Tiểu luận: Quản lý rừng bền vững - Quản lý tài nguyên và môi trường | Đại học Lâm Nghiệp
Tiểu luận: Quản lý rừng bền vững - Quản lý tài nguyên và môi trường | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lý tài nguyên và môi trường(DHLN)
Trường: Đại học Lâm nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TIỂU LUẬN
Môn: QUẢN LÝ RỪNG BỀN VŨNG Tên tiểu luận :
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP LA
NGÀ – ĐỒNG NAI THUỘC TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012 – 2026
Sinh viên thực hiện: Vòng Nhật Quang
Lớp: Quản lý TN&MT K30A
Giáo viên hướng dẫn: TS.Phạm Văn Hường Niên học: 2022-2024 Năm 2022 MỤC LỤC
A .MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN........................................................................................5
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN....................................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................................5
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan........................................................................8
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước.........................................................8
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương................................................................8
1.3. Cơ sở thực tiễn:...................................................................................................8
1.3.1. Cơ sở từ Công ty...........................................................................................8
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội:...........................................................10
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN.......................................................................................11
2.1.Mục tiêu chung của đề án:..................................................................................11
2.1.1. Về kinh tế....................................................................................................11
2.1.2. Về xã hội.....................................................................................................12
2.1.3. Về môi trường.............................................................................................12
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề án:.................................................................................13
2.2.1. Kinh tế.........................................................................................................13
2.2.2. Xã hội..........................................................................................................13
2.2.3. Môi trường..................................................................................................14
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN............................................................14
3.1. Bối cảnh thực hiện đề án:..................................................................................14
3.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết :.....................................................................17
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng............................................................17
3.2.2. Diện tích xin cấp chứng chỉ.........................................................................19
3.3. Nội dung cụ thể của đề án:................................................................................20
3.3.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận................................................................20
3.3.2. Xác định hiệu quả đạt được trong quản lý rừng...........................................24
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế....................................................................................24
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội.....................................................................................25
3.3.2.3. Hiệu quả môi trường.............................................................................26
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN........................................................................27
4.1. Tổ chức triển khai và các giải pháp thực hiện đề án:.........................................27
4.1.1. Công tác quản lý..........................................................................................27
4.1.2. Quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng..........................................28
4.1.3. Khoa học công nghệ....................................................................................30
4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực...............................................................................31
4.2.Phân công công việc cụ thể:..............................................................................31
4.2.1. Tư vấn phần nâng cấp hệ thống...................................................................31
4.2.2. Tổ chức đánh giá.........................................................................................34
4.2.3. Đánh giá lại hàng năm.................................................................................34
4.3. Tiến độ thực hiện đề án......................................................................................34
4.4. Kính phí thực hiện đề án....................................................................................36
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................................38
5.1. Kết luận.............................................................................................................38
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................38
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Dân số và mật độ dân số..............................................................................7
Bảng 02: Số hộ và số lao động....................................................................................7
Bảng 03: Tổng hợp kết quả doanh thu, lợi nhuận của công ty từ 2009-2012..............9
Bảng 04: Diện tích rừng và đất đai chia theo lâm trường quản lý.............................18
Bảng 05: Hiện trạng rừng và đất đai..........................................................................19
Bảng 06: Tổng hợp diện tích xin cấp chứng chỉ........................................................20
Bảng 07: Dự kiến kế hoạch doanh thu từ khai thác, tỉa thưa rừng trồng từng năm,
giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ....................................................................21
Bảng 08: Dự kiến kế hoạch doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác từng
năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ...........................................................22
Bảng 09: Bảng tổng hợp kế hoạch doanh thu cho giai đoạn và luân kỳ....................23
Bảng 10: Kế hoạch lợi nhuận cho giai đoạn và luân kỳ.............................................24
Bảng 11: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của từng năm, giai đoạn 5
năm và cả luân kỳ......................................................................................25
Bảng 12: Tổng doanh thu và lợi nhuận của giai đoạn 5 năm và luân kỳ...................25
Bảng 13: Tổng số lao động có việc làm và thu nhập ổn định của từng năm, giai
đoạn 5 năm và cả luân kỳ...........................................................................26
Bảng 15: Tổng hợp chi phí và vốn đầu tư.................................................................37 DANH MỤC PHỤ BIỂU
Phụ biểu 01. Kinh phí thực hiện quản lý bảo vệ rừng tự nhiên giai đoạn từng năm,
5 năm.....................................................................................................39
Phụ biểu 02. Khối lượng thực hiện quản lý bảo vệ rừng tự nhiên giai đoạn từng
năm, 5 năm............................................................................................40
Phụ biểu: 03. Dự kiến kế hoạch doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác từng
năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.......................................................41
Phụ biểu 04. Chi phí vốn đầu tư và lãi suất rừng trồng đến kỳ khai thác....................42
Phụ biểu 05. Kinh phí thực hiện mục tiêu xã hội........................................................50
Phụ biểu 06. Chi phí thuế sử dụng đất........................................................................51
Phụ biểu 07. Chi phí thực hiện các chương trình đào tạo...........................................52
Phụ biểu 08. Chi phí lương và các loại bảo hiểm........................................................38 A .MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy
tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải
thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh
thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện
khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững.
* Về kinh tế, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc
sống. Gỗ từ rừng trồng là nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến làm ra đồ gia
dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sản phẩm hóa
học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Các sản
phẩm từ rừng sản xuất nói chung và rừng trồng nói riêng là nguồn gỗ nguyên liệu
chính để sản xuất ra hàng ngàn vật dụng quen thuộc phục vụ nhu cầu cuộc sống
và sinh hoạt hàng ngày của con người, mang lại lợi ích kinh tế cao.
* Về xã hội, trồng rừng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
dân địa phương sống gần rừng, hạn chế nguy cơ chặt phá rừng tự nhiên làm
nương rẫy và các tác động tiêu cực của người dân vào rừng.
* Về môi trường, rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống,
điều tiết dòng chảy, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt, rừng
là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài động, thực vật quí giá, là
nơi tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, có giá trị trong lai tạo giống mới.
Nhận thức ấy đã được thể hiện bằng những chương trình, kế hoạch và các
hoạt động cụ thể tác động vào rừng. Kết quả là trong những năm qua, diện tích
rừng có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng rừng của Việt nam kể cả
rừng tự nhiên và rừng trồng đều đang ở mức thấp. Vì vậy, Chính phủ Việt nam
đã có chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 – 2020. Trong đó đặc biệt coi trọng
quản lý rừng bền vững với mục tiêu đạt được 30% diện tích rừng sản xuất có
chứng chỉ FSC vào năm 2020. 1
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai là đơn vị 100% vốn
Nhà nước thuộc Tổng công ty lâm nghiếp Việt nam cam kết thực hiện quản lý
rừng bền vững trong bối cảnh của chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 và tiêu chuẩn của FSC.
2. Phạm vi và điều kiện của chứng nhận quản lý rừng bền vững cho
doanh nghiệp trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC:
Chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá rừng hoặc đất có cây rừng để xác định
xem việc quản lý và quá trình hình thành rừng có đúng theo bộ tiêu chuẩn đã
thỏa thuận với Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) về việc này hay không.
Hội đồng quản trị rừng thế giới – Foret Stewardship Counci (viết tắt là
FSC) là một mạng lưới toàn cầu, được thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại
Toronto, Canada với 130 thành viên đến từ 26 quốc gia. Trong những ngày đầu,
tổ chức này đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico. Sau này và cho đến tận bây giờ trụ sở
chính được đặt tại thành phố Bonn của Đức. FSC đề ra bộ tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững FSC gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí được áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới. FSC khuyến khích các quốc gia xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng
của mình dựa trên bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế. Hiện nay có khoảng 26 bộ
tiêu chuẩn quốc gia đang được sử dụng.
CoC (Chair of Costudy) là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội
đồng quản trị rừng thế giới ban hành vào năm 1993 và được soát xét, sửa dổi lần
thứ nhất vào năm 1999, đến tháng 10/2004 FSC đã công bố tiêu chuẩn mới có
phạm vi áp dụng trên toàn cầu mà đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp khai
thác, chế biến, kinh doanh sản phẩm đồ gỗ.
Các sản phẩm được cấp chứng chỉ FSC là những sản phẩm được hình thành
trong quá trình thực hiện các tiêu chuẩn FSC. Chứng chỉ trong chuỗi hành trình
sản phẩm là sự đảm bảo cho các sản phẩm được cấp chứng chỉ FSC. Hay nói
cách khác chuỗi hành trình sản phầm là lộ trình liên tục của nguyên liệu gỗ từ
rừng tới người tiêu dùng, bao gồm tất cả các công đoạn từ chế biến và phân phối
sản phẩm. Từ phía khách hàng, nhãn mác FSC chính là một “lời hứa” với họ về
sản phẩm có nguồn gốc FSC, còn chuỗi hành trình sản phẩm là cơ chế của FSC 2
đảm bảo “lời hứa” đó được thực hiện. Tất cả các tổ chức có chứng chỉ chuỗi
hành trình sản phẩm FSC đều được quyền sử dựng nhãn mác, có logo FSC trên
sản phẩm của mình. Việc dán nhãn FSC sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu trên thế giới kể từ 1/7/2005.
Để thực hiện các tiêu chuẩn FSC một cách hiệu quả vừa đáp ứng được các
yêu cầu của tiêu chuẩn vừa vận dụng được các yêu cầu này trong hoạt động
quản lý của từng loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Các nhà quản lý trong doanh nghiệp cần phải xác định và xem việc áp
dụng các tiêu chuẩn FSC không chỉ ở vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp mà
còn là sự quản lý hiệu quả trong hoạt động nội tại của doanh nghiệp và quan
trọng hơn nữa là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề về môi trường
theo xu hướng hiện tại của quốc gia, khu vực và thế giới.
- Công tác nghiên cứu, cập nhật các thay đổi của tiêu chuẩn FSC cần kịp
thời. Bởi vì, khác với các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn FSC là một tiêu chuẩn
mới, còn có nhiều sự thay đổi về nội dung của các yêu cầu trong thời gian sắp
tới theo các vấn đề của môi trường khu vực và thế giới.
- Công tác đào tạo cho các cấp quản lý và vận hành hệ thống CoC của
doanh nghiệp cần phải được xem trọng. Sau khi hiểu rõ việc áp dụng rồi các
doanh nghiệp mới có thể vận dụng theo điều kiện thực tế của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý.
- Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp cần được thiết lập và kiểm soát hiệu
quả các vấn đề về quản lý nguyên liệu gỗ trong doanh nghiệp, cần kiểm soát các
thông tin liên quan đến khu vực khai thác nguyên liệu gỗ cũng như tình hình về
quản lý rừng của các quốc gia xuất khẩu cung cấp nguyên liệu gỗ, các thông tin
của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ. Ngoài ra, các thông tin của luật pháp
quốc gia, của các tổ chức quốc tế liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng và
môi trường cũng cần phải được cập nhật và áp dụng trong quản lý doanh nghiệp.
- Trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn FSC trong quản lý doanh nghiệp
phải có sự cải tiến, các hoạt động cần xem xét giữa yêu cầu của tiêu chuẩn và 3
điều kiện áp dụng của doanh nghiệp để mạnh dạn thay đổi các quy trình, cách
thức áp dụng như trước đây, không nên có sự sao chép hệ thống giữa các doanh nghiệp.
- Cần kết hợp giữa việc áp dụng thực hiện các tiêu chuẩn FSC với các tiêu
chuẩn quản lý khác như ISO 9000; ISO 14000; SA 8000... để tạo thành một hệ
thống quản lý chung hiệu quả theo nhu cầu doanh nghiệp và yêu cầu của luật
pháp nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện khai thác, chế biến, sử dụng rừng
hiệu quả, minh bạch và hội nhập trong bối cảnh Việt nam ra nhập WTO. Từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh của các Hiệp hội doanh nghiệp gỗ Việt nam nói
chung và khả năng của từng doanh nghiệp gỗ nói riêng.
Từ việc quy định mua gỗ nguyên liệu phải là gỗ được khai thác từ những
khu rừng có sự quản lý tốt, được FSC cấp chứng chỉ rừng đến việc vận
chuyển gỗ về nhà máy, hay trong quá trình sản xuất (như cưa, xẻ, sấy, lắp ráp,
đóng gói...), lưu kho và phân phối đều phải được ghi chép, đánh đấu, mã hóa,
dãn nhãn....Tất cả những công đoạn này là những mắt xích liên kết nhau tạo
thành một chuỗi quản lý thông suốt được văn bản hóa thành những quy trình,
biểu mẫu. Quá trình này một mặt giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ
nguồn gốc gỗ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi phân phối sản phẩm; mặt
khác, tạo điều kiện cho khách hàng, người tiêu dùng truy tìm nhận dạng được nguồn gốc gỗ. 4
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1/ Cơ sở khoa học a. Vị trí địa lý
Diện tích quản lý kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lâm
nghiệp La Ngà – Đồng nai là 23.454,0 ha phân bố trên 2 khu vực:
Khu vực 1: Thuộc phạm vi quản lý hành chính của xã Thanh Sơn - Định
Quán - tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên: 22.523,0 ha, chiếm 96% tổng diện tích
của Công ty, là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng.
* Vị trí địa lí: - Từ 110 đến 11023’ vĩ độ Bắc.
- Từ 1070 đến 107022’ kinh độ Đông. * Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp Vườn Quốc gia Cát Tiên (lấy đường 323 làm ranh giới).
- Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với các xã Phú Hòa, Phú Hiệp, Ngọc
Định thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai (lấy sông Đồng Nai làm ranh giới).
- Phía Tây và Nam giáp Hồ thủy điện Trị An.
Khu vực 2: Thuộc phạm vi quản lý hành chính của xã Ngọc Định - huyện
Định Quán - tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên 931,0 ha.
* Vị trí địa lí: - Từ 11011’68’’đến 11012’30’’vĩ độ Bắc.
- Từ 107017’23’’đến 107020’11’’kinh độ Đông. * Phạm vi địa giới:
- Phía Bắc, Đông và Nam tiếp giáp khu vực sản xuất nông nghiệp của địa phương xã Ngọc Định.
- Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An. b. Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng,
địa hình Công ty thuộc dạng đồi gò lượn sóng.
Độ cao tuyệt đối cao nhất 272m, thấp nhất 60m, hầu hết các dông núi đều
thuộc hình thái dốc phẳng (30-150) hai bên khe suối hẹp, sườn dốc ngắn, độ dốc
cao, thuộc hình thái từ dốc đến rất dốc (160-450). 5
Các yếu tố về độ cao, địa hình cho phép xác định tại trung tâm của vùng
đồi có cấu tạo theo hình thái cao nguyên, độ cao trung bình 200m, mức độ chia
cắt ít, diện tích của cao nguyên khoảng 2.900 ha bao gồm:
- Diện tích thuộc hình thái dốc phẳng (30-150) là 2.400 ha.
- Diện tích thuộc hình thái dốc (160-450) là 500 ha.
Thế chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
c. Khí hậu: Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa điển hình.
Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
d. Thủy văn: Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công ty, dài
khoảng 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu vực lớn nhất ở Đông Nam Bộ
(1,2 triệu ha). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 741 m3/giây, mùa kiệt
50m3/giây. Phía Tây tiếp giáp Hồ thủy điện Trị An trên chiều dài khoảng 20 km,
mức nước hồ cao nhất đạt cốt 62 m (cốt ngập theo thiết kế), mực nước thấp nhất
thường là tháng 4, tháng 55.
Các khe suối lớn có suối Sa Mách, suối Bún, suối Hu, về mùa khô hầu hết
dòng chảy của các suối trên đều khô cạn. Ngược lại, mùa mưa thường ngập theo
địa hình. Các dòng suối ít có khả năng lợi dụng sản xuất nông nghiệp trong mùa
khô, song nếu có đầu tư thủy lợi thích đáng có thể dùng nước sông Đồng Nai
tưới cho các loại cây nông nghiệp, tăng được mùa vụ.
e. Địa chất và thổ nhưỡng:
Địa bàn quản lí của Công ty bao gồm các loại đất chủ yếu như sau:
- Đất Bazan xám chiếm tỉ lệ 16%, tập trung ở các Lâm trường III và IV,
tầng đất mỏng và trung bình, tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn cao, thuộc loại đất giàu dinh
dưỡng, thích hợp với loài cây trồng lâm nghiệp như Sao, Dầu, Gõ đỏ, Tếch và
cây nông nghiệp, cây ăn quả cho năng suất cao như Quýt, Xoài, Sầu riêng,Đậu.
- Đất Ba zan đỏ chiếm tỉ lệ 13% phân bố chủ yếu trên vùng cao nguyên
thuộc Lâm trường I, II, III, tầng đất sâu, độ pH mang tính kiềm thích hợp với
nhiều loài cây trồng lâm nghiệp như Muồng đen, Tếch, Sao, Dầu, Gõ. Cây ăn
quả như Điều, Xoài, Quýt và một số ít loài cây lương thực. 6
- Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên phiến thạch chiếm tỉ lệ 62%, dinh
dưỡng thuộc loại trung bình, phân bố thuộc địa phận Lâm trường I, II, III, IV và
khu Trung tâm. Ở phía chân núi tầng đất thường sâu và mỏng dần theo hướng
lên sườn, đỉnh núi. Loại đất này thích hợp với một số chủng loại cây lâm nghiệp
như Sao, Dầu, Tếch, Keo, Giáng hương, Gõ và cây nông nghiệp (Ngô, Đậu), cây
ăn quả (Sầu riêng, Xoài, Điều), cây công nghiệp như (Cà phê, Tiêu).
- Ngoài ra còn có đất phù sa chiếm 9% tổng diện tích, phân bố dọc theo
sông Đồng Nai, các suối lớn và ven lòng hồ Trị An.
g. Dân sinh: Số liệu thống kê về tình hình dân số và mật độ được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 01: Dân số và mật độ dân số Diện tích Dân số Mật độ dân số TT Xã (km2) (người) (người/km2) 1 Ngọc Định 43,51 9.204 212 2 Thanh Sơn 31,36 24.202 772 Tổng cộng 74.87 33.406 446 h .Lao động
Số liệu thống kê về tình hình lao động được thể hiện ở bảng dưới đây B ng 02: Sốố h ả v ộ à sốố lao độ ng Số nhân khẩu Lao động TT Xã Số hộ Tỷ lệ Tỷ lệ Nữ Tổng số (%) Nam (%) (%) 1 Ngọc Định 2.085 9.204 51,5 48,5 60,0 2 Thanh Sơn 5.866 24.202 52,0 48,0 57,0 Tổng cộng 7.951 33.406 52,0 48,0 58,0
Đây là nguồn lực lao động vô cùng quan trọng để phát triển sản xuất lâm
nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản lý rừng bền vững.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý liên quan
1.2.1. Chính sách và Pháp luật của Nhà nước
- Căn cứ vào Pháp lệnh giống cây trồng và Quyết định số 18/2007/QĐ- 7
TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
- Căn cứ vào Công ước quốc tế ILO, Cites, Công ước đa dạng sinh học mà
Việt nam đã ký cam kết tham gia; căn cứ Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền
vững của FSC quốc tế (gồm 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí);
- Căn cứ Quyết định số 3390/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 25/11/2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án chuyển
đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con với Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Căn cứ Quyết định số 507/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 8/3/2010 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Công ty mẹ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam theo mô
hình công ty mẹ - công ty con;
1.2.2. Cơ chế chính sách của địa phương
- Các Quyết định, Hướng dẫn của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam;
- Các cơ chế chính sách của địa phương.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội và rừng có giá trị bảo tồn cao.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
1.3.1. Cơ sở từ Công ty: Công ty đã được các chuyên gia của Viện Điều
tra quy hoạch rừng đánh giá tác động kinh tế - xã hội, môi trường vào tháng 9
năm 2011, kết quả cụ thể: a. Kinh tế - Xã hội
Mặc dù có nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh rừng, nhưng năm
2009 đến năm 2012 Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bảng 03: T ng h ổ p k
ợ ếốt quả doanh thu, lợ i nhuậ n củ a cống ty từ 2009-2012 Năm Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận Lương bình quân 8 trước thuế sau thuế (triệu đồng) (triệu đồng/tháng) (triệu đồng) (triệu đồng) 2009 15.324,7 1.513,2 1.134,9 1,8 2010 13.215,3 2.370,9 1.778,2 3,2 2011 20.187,6 7.409,6 5.541,8 4,5 2012 20.143,4 4.547,5 3.394,5 5,9
Đồng thời Công ty còn quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của cán
bộ công nhân viên như tổ chức tham quan, nghỉ mát, cung cấp cơ sở vật chất
như phòng làm việc, trang bị máy móc, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhà tập thể
để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác.Công tác Quản lý bảo vệ rừng và
phòng chống cháy rừng đã đạt được kết quả khá tốt trong những năm qua.
Công ty có nhiều đóng góp trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương. Giữa Công ty và địa phương có mối quan hệ
qua lại khá chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong nhiều năm qua. Công ty hỗ trợ địa
phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ngược lại địa phương cùng với Công
ty quản lý và phát triển rừng, PCCCR. b. Môi trường
Bên cạnh những tác động tích cực do các hoạt động sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp của công ty TNHH một thành viên La Ngà như: hàng năm mang lại
lợi nhuận cho công ty trên dưới 12 tỷ đồng, triển khai công tác trồng rừng chăm
sóc rừng với đầu tư 6 tỷ đồng 1 năm đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 122
cán bộ công nhân của công ty và góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời
sống kinh tế cho khoảng 550 người lao động trong khu vực, góp phần ổn định xã
hội tại huyện Định Quán. Ngoài ra công tác trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng tự
nhiên của công ty cũng góp phần tăng cường độ che phủ rừng phòng hộ hồ thủy
điện Trị An và có tác động tích cực đến công tác bảo vệ rừng tại vùng đệm vườn Quốc gia Cát Tiên.
Mặc dù vậy, để giảm thiểu tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp tại công ty cần thiết phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu cũng như
thực hiện quá trình giám sát tác động tới môi trường.
Rừng tự nhiên chiếm một diện tích hơn một nửa tổng diện tích của Công ty. 9
Các kết quả điều tra cho thấy rừng tự nhiên ở đây có tính đa dạng sinh học cao,
bước đầu đã xác định được 18 loài động thực vật bị đe dọa và nguy cấp tại các
khu rừng tự nhiên. Đồng thời rừng tự nhiên của Công ty không phải là rừng bảo
tồn. Theo Quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì
rừng (tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ) của Công ty đang quản lý
không phải là rừng bảo tồn, nhưng vì rừng của Công ty có tính đa dạng sinh học
và chứa một số giá trị bảo tồn cho nên cũng được quản lý như rừng bảo tồn.
1.3.2. Cơ sở từ nhu cầu thực tế của xã hội
Trong khoảng 10 năm trở lại đây Việt Nam trở thành nước có ngành công
nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn trên thế giới, với thị trường tương đối lớn, đặc
biệt là thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên ngành chế biến gỗ Việt
Nam hàng năm phải nhập khẩu một khối lượng rất lớn gỗ có chứng chỉ FSC từ
nước ngoài. Do vậy nếu Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà -
Đồng Nai có gỗ được chứng chỉ FSC thì sẽ có cơ hội rất lớn về nguồn cung cấp
gỗ có chứng chỉ FSC để bán cho các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc xuất khẩu
trong nước và đóng góp vào việc phát triển bền vững ngành chế biến gỗ của Việt Nam.
a. Ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai và cơ hội thị trường cho Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà đóng trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là một trong bốn trung tâm công nghiệp chế biến gỗ hàng đầu của Việt
Nam. Hàng năm tiêu thụ khối lượng gỗ nguyên liệu ước tính khoảng trên một
triệu m3, với các loại sản phẩm rất phong phú bao gồm gỗ xẻ, gỗ phôi bao bì,
pallate,ván nhân tạo và gỗ dăm mảnh, đồ mộc gia dụng, văn phòng, bàn ghế
ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ, cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Như vậy
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà có ngay một thị trường tiêu
thụ gỗ nguyên liệu quy mô lớn và ổn định tại địa phương. Thực tế này là cơ hội
rất hứa hẹn cho gỗ được chứng chỉ FSC của công ty trong thời gian tới. 10
b. Dịch vụ môi trường rừng
Tại Việt Nam hiện nay đang thực hiện việc các nhà máy thủy điện cung cấp
nước sạch phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng. Rừng của
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai nằm trong lưu
vực tạo nguồn nước cho nhà máy thủy điện Trị An nên công ty có cơ hội trở
thành nhà cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện nói trên.
II/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu chung của đề án
Xuất phát từ khái niệm, các qui định của Nhà nước và thực tế tại đơn vị,
phương án xác định những mục tiêu như sau: 2.1.1. Về kinh tế
- Sử dụng có hiệu quả rừng và đất rừng với chi phí và lợi nhuận hợp lý
nhất, đảm bảo tính liên tục - ổn định - lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất những
mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội và chất lượng của rừng.
- Phát triển rừng trồng thương mại để cung ứng nguồn gỗ lâu dài, ổn định
cho các nhà máy chế biến gỗ để sản xuất đồ mộc (đối với gỗ có đường kính lớn)
và gỗ nhỏ cho sản xuất dăm gỗ.
- Áp dụng quy trình khai thác tác động thấp, chi phí giá thành thấp, chất
lượng sản phẩm cao, có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mặt khác, tổ chức kinh doanh tổng hợp để phát huy hết tiềm năng và lợi thế
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cán bộ công nhân viên, công nhân lao động có mức thu nhập bình quân
đầu người năm sau cao hơn năm trước. Nâng cao đời sống Cán bộ công nhân viên
Công ty cũng như cộng đồng sống trong và lân cận khu vực Công ty quản lý.
- Mục tiêu về quản lý rừng tự nhiên giai đoạn 2012 – 2026: Toàn bộ diện
tích rừng tự nhiên Công ty đang quản lý đều là rừng tự nhiên phục hồi và rừng
nghèo kiệt, sản lượng thấp do đó mục tiêu quản lý đối với rừng tự nhiên của
Công ty giai đoạn 2012 – 2026 là không khai thác rừng tự nhiên chỉ quản lý bảo 11
vệ tốt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, khi rừng tự nhiên sản xuất đủ điều
kiện về tăng trưởng trữ, sản lượng Công ty sẽ lập phương án điều chế rừng theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì lúc đó Công ty sẽ tiến hành khai thác theo phương án đã được duyệt
- Hoạt động kinh doanh rừng trồng, bảo đảm hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường, phù hợp với với chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 của Việt Nam . 2.1.2. Về xã hội
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Tạo nhiều
công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương
sống gần và ven rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Công ty kết hợp với địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông
thôn, hỗ trợ gỗ, hỗ trợ giống cây trồng nông lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao
kỹ thuật – kỹ năng canh tác nông lâm nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hoá, góp
phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng và giữ vững ổn định trật tự, an toàn
xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng.
- Gìn giữ phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng đồng
địa phương trong quá trình quản lý rừng
2.1.3. Về môi trường
- Góp phần bảo vệ môi trường, giảm khí thải, hiệu ứng nhà kính. Phát huy
tối đa chức năng của rừng như: Bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt;
cung cấp ổn định nguồn nước công trình thủy lợi, thủy điện.
- Hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường
sinh thái, tạo vùng đệm cho Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên văn hóa
Đồng Nai và góp phần bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ diệt chủng.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề án: 2.2.1. Kinh tế 12
a. Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng
- Quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng: 19.547,9 ha.
- Bảo vệ rừng có chưa một số giá trị bảo tồn cao: 9.919,6 ha.
- Bảo vệ khu vực loại trừ ven sông suối: 122,0 ha.
- Bảo vệ diện tích đất chưa có rừng ở trạng thái Ia, Ib, Ic và phục hồi thành rừng tự nhiên 898,0 ha.
b. Trồng rừng: - Diện tích trồng rừng bình quân hàng năm: 300 ha/năm
- Sản lượng bình quân tăng từ 110 m3/ha lên 130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ 7 năm).
c. Khai thác, tỉa thưa rừng trồng
- Khai thác: + Diện tích khai thác bình quân hàng năm: 300 ha/năm
+ Sản lượng khai thác bình quân hàng năm: 34.000 m3 /năm - Tỉa thưa:
+ Diện tích tỉa thưa bình quân hàng năm: 280 ha/năm
+ Sản lượng tỉa thưa bình quân hàng năm: 5.200 m3 /năm
d. Tài chính: - Doanh thu bình quân: 30,8 tỷ đồng/năm
- Lợi nhuận bình quân: 6,8 tỷ đồng/năm 2.2.2 Xã hội
- Hàng năm công ty sẽ tạo điều kiện cho 500-700 lao động mùa vụ, thu
nhập đạt 36 triệu đồng/người/năm, cao hơn so với thu nhập bình quân của địa
phương (thu nhập bình quân của địa phương năm 2011 là 18,5 triệu đồng/năm).
- Tu sửa và nâng cấp đường cả giai đoạn 2012-2026 là 12,8 tỷ đồng.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương. Với mức
ủng hộ bình quân 98 triệu đồng/năm.
- Giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu ổn định, từng bước nâng cao
thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức của công ty với mức thu nhập đạt từ
70 triệu đồng/người/năm đến 100 triệu đồng/người/năm.
- Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng
đồng địa phương trong quá trình quản lý rừng. 2.2.3. Môi trường
- Duy trì nguồn nước cung cấp cho các công trình thuỷ lợi 02 xã Ngọc 13
Định, Thanh Sơn và thuỷ điện Trị An.
- Đảm bảo độ che phủ của rừng sau luân kỳ tối thiểu là 80%
- Góp phần giữ vững vùng đệm cho Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn
thiên văn hóa Đồng Nai, bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn cao.
- Bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi và xói mòn, không bị ô nhiễm bởi hóa chất, xăng dầu.
- Bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước: không làm ô nhiễm nguồn nước,
không làm cạn kiệt nguồn nước, không làm các dòng chảy bị bồi lấp, không làm
thay đổi lưu lượng dòng chảy bất thường.
- Mọi hoạt động lâm nghiệp của Công ty không ảnh hưởng đến môi trường
nuôi trồng thủy sản trong và liền kề vùng quản lý rừng và đất rừng của Công ty.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Bối cảnh thực hiện đề án:
* Thông tin chung về đơn vị:
Văn phòng Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp La Ngà đặt tại Ấp Hòa
Tung, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. (Điện thoại:
0613.853.014 - Fax: 0613.853.170)
- Công ty được thành lâ —p theo quyết định số 01/QĐ ngày 06/9/1975 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiê —p khi đó tên của công ty là Lâm trường La Ngà.
- Năm 1995 công ty được tổ chức lại thành mô —t doanh nghiê —p lấy tên là
Công ty Lâm nghiê —p La Ngà là thành viên của Tổng công ty Lâm nghiê —p Viê —t Nam.
- Năm 2008 đổi tên thành Công ty TNHH mô —t thành viên Lâm nghiê —p La
Ngà – Đồng Nai theo Quyết định số 534/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 21/02/2008 của
Bô — trưởng Bô — NN&PTNT. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ NN và
PTNT thành lập, Nhà nước sở hữu 100% vốn và tổ chức quản lý nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế- xã hội.
* Ngành nghề hoạt động chủ yếu 14
- Quản lý, bảo vê —, xây dựng và phát triển vốn rừng được giao; Sản xuất
kinh doanh nông lâm nghiê —p kết hợp; Khai thác vâ —n tải, chế biến lâm sản; Dịch
vụ vâ —t tư kỹ thuâ —t phục vụ sản xuất, đời sống, tiêu thụ sản phẩm lâm nông
nghiê —p cho các hô — thành viên trên địa bàn; Nghiên cứu các ứng dụng tiến bô —
khoa học kỹ thuâ —t trong trồng rừng, chế biến lâm sản và các ngành nghề được
giao. Mở rô —ng quan hê — quan hê — hợp tác với các đơn vị sản xuất trong và ngoài
ngành để phát triển vốn rừng đảm bảo phủ xanh đất trống, đồi trọc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiê —n nhiê —m vụ công ích: Quản lý và bảo vê — rừng phòng hô —.
* Cơ cấu tổ chức Công ty:
- Ban lãnh đạo công ty: Chủ tịch; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kiểm soát viên.
- Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính -
Kế toán; Phòng Lâm nghiệp; Phòng Kinh doanh.
* Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Gồm 4 Lâm trường: Lâm
trường I; II, III và Lâm trường IV; Trạm giống cây trồng. 15
* Bộ máy tổ chức CHUŠ TỊCH CÔNG TY KIÊŠM SOÁT VIÊN GIÁM Đ‹C P. GIÁM Đ‹C
CÁC PHŒNG NGHIÊ•P VỤ
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUÔ•C Phòng TC-HC Lâm trường I
Phòng Kế toán – Tài chính Lâm trường II Phòng Lâm nghiệp Lâm trường III Phòng Kinh doanh Lâm trường IV Trạm giống
Mối quan hê — lãnh đạo:
Mối quan hê — giám sát:
Mối quan hê — chỉ đạo:
Mối quan hê — phối hợp: Mối quan hê — tham: mưu: 16
3.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
- Hoạt động của công ty chủ yếu là trồng, chăm sóc rừng trồng, quản lý
bảo vệ rừng (bao gồm cả phòng cháy chữa cháy), giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Khối lượng thực hiện: Có thể nói công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy
chữa cháy rất được quan tâm và thực hiện tốt trong những năm qua. Trung bình
hàng năm, Công ty thực hiện quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng 19.546 ha/năm.
- Nhân lực: Lực lượng tham gia trực tiếp quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
được biên chế năm 2012 là 98 người. Nhân lực đủ để tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Tuy nhiên do áp lực về dân số
trong vùng nên vẫn ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng công việc thực hiện QLRBV.
- Kinh phí: Tổng kinh phí hoạt động hàng năm dao động trong khoảng 4
tỷ đồng (chưa kể lương trả cho cán bộ công nhân viên (CBCNV)) chủ yếu bằng
nguồn vốn từ bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác.
- Về nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn duy trì hoạt động chủ yếu từ nguồn
vốn bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động sản xuất của Công ty phụ thuộc vào
nguồn vốn từ bán sản phẩm rừng trồng đến kỳ khai thác. Đây cũng là một điều
thuận lợi cho Công ty vì đã chủ động được nguồn vốn. Tuy nhiên, để phát triển
bền vững thì Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể hơn.
3.2.1. Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà – Đồng Nai quản lý
rừng và đất rừng trên địa bàn hành chính 02 xã Thanh Sơn và Ngọc Định thuộc
huyện Định Quán. Theo Quyết định số 4829/QĐ-BNN-LN ngày 30/10/2003 của
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng
Công ty Lâm nghiệp La Ngà giai đoạn 2004 – 2009, thì tổng diện tích công ty quản lý là 27.666 ha. 17
Năm 2006 Công ty rà soát lại và đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp nhận
diện tích 23.512,6 ha tại Quyết định số 4124/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm
2007. Công ty đã bàn giao 53,6 ha cho UBND xã Thanh Sơn quản lý theo Quyết
định số 3027/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về
việc thu hồi đất Công ty Lâm nghiệp La Ngà. Công ty đã bàn giao 5,0 ha cho
UBND xã Ngọc Định xây dựng Trung tâm hành chính xã theo Quyết định
141/QĐ-UBND của UBND huyện Định Quán, ngày 20/2/2009. Tổng diện tích
đất Công ty hiện đang quản lý sử dụng 23.454,0 ha. Trong đó chủ yếu là diện
tích đất trên địa bàn xã Thanh Sơn 22.523,0 ha chiếm 96% và 931,0 ha (4%)
trên địa bàn xã Ngọc Định.
Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp Công ty TNHH một thành
viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai theo kết quả rà soát đất đai được thống kê theo bảng dưới đây:
Bảng 04: Diện tích rừng và đất đai chia theo lâm trường quản lý Đơ n v ị tnh: ha Trong đó Diện tích có rừng Khu Tổng Đất Đất vực Lâm Đất TT Rừng diện chưa phi loại trường Rừng Nông Tổng tự tích có nông trừ trồng nghiệp nhiên rừng nghiệp ven suối 1 I 5.799,6 5.357,6 3.949,6 1.408,0 268,4 0 104,3 69,3 2 II 6.266,3 5.662,8 3.682,8 1.980,0 358,7 13,3 208,3 23,2 3 III 6.198,6 5.150,0 2.426,8 2.723,2 215,1 257,1 576,4 0,0 4 IV 4.258,5 2.508,8 134,3 2.374,5 55,8 632,6 1.031,8 29,5 Trung 5 931,0 868,7 0,0 868,7 0,0 16,9 45,4 0,0 tâm Tổng cộng
23.454,0 19.547,9 10.193,5 9.354,4 898,0 919,9 1966,2 122,0
Bảng 05: Hiện trạng rừng và đất đai Đơ n v ị tnh: ha TT Loại đất rừng Tổng diện tích Phòng hộ Sản xuất 18 Diện Diện Diện Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ tích tích tích (ha) (%) (%) (%) (ha) (ha) Tổng diện tích 23.454,0 100,0 4.835,5 20,6 18.618,5 79,4 I Rừng tự nhiên 10.193,5 43,5 2.018,9 8,6 8.174,6 34,9 1 Rừng gỗ lá rộng 5.596,6 514,8 5.081,8 2 Rừng hỗn giao 3.680,4 1.136,4 2.544,0 - Gỗ + Tre nứa 3.680,4 1.136,4 2.544,0 3 Rừng tre nứa 916,5 367,7 548,8 - Lồ Ô 807,0 367,7 439,3 - Mum 109,5 0,0 109,5 II Rừng trồng 9.354,4 39,9 1.949,1 8,3 7.405,3 31,6 1 Rừng gỗ có trữ lượng 3.571,5 284,5 3.287,0 2 Rừng gỗ chưa có TL 557,4 0,0 557,4 3 Rừng trồng cây ăn quả 5.225,5 1.664,6 3.560,9 III Đất chưa có rừng 898,0 3,8 168,3 0,7 729,7 3,1 1 Ia 70,8 57,5 13,3 2 Ib 101,8 18,8 83,0 3 Ic 725,4 92,0 633,4 IV Đất nông nghiệp 919,9 3,9 217,6 0,9 702,3 3,0 V Đất phi nông nghiệp 1.966,2 8,4 478,5 2,0 1.487,7 6,3 Khu vực loại trừ ven VI suối (Rừng trồng ven 122,0 0,5 3,1 0,0 118,9 0,5 suối không khai thác)
3.2.2. Diện tích xin cấp chứng chỉ
Căn cứ vào hiện trạng rừng và đất rừng do công ty quản lý thì diện tích
rừng công ty xin cấp chứng chỉ là toàn bộ diện rừng tự nhiên, rừng trồng, đất
chưa có rừng và khu vực loại trừ ven suối rừng trồng với tổng diện tích là 20.567,9 ha.Trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên là 10.193,5 ha.
- Diện tích rừng trồng là 9.354,4 ha.
- Diện tích loại trừ ven suối là 122,0 ha.
- Diện tích đất chưa có rừng là 898,0 ha.
Cụ thể phân ra từng lâm trường như sau: Bảng 06: T ng h ổ p di ợ
ện tch xin cấốp chứ ng chỉ TT Lâm Rừng tự Rừng Đất chưa Khu vực Tổng cộng trường nhiên trồng có rừng loại trừ (ha) 19 ven suối (ha) (ha) (ha) rừng trồng (ha) 1 I 3.949,6 1.408,0 268,4 69,3 5.695,3 2 II 3.682,8 1.980,0 358,7 23,2 6.044,7 3 III 2.426,8 2.723,2 215,1 0,0 5.365,1 4 IV 134,3 2.374,5 55,8 29,5 2.594,1 Trung 5 0,0 868,7 0,0 0,0 868,7 tâm Tổng cộng 10.193,5 9.354,4 898,0 122,0 20.567,9
3.3. Nội dung cụ thể của đề án:
3.3.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận
a/ Kế hoạch doanh thu
- Doanh thu từ khai thác, tỉa thưa rừng trồng: Căn cứ diện tích, sản
lượng, kế hoạch khai thác và giá bán tại thời điểm xây dựng phương án; Công ty
xây dựng kế hoạch doanh thu cho từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ. 20
Bảng 07: Dự kiến kế hoạch doanh thu từ khai thác, tỉa thưa rừng trồng
từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ
Sản lượng thương phẩm (m3) Doanh thu Kế hoạch Keo Tếch Khai Tỉa Cộng (triệu đồng) Khai thác Tỉa thưa thác thưa Giai đoạn 1 159.511,0 8.563,6 3.000,0 0,0 171.074,6 120.127 (2012-2016) Kế hoạch 2012 26.274,2 629,2 0,0 0,0 26.903,4 17.246 Kế hoạch 2013 22.670,4 3.000,0 25.670,4 28.236 Kế hoạch 2014 34.395,2 2.136,0 0,0 0,0 36.531,2 23.104 Kế hoạch 2015 38.102,4 1.948,8 0,0 0,0 40.051,2 25.449 Kế hoạch 2016 38.068,8 3.849,6 0,0 0,0 41.918,4 26.092 Giai đoạn 2 175.846,4 32.466,5 0,0 2.690,0 211.002,9 148.099 (2017-2021) Kế hoạch 2017 22.784,0 5.137,5 0,0 860,0 28.781,5 20.175 Kế hoạch 2018 20.787,2 12.677,5 0,0 0,0 33.464,7 20.661 Kế hoạch 2019 41.062,4 5.103,0 0,0 0,0 46.165,4 32.838 Kế hoạch 2020 26.304,0 5.098,5 0,0 1.830,0 33.232,5 23.963 Kế hoạch 2021 64.908,8 4.450,0 0,0 0,0 69.358,8 50.462 Giai đoạn 3 171.686,4 31.790,0 0,0 3.044,0 206.520,4 151.874 (2022-2026) Kế hoạch 2022 43.545,6 4.060,0 0,0 0,0 47.605,6 35.793 Kế hoạch 2023 43.507,2 4.812,0 0,0 0,0 48.319,2 36.101 Kế hoạch 2024 22.784,0 5.137,5 0,0 3.044,0 30.965,5 23.736 Kế hoạch 2025 20.787,2 12.677,5 0,0 0,0 33.464,7 21.919 Kế hoạch 2026 41.062,4 5.103,0 0,0 0,0 46.165,4 34.325 Tổng cộng 507.043,8 72.820,1 3.000,0 5.734,0 588.597,9 420.100
Tổng doanh thu tính cho luân kỳ là triệu 420.100 đồng
- Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác: Doanh thu từ Phà;
Vườn ươm; Doanh thu tài chính; Công tác thiết kế.
Bảng 08: D kiếốn k ự
ếố hoạ ch doanh thu từ các hoạ t độ ng kinh doanh khác từ ng năm, giai đoạ n 5 năm và c luấn k ả ỳ Tổng Doanh thu Kế hoạch (triệu đồng)
Giai đoạn 1 (2012-2016) 13.737 21 Kế hoạch 2012 2.605 Kế hoạch 2013 2.783 Kế hoạch 2014 2.783 Kế hoạch 2015 2.783 Kế hoạch 2016 2.783
Giai đoạn 2 (2017-2021) 13.915 Kế hoạch 2017 2.783 Kế hoạch 2018 2.783 Kế hoạch 2019 2.783 Kế hoạch 2020 2.783 Kế hoạch 2021 2.783
Giai đoạn 3 (2022-2026) 13.915 Kế hoạch 2022 2.783 Kế hoạch 2023 2.783 Kế hoạch 2024 2.783 Kế hoạch 2025 2.783 Kế hoạch 2026 2.783 Tổng cộng 41.567 22
Bảng 09: Bảng tổng hợp kế hoạch doanh thu cho giai đo n v ạ à luấn kỳ
Doanh thu (triệu đồng) TT Kế hoạch khai thác Từ khai thác, Từ các hoạt tỉa thưa rừng động kinh Tổng doanh thu trồng doanh khác Giai đoạn 1 I 120.127 13.737 133.864 (2012-2016) 1 Kế hoạch 2012 17.246 2.605 19.851 2 Kế hoạch 2013 28.236 2.783 31.019 3 Kế hoạch 2014 23.104 2.783 25.887 4 Kế hoạch 2015 25.449 2.783 28.232 5 Kế hoạch 2016 26.092 2.783 28.875 Giai đoạn 2 II 148.099 13.915 162.014 (2017-2021) 1 Kế hoạch 2017 20.175 2.783 22.958 2 Kế hoạch 2018 20.661 2.783 23.444 3 Kế hoạch 2019 32.838 2.783 35.621 4 Kế hoạch 2020 23.963 2.783 26.746 5 Kế hoạch 2021 50.462 2.783 53.245 Giai đoạn 3 III 151.874 13.915 165.789 (2022-2026) 1 Kế hoạch 2022 35.793 2.783 38.576 2 Kế hoạch 2023 36.101 2.783 38.884 3 Kế hoạch 2024 23.736 2.783 26.519 4 Kế hoạch 2025 21.919 2.783 24.702 5 Kế hoạch 2026 34.325 2.783 37.108 Tổng cộng 420.100 41.567 461.667
b. Kế hoạch lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế cả luân kỳ là
102.584 triệu đồng, cụ thể: 23
Bảng 10: Kếố ho ch l ạ
ợ i nhuậ n cho giai đoạ n và luấn kỳ Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu TT Kế hoạch khai thác đầu tư (triệu
trước thuế (triệu (triệu đồng) đồng) đồng) Giai đoạn 1 I 133.864 106.343 27.521 (2012-2016) 1 Kế hoạch 2012 19.851 16.748 3.103 2 Kế hoạch 2013 31.019 24.529 6.490 3 Kế hoạch 2014 25.887 21.674 4.213 4 Kế hoạch 2015 28.232 22.299 5.933 5 Kế hoạch 2016 28.875 21.093 7.782 Giai đoạn 2 II 162.014 124.549 37.465 (2017-2021) 1 Kế hoạch 2017 22.958 19.600 3.358 2 Kế hoạch 2018 23.444 19.038 4.406 3 Kế hoạch 2019 35.621 27.610 8.011 4 Kế hoạch 2020 26.746 22.772 3.974 5 Kế hoạch 2021 53.245 35.529 17.716 Giai đoạn 3 III 165.789 128.191 37.599 (2022-2026) 1 Kế hoạch 2022 38.576 28.651 9.925 2 Kế hoạch 2023 38.884 28.607 10.277 3 Kế hoạch 2024 26.519 21.855 4.664 4 Kế hoạch 2025 24.702 21.193 3.509 5 Kế hoạch 2026 37.108 27.884 9.224 Tổng cộng 461.667 359.083 102.584
3.3.2. Xác định hiệu quả đạt được trong quản lý rừng
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của
từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ 24
Bảng 11: Tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của từng năm, giai đo n 5 năm v ạ à cả luấn kỳ TT Năm sản xuất
Khối lượng sản phẩm (m3) I Giai đoạn I 171.074,6 1 Năm 2012 26.903,4 2 Năm 2013 25.670,4 3 Năm 2014 36.531,2 4 Năm 2015 40.051,2 5 Năm 2016 41.918,4 II Giai đoạn 2 211.002,9 III Giai đoạn 3 206.520,4 Cộng cả luân kỳ 588.597,9
- Tổng doanh thu và lợi nhuận của giai đoạn 5 năm và luân kỳ
Bảng 12: T ng doanh thu v ổ à l i nhu ợ n c
ậ ủ a giai đoạ n 5 năm và luấn kỳ Tổng lợi nhuận
Tổng doanh thu (triệu TT Thời gian
trước thuế (triệu đồng) đồng) I
Giai đoạn 1 (2012-2016) 133.864 27.521 1 Kế hoạch 2012 19.851 3.103 2 Kế hoạch 2013 31.019 6.490 3 Kế hoạch 2014 25.887 4.213 4 Kế hoạch 2015 28.232 5.933 5 Kế hoạch 2016 28.875 7.782 II
Giai đoạn 2 (2017-2021) 162.014 37.465 III
Giai đoạn 3 (2022-2026) 165.789 37.599
Tổng cộng cả luân kỳ 461.667 102.584
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội
- Tổng số lao động có việc làm và thu nhập ổn định của từng năm, giai
đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
Bảng 13: Tổng số lao động có việc làm và thu nhập ổn định của từng năm,
giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ TT Thời gian Số lao động Ghi chú I Giai đoạn I 3.118 1 Năm 2012 504 2 Năm 2013 610 25 3 Năm 2014 689 4 Năm 2015 657 5 Năm 2016 658 II Giai đoạn II 2.612 III Giai đoạn III 4.481
Tổng cộng cả luân kỳ 10.211
- Tổng sản lượng lâm sản ngoài gỗ của từng năm giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
Bảng 14: Tổng sản lượng lâm sản ngoài gỗ của từng năm giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ Bình Giai Giai Đơn vị Giai TT
Loại lâm sản ngoài gỗ quân 1 đoạn đoạn Cả luân kỳ tính đoạn I năm II III 1 Mật ong lít 130 650 650 650 1.950 2 Nấm Kg 130 650 650 650 1.950 3 Củi Ster 350 1.750 1.750 1.750 5.250
- Tổng số km đường, cống sửa chữa:
- Tổng số 29,55 km đường.
- Tổng số 69 cống các loại.
3.3.2.3. Hiệu quả môi trường
- Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đạt được của từng năm, giai
đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
Tổng diện tích rừng: 19.547,9 ha. Trong đó:
- Rừng tự nhiên 10.193,5 ha. - Rừng trồng 9.354,4 ha.
- Độ che phủ đạt sau từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
Độ che phủ đạt được 83% (19.547,9*100/23.454)
- Tính đa dạng sinh học đạt được của từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
- Bảo vệ và duy trì các loài thực vật, động vật quý hiếm:
+ 6 loài thực vật gồm: Song mật, Song bột, Dầu rái, Sao đen, Ươi, Gõ mật.
+ 3 loài thú gồm: Voi, Khỉ mặt đỏ, Chà vá chân đen.
+ 3 loài chim gồm: Gà lôi hông tía, Chích chòe lửa, Yểng (Nhồng). 26
+ 6 loài bò sát gồm: Tắc kè, Trăn gấm, Kỳ đà vân, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn hổ mang chúa.
- Bảo vệ hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học trong khu vực.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
4.1. Tổ chức triển khai và các giải pháp thực hiện đề án:
- Phương án quản lý rừng được xây dựng chi tiết theo từng năm và xây
dựng cho từng giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.
- Sau khi phương án được phê duyệt, Công ty căn cứ kế hoạch hàng năm để
triển khai cho các Phòng chức năng và các Lâm trường thuộc Công ty thực hiện các nội dung phương án.
- Qua công tác giám sát đánh giá và căn cứ vào tình hình thực tế, phương
án quản lý của công ty sẽ được điều chỉnh kịp thời và phù hợp với năng lực của Công ty. 4.1.1. Công tác quản lý
- Thực hiện mô hình bộ máy quản lý trực tiếp Công ty xuống Lâm trường.
Tiếp tục tinh giản bộ máy quản lý, theo hướng tăng chi phí trực tiếp, giảm mạnh
chi phí gián tiếp, gắn quyền lợi người lao động với kết quả lợi nhuận của rừng trồng.
- Liên tục cải tiến các quy định phù hợp với tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững và hướng dẫn CBNV trong công ty, nhà thầu, người lao động để triển khai thực hiện.
- Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã có kinh nghiệm trong công tác trồng,
chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng Công ty sẽ có cơ chế chính sách nhằm để
độngviên tinh thần, ổn định đời sống, gắn bó lâu dài với Công ty.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho CBCNV để nâng cao trách nhiệm trong
việc thực hiện các mục tiêu quản lý rừng.
- Căn cứ vào phương án quản lý rừng được phê duyệt, Công ty triển khai tổ
chức thực hiện đúng nội dung phương án.
4.1.2. Quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng 27
a. Quan hệ và phối hợp với cơ quan liên quan
- Thường xuyên báo cáo với cơ quan có chức năng (Tổng Công ty, Sở NN-
PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên – Môi trường, Huyện, Xã).
- Mời các bên liên quan tham gia, góp ý vào phương án.
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
b. Quan hệ và phối hợp với địa phương
- Duy trì và phát triển tốt mối quan hệ phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ địa
phương trong công tác QLBVR, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý
bảo vệ rừng. Đồng thời phối kết hợp trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt các quy định về QLBVR phổ biến
chính sách đến từng người dân. Ủng hộ địa phương xây dựng các công trình
phúc lợi. Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ
rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng và các quy định của FSC.
c. Quan hệ và phối hợp với người dân.
- Phổ biến sâu rộng trong nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán rừng, nhằm động lực khuyến khích nhân dân tích cực tham
gia bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp của Công ty đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi của người lao động theo luật
pháp quy định. (Luật lao động, Công ước ILO).
- Tuyên tuyền giáo dục nhân dân, phát huy sâu rộng ý thức toàn dân cùng
tham gia công tác bảo vệ rừng, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng chuyên
trách để găn chặn có hiệu quả các hành vi phá rừng trái phép.
- Đào tạo nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người lao động,
bằng biện pháp phổ cập hoặc tập huấn các quy trình kỹ thuật lâm nghiệp.
- Thông báo các quy định về giải quyết tranh chấp, quy định cộng đồng, để
người dân được biết và cùng phối hợp với công ty trong việc thực hiện công tác
quản lý bảo vệ rừng và đất rừng. 28
- Công ty tôn trọng quyền sử dụng đất của các công đồng dân cư và các bên
liên quan. Công ty chỉ sử dụng đất của các công đồng dân cư và các bên liên
quan khi có sự đồng ý tự nguyện, bằng văn bản của họ.
d. Phương thức giải quyết mâu thuẫn với các bên liên quan
- Công ty không tiến hành các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khi có mâu
thuẫn xảy ra tại các diện tích có yêu sách đòi đất, lãnh thổ hoặc quyền truyền
thống mà chưa nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và các bên liên quan khác.
- Trước khi tiến hành các hoạt động quản lý rừng có khả năng gây thiệt hại,
mất mát và các tác động tiêu cực khác ảnh hưởng tới người dân địa phương;
Công ty sẽ thỏa thuận, tìm hướng giải quyết hợp lý, nếu các hoạt động đó gây
ảnh hưởng bất lợi thì sẽ bồi thường thiệt hại.
Trong hoạt động quản lý rừng Công ty áp dụng Quy trình giải quyết mâu
thuẫn, khiếu nại trong quản lý, bảo vệ rừng trồng.
e. Giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động lâm nghiệp đối với rừng
có giá trị bảo tồn cao, các loài cây, con quý hiếm
Rừng tự nhiên của Công ty và các khu rừng liền kề (Vườn QG Cát Tiên và
Khu bảo tồn Vĩnh Cửu) có giá trị đa dạng sinh học cao; vì vậy, đề xuất một số
giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quá trình kinh doanh rừng trên địa bàn như sau:
- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân công ty, cán bộ
địa phương (lãnh đạo các xã lân cận, cán bộ lâm nghiệp cấp huyện và xã) hiểu
biết về đa dạng sinh học và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF), các biện pháp
bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý HCVF.
- Phối hợp với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu và Vườn
Quốc gia Cát Tiên và chính quyền địa phương trong việc tuần tra bảo vệ rừng tự
nhiên, truyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã;
đặt các biển báo bảo vệ rừng tự nhiên (ví dụ như: cấm săn bắt động vật trái
phép, cấm khai thác lâm sản trái phép)
- Giảm thiểu các tác động môi trường từ kinh doanh rừng trồng như tiếng 29
ồn, lửa rừng, chất thải của máy móc.
- Ngăn chặn các hoạt động săn bắt động vật trong quá trình tham gia các
hoạt động kinh doanh rừng của Công ty.
- Xây dựng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Với mùa khô kéo
dài nên nguy cơ cháy rừng rất cao. Bởi vậy công ty sẽ xây dựng các biện pháp
thích hợp để phòng cháy chữa cháy rừng như: xây dựng các biển báo cháy rừng;
thành lập các lực lượng tham gia với chính quyền địa phương phòng cháy chữa
cháy rừng (sử dụng lực lượng bảo vệ rừng của Công ty).
Từ năm 2013 Công ty phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Tiên tập huấn và
đào tạo về kế hoạch quản lý, bảo tồn các giá trị bảo tồn cao cho các đối tượng là
cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý bảo vệ rừng từ cấp công ty đến cấp lâm trường. 4.1.3. Khoa học công nghệ
- Tuyển chọn giống cây trồng nhằm tạo rừng kinh tế có năng suất sinh khối
cao, đáp ứng mục đích kinh doanh.
- Tiếp tục đầu tư công nghệ thông tin trong theo dõi giám sát, điều tra, quản lý tài nguyên rừng.
- Quản lý rừng bằng xây dựng các hồ sơ và bản đồ số phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.
- Theo dõi những tiến bộ khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp của Việt Nam và
trên thế giới, công ty áp dụng có chọn lọc vào các hoạt động lâm nghiệp của Công ty.
4.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo Công ty có những giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo nguồn nhân lực là một trong những
giải pháp quan trọng trong việc phát huy nội lực của công ty: tăng cường công
tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bố trí sử dụng
hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý, thực hiện tốt các chính sách ưu
đãi nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao, sinh viên mới ra trường
về công tác. Khuyến khích hỗ trợ CB.CNV tự đào tạo để nâng cao kiến thức 30 chuyên môn.
- Hàng năm trên cơ sở tham vấn, hợp tác với Ban quản lý Vườn Quốc gia
Cát Tiên Công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật sang cập nhật những thông tin mới về đa
dạng sinh học và học hỏi việc quản lý chúng.
- Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn cho các nhà thầu và
người lao động nhằm thực hiện tốt những quy trình, quy phạm trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2. Phân công công việc cụ thể:
4.2.1.T vấốn phấần nấng cấố ư p h thốống ệ a. - Tham gia đào tạo về FM
- Xây dựng danh mục, sưu tầm, lưu trữ các các văn bản pháp quy liên quan
đến lâm nghiệp của VN và quốc tế mà VN tham gia ký;
- Sưu tập các văn bản pháp quy liên quan.
- Phổ biến các văn bản này đến cán bộ CNV của công ty ( bằng văn bản).
- Lập danh mục các loại thuế các công ty đã nộp trong 5 năm gần đây.
- Photo các chứng từ thuế các công ty đã nộp.
- Xây dựng cam kết (của công ty) tuân thủ các nguyên tắc của FSC. b.
- Hoàn thiện các tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (Sổ đỏ).
- Xác định ranh giới và tiến hành phân định ranh giới lâm phần của công ty theo sổ đỏ.
- Xây dựng cam kết giữa công ty và cộng đồng địa phương về tôn trọng
các quyền sử dụng đất, rừng của nhau.
- Tìm hiểu và phổ biến cho CBCNV các quyền truyền thống liên quan đến
rừng của cộng đồng và phổ biến cho CNCNV
- Công ty mời cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch của công ty
(có biên bản tham dự họp).
- Xây dựng thành văn bản cơ chế giải quyết tranh chấp khiếu nại với cộng đồng địa phương. c.
- Phổ biến cho CBNV và cộng đồng dân cư về cơ chế giải quyết tranh chấp
khiếu nại với cộng đồng địa phương.
-Xác định các khu rừng có ý nghĩa về văn hóa, truyền thống (nếu có) của
người dân bản địa. Phải có các văn bản chứng minh các việc đã làm về lĩnh vực này. d.
- Tiến hành đánh giá tác động xã hội của các hoạt động kinh doanh lâm 31 nghiệp của công ty .
- Rà soát lại danh sách những người làm việc thời vụ, xem xét lại hợp đồng
lao động, các quyền lợi liên quan về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm tai nạn lao động để tuân thủ theo yêu cầu của FSC.
- Lập và lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến cuộc họp với cộng đồng địa phương
- Xây dựng chương trình đào tạo về các lĩnh vực liên quan cho CNCNV;
tiến hành các khóa đào tạo, lưu trữ các tài liệu về khóa đào tạo. e.
- Rà soát lại các khu vực có vùng đệm trên thực địa và cập nhật trên bản đồ.
- Tập huấn về khai thác có tác động thấp.
- Xem xét kinh phí phân bổ cho các hoạt động tái đầu tư cho rừng, hệ sinh
thái; và phải thể hiện trên báo cáo tài chính. g.
- Tiến hành đánh giá tác động của các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp
của công ty đối với môi trường.
- Kiểm tra thực tế việc áp dụng các văn bản hướng dẫn của ngành về khai
thác, làm đường lâm nghiệp
- Thu thập danh mục danh sách các loài thuốc trừ sâu, hóa chất không được
sử dụng của FSC và nhà nước
- Hướng dẫn liên hệ với cơ quan quản lý, xử lý chất thải của tỉnh hay huyện
để xin quy định xử lý chất thải.
- Lập danh sách các loại thuốc trừ sâu, hóa chất đã và đang sử dụng
- Lập danh mục các hóa chất FSC cho phép sử dụng. h.
- Hướng dẫn xây dựng Dự án quản lý kinh doanh rừng theo yêu cầu của FSC.
- Hoàn thiện lại hệ thống bản đồ hiện trạng, quản lý, theo dõi diễn biến rừng. i.
- Xây dựng một hệ thống lưu trữ tài liệu cho công ty để theo dõi cập nhật,
có hệ thống báo cáo tất cả các hoạt động quản lý, sản xuất.
- Xây dựng hệ thống CoC:
- Đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao, và đa dạng sinh học.
- Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá. k.
- Hướng dẫn tổ chức họp/mời đại diện cộng đồng địa phương đến thông
báo kết quả đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao, có biên bản, thành phần tham dự họp.
- Ban hành quy định về bảo vệ các thuộc tính có giá trị bảo tồn cao. 32
- Xây dựng mẫu báo cáo theo dõi kiểm tra hàng năm rừng có giá trị bảo tồn cao. l.
- Xác định lại trên thực địa những khu vực rừng trồng có vùng đệm ( nơi có
sông, suối, độ dốc cao), cần chừa ra bề rộng phù hợp. Cập nhật các khu vực này trên bản đồ .
- Xác định trên thực địa phần diện tích rừng trồng , có ranh giới trên thực
địa và chỉ rõ trên bản đồ.
m. Giám sát các bộ phận thực hiện và tự đánh giá nội bộ j.
Tư vấn phần chứng nhận:
- Tư vấn lựa chọn tổ chức chứng nhận và các thủ tục ký kết hợp đồng, dịch
thuật tài liệu có liên quan có liên quan
- Thành lập nhóm chứng chỉ rừng, điều lệ tổ chức quản lý nhóm
- Tư vấn, hỗ trợ đánh giá chứng nhận thử, chính thức, điều chỉnh khắc phục
từ đánh giá chứng nhận (nếu có)
4.2.2. Tổ chức đánh giá: Tổ chức đánh giá do quốc tế thực hiện
4.2.3. Đánh giá lại hàng năm: Tổ chức đánh giá quốc tế thực hiện
Trong mỗi ban có phân công nhiệm vụ, thành phần các ban này đều phải
tham gia đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và phối hợp chặt chẽ với nhau để
quán xuyến mọi công việc trong suốt quá trình thực hiện cũng như quản lý khi có chứng chỉ.
4.3. Tiến độ thực hiện đề án
Giai đoạn 1. Nâng cấp hệ thống quản lý rừng cho các đơn vị để đạt 10
tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững FSC-FM: Phần này Tổng công ty thuê
đơn vị tư vấn thực hiện trọn gói.
a. Các công việc của tư vấn: -
Đào tạo, tập huấn; Hướng dẫn, tư vấn thực hiện và đánh giá thử. -
Hoàn thiện một số hạng mục các đơn vị chưa có mà tư vấn không có
chức năng nhiệm vụ, phải thuê bên thứ 3 như: bản đồ số hóa, áp dụng GIS, đánh
giá môi trường, đa dạng sinh học.
b. Các công việc của đơn vị: -
Thực hiện tham gia học tập; 33 -
Thực hiện theo hướng dẫn của tư vấn
Giai đoạn 2. Làm thủ tục gửi Hội đồng quản trị rừng (FSC) xin cấp chứng
chỉ rừng: Tổ chức FSC hiện ủy quyền cho khoảng 18 đại diện được cấp chứng chỉ
rừng, trong đó tại Việt Nam có 3 tổ chức là: SmartWood, SGS và GFA.
a. Các công việc của tư vấn . -
Lựa chọn tổ chức cấp chứng chỉ, làm các thủ tục, ký kết hợp đồng (Tổng công ty chủ trì); -
Hỗ trợ và giám sát các công ty trong quá trình đánh giá sơ bộ và đánh
giá chính thức. Tiếp tục tư vấn sửa chữa lỗi sau đánh giá sơ bộ, chính thức (Nếu có).
b. Các công việc của bên đánh giá: Đánh giá sơ bộ, đánh giá chính thức, cấp chứng chỉ.
* Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng của FSC gồm 10 bước cơ bản như sau:
- Tổng công ty làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá;
- Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với Tổng công ty;
- Tổng công ty ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ
yêu cầu được ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác đánh giá.
Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;
- Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia này
sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;
- Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường;
- Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với Tổng công ty;
- Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;
- Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho Tổng công ty
và Công ty để tham gia ý kiến (thời gian tối đa là 2 tuần), đồng thời cũng gửi
cho các chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;
- Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến của 34
Tổng công ty và chuyên gia độc lập;
Giai đoạn 3. Thực hiện đánh giá hàng năm
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có thời hạn 5 năm. Trong khoảng thời
gian đó hàng năm, tổ chức đánh giá sẽ thực hiện đánh giá lại hàng năm.
* Thời gian và tiến độ thực hiện: 2014-2019
- Lựa chọn nhà tư vấn có năng lực và ký hợp đồng tư vấn: (Tổng công ty làm) 4-5/2014
- Đào tạo nâng cao nhận thức: 6 - 7 /2014
- Triển khai nâng cao năng lực theo 10 tiêu chuẩn của FSC: 7/2014 - 7/2015.
- Quá trình xin cấp chứng chỉ: làm thủ tục và đánh giá thử, đánh giá chính
thức: tháng 7/2015 - 12/2015.
- Đánh giá lại hàng năm: 2014-2019 (12 tháng một lần từ khi được cấp chứng chỉ)
4.4. Kính phí thực hiện đề án
Căn cứ vào kế hoạch chi phí và vốn đầu tư cho công tác quản lý, Công ty
xác định tổng chi phí và vốn đầu tư cho luân kỳ như sau:
- Chi phí vốn và lãi vay đầu tư cho trồng rừng bao gồm: Chi phí trồng (cả
cây giống), chăm sóc, kiểm tra, bảo vệ rừng.
- Kinh phí thực hiện mục tiêu xã hội gồm: Tham vấn các bên liên quan, dự
phòng giải quyết tranh chấp và ủng hộ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, dân sinh.
- Chi phí thuế sử dụng đất; Chi phí thực hiện các chương trình đào tạo, tập
huấn; Chi phí lương, bảo hiểm; Chi phí bảo vệ PCC rừng tự nhiên; Chi phí sửa
chữa đường cả luân kỳ; chi phí giám sát.
Tổng mức đầu tư cho cả luân kỳ là 12,78 tỷ nhưng đầu tư rải rác cho từng
năm. Số tiền còn lại sau khi khấu hao của luân kỳ 1 là 12,78 – 5,26 =7,52 tỷ sẽ
được phân bổ tiếp cho luân kỳ tiếp theo. 35
Bảng 15: Tổng hợp chi phí và vốn đầu tư Chi phí vốn tư +lãi suất Chi phí bảo Thực hiện Lương, bảo Chi phí cho Năm kế hoạch vệ và phòng Chi phí Thuế sử Chi phí sửa các hoạt rừng trồng mục tiêu xã hiểm, QL đến kỳ khai chống cháy đào tạo dụng đất đường hội Công ty động giám thác rừng TN sát
Giai đoạn 1 (2012-2016) 30.079 3.893 600 1.905 722 1.600 66.411 1.133 Kế hoạch 2012 3.176 857 86 0 62 235 12.167 165 Kế hoạch 2013 8.280 779 141 0 103 373 14.611 242 Kế hoạch 2014 6.873 779 116 0 144 309 13.211 242 Kế hoạch 2015 6.503 739 127 953 186 338 13.211 242 Kế hoạch 2016 5.247 739 130 952 227 345 13.211 242
Giai đoạn 2 (2017-2021) 48.100 3.893 740 3.846 1.753 1.952 63.055 1.210 Kế hoạch 2017 4.751 857 101 498 268 272 12.611 242 Kế hoạch 2018 4.261 779 103 455 309 278 12.611 242 Kế hoạch 2019 12.134 779 164 898 351 431 12.611 242 Kế hoạch 2020 7.773 739 120 575 392 320 12.611 242 Kế hoạch 2021 19.181 739 252 1.420 433 651 12.611 242
Giai đoạn 3 (2022-2026) 50.734 3.893 761 3.756 2.785 1.997 63.055 1.210 Kế hoạch 2022 12.868 857 179 953 474 467 12.611 242 Kế hoạch 2023 12.856 779 181 952 516 470 12.611 242 Kế hoạch 2024 6.733 779 119 498 557 316 12.611 242 Kế hoạch 2025 6.143 739 110 455 598 295 12.611 242 Kế hoạch 2026 12.134 739 172 898 639 449 12.611 242 Tổng cộng 128.913 11.679 2.101 9.507 5.260 5.549 192.521 3.553 36
Công ty tự chủ sử dụng nguồn vốn hình thành được từ các hoạt động kinh
doanh sản xuất của Công ty và nguồn vốn hợp tác với Tổng Công ty lâm nghiệp
Việt Nam theo đúng quy định hiện hành. V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận: Phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) của Công ty
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai đã được xây
dựng dựa trên nhiều tài liệu điều tra cơ bản và các kết quả điều tra chuyên đề
KTXH, đa dạng động thực vật, tài nguyên rừng.
Phương án quản lý rừng bền vững được xây dựng theo các nguyên tắc, tiêu
chuẩn của FSC và pháp luật Việt Nam, giúp Công ty tăng cường hệ thống quản
lý và giám sát các quá trình thực hiện trong công tác lâm nghiệp. Tạo mối cân
bằng giữa lợi ích kinh tế của Công ty với các lợi ích về xã hội của người lao
động và cộng đồng và các lợi ích về môi trường. Nâng cao thu nhập cho
CBCNV công ty, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương sống gần rừng,
hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng thông qua các quỹ phúc lợi; tạo mối
quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương góp phần giảm áp lực lên rừng, giữ
gìn cảnh quan trong vùng; tạo nguồn sinh thủy, tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phương án quản lý rừng bền vững là cơ sở để tiến hành công tác quản lý và
kinh doanh rừng trồng của Công ty được hoàn thiện hơn; tạo mối quan hệ hài
hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường. 5.2. Kiến nghị
- Mặc dù Việt nam đã có định hướng rõ ràng về việc triển khai đến các
doanh nghiệp thực hiện quản lý rừng bền vững được thể hiện trong Luật Bảo vệ
và phát triển rừng; Chiến lược lâm nghiệp Quốc gia, nhưng các chính sách nhằm
cụ thể các đạo luật này lại chưa có hướng dẫn đầy đủ, nhất là chưa đưa ra các
tiêu chuẩn để đánh giá rừng được quản lý bền vững nhằm làm đảm bảo mọi tác
động đối với rừng đều duy trì được sự bền vững của rừng tiêu chuẩn vì vậy đề
nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu hoàn thiện, pháp luật hóa các tiêu
chí quản lý rừng phù hợp tại Việt nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Trên thực tế hiện nay, chính sách, thể chế, trình độ, Phần phụ biểu
Phụ biểu 01. Kinh phí thực hiện quản lý bảo vệ rừng tự nhiên giai đoạn từng năm, 5 năm Đ.V.T: đồng
Giai đoạn (2012-2016) TT Hạng mục Giai đoạn (2017- 2012 2013 2014 2015 2016 Cộng 2021) 1 Đường băng cản lửa -
Phát dọn đường băng cản lửa 5.196.000 5.196.000 5.196.000 5.196.000 5.196.000 25.980.000 25.980.000 2 Bảo vệ rừng -
Công trực tuần tra, kiểm tra
688.547.250 688.547.250 688.547.250 688.547.250 688.547.250 3.442.736.250 3.442.736.250 - Nhiên liệu Xăng 35.443.200 35.443.200 35.443.200 35.443.200 35.443.200 177.216.000 177.216.000 Nhớt 2.500.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 12.500.000 12.500.000 3
Mua sắm vật tư, trang thiết bị - Máy bơm nước 8.000.000 0 0 0 0 8.000.000 8.000.000 - Máy thổi lá 30.000.000 0 0 0 0 30.000.000 30.000.000 - Máy cắt thực bì 18.000.000 0 0 0 0 18.000.000 18.000.000 -
Bình xịt đeo vai có đô —ng cơ 22.000.000 0 0 0 0 22.000.000 22.000.000 -
Bình xịt nhựa loại 8 lít 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 25.000.000 25.000.000 4 Cơ sở hạ tầng - Sửa chữa trạm bảo vệ 20.000.000 20.000.000 20.000.000 0 0 60.000.000 60.000.000 - Xây dựng chòi canh lửa 20.000.000 20.000.000 20.000.000 0 0 60.000.000 60.000.000 - Biển báo BVR 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 10.000.000 10.000.000 Cơ sở vật chất: 125.000.000 47.000.000 47.000.000 7.000.000 7.000.000 233.000.000 233.000.000 Nhân công
693.743.250 693.743.250 693.743.250 693.743.250 693.743.250 3.468.716.250 3.468.716.250 Nhiên liệu 37.943.200 37.943.200 37.943.200 37.943.200 37.943.200 189.716.000 189.716.000 Cộng
856.686.450 778.686.450 778.686.450 738.686.450 738.686.450 3.891.432.250 3.891.432.250
Ghi chú: Định mức, đơn giá và chi phí nhân công dựa trên Phương án và dự toán PCCR mùa khô 2011-2012 do Phòng QLBVR lập
Phụ biểu 02. Khối lượng thực hiện quản lý bảo vệ rừng tự nhiên giai đoạn từng năm, 5 năm
Giai đoạn (2012-2016) Giai đoạ TT Hạng mục ĐVT (2017- 2012 2013 2014 2015 2016 Cộng 2021) 1 Đường băng cản lửa quy ha 50 50 50 50 50 250 2 2 Bảo vệ rừng Ha 10.193,5 10.193,5 10.193,5 10.193,5 10.193,5 50.967,5 50.967 3
Mua sắm vật tư, trang thiết bị 0 - Máy bơm nước Cái 1 1 - Máy thổi lá Cái 4 4 - Máy cắt thực bì Cái 4 4 -
Bình xịt đeo vai có đô —ng cơ Cái 4 4 -
Bình xịt nhựa loại 8 lít Cái 20 20 20 20 20 100 1 4 Cơ sở hạ tầng 0 - Sửa chữa trạm bảo vệ trạm 1 1 1 3 - Xây dựng chòi canh lửa Cái 1 1 1 3 - Biển báo BVR Cái 40 40 40 40 40 200 2
Phụ biểu: 03. Dự kiến kế hoạch doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân Quỹ tiền mặt Hoạt động TT Kế hoạch Phà Tiền bán hồ Chế biến đũa, Hoạt động Công tác thiết còn tồn từ năm sơ tăm của Vườn kinh doanh T kế trước ươm I
Giai đoạn 1 (2012-2016) 6.000.000.000 6.000.000.000 1 Kế hoạch 2012 1.200.000.000 1.200.000.000 205.000.000 2 Kế hoạch 2013 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 3 Kế hoạch 2014 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 4 Kế hoạch 2015 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 5 Kế hoạch 2016 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 II
Giai đoạn 2 (2017-2021) 6.000.000.000 6.000.000.000 1 Kế hoạch 2017 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 2 Kế hoạch 2018 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 3 Kế hoạch 2019 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 4 Kế hoạch 2020 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 5 Kế hoạch 2021 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 II
Giai đoạn 3 (2022-2026) 6.000.000.000 6.000.000.000 1 Kế hoạch 2022 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 2 Kế hoạch 2023 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 3 Kế hoạch 2024 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 4 Kế hoạch 2025 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 5 Kế hoạch 2026 1.200.000.000 1.200.000.000 30.000.000 100.000.000 253.000.000 Tổng cộng 18.000.000.000 18.000.000.000
Phụ biểu 04. Chi phí vốn đầu tư và lãi suất rừng trồng đến kỳ khai thác TT Kế hoạch Diện
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Số Lãi suất tích Vay Tổng Vay Ngân Vốn Công tháng Vay Tổng Vay Ngân Vốn Công thực hiện Cộng hàng phát hàng phát Cộng (ha) công ty ty tự cân đối vay ty triển công ty triển I Giai đoạn I 1.445,0 21.274.691.196 2.412.035.270 16.355.324.981 2.507.330.945 544.523.003 2.893.010.190 0 3.437.533 1 Kế hoạch KT 2012 252,3 2.593.257.817 0 2.593.257.817 0 0 582.642.816 0 582.642 1. 1 Rừng trồng 2005 0,2 2.078.722 0 2.078.722 0 0 545.716 0 545. Trồng rừng 1.196.764 1.196.764 387.752 387 Chăm sóc năm 2 301.702 301.702 81.460 81 Chăm sóc năm 3 169.524 169.524 36.617 36 QLBV năm 4 150.268 150.268 24.343 24 QLBV năm 5 91.258 91.258 9.856 9 QLBV năm 6 105.330 105.330 5.688 5 QLBV năm 7 63.876 63.876 0 1. 2 Rừng trồng 2006 252,1 2.591.179.095 0 2.591.179.095 0 0 582.097.100 0 582.097. Trồng rừng 1.660.331.104 1.660.331.104 448.289.398 448.289 Chăm sóc năm 2 268.700.281 268.700.281 58.039.261 58.039 Chăm sóc năm 3 371.634.476 371.634.476 60.204.785 60.204 QLBV năm 4 77.947.303 77.947.303 8.418.309 8.418 QLBV năm 5 132.321.240 132.321.240 7.145.347 7.145 QLBV năm 6 80.244.691 80.244.691 0 2 Kế hoạch KT 2013 205,5 2.388.028.905 154.808.641 2.064.549.133 168.671.131 17.028.950 508.947.167 0 525.976 2, 1 Rừng trồng 2001 2,6 41.880.438 1.859.375 37.953.887 2.067.176 204.531 19.515.289 0 19.719. Trồng rừng 22.841.575 22.841.575 0 14.307.963 14.307 Chăm sóc năm 2 4.843.199 4.843.199 0 2.563.021 2.563 Chăm sóc năm 3 2.558.322 2.558.322 0 1.105.195 1.105 QLBV năm 4 898.760 898.760 0 339.731 339 QLBV năm 5 904.800 904.800 0 293.155 293 QLBV năm 6 954.382 954.382 0 257.683 257 QLBV năm 7 1.076.400 1.076.400 0 232.502 232 QLBV năm 8 1.320.800 1.320.800 0 213.970 213 QLBV năm 9 1.186.359 1.186.359 128.127 128 QLBV năm 10 1.369.290 1.369.290 73.942 73 QLBV năm 11 827.593 827.593 QLBV năm 12 3.098.958 1.859.375 1.239.583 12 204.531 204 QLBV năm 13 0 2, 2 Rừng trồng 2005 49,9 581.333.553 37.615.418 502.704.077 41.014.058 4.137.696 136.155.969 0 140.293. Trồng rừng 298.592.618 298.592.618 96.744.008 96.744 Chăm sóc năm 2 75.274.599 75.274.599 20.324.142 20.324 Chăm sóc năm 3 42.296.188 42.296.188 9.135.977 9.135 QLBV năm 4 37.491.866 37.491.866 6.073.682 6.073 QLBV năm 5 22.768.971 22.768.971 2.459.049 2.459 QLBV năm 6 26.279.835 26.279.835 1.419.111 1.419 QLBV năm 7 15.937.112 15.937.112 QLBV năm 8 62.692.364 37.615.418 25.076.946 12 4.137.696 4.137 QLBV năm 9 2, 3 Rừng trồng 2006 153,0 1.764.814.914 115.333.848 1.523.891.169 125.589.897 12.686.723 353.275.909 0 365.962. Trồng rừng 1.007.658.306 1.007.658.306 272.067.743 272.067 Chăm sóc năm 2 163.074.744 163.074.744 35.224.145 35.224 Chăm sóc năm 3 225.545.715 225.545.715 36.538.406 36.538 QLBV năm 4 47.306.376 47.306.376 5.109.089 5.109 QLBV năm 5 80.306.028 80.306.028 4.336.526 4.336 QLBV năm 6 48.700.665 48.700.665 0 QLBV năm 7 192.223.080 115.333.848 76.889.232 12 12.686.723 12.686 3 Kế hoạch KT 2014 307,1 5.841.148.257 462.993.788 4.990.203.946 387.950.523 76.393.975 955.062.416 0 1.031.456 3, 2 Rừng trồng 2007 307,1 5.841.148.257 462.993.788 4.990.203.946 387.950.523 76.393.975 955.062.416 0 1.031.456. Trồng rừng 3.697.066.651 3.697.066.651 798.566.397 798.566 Chăm sóc năm 2 615.036.848 615.036.848 99.635.969 99.635 Chăm sóc năm 3 374.863.458 374.863.458 40.485.253 40.485 QLBV năm 4 303.236.989 303.236.989 16.374.797 16.374 QLBV năm 5 79.287.999 79.287.999 QLBV năm 6 385.828.156 231.496.894 154.331.262 24 50.929.317 50.929 QLBV năm 7 385.828.156 231.496.894 0 154.331.262 12 25.464.658 25.464 QLBV năm 8 0 4 Kế hoạch KT 2015 340,2 5.707.868.116 769.344.609 4.346.777.245 591.746.262 169.255.814 625.466.788 0 794.722 4, 2 Rừng trồng 2008 340,2 5.707.868.116 769.344.609 4.346.777.245 591.746.262 169.255.814 625.466.788 0 794.722. Trồng rừng 3.335.080.959 3.335.080.959 540.283.115 540.283 Chăm sóc năm 2 565.779.136 565.779.136 61.104.147 61.104 Chăm sóc năm 3 445.917.150 445.917.150 24.079.526 24.079 QLBV năm 4 78.849.855 78.849.855 QLBV năm 5 427.413.672 256.448.203 170.965.469 36 84.627.907 84.627 QLBV năm 6 427.413.672 256.448.203 0 170.965.469 24 56.418.605 56.418 QLBV năm 7 427.413.672 256.448.203 0 170.965.469 12 28.209.302 28.209 QLBV năm 8 0 0 5 Kế hoạch KT 2016 339,9 4.744.388.101 1.024.888.232 2.360.536.840 1.358.963.029 281.844.264 220.891.003 0 502.735 5, 3 Rừng trồng 2009 339,9 4.744.388.101 1.024.888.232 2.360.536.840 1.358.963.029 281.844.264 220.891.003 0 502.735. Trồng rừng 1.730.037.296 1.730.037.296 186.844.028 186.844 Chăm sóc năm 2 630.499.544 630.499.544 34.046.975 34.046 Chăm sóc năm 3 675.704.205 675.704.205 QLBV năm 4 427.036.764 256.222.058 170.814.706 48 112.737.706 112.737 QLBV năm 5 427.036.764 256.222.058 0 170.814.706 36 84.553.279 84.553 QLBV năm 6 427.036.764 256.222.058 170.814.706 24 56.368.853 56.368 QLBV năm 7 427.036.764 256.222.058 170.814.706 12 28.184.426 28.184 QLBV năm 8 0 II Giai đoạn II 1.373,8 36.262.284.747 19.031.228.067 2.308.192.572 14.922.864.108 11.712.391.445 124.642.399 0 11.837.033 1 Kế hoạch KT 2017 178,0 4.298.078.780 864.359.207 2.308.192.572 1.125.527.001 327.800.391 124.642.399 0 452.442 1, 4 Rừng trồng 2010 178,0 4.298.078.780 864.359.207 2.308.192.572 1.125.527.001 327.800.391 124.642.399 0 452.442. Trồng rừng 2.308.192.572 2.308.192.572 124.642.399 124.642 Chăm sóc năm 2 549.287.530 549.287.530 0 Chăm sóc năm 3 546.070.358 327.642.215 218.428.143 60 180.203.218 180.203 QLBV năm 4 223.632.080 134.179.248 89.452.832 48 59.038.869 59.038 QLBV năm 5 223.632.080 134.179.248 89.452.832 36 44.279.152 44.279 QLBV năm 6 223.632.080 134.179.248 89.452.832 24 29.519.435 29.519 QLBV năm 7 223.632.080 134.179.248 89.452.832 12 14.759.717 14.759 QLBV năm 8 0 2 Kế hoạch KT 2018 162,4 3.689.477.741 1.202.031.921 0 2.487.445.820 571.932.677 0 0 571.932 2, 2 Rừng trồng 2011 162,4 3.689.477.741 1.202.031.921 0 2.487.445.820 571.932.677 0 0 571.932. Trồng rừng 1.686.091.204 1.686.091.204 Chăm sóc năm 2 689.042.575 413.425.545 275.617.030 72 272.860.860 272.860 Chăm sóc năm 3 498.212.506 298.927.504 199.285.002 60 164.410.127 164.410 QLBV năm 4 204.032.864 122.419.718 81.613.146 48 53.864.676 53.864 QLBV năm 5 204.032.864 122.419.718 81.613.146 36 40.398.507 40.398 QLBV năm 6 204.032.864 122.419.718 81.613.146 24,0 26.932.338 26.932 QLBV năm 7 204.032.864 122.419.718 81.613.146 12 13.466.169 13.466 QLBV năm 8 3 Kế hoạch KT 2019 320,8 8.777.368.700 5.266.421.221 0 3.510.947.479 3.356.590.679 0 0 3.356.590 3, Rừng trồng 2012 320,8 8.777.368.700 5.266.421.221 0 3.510.947.479 3.356.590.679 0 0 3.356.590.6 2 Trồng rừng 4.819.940.121 2.891.964.073 1.927.976.048 84 2.226.812.336 2.226.812 Chăm sóc năm 2 1.361.113.658 816.668.195 544.445.463 72 539.001.009 539.001 Chăm sóc năm 3 984.153.769 590.492.261 393.661.508 60 324.770.744 324.770 QLBV năm 4 403.040.288 241.824.173 161.216.115 48 106.402.636 106.402 QLBV năm 5 403.040.288 241.824.173 161.216.115 36 79.801.977 79.801 QLBV năm 6 403.040.288 241.824.173 161.216.115 24 53.201.318 53.201 QLBV năm 7 403.040.288 241.824.173 161.216.115 12 26.600.659 26.600 QLBV năm 8 0 4 Kế hoạch KT 2020 205,5 5.622.659.814 3.373.595.889 0 2.249.063.925 2.150.185.114 0 0 2.150.185 4, 1 Rừng trồng 2013 205,5 5.622.659.814 3.373.595.889 0 2.249.063.925 2.150.185.114 0 0 2.150.185. Trồng rừng 3.087.586.331 1.852.551.799 1.235.034.532 84 1.426.464.885 1.426.464 Chăm sóc năm 2 871.910.402 523.146.241 348.764.161 72 345.276.519 345.276 Chăm sóc năm 3 630.435.161 378.261.097 252.174.064 60 208.043.603 208.043 QLBV năm 4 258.181.980 154.909.188 103.272.792 48 68.160.043 68.160 QLBV năm 5 258.181.980 154.909.188 103.272.792 36 51.120.032 51.120 QLBV năm 6 258.181.980 154.909.188 103.272.792 24 34.080.021 34.080 QLBV năm 7 258.181.980 154.909.188 103.272.792 12 17.040.011 17.040 QLBV năm 8 0 5 Kế hoạch KT 2021 507,1 13.874.699.712 8.324.819.829 0 5.549.879.883 5.305.882.584 0 0 5.305.882 5, 1 Rừng trồng 2014 507,1 13.874.699.712 8.324.819.829 0 5.549.879.883 5.305.882.584 0 0 5.305.882. Trồng rừng 7.619.051.232 4.571.430.739 3.047.620.493 84 3.520.001.669 3.520.001 Chăm sóc năm 2 2.151.560.898 1.290.936.539 860.624.359 72 852.018.116 852.018 Chăm sóc năm 3 1.555.686.958 933.412.175 622.274.783 60 513.376.696 513.376 QLBV năm 4 637.100.156 382.260.094 254.840.062 48 168.194.441 168.194 QLBV năm 5 637.100.156 382.260.094 254.840.062 36 126.145.831 126.145 QLBV năm 6 637.100.156 382.260.094 254.840.062 24 84.097.221 84.097 QLBV năm 7 637.100.156 382.260.094 254.840.062 12 42.048.610 42.048 QLBV năm 8 0 III Giai đoạn III 1.341,3 36.699.141.637 22.019.484.979 0 14.679.656.658 14.034.273.929 0 0 14.034.273 1 Kế hoạch KT 2022 340,2 9.308.169.675 5.584.901.804 0 3.723.267.871 3.559.576.523 0 0 3.559.576 1, 1 Rừng trồng 2015 340,2 9.308.169.675 5.584.901.804 0 3.723.267.871 3.559.576.523 0 0 3.559.576. Trồng rừng 5.111.420.290 3.066.852.174 2.044.568.116 84 2.361.476.174 2.361.476 Chăm sóc năm 2 1.443.425.395 866.055.237 577.370.158 72 571.596.456 571.596 Chăm sóc năm 3 1.043.669.302 626.201.581 417.467.721 60 344.410.870 344.410 QLBV năm 4 427.413.672 256.448.203 170.965.469 48 112.837.209 112.837 QLBV năm 5 427.413.672 256.448.203 170.965.469 36 84.627.907 84.627 QLBV năm 6 427.413.672 256.448.203 170.965.469 24 56.418.605 56.418 QLBV năm 7 427.413.672 256.448.203 170.965.469 12 28.209.302 28.209 QLBV năm 8 0 2 Kế hoạch KT 2023 339,9 9.299.961.413 5.579.976.846 0 3.719.984.567 3.556.437.567 0 0 3.556.437 2, 1 Rừng trồng 2016 339,9 9.299.961.413 5.579.976.846 0 3.719.984.567 3.556.437.567 0 0 3.556.437. Trồng rừng 5.106.912.865 3.064.147.719 2.042.765.146 84 2.359.393.744 2.359.393 Chăm sóc năm 2 1.442.152.533 865.291.520 576.861.013 72 571.092.403 571.092 Chăm sóc năm 3 1.042.748.959 625.649.375 417.099.584 60 344.107.156 344.107 QLBV năm 4 427.036.764 256.222.058 170.814.706 48 112.737.706 112.737 QLBV năm 5 427.036.764 256.222.058 170.814.706 36 84.553.279 84.553 QLBV năm 6 427.036.764 256.222.058 170.814.706 24 56.368.853 56.368 QLBV năm 7 427.036.764 256.222.058 170.814.706 12 28.184.426 28.184 QLBV năm 8 0 3 Kế hoạch KT 2024 178,0 4.870.235.750 2.922.141.450 0 1.948.094.300 1.862.447.446 0 0 1.862.447 3, 1 Rừng trồng 2017 178,0 4.870.235.750 2.922.141.450 0 1.948.094.300 1.862.447.446 0 0 1.862.447. Trồng rừng 2.674.405.678 1.604.643.407 1.069.762.271 84 1.235.575.423 1.235.575 Chăm sóc năm 2 755.231.394 453.138.836 302.092.558 72 299.071.632 299.071 Chăm sóc năm 3 546.070.358 327.642.215 218.428.143 60 180.203.218 180.203 QLBV năm 4 223.632.080 134.179.248 89.452.832 48 59.038.869 59.038 QLBV năm 5 223.632.080 134.179.248 89.452.832 36 44.279.152 44.279 QLBV năm 6 223.632.080 134.179.248 89.452.832 24 29.519.435 29.519 QLBV năm 7 223.632.080 134.179.248 89.452.832 12 14.759.717 14.759 QLBV năm 8 0 4 Kế hoạch KT 2025 162,4 4.443.406.099 2.666.043.658 0 1.777.362.441 1.699.221.714 0 0 1.699.221 4, 1 Rừng trồng 2018 162,4 4.443.406.099 2.666.043.658 0 1.777.362.441 1.699.221.714 0 0 1.699.221. Trồng rừng 2.440.019.562 1.464.011.737 976.007.825 84 1.127.289.037 1.127.289 Chăm sóc năm 2 689.042.575 413.425.545 275.617.030 72 272.860.860 272.860 Chăm sóc năm 3 498.212.506 298.927.504 199.285.002 60 164.410.127 164.410 QLBV năm 4 204.032.864 122.419.718 81.613.146 48 53.864.676 53.864 QLBV năm 5 204.032.864 122.419.718 81.613.146 36 40.398.507 40.398 QLBV năm 6 204.032.864 122.419.718 81.613.146 24 26.932.338 26.932 QLBV năm 7 204.032.864 122.419.718 81.613.146 12 13.466.169 13.466 QLBV năm 8 0 5 Kế hoạch KT 2026 320,8 8.777.368.700 5.266.421.221 0 3.510.947.479 3.356.590.679 0 0 3.356.590 5, 1 Rừng trồng 2019 320,8 8.777.368.700 5.266.421.221 0 3.510.947.479 3.356.590.679 0 0 3.356.590. Trồng rừng 4.819.940.121 2.891.964.073 1.927.976.048 84 2.226.812.336 2.226.812 Chăm sóc năm 2 1.361.113.658 816.668.195 544.445.463 72 539.001.009 539.001 Chăm sóc năm 3 984.153.769 590.492.261 393.661.508 60 324.770.744 324.770 QLBV năm 4 403.040.288 241.824.173 161.216.115 48 106.402.636 106.402 QLBV năm 5 403.040.288 241.824.173 161.216.115 36 79.801.977 79.801 QLBV năm 6 403.040.288 241.824.173 161.216.115 24 53.201.318 53.201 QLBV năm 7 403.040.288 241.824.173 161.216.115 12 26.600.659 26.600 QLBV năm 8 0 Tổng cộng 4.160,1 94.236.117.580 43.462.748.316 18.663.517.553 32.109.851.711 26.291.188.377 3.017.652.589 0 29.308.840 * Ghi chú: + Vốn đầu tư: -
Rừng trồng từ năm 2001 - 2010 vốn đầu tư gồm vay Ngân hàng phát triển, năm 2011 Vốn Công ty tự cân đối. Số liệu do phòng Kinh tế - Kế toán cung cấ đầu tư hàng năm. -
Rừng trồng từ năm 2012 - 2019 vốn đầu tư được huy động từ 2 nguồn (Vay Tổng công ty chiếm 60%, Vốn Công ty tự cân đối 40%) suất đầu tư được tính như sau:
Trồng rừng và chăm sóc năm 1 15.024.751 đồng/ha Chăm sóc năm 2 4.242.873 đồng/ha Chăm sóc năm 3 3.067.811 đồng/ha Quản lý bảo vệ, PCCR 1.256.360 đồng/ha + Lãi suất: -
Rừng trồng từ năm 2001 - 2010 vốn vay Ngân hàng với lãi suất 5.4%/năm -
Rừng trồng năm 2012 - 2019 gồm có:
Vay Tổng công ty với lãi suất 11%/năm
Phụ biểu 05. Kinh phí thực hiện mục tiêu xã hội
Tham vấn các bên liên quan, quan hệ cộng đồng Thuê xã hỗ Dự phòng giải Tham vấn các Ủng hộ địa TT Kế hoach thực hiện trợ về Tham vấn các Tham vấn các quyết tranh QLBVR bên liên quan, bên liên quan bên liên quan chấp phương tuyên truyền (xã) (huyện) (Ấp) I
Giai đoạn 1: 2012-2016 97.500.000 180.000.000 239.000.000 301.000.000 360.000.000 420.000.000 1 Năm 2012 19.500.000 26.000.000 34.000.000 43.000.000 52.000.000 60.000.000 2 Năm 2013 19.500.000 42.000.000 56.000.000 71.000.000 85.000.000 99.000.000 3 Năm 2014 19.500.000 35.000.000 46.000.000 58.000.000 69.000.000 81.000.000 4 Năm 2015 19.500.000 38.000.000 51.000.000 64.000.000 76.000.000 89.000.000 5 Năm 2016 19.500.000 39.000.000 52.000.000 65.000.000 78.000.000 91.000.000 II
Giai đoạn 2: 2017-2021 97.500.000 222.000.000 296.000.000 370.000.000 445.000.000 519.000.000 1 1 Năm 2017 19.500.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 61.000.000 71.000.000 2 Năm 2018 19.500.000 31.000.000 41.000.000 52.000.000 62.000.000 72.000.000 3 Năm 2019 19.500.000 49.000.000 66.000.000 82.000.000 99.000.000 115.000.000 4 Năm 2020 19.500.000 36.000.000 48.000.000 60.000.000 72.000.000 84.000.000 5 Năm 2021 19.500.000 76.000.000 101.000.000 126.000.000 151.000.000 177.000.000
III Giai đoạn 3: 2022-2026 97.500.000 228.000.000 304.000.000 379.000.000 455.000.000 531.000.000 1 Năm 2022 19.500.000 54.000.000 72.000.000 89.000.000 107.000.000 125.000.000 2 Năm 2023 19.500.000 54.000.000 72.000.000 90.000.000 108.000.000 126.000.000 3 Năm 2024 19.500.000 36.000.000 47.000.000 59.000.000 71.000.000 83.000.000 4 Năm 2025 19.500.000 33.000.000 44.000.000 55.000.000 66.000.000 77.000.000 5 Năm 2026 19.500.000 51.000.000 69.000.000 86.000.000 103.000.000 120.000.000 Tổng cộng 292.500.000 630.000.000
839.000.000 1.050.000.000 1.260.000.000 1.470.000.000
Phụ biểu 06. Chi phí thuế sử dụng đất T Diện tích Số năm nộp Đơn giá 01 Thành tiền Kế hoạch T (ha) thuế ha/năm (đồng) I
Giai đoạn I: 2012-2016 1.445,0 1.904.280.000 1 Kế hoạch 2012 252,3 0 Rừng trồng 2005 0,2 0 Rừng trồng 2006 252,1 0 2 Kế hoạch 2013 205,5 0 Rừng trồng 2001 2,6 0 Rừng trồng 2005 49,9 0 Rừng tái sinh 2007 153,0 0 3 Kế hoạch 2014 307,1 0 Rừng trồng 2006 0 Rừng trồng 2007 307,1 0 Rừng trồng 2008 0 4 Kế hoạch 2015 340,2 952.560.000 Rừng trồng 2007 8,0 400.000 0 Rừng trồng 2008 340,2 7,0 400.000 952.560.000 Rừng trồng 2009 6,0 400.000 0 5 Kế hoạch 2016 339,9 951.720.000 Rừng trồng 2006 10,0 400.000 0 Rừng trồng 2008 8,0 400.000 0 Rừng trồng 2009 339,9 7,0 400.000 951.720.000 Rừng trồng 2010 6,0 400.000 0
II Giai đoạn II: 2017-2021 1.373,8 3.846.640.000 1 Kế hoạch 2017 178,0 498.400.000 Rừng trồng 2007 10,0 400.000 0 Rừng trồng 2008 9,0 400.000 0 Rừng trồng 2009 8,0 400.000 0 Rừng trồng 2010 178,0 7,0 400.000 498.400.000 Rừng trồng 2011 6,0 400.000 0 Rừng trồng 2012 5,0 400.000 0 2 Kế hoạch 2018 162,4 454.720.000 Rừng trồng 2010 8,0 400.000 0 Rừng trồng 2011 162,4 7,0 400.000 454.720.000 Rừng trồng 2012 6,0 400.000 0 3 Kế hoạch 2019 320,8 898.240.000 Rừng trồng 2007 12,0 400.000 0 Rừng trồng 2012 320,8 7,0 400.000 898.240.000 4 Kế hoạch 2020 205,5 575.400.000 Rừng trồng 2013 205,5 7,0 400.000 575.400.000 5 Kế hoạch 2021 507,1 1.419.880.000 Rừng trồng 2014 507,1 7,0 400.000 1.419.880.000
III Giai đoạn III:2022-2026 1.341,3 3.755.640.000 1 Kế hoạch 2022 340,2 952.560.000 Rừng trồng 2015 340,2 7,0 400.000 952.560.000 2 Kế hoạch 2023 339,9 951.720.000 Rừng trồng 2016 339,9 7,0 400.000 951.720.000 3 Kế hoạch 2024 178,0 498.400.000 Rừng trồng 2017 178,0 7,0 400.000 498.400.000 4 Kế hoạch 2025 162,4 454.720.000 Rừng trồng 2018 162,4 7,0 400.000 454.720.000 5 Kế hoạch 2026 320,8 898.240.000 Rừng trồng 2019 320,8 7,0 400.000 898.240.000 Tổng cộng 4.160,1 9.506.560.000
Phụ biểu 07. Chi phí thực hiện các chương trình đào tạo TT Kế hoạch Thành tiền (đồng) I
Giai đoạn 1 (2012-2016) 600.000.000 1 Kế hoạch 2012 86.000.000 2 Kế hoạch 2013 141.000.000 3 Kế hoạch 2014 116.000.000 4 Kế hoạch 2015 127.000.000 5 Kế hoạch 2016 130.000.000 II
Giai đoạn 2 (2017-2021) 740.000.000 1 Kế hoạch 2017 101.000.000 2 Kế hoạch 2018 103.000.000 3 Kế hoạch 2019 164.000.000 4 Kế hoạch 2020 120.000.000 5 Kế hoạch 2021 252.000.000 II
Giai đoạn 3 (2022-2026) 761.000.000 1 Kế hoạch 2022 179.000.000 2 Kế hoạch 2023 181.000.000 3 Kế hoạch 2024 119.000.000 4 Kế hoạch 2025 110.000.000 5 Kế hoạch 2026 172.000.000 Tổng cộng 2.101.000.000
Phụ biểu 08. Chi phí lương và các loại bảo hiểm Các khoản chi phí TT Kế hoạch Chi phí quản lý Sửa chữa Văn Tiền lương BHXH BHYT BHTN Công đoàn Tiền ăn giữa ca Công ty phòng I
Giai đoạn 1 (2012-2016) 46.625.000.000 4.675.000.000 825.000.000 275.000.000 935.000.000 4.719.000.000 6.956.200.000 1 Kế hoạch 2012 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 556.200.000 2 Kế hoạch 2013 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.600.000.000 1.400.000.000 3 Kế hoạch 2014 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.600.000.000 4 Kế hoạch 2015 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.600.000.000 5 Kế hoạch 2016 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.600.000.000 II
Giai đoạn 2 (2017-2021) 46.625.000.000 4.675.000.000 825.000.000 275.000.000 935.000.000 4.719.000.000 5.000.000.000 1 Kế hoạch 2017 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 2 Kế hoạch 2018 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 3 Kế hoạch 2019 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 4 Kế hoạch 2020 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 5 Kế hoạch 2021 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 II
Giai đoạn 3 (2022-2026) 46.625.000.000 4.675.000.000 825.000.000 275.000.000 935.000.000 4.719.000.000 5.000.000.000 1 Kế hoạch 2022 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 2 Kế hoạch 2023 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 3 Kế hoạch 2024 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 4 Kế hoạch 2025 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 5 Kế hoạch 2026 9.325.000.000 935.000.000 165.000.000 55.000.000 187.000.000 943.800.000 1.000.000.000 Tổng cộng 139.875.000.000 14.025.000.000 2.475.000.000 825.000.000 2.805.000.000 14.157.000.000 16.956.200.000