Tiểu luận "Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk"
Tiểu luận "Phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk"
Môn: Tài chính doanh nghiệp (CF1)
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tiểu luận phân tích mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk (VNM). Họ tên MSSV Đóng góp mức độ hoàn thành Nguyễn Dương 20116981 Tìm kiếm dữ liệu, 100% Trọng Nhân phân tích bài, làm word, PPT, thuyết trình. Nguyễn Thị Phương Tìm kiếm dữ liệu, 100% Nhung phân tích bài, làm word, PPT, thuyết trình.
1. Khái niệm chính sách cổ tức. 1.1 Cổ tức là gì?
- Là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài
sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính .
1.2 Các hình thức chi trả cổ tức.
- Trả cổ tức bằng tiền mặt:
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu:
- Trả cổ tức bằng tài sản: - Mua lại cổ phần:
1.3 Chính sách trả cổ tức.
- Chính sách trả cổ tức (Dividend policy) là chính sách mà một công ty sử dụng để
cấu trúc cho việc trả cổ tức của công ty cho các cổ đông. Cụ thể Chính sách cổ tức
quy định số cổ tức và tần suất trả cổ tức cho các cổ đông. Khi một công ty tạo ra
lợi nhuận thì công ty phải đưa ra quyết định với số lợi nhuận đó.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến trả cổ tức.
- Các yếu tố nội tại: lợi nhuận của công ty, tình hình tài chính của công ty, mục tiêu
của công ty, kỳ vọng của cổ đông,…
- Các yếu tố ngoại vi của công ty: các nhân tố vĩ mô, lãi suất thị trường, tình hình
kinh tế, chính sách thuế,…
2. Tác động của hình thức trả cổ tức và giá cổ phiếu.
2.1 Hình thức trả cổ tức:
- Tăng thêm thu nhập cho cổ đông.
- Tạo lòng tin với các cổ đông, thu hút được nhiều nguồn nhà đầu tư. 2.2 Giá cổ phiếu.
- Tác động đến giá trên thị trường cổ phiếu.
II. Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu VNM.
1. Tình hình tổng quan công ty VNM.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy products Joint
Stock Company). được biết đến với thương hiệu Vinamilk. Thành lập ngày 20
tháng 8 năm 1976. Trụ sở chính tại quận 7, Tp Hồ Chí Minh.
- Đạt được nhiều giải thưởng danh hiệu và huân chương lao động cao quý: •
Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000). •
Huân chương Độc lập Hạng III (2005, 2016). •
Huân chương Lao động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996). •
Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP). •
Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010,2019). •
Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010). •
Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500). •
Top 50 Doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới (Đứng thứ 49) - Theo báo
cáo của Euro Monitor & KPMG (2016) •
Top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á (Đứng hàng thứ 4) - Tạp chí
Campaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen) (2016) •
300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 200) - Tạp chí Nikkei (2016) •
Top 3 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (2014-2016) - Công ty Nghiên cứu thị trường
Nielsen và mạng Anphabe.com. •
Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất (2022) của CareerBuilder •
Gắn 3 sao về “Vị ngon thượng hạng” (2023) bởi Giải thưởng quốc tế Superior Taste
Award (Vị ngon thượng hạng) do tổ chức International Taste Institute công nhận. - Điểm mạnh của VNM. + Thương hiệu:
- Vinamilk là đơn vị gắn liền với những sản phẩm sản xuất từ sữa. Thương hiệu này được
bình chọn là một trong những “thương hiệu nổi tiếng” và lọt top 100 thương hiệu mạng
do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Đồng thời, Vinamilk còn được người tiêu dùng
bình chọn là “Top 10 Hàng Việt Nam Chất Lượng cao” từ năm 1995-2009.
- Một số nhãn hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam là sản phẩm của Vinamilk như: sữađặc
Ông Thọ, sữa đặc Ông Sao, Dielac, sữa tươi cô gái Hà Lan, … + Marketing:
- Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, Marketing là mảng được các doanh nghiệp chú
trọng.Marketing là một công cụ để đưa thương hiệu của doanh nghiệp lại gần vớingười
tiêu dùng hơn. Vinamilk cũng vậy, là một “ ông lớn” của thị trường sữa, Vinamilk đã tận
dụng tối đa các chương trình quảng cáo, chiến lược PR và marketing.
+ Lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm:
- Đây là một điểm mạnh của Vinamilk, đội ngũ lãnh đạo giỏi, dày dặn kinh nghiệm trên
thương trường. Mỗi bước đi của Vinamilk đều được nhà quản trị đưa ra chiến lược cụ
thể và chắc chắn. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận hằng năm của Vinamilk không
ngừng phát triển qua mỗi năm.
+ Danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng cao:
- Vinamilk có một loạt các danh mục sản phẩm đa dạng và hướng tới nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau. Chất lượng sản phẩm của Vinamilk không thua kém cácsản phẩm
ngoại nhập, mà giá thành sản phẩm còn rẻ hơn.
- Vinamilk là một trong những doanh nghiệp sữa lớn tại Việt Nam, chiếm 37% thị phần
sữa. Trong đó chiếm 45% thị phần sữa nước, thị phần về sữa chua và sữa đặc là 85%.
Vinamilk là một doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đến giá cả của thị trường sữa.
+ Mạng lưới phân phối rộng, kết hợp giữa kênh phân phối hiện đại và truyền thống: - Mạng
lưới phân phối và bán hàng của Vinamilk được phủ sóng khắp 63 tỉnh thành.Theo thống kê
Vinamilk có hơn 250 nhà phân phối và 135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Điều này góp
phần giúp Vinamilk chiếm lĩnh được một lượng lớn khách hàng, đảm bảo được việc đưa
các sản phẩm đã có và sắp ra mắt phủ sóng hiệu quả trên cả nước.
- Hệ thống phân phối kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Với kênh truyền thống, sản
phẩm sẽ được phân phối qua các điểm bán lẻ và sau đó đến tay người tiêu dùng. Kênh
hiện đại, sản phẩm sẽ được phân phối thông qua các hệ thống siêu thị lớn như
MegaMarket, BigC, Vinmart, … sau đó sẽ được bán đến tay người tiêu dùng.
+ Quan hệ thân thiết với nhà cung cấp, nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo, đầu tư việc cung cấp sữa bò:
- Với nhiều năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được những mối quan hệ bền vững,
thân thiết với các nhà cung cấp. Hiểu được những khó khăn của nông dân nuôi bò sữa,
Vinamilk đã có những chính sách hỗ trợ tài chính và sẵn sàng trả giá cao cho những sản
phẩm có chất lượng tốt. Doanh nghiệp luôn đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm. Công ty
đã ký hợp đồng hằng năm với nhà cung cấp sữa, 40% nguồn sữa cung cấp cho Vinamilk
có nguồn gốc trong nước. Đa phần các nhà máy đều được đặt ở các vị trí gần khu trang
trại bò sữa, điều này giúp Vinamilk thu mua được các sản sữa bò tươi và chất lượng đảm
bảo. – - Ngoài ra, công ty đang đưa ra những dự án trực tiếp nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Hiện tại Vinamilk đã có dự án nuôi bò sữa tại New Zealand – quốc gia xuất khẩu nguyên
liệu sữa chủ yếu vào Việt Nam. + Tài chính mạnh:
- Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì tỷ suất lãi suất vay cao, công ty Vinamilk lại có
cơcấu vốn ở mức an toàn, tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản là 16,7% ( của năm 2009).
+ Nghiên cứu và phát triển hướng theo thị trường:
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường của Vinamilk luôn không ngừng cập nhật
phát triển theo xu hướng thị trường. Chủ động hợp tác với các công ty trong và ngoài
nước để đẩy mạnh hoạt động bán hàng, liên tục thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm. Tiếp
thu những phản hồi của khách hàng, truyền thông về thực trạng và những vấn đề bất
cập còn tồn tại ở các sản phẩm. Từ đó đưa ra giải pháp để đưa ra thị trườngnhững sản phẩm hoàn chỉnh nhất.
+ Thiết bị và công nghệ hiện đại:
- Sử dụng những công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại các nhà máy. Vinamilksử
dụng các thiết bị ứng dụng công nghệ cao từ các nước châu Âu như Đức, Mỹ, Thụy Sĩ.
Công ty Vinamilk tự hào là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu chuỗi máy móc
sử dụng công nghệ phun đo Niro của Đan Mạch. Không dừng lại ở đó, Vinamilk còn sử
dụng dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế vào việc sản xuất các sản phẩm từ sữa do
Tetra Pak cung cấp. - Điểm yếu của VNM.
- Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Hiện tại nguồn nguyên liệu chủ yếu của
Vinamilk vẫn được nhập khẩu từ New Zealand, việc nhập khẩu này khiến chi phí đầu vào
cao, do đó giá thành của sản phẩm cũng tăng lên. Thị phần sữa bột chưa cao, sức cạnh
tranh yêu so với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, UK, Hà Lan,… Hiện nay, tại thịtrường
Việt Nam sữa nhập khẩu chiếm 65%, Vinamilk chiếm 16% và Dutch Lady chiếm 20%.
Đánh giá về tình hình hoạt động của VNM.