Tiểu luận: Nghiên cứu và dự báo thị trường Thép Hòa Phát - Dự báo trị trường | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Sử dụng số liệu thực tế: Cập nhật các số liệu mới nhất về sản xuất, tiêu thụ, và xuất khẩu thép của Hòa Phát và thị trường thép Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng để làm căn cứ cho các dự báo. Trích dẫn nguồn tài liệu: Sử dụng các nguồn tài liệu từ báo cáo tài chính, nghiên cứu thị trường, và các chuyên gia trong ngành để hỗ trợ luận điểm.
Môn: Dự báo thị trường
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Honda - reference
Tiêu luận 1: Nghiên cứu và dự báo thị trường
Sản phẩm: Thép Hòa Phát
Nội dung 1: Xây dựng dữ liệu đề bài
1/ Giới thiệu doanh nghiệp: Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát
- Giới thiệu thông tin tổng quan về doanh nghiệp:
Địa chỉ: KCN Phố Nối A - Xã Giai Phạm - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
Mã số thuế: 0900189284 Tel: 024.628.48.666 Fax: 024.628.48.456
- Triết lí kinh doanh: “ Hòa hợp cùng phát triển “
- Giá trị cốt lõi : Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp
cùng Phát triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ
công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng
xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con
thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát
đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như
người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ
những ngày đầu thành lập.
- Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng
dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi - Lịch sử phát triển:
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ
tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như
Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông
nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép
xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn
mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản –
Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng
90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8.5 triệu
tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng,
ống thép; Top 5 về tôn mạ. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 5
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 DN niêm yết hiệu
quả nhất, Top 30 DN nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam,
Top 3 DN có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán, Top 10
cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. - Mô hình hoạt động
- Ngành nghề kinh doanh: Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập
trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng; Các ngành nghề điện lạnh,
nội thất, máy móc thiết bị Bất động sản, gồm bất động sản khu công
nghiệp, bất động sản nhà ở.
- Các sản phẩm chủ yếu đang kinh doanh: Thép xây dựng; ống thép; tôn
mạ màu, mạ kẽm; chế tạo kim loại; điện gia dụng; bất động sản; nông nghiệp
2/ Quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp
a) Quy mô: Tập đoàn Hòa Phát có quy mô lớn, thể hiện ở việc: tính
đến năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát có hơn 30.000 cán bộ công nhân
viên , quy mô hoạt động trải dài trên khắp cả nước, có một văn
phòng đại diện tại Singapore và Australia
b) Yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
kinh động doanh nghiệp: - Yếu tố kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ
5% - 8%/năm .Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển
chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu,tăng trưởng kinh tế năm 2010
của Việt Nam tăng cao, nhưng hiện nay có một số biến động,tỷ lệ
lạm phát tăng cao; vàng và đồng ngoại tệ biến động mạnh
Cơ sở hạ tầng giao thông kỹ thuật của Việt Nam còn yếu kém, việc
trung chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí
Khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới và Việt Nam khiến các nghành
công nghiệp sử dụng nguyên liệu thép, ngành xây dựng bị đình trệ.
Điều này dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ thép, phôi thép và thành
phân thép bị ứ đọng gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngành Thép
- Yếu tố văn hóa-xã hội:
Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào hiện nay chúng ta đang ở chỉ số dân số
vàng. Chất lượng và trình độ người dân được nâng cao bởi xã hội
ngày một nâng cao, đòi hỏi của người dân về các sản phẩm cũng
nâng cao không ngừng để phù hợp với chất lượng cuộc sống
Thúc đẩy sức tiêu thụ các sản phẩm của HPG
Người dân Việt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại cao
Điều này gây khó khăn đến kế hoạch thay thế dần hàng ngoại bằng sản phẩm của HPG - Yếu tố chính trị:
Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy luôn xây
dựng một hệ thống pháp luật toàn diện để có thể điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh măc dù vậy trong quá trình hội nhập nhiều quan
hệ mới phát sinh yêu cầu luật phải không ngừng hoàn thiện và bổ
sung, bên cạnh đó Việt Nam có một nền chính trị luôn luôn ổn định
=> giảm thể bất ổn thị trường
Tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư,
hoạt động sản xuất kinh doanh
Cùng đó trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào
nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo áp lực cho các doanh nghiệp
trong nước phải vươn lên
Nền chí trị đã giúp Hòa Phát có thể tận dụng các cơ hội thị trường để
tham gia các giao dịch quốc tế và đạt được thành công trong việc đầu
tư, tận dụng các cơ hội thị trường như là mở rộng các dịch vụ, nâng
cao chất lượng dịch vụ, nhận được nhiều hơn các hoạt động tài chính,
mở rộng quy mô trong lĩnh vực tập đoàn - Yếu tố công nghệ:
Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giúp các công ty tiết
kiệm được chi phí nhân công, giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Quá trình mua bán, trao đổi công nghệ giữa HPG và các đối tác
trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng giúp HPG luôn có cơ hội để
hiện đại hoá dây chuyền công nghệ
Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm của
HPG đến người tiêu dùng trong nước, là kênh cung cấp thông tin
hiệu quả về các hoạt động sự kiện của HPG đến nhà đầu tư, giúp nhà
đầu tư an tâm hơn vào doanh nghiệp mình đã đầu tư.
Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
ngày càng được đẩy mạnh trong các ngành. Các doanh nghiệp ngành
Thép Việt Nam cũng như HPG đầu tư nhiều cho công tác R&D với
hi vọng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, giá thành
phải chăng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
- Yếu tố nhân khẩu học:
Dân số Việt Nam đông với mật độ dân số : 320 người/km2
Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển
Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài
- Yếu tố địa lý và sinh thái tự nhiên :
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế
cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.(thời tiết và địa hình ko
thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu, gây trở ngại cho việc
vận chuyển => giá thành cao) Tuy nhiên, cho tới nay, các yếu tố về
duy trì môi trường tự nhiên rất ít được chú ý tới. Sự quan tâm của
các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước ngày càng tăng vì công
chúng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên. Các
vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài
nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các
nguồn lực có hạn khiến công chúng, cũng như các doanh nghiệp
phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
Doanh nghiệp xây dựng nhà máy ngay cạnh các mỏ khoáng sản giúp
thuận tiện cho việc khai thác và sản xuất làm gia tăng đáng kể năng
suất làm việc của doanh nghiệp ví dụ như : Dự án Khu liên hợp sản
xuất gang thép do Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát làm chủ đầu tư
được xây dựng trên diện tích 90 ha tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương với công suất lên đến 850.000 tấn/năm sử
dụng công nghệ lò cao khép kín
Hòa Phát đề cao việc sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nghiên cứu,
áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường triển khai tại tất cả các khu
vực sản xuất của Hòa Phát trên toàn quốc. (Với công nghệ lò cao
khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí
thải, nước thải đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện
hành trong sản xuất công nghiệp nặng, tuần hoàn tái sử dụng, không
xả nước sản xuất ra môi trường)
Hòa Phát cũng áp dụng nhiều biện pháp để xử lý bụi phát sinh trong sản xuất
c) Yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến doanh nghiệp - Khách hàng :
Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát là Nam, tuổi từ
25 – 45, sống ở thành thị, tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội),
thu nhập nhóm A, quan tâm tới việc xây dựng và các dự án xây
dựng, thường làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
Các đại lí phân phối bán lẻ vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp về xây dựng
Đối tượng khách hàng đa dạng, chủ yếu là khách hàng nội địa - Nhà cung cấp:
Hòa Phát thiết lập quan hệ với 5 nhà cung cấp quặng lớn nhất thế giới
Hòa Phát ký kết hợp đồng với liên doanh Tập đoàn Luyện kim SMS
(Đức) và Công ty TNHH Kỹ thuật công trình Trung Dã Phương
Nam (Wisdri) nhằm cung cấp thiết bị luyện thép cho dự án Khu liên
hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất tại Quảng Ngãi.
Tập đoàn có thể đảm bảo được đầu vào của sản phẩm từ chất lượng
cho đến số lượng, đồng thời phát triển được công nghệ, kĩ thuật phục vụ cho việc sản xuất
- Đối thủ cạnh tranh : Một số đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Hòa Phát:
Vina Kyoei, PY Vina, Novaland, Tisco..... Những doanh nghiệp này
đều hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ngành thép. Các
đối thủ này cạnh tranh với CTCP Tập đoàn Hòa phát về giá cả,chất
lượng, quy mô sản xuất, và dịch vụ khách hàng.
Vina Kyoei: Tập đoàn này thành lập
giữa các đối tác Nhật Bản bao gồm:
Tập đoàn Mitsui, Tập đoàn thép
Marubeni – Itochu, Tập đoàn thép
Kyoei và Tổng công ty thép Việt Nam.
Tập đoàn Vina Kyoei hiện nay đang
sản xuất và cung cấp cho thị trường
các sản phẩm thép ( như thép gân ren,
thép cuộn, thép góc cạnh đều...). Tập
đoàn này sau khi nắm giữ thị phần lớn
nhất tại miền Nam, Kyoei đã tiến ra thị
trường miền Bắc thông qua việc thành
lập CTTNHH Thép Kyoei tại Việt
Nam. Ngày 10/5/2018 Kyoei thu mua
lại Thép Việt Ý, Kyoei đã tăng lên 4%
thị phần tiêu thụ Thép tại Việt Nam.
Thông qua đó vươn lên đứng thứ 2 về
thị phần tiêu thụ trên toàn quốc chỉ sau Hòa Phát
PY Vina: Doanh nghiệp này
là công ty liên kết giữa POSCO và tập đoàn YAMATO. PY Vina là công
ty đầu tiên tại Việt Nam sản
xuất thép hình chữ “H” cỡ
lớn. Chỉ có Việt Nam và một
nước khác có thể sản xuất loại thép này.
Đó là một số những đối thủ cạnh tranh chính của tập đoàn Hòa phát.
Các công ty này đều cso những lợi thế và mục tiêu phát triển vươn
tầm thế giới do đó họ cạnh tranh với nhau để giành lấy thị trường và khách hàng - Nhân lực:
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt
Nam về lĩnh vực sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ. Nhân
lực được chia thành những nhóm như nhân sự nội bộ, nhân viên văn
phòng, nhân viên kinh doanh và nhân viên chuyên môn được phân
bổ trên toàn cầu thuộc hơn 420 công ty trực thuộc, cộng với hơn
92.000 đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
Yếu tố nhân sự là một yếu tố quan trọng đối với tập đoàn Hòa Phát.
Nó giúp đảm bảo rằng tất cả các quy trình và hệ thống của tập đoàn
được thực hiện một cách trơn tru và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống nhân sự của Tập đoàn Hòa Phát có thể ảnh hưởng tích cực
đến các mục tiêu kinh doanh của tập đoàn. Nó sẽ tạo ra môi trường
làm việc tích cực để giúp nhân viên tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt
hơn. Hệ thống nhân sự cũng cung cấp các hỗ trợ về tài chính, pháp
lý, cấp bậc nhân viên, và nhiều hơn nữa => Cải thiện hiệu quả kinh
doanh, giúp tập đoàn phát triển, có cơ hội để tạo ra các sản phẩm tốt hơn.
3/ Những vấn đề và mục tiêu nghiên cứu dự báo
- Ma trận SWOT của thép hòa phát Ma trận SWOT
Opportunities ( cơ hội )- O Threats ( nguy cơ)- T
1. Nằm trong khu Kinh Tế DungQuất có vị
1. Sự biến động của tỷ giá hối đoái
trí chiến lược đặc biệt
2. Mức cạnh tranh với các đối thủ còn cao
2. Nền kinh tế chính trị Việt
3. Vấn đề bảo vệ môi trường củacông ty còn
Nam tương đối ổn định và phát triển. gây tranh cãi
3. Việt Nam tăng cường hội
4. Sản phẩm thép giá rẻ từ Trung Quốc bóp
nhập kinh tế quốc tế , dỡ bỏ rào cản thương méo thị trường mại
4. Gia tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh sản xuất
5. Hạ tầng internet, logistics và thương mại
điện tử phát triển, giảm tác động thuế quan.
Strength ( điểm mạnh )- S Các chiến lược S-O Các chiến lược S-T
1. Phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh 1. Chiến lược về giá
1. Hạ tầng thiết bị và công nghệ sản xuất tối toàn cầu
2. Khác biệt hóa sản phầm ưu hóa 2. Phát triển sản phầm
3. Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường
2. Sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, mang 3. Hội nhập tính cạnh
4. Chuyển đổi số công nghệ tranh
3. Hệ thống quy trình quản lí sản xuất và kinh doanh chuyên nghiệp
4. Nguồn nguyên liệu độc quyền và đa dạng
5. Tài chính mạnh và thị trường chưa bão hào
6. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cho sản xuất
7. Nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao.
8. Hệ thống marketing mix được đồng bộ hóa.
9. Văn hóa công ty hiện đại, chủ động tích cực và sáng tạo
Weaknesses( điểm yếu )- W Các chiến lược W-O Các chiến lược W-T 1. Kiểm soát nguồn vốn 1. Hội nhập phía trước
1. Vẫn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu đầu
2. Củng cố và nâng cao nội lực
2. Marketing sản phầm mới
vào và giá thép thành phầm đầu ra trên thế giới
2. Công suất sản xuất quá lớn tiềm ẩn rủi ro dư cung trong ngắn hạn.
3. Sản phầm thép cuộn cán nóng HRC của
Hòa Phát Dung Quất còn mới ở thị trường,
cần nâng cao chất lượng, hình ảnh và vị thế
trong lòng người tiêu dùng.
Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dự báo