Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của khoa Kinh tế quốc tế về đề tài "Những tác động của mạng xã hội Facebook đến đời sống và học tập của sinh viên"
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của khoa Kinh tế quốc tế về đề tài "Những tác động của mạng xã hội Facebook đến đời sống và học tập của sinh viên" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học - Kinh tế quốc tế
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508 A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội Facebook .... 2
2.3. Một số nhận xét ................................................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
3.1. Mục đích ............................................................................................................ 4
2.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4.1 Đối tượng ............................................................................................................ 5
4.2 Khách thể ............................................................................................................ 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 6
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 6
8. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 6
8.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 6
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 6
B. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI .................................... 7
Chương 1: Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................. 7
2. Một số lý thuyết áp dụng trong đề tài ................................................................... 8
Chương 2: Thực trạng, tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học tập và
..................................................................................................................................... 9
đời sống của sinh viên .................................................................................................. 9
1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay .................... 9
2. Tác động tích cực của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên ...... 10
3. Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến học tập và đời sống ............................. 11 lOMoARcPSD| 36443508
Chương 3: Giải pháp .................................................................................................. 13 KẾẾT LU NẬ
.....................................................................................................................14 DANH M C THAM KH OỤ Ả
............................................................................................14 lOMoARcPSD| 36443508 A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, ngày nay hàng tỷ người có mặt trên các nền tảng truyền thông xã hội khác
nhau như Facebook, Twitter, Instagram, v.v. và đã trở thành nền tảng truyền thông xã
hội phổ biến trong cộng đồng. Sinh viên ngày nay cũng tích cực sử dụng mạng xã hội
trong cuộc sống hàng ngày. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ứng dụng
mạng xã hội đang thu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam tham gia vì chúng đem lại
nhiều lợi ích, trong đó có việc giúp chúng ta nhanh chóng cập nhật tin tức đời sống xã
hội; kết nối một cách thuận tiện, không tốn kém đối với các mối quan hệ khi chúng ta
không thể gặp gỡ trực tiếp người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác…; nâng cao kỹ năng
sống và sự hiểu biết về mọi lĩnh vực. Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phương
tiện phổ biến với nhiều tính năng khác nhau cho phép người dùng kết nối, chia sẻ và
nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ hai, trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook là một trong những mạng xã hội
phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn. Điều này cho thấy việc đặt
trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một cách đi phù hợp để không chỉ làm rõ
tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng, mà còn tạo cơ sở quan trọng để hỗ trợ
những nghiên cứu rộng hơn về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã hội nói
chung tới đời sống xã hội.
Thứ ba, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong những nhóm
có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất và điều đó cũng khiến các hoạt
động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc…)
cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi mạng xã hội này.
Với những lý do trên, nhóm 8 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học với
đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống’’.
Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện trạng cũng như những tác động khi sử dụng
mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay. Từ đó có cái nhìn khái quát nhất về vấn
đề trong một khía cạnh tiếp cận mới.
2. Tổng quan về những công trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội Facebook 1 lOMoARcPSD| 36443508
Nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng về mạng xã hội phải kể đến “Mạng xã hội
với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm,
dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ngoài
ra, còn có một số nghiên cứu về mạng xã hội ở khía cạnh truyền thông. Lê Minh Thanh
(2010) qua phân tích tài liệu trên blog và các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập
trung vào hình thức và nội dung trong khoảng thời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những
mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cá nhân trong thời đại internet. Hoàng Thị Hải
Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt
Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook,
Zingme và Go.vn).’’ Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội,
nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm
2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook,
Zingme và Go.vn. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ
trên mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội đến việc kết bạn, học tập và giải trí của
sinh viên: Tác giả Lê Thu Quỳnh năm 2014 đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam”
(Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam:Vietspace, Cyworld Việt
Nam và Yahoo! 360); Ngô Lan Hương năm 2013 với đề tài: “Mạng xã hội với việc
truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí”;… Còn một số các nghiên cứu
khác về việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội
đến việc kết bạn, học tập và giải trí của sinh viên: Ngô Lan Hương năm 2013 với đề tài:
“Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí”; Nguyễn
Minh Hạnh năm 2013, với đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông
tin trên diễn đàn, mạng xã hội”;…
2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội Facebook
Với nền tảng Web 2.0 và sự tiện lợi trong thành lập các nhóm, chia sẻ và tiếp nhận thông
tin, các trang mạng xã hội đã và đang được sử dụng như một công cụ giáo dục hiệu quả.
Thêm vào đó, khi việc trẻ em, thanh, thiếu niên sử dụng mạng xã hội rộng rãi như hiện
nay, nhiệm vụ đặt ra với hoạt động giáo dục cũng phải tranh thủ các tài nguyên khổng
lồ mà mạng xã hội đem đến. Một số công trình đáng chú ý về vấn đề này là: Đề tài “Vai
trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” mã số KX03.09/11-15 do PGSTS Nguyễn Hồi Loan chủ
trì cũng đã chú ý đến vai trò và những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc phát 2 lOMoARcPSD| 36443508
triển vốn xã hội của những cán bộ, người lao động trẻ tuổi trong việc học tập, tìm kiếm
việc làm, cơ hội thăng tiến; Nguyễn Thị Cẩm Nhung năm 2011 về đề tài “Tác động của
mạng xã hội đối với báo điện tử ở nước ta hiện nay”; Dương Nam Hoàng năm 2013 với
đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo điện tử Việt Nam
hiện nay”; bài viết “Three Ways Social Networking Leads To Better Business/Ba cách
sử dụng mạng xã hội để kinh doanh tốt hơn” của Scott Hebner vào năm 2014; bài viết
“The Use of Alternative Social Networking Sites in Higher Educational Settings: A Case Study of the E-
Learning Benefits of Ning in Education/Sử dụng mạng xã hội trong giáo dục đại học:
Một trường hợp về lợi ích của E Leaning” của Kevin P. Brady, Lori B. Holcomb và
Bethany V. Smith; bài viết “Social Network Theory and Educational Change/Lý thuyết
mạng xã hội và sự biến đổi của giáo dục” của Choi vào năm 2010
2.3. Một số nhận xét
2.3.1. Kết quả của các nghiên cứu đã công bố
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ được một số nội dung lớn như sau:
Thứ nhất, khẳng định sự gia tăng và phát triển không ngừng của các trang mạng
xã hội. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube,
Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định dựa trên sự phù
hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa…
Thứ hai, chứng minh được mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến. Rất
nhiều người đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. Họ sử dụng mạng xã
hội là nơi để cung cấp thểm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để
gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng
trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội.
Thứ ba, phân tích được một số tác động của mạng xã hội đến đời sống xã hội. Sự
phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu
lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội. Những tác
hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn
của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. 3 lOMoARcPSD| 36443508
Từ những lý do trên có thể thấy sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đã tác
động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người, đời sống xã hội. Việc phân tích,
khảo sát và phân tích thực trạng của mạng xã hội ở Việt Nam và đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng đến mạng xã hội ở Việt Nam trên các lĩnh vực sẽ là tiền đề quan trọng trong
việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung và mạng xã
hội Facebook nói riêng đối với các đối tượng cụ thể trong đời sống xã hội, cụ thể trong
đề tài này là sinh viên.
Cũng từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, dù đã có nhiều
đề tài, công bố khoa học về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con
người nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhưng vấn đề phân tích ảnh hưởng của mạng
xã hội Facebook tới sinh viên (cụ thể là trong việc hệ thống và đời sống sinh viên) vẫn
chưa được đề tài nào đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu và do đó cần được tiếp tục
làm rõ. Đã có một số nghiên cứu nổi bật về vị trí, vai trò của mạng xã hội đối với thanh
niên hoặc giới trẻ hiện nay, nhưng việc bàn luận chuyên sâu về đối tượng sinh viên (một
bộ phận đặc thù của thanh niên/giới trẻ) vẫn là một đề tài mới. Xác định được khoảng
trống nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của luận án.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích
- Giúp các bạn sinh viên hiểu được những tiện ích mà facebook mang lại để từ
đóphát huy, phục vụ vào việc học tập, làm việc và hoạt động xã hội
- Nhận biết được những tác hại, mặt trái khi lạm dụng quá mức và sử dụngfacebook không hợp lý
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng facebook một cách hiệu quả. 2.2. Mục tiêu
- Mô tả thực trạng sử dụng facebook của sinh viên (mục đích sử dụng, thời gian
sửdụng, thời điểm sử dụng. Tần suất sử dụng, phương tiện truy cập...)
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến học tập củasinh viên. 4 lOMoARcPSD| 36443508
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến đời sống của sinh
viên(quan hệ xã hội bao gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa, việc làm)
- Rút ra đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chếnhững
ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng
Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến sinh viên hiện nay. 4.2 Khách thể
Sinh viên tại Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM và trường Đại học Sư Phạm – Kĩ Thuật TPHCM
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ ngày 25/9/2022 đến ngày 9/10/2022
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Ngân Hàng
TP HCM và trường Đại học Sư Phạm – Kĩ Thuật TPHCM
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mô tả về sự tác động của mạng xã hội Facebook
đến sinh viên ở thời điểm hiện tại (về học tập, vui chơi, giải trí), thực trạng việc sử dụng
mạng Facebook như thế nào? Với thực trạng đó thì đã gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu
cực đến sinh viên? Nhất là trong học tập (kết quả học tập, khả năng hỗ trợ sinh viên
trong quá trình học tập). Và một phần cũng là sự ảnh hưởng về đời sống tinh thần và vật
chất của sinh viên (trong các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, trong các kế hoạch của
những hoạt động vui chơi, giải trí, học tập, việc làm thêm).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong bài là kết hợp giữa thống kê, mô tả và hồi quy,
phương pháp phân tích, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính,
được thực hiện cụ thể như sau: 5 lOMoARcPSD| 36443508
Nghiên cứu định tính (xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng, biến phụ thuộc, để
thiết lập bảng khảo sát)
Nghiên cứu định lượng (dựa trên kết quả nghiên cứu, sử dụng bảng khảo sát sinh
viên Đại học Ngân Hàng để thu thập dữ liệu,sau đó phân tích dữ liệu)
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào về mặt vật chấtvà
tinh thần của sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân?
- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
sống và sinh hoạt cá nhân thường ngày (trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè
xung quanh, hoạt động ở các CLB và việc làm thêm) của sinh viên?
7. Giả thuyết nghiên cứu -
Mạng xã hội Facebook hiện nay được khá nhiều sinh viên sử dụng với mục
đíchgiải trí đồng thời làm phương tiện học tập như tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin
lớp học, trao đổi với bạn bè và giảng viên một cách nhanh chóng mà không cần trực tiếp
gặp mặt. Đặc biệt cách thức học truyền thống đang dần thay đổi giúp sinh viên chủ động
tự giác tìm hiểu kiến thức. -
Mặc khác, mạng xã hội là nơi giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ, kết nối
vớicác nhà tuyển dụng mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Mặc dù vậy, mạng
xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng có sức hút lớn về mặt giải trí, khiến
phí phạm thời gian nếu chúng ta sa đà quá nhiều trên mạng xã hội, đồng thời gây mất
tập trung dẫn tới việc dễ sao nhãng trong học tập và nhiều hệ lụy tiêu cực khác
8. Ý nghĩa nghiên cứu
8.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến quá trình học tập và đời
sống của sinh viên hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của nghiên cứu xã
hội học về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung
đối với sinh viên Việt Nam
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook
vàgiúp sinh viên có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những tác động tích cực cũng 6 lOMoARcPSD| 36443508
như tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập và đến các
mối quan hệ, các hoạt động khác trong đời sống của sinh viên. Từ đó, nghiên cứu mong
muốn các bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách văn minh, tiếp thu
kiến thức có chọn lọc để tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng mạng xã hội và mang lại lợi
ích cho sinh viên trong học tập lẫn đời sống.
- Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu có liên
quankhác, nghiên cứu cũng đưa ra một số phương pháp hữu hiệu mang tính chất tham
khảo cho việc sử dụng mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng cho sinh viên.
B. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm “sinh viên”, “học tập” và “đời sống”
- Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Họ được
đào tạo những kiến thức bài bản về một ngành nghề để chuẩn bị cho công việc sau này.
Sinh viên thường từ 18 đến 25, đây là độ tuổi thích và dễ tiếp thu với cái mới, thích sự
sáng tạo, tìm tòi và khẳng định bản thân và đồng thời khá nhạy cảm với các vấn đề chính
trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
- Học tập: là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của sinh
viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh
viên theo học tại các cơ sở giáo dục đại học. Ngoài việc học tập, đời sống của sinh viên
cũng rất phong phú và đa dạng. Có thể hiểu, đời sống của một cá nhân bao gồm tổng
thể những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, với sinh viên, có thể xác định một số
phương diện chính trong đời sống của họ như: quan hệ xã hội, trọng tâm là quan hệ gia
đình và quan hệ bạn bè; hoạt động ngoại khóa; việc làm.
1.2. Khái niệm “ảnh hưởng” và “mạng xã hội”
Về khái niệm “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động” xấu hoặc tốt
đến các sự vật, hiện tượng hay con người”. 7 lOMoARcPSD| 36443508
Với các hiểu biết về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của mạng xã hội
là những tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực hoặc tiêu
cực) lên một đối tượng nào đó. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập và đời sống của
sinh viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập và đời
sống của sinh viên. Trên cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau có thể định nghĩa
mạng xã hội là “dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau thành
nhũng cụm nhỏ hơn theo tự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian”.
1.3. Khái quát về mạng xã hội Facebook
Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được
Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004. Người dùng mạng
xã hội này có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo các tiêu chí như quốc gia,
thành phố, nơi làm việc, trường đại học,... để liên kết với người khác. Khả năng truyền
tải và lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và
sắp xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm lại các
dữ liệu đã từng đăng tải hoặc tương tác trên facebook.
Facebook cung cấp một số tính năng chính như sau:
- Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kếtnối Internet.
- Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story (câu chuyện).
- Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay
thậmchí là thông qua bạn chung.
- Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trêntrang cá nhân.
- Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.
- Khả năng tag (gắn thẻ) hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh
2. Một số lý thuyết áp dụng trong đề tài
2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice theory)
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hội
facebook để sử dụng trong quá trình học tập, tương tác với bạn bè, gia đình, tham gia
hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cho việc làm thêm. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế
nào trong đời sống của sinh viên. 8 lOMoARcPSD| 36443508
7.2.3.2. Lý thuyết xã hội hóa
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự
hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở
nên quan trọng. Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao
đổi thông tin, giao lưu,... truyền thông đại chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và
không gian khiến cho con người gần gũi với nhau hơn. Sự ra đời của mạng xã hội, các
phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám phá mới,
quan điểm mới nhanh chóng hơn.
Chương 2: Thực trạng, tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học tập
và đời sống của sinh viên
1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay
Facebook ra đời ngày 4 tháng 2 năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập với những
tính năng công nghệ ưu việt, độ tương tác cao, ứng dụng đa dạng, Facebook đang trở
thành mạng xã hội phổ biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Với những ưu điểm
đó Facebook thu hút số lượng người sử dụng ngày càng lớn đặc biệt là sinh viên, những
người có nhu cầu giao lưu, kết nối và mong muốn được thể hiện bản thân trên mạng xã
hội thì dường như Facebook là một phần không thể nào thiếu trong cuộc sống
Từ kết quả về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong sinh viên trên các khía
cạnh: mức độ, thời gian, thời điểm, mục đích sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên như sau:
Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook cao nhất chiếm 89,2 % và chỉ có ba sinh viên
không sử dụng Facebook chiếm 1,4 %. Bên cạnh đó, YouTube có tỷ lệ sinh viên sử dụng 9 lOMoARcPSD| 36443508
đứng thứ hai trong số các mạng xã hội cụ thể sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã
hội YouTube chiếm 69,5%, sinh viên ít sử dụng chiếm 25,8% giá sinh viên không sử dụng chỉ chiếm 4,2 %.
Ngoài ra sinh viên có sử dụng mạng xã hội khác như Twitter, zing me. Tuy nhiên, những
mạng xã hội đó sinh viên sử dụng không thường xuyên bởi vì Facebook mang lại tính
năng tiện ích đa dạng. Trong đó bộ phận giới trẻ là những người sử dụng Facebook nhiều
nhất có khả năng tiếp thu những cái mới nhanh chóng hơn
“Giờ bạn nào mà không dùng Facebook thì là lạc hậu quá. Cái này nó quá phổ biến
hiện nay và tin rằng nó còn phát triển mạnh hơn nữa. Nó như một phần của cuộc sống
hằng ngày của sinh viên vì cứ sáng ra là check Facebook và tối về cũng check
Facebook’’ (Nam 21 tuổi, khoa báo chí truyền thông)
2. Tác động tích cực của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên
2.1. Tác động tích cực của mạng xã hội đến học tập
Thực chất, nếu biết sử dụng mạng Facebook đúng cách thì Facebook là một ứng
dụng khá hữu ích đặc biệt là trong học tập. Thông qua các diễn đàn, hội nhóm, sinh
viên có thể học tập lẫn nhau, trao đổi tài liệu học tập, tạo những cuộc gặp mặt online.
Không những thế, mạng xã hội Facebook còn được xem như là một kênh thông tin hữu
hiệu để các bạn sinh viên chia sẻ, cập nhật các thông tin về khóa học, bài giảng, các
chương trình hoạt động ngoại khóa.
Minh chứng thật nhất chính là hữu ích của mạng xã hội Facebook vào chính đại
dịch COVID-19 đã hoành hành trong suốt những năm qua, đặc biệt là năm 2020-2021.
Thông qua Facebook sinh viên đã tạo những group lớp, những nhóm để trao đổi thông
tin trong suốt quá trình học online, giúp giảng viên có thể dễ dàng liên hệ với sinh viên
của mình thông qua các group trên messenger,
2.2. Tác động tích cực của mạng xã hội đến đời sống
Với các tính năng của mình, mạng xã hội Facebook cũng tạo điều kiện để liên hệ,
gắn kết các thành viên gia đình, bạn bè qua việc tương tác với nhau trên Facebook giúp
giao tiếp trở nên linh hoạt và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lí. Điều này giúp
sinh viên mở rộng những mối quan hệ mới- những người bạn ở khắp nơi trên thế giới
mà chưa từng gặp mặt ở ngoài đời thực.
Bên cạnh đó, chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh được xem là mục đích chính
của sinh viên. Họ tiếp cận các thông tin về xã hội và các lĩnh vực khác thông qua báo 10 lOMoARcPSD| 36443508
chí, các trang tin tức truyền thông rộng rãi, đây được xem là kho kiến thức lớn cho các
bạn học nắm bắt những xu thế cũng như những lĩnh vực đời sống
Mạng xã hội Facebook cũng trở nên hữu ích đối với các sinh viên vừa học vừa
làm. Nếu biết cách tận dụng và khai thác thông tin một cách triệt để, cẩn thận thì mạng
xã hội Facebook sẽ là kênh thông tin giúp sinh viên tìm kiếm thông tin cũng như kết nối
sinh viên với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả
3. Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến học tập và đời sống
- Mất nhiều thời gian
Mạng xã hội đang ngày càng lấy nhiều thời gian cũng như có thể tác động tiêu cực
đến người dùng. Một thử thách thực nghiệm 72 giờ không sử dụng Facebook cho thấy,
cứ 10 người thì hơn 4 nguời vi phạm cam kết, tức là không thể rời khỏi Facebook trong
chỉ trong 6 tiếng đầu tiên. Đa số người dùng đều có cảm giác chung là mất kết nối với
bạn bè, lạc hậu thậm chí là bứt rứt thiếu thốn.,
Đối với sinh viên, theo kết quả khảo sát cho thấy, mạng xã hội Facebook xâm lấn
đến đời sống của sinh viên hiện nay là 81.2%. Các trang mạng xã hội còn lại chiếm phần
ít chỉ 18.8%. Nguyên nhân dẫn tới sự tham gia Facebook của sinh viên chủ yếu là bị lôi
kéo bởi bạn bè, tham gia theo phong trào, và sau đó bị cuốn theo sự thú vị của trang
mạng này. Và chỉ có một số ít là lựa chọn trang mạng này vì mục đích học tập. Theo
khảo sát thực tế cho thấy, số lượng sinh viên dung mạng xã hội Facebook từ 1-3 giờ/ngày
chiếm 42.2%, tuy nhiên cũng có một con số báo động là có số sinh viên sử dụng mạng
fb dao động từ 5-7 giờ/ngày. Việc xuất hiện con số đáng báo động đó là do sự cuốn hút
của mạng xã hội Facebook, hiện nay mạng xã hội Facebook đã cho ra nhiều loại game
trên chính hệ thống fb, số lượng sinh viên trả lời khảo sát rằng đã sử dụng trên 5 giờ/ngày
để chơi game. Con số báo động đó đã nói lên sinh viên đang nằm trong tình trạng
“nghiện” nói riêng và giới trẻ hiện tại nói chung, mặc dù chính họ không thừa nhận và
cho rằng bản thân có thể kiểm soát được điều này.
- Có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội thường có cảm xúc tiêu cực nhiều hơn,
bao gồm cả trầm cảm. Sử dụng mạng xã hội đặc biệt có hại với những người tiền sử mắc
bệnh trầm cảm. Theo Tiến sĩ Trần Thành Nam (Chương trình Nghiên cứu 11 lOMoAR cPSD| 36443508
Internet và Xã hội) cho biết:’’ Những em nào sử dụng mạng xã hội nhiều có mức độ gắn
bó nhiều thì điểm đánh giá lòng tự trọng và đánh giá về bản thân thấp hơn và có nhiều
xu hướng lo âu trầm cảm’’. Ông Nam cũng chia sẻ facebook đang trở thành một ngôi
làng toàn cầu tạo cơ hội cho nghiên cứu và tương tác nhưng cần nhiều hơn nữa những
nghiên cứu cụ thể những tác động đa chiều từ mạng xã hội để hạn chế những tác động
xấu lên người dùng đặc biệt là giới trẻ
Liên tiếp thời gian gần đây, nhiều trường hợp học sinh tự tử khiến nhiều người không
khỏi xót xa. Vào cuối tháng 3/2022, nữ sinh lớp 9 tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung
cư ở Hà Nội; một nữ học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh cũng đã tìm đến cái chết bằng cách treo
cổ tại nhà; mới đây nhất là nam sinh L.N.N.M (sinh năm 2006) học chuyên tại trường
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhảy lầu tự tử ngay trước mặt bố do chịu nhiều áp
lực từ học tập cũng như không nhận được sự động viên, cảm thông đúng mực từ bố mẹ.
Việc “kích hoạt” hành vi tự tử của học sinh có thể do nhiều yếu tố, trong đó có tác động
của truyền thông, và mạng xã hội không nằm ngoài những yếu tố tác động này. Với học
sinh, khả năng chống đỡ trước tác động từ thông tin bên ngoài khá kém, trong khi đó
trên mạng xã hội thường xuyên có nhiều thông tin độc, hại, ảnh hưởng đến tâm lý, tư
tưởng của học sinh. Hiện nay trên các trang mạng xã hội đang tồn tại nhiều hội, nhóm
tiêu cực với số lượng thành viên tham gia rất đông, tên nhóm thường được viết theo
chiều hướng xấu và trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, đơn cử như “Hội những người
muốn tự tử”, “Hội những người ghét cha mẹ”, “Cộng đồng những người bị trầm cảm,
rối loạn âu lo, muốn tự tử”… đã đánh vào tâm lý hiếu kỳ của người sử dụng MXH và
chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, ai cũng có thể gia nhập những hội nhóm trên, trong
khi đó phần lớn học sinh, nhất là học sinh đang học THPT đều được phụ huynh trang bị
điện thoại thông minh, máy tính… để phục vụ học tập, giải trí.
- Giết chết sự sáng tạo và sự kiên nhẫn
Mạng xã hôi là phương tiệ n làm tê liệ t và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trìnḥ
lướt các trang mạng xã hôi có tác độ ng suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khị
xem tivi trong vô thức. Mặc khác, khi học sinh quá phụ thuộc vào mạng xã hội, sẽ làm
giảm khả năng sáng tạo và hạn chế sự phát triển của bản thân. Sinh viên sẽ rơi vào tình
trạng đọc theo những gì người khác đọc, tư duy rơi vào lối mòn, điều này khiến học sinh
sẽ bị tụt lại trong thế giới cần đến sự sáng tạo 12 lOMoARcPSD| 36443508
Mới đây, mạng xã hội Facebook đã ra mắt tính năng tạo video ngắn Reels cho người
dùng tại hơn 150 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xem thụ
động những đoạn video ngắn đăng dần dần tàng phá trí não con người. Càng xem nhiều
các đoạn clip ngắn sẽ làm người dùng ngày càng trở nên lười biếng. Và khi đó, chất
lượng công việc (học tập) đương nhiên sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Không có sự
chủ động suy nghĩ, không sáng tạo, không tìm cách giải quyết vấn đề thì làm sao chinh
phục một thành tích ấn tượng nào được nữa. Thêm vào đó, Mỗi đoạn video ngắn thông
thường chỉ vài chục giây. Một phút thậm chí đã là dài. Và một khi thường xuyên xem
chúng nghĩa là bạn đã tập cho não bộ thói quen chỉ có thể tập trung được vài chục giây.
Bạn sẽ chỉ có thể tiếp nhận thông tin, xử lý công việc, suy nghĩ về một vấn đề... trong
vài chục giây. Vượt khoảng thời gian đó thì bắt đầu mất kiên nhẫn.
- Bạo lực trên mạng xã hội
Bạo lực mạng thường bị xem là không có gì đáng sợ và không nguy hiểm. Tuy
nhiên, nó có thể bắt đầu trực tuyến, nhưng nó thường kết thúc ngoại tuyến với những
hậu quả tàn khốc cho nạn nhân và gia đình của họ. Ví dụ như đe dọa bạo lực, rình rập,
xúi giục tự tử, gạ gẫm trẻ em vì mục đích tình dục, miệt thị người khác bằng những lời
lẽ thô tục, kêu gọi lôi bạo lực chỉ vì quan điểm cảm xúc mang tính cá nhân hay chỉ đơn
giản là muốn chơi trội, thậm chí có những trang cá nhân mà người theo dõi tăng lên con
số hàng ngàn người chỉ sau vào giờ nhờ đăng tải những tuyên ngôn thiếu văn hóa.
Chương 3: Giải pháp
Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu và phân tích, nhóm 8 đưa ra một số khuyến
nghị trong việc định hướng ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên trong bối cảnh hiện nay
Thứ nhất, phát huy những mặt tích cực mà Facebook đem lại, xem nó là cách phục vụ
cho cuộc sống không nên phụ thuộc và bị chi phối gây ảnh hưởng hiệu quả học tập, công
việc và kế hoạch của bản thân. Cần xác định rõ mục đích sử dụng để khai thác hiệu quả
mạng xã hội trong học tập và rèn luyện cũng như định hướng và tìm kiếm việc làm.
Thứ hai, không nên dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội. Các chuyên gia cũng
khuyến cáo người dùng chỉ nên dành tối đa 1 - 2 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội và
không nên để điện thoại trong phòng vào lúc đi ngủ. Việc hạn chế sử dụng mạng xã hội
sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần và đem lại cảm giác hạnh phúc 13 lOMoARcPSD| 36443508
Thứ ba, tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc và có cách ứng xử một cách văn hóa
trên mạng xã hội. Hãy thật thận trọng khi đăng tải thông tin, đừng vì sự thiếu hiểu biết,
bốc đồng mà chia sẻ hoặc bình luận những nội dung sai trái
Thứ tư, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đề ra những cơ chế kiểm soát thông tin, loại
bỏ các nội dung xuyên tạc gây bất an trong dư luận và đảm bảo an toàn, an ninh trên
mạng xã hội. Cùng với đó, các tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
Hội Sinh viên Việt Nam ở cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức các
hoạt động tuyên truyềncho đoàn viên thanh niên. Để tuyên truyền đến sinh viên ý thức
sử dụng mạng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
đưa nội dung hướng dẫn tiếp cận thông tin và sử dụng mạng xã hội facebook hợp lý trở
thành một trong những nội dung ngoại khoa quan trọng, tạo thói quen lành mạnh, tránh
những biểu hiện lệch lạc, giáo dục chính trị tư tưởng, giúp sinh viên nhận ra tính hai mặt
của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực. KẾT LUẬN
Mạng xã hội đã là một phần căn bản của xã hội ngày nay. Nó đã đem lại cho cuộc sống
con người rất nhiều tiện ích thú vị nhưng bên cạch đó Facebook cũng mang lại những
hệ lụy khiến nhiều người lo lắng. Với mức độ phổ biến hiện nay thì việc từ bỏ sử dụng
facebook trong sinh viên là rất khó do đó sinh viên cần hiểu đúng mục đích và sử dụng
MXH linh hoạt, khai thác kiến thức, thông tin chính thống làm nguồn tư liệu cho việc
học tập đạt hiệu quả cao và xây dựng những ứng xử thông minh, lành mạnh trong cộng
đồng mạng, góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. DANH MỤC THAM KHẢO
1. Đoan, N. T. (n.d.). Studoc. Retrieved from Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã
hội facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay:
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-hang-khong-viet-
nam/chinhtri/bai-mau-pp-nghien-cuu-khoa-hoc/18459951
2. Nhữ, T. (2021, 07 07). Vietcetera. Đã truy lục 10 04, 2022, từ Vì sao những nội
dung video ngắn lại gây nghiện đến thế?: https://vietcetera.vn/vn/vi-sao-
nhungnoi-dung-video-ngan-lai-gay-nghien-den-the 14 lOMoAR cPSD| 36443508
3. Ban Thời sự (2018, 11 26). Báo điện tử VTV News. Retrieved from Chỉ nên dành
tối đa 1 - 2 giờ/ngày cho mạng xã hội: https://vtv.vn/the-gioi/chi-nendanh-toi-da-
1-2-gio-ngay-cho-mang-xa-hoi-20181126180436509.htm
4. Võ, M. (2019, 9 15). Cafebiz. Được truy lục từ Dùng mạng xã hội vượt quá
khoảng thời gian này mỗi ngày bạn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện tâm thần:
https://cafebiz.vn/dung-mang-xa-hoi-vuot-qua-khoang-thoi-gian-nay-moi-
ngayban-se-co-nguy-co-cao-phai-nhap-vien-tam-than-20190915172958781.chn
5. WHĐ. (2022, 1 9). Hội đồng giám mục Việt Nam. Retrieved from Mạng xã hội và những tác động trên các bạn trẻ tuổi teen:
https://hdgmvietnam.com/chitiet/mang-xa-hoi-va-nhung-tac-dong-tren-cac-ban- tre-tuoi-teen-44365 15