Tiểu luận: NHÀ NƯỚC VÀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN.
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được ban hành tại Khoản 2 Điều 14 Luật Hiến Pháp Việt Nam, Nhà nước có thể hạn chế quyền con người và quyền côngdân thông qua các biện pháp như thi hành luật pháp, thiết lập các quy tắc an ninhvà giám sát hoạt động xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:
NHÀ NƯỚC VÀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN.
Giảng viên giảng dạy: TS. BÙI HẢI THIÊM
Nhóm thực hiện: NHÓM 5 1. HÀ THU HƯƠNG - MSV: 23064045 2. ĐÀO MAI LINH - MSV: 23064053 3. NGUYỄN THỊ NGỌC LINH - MSV: 23064054 4. NGUYỄN THỊ THÙY LINH - MSV: 23064055 5. ĐÀM THỊ KHÁNH LY - MSV: 23064061
Hà Nội - 2023 1 MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 3
I. PHẦN CÂU HỎI .............................................................................................. 3
II. PHƯƠNG THỨC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG
DÂN CỦA NHÀ NƯỚC.
II.1. Luật pháp. ....................................................................................................... 4
II.2. Biện pháp an ninh ........................................................................................... 4
II.3. Quản lý xã hội ................................................................................................ 5
III. ĐIỀU KIỆN ĐÊ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CÔNG DÂN, QUYỀN CON
NGƯỜI LÀ CHÍNH ĐÁNG.
3.1. Sự cần thiết về việc hạn chế quyền con người, quyền công dân… ................. 5
3.2. Điều kiện để hạn chế quyền con người, quyền công dân là chính đáng ......... 6
3.3. Các ví dụ về hạn chế chính đáng ..................................................................... 8
IV. RANH GIỚI CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CHO VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN
CÔNG DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÀ NƯỚC .................................. 8
V. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 9 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
2. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966).
4. https://vov.vn/chinh-tri/han-che-mot-so-quyen-cong-dan-trong-thoi-gian-
chong-covid-19-la-can-thiet-855238.vov I.
PHẦN CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU.
Để có thể hiểu sâu hơn về nội dung việc hạn chế quyền con người, quyền côn
dân, xuyên suốt bài tiểu luận của Nhóm 5 sẽ trả lời cho hai câu hỏi sau đây:
1.1. Nhà nước có thể hạn chế quyền con người , quyền công dân bằng
những phương thức nào ?
1.2. Trong những điều kiện nào việc hạn chế đó là chính đáng và gianh
giới nào cần phải được xác định cho những hạn chế đó ? II.
PHƯƠNG THỨC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CÔNG DÂN CỦA NHÀ NƯỚC.
- “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” - Khoản 2 Điều 14
Hiến pháp 2013.
. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được ban hành tại Khoản 2 Điều 14 Luật
Hiến Pháp Việt Nam, Nhà nước có thể hạn chế quyền con người và quyền công
dân thông qua các biện pháp như thi hành luật pháp, thiết lập các quy tắc an ninh
và giám sát hoạt động xã hội. Việc hạn chế này được coi là chính đáng khi cần
thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc đối phó với tình trạng khẩn 3
cấp. an giới hạn cần phải được xác định rõ ràng để đảm bảo sự cân nhắc và công
bằng, tránh lạm dụng quyền lực.
2.1. Luật pháp:
- Việc thông qua và thực thi các luật pháp có thể giới hạn tự do cá nhân.
- Ví dụ: các quy định về an ninh quốc gia có thể hạn chế quyền tự do cá nhân
để đảm bảo an toàn quốc gia.
2.2. Biện pháp an ninh:
- Sử dụng các biện pháp an ninh như kiểm soát truy cập, giám sát và tuần tra
có thể giới hạn tự do cá nhân với mục tiêu đảm bảo trật tự và an toàn.
- Một số ví dụ về biện pháp an ninh của Việt Nam liên quan đến kiểm soát
truy cập, giám sát và tuần tra bao gồm: ▪
Việc triển khai lực lượng Cảnh sát Giao thông để kiểm soát và quản
lý an toàn giao thông: Cảnh sát Giao thông thường thực hiện các biện pháp như
kiểm soát xe cộ, giám sát hoạt động giao thông, và tuần tra đường phố để đảm bảo
trật tự và an toàn trên các tuyến đường. ▪
Kiểm soát biên giới: Việc triển khai lực lượng biên phòng để kiểm
soát và quản lý biên giới nhằm ngăn chặn nhập cảnh trái phép, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. ▪
Công tác giám sát trên mạng: Chính sách để giám sát và kiểm soát
hoạt động trên internet nhằm ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật, đảm bảo an
ninh mạng và trật tự xã hội.
- Một ví dụ khác về điều luật của Việt Nam liên quan đến sử dụng các biện
pháp an ninh là Luật Công an nhân dân, được ban hành và sửa đổi nhiều lần. Luật
này quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân, bao
gồm cả việc thực hiện các biện pháp an ninh như kiểm soát, giám sát, và tuần tra
để đảm bảo trật tự và an toàn trong cộng đồng. Tất cả những luật này đều cần tuân
thủ các nguyên tắc và quy định pháp luật để đảm bảo rằng sự hạn chế tự do là hợp
pháp và cân nhắc đến quyền lợi của công dân. 4
- Tuy nhiên, việc thực thi các biện pháp này cũng cần tuân thủ theo quy định
của Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo rằng quyền tự do cá nhân không bị lạm
dụng và hạn chế một cách hợp pháp.
2.3. Quản lý xã hội:
- Thực hiện các chính sách quản lý xã hội để kiểm soát thông tin, tự do ngôn
luận, và quản lý hoạt động của các tổ chức có thể làm giảm quyền tự do cá nhân.
- Một ví dụ thực tế là việc thực hiện chính sách quản lý xã hội ở Việt Nam
liên quan đến kiểm soát thông tin và tự do ngôn luận có thể thấy trong việc quản lý
các nền tảng truyền thông xã hội. Các biện pháp như kiểm soát nội dung trên các
mạng xã hội và áp dụng các quy định về đăng tin có thể được thực hiện để giữ cho
thông tin được phổ biến trên các nền tảng truyền thông trong khuôn khổ được kiểm
soát và theo đúng với chính sách quản lý xã hội.
- Ngoài ra, có các trường hợp khi tổ chức hoạt động xã hội hay các tổ chức tư
nhân cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về hoạt động và thông tin công
bố để đảm bảo rằng các hoạt động này không vi phạm chính sách và không ảnh
hưởng đến trật tự xã hội. Tuy nhiên, quyết định và thực thi của các chính sách này
cũng phải tuân theo nguyên tắc và quy định của hiến pháp và pháp luật để đảm bảo
tính công bằng và hợp pháp. III.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN CÔNG DÂN CỦA NHÀ NƯỚC LÀ CHÍNH ĐÁNG.
3.1. Sự cần thiết về việc hạn chế quyền con người, quyền công dân.
- Đầu tiên, chúng ta cần đánh giá thế nào là “cần thiết” và đưa ra định nghĩa
của từng trường hợp cần thiết. Sự cần thiết này hàm ý trong đó yếu tố có xung đột
giữa lợi ích cá nhân và xã hội, mà Nhà nước với chức năng và nhiệm vụ của mình
phải có cách can thiệp vừa mức.
- Hạn chế quyền con người chỉ thực sự cần thiết khi không có sự thay thế nào
khác nhằm bảo toàn lợi ích hợp pháp của nhà nước và biện pháp này nên được áp
dụng như là một giải pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa tác động nên quyền. 5
3.2. Điều kiện để hạn chế quyền con người, quyền công dân là chính đáng.
- Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: "Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khoẻ của cộng đồng”. Những lý do này còn được biết đến với cách diễn tả là:
▪ Lợi ích hợp pháp của nhà nước
▪ Các tiêu chí này về cơ bản phù hợp với cách hiểu chung của pháp luật
quốc tế và các quốc gia. -
Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền:
1) Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể
được phát triển một cách tự do và đầy đủ.
2) Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những
giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng
được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công
cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.
3) Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với
những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
4) Dựa vào phần B của “Các nguyên tắc Siracusa năm 1984 về hạn chế
quyền và đình chỉ các quyền trong ICCPR”, các lý do hạn chế quyền được phân
tích như sau:
(i) Trật tự công cộng: được định nghĩa là tổng thể các quy tắc đảm bảo
chức năng hoạt động của xã hội hoặc bộ các nguyên tắc cơ bản mà xã hội được
thành lập dựa vào đó. Tôn trọng quyền con người là một phần của trật tự công cộng.
(ii) Sức khoẻ của cộng đồng: có thể được coi là căn cứ cho việc hạn chế
một số quyền để cho phép một nhà nước có biện pháp đối phó với một mối đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân hoặc các cá nhân thành viên của cộng
đồng. Những biện pháp này phải được nhắm cụ thể đến việc ngăn ngừa bệnh tật 6
hoặc chấn thương hoặc cung cấp sự chăm sóc cho các bệnh nhân và người bị thương.
(iii) Đạo đức cộng đồng (hay đạo đức công cộng): Vì đạo đức cộng đồng
khác nhau theo thời gian và giữa các nền văn hoá, một nhà nước,khi viện dẫn đạo
đức cộng đồng như là căn cứ để hạn chế các quyền con người, phải chứng tỏ rằng
các hạn chế liên quan là cần thiết để duy trì sự tôn trọng giá trị cơ bản của cộng đồng.
(iv) An ninh quốc gia: An ninh quốc gia có thể được viện dẫn để biện minh
cho các biện pháp hạn chế một số quyền chỉ khi chúng được thực hiện để bảo vệ sự
tồn tại của quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ của nó hoặc độc lập chính trị chống lại
việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. An ninh quốc gia không thể được viện dẫn
như một lý do để áp đặt những hạn chế để ngăn chặn những mối đe dọa đến pháp
luật và trật tự trong phạm vi địa phương hoặc tương đối hạn hẹp.
(v) An toàn công cộng: được định nghĩa là bảo vệ, chống lại sự nguy hiểm
đối với sự an toàn của con người, đối với cuộc sống của họ hoặc toàn vẹn về thể
chất, hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của họ. Sự cần thiết để bảo vệ an
toàn công cộng có thể biện minh cho những hạn chế quy định của pháp luật. Nó
không thể được sử dụng để áp đặt hạn chế mơ hồ hoặc tùy tiện và chỉ có thể được
viện dẫn khi có biện pháp bảo vệ đầy đủ và có biện pháp khắc phục có hiệu quả
chống lại sự lạm dụng.
- Thêm vào đó, để tránh những lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia có nguy
cơ bị lạm dụng để giới hạn các quyền con người, việc áp dụng nguyên tắc tạm
dừng thực thi quyền cần được giải thích trong các điều kiện cụ thể, trên cơ sở tuân
thủ chung các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan tại Điều 4 Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966), cụ thể là:
(i) Áp dụng chỉ khi có “trường hợp khẩn cấp đe dọa đến cuộc sống của quốc
gia”, như xung đột vũ trang, bất ổn dân sự và bạo lực, khủng bố hoặc thảm họa
thiên nhiên nghiêm trọng, như lũ lụt hoặc động đất lớn
(ii) Việc áp dụng không mâu thuẫn với các nghĩa vụ khác theo luật quốc tế; 7
(iii) Các quyền bị tạm dừng/đình chỉ thực thi được quy định nghiêm ngặt
tương ứng với tình huống khẩn cấp;
(iv) Việc áp dụng không vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên
cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.
3.3. Ví dụ về việc hạn chế quyền con người, quyền công dân là chính đáng.
- Ví dụ về các chính sách về đại dịch Covid-19 ví dụ một trong những trường
hợp hạn chế quyền con người, quyên công dân được coi là chính đáng. Đại dịch
Covid-19 gây ảnh hưởng vô cùng nặng nế đến đời sống xã hội, nên kinh tế,.. của cả
cộng đồng. Để phòng chống Covid-19, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên
thế giới đã đưa ra các quy định hạn chế một số nội dung cụ thể của quyền con
người, quyền công dân như hạn chế đi lại, di chuyển khi hông thực sự cần thiết,
không tập trung đông người,… Các chính sách hạn chế trong thời điểm trên có thể
gây ảnh hưởng phần nào đến quyền con người, quyền công dân.
- Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kỷ - Phó Chánh văn phòng thường trực về
nhân quyền có chia sẻ: “Hạn chế một số quyền cá nhân trong thời gian chống dịch
để đảm bảo quyền được khoẻ mạnh, an toàn, quyền được sống thì tôi nghĩ người
dân sẽ đồng hành với Chính phủ. Vậy giữa những quyền ấy thì quyền nào cao
hơn? Người dân tự mình lựa chọn, tự giác lựa chọn, nghĩa là hy sinh một số nhu
cầu trước mắt để đạt được mục tiêu tối thương”
IV. RANH GIỚI CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CHO NHỮNG HẠN
CHẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN CỦA NHÀ NƯỚC.
- Hạn chế quyền con người, quyền công dân là giải quyết sự cân bằng giữa
quyền của cá nhân với quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng, giải quyết cân
bằng giữa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chính đáng của cá nhân.
- Dựa trên nguyên tắc được quy định tại Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013:
"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật 8
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”. Việc hạn chế các quyền phải
bằng quy định của luật, chứ không phải bởi văn bản dưới luật và phải nhằm bảo vệ
mục đích chính đáng. Tuy nhiên, dù cho phép hạn chế nhưng các quy định pháp
luật hiện hành vẫn chưa nêu rõ hạn chế ở mức độ như thế nào, nên thực tiễn tùy
thuộc vào ý chí của các cơ quan có thẩm quyền khi cân nhắc về tương quan mối quan hệ này. V. KẾT LUẬN.
- Có thể nhận thấy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập một nguyên tắc chung về
hạn chế quyền. Việc hạn chế việc thực hiện quyền chính là điều kiện để đảm bảo
tính hiện thực của các quyền con người, quyền công dân. Nó bảo đảm sự cân bằng
giữa các lợi ích trong mối quan hệ Nhà nước – Con người, Công dân, Cá nhân;
đảm bảo sự minh bạch và lành mạnh của các mối quan hệ này.
- Do đó việc quy định nguyên tắc về hạn chế quyền con người, quyền công
dân tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Tuy nhiên, do chưa phân biệt giữa quyền có thể bị hạn chế và quyền không thể bị
hạn chế trong mọi trường hợp, nên quy định này có thể bị lạm dụng để hạn chế
quyền con người, quyền công dân trong thực tế. 9 10