-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mô hình Nguyễn Quang (2017) | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mô hình Nguyễn Quang (2017) của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 8 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa 3 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mô hình Nguyễn Quang (2017) | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mô hình Nguyễn Quang (2017) của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 8 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa 3 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*******
BÀI TẬP 30%
HỌC PHẦN: GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA
TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mô hình Nguyễn Quang (2017)
Hà Nội, 11/2021
- GIỚI THIỆU CHUNG:
Do quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ , nền công nghệ ở Việt Nam và trên toàn thế giới đã đạt đến mức “khủng”. Nhờ những phương tiện truyền thông văn minh, nhờ vào mạng internet, điện thoại cảm ứng cầm tay, điện thoại thông minh vô tuyến, dựa vào vô vàn những kênh truyền thông, nhờ sự trở nên tân tiến trẻ trung và tràn trề sức khỏe của kỹ nghệ giao thông nội địa cùng thế giới, cơ hội gặp mặt, giao tiếp đối thoại, học hỏi và giao lưu cho nhau giữa những nền văn hóa truyền thống và các cộng đồng văn hóa truyền thống toàn cầu ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi các nền giáo dục phải được quốc tế hóa và hướng tới việc đào tạo các “công dân toàn cầu” (education of global citizenship). Chính vì nhu cầu và thực tế giao tiếp ngày càng gia tăng giữa các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá đòi hỏi người tương tác liên văn hóa phải có nhận thức, phẩm chất, kiến thức và kĩ năng giao tiếp phù hợp trong môi trường liên văn hóa nên việc nghiên cứu năng lực giao tiếp liên văn hoá (intercultural communicative competence - ICC) trở thành một nhu cầu bức thiết. Các mô hình nghiên cứu về năng lực giao tiếp liên văn hóa đã ra đời để đáp ứng nhu cầu bức thiết đó. Kể đến là mô hình Bennett (1993), mô hình Deardorff (2008), mô hình Fantini (2000), mô hình Balboni và Caon (2014), mô hình Byram (1997), … Và ở đây em muốn đề cập tới, phân tích về mô hình Nguyễn Quang (2017). Cụ thể là chỉ ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu hạn chế trong mô hình giao tiếp liên văn hóa của Nguyễn Quang nhằm rút ra bài học, kinh nghiệm cho thế hệ trẻ chúng em trong hình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa, hội nhập, phát triển hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ số mới, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực tương lai của thời đại.
PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH MÔ HÌNH NGUYỄN QUANG
Từ các nghiên cứu, xem xét các mô hình năng lực giao tiếp liên văn hóa đã ra đời trước đó, Nguyễn Quang rút ra đánh giá, nhận xét, quan niệm rằng “ năng lực liên văn hóa cần được nhìn nhận, trước hết, trong mối tương liên và tương tác với hành hiện liên văn hóa: … chúng phải được hành hiện hóa trong các sự kiện và tình huống giao tiếp liên văn hóa cụ thể để kiểm chứng, điều chỉnh và củng cố các bình diện của năng lực đó ”. Qua đó cho ta cái nhìn bao quát thấy trong mô hình của mình, ông Nguyễn Quang xây dựng chủ đạo thiên về thực hành. Quan niệm này thể hiện tính thực tế trong cách xây dựng năng lực giao tiếp liên văn hóa. Đó là tính đúng đắn được đánh giá cao khi ông Nguyễn Quang coi trọng việc nhìn nhận từ góc độ thực hành thực tế. Năng lực phải được kiểm chứng vào thực tế, cần được quan tâm đến độ phù hợp, tương thích. Từ đó mới có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Còn nếu xét vận hành năng lực
1
giao tiếp liên văn hóa mà bỏ qua hành hiện, tức là tính kiểm chứng thực tế trong sự kiện giao tiếp cụ thể sẽ khó được hình thành và hoàn thiện, đúng như Nguyễn Quang đã chỉ ra khi đánh giá, phân tích điểm hạn chế trong mô hình của Deardorff: “… Việc bỏ qua hành hiện khi xem xét vận hành của năng lực liên văn hóa có vẻ không thuyết phục …”. Thêm vào đó, mô hình mà ông Nguyễn Quang đưa ra quan tâm nhiều đến việc tương tác trong hành hiện. Việc tương tác là cần thiết giúp hoàn thêm năng lực giao tiếp của chính bản thân mình. Ngoài ra, với việc xây dựng 6 yếu tố hình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa mà Nguyễn Quang cho rằng không thể thiếu là nhận thức, phẩm chất, thái độ, kiến thức, kĩ năng, khả năng. 6 yếu tố này tạo ra hình xoáy chôn ốc (theo hình ảnh minh họa mô hình được Nguyễn Quang đề cập tới) và điểm cao nhất chính là tương tác trong hành hiện. Đây chính là thế mạnh mà Nguyễn Quang quan điểm là đóng vai trò quyết định sự thành công trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa. Tiếp theo, ông khẳng định chỉ ra rằng mô hình giao tiếp liên văn hóa ông đưa ra là một mô hình động, tức là theo quan điểm của ông, từ tương tác, hành hiện đến những yếu tố hình thành luôn có sự tác động, bổ sung qua lại. Những yếu tố hình thành khả năng hành hiện và hành hiện lại quay lại tác động điều chỉnh yếu tố hình thành nên nó. Dưới đây là quan điểm cá nhân của em trong đánh giá các điểm mạnh của một số yếu tố hình thành nên mô hình của Nguyễn Quang.
- Về yếu tố nhận thức
Nguyễn Quang đánh giá nhận thức là quan trọng nhất, là nền tảng của năng lực giao tiếp liên văn hóa. Điều này em công nhận bởi đến khi chúng ta có một nhận thức tốt thì năng lực, trải nghiệm giao tiếp liên văn hóa của chúng ta trong một sự kiện văn hóa cụ thể nó lại góp phần điều chỉnh kĩ năng, nó kiểm định các kiến thức của chúng ta là đúng hay chưa đúng, nó khẳng định thái độ của chúng ta là tích cực hay chưa tích cực và nó nâng cao phẩm chất nhân văn (phẩm chất con người) của chúng ta trong môi trường liên văn hóa. Việc đề cao vai trò của nhận thức là quan trọng nhất có sự giống với mô hình mà Fantini đưa ra. Nhưng ở đây, Nguyễn Quang có sự kế thừa và phát triển. Tuy biểu hiện theo hình ảnh mô hình khác nhau song cả Nguyễn Quang và Fantini đều cho rằng nhận thức tạo động lực và điều chỉnh thái độ, kĩ năng, kiến thức nhưng ở mô hình Nguyễn Quang đưa ra thì cách thức tác động có sự qua lại giữa nhận thức và các yếu tố khác (thái độ, kĩ năng, kiến thức). Còn ở mô hình Fantini, ông chưa chỉ rõ cho thấy sự tác động ngược lại của yếu tố thái độ, kĩ năng, kiến thức đến nhận thức.
Trong yếu tố nhận thức, xét về nhận thức liên văn hóa, em thấy quan điểm ông Nguyễn Quang đưa ra có điểm mạnh rõ rệt. “…Người giao tiếp liên văn hóa
2
muốn thành công trước hết cần nhạy cảm. Việc giao tiếp liên văn hóa muốn thành công trước hết phải phù hợp…” - Nguyễn Quang đúng đắn khi đã nhấn mạnh tính nhạy cảm là yếu tố cần thiết đầu tiên trong nhận thức liên văn hóa. Sự nhạy cảm làm tăng tính nhanh nhạy, linh hoạt phát hiện kịp thời và tiếp thu nhận thức từ nền văn hóa mới. Thứ hai là tính phù hợp trong giao tiếp liên văn hóa. Điều đó là cần thiết đầu tiên. Phù hợp mới có thể giao tiếp dài lâu và tạo nên cuộc giao tiếp tốt đẹp, bền vững, thoải mái, tôn trọng cả ta và đối phương là người có văn hóa khác ta. Tính nhạy cảm trong giao tiếp liên văn hóa Nguyễn Quang đưa ra đã có sự học hỏi, kế thừa, phát huy từ mô hình phát triển của tính nhạy cảm liên văn hóa (Developmental model of intercultural sensitivity-DMIS) của Bennett. Đó là điểm cộng cho ưu thế của mô hình Nguyễn Quang.
Về mặt nhận thức nguy cơ, ông đã diễn giải chi tiết các nhận thức nguy cơ trong phần nhận thức cần hình thành và phát triển, làm tăng tính chắc chắn trong chứng minh sự quan trọng của nhận thức, giúp người giao tiếp liên văn hóa phòng tránh và có giải pháp khắc phục hoàn thiện hơn khi giao tiếp liên văn hóa. Bằng việc chỉ ra cụ thể những căn nguyên (4 căn nguyên) để làm rõ những nguy cơ cần tránh khi giao tiếp liên văn hóa, giảm thiểu tối đa những trường hợp sốc văn hóa, xung đột văn hóa, ngưng trệ giao tiếp văn hóa như tác giả đã nói trước khi giải thích kĩ những căn nguyên.
- Về yếu tố phẩm chất
7 phẩm chất ( Nhạy cảm, Khoan dung, Cầu thị, Kiên trì, Công tâm, Đồng cảm, Linh hoạt ) mà tác giả đưa ra là những phẩm chất cần thiết, thiết thực nhất cần có, phù hợp khi xây dựng phẩm chất trong năng lực giao tiếp liên văn hóa. Cách dùng từ để thể hiện 7 phẩm chất cô đọng, súc tích đã chứa đựng, bao quát thay cho nhiều tính từ chỉ phẩm chất nhỏ lẻ khác có tính liên quan.
- Về yếu tố thái độ
Nhìn chung 5 thái độ mà tác giả đề xuất trong mô hình của mình , em đánh giá cao với những thái độ đó. Tác giả nhấn mạnh rằng chúng là “ những thái độ chính yếu cần có của người giao tiếp liên văn hóa ”. Em cho rằng 5 thái độ: tôn trọng, chân thành, quan sát, khách quan, lạc quan giúp ích rất nhiều cho chuẩn bị năng lực giao tiếp liên văn hóa thành công trong các sự kiện văn hóa cụ thể, trong hành hiện.
- Tôn trọng (Respectful): Tôn trọng là căn cốt để thỏa mãn thể diện của đối
thể.
- Chân thành (Sincere): Chân thành là điều kiện tiên quyết để xác lập quan
hệ tin cậy, lâu bền với đối thể.
3
- Quan sát (Observant): Đầu óc quan sát giúp người giao tiếp có được những diễn giải, nhận xét, hành vi … phù hợp hơn trong các tương tác liên văn hóa.
- Khách quan (Unbiased): Khách quan là thái độ cực kì quan trọng giúp người giao tiếp chuyển đổi từ bản tộc trung tâm sang bản tộc tương đối.
- Lạc quan (Optimistic): Lạc quan giúp người giao tiếp có cái nhìn tích cực về hành vi chưa phù hợp của họ và của đối thể, về sốc và xung đột văn hóa cũng như về quá trình điều chỉnh văn hóa (cultural adjustment) trong môi trường liên văn hóa.
Về yếu tố kiến thức:
Kiến thức là hành trang giúp ta tự tin thoải mái khi giao tiếp liên văn hóa. Kiến thức giúp giảm thiểu khoảng cách giữa ta và đối phương khi tham gia giao tiếp, tránh được những điều đã được tác giả lưu ý ở phần nhận thức nguy cơ. Ở đây, tác giả phân biệt rõ kiến thức cần có trong năng lực giao tiếp liên văn hóa là kiến thức giao tiếp, kiến thức văn hóa và kiến thức giao văn hóa. Những kiến thức đó được tác giả chỉ rõ chúng ta cần hiểu biết như nào:
+ Về kiến thức giao tiếp, ta cần có hiểu biết về các thành tố giao tiếp ảnh hưởng đến quá trình, cách thức, chọn lựa …
+ Về kiến thức văn hóa, người giao tiếp liên văn hóa cần có hiểu biết về các ẩn tàng văn hóa như: giá trị, quan niệm, đức tin, phong cách giao tiếp, thể chế chính trị-xã hội,…
+ Về kiến thức giao tiếp giao văn hóa, người giao tiếp liên văn hóa cần có hiểu biết về những tương đồng và, đặc biệt, những dị biệt trong hoạt động giao tiếp tại cộng đồng văn hóa của mình và của đối thể xét theo việc/cách thức sử dụng phương tiện giao tiếp và ảnh hưởng của các ẩn tàng văn hóa.
- Về yếu tố kĩ năng:
Trong yếu tố kĩ năng cần thiết, quan trọng, tác giả đưa ra sự phân biệt 2 loại kĩ năng: kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng liên nhân. Sự phân biệt này đã có kế thừa và phát triển từ các mô hình của các học giả đi trước để rút ra cốt yếu nhất, phù hợp nhất. Nói về kĩ năng kĩ thuật, nếu như trong mô hình Deardorff, ông không đề cập đến các yếu tố thuộc khu vực giao tiếp như nội ngôn, cận ngôn, ngoại ngôn,
… hầu như không được nhắc đến trong mô hình của ông hay mô hình của Byram thì lại tô đậm, chỉ quan tâm vấn đề ngôn ngữ, ngôn ngữ tạo nên và quyết định năng lực liên văn hóa thì ở mô hình của mình, Nguyễn Quang đã có sự bổ sung, làm rõ vừa đủ, dễ hiểu và không có sự thiên vị quá cho ngôn ngữ, đảm bảo cho người giao tiếp liên văn hóa thu được kĩ năng hiệu quả nhất, không phiến
4
diện, bỏ qua kĩ năng hay yếu tố khác. “… Kĩ năng liên nhân, ở cấp độ cao hơn, được hiểu là khả năng sử dụng, kết hợp các yếu tố thuộc kĩ năng kĩ thuật và thực hiện các chiến lược, phong cách và mục đích giao tiếp khác nhau…”, nhiều yếu tố cấu thành nên kĩ năng liên nhân được tác giả quan tâm đề cập và giải thích rõ ràng, chi tiết. Những yếu tố này được diễn giải một cách dễ hiểu, súc tích và thực tế làm phong phú thêm cho ý hiểu và cách vận dụng kĩ năng liên nhân trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa. Việc đưa ra rất nhiều yếu tố sẽ thích hợp để người giao tiếp liên văn hóa chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng, kết hợp sáng tạo, mới mẻ, hiệu quả trong giao tiếp với đối tượng cùng nền văn hóa hay khác nền văn hóa với mình, làm nên một phần thành công trong giao tiếp, nâng cao hơn năng lực giao tiếp liên văn hóa.
PHÂN TÍCH ĐIỂM YẾU (MẶT HẠN CHẾ) MÔ HÌNH NGUYỄN QUANG
Bên cạnh những điểm mạnh, ưu thế trong mô hình Nguyễn Quang, đặc biệt là sự coi trọng, thiên về hành hiện và tương tác trong hành hiện của ông Nguyễn Quang. Nó là điểm mạnh nhưng cũng là điều hạn chế khi chỉ thiên về thực hành, luôn muốn được thực hành, chỉ thực hành mới có tính quyết định thay đổi. Thực hành là tốt nhưng cũng nên trau dồi, đầu tư cho tích lũy nhiều hơn để vững vàng trước khi thực hành. Không phải nhận thức, kiến thức, kĩ năng,… nào học được đều đem ra thực hành để kiểm nghiệm rồi mới điều chỉnh bởi một số nó sẽ gây ra các tranh cãi, bức xúc dư luận hoặc có tính xúc phạm nền văn hóa nào đó. Nói chung em nghĩ mình không nên thiên quá về một lĩnh vực nào đó mà bỏ qua hay coi nhẹ lĩnh vực khác. Sự cân bằng, hòa hợp sẽ là tốt hơn cả. Nhắc tới những yếu tố xây dựng nên mô hình của ông Nguyễn Quang, em nhận thấy nó còn tồn tại một số điểm hạn chế theo quan điểm riêng của cá nhân như sau:
Trong yếu tố nhận thức
Một trong những nhận thức cần hình thành và phát triển đó là nhận thức bản thể. Trong diễn giải nhận thức bản thể, tác giả viết: “… Trong tương tác, việc thỏa mãn và hài hòa hai tư cách này của ta và của người khác là điều quan trọng… ”. Theo em thấy, trong nhận thức bản thể rất khó và dường như là điều không thể để thỏa mãn cả tư cách cá nhân và tư cách thành viên của người khác. Điều này đề cập tới chưa thực sự thuyết phục và khó được đưa ra luyện tập và thực hành.
Thứ hai là ở phần tự nhận thức văn hóa: “…Văn hóa của người khác ảnh hưởng đến bản sắc (identity) cũng như thế giới quan (worldview) của người ấy. Đó là điều hiển nhiên…”. Em thấy sự hạn chế, thiếu xót trong lập luận của ông Nguyễn Quang về sự ảnh hưởng của văn hóa của người khác đến thế giới quan.
5
Nó không chỉ ảnh hưởng tới thế giới quan của người ấy mà còn phần nào ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến thế giới quan của ta. Thế giới hội nhập và có sự giao thương, việc du nhập các nền văn hóa nước ngoài sẽ hòa nhập cùng văn hóa ta tạo nên nền đa văn hóa. Do vậy mà nói việc tự nhận thức văn hóa như Nguyễn Quang trình bày, em thấy chưa đủ. Ta có thấy lấy ví dụ về sự thay đổi trong trang phục người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Từ thời phong kiến xa xưa, phụ nữ mặc áo yếm, áo tứ thân, quần lụa đen,…rồi có sự du nhập phong cách Tây Âu thì đổi thành áo dài và đến nay có sự thoải mái hơn là phong cách tự do: quần bò, áo phông, váy với nhiều hình thức thiết kế.
Tiếp đến bàn về nhận thức liên văn hóa. Bên cạnh những nhấn mạnh cần thiết đầu tiên (tính nhạy cảm, tính phù hợp) được nhắc tới thì còn tồn tại một số điểm hạn chế. Đó là Nguyễn Quang chưa đề cập thêm các yếu tố cần thiết khác cấu thành nên sự thành công của việc giao tiếp liên văn hóa và các yếu tố khác cần thiết cho việc nhận thức liên văn hóa đầy đủ nhất. “ Trong giao tiếp liên văn hóa không nên đặt ra vấn đề đúng-sai, phải-trái, mà chỉ nên xem xét tính phù hợp và chưa (không) phù hợp mà thôi. ”, khẳng định này của Nguyễn Quang chưa thực sự thuyết phục khi ông chưa đưa ra căn cứ chứng minh hay thêm lời giải thích tại sao phải xem xét theo hướng như vậy? Điều này sẽ khiến nhận thức liên văn hóa ông Nguyễn Quang đưa ra vẫn còn nhiều khúc mắc, ẩn ý cần diễn giải cụ thể hơn.
Trong yếu tố thái độ
Tác giả đã đề xuất 5 thái độ chính yếu cần có của người giao tiếp liên văn hóa nhưng bên cạnh có có điểm này em muốn chỉ ra, đóng góp ý kiến. Đó là nếu tác giả thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa 5 thái độ trên với nhau, nó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong hình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa. 5 thái độ này tác giả nên thể hiện thêm được sự hòa hợp, cân bằng và chú trọng, kết hợp đan xen các thái độ phù hợp như thế nào khi tham gia giao tiếp liên văn hóa trong một sự kiện, bối cảnh văn hóa cụ thể.
Trong yếu tố kĩ năng
Nói về kĩ năng liên nhân, một số yếu tố cấu thành nên kĩ năng liên nhân tác giả đưa ra vẫn chưa được hợp lí, còn điểm hạn chế, thiếu xót. Tác giả có diễn giải như sau: “So sánh tích cực: So sánh đối thể với ta, với những người đồng lứa của đối thể … theo hướng có lợi hơn, ưu thế hơn, giỏi giang hơn thuộc về đối thể…”. Em nghĩ đó là cách thần thánh hóa, thái quá khi tâng bốc giá trị đối tượng giao tiếp trong giao tiếp. Chỉ khen, công nhận giá trị đối phương hoàn toàn không chút khiếm khuyết, không được góp ý sẽ khiến đối phương sinh ra ảo tưởng, tự mãn về bản thân. Điều này lại phạm phải điều cần tránh, hạn chế
6
lưu ý trong phần nhận thức nguy cơ đối với người giao tiếp liên văn hóa, cụ thể là phạm phải lưu ý về “mặc cảm tự tôn” . Nên là yếu tố “so sánh tích cực ” nên được nhìn nhận lại một cách khách quan, toàn diện và thực chất hơn.
KẾT LUẬN
Trên đây là những quan điểm, ý kiến riêng của em đưa ra chỉ rõ và phân tích các điểm mạnh, ưu điểm đồng thời những điểm yếu, điểm hạn chế chưa rõ ràng trong mô hình của Nguyễn Quang. Thông qua nghiên cứu các mô hình của các học giả cũng như mô hình Nguyễn Quang về năng lực giao tiếp liên văn hóa, em rút ra, tích lũy cho bản thân những bài học giao tiếp liên văn hóa khác nhau bằng việc thu nhận, chắt lọc điểm mạnh, tính đúng đắn trong các mô hình đã được giới thiệu, và học kinh nghiệm từ những điểm hạn chế, thiếu xót trong các mô hình, biết chuẩn bị hành trang đầy đủ, vững vàng, linh hoạt và sẵn sàng giao tiếp liên văn hóa bất kì lúc nào trong bối cảnh, sự kiện giao tiếp liên văn hóa cụ thể như ông Nguyễn Quang quan niệm khi nhìn nhận năng lực liên văn hóa.
7