Tiểu luận môn Quản lý rừng đặc dụng - Quản lý tài nguyên và môi trường | Đại học Lâm Nghiệp
Tiểu luận môn Quản lý rừng đặc dụng - Quản lý tài nguyên và môi trường | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lý tài nguyên và môi trường(DHLN)
Trường: Đại học Lâm nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG Đề tài:
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lý của Khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa
Giảng viên hướng dẫn: NGƯT.PGS.TS. Trần Ngọc Hải
Học viên: Nguyễn Bá Thạch
Lớp: K29A1 – QLTNR Hà Nội – 2021 MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG...............................5
2.1. Khái niệm và phân loại các loại rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay............5
2.2 Thông tin tổng hợp về hệ thống Rừng đặc dụng của Việt Nam........................6
2.3 Giới thiệu về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu...................................................7
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN
..................................................................................................................................17
3.1. Tổ chức và quản lý.........................................................................................17
3.2. Sự phối hợp giữa Khu BTTN Pù Hu với chính quyền địa phương...............19
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU...........................................25
4.1. Giải pháp về xã hội........................................................................................25
4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị......................................................25
4.3. Giải pháp tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng...................................25
4.4. Giải pháp về tổ chức lực lượng......................................................................26
4.5. Giải pháp về khoa học – công nghệ, kỹ thuật................................................27
4.6. Giải pháp về chính sách.................................................................................28
5. KẾT LUẬN..........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................32 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ
thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so
vớidiện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất
quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Tính đến 31/12/2014 toàn quốc có tổng
diện tích rừng là 13.796.506 ha; bao gồm: Rừng tự nhiên 10.100.186 ha và rừng
trồng 3.696.320 ha. Độ che phủ đạt 40,43%; phân theo loài cây: Cây rừng đạt
39,02% và cây cao su, đặc sản đạt 1,40% (Theo quyết định số 3135/QD-BNN-
TCLN ngày 6/8/2015. Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá
rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để kiếm khoáng sản, phá
rừng lấy gỗ… và vô vàn những kiểu tiếp tay vi phạm pháp luật khác đang hủy hoại
lá phổi xanh của đất nước. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu có tổng diện
tích tự nhiên 27.502 ha, trong đó có hơn 23.149 ha rừng đặc dụng cần được bảo vệ
nghiêm ngặt và còn nhiều loài quý hiếm như Chó sói, Gấu ngựa, Báo hoa mai, Bò
tót,...Trong số các loài động vật này, có tới hơn 30 loài đã được ghi vào sách Đỏ
Việt Nam và Thế giới. Bên cạnh đó, những khu rừng nguyên sinh ở Pù Hu còn có
nhiều loại cây gỗ quý như: Lát hoa, Sến mật, Vàng tâm, Trầm hương, Trường mật,
Song mật,…cho thấy đây là khu vực có giá trị cao về tính đa dạng sinh học, đặc
biệt là về gen của các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hu còn có chức năng điều tiết nguồn nước cho Nhà máy thủy điện Trung
Sơn đang được xây dựng trên địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Vùng đệm
KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa đa số là đồng bào dân tộc Thái, Mường, H’mông
sống tập trung với tập quán đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc tự do, gây ảnh
hưởng trược tiếp đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó việc di dân tự do từ các khu vực
khác đến địa bàn đã mang lại khó khăn cho việc sắp xếp dân cư ổn định. Sự phức
tạp này dẫn đến việc quản lý rừng ở vùng lõi lẫn vùng đệm KBT gặp nhiều khó
khăn, diện tích và chất lượng rừng đang trong nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng.
Thực trạng này nếu không được ngăn chặn sẽ càng làm tăng thêm nghi ngờ về khả
năng tồn tại của hệ thống rừng đặc dụng trong tương lai cũng như hiệu quả của các
nguồn lực đầu tư to lớn dành cho rừng đặc dụng. Ngoài ra, việc khai thác gỗ, củi và
các lâm sản ngoài gỗ khác phục vụ cho nhu cầu làm nhà và sử dụng trong gia đình
của người dân tộc sống quanh rừng đang gây nên áp lực khá lớn lên tài nguyên
rừng. Đặc biệt việc khai thác gỗ làm nhà đã là văn hóa của người Thái, Mường và
chỉ có thể kiểm soát ở một mức độ nhất định chứ không thể ngăn cấm hoàn toàn.
Cộng đồng địa phương mặc dù đã có những thay đổi khá tiến bộ trong canh tác
nông lâm nghiệp nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định trong quá trình này gây
ảnh hưởng đến diện tích cũng như chất lượng rừng. Chẳng hạn việc phát vén nương
vào diện tích của rừng; việc canh tác trên đất dốc không bền vững khiến hiện tượng
xói mòn, rửa trôi hay thậm trí là làm mất đất canh tác do sạt lở vẫn còn xảy ra khi
gặp các điều kiện thời tiết bất thường, đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu
hiện nay. Hơn thế nữa, thời gian nắng nóng kéo dài kết hợp với việc đốt nương của
người dân đang là nguy cơ tiềm ẩn và là nguyên nhân của những vụ cháy rừng hiện nay.
Do vậy, để bảo vệ những giá trị tài nguyên rừng trong vùng lõi Khu BTTN
Pù Hu, cần phải có những nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng
bền vững nhằm khôi phục nguồn tài nguyên rừng và nâng cao đời sống kinh tế cho
người dân sống trong vùng đệm.
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG
2.1. Khái niệm và phân loại các loại rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay.
Theo Luật Lâm nghiệp (2017), Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo
tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo
tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh
thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung
ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm: - Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2010/NĐ-CP quy định: “ Rừng đặc
dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,
có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia,
nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh
lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi
trường.” Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì hệ thống rừng
đặc dụng bao gồm các loại sau:
- Vườn quốc gia: Vườn quốc gia là loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan
trọng đặc biệt đối với quốc gia. Vườn quốc gia có chức năng chung của rừng đặc
dụng đồng thời có thể có một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ
thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan.
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài –
sinh cảnh; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả
hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng
đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các loài sinh vật nguy cấp,
quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh: Khu bảo vệ cảnh quan là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập
nước, biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập để bảo tồn
các giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên.
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển được
xác lập để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo.
Theo Luật Đa dạng sinh học (2008), Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là
khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để
bảo tồn đa dạng sinh học. Khu bảo tồn bao gồm: - Vườn gia; - Khu dự trữ thiên nhiên
- Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Khu bảo vệ cảnh quan.
2.2 Thông tin tổng hợp về hệ thống Rừng đặc dụng của Việt Nam
Sau Quy chế quản lý ba loại rừng (theo Quyết định Số 1171/QĐ của Bô ”
trưởng Bô ” Lâm nghiê ”
p) hàng loạt các văn bản luâ ”
t, quyết định, chỉ thị và công văn
có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác quản lý Rừng Đă ” c dụng nói riêng và Khu Bảo vê ”
nói chung cũng được Nhà nước và ngành ban hành trong giai đoạn này (xem bảng 3).
Ngày 11/01/ 2001, Quy chế mới về quản lý Rừng Đă ” c dụng đã được ban
hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 6 của Quy chế này, Rừng Đă ”
c dụng được chia thành ba Phân
hạng: 'Vư'n Qu)c gia', 'Khu Bảo tồn Thiên nhiên' và 'Khu Văn hoá, L/ch s1 và Môi
trư'ng (các khu bảo vê ”
cảnh quan)'. Khu Bảo tồn Thiên nhiên được chia thành hai
Phân hạng phụ: ‘Khu D5 tr6 Thiên nhiên ’ và ‘Khu Bảo tồn loài/sinh cảnh’. Quy
chế cũng giao trách nhiê ”
m cho Bô ” Văn hoá và Thông tin phối hợp với Bô ” NN&PTNT thành lâ ”
p và quản lý các Khu Văn hoá, Lịch sử và Môi trường.
Điều 8 của Quy chế nêu các mục tiêu cơ bản của vùng đê ”
m để nhằm ‘ ngăn
chă 8n hoă 8c giảm nh9 s5 xâm phạm khu rừng đă 8c dụng ’ và chỉ rõ rằng ' t
hoạt đô 8ng trong v=ng đê 8m phải h> tr? cho công tác bảo tồn, quản lA và bảo vê 8
Rừng Đă 8c dụng. Hạn chE di dân từ bên ngoài vào v=ng đê 8m, c
các loài đô 8ng vâ 8t và chă 8t phá các loài th5c vâ 8t hoang dH là đ)i tư?ng bảo vê 8 '. Trách nhiê ”
m quản lý chung đối với hê ” thống rừng đăc ” dụng của quốc gia thuô ”
c về Cục Kiểm lâm - Bô ” NN&PTNT. Tuy nhiên, nhiều các cơ quan khác có liên quan đến viê ”
c quản lý các khu rừng đă ”
c dụng ở cấp tỉnh, huyê ” n, xã v.v... Công viê ”
c quản lý hàng ngày tại từng khu rừng đă ”
c dụng do ban quản lý được thành lâ ” p
để phục vụ mục đích này. Hiê ”
n nay có 106 khu rừng đă ”
c dụng đã có Ban quản lý,
trong số đó có 68 khu bảo tồn thiên nhiên trong số 95 khu đã được quyết định và toàn bô ” 27 Vườn Quốc gia.
Chỉ có 8 Vườn Quốc gia trực thuô ”
c Bô ” NN&PTNT. Đó là: Ba Vì, Cúc
Phương, Tam Đảo, Cát Bà, Bến En, Bạch Mã, YokDon và Cát Tiên. Các Vườn
quốc gia khác và toàn bô ” các khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu Văn hoá, Lịch sử và
Môi trường đều trực thuô ”
c Uš ban Nhân dân tỉnh và thành phố. Nhân viên của các
ban quản lý thường được lấy từ các đơn vị kiểm lâm trong tỉnh, nhưng đôi khi cũng
lấy từ các đơn vị khác, ví dụ như từ các lâm trường.
2.3 Giới thiệu về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu a) V/ trí đ/a lA
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa trên
địa bàn 2 huyện Quan Hóa (10 xã) và huyện Mường Lát (01 xã). Cách thành phố
Thanh Hóa khoảng 140 km về hướng Tây Bắc. - Toạ độ địa lý:
+ Từ 200 30’ đến 200 40’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 1040 40’ đến 1050 05’ kinh độ Đông. - Về địa giới:
+ Phía Bắc giáp với các xã Trung Sơn, Trung Thành huyện Quan Hóa.
+ Phía Nam giáp với các xã Nam Tiến, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt huyện Quan Hóa.
+ Phía Đông giáp với các xã Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, huyện Quan Hóa.
+ Phía Tây giáp với xã Trung Lý, huyện Mường Lát.
b) Đặc điểm đ/a hình
Khu BTTN Pù Hu nằm trên dãy núi đất ở phía Tây của vành đai núi đá vôi
chạy theo hướng Tây – Nam từ khu Pù Luông tới Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Hu (1.468 m) nằm ở Tây Nam khu bảo tồn. Phía Tây Bắc
có một số đỉnh núi cao như đỉnh Pù Học (1.424 m). Địa hình Phía Đông và phía
Nam của các dãy núi này độ cao giảm dần cho tới các sườn dông ven sông Mã và sông Luồng.
Do có địa hình hiểm trở nên bị chia cắt rất mạnh với độ cao trung bình
khoảng 800 – 1.000 m và độ dốc trung bình từ 25 - 300 cho nên khu vực quy hoạch
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu vẫn còn giữ được một phần nguyên sơ của hệ sinh
thái rừng núi đất đai cao. Địa hình khu vực này có thể chia ra 2 vùng: Vùng núi cao
phân bố tập trung ở xã Hiền Chung, Phú Sơn, Trung Thành…với độ dốc lớn chiếm
phần lớn diện tích khoảng 8.665,5 ha. Vùng núi thấp, đồi cao phân bố phía dưới
gồm các xã Phú Thanh, Nam Tiến,Thanh Xuân.., độ dốc trung bình 20 -250 .
Hệ thống đồi núi của khu vực quy hoạch khu bảo tồn Pù Hu chủ yếu là núi
đất, tš lệ đá lộ đầu chiếm tương đối lớn. Do đặc điểm địa hình như trên gây nhiều
khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng. c) Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa mang
nét đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,10 c.
- Lượng mưa trung bình năm 1.525 mm.
- Độ ẩm bình quân năm là 86%.
Nhiệt độ bình quân năm biến động từ 200 C - 250 C, nhiệt độ tối cao là 390
C, nhiệt độ tối thấp là 50 C, lượng mưa bình quân năm tương đối thấp, biến động từ
1.400 mm – 1.600 mm, khí hậu nơi đây chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Trong khu vực có hai loại gió chính đó là gió mùa Đông Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam mang theo nhiều hơi ẩm gây ra những trận mưa rào
vào mùa Hè. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau mang theo
nhiều hơi lạnh. Ngoài 2 loại gió chính nêu trên, vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm ở
đây còn xuất hiện từ 2-3 đợt gió Lào có đặc điểm khô nóng rất dễ gây cháy rừng.
Khu BTTN Pù Hu giáp ranh với vùng Tây Bắc nên bão chủ yếu ảnh hưởng
đến vùng này thông qua những trận mưa lớn lượng mưa từ 1.000 mm/trận mưa nên gây ra lũ lụt d) Thủy văn
Khu BTTN Pù Hu có 2 hệ suối chính. Một hệ suối chảy trực tiếp vào sông
Mã gồm; các con suối ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông của khu bảo tồn như: suối
Kép, suối Quặc, suối Lương, suối Nánh, suối Long… Hệ suối thứ hai tập trung
chảy vào sông Luồng rồi tiếp tục chảy ra sông Mã, hệ suối ở phía Nam khu bảo tồn
như: suối San, suối Căm, suối Pheo, suối Ngà, suối Cua... Sông Mã và sông Luồng
nằm ngoài ranh giới Khu BTTN Pù Hu, cả 2 hệ thống sông này có lưu lượng dòng
chảy lớn và độ dốc cao cho nên tiềm năng thủy điện rất lớn là nguồn tụ thuš cung
cấp nước cho nhà máy thủy điện Trung Sơn, thủy điện Hồi Xuân và cung cấp nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng lân cận. e) Đ
Đất Khu BTTN Pù Hu hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch
sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vôi gồm các nhóm đất sau:
- Nhóm đất feralít màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.
- Nhóm đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch
phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.
- Nhóm đất feralít mùn phát tiển trên đá Granit và phân bố ở những vùng núi cao trên sườn núi Pù Hu
- Nhóm đất feralít mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có
kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.
- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc
tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt.
* Đặc điểm các nhóm lập địa chủ yếu khu bảo tồn Pù Hu
- Dạng lập địa N2IVFHs; N2IVFHa, chiếm 29,5% diện tích. Phân bố ở các
vùng sườn núi có độ cao trên 700 m. Đất Feralit trên đá Granit. Hướng sử dụng
Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IVFs; N3IVFa, chiếm 24,4% diện tích. Phân bố ở độ cao
dưới 700 m và độ dốc < 35 độ. Đất feralit với độ dày tầng đất không lớn. Hướng sử
dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IIIFs; N3IIIFa, chiếm 18,5% diện tích. Đất Feralit phân bố
trên các xã thuộc phân khu phục hồi sinh thái, độ dốc 16-20 độ, tầng dầy trung bình
từ 50 - 70 cm. Hướng sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N2IIIFHs; N2IIIFHa, chiếm 11% diện tích. Phân bố ở vùng
núi cao và độ dốc < 250. Đất Feralit trên Granit. Tầng đất từ trung bình đến dày,
hướng sử dụng vào bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa T1IVFs; T1IVFa, chiếm 6,4% diện tích, dạng lập địa này phân
bố trên vùng sườn suối và độ dốc khá lớn, đất Feralits màu đỏ vàng, hướng sử dụng
cho mục đích lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIIFs; T1IIIFa, chiếm 5,2% diện tích, phân bố trên sườn, độ
dốc vừa phải tầng đất dày đến trung bình, đất Feralit, hướng sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIFs, chiếm 5% diện tích chúng phân bố ở các thung lũng
hơi dốc, tầng đất dày. Đặc điểm đất còn tốt và ẩm, hướng sử dụng nông lâm nghiệp.
* Nhìn chung đất ở Khu BTTN Pù Hu không có gì đặc biệt, các đá tạo đất
nghèo chất dinh dưỡng, chỉ có vài ba loại đá quen thuộc thường gặp ở các vùng núi
như: Granit, Đá sét, Phiến thạch sét và đá Cát, các loại đất được hình thành trong
khu vực thường nằm trên các địa hình có độ dốc cao từ 16-250 và từ 26-350 ,
những năm trước đây rừng che phủ còn khá, chu kỳ nương rãy dài nên độ dày tầng
đất thường ở cấp trung bình (30-80 cm). f) Tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà
soát quy hoạch lại 3 loại rừng. Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Hu như sau:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là; 22.688,37 ha.
+ Phân khu BVNN: 10.635,07 ha.
+ Phân khu PHST: 11.945,52 ha.
+ Phân khu DVHC:107,78 ha. (Tổng diện tích đất rừng đặc dụng giao cho
BQL khu BTTN Pù Hu quản lý là 22.688,37 ha, so với Kế hoạch số 54/KH-UBND.
Tăng 7,78 ha, do bổ sung thêm diện tích khu Văn phòng BQL và các trạm Kiểm lâm).
Diện tích các loại đất loại rừng phân theo tiểu khu
Khu BTTN Pù Hu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 22.680,59 ha, nằm trên
39 tiểu khu phân bố trên 11 xã được thể hiên qua phụ biểu 10c, (phần phụ lục).
Trong Khu BTTN Pù Hu phổ biến có 2 hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái núi đất
đai cao và hệ sinh thái núi đá vôi. Hệ sinh thái núi đá vôi chiếm 0,97% tổng diện
tích đất lâm nghiệp được giao quản lý, với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít
bị tác động trên đai cao phân bố rãi rác tại các tiểu khu 29, 120, 73, 123. Còn ở các
tiểu khu còn lại về cơ bản là hệ sinh thái núi đất đai cao.
Diện tích rừng giàu tài nguyên (IIIa3, IIIa2, Gỗ - Nu) tập trung ở các tiểu khu
thuộc phân khu BVNN, xa dân cư, địa hình dốc và chia cắt tại các tiểu khu: 102,
98, 97, 94, 56, 72, 71 và một số diện tích tại các tiểu khu 120, 40, 49, 29.
Các tiểu khu thuộc phân khu PHST, tiếp giáp với đất rừng sản xuất của cộng
đồng dân cư vùng đệm của Khu BTTN Pù Hu như tiểu khu 82, 51, 24, 28, 16, 23,
42, 43, 113, 123, 95, 146, 124, 119, 142, 130, 111, 92, 93 … thường có trạng thái
rừng nghèo kiệt (IIIa1, IIb); rừng non tái sinh; rừng nứa (do bị tàn phá, khai thác,
nương rẫy cũ trước khi quy hoạch Khu bảo tồn và đã có thời gian phục hồi).
Trong các tiểu khu 111, 112, 82, 113, 76b còn hiện trạng đất trống (Ic, lau
lách …), các diện tích này hầu hết là diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trước
đây của các bản đồng bào người H’mông, sau khi thành lập Khu BTTN đã di dời
các bản này ra khỏi Khu BTTN Pù Hu.
Sau khi xem xét, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, báo cáo của KBT cho thấy
tổng trữ lượng các loại rừng 1.452.094 m3 ; tre nứa 160.113 ngàn cây, trong đó;
rừng giầu: 65.124 m3 bình quân 180 m3 /ha; rừng trung bình 627.509 m3 bình
quân 130 m3 /ha; rừng nghèo 464.056m3 bình quân 70 m3 /ha; rừng phục hồi
65m3 /ha; rừng hỗn giao 295.045 m3 , tre nứa 160.113 ngàn cây bình quân 50- 60m3 /ha, nứa 3000 cây/ha.
Từ những số liệu nêu trên cho thấy hệ sinh thái rừng trong khu vực có chất
lượng khá tốt, tš lệ rừng giầu và rừng trung bình chiếm 22,5% diện tích khu bảo tồn
Diện tích đất chưa có rừng 1.180,33 ha (chiếm 6,6%). Gồm đất trảng cỏ (IA),
đất trống có cây gỗ mộc rải rác, (IB, IC). Tuy không có rừng, nhưng nhóm đất này
là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như Bò tót, Bò rừng,
Nai, Heo rừng…và nơi cư trú của Gà rừng và một số loài thú nhỏ khác. Diện tích
7,78 ha, gồm diện tích khu Văn phòng ban ở bản Khằm và các trạm Kiểm lâm tại
các xã Trung Lý, Phú Sơn, Trung Thành, Nam Tiến. => Đánh giá chung * Nh6ng thuận l?i
Điều kiện tự nhiên Khu BTTN Pù Hu chủ yếu là núi đất có sự kết hợp với
núi đá và có dòng sông Mã, sông Luồng bao quanh, tạo điều kiện cho phát triển du
lịch sinh thái. Địa hình chủ yếu là núi đất đai cao, độ dốc lớn, hệ sinh thái rừng có
nhiều loại quý hiếm đặc trưng cho hệ sinh thái vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút được
sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây các xã trong vùng đệm Khu BTTN đã và đang
được Trung ương và tỉnh đặc biệt ưu tiên với nhiều chương trình như chương trình
135, 30A, 147... Đây là cơ hội và cũng là động lực lớn tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm Khu BTTN Pù Hu.
Tiềm năng đất đai trong vùng còn lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây
trồng lâm nghiệp, nhất là cây luồng, nhiều mô hình nông – lâm mới đang hình
thành (mô hình nuôi gà dưới tán rừng luồng, mô hình nuôi nhím, nuôi chuột khoang…).
Nhận thức của đại bộ phận người dân sống gần khu bảo tồn đã có hiểu biết
nhất định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng sản xuất…, bên cạnh đó các cấp
chính quyền, các cơ quan chuyên môn luôn sát sao, bám dân, cán bộ kiểm lâm của
ban quản lý, của hạt kiểm lâm huyện thường xuyên tuần tra rừng, gần gũi với dân.
Nguồn nhân lực, chủ yếu là lao động nông nghiệp của vùng khá dồi dào,
cùng với tinh thần đoàn kết phấn đấu vượt qua đói nghèo, là yếu tố lợi thế quan
trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Các xã vùng đệm Khu BTTN Pù Hu có lực lượng lao động khoảng 18.356
lao động, có thể thu hút họ tham gia thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng, các dự án bảo tồn và phát triển Khu BTTN Pù Hu.
Trong vùng lõi của khu BTTN cơ bản đã di dân ra khỏi khu BTTN Pù Hu.
Đây là một trong những khu BTTN không có dân cư trong vùng lõi, so với các khu
bảo tồn khác của tỉnh Thanh Hóa.
Công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng đệm kịp thời và đồng bộ,
rừng đã có chủ thực sự, công tác bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa đi vào nề nếp
và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân.
Thông qua các chương trình dự án, xác định được tập đoàn cây lâm nghiệp
phù hợp cho địa bàn Quan Hóa, Mường Lát đem lại hiệu quả cao như: Xoan ta, Lát
hoa, Keo, Luồng đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc
trên những điều kiện lập địa khác nhau.
Một số dự án của chương trình Nông thôn mới đang triển khai trên địa bàn;
các công trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát
triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển rừng bền vững.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền
biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc. Người dân tin tưởng vào đường lối lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế * Nh6ng khó khăn
Là vùng miền núi, xa trung tâm văn hóa lớn, địa hình chia cắt mạnh, kết cấu
hạ tầng cơ sở vẫn còn yếu kém, đặc biệt là mạng lưới giao thông đi lại còn khó
khăn, dân trí không đồng đều, trình độ canh tác còn lạc hậu. Số hộ nghèo còn khá
cao, hầu hết các hộ thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, cơ cấu cây
trồng vật nuôi còn đơn giản. Đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, cần được quan tâm, đầu tư thỏa đáng. Tài nguyên thiên nhiên của Khu
BTTN Pù Hu, tuy đa dạng nhưng nhìn chung chưa được khai thác hợp lý: tài
nguyên rừng bị tác động; tài nguyên cảnh quan chưa được quan tâm khai thác. * Nh6ng thách thức
Những thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm hệ sinh thái rừng Pù
Hu đó là: Hoạt động di dân tự do, đặc biệt là việc du canh du cư của người Mông
trong vùng, kéo theo các hoạt động đốt nương làm rẫy và săn bắn động vật, khai
thác gỗ trái phép, thu lâm sản phụ, chăm thả gia súc, xâm lấn rừng lấy đất canh tác,
ô nhiễm môi trường, cháy rừng, sức ép lớn từ gia tăng dân số vùng đệm, sự nghèo
đói, tác động từ nền kinh tế thị trường, nhận thức của cộng đồng còn thấp, phong
tục tập quán lạc hậu và hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao.
Địa bàn rộng, đường ranh giới dài, lực lượng kiểm lâm tại các trạm có số
lượng mỏng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng có nhiều loài động, thực vật
rừng có giá trị cao, đã kích thích cho một số đối tượng bất chấp pháp luật xâm hại
đến tài nguyên rừng Khu BTTN vì nguồn lợi lớn; do vậy việc kiểm soát nguồn tài nguyên rất khó khăn.
Các đe dọa do các tác động về kinh tế - xã hội của cộng đồng đối với tài
nguyên rừng vẫn còn diễn ra như:
+ Săn bắt và buôn bán động vật, ếch nhái hoang dã, khai thác lâm sản ngoài
gỗ quá mức (song mây, đót, dây máu chó, thiên niên kiện, củ cu ly, măng nứa...);
Thị trường buôn bán và sử dụng các sản phẩm trên còn diễn ra.
+ Chăn thả gia súc tự do trong Khu BTTN; Xung đột giữa người và động vật
hoang dã của Khu BTTN; Nguy cơ cháy rừng... có nguy cơ làm hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh.
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN
3.1. Tổ chức và quản lý
Bộ máy quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu được thể hiện như sau:
Hiện nay khu bảo tồn có 42 người, trong đó: biên chế: 28 người và hợp
đồng: 14 người, chi tiết được thể hiện như sau: - Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có 03 người: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Nhiệm vụ: Quản lý và thực hiện điều hành mọi hoạt động của khu bảo tồn
theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và một số chương trình dự án khác.
Ngoài ra Phó Giám đốc còn làm nhiệm vụ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, chỉ đạo hoạt
động của Hạt Kiểm lâm.
- Các phòng tham mưu, quản lý giúp việc Ban giám đốc
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp: 05 người.
+ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: 05 người.
+ Phòng Du lịch sinh thái & Môi trường: 05 người.
- Đơn vị trực thuộc Khu BTTN Hạt Kiểm lâm: 24 người.
+ Lãnh đạo hạt: 02 người.
+ Tổ pháp chế và cơ động: 02 người.
+ Trạm bảo vệ: 20 người/6 trạm.
Tổng số các Trạm Kiểm lâm đã được thành lập là 6 trạm gồm:
- Trạm Trung Thành (đóng tại xã Trung Thành huyện Quan Hóa): Diện tích
đất sử dụng là 3.000m2 diện tích mặt sàn 300 m2 cả công trình phụ: gồm 1 dãy nhà
vừa ở và làm việc có 4 phòng một nhà bếp và công trình sinh hoạt, bể nước, nhà vệ
sinh, cổng bảo vệ và bảng tin…
- Trạm Phú Sơn (đóng tại xã Phú Sơn huyện Quan Hóa): Diện tích đất là
4.000 m2 diện tích xây dựng 300 m2 nhà xây dựng kiên cố lợp tôn, có các công
trình phụ nhà bếp, nước sinh hoạt và nhà vệ sinh.
- Trạm Nam Tiến (đóng tại xã Nam Tiến huyện Quan Hóa): Diện tích đất 2,2
ha diện tích xây dựng 300 m2 nhà sàn mái lợp tôn, có các công trình phụ nước và nhà vệ sinh.
- Trạm Pá Quăn (đóng tại xã Trung Lý huyện Mường Lát): Diện tích đất 2
ha, nhà cấp 4 mái lợp tôn, có các công trình phụ nước sinh hoạt nhà vệ sinh…
- Trạm Tà Cóm (đóng tại xã Trung Lý huyện Mường Lát): diện tích đất 1,5
ha diện tích xây dựng 200 m2 nhà cấp 4 mái lợp tôn, có các công trình phụ, đường
vào trạm khoảng 1 km chưa được tu sửa đi lại khó khăn.
- Trạm suối Hộc (đóng tại xã Trung Lý huyện Mường Lát): chưa được xây
dựng còn đang ở nhà tạm. Ngoài ra có 1 nhà bảo vệ ở vườn thực vật (1 chốt bảo vệ)
ở xã Hiền Chung huyện Quan Hóa
Đánh giá hiện trạng bộ máy tổ chức và sử dụng biên chế nhân sự Về tổ chức quản lý
- Cơ bản đã xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả
từ Ban Giám đốc đến các bộ phận chức năng góp phần quan trọng vào sự phát triển của khu bảo tồn.
- Cải cách hành chính đã tạo được những chuyển biến rõ nét trong công tác
quản lý với hệ thống văn bản pháp lý giúp tạo dựng hành lang pháp quy trong mọi
hoạt động của khu bảo tồn.
Về đội ngũ cán bộ, viên chức
Với đội ngũ CBCC hiện tại còn thiếu, chưa đầy đủ cán bộ chuyên môn cho
từng lĩnh vực. CBCC có trình độ trên đại học trở lên còn ít, lực lượng cán bộ kiểm
lâm chưa đầy đủ, bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm quản lý trên 1.000 ha. Vì vậy số
lượng, chất lượng cán bộ công chức, viên chức cần được nâng cao để đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững Khu BTTN Pù Hu trong tương lai.
3.2. Sự phối hợp giữa Khu BTTN Pù Hu với chính quyền địa phương
Khu BTTN Pù Hu thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thông
qua việc thực hiện chức năng tham mưu về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; ký
kết các chương trình phối hợp với các lực lượng vũ trang, các cơ quan, các đoàn thể
trên địa bàn; hàng tháng, hàng quý có kế hoạch làm việc, giao ban để trao đổi, chia
sẽ thông tin, tìm giải pháp thực hiên công tác bảo tồn và quản lý bảo vệ rừng cho
từng địa bàn; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại giữa khu bảo
tồn với người dân vùng đệm. Tuy nhiên, trong một số thời điểm và một số việc cụ
thể việc phối hợp chưa thật sự kịp thời như việc thu hồi súng săn, quản lý cưa xăng;
ở cấp xã thường chưa có kế hoạch và phân công cụ thể cho các thành viên trong
từng công việc phối hợp cụ thể; kỹ năng tổng hợp, truyền thông của cán bộ chính
quyền dịa phương còn hạn chế nên thường bị động trong công tác phối hợp, triển
khai thực hiện. Trong xử lý vi phạm chính quyền cấp cơ sở còn nể nang, né tránh.
Vốn đầu tư được quản lý, sử dụng đúng mục đích; giải ngân đúng tiến độ,
đúng đối tượng; không thất thoát; chấp hành đúng quy định quản lý tài chính Nhà nước quy định.
a) Tổ chức công tác bảo vệ rừng
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hu hoạt động theo Nghị định
119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Kiểm lâm; được trang cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo vệ rừng.
- Cơ bản hình thành hệ thống lực lượng bảo vệ rừng từ cấp Hạt đến cơ sở:
Cấp Hạt có Lãnh đạo Hạt và các cán bộ tham mưu (Cán bộ tổng hợp, pháp chế và
tổ cơ động); hệ thống các Tổ, Trạm Kiểm lâm ở các xã (có 6 trạm và 1 tổ chốt); các
tổ đội bảo vệ rừng cấp thôn (bản) và cán bộ hợp đồng bảo vệ rừng thời vụ.
- Lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng: Lực lượng chuyên trách của Khu
bảo tồn là 22/42 cán bộ; 53 tổ đội bảo vệ rừng. Đã bố trí ổn định, đủ kiểm lâm phụ
trách 39 tiểu khu rừng đặc dụng gắn với phụ trách các thôn (bản) vùng đệm và chỉ
đạo các tổ đội bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng đã được tham gia đào tạo, tập
huấn các kỹ năng điều tra, xử lý, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, khuyến lâm,
khuyến nông và truyền thông cộng đồng.
- Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng: giải quyết cơ bản ranh
giới các rừng đặc dụng trên địa giới hành chính các xã; hạn chế tối đa các hoạt
động xâm hại tới tài nguyên rừng đặc dụng; không có điểm nóng về khai thác lâm
sản trái phép, không có cháy rừng xảy ra trong rừng đặc dụng; không có phá rừng
… huy động được lực lượng người dân vùng đệm tham gia bảo vệ rừng đặc dụng.
Các biến động về rừng và đất lâm nghiệp được cập nhật thường xuyên thông qua
việc cập nhật thông tin vào hồ sơ tiểu khu. Trách nhiệm của lực lượng bảo vệ rừng
ngày càng đươc nâng lên: yên tâm công tác, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng,
tiểu khu được giao quản lý; bám dân, bám rừng, cài cắm thông tin để kịp thời phát
hiện, xử lý các vi phạm xâm hại đến rừng bảo tồn.
- Tồn tại, nguyên nhân: Hiệu quả phối hợp của một số chương trình, chuyên
đề cụ thể còn chưa hiệu quả. Công tác điều tra, xử lý vi phạm một số vụ còn chưa
kiên quyết. Tình hình vi phạm về khai thác, săn bắn vẫn chưa được kiểm soát, ngăn
chặn triệt để; một số vụ vi phạm vẫn chậm được phát hiện. Đội ngũ lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách vẫn còn thiếu so với diện tích rừng được giao quản lý; địa bàn
rộng, địa hình dốc và chia cắt; hiệu quản hoạt động của các tổ đội bảo vệ rừng thôn
(bản) chưa cao; sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong một số chương trình
còn hình thức, né tránh.
Công tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2015:
Về công tác tuyên truyền
Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã tổ chức phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện
Quan Hóa và các ban ngành có liên quan thực hiện được 62 cuộc họp tuyên truyền
thông qua hình thức họp dân với trên 3.443 lượt người tham gia. Nội dung tuyên
truyền tập trung các văn bản: Luật BVR & PTR năm 2004; Nghị định số
09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCCR; Chỉ thị
1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo
thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người
thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐTTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết
định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách
đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020; Các văn bản chỉ đạo của
tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách về công tác quản lý BVR & PCCCR
năm 2015 và các văn bản khác liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên, BVR &
PCCCR, công tác quản lý cưa xăng, nuôi nhốt động vật hoang dã, thu hồi súng săn
của các ban, ngành trên địa bàn huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
Công tác tuần tra, kiểm tra rừng:
Trong 6 tháng đầu năm 2015 đơn vị đã tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra
rừng cả về thời lượng và số lần kiểm tra để ngăn chặn hành vi khai thác, vận
chuyển gỗ trái phép trên các địa bàn; quản lý phát rẫy trái phép, PCCCR, giám sát
thu hồi gỗ. Áp dụng triệt để, nghiêm túc ứng dụng GPS trong tuần tra, kiểm tra
rừng ở tất cả các tổ, trạm kiểm lâm trực thuộc.
Các trạm, Kiểm lâm viên phụ trách tiểu khu cùng với tổ đội bảo vệ rừng tại
các thôn bản gần rừng đặc dụng tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tại các tiểu khu
được giao phụ trách, tập trung chủ yếu vào các tiểu khu còn giàu tài nguyên, có
nguy cơ xảy ra khai thác, cháy rừng cao, cụ thể: tổ chức được tổ chức được 327 lần
tuần tra, kiểm tra rừng tại các tiểu khu 70, 92, 66, 56, 43, 72 , 94, 97, 98, 130, 119,
120, 102, 71, 76b, 40, 49, 55, 54, 93, 29, 42, 123, 82, 83, 16, 24, 111, 112, 142, 146, 76b, 51.
Công tác quản lý cưa máy và thu hồi súng săn:
- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các Tổ, Trạm Kiểm lâm, Kiểm lâm viên
khu bảo tồn trực thuộc tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng
đệm và Kiểm lâm địa bàn, thống kê và theo dõi tình hình sử dụng cưa xăng của các
chủ cưa; kiểm tra, ngăn chặn việc mang vác cưa xăng vào rừng bảo tồn. Kết quả
trong 6 tháng đầu năm 2015, ở các bản vùng đệm không có hộ nào mua mới cưa
xăng, đã vận động quản lý tập trung tại xã và bản được 25 cưa máy.
- Phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm tuyên truyền, vận động nhân
dân giao nộp và tổ chức thu hồi súng săn bảo vệ ĐVHD. Kết quả, trong quý II/2015
đã thu giữ được 04 khẩu súng săn tự chế.
Công tác PCCCR và quản lý nương rẫy:
- Phân công và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc trực cháy rừng tại các xã
giáp ranh rừng đặc dụng và Văn phòng Ban, thường xuyên cập nhật các thông tin
vào sổ trực cháy và diễn biến, dự báo cháy qua vệ tinh. Chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm
và Kiểm lâm viên khu bảo tồn phối hợp với Kiểm lâm viên địa bàn, các tổ đội
BVR, PCCCR ở bản tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, canh gác lửa
rừng, kiểm soát người không có nhiệm vụ vào rừng ở các vùng trọng điểm cháy,
đặc biệt vào những ngày nắng nóng có nguy cơ cháy rừng từ cấp IV trở lên, phát
hiện sớm đám cháy để kịp thời dập tắt ngay khi đám cháy mới phát sinh.
- Rà soát và đánh giá các vùng trọng điểm cháy rừng bao gồm: Tiểu khu 70,
93, 92 xã Trung Lý huyện Mường Lát; tiểu khu 111, 112 xã Hiền Kiệt; tiểu khu
119, 97, 98 xã Hiền Chung; tiểu khu 51, 83, 94 xã Phú Sơn; tiểu khu 43, 72 xã
Trung Thành; tiểu khu 24 xã Trung Sơn; tiểu khu 113, 95 xã Thanh Xuân; tiểu khu
146, 124 xã Nam Tiến. (Chủ yếu là các khu vực rừng giáp với khu sản xuất nương
rẫy của nhân dân, vùng có diện tích trảng cỏ tranh, lau lách và khu vực nứa khuy).
Bổ sung và triển khai thực hiện Phương án vùng trọng điểm cháy trên địa bàn do đơn vị quản lý.
- Tiếp tục triển khai đường dây nóng (sử dụng số máy bàn, di động của Giám
đốc - Hạt trưởng) về Bảo vệ rừng và PCCCR thông báo đến tận các bản giáp ranh rừng đặc dụng.
- Tổ chức cho 115 hộ gia đình có diện tích nương rẫy giáp ranh rừng đặc
dụng ký cam kết không phát nương làm rẫy trái phép vào rừng đặc dụng và không để xảy ra cháy rừng.
Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn bộ diện tích rừng do đơn vị quản
lý không xảy ra tình trạng phá rừng đặc dụng làm nương rẫy trái phép, không xảy
ra cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU
4.1. Giải pháp về xã hội
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cần lồng ghép các chương trình,
mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư của các ngành để tập trung vốn cho bảo vệ và phát
triển rừng Khu bảo tồn và vùng đệm như: Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng
và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 -
2020” theo Quyết định 2370/2008/QĐ-BNN-KL; Chương trình trồng rừng sản xuất
theo Quyết định 147/QQĐ-TTg; chương trình Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng; chương trình xây dựng nông thôn mới và các
chương trình dự án khác trên địa bàn…
Hướng dẫn, giúp đỡ người dân được tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng.
Vay vốn để sản xuất nông lâm nghiệp.
4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cân xây dựng thêm 01 Trạm QLBVR dọc
bờ phải Sông Mã đoạn đối diện tuyến công trình Thủy điện Trung Son cho KBTTN
Pù Hu để kiểm soát việc khai thác lâm sản trái phép.
- Cắm bổ sung hệ thống cột mốc làm rõ ranh giới Khu BTTN dọc tuyến công
trình thủy điện Trung Sơn
- Trang bị dụng cụ, phương tiện tuần tra, kiểm soát (GPS, ống nhòm, máy
ảnh ) ; Trang bị xe máy, thuyền máy và bộ đàm phục vụ hoạt động tuần tra và thi
hành luật cho BQL của KBTTN Pù Hu ; Trang bị dụng cụ phòng chống, chữa cháy
rừng (máy bơm nước, ống xịt nước, bình xịt chống cháy,...)
4.3. Giải pháp tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, lồng
ghép trong các cuộc họp của thôn/bản hoặc tổ chức các buổi tuyên truyền riêng.
- Sử dụng áp phích, tranh ảnh… tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công
cộng về công tác bảo vệ rừng.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng trong các buổi
học ngoại khóa trong trường học.
- Tổ chức các cuộc thi cấp thôn/bản, cấp huyện về bảo vệ rừng, bảo vệ môi
trường để người dân ý thức được trách nhiệm của mình đối với rừng, môi trường.
- Trang bị hệ thống loa phát thanh cho 06 Trạm kiểm lâm. Mỗi buổi sáng và
chiều ở mỗi Trạm kiểm lâm sẽ phát các bản tin liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.
4.4. Giải pháp về tổ chức lực lượng
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng khoán, bảo vệ rừng đặc dụng cho người
dân (Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại bản – Trưởng thôn/bản làm Tổ trưởng) thực hiện
tuần tra định kỳ 2 lần/tháng và khi có sự yêu cầu của KBT.
- Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ Khu BTTN Pù Hu kỹ năng và thiết
bị làm SMART để giám sát DDSH. SMART là kỹ thuật ứng dụng công nghệ định
vị vệ tinh và bản đồ số vào thực tế khi đi tuần tra hiện trường rừng đang được Vụ
BTTN của Tổng cục LN khuyến khích áp dụng trong các khu bảo tồn. Công cụ này
giúp cho việc theo dõi, ghi chép số liệu được thực hiện một cách thường xuyên,
chính xác từ đó tập hợp được các thong tin một cách hệ thống, phục vụ công tác
quản lý và bảo vệ cũng như nghiên cứu khoa học tại khu bảo tồn. Việc tập huấn này
xuất phát từ nhu cầu của các cán bộ khu bảo tồn khi mà các kiến thức và kỹ năng
cần thiết này còn đang khá hạn chế đối với họ, đồng thời cũng là để nâng cao hiệu
quả trong quản lý bảo vệ rừng.
- Tiếp tục thực hiện việc giao khoán rừng cho người dân quản lý, bảo vệ.
Cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ dân
4.5. Giải pháp về khoa học – công nghệ, kỹ thuật
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo
cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.
Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học,
giá trị cảnh quan của Khu bảo tồn nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác
quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.
Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để gây giống đặc biệt là các loài
cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN
trong sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đệm nhằm nâng cao đời sống của người dân
giải áp lực cho Khu BTTN Pù Hu.
Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống, con giống phục
vụ nhu cầu trồng rừng, nhân giống động vật hoang dã; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
cải tạo rừng nghèo, trồng rừng bằng các loài cây bản địa.
Tiếp cận các đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây thuốc
giai đoạn 2013-2020 để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng.
Xây dựng hệ thống ô định vị sinh thái để theo dõi và thu nhập số kiệu làm cở
sở khoa học đánh giá đặc điểm số lượng và chất lượng của các nguồn tài nguyên rừng
- Tiến hành qui hoạch sử dụng đất và giao đất theo phương thức có sự tham
gia của cộng đồng: dựa trên kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
của khu, tiến hành qui hoạch đất và giao đất có sự tham gia của cộng đồng và được
sự thoả thuận của tất cá các bên hữu quan
- Thiết kế mô hình QLRDVCĐ có sự tham gia của cộng đồng : Mô hình cần
bao gồm các hợp phần sau
+ Các Tổ bảo vệ rừng bản được thành lập và tập huấn về kỹ thuật bảo vệ
rừng. Hiện nay, các Tổ bảo vệ rừng bản đã được thành lập ở hầu hết các thôn bản
vùng đệm, nhưng các thành viên chưa được tập huấn.
+ Trồng rừng sản xuất : Những địa phương còn đất tiếp tục thực hiện trồng
rừng theo chương trình 147
+ Làm giàu rừng sản xuất (trồng bổ sung): các khu rừng sản xuất nghèo kiệt
hiện có có thể làm giàu thêm thông qua việc trồng bổ sung các loài cây chọn lọc mà
các hộ có thể khai thác sau này.
+ LSNG: việc giao đất sẽ kèm theo giao rừng để quản lý và khai thác các LSNG.
Mặc dù cộng đồng địa phương có nhiều kiến thức về tài nguyên rừng, nhưng
vẫn cần thiết lập các qui chế khai thác bền vững cho các nguồn tài nguyên chính.
Điều này có thể đạt được thông qua việc diều tra đánh giá trữ lượng nguồn tài
nguyên và sau đó xây dựng qui chế khai thác bền vững.
- Thực hiện các dịch vụ khuyến lâm và đào tạo nâng cao năng lực cho các hộ
gia đình: hoạt động khuyến lâm bao gồm: kỹ thuật xây dựng vườn ươn giống; kỹ
thuật trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ cây rừng; tham quan học tâp tại các cơ sở sản
xuất cây con; tham quan học tập các mô hình bảo vệ rừng và trồng rừng
4.6. Giải pháp về chính sách
- Chính sách về đất đai:
Tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ
trương phát triển rừng đặc dụng của tỉnh.
Về sử dụng đất trong Khu BTTN Pù Hu, thực hiện theo điều 13, khoản 2
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020: “Được sử
dụng diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng có tš lệ nhỏ hơn 5% diện tích rừng
đặc dụng; Ban quản lý rừng đặc dụng làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
một lần cho toàn bộ các hạng mục sử dụng đất sau khi hoàn thành đầu tư dự án
hoặc cùng với kỳ quy hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
- Chính sách về đầu tư
Đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm
2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Ngoài ra các dự án
đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch được duyệt được hưởng mức ưu đãi
cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ.
Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và khu bảo
tồn thiên nhiên của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành có ghi rõ:
+ Ban quản lý VQG, khu Bảo tồn thiên nhiên được cho các tổ chức, cá nhân
thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Giá thuê môi trường rừng do
cấp có thẩm quyền quyết định; hoặc giá thuê được quyết định thông qua đấu giá.
Giá thuê xác định ban đầu được hai bên cùng thỏa thuận điều chỉnh 5 năm một lần
nhưng không quá 2% doanh thu.
+ Thời gian cho thuê môi trường rừng không quá 50 năm, sau mỗi chu kỳ 10
năm xem xét đánh giá tác động môi trường và điều chỉnh hoạt động.
+ Nghiêm cấm các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng rừng và xâm hại tài
nguyên thiên nhiên trên và dưới đất rừng được thuê 5. KẾT LUẬN
Những yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở Khu BTTN
Pù Hu là: Tiềm năng đất đai trong vùng còn lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây trồng lâm nghiệp, nhất là cây luồng Nguồn nhân lực, chủ yếu là lao động nông
nghiệp của vùng khá dồi dào chỉ riêng Các xã vùng đệm Khu BTTN Pù Hu có lực
lượng lao động khoảng 18.356 lao động Công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn
vùng đệm kịp thời và đồng bộ, công tác bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa đã phát huy hiệu quả.
Những khó khăn trong công tác QLBVR ở Khu BTTN Pù Hu: Một số diện
tích rừng ở xa khu dân cư, địa hình đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần
tra, bảo vệ rừng; Sự phối hợp hoạt động giữa Khu bảo tồn với các chính quyền địa
phương chưa bộ và chưa phát huy được vai trò; Người dân chưa được tiếp cận với
các nguồn vốn, tín dụng để hỗ trợ phát triển sản xuất; Sinh sống xung quang khu
bảo tồn có 53 thôn (bản) với khoảng trên 20.000 người, thuộc vùng đặc biệt khó
khăn của cả nước (thuộc Chương trình 30a của Chính phủ) đây là thách thức rất lớn
trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển khu bảo tồn Hoạt động di dân tự do, đặc
biệt là việc du canh du cư của người Mông trong vùng, kéo theo các hoạt động đốt
nương làm rẫy và săn bắn động vật, khai thác gỗ trái phép hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh
tế, xã hội, tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách tại khu vực nghiên cứu,
đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quản quản lý sử dụng tài nguyên rừng:
Giải pháp về xã hội: Lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án
đầu tư của các ngành để tập trung vốn cho bảo vệ và phát triển rừng Khu bảo tồn và
vùng đệm Hỗ trợ người dân vay vốn để sản xuất
Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Xây dựng thêm 01 Trạm QLBVR
dọc bờ phải Sông Mã đoạn đối diện tuyến công trình Thủy điện Trung Sơn; Cắm bổ
sung hệ thống cột mốc làm rõ ranh giới Khu BTTN dọc tuyến công trình TĐTS;
Trang bị dụng cụ, phương tiện tuần tra, bảo vệ rừng.
Giải pháp về tuyên truyền: Trang bị 06 loa phát thanh cho 06 trạm kiểm lâm
của KBT; Sử dụng áp phích, tranh ảnh… tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công
cộng về công tác bảo vệ rừng.
Giải pháp về tổ chức lực lượng: Tiếp tục thực hiện các hợp đồng khoán, bảo
vệ rừng đặc dụng cho người dân (Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại bản – Trưởng thôn/bản
làm Tổ trưởng) thực hiện tuần tra định kỳ 2 lần/tháng và khi có sự yêu cầu của
KBT; Tổ chức các khóa diễn tập, tập huấn, huấn luyện cho Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại các thôn/bản.
Giải pháp về chính sách Tiếp tục thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ QLBVR
quý II/2015 và phương hướng nhiệm vụ quý III/2015 của Ban quản lý khu BTTN Pù Hu
2. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo kết quả thực hiện công tác QLBVR 6
tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015
3. Ban QL Khu BTTN Pù Hu, Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
Khu BTTN Pù Hu đến năm 2020
4. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2014) Báo cáo công tác xử lý vi phạm về quản lý
bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn năm 2014
5. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo công tác xử lý vi phạm về quản lý
bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn năm 2015
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009,
ban hành theo quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010,
ban hành theo quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
8.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011,
ban hành theo quyết định số2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012,
ban hành theo quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm
2013, ban hành theo quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
11. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm
2014, ban hành theo quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 6/8/2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
12. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy
chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số 99/2006/QDD-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007) Phê duyệt đề án hỗ trợ người
dân cùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn
2008 – 2012, ban hành theo quyết định số 2945/QD/BNN-KL ngày 5/10/2007
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) Hướng dẫn thực hiện một số
điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) Phê duyệt đề án về chương
trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt
Nam giai đoạn 2008-2010, ban hành theo quyết định số 2730/QD/BNN-KL
ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007) Đề án giao rừng, cho thuê rừng
giai đoạn 2007 – 2010, ban hành theo quyết định số 2740/QD/BNN-KL ngày
20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT.