên cũng không chu diên ở kết luận; Hai tiền đề đều là phán đoán toàn
thể kết luận cũng là phán đoán toàn thể; Hai tiền đề đều là phán đoán khẳng
định nên rút ra được kết luận là khẳng định.
(2)Suy luận trên đúng các quy tắc riêng: tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định, tiền
đề lớn là phán đoán toàn thể.
c/ Mô hình hóa quan hệ của 3 thuật ngữ: Ng N ưgờưiời Ghen Đàn bà Tôi ghen tutô u nôgng
d/ Phép đối lập chủ từ đối với tiền đề lớn:
Tiền đề lớn: Mọi đàn bà đều là người ghen tuông. S P
Phép đối lập chủ từ: S là P => P không là 7S 3 lOMoARcPSD|46667715
⇨Một số người ghen tuông không thể không là đàn bà. 4
Document Outline
- TIỂU LUẬN MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Trả lời:
- Câu 2: Có người suy luận như sau: “Rằng tôi chút p
- b/ Suy luận như vậy đúng hay sai? Hãy phân tích.
- d/ Hãy thực hiện phép đối lập chủ từ đối với tiền
- trên.