Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính của công ty - Kế toán tài chính | Trường Đại học Quy Nhơn
Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính của công ty - Kế toán tài chính | Trường Đại học Quy Nhơn Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính của công ty - Kế toán tài chính | Trường Đại học Quy Nhơn
Preview text:
Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ QUỐC HƯƠNG MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………..1
3. Kết cấu nghiên cứu……………………………………………...2
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ VIỆT MỸ
1.1 Thông tin cơ bản .....................................................................................3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................3
1.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý..........................................................................6
1.2 Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................9
1.2.1 Chức năng...............................................................................................9
1.2.2 Nhiệm vụ ...............................................................................................10
1.3 Lĩnh vực hoạt động .................................................................................10
Phần 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ VIỆT MỸ GIAI ĐOẠN 2019-2021
2.1 Khát quát chung về phân tích báo cáo tài chính .................................10 3
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính.................10
2.1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính................................................10
2.1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính.............................................10
2.1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính.............................11
2.1.2.1 Bảng cân đối kế toán...........................................................................14
2.1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................16
2.1.2.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................18
Phần 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ VIỆT
MỸ GIAI ĐOẠN 2019-2021
3.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán ............................................18
3.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh.................................21
3.3 Phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................23
3.4 Phân tích khả năng thanh toán..............................................................24
3.5 Phân tích khả năng hoạt động ...............................................................26
3.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn....................................................................27
3.7 Phân tích khả năng sinh lời....................................................................28 4 5 MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ
là một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm và vật tư y tế đã trải qua quá
trình xây dựng và phát triển . Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập đầy cơ hội và
thách thức, Công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp dược và
trang thiết bị y tế trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để tiếp tục tồn tại và
giữ vững vị thế trên thị trường.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
Dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ hiện nay còn có nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế.
Là Giám đốc Công ty, tác giả đã lựa chọn “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ”
làm đề tài phân tích báo cáo tài chính là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh Dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ ; Đề ra các phương hướng và
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty nhằm tiếp tục duy trì
phát triển trong thời gian tới.
3.Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 phần:
+Phần 1: Giới thiệu khái quát vè công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
Dược và trang thiết bị Việt Mỹ. 1
+Phần 2 Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
dược và trang thiết bị Việt Mỹ giai đoạn 2019-2021.
+ Phần 3: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần sản xuất kinh
doanh Dược và trang thiết bj y tế Việt Mỹ giai đọa 2019-2021. 2
Phần 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT MỸ
1.1 Thông tin cơ bản
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt
Mỹ Amvi Biotech, Inc được thành lập ngày 26/08/2002 theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 44.03.000012 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Bình Phước cấp.
Được thành lập bởi liên doanh của The Sun Co (100% vốn nước ngoài),
Incomex SaiGon (100% vốn nhà nước) và Dopharco (100% vốn nhà nước),
AMVI BIOTECH, INC. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sinh phẩm chẩn đoán Y tế.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần sản xuất Kinh doanh Dược & Trang Thiết bị Y tế Việt Mỹ
Tên Tiếng Anh: American Vietnamese Biotech Incorporation
Trụ sở chính: Lầu 4, tòa nhà Phú Mã Dương, số 85 Hoàng Văn Thái, P.
Tân Phú, Q. 7. Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: 02432.151.114
Văn phòng chi nhánh : Tầng 6, tòa nhà VTC online, 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
E-mail: chungkhoanamv@gmail.com Website: www.amvibiotech.com
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần Sản xuất
Kinh doanh Dược và Trang Thiết bị Y tế Việt Mỹ luôn không ngừng mở rộng 3
hoạt động sản xuất, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, tìm kiếm thị
trường, đầu tư vốn vào các Công ty con, Công ty liên doanh liên kết. Cùng
với sự điều hành sáng suốt, uyển chuyển, nhạy bén của Hội đồng quản trị,
Ban Giám đốc và với sự đồng thuận của toàn thể Cán bộ nhân viên, Công ty
đã tập trung mạnh nguồn lực, con người vào phát triển lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh sinh phẩm chuẩn đoán y tế, phát triển các trung tâm xét nghiệm
tập trung, cung cấp máy móc trang thiết bị y tế, hóa chất xét nghiệm…
Năm 2002: Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang Thiết
bị Y tế Việt Mỹ được thành lập năm 2002 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 44.03.000012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Phước cấp ngày
26/8/2002. Công ty được thành lập bởi 3 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH
SX-TM TTB Y tế Mặt Trời (The Sun Co.), Công ty Dược Vật tư Y tế Bình
Phước (nay là Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Dopharco) và Công ty Xuất
Nhập khẩu Tổng hợp Sài Gòn (Incommex Saigon) với số vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.
Năm 2003: Công ty bắt đầu thực hiện xây dựng nhà máy với diện tích
1.500 m2 trên khuôn viên gần 2.500 m2 tại Thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình
Phước, nhận chuyển giao công nghệ và nhập khẩu máy móc thiết bị, tổ chức
tuyển và huấn luyện cán bộ công nhân viên, sản xuất thử, xin đăng ký lưu
hành sản phẩm…Đến cuối năm 2004, nhà máy cơ bản được hoàn thành và
sẵn sàng đi vào hoạt động.
Năm 2004: Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 15,090
tỷ đồng và thay đổi cổ đông sáng lập từ 03 thành viên lên 06 thành viên cổ
đông sáng lập theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 01/6/2004.
Năm 2005: nhà máy của Công ty đã được Bộ Y Tế thẩm định kỹ thuật
và cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất vacxin – sinh phẩm y tế. Tháng 4
8/2005, Công ty bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh và đưa sản phẩm ra thị
trường. Mặc dù là Công ty mới, sản phẩm chưa được thị trường biết đến, cùng
lúc phải cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập có chất lượng cao như
Abbott, Bio Rad (Mỹ) và các mặt hàng giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc,
tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV trong nhà máy, cùng sự hỗ trợ
trong việc tìm kiếm thị trường của The Sun Co., doanh thu trong năm 2005 –
năm đầu tiên chính thức hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt 3,2 tỷ đồng.
Năm 2006: Công ty đã thiết lập được hệ thống phân phối trên cả 3 khu
vực Bắc, Trung, Nam thông qua các tổng đại lý của Công ty. Bên cạnh đó,
Công ty cũng đã kết hợp với các trường đại học, sở y tế các tỉnh như: Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Hậu Giang, Vũng Tàu, Bắc Giang,
Tuyên Quang, … tổ chức các buổi hội thảo về đề tài “Sinh phẩm chẩn đoán
nhanh” nhằm giới thiệu các sản phẩm của AMV. Công ty còn kết hợp với các
bệnh viện và trung tâm y tế nghiên cứu các đề tài khoa học: “Nghiên cứu về
sinh phẩm chẩn đoán HIV”; “Nghiên cứu về sinh phẩm chẩn đoán bệnh lao và
chẩn đoán Viêm gan B”. Việc xét nghiệm thực hiện tại các buổi hội thảo, các
đề tài nghiên cứu đều cho kết quả chính xác. Doanh thu năm 2006 đạt 4,3 tỷ
đồng, tăng 31% so với năm 2005.
Năm 2007: Công ty tiến hành phát hành cổ phiếu theo hình thức phát
hành riêng lẻ cho Ban Giám đốc Công ty, Cán bộ công nhân viên của Công ty
và Cán bộ công nhân viên của đối tác kinh doanh của Công ty, tăng vốn điều
lệ của Công ty từ 15,090 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng.
Năm 2009: Ngày 30/12/2009, Công ty chính thức niêm yết tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) với mã chứng khoán AMV. 5
Năm 2011: Công ty là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất que test HIV
1&2. Ngày 7/7/2011 Công ty khai trương cơ sở sản xuất tại xã Tiến Thành, thị
xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Năm 2014: Tháng 9/2014, Công ty được cấp Giấy chứng nhận nhà máy
đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO (Thực hành sản xuất tốt) và ISO
13485:2003 (Hệ thống quản lý chất lượng Trang thiết bị Y tế).
Năm 2016: Đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ, Công ty có sự thay đổi
lớn trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành. Từ cuối năm 2016, Công ty mở
rộng kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp máy móc, trang thiết bị y tế của các
tập đoàn lớn của Nhật Bản, Mỹ, …
Năm 2017: Công ty phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược tăng vốn
lên 271.157.500.000 đồng. Số tiền thu được từ chào bán cho cổ đông chiến
lược, Công ty đã góp vốn vào Công ty CP Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ. Cũng
trong năm 2017, Công ty góp vốn thành lập 02 công ty con là Công ty CP
Trung tâm xét nghiệm và môi trường Cần Thơ, Công ty CP Sản xuất kinh
doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Phú Thọ. Cuối năm 2017, Công ty thực
hiện góp vốn đầu tư Trung tâm xét nghiệm tại Trung tâm y tế huyện Thanh
Sơn và Trung tâm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ theo mô hình xã hội hóa.
Năm 2018: Công ty kết hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để đầu
tư Trung tâm xét nghiệm chất lượng cao tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ theo mô hình xã hội hóa.
Năm 2019: Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 379.620.450.000 đồng.
Năm 2020: Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 531.468.160.000 đồng 6
Năm 2021: Công ty đã phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, nâng
vốn điều lệ lên 911.088.610.000 đồng.
1.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
a. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính
sách trung và dài hạn về quá trình phát triển của Công ty, quyết định về cơ
cấu vốn, bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động của Công ty.
b. Hội đồng quản trị: HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán
bộ quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, định hướng các chính sách
tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông 7
thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời
điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
c. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ
đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội
đồng cổ đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của HĐQT, Giám đốc và
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm
đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm ba (03)
thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ năm (05) năm. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
d. Các Tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị:
Tiểu ban nhân sự, lương thưởng: là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản
trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao cụ thể như: Tư vấn, tham mưu cho
HĐQT trong việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cán bộ
quản lý cấp cao, công tác quản lý lao động và tiền lương, tiền thưởng trong
công ty; Xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý liên quan đến công tác
tổ chức cán bộ của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của Tiểu ban nhân sự,
lương, thưởng có thể được điều chỉnh cho phù hợp theo từng thời điểm
Tiểu ban chính sách phát triển: là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao cụ thể như: Xác định các chiến lược phát
triển, mục tiêu và kế hoạch cũng như những chỉ tiêu thành tích cơ bản của Công ty; Xác định các u
ƣ tiên hoạt động; Xây dựng chính sách cổ tức; Đánh
giá hiệu quả dài hạn các hoạt động của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của
Tiểu ban Chính sách phát triển có thể đ ợc điều ƣ
chỉnh cho phù hợp theo từng thời 8
e. Giám đốc: Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các biện pháp
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty, chịu sự giám sát của Hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
f. Các bộ phận phòng ban:
Phòng kinh doanh: Quản lý toàn bộ kênh phân phối và hệ thống các tổng
đại lý trên toàn quốc, hỗ trợ các đại lý thực hiện marketing cho sản phẩm và
đấu thầu bán sản phẩm
Phòng tài chính – kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài
hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn phù hợp cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. Hỗ
trợ phòng kinh doanh trong việc thống kê doanh số và thanh toán.Tổng hợp
thông tin, phân tích và lập báo cáo kế toán cho Ban Giám đốc tham khảo và ra
quyết định hoạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu giúp Ban lãnh đạo Công ty chỉ
đạo, điều hành, quản lý công tác hành chính, quản trị, pháp chế, văn thư lưu
trữ. Xây dựng chiến lược và kiểm soát các hoạt động đảm bảo cơ sở vật chất
và môi trường làm việc của Công ty. Lập kế hoạch và quản lý hoạt động nhân
sự trong Công ty,...Tuyển nhân viên mới, gửi nhân viên đi đào tạo các khóa
học; Tổ chức các hội thảo giới thiệu về sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới
công nghệ, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến, sáng chế vào sản xuất kinh doanh
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
Triển khai các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện 9
Cung cấp trang thiết bị y tế trọn gói cho bệnh viện; các dự án cho thuê,
đầu tư máy móc thiết bị theo mô hình xã hội hóa y tế với các sản phẩm công
nghệ cao, hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ.
Thực hiện các dự án đầu tư liên doanh, liên kết các trung tâm xét nghiệm
tại các bệnh viện, trung tâm y tế theo mô hình xã hội hóa.
1.2.2 Nhiệm vụ
Sản xuất, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hoá chất
nguyên liệu làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế
1.3 Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất dụng cụ xét nghiệm y tế
Sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế
Kinh doanh Dược Phẩm, Vắc xin, Sinh phẩm y tế
Mua bán trang thiết bị y tế, dụng cụ và hóa chất xét nghiệm y tế Kinh doanh địa ốc Đầu tư tài chính
Phần 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ VIỆT MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2021
2.1 Khát quát chung về phân tích báo cáo tài chính
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính
2.1.1.1 Khái niệm “phân tích báo cáo tài chính”
Là sử dụng hệ thống các phương pháp nhằm kiểm tra xem xét các số liệu
trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở quá khứ và hiện tại, từ đó, phân
tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay
trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định. 10
2.1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Có rất nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp, cụ thể bao gồm: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, người
cho vay, cơ quan thuế, người lao động. Mỗi đối tượng quan tâm và sử dụng
các thông tin tài chính với các mục tiêu khác nhau. Do đó, các báo cáo tài
chính về cơ bản cần cung cấp những thông tin hữu ích làm cơ sở để những đối
tượng trên phân tích, từ đó, đưa ra những quyết định phù hợp. Đây chính là ý
nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: giúp họ đánh giá được tình hình tài
chính của doanh nghiệp đồng thời cũng xác định được trong tương lai doanh
nghiệp có thể có những cơ hội và rủi ro nào.
Đối với nhà đầu tư: báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp họ nắm được
kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, thời gian hoàn vốn khi đầu
tư vào doanh nghiệp. Đây là cơ sở để những nhà đầu tư ra quyết định có nên
đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư vào lĩnh vực nào dưới hình thức
nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với người cho vay: phân tích báo cáo tài chính giúp họ nắm được
khả năng thanh toán cũng như khả năng sinh lời và cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, từ đó, đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không, có nguồn
đảm bảo tài sản cho chủ nợ thu hồi vốn khi doanh nghiệp bị thua lỗi hay phá sản hay không.
Đối với cơ quan thuế: thông qua phân tích báo cáo tài chính cơ quan
thuế sẽ xác định chính xác số thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp, cơ quan
thuế sẽ đánh giá và đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc các quy định của
pháp luật về thuế tại doanh nghiệp, từ đó giúp cơ quan thuế quản lí doanh
nghiệp rõ ràng và minh bạch hơn. 11
Đối với người lao động: phân tích báo cáo tài chính
giúp người lao động nắm bắt được hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như các chế độ đãi ngộ. Đây cũng là kênh
thông tin để họ tiếp cận được kế hoạch trong tương lai của
doanh nghiệp xác định được cơ hội thăng tiến hay rủi ro nghề
nghiệp có thể gặp trong tương lai, từ đó quyết định sự gắn kết lâu dài với doanh nghiệp
2.1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin tài
chính hữu ích cho những người quan tâm. Nếu đối tượng quan tâm được trang
bị các thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại và quá khứ của doanh
nghiệp thì họ có thể để đánh giá được những rủi ro và tiềm năng trong tương
lai của doanh nghiệp, từ đó, đưa ra những quyết định chính xác và hợp lý.
Thông tin này được lấy chủ yếu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao
gồm: Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ; Báo cáo lãi hoặc lỗ và
thu nhập toàn diện trong kỳ; Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ; Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ; các thuyết minh, bao gồm các chính sách kế
toán chủ yếu và các thông tin diễn giãi khác; Thông tin so sánh của kỳ trước;
và báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ trước khi áp dụng
hồi tố một chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các khoản mục trên báo
cáo tài chính hoặc khi phân loại lại các khoản mục trên báo cáo tài chính
Theo Thông tư số 200/2014TT-BTC của Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo
tài chính bắt buộc đối với doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
2.1.2.1 Bảng cân đối kế toán a. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn vốn hay còn gọi
là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do
đó, có thể nói BCĐKT như một bức tranh chụp nhanh từ tổng thể cho đến chi
tiết về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm.
Số liệu trên BCĐKT có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết toàn bộ giá trị tài
sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, từ đó những người quan tâm
có thể biết được biến động quy mô tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời số
liệu trên BCĐKT cũng phản ánh được cơ cấu nguồn vốn-nguồn hình thành tài
sản của doanh nghiệp nên đối tượng quan tâm cũng nắm bắt được biến động
quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, căn cứ vào BCĐKT ta cũng
phân tích được thực trạng tình hình tài chính, khả năng thanh toán, khả năng
huy động vốn của doanh nghiệp,… b. Nội dung
Nội dung cơ bản của BCĐKT được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu
phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn – nguồn hình thành tài sản. Những
chỉ tiêu trên BCĐKT được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục và từng
chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được mã hóa nhằm thuận tiện cho việc kiểm
tra và đối chiếu, xứ lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm
Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
Phần 1: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lâp báo cáo ( cuối 13
tháng, cuối quý hay cuối năm ), bao gồm: tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản
tương đương tiền; đầu tư tài chính ngắn hạn; phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho;
và tài sản ngắn hạn khác) và tài sản dài hạn (phải thu dài hạn; tài sản cố định;
bất động sản đầu tư; tài sản dở dang dài hạn; đầu tư tài chính dài hạn và tài
sản dài hạn khác). Tài sản được sắp xếp theo tình thanh khoản giảm dần, vậy
tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn tài sản dài hạn.
Phần 2: Phân nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo (cuối tháng, cuối quý hay cuối
năm), bao gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và bốn chủ sở hữu
(vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và quỹ khác). Nguồn vốn được sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên thanh toán giảm dần, vậy nợ phải trả được ưu tiên thanh
toán được vốn chủ sỡ hữu.
Phương trình kế toán phản ánh mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Trong đó: Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn = Nợ phái trả + Vốn chủ sở hữu
Ví dụ 2.1: Bảng Cân đối kế toán rút gọn của công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ giai đoạn 2019-2021 14
Nguồn: Báo cáo tài chình của AMVIBIOTECH giai đoạn 2019-2021
2.1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a. Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( BCKQHĐKD) là một báo
cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo này là một thước phim
ràng và chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. 15
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa quan trọng, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng khác sử
dụng thông tin để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực cũng như
tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp, bởi vì thông
qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đối tượng quan tâm có thể biết
được biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp,
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lãi hay lỗ,... b. Nội dung
Nội dung cơ bản của BCKQHĐKD phản ánh một cách chi tiết về
tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ.
Ngoài ra báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần: Phần :
1 Kết quả hoạt động kinh doanh, thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác bao
gồm: doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ, doanh
thu thuần, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập khác, chi phí khác.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Nội dung của BCKQHĐKD thể hiện thông qua phương trình tổng quát như sau:
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận
Ví dụ 2.2 : Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của Công ty
Cổ Phần Sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y Tế Việt Mỹ giai đoạn 2019-2021 16
Nguồn: Báo cáo tài chính của AMVIBIOTECH giai đoạn 2019-2021
2.1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ a. Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của doanh
nghiệp hay nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền ra và
dòng tiền vào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở quan trọng trong quản lý tài
chính của doanh nghiệp, giúp cho việc đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và
sử dụng các nguồn tiền của các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính
trong doanh nghiệp. Cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, 3 báo cáo này tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. b. Nội dung 17