-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Yersin Đà Lạt
Tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Yersin Đà Lạt. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 25 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học (ĐL) 1 tài liệu
Đại học Yersin Đà Lạt 30 tài liệu
Tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Yersin Đà Lạt
Tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Yersin Đà Lạt. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 25 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học (ĐL) 1 tài liệu
Trường: Đại học Yersin Đà Lạt 30 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài: Những ảnh hưởng của các yếu tố “giới tính, tính cách cá
nhân, năng lực cảm xúc” đến năng lực lãnh đạo của nhà quản trị
trong tổ chức từ đó lựa chọn một nhà quản trị đó trong tổ chức mà họ
đang phục vụ để đưa ra giải pháp.
Họ và tên: Trần Lê Minh Chiến
Lớp: Cao học quản lý kinh tế - Kh7a 05
GV: ThS – Âu Trần Ngọc Mai 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, thế giới đang ngày càng phát
triển nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc. Cơ sở chính trị hay chính kiến trúc thượng tầng 2
tác động trở lại nền kinh tế, muốn có một nền kinh tế bền vững, cần có một hệ thống
chính trị hoạt động hiệu quả từ trung ương đến địa phương đồng bộ, thống nhất đa dạng
hoạt động và quan trọng hơn là yếu tố con người được đề cao hơn bao giờ hết. Chính vì
lẽ đó mà năng lực lãnh đạo của một nhà quản trị nói riêng và các nhà lãnh đạo nói chung
là một chủ đề được quan tâm đặc biệt, sự thành công của một tổ chức đòi hỏi phải có
những người đứng đầu tài năng, có tầm nhìn sâu rộng, có cái nhìn tổng quát để dẫn dắt tổ
chức đi đến một mục tiêu chung. Đồng thời việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố
như giới tính, tính cách cá nhân và năng lực cảm xúc đối với năng lực lãnh đạo của nhà
quản trị trong tổ chức cũng rất quan trọng vì nó mang lại cái nhìn sâu sắc và toàn diện về
cách những yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự thành công của một nhà
quản trị trong môi trường công việc thực tế. Giới tính có thể có ảnh hưởng đáng kể đến
cách mà một nhà quản trị tiếp cận và giải quyết các vấn đề lãnh đạo và tính cách cá nhân
của nhà quản trị có thể định hình cách họ thực hiện vai trò lãnh đạo để giải quyết công
việc. Cuối cùng, năng lực cảm xúc cũng là một yếu tố quan trọng đối với năng lực lãnh
đạo. Khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và của nhóm, cùng khả năng tạo ra một môi
trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng cho đội ngũ có thể phản ánh sự thành công trong vai trò lãnh đạo.
Với những vấn đề đặt ra cùng với việc đánh giá thực tiễn, tôi quyết định chọn đề
tài “ Những vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố “giới tính, tính cách cá nhân, năng lực
cảm xúc” đến năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong tổ chức từ đó lựa chọn một
nhà quản trị đó trong tổ chức mà họ đang phục vụ để đưa ra giải pháp” để làm rõ hơn
về cách những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định và hành vi lãnh đạo của họ, từ đó có
thể đưa ra những giải pháp và chiến lược cụ thể để phát triển năng lực lãnh đạo trong tổ chức.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố “giới tính, tính cách cá
nhân, năng lực cảm xúc” đến năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong tổ chức, bài nghiên
cứu tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn và đưa ra cái nhìn sâu sắc mà các yếu tố 3
ảnh hưởng đến hiệu suất lãnh đạo của họ. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể để
phát triển năng lực lãnh đạo của những nhà quản trị trong tổ chức để nâng cao hiệu suất
và sự thành công của những nhà quản trị.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nhà quản trị trong tổ chức: Bao gồm các cá nhân có vị trí lãnh đạo trong tổ chức,
bao gồm các cấp bậc từ cấp quản lý trung cấp đến cấp quản lý cấp cao.
Nhân viên trong tổ chức: Những người làm việc dưới sự lãnh đạo của nhà quản trị.
Nghiên cứu vè phong cách lãnh đạo để tìm ra quy luật chung, tìm ra những yếu tố
tác động và xây dựng phong cách lãnh đạo mới.
- Phạm vi nghiên cứu
Giới tính: Các ảnh hưởng của giới tính đối với năng lực lãnh đạo được nghiên cứu.
Tính cách cá nhân: Sự ảnh hưởng của các đặc điểm tính cách cá nhân (ví dụ: kiên
nhẫn, tự tin, quyết đoán) đến năng lực lãnh đạo.
Năng lực cảm xúc: Các yếu tố cảm xúc như sự kiểm soát cảm xúc, khả năng đồng
cảm và tương tác xã hội được xem xét về ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo.
Năng lực lãnh đạo: Bao gồm các khía cạnh như khả năng giao tiếp, khả năng thúc
đẩy và tạo động lực cho nhân viên, khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng
xây dựng mối quan hệ, v.v.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, phương pháp
nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp định lượng để tiến hành tổng hợp, phân
tích thực trạng những ảnh hưởng của các yếu tố “giới tính, tính cách cá nhân, năng lực
cảm xúc” đến năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong tổ chức từ đó lựa chọn một nhà 4
quản trị đó trong tổ chức mà họ đang phục vụ để đưa ra giải pháp. Đồng thời, kết hợp với
các phương pháp định lượng khác nhau như phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, khảo sát. PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ GIỚI TÍNH, TÍNH CÁCH CÁ
NHÂN, NĂNG LỰC CẢM XÚC ĐẾN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG TỔ CHỨC
1.1. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
1.1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của người
lãnh đạo, quản lí. Phương pháp, cách thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết,
khuyến khích họ nâng cao bồi dưỡng chuyên môn cụ thể như:
Thứ nhất, phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo
sử dụng các tác động đến những người dưới quyền. Các phương pháp tác động này một
mặt bị chi phối bởi các điều kiện khách quan của môi trường bên ngoài, mặt khác nó bị
phụ thuộc bởi các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo. Là cách người lãnh đạo cư xử đối
với những người dưới quyền trong phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra các quyết
định để giải quyết công việc hàng ngày trong tổ chức, nhằm hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo.
Thứ hai, là tập hợp của những quan điểm, hành vi, phương pháp mà nhà quản trị
sử dụng để tác động vào nhân viên, công việc và tập thể, nghệ thuật của người lãnh đạo
được thể hiện ở chỗ họ biết lựa chọn cho mình phương pháp và cách thức làm việc tối ưu.
Phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp, khoa học sẽ giúp người lãnh đạo thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, ngược lại nó sẽ cản trở quá trình đạt đến mục tiêu và
làm giảm hiệu quả làm việc, thực hiện nhiệm vụ của người lãnh đạo.
Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo như sau: Phong cách
lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo
và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
1.1.2 Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo 6
Phong cách lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng trong việc quản lý và chỉ đạo
một tổ chức hoặc nhóm làm việc. Dấu hiệu của một phong cách lãnh đạo có thể phản ánh
trong các hành động, cách nói chuyện, và cách thức quản lý một tình huống. Dưới đây là
một số dấu hiệu của các phong cách lãnh đạo phổ biến:
Hệ thống phương pháp thủ thuật phản ánh hành động tương đối ổn định, bền vững
của cá nhân về lãnh đạo thường bao gồm các phương tiện và kĩ thuật giúp cá nhân nhận
biết, đánh giá và cải thiện phong cách lãnh đạo của họ.
Hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa
cá nhân. Phản ánh hành động tương đối ổn định và bền vững của cá nhân về lãnh đạo
thường bao gồm các phương tiện và kỹ thuật giúp cá nhân nhận biết, đánh giá và cải thiện
phong cách lãnh đạo của họ. Kết hợp các phương pháp trên có thể giúp cá nhân phát triển
phong cách lãnh đạo một cách ổn định và bền vững thông qua việc tự nhận biết và cải
thiện từ các trải nghiệm thực tế và phản hồi từ môi trường làm việc.
Hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với môi trường xã hội.
Điều này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp thủ thuật, ứng xử của người lãnh đạo.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong tổ chức
Trong thực tế, người ta thường nói nhiều đến cá tính hơn là phong cách người lãnh
đạo như vậy, người ta đã bỏ qua yếu tố môi trường, phong cách thể hiện sự kết hợp hài
hòa giữa cá tính và môi trường, cá tính là cái khó thay đổi, nhất là khi con người đã ở độ
tuổi trưởng thành, còn môi trường thì luôn thay dổi. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với cá tính và
môi trường hoạt động cụ thể của mình.
a, Về môi trường làm việc 7
Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách lãnh đạo của nhà
quản lý. Bởi vì một môi trường làm việc tốt, đề cao tính năng động và sáng tạo thì việc áp
dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để có thể lắng nghe nhiều hơn ý kiến của các nhân
viên là điều vô cùng cần thiết. Chẳng hạn, với cấp dưới là người cao tuổi, có kiến thức và
kinh nghiệm công tác thì lãnh đạo theo phong cách tự do dân chủ là thích hợp; với những
người có thái độ chống đối, hoặc thiếu trách nhiệm, thụ động cần phải lãnh đạo theo phong cách độc đoán b, Về cá tính
Cá tính nói riêng, tâm lý cá nhân nói chung có ảnh hưởng mạnh và bền vững nhất
đến phong cách lãnh đạo. Điều này thể hiện qua việc mỗi nhà lãnh đạo thường thích
phong cách lãnh đạo nào đó và trong điều kiện bình thường họ cảm thấy phong cách này
tự nhiên, thoải mái, hiệu quả hơn so với các phong cách khác. Thực tế cho thấy, những
nhà lãnh đạo có năng lực vượt trội, có ý chí cao, nóng tính… thường có phong cách lãnh
đạo độc đoán. Ngược lại, nhà lãnh đạo linh hoạt, đứng đầu một tập thể lãnh đạo bao gồm
những người năng động, có trình độ và đoàn kết, thường điều công việc theo cách dân chủ.
c, Về mức độ phát triển của tập thể lao động
Đặc điểm và mức độ phát triển của tập thể lao động cũng chi phối phong cách
lãnh đạo. Ví dụ, với tập thể ở giai đoạn đầu của sự phát triển, tồn tại mâu thuẫn sâu sắc
giữa các nhóm và các thành viên phần lớn là phụ nữ… thì phong cách lãnh đạo độc đoán
thường thích hợp và hiệu quả hơn. Hoặc, trong những tình huống cấp bách đòi hỏi phải
đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác để giải quyết cũng rất cần phong cách lãnh đạo
độc đoán của một nhà lãnh đạo có bản lĩnh, cứng rắn và quyết đoán.
Khi nghiên cứu về người lãnh đạo, ngoài những nét đặc trưng, riêng biệt của từng
cá nhân, còn có thể rút ra những nét điển hình trong phong cách lãnh đạo, phản ánh
những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động của họ. Ở mỗi người lãnh 8
đạo, chúng ta có thể tìm thấy những nét chung của kiểu người lãnh đạo nào đó và những
nét biệt của từng người.
1.3. Phân loại phong cách lãnh đạo
Trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều cách phân
loại khác nhau. Mục đích của việc phân loại là tìm ra những phương thức, những phong
cách quản lí của các nhà lãnh đạo trên thế giới để viết ra những quy luật phát triển về
khoa học quản lí, đồng thời nêu ra những tấm gương tiêu biểu cho nhân loại
1.3.1 Phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực
Đây là một phong cách lãnh đạo mà quyền lực và quyết định tập trung vào tay nhà
quản trị một cách tuyệt đối, mà không có sự tham gia hoặc đóng góp đáng kể từ phía
nhóm hoặc nhân viên. Nhà quản trị chỉ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và quyền hạn của
mình để tự đề ra các quyết định; bắt buộc cấp dưới phải nghiêm túc thực hiện - không
được bàn bạc hay thảo luận thêm. Nhà quản trị sẽ ra lệnh và quyết định một cách độc lập
và không cần sự đồng thuận từ phía nhóm hoặc nhân viên. Phong cách lãnh đạo này
nhằm đưa ra quyết định nhanh chóng, giữ bí mật thông tin và là nhân tố cần thiết trong
các tổ chức, bộ phận mới thành lập hoặc khi trong tổ chức phát sinh nhiều mâu thuẫn,
xung đột hoặc khi cần giải quyết các vấn đề khẩn cấp và bí mật.
Tuy nhiên, phong cách này thường không linh hoạt và không chịu sự thay đổi, với
lãnh đạo giữ vững quyền lực và kiểm soát. Nhà quản trị thường tập trung vào việc đạt
được kết quả ngắn hạn mà không quan tâm nhiều đến việc phát triển và cam kết dài hạn
của nhân viên. Từ đó họ không tận dụng được kiến thức và kĩ năng người dưới quyền và
tạo cảm giác không được tôn trọng và bất mãn trong nhân viên.
Mặc dù phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực có thể đem lại hiệu
quả trong một số tình huống khẩn cấp hoặc khi cần đưa ra quyết định nhanh chóng,
nhưng nó thường gây ra sự bất mãn và phản đối từ phía nhân viên, có thể ảnh hưởng đến
sự hài lòng, cam kết và hiệu suất làm việc. 9
1.3.2 Phong cách lãnh đạo theo hành vi
Phong cách lãnh đạo theo hành vi thường tập trung vào cách mà người lãnh đạo
tương tác và hành động trong quá trình quản lý và chỉ đạo nhóm hoặc tổ chức. Là phong
cách lãnh đạo dựa trên quan điểm và hành vi, tố chất của nhà quản trị trong tổ chức. Các
phong cách này không chỉ tập trung vào quyền lực mà còn chú trọng vào cách lãnh đạo
xây dựng mối quan hệ và tương tác với thành viên trong nhóm. Đây là phong cách mà
người quản trị tập trung vào việc thúc đẩy và quản lý cảm xúc của bản thân và nhóm, sử
dụng sự hiểu biết về cảm xúc để tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên thành
viên nhóm. Từ đó mỗi cá nhân cảm thấy bản thân là một phần quan trọng của tập thể, các
nhà lãnh đạo vừa tham gia khuyến khích các thành viên trong nhóm đóng góp ý tưởng,
đồng thời vẫn giữ được tiếng nói cuối cùng trong quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên, năng suất làm việc của nhà lãnh đạo dân chủ thường kém hơn so với
nhà lãnh đạo độc đoán. Các nhà lãnh đạo có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào chuyên
môn và kinh nghiệm của cấp dưới.
Mỗi phong cách lãnh đạo này có ưu điểm và hạn chế riêng, và có thể phù hợp
trong các tình huống và môi trường làm việc khác nhau. Sự linh hoạt và khả năng điều
chỉnh giữa các phong cách lãnh đạo theo hành vi là chìa khóa để đạt được sự thành công trong vai trò lãnh đạo.
1.3.3 Phong cách lãnh đạo theo tình huống
Phong cách lãnh đạo theo tình huống là phương pháp mà nhà lãnh đạo phụ thuộc
nhiều vào nguồn lực từ bên ngoài để đối mặt với những thay đổi khó lường. Vị trí lãnh
đạo theo tình huống sẽ hoạt động dựa trên giả định rằng không có một phong cách lãnh
đạo nào là tốt nhất trong tất cả các tình huống. Người lãnh đạo theo phương pháp này cần
linh hoạt và điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với nhu cầu của các thành viên
trong nhóm và nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện phong cách lãnh đạo theo tình huống giúp
nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có tiếng nói trong công ty, từ đó tăng cường sự gắn 10
bó của họ với tổ chức từ đó cũng thúc đẩy sự sáng tạo đổi mưới và tăng cường hiệu quả công việc.
Tuy nhiên, đối với phong cách này có thể gây ra những nhầm lẫn. Sự thiếu đồng
nhất về phong cách lãnh đạo có thể khiến các thành viên trong nhóm đặt câu hỏi về
những gì mà họ phải làm. Những thành viên có xu hướng thích tập trung vào các mục
tiêu dài hạn thường không thích mô hình lãnh đạo theo tình huống này. Khi chuyển đổi
phong cách lãnh đạo, bạn phải tập trung vào các nhiệm vụ trước mắt thay vì các mục tiêu
đã được lên kế hoạch từ trước. Điều này có thể khiến đội nhóm của bạn cảm thấy bất an
nếu họ không biết mình sẽ gặp phải phong cách lãnh đạo nào vào thời gian tới.
1.3.4 Phong cách lãnh đạo đổi mới
Là phong cách lãnh đạo tạo ra những hành vi khới dậy động lực và truyền cảm
hứng, xem xét từng cá nhân khi đối xử với nhân viên, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng
và đạt được mức hiệu quả cao nhất trong công việc. Nhà lãnh đạo theo phong cách đổi
mới luôn tìm kiếm cà nhận dạng ra những nhu cầu để tạo ra sức sống mưới cho tổ chức,
thực hiện cải tiến những tiêu chuarn và hệ thống cũ để chúng trở nên hữu hiệu hơn.
Chẳng hạn như Doug Conant _Cựu CEO Campbell Soup trong 6 năm nắm quyền điều
hành, ông đã biến Campbell từ một thương hiệu lên sàn đấu giá để trở thành một trong
những công ty tốt nhất ngành công nghiệp thực phẩm như việc cắt giảm chi phí, đổi mới
sản phẩm đến trao quyền và tái tạo sức mạnh cho lực lượng lao động,...Như vậy, lãnh đạo
đổi mới được áp dụng trong trường hợp tổ chức cần có một sự gia tăng đột biến năng suất
lao động, đặc biệt phù hợp trong môi trường kinh doanh nhiều thay đổi.
1.4. Những ảnh hưởng của các yếu tố “giới tính, tính cách cá nhân, năng lực cảm
xúc” đến năng lực lãnh đạo
Tất cả các yếu tố như giới tính, tính cách cá nhân và năng lực cảm xúc đều có ảnh
hưởng đáng kể đến năng lực lãnh đạo. Dưới đây là một số cách mà các yếu tố này có thể
ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo:
1.4.1 Yếu tố giới tính: 11
Mặc dù không có sự khác biệt tuyệt đối về khả năng lãnh đạo giữa nam và nữ,
nhưng có những đặc điểm tính cách và cách tiếp cận lãnh đạo khác nhau giữa hai giới. Ví
dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ lãnh đạo thường có xu hướng tập trung vào việc
xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy sự
hợp tác, trong khi nam lãnh đạo thường có xu
hướng tập trung vào việc đặt ra mục tiêu và quản lý kỹ thuật.
Bên cạnh đó, đối với phong cách lãnh đạo thì nam giới thường có xu hướng sử
dụng phong cách lãnh đạo autocratic hơn, trong khi phụ nữ thường hơn là sử dụng phong
cách lãnh đạo đồng tình và hỗ trợ. Những đặc điểm này có thể ảnh hưởng đến cách tiếp
cận và quản lý nhân viên, cũng như cách giải quyết các vấn đề trong môi trường làm việc.
Nó đã tạo ra sự không công bằng về cơ hội, điều kiện để hai giới tham gia lãnh đạo, quản
lí và tước đoạt cơ hội bình đẳng trong việc mưu cầu các lợi ích phát triển của bản thân
phụ nữ. Làm cho sự kì vọng cũng như cơ hội đào tạo giữa nam và nữ dường như vẫn còn
khoảng cách giới khá lớn, chẳng hạn như trong lĩnh vực chính trị, nam giới thường có ưu
thế hơn đối với phụ nữ. Trong một bài báo đăng trên tờ The Economist lưu ý: “Phụ nữ đã
đạt được những bước tiến dài trong tất cả các lĩnh vực nhưng họ vẫn còn gặp nhiều khó
khăn hơn so với nam giới trong việc nắm giữ những chức vụ cao nhất… Nam giới và nữ
giới khi mới ra trường đều được tuyển dụng với số lượng gần như tương đương nhau,
nhưng nửa đường trên các nấc thang danh vọng nhiều phụ nữ đã bị loại ra ngoài; và ở vị
trí đỉnh cao thì hầu như không còn ai… Hầu hết những vị trí cao cấp vẫn là một đặc
quyền của đàn ông”. Điều này cho thấy, chính khuôn mẫu về hình ảnh lãnh đạo đã khiến
hình ảnh lãnh đạo nữ khá mờ nhạt so với hình ảnh lãnh đạo nam trong hệ thống chính trị
các cấp. Điều này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sự nghiệp chính trị của họ,
tạo nên rào cản đối với phụ nữ ngay từ khâu lựa chọn nhân sự.
1.4.2 Yếu tố tính cách cá nhân
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lãnh đạo vì nó đóng vai trò quan
trọng trong cách mà một người tiếp cận, tương tác và thực hiện vai trò lãnh đạo. Tính
cách cá nhân có thể ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của một người. Ví dụ, một người
có tính cách tự tin và quyết đoán có thể sử dụng phong cách lãnh đạo kiên quyết và quyền 12
lực, trong khi người khác có tính cách hòa nhã và linh hoạt có thể sử dụng phong cách
lãnh đạo hướng dẫn và động viên. Tính cách cá nhân còn ảnh hưởng đến khả năng quản
lý cảm xúc của một người, điều này quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc
tích cực và động viên. Một người có tính cách ổn định và kiểm soát được cảm xúc có thể
dễ dàng hỗ trợ và động viên nhóm làm việc trong những tình huống khó khăn. Chính tính
cách đó giúp mọi người xây dựng và duy trì mối quan hệ trong tổ chức. Một người có
tính cách hòa nhã và đồng cảm có thể tạo ra mối quan hệ gần gũi và tin cậy với nhân
viên, trong khi người có tính cách kiên định và quyết đoán có thể tạo ra mối quan hệ dựa
trên sự tôn trọng và cam kết. Đồng thời tính cách cá nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng
quản lý stress và áp lực trong vai trò lãnh đạo. Một người có tính cách kiên nhẫn và linh
hoạt có thể dễ dàng đối phó với những tình huống thách thức và áp lực, trong khi người
khác có thể cần phải phát triển các kỹ năng này.
Tóm lại, tính cách cá nhân là một yếu tố quan trọng trong việc định hình cách tiếp
cận và thực hiện vai trò lãnh đạo. Sự nhận thức và hiểu biết về tính cách của mình và của
những người khác có thể giúp lãnh đạo tối ưu hóa khả năng lãnh đạo và tạo ra một môi
trường làm việc tích cực và động viên.
1.4.3 Yếu tố năng lực cảm xúc
Yếu tố năng lực cảm xúc ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo vì khả năng nhận biết,
hiểu và quản lý cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến sự tự chủ cá nhân mà còn đến cách
tiếp cận và tương tác với nhóm hoặc tổ chức. Dưới đây là một số cách mà yếu tố năng lực
cảm xúc có thể ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo:
Thứ nhất là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân là một phần
quan trọng của năng lực lãnh đạo. Lãnh đạo có khả năng quản lý cảm xúc của mình có
thể thể hiện sự tự tin, kiên nhẫn và sự kiểm soát trong tình huống khó khăn.
Thứ hai, lãnh đạo có năng lực cảm xúc cao có thể tạo ra một môi trường làm việc
tích cực bằng cách tạo ra sự đồng cảm, động viên và hỗ trợ cho nhân viên. Việc này có
thể tạo ra sự cam kết và hiệu suất làm việc cao hơn trong tổ chức. 13
Thứ ba, năng lực cảm xúc cũng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác
với nhóm hoặc tổ chức. Lãnh đạo có khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác
có thể giao tiếp hiệu quả hơn và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với nhân viên.
Thứ tư, bằng cách thể hiện sự đồng cảm, nhận biết và đánh giá cảm xúc của nhân
viên, lãnh đạo có năng lực cảm xúc có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyển giao
kỹ năng lãnh đạo cho nhóm.
Tóm lại, năng lực cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong năng lực lãnh đạo vì khả
năng quản lý cảm xúc của bản thân và nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác giúp lãnh
đạo tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên, tăng cường giao tiếp và tương
tác, và quản lý stress và áp lực một cách hiệu quả. 14
CHƯƠNG 2. NHÀ LÃNH ĐẠO PHẠM NHẬT VƯỢNG TRONG TẬP ĐOÀN VINGROUP
2.1. Giới thiệu chung về Phạm Nhật Vượng và tập đoàn Vingroup
2.1.1 Tiểu sử, xuất thân của Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968), tuy lớn lên từ nhỏ tại Hà Nội thế nhưng
quê gốc của ông lại ở Hà Tĩnh. Ông được biết đến là một tỉ phú, là một vị lãnh đạo kiệt
xuất nổi bật trong giới kinh doanh và hiện là chủ tịch tập đoàn của Vingroup. Hơn nữa,
ông không chỉ được ca ngợi trong việc kinh doanh mà còn gây chú ý mạnh mẽ với phong
cách lãnh đạo và lối tư duy đáng ngưỡng mộ mà nhiều người cảm thấy khâm phục cũng
như đáng để học hỏi.
2.1.2 Tổng quan về tập đoàn Vingroup
Vingroup là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất và đa ngành ở Việt Nam
với sự hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn được thành lập vào
năm 1993 và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vự thương mại và bất động sản. Từ đó
Vingroup đã mở rộng quy mô và phạm vi hoạt đọng sang nhiều lĩnh vực khác nhau bao
gồm bất động sản, bán lẻ, giáo dục, sức khỏe, du lịch và công nghệ thông tin.
Hiện nay, với các chuỗi cửa hàng Vinmarrt, Vinpro,..và hệ thống trường học từ
mẫu giáo đến đại học bao gồm trường đại học VinUni, trường quốc tế Vinschool và
Vinschool được sử dụng rộng rãi nên
2.1.3. Những thành tựu của Phạm Nhật Vượng và tập đoàn Vingroup
Năm 2002: Ông đã xây dựng khu nghỉ mát Vinpearl Resort tại Nha Trang gồm 225
phòng khách sạn, sau đó một năm thì ông tiếp tục khai trương trung tâm thương mại bà
Triệu - một tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội 15
Năm 2007: Ông đã đưa Vincom lên sàn chứng khoán với các lợi ích về thương
mại và bất động sản, ba năm sau ông tiếp tục bổ sung thêm 260 phòng nữa tại Vinpearl và
lắp đường cáp treo xuyên biển nổi tiếng dài 3,2 km.
Năm 2011: Thực hiện dự án Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp.
Năm 2012: Ông xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt
Nam trị giá 4 tỷ USD. Đến tháng 1/2012, Phạm Nhật Vượng đã sáp nhập Vinpearl với
vincom thành lập tập đoàn Vingroup.
Năm 2013: Dự án đa annwg Royal city tại Vingroup Hà Nội được đưa vào hoạt
động và có giá bán căn hộ từ 1800 đến 2500 USD/m . Dự án có công viên nước trong 2 nhà
và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.
Từ đó, ta cũng thấy được Phạm Nhật Vượng là một cá nhân xuất sắc và khá liều
lĩnh khi liên tiếp đưa vào hoạt động các dự án lớn chỉ cách nhau vài năm. Tuy nhiên, ông
đã chứng minh cho mọi người thấy rằng là sự liều lĩnh của ông là hoàn toàn đúng đắn và
đã mang lại nhiều thành công cho ông cũng như cho tập đoàn Vingroup.
2.2 Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng là người đứng đầu Vingroup, phong cách lãnh đạo của ông luôn
là đề tài sôi nổi trong giới kinh doanh hiện nay. Phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ là
“kim chỉ nam” cho mọi hoạt động quản lý nhân sự của Phạm Nhật Vượng, giúp ông có
được cơ sở vững chắc cho những quyết định mang tính bước ngoặt trong sự phát triển
của tập đoàn. Phong cách lãnh đạo này của ông không xuất phát từ bất kỳ sách vở đại học
nào hay cũng không được biết đến bởi phương pháp xây dựng nghệ thuật lãnh đạo hay
tìm kiếm sự đồng thuận cụ thể nào mà chính là do những kinh nghiệm, bài học rút ra từ
những nét sáng tạo trong cách tư duy thiên tài của ông.
Do ông từng trải qua những khó khăn vất vả trong cuộc sống, từ kinh nghiệm bán
trà rong cùng mẹ đến việc kinh doanh nhà hàng, nó đã nhen nhóm trong ông mong muốn
làm giàu từ công việc kinh doanh. Ông là người làm việc có tính nghiêm túc và kỉ luật 16
cao từ đó mà nhân viên cấp dưới của ông có tác phong nhanh nhẹn, làm việc chuyên
nghiệp, phát huy cao sáng kiến của mình và thật dễ hiểu khi ông có thể hoàn thành công việc cách tốt nhất.
Một ví dụ cho thấy Phạm Nhật Vượng là người nhanh nhạy và biết chớp thời cơ để
tạo nên những đột phá trong kinh doanh. Trước đây, khi người dân Ukraine vẫn còn xa lạ
với mì gói thì ông đã đẩy sản phẩm này trở thành vị trí số một thị trường. Khi thị trường
bất động sản Việt Nam còn sơ khai, ông đã đầu tư hàng tỉ USD về nước. Phạm Nhật
Vượng là người có tầm nhìn xa trông rộng nắm bắt được xu thế thị trường trong và ngoài
nước ở việc là ông đã thuê CEO là người Việt để quản lý. Đây là hoạt động nhằm đẩy
mạnh quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Sử dụng chiến thuật “trao quyền”, dành đất
“dụng võ” để giúp CEO phát huy hết năng lực, tạo giá trị cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, người
lãnh đạo giỏi là người luôn muốn tạo ra giá trị, để lại dấu ấn cho doanh nghiệp và cho xã
hội. Và người nào chứng tỏ được tầm của họ, người đó sẽ tưởng thưởng xứng đáng, khi
đó các yếu tố khác như lương, thưởng cũng tự tìm đến đều có chính sách về lương thưởng
cạnh tranh, công việc, đào tạo nhân viên, môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề
nghiệp và làm việc ở nước ngoài… Nhưng bên cạnh đó, Phạm Nhật Vượng đặc biệt ông
coi trọng đến vấn đề an toàn cho nhân viên thông qua các chương trình nâng cao nhận
thức về an toàn lao động, bảo vệ nhân viên tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra thông
qua việc yâu cầu nhân viên tuân thủ luật pháp và nghiêm cấm nhân viên có hành vi hối lộ
hoặc tham nhũng. Trong môi trường làm việc thì cho phép mọi nhân viên được tự do bày
tỏ quan điểm, mọi ý kiến đều được tôn trọng, lắng nghe và sự tham gia của nhân viên với
công ty được đề cao tại Vingroup.
Việc phân chia quyền lực cũng tạo nên bước đột phá và sáng tạo trong phong cách
lãnh đạo dân chủ của ông. Khi quyền lực được chia nhỏ, bộ máy lãnh đạo của tập đoàn sẽ
chuyên nghiệp hơn và tự động hóa hơn. Họ sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề trong
thẩm quyền của mình. Để làm dược điều đó, ông đã hoạch định ra những chính sách hết
sức tiến bộ để xây dựng đội ngũ đắc lực cho mình. 17
Việc coi “Mỗi một cán bộ nhân viên là một đại sứ của Vingroup” cho thấy rất rõ
phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ và hết sức chuyên nghiệp của ông. Khi trả lời câu hỏi
của Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel: “Nhân viên bảo vệ vốn là nhân viên cấp thấp nhất,
thường là lương thấp nhất, bị nhiều đè nén nhất trong cấp quản lí mà ở Vingroup, không
chỉ cấp trên ngay cả những nhân viên này luôn nở nụ cười tươi cả ngyaf, với nụ cười thật
lòng chứ không phải cười gượng gạo cho qua. Làm được điều quan trọng như vậy, liệu
Vingroup có bí quyết gì?”. Ông Phạm Nhật Vượng không ngại chia sẻ: Đối với Vingroup,
hình ảnh thương hiệu là yếu tố then chốt làm nên thành công. Bên cạnh đó, ông cũng
khẳng định: Vingroup có phong trào “Mỗi cán bộ nhân viên là một đại sứ của Vingroup”,
nghĩa là cán bộ công nhân viên luôn phải thể hiện bản thân ở mọi lúc mọi nơi, nhân viên
đang làm việc cho cả một hệ thống, là hình ảnh của cả hệ thống. Khi lãnh đạo truyền cho
họ tinh thần đó để họ phải nhận biết được điều đó và họ phải thực hiện tốt trong công
việc hằng ngày. Chính chia sẻ này của ông đã tạo điều kiện cho mọi cán bộ công nhân
viên thỏa sức thể hiện mình. Từ đó tạo nên nền tảng của thành công, xây dựng nên một
tập đoàn Vingroup phát triển vững mạnh
Khả năng đoán sắc bén trong phương pháp lãnh đạo của ông được thể hiện trong
phong cách chỉ đạo đúng người, đúng việc, làm việc nhanh chóng và hiệu quả, đồng lòng
từ trên xuống khi đó công việc sẽ đươcj hàon thành đúng thời hạn, đúng mục tiêu và yêu
cầu. Đồng thời, ông Vượng là người nhanh nhạy và cướp thời cơ để tạo nên những đột
phá trong kinh doanh. Ông luôn cho rằng, điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lí là nhà
lãnh đạo có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp ông vạch trước những
chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương
lai để chuẩn bị, tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội.
Qua đây ta thấy phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng là hết sức độc đáo,
sáng tạo và chuyên nghiệp. Với phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ, khả năng lãnh đạo
chuyên nghiệp, tận tụy trong công việc, ông đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đưa tập đoàn
Vingroup có chỗ đứng ngày càng vững mạnh và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. 18
2.3 Những ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Phượng đến kết
quả hoạt động của tập đoàn Vingroup
Phạm Nhật Vượng được nhận xét là một lãnh đạo cực kì hòa đồng. Hàng tuần ông
thường chơi đá bóng, bóng rổ với nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty Điều này
sẽ gây ngạc nhiên với không ít người, nhưng với ông lại hết sức bình thường mà đó còn
alf niềm vui, những phút thư giãn cần có.
Ông luôn trao thưởng xúng đáng cho những nhân viên làm việc thật sự chất lượng,
hiệu quả. Không những vậy, ông luôn quan tâm đến nhân viên của mình, đôn đốc họ
thuộc lòng câu khẩu hiệu “Tốc độ, sáng tạo và hiệu ưuar trong từng việc làm, trong từng
hành động”. Theo bà Lê Thị Thu Thủy - CEO của Vinfast cho biết ông Phạm Nhật
Vượng là một người rất giảin dị và khiêm tốn, ông luôn thôi thúc ban lãnh đạo công ty
phải tự học mỗi ngày, không được hài lòng thỏa mãn với những gì đã làm được.
Trong triết lí kinh doanh của ông, ông rấy trọng tới chữ “Nhân”. Ngoài ra, ông
cũng luôn dành thời gian quý báu của mình để góp một phần sức lực vào việc chăm lo
cho quê nhà (Hà Tĩnh). Tuè những năm đầu tiên về Việt Nam ông đã bắt đầu làm những
việc hết sức ý nghĩa cho xã hội, Ông đã xây dựng hai công trình cấp quốc gia cho Hà
Tĩnh đó là trường mầm non Phù Lưu và trường trung cấp nghề Phạm Dương với số vốn
lần lượt là 2,5 tỉ và 16 tỉ. Ông luôn tâm niệm “Hướng về cội nguồn, tìm mọi cách góp
phần khuyến học đào tạo nhân tài cho đất nước”. Bên cạnh đó, lúc kinh doanh ở Ukraina,
ông đã dám đặt cược mọi thứ mình có, chấp nhận vay tiền với lãi suất cao 8%/tháng để
mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến với người Ukraina
qua nhũng gói mì. Bằng những chiến lược hợp lí, sản phẩm rẻ và hợp khẩu vị, những sản
phẩm này đã nhanh chóng nổi tiếng và được người dân ưa chuộng. Doanh nghiệp của ông
cũng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm ăn nhanh tại Ukraina. 19
Bên cạnh đó, để nắm bắt được tình hình công ty một cách nhanh chóng và chính
xác, ông đã luôn gần gũi và lắng nghe nhân viên của mình chia sẻ, nhận xét về công ty.
Ông luôn duy trì bữa cơm trưa chung cho toàn công ty hay chơi thể thao cùng nhân viên
với mục đichs để ông có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường
ngày và những ý kiến của họ trong công việc và mọi khía cạnh, điều đó giúp ông thấu
hiểu nhân viên của mình hơn. Đặc biệt, ông đã vươn lên tự ái của bản thân, biết chấn
nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên.
Với cương vị của ông thì ông cũng phải xây dựng được cho mình một đội ngũ
nhân sự tận tụy với công việc, có tinh thần hợp tác và vì mục tiêu chung. Bằng chứng là
dưới trướng của ông đều là những nhà quản trị giỏi và nổi tiếng, điển hình là bà Trương
Lý Hoàng Phi (Shark Phi) - CEO của VinTech City, bà Thái Vân Linh (Shark Linh) -
CEO congo ty hỗ trợ khời ngiệp,..Còn đề nói về tài giữ người của ông thif phải nói đến
tính công bằng mà ông đề ra, khi đánh giá nhân viên ông đã đánh giá dựa trên năng lực
và kết quả công việc. Ông sẽ dùng con số, sự kiện, thành tihcs làm thước đo. Điều này
giúp nhân viên của ông lại càng nỗ lực phấn đấu hơn.
Bên cạnh đó, Phạm Nhật Vượng luôn học hỏi những cái mới có chọn lọc từ những
nước phát triển, làm như vậy để ông tạo giá trị cho bản thân mình cũng như là để tăng giá
trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Qua việc không ngừng học hỏi đó thì ông đã tích lũy
được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và theo kịp những thay đổi
của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ.
Vì phong cách lãnh đạo thông suốt và nhanh gọn của mình mà ông giúp cho nhân
viên ngày càng có tinh thần đoàn kết, không ngịa khó khăn trong công việc. Văn hóa mà
Phạm Nhật Vượng xây dựng ở đây thấm nhuần vào máu từng cán bộ nhan vien của Vin -
văn hóa “Không gì là không thể”. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp của ông có cách nhìn
phương pháp đúng đắn việc chiêu mộ người tài, đào tạo sử dụng đội ngũ tinh nhuệ với
nghệ thuật dùng người Vingroup chứ không phải cách nhìn người “Trông mặt mà bắt
hình dong” theo phổ biến xã hội hiện nay. Với tầm nhìn xa trông rộng, nhà tuyển dụng 20
Vingroup dựa thực lực để đánh giá người và thu hút nhân viên mong muốn alfm việc
trong môi trường sinh động, tốc độ, sáng tạo và hiệu quả.
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Lãnh đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng đến người khác làm cho nhân
viên tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt dược các mục tiêu cảu tổ chức. Vì lãnh đạo
hiệu quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đtaj mục tiêu của tổ chức. Do
vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, đòi hỏi người lãnh đạo cần áp dụng một số nhân
tố về tâm lý và phong cách lãnh đạo như sau:
1. Nhân tố tạo khả năng được ưu thích đưa ra nhiều thông tin trọng yếu, lời khuyên
Thân viện và hòa đồng với nhân viên là một trong những nhân tố mà nhà lãnh đạo
nào cũng cần phải có, nếu không hòa đồng, chịu lắng nghe hay mất kiểm soát tâm trạng
của bản thân thì dù có ở cương vị nào đi chăng nữa thì cũng không được mọi người tôn
trọng và yêu quý. Tránh việc thiên vị hoặc quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Thay vào đó, cung cấp thông tin và lời khuyên dựa trên sự khách quan và độc lập từ đó
xây dựng một môi trường tương tác với người tiêu dùng, nhân viên, cho phép họ đặt câu
hỏi, đưa ra ý kiến, và chia sẻ thông tin. Tương tác này có thể thông qua mạng xã hội, diễn
đàn trực tuyến, hoặc các kênh liên lạc khác.
Việc quản lí nhân viên cũng phải cần cù, tận tâm chứ không phải như qảun lí đồ
vật và thư điện tử. Nên thường xuyên tạo buổi họp, buổi trao đổi trực tiếp để bàn luận vấn
đề, hạn chế sử dụng những kênh thông tin kĩ thuật số, thư điện tử để giải quyết vấn đề
quan trọng. Bởi các hình thức này đưa ra ít gợi ý nhất, giao tiếp ít cảm xúc nhất và tạo ra
các mối quan hệ với chất lượng kém và tuột dốc. Phải luôn linh hoạt, sáng tạo theo nhu
cầu thị trường chứ không theo rập khuôn mà bắt nhân viên họ phải làm theo truyền thống
một nội quy đưa ra mà nó đã bị lỗi thời.
2. Người lãnh đạo đất nước thời kì đổi mới phải c7 các điều kiện tiên quyết 21
Người lãnh đạo phải có tâm, biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của
bản thân, biết hy sinh vì đất nước vì nhân dân. Điều này rất quan trọng, đó là sự sáng suốt
để có thể phát hiện và hiểu các quy luật phát triển và điều chỉnh mọi quyết định cho phù
hợp với thực tiễn. Người lãnh đạo phải có năng lực cảm nhận, phát hiện và sáng tạo
những quy luật biến động và bất trắc của cuộc sống, chứ không phải theo những khuôn phép của quá khứ.
Phải có nhận thức về trách nhiệm và phương pháp lãnh đạo mới. Biết mềm dẻo để
phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cải cách luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Nhu
cầu đổi mới và cải cách của xã hội nào cũng như nhau là để đến một xã hội, một thế giới
phát triển bền vững, phải dựa trên nhận thức của từng người và sự đồng thuận của cả xã
hội.Nhà lãnh đạo cần giải quyết được các vấn đề như: Xác định được rõ ràng địa vị của
Việt Nam trong tiến trình phát triển thế giới, biết cảm nhận và xác định các yếu tố, điều
kiện để bảo vệ an toàn của đất nước, của nhân dân; Biết cảm nhận và xác định các yếu tố,
điều kiện để bảo vệ sự an toàn của đất nước, của nhân dân. Và cuối cùng là xây dựng một
hệ tư tưởng, triết lý về kinh tế, quân sự Việt Nam.
Nhà lãnh đạo phải có đức dũng cảm vì họ là linh hồn của nhân dân, chỗ dựa của
nhân dân, là người cầm lái của con tàu đất nước đưa dân tộc đến con đường hạnh phúc.
Do đó mà người lãnh đạo phải định được tư tưởng của mình, không được để mất niềm
tin, uy tín. Lịch sử nước ta ở nửa thế kỷ trước có Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đất nước và
nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI
này, liệu sẽ là ai bước tiếp con đường của chủ tịch Hồ Chí Minh, mang phẩm chất lãnh
đạo Hồ Chí Minh để lái con tàu đất nước trên con đường tiến tới “ Thịnh Vượng, Bình An và Hạnh Phúc”
3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
Người lãnh đạo không ngông ngừng coi trọng đến nguồn nhân lực của congo ty
nên phải tích cực xaay dựng đội ngũ lãnh đạo để xác định mặt hạn chế, và từ đó cũng là
cơ sở để tiến hành phân định trình độ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính đặc 22
thù của đội ngũ lãnh đạo, cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Bản thân người lãnh đạo
cũng phải không ngừng thay đổi phong cách, lề lối làm việc có khoa học nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công quả.
Từ đó mà công ty sẽ xây dựng căc chế độ hỗ trợ, khuyến khích nhân sự để có lộ
trình thăng tiến cho nhân viên giỏi, gắn bó lâu dài với công ty. Đồng thời, cũng đào tạo
đưa nhân lực nâng cao trình độ làm việc, cải thiện thành tích từng năm. Khi đó người
lãnh đạo sẽ coi trọng tâm lí thì sẽ giúp nhân viên hăng hái làm việc, cống hiến cho công
ty thông qua các buổi tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo cấp bậc, chức vụ.
Mở rộng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
linh hoạt như: hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ. Mặt khác, cần tiến hành luân chuyển cán bộ.
Trong bất cứ công việc gì, trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, người lãnh
đạo luôn luôn xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét, đưa ra quyết
định và xây dựng kế hoạch hoạt động, giải quyết mọi vấn đề, dũng cảm bảo vệ cái đúng, phê phán cái không đúng.
Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với thành tích công việc ử
tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng liên quan đến những công việc
đòi hỏi mức độ tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài ba thể hiện trí tuệ cảm xúc của
họ thông qua năm thành tố chính: tự nhận thức, tự động viên, đồng cảm và kĩ năng xã
hội. Do vậy, chọn người lãnh đạo giống như chọn nhạc trưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự
chỉ đạo của nhạc trường.
Nhà lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằm tạo ra
nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khúc, hỗ trợ trong công tác
đào tạo. Người lãmh đạo muốn đứng vững là phải có tâm và đủ tầm. Phải luôn cải thiện
thành tích của mình mỗi năm, nếu người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người
được kính trọng thì phải là một người biết học tập suốt đười để xứng đáng với vị trí của mình. 23
Trên đây là một số giải pháp về phong cách lãnh đạo, bản thân tôi hy vọng sẽ đóng
góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí tại đơn vị của
mình trong thời gian đến. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản trị phải có tầm nhìn xa trông rộng,
có quan điểm đúng đắn hương tới sự năng động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả trong việc
xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền ătngr thế giới
quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, đia phương, bè phái, thực dụng, hẹp hòi, ích kỉ,
chủ nghĩa cá nhân, cơ hội và đặc lợi. Phong cách lãnh đạo là mọto hiện tượng hoàn toàn
cụ thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Nó ảnh hưởng
tới uy tín của chính người lãnh đạo, bởi vì phong cách lãnh đọa chính là sự bộc lộ phẩm
chất, năng lực được kết tinh trong hành vi hoạt động của nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Việc
phát triển những phẩm chất và năng lực lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hòan thiện
phong cách lãnh đạo. Rõ ràng phong cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá
trình luôn luôn phát triển dưới tác dộng của những điều kiện khách quan và chủ quan.
Điều quan trọng đối với người lãnh đạo là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với
công viện hiện tại, với từng đối tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai
đoạn lịch sử. Do đó phong cách lãnh đạo của người quản trị dẽ đóng vai trò quan trọng và
mật thiết đến hiệu quả quản lí và công việc của cơ quan. 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Âu Trần Ngọc Mai, (năm xuất bản),Giáo trình quản trị học,NXB, nơi xuất bản
2. XEM THỬ TS HAY Th.S, k được ghi giảng viên Phạm Văn Nam, như trên, hai xem rồi bổ sung
3. Th.S hà Thị Thoa (2020), Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, quản lý của chủ
tịch ủy ban nhân dân dân xã, Tạp chí quản lí Nhà nước, tham khảo
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/08/13/yeu-to-anh-huong-den-nang-luc-lanh-dao-
quan-ly-cua-chu-tich-uy-ban-nhan-dan-xa/ (truy cập ngày 13/5/2024)
4. JobsGO, Đâu là nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo hiện nay, tham khảo
https://jobsgo.vn/blog/nhan-to-anh-huong-den-phong-cach-lanh-dao/ (truy cập ngày 13/5/2024)
5. Gia An property, Tất tần tật thông tin về tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tham khảo
https://www.giaanproperty.vn/pham-nhat-vuong (truy cập ngày 13/5/2024)
6. Phương Nam 24h, Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và lối tư duy đáng
ngưỡng mộ, tham khảo https://phuongnam24h.com/phong-cach-lanh-dao-cua-pham-nhat-
vuong.html, (truy cập ngày 13/5/2024 25