-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận phân tích quan điểm triết học Mác - lê nin | Môn Triết học Mác - Lênin
Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu cho sự ứng dụng chủ nghĩa Mác-LêNin vào thực tiễn. Việc đánh giá và phát triển con người, tư duy và thể chất con người cũng lấy quan điểm của Chủ nghĩa Mác- LêNin làm cơ sở, bởi lẽ chỉ khi con người phát triển thì xã hội mới đi lên vững mạnh. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận nhân quyền mác xít nói riêng là nền tảng tư tưởng - lý luận và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Triết học Mác - Lênin (UEH) 26 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Tiểu luận phân tích quan điểm triết học Mác - lê nin | Môn Triết học Mác - Lênin
Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu cho sự ứng dụng chủ nghĩa Mác-LêNin vào thực tiễn. Việc đánh giá và phát triển con người, tư duy và thể chất con người cũng lấy quan điểm của Chủ nghĩa Mác- LêNin làm cơ sở, bởi lẽ chỉ khi con người phát triển thì xã hội mới đi lên vững mạnh. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận nhân quyền mác xít nói riêng là nền tảng tư tưởng - lý luận và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học Mác - Lênin (UEH) 26 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC –
LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI,
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN Giảng viên : Bùi Văn Mưa Lớp HP : 21C1PHI51002335 Sinh viên : Trần Thị Thanh Nhàn
Khóa – Lớp : K47 – HR003 MSSV : 31211022301
Huế, ngày 18 tháng 12 năm 2021 Mục lục
Phần A. Lời mở đầu...................................................................................................
Phần B. Nội dung ..................................................................................................... 1
Phần 1 – Kiến thức cơ bản ...................................................................................... 1
1.1. Con người ........................................................................................................ 1 lOMoAR cPSD| 46988474
1.2. Bản chất của con người ................................................................................ 2
Phần 2 – Kiến thức vận dụng .................................................................................. 3
Phần C. Lời cảm ơn.................................................................................................... lOMoAR cPSD| 46988474
Phần A. Lời mở đầu
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, con người được xem là một đối tượng nghiên
cứu của rất nhiều các ngành khoa học như y học, dân tộc học, đạo đức học, tâm
lý học, sinh vật học, triết học… Ở mỗi ngành khoa học, con người lại được tiếp
cận và giải quyết theo từng phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để nói về việc
giải đáp được những vấn đề chung nhất về con người như bản chất, vị thế của
con người trong thế giới, ý nghĩa cuộc sống của con người… đầy đủ và sâu sắc
nhất thì chỉ có Triết học. Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả nhất của
toàn nhân loại. Nếu chúng ta nhìn nhận một cách thật sự khách quan và khoa học
thì sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội, có lẽ không ai phủ nhận
được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người. Sự vận
dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người vào thực tiễn đã
đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc tìm ra lời giải cho bài toán
khó của Nhà nước, đó là đường lối chính trị, lý tưởng và động lực của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Việc đào tạo con người phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, thể chất, trí tuệ, năng lực sáng tạo, lòng nhân ái, có ý thức cộng
đồng là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hiểu được tầm quan trọng của
vấn đề con người trong cuộc sống, em đã lựa chọn đề tài “Quan điểm của triết
học Mác - Lênin về con người và bản chất con người” làm đề tài cho bài tiểu
luận triết học của mình. lOMoAR cPSD| 46988474 Phần B. Nội dung
Phần 1 – Kiến thức cơ bản 1.1. Con người
Con người luôn là mối quan tâm hàng đầu, là chủ thể nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học cụ thể. Ở mỗi thời kỳ, mục đích và mức độ nhận thức về con người đều
riêng biệt và nhiều bước đổi mới. Khi khả năng tìm tòi về bản chất tự nhiên tăng
lên thì những vấn đề liên quan đến con người càng được đặt ra nhiều và sâu sắc.
Tuy nhiên, triết học bao giờ cũng nhìn con người trong tính chỉnh thể của nó. Trước
khi đi vào những vấn đề khác về con người, triết học bao giờ cũng truy tìm bản
chất, đánh dấu rõ vai trò và chỗ đứng của con người qua các hoạt động và quan hệ
của nó trong cuộc sống.
Theo lý luận của triết học, con người là một thực thể tự nhiên, là tiền đề vật chất
đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự
nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của
con người, loài người. Việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và
nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu
biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trọng mọi hành vi và
hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại. Bản tính tự nhiên của
con người được phân tích từ hai phương diện: là kết quả tiến hóa và phát triển lâu
dài của giới tự nhiên và là bộ phận của giới tự nhiên. Nói con người là kết quả tiến
hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên bởi cơ sở khoa học của kết luận này đã
được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự
nhiên, đặc biệt là học thuyết của Darwin về sự tiến hóa của các loài. Hơn thế nữa,
con người là một bộ phận của giới tự nhiên và, đồng thời, giới tự nhiên cũng "là
thân thể vô cơ của con người". Chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Do đó,
những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc 1 lOMoAR cPSD| 46988474
gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó
là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến
đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự
nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự
tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Con người là một thực thể xã hội. Mặc dù con người sinh ra từ sự tiến hóa đi lên
của tự nhiên nhưng khác với những loài động vật ở điểm con người có đặc tính xã
hội. Mỗi con người với tư cách là "người" - xét trong mối quan hệ của các cộng
đồng xã hội, đó là các cộng đồng, gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.
Nguồn gốc con người là từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên và cũng từ
nguồn gốc xã hội của nó, nhưng tiên quyết và cơ bản nhất là yếu tố lao động. Lao
động giúp con người có khả năng phát triển hơn loài động vật để tiến hóa và phát
triển thành người. Song song đó, sự tồn tại của con người luôn luôn bị chi phối bởi
các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội thay đổi thì mỗi con người cũng
chịu ảnh hưởng và thay đổi theo. Ngược lại, đây là mối quan hệ hai chiều, bổ sung,
tương hỗ, sự phát triển của mỗi cá nhân cũng là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Con người tồn tại trong tính thống nhất của tự nhiên và xã hội, đó là cơ sở hfinh
thành khả năng hoạt động sang tạo của con người. Hai phương diện này quy định,
tác động và làm biến đổi lẫn nhau trong quá trình làm ra lịch sử con người. Vì thế
lịch sử con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và thú vị.
1.2. Bản chất của con người
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận bản tính tự nhiên của con người
mà còn lý giải con người từ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã
hội của nó. C.Mác từng nói trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc” rằng "Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cổ hữu của cá nhân riêng biệt. 2 lOMoAR cPSD| 46988474
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Hơn thế nữa, bản tính xã hội của con người chính là phương diện bản chất nhất
phân biệt chúng ta với thực thể khác. Do đó, con người có thể hiểu là một thực thể
tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Bản chất của con
người chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", chính vì xã hội của con người,
được tạo nên từ tất cả phương diện khách quan như kinh tế, văn hóa, chính trị, sinh học, văn học, ...
Sự hình thành và phát triển của con người nói chung và khả năng sáng tạo lịch sử
của nó nói riêng phải được nghiên cứu từ việc phân tích và lý giải sự hình thành và
phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Vì lí do đó, sự giải phóng
bản chất con người phải bám víu và liên kết với hướng vào sự giải phóng những
quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nó, sau đó dựa vào mà có thể phát
huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt
động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu
sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của
chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
Phần 2 – Kiến thức vận dụng
Ý nghĩa lý luận và phương pháp luận của lý luận nhân quyền Mác- Lênin đối với Việt Nam
Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu cho sự ứng dụng chủ nghĩa Mác-LêNin vào thực
tiễn. Việc đánh giá và phát triển con người, tư duy và thể chất con người cũng lấy
quan điểm của Chủ nghĩa Mác- LêNin làm cơ sở, bởi lẽ chỉ khi con người phát
triển thì xã hội mới đi lên vững mạnh. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận
nhân quyền mác xít nói riêng là nền tảng tư tưởng - lý luận và kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam từ khi thành lập đến nay. 3 lOMoAR cPSD| 46988474
Người đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin
vào Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam. Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tất cả vì sự
nghiệp giải phóng con người, vì quyền con người đích thực. Đảng và nhà nước ta
trên thực tế đã đạt được những thành tựu to lớn trên lĩnh vực quyền con người, tạo
lập những tiền đề và điều kiện cơ bản để bảo đảm ngày một tốt hơn các quyền con
người của nhân dân Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 1920, sau nhiều năm bôn
ba đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã
tiếp xúc với chủ nghĩa Mác- Lênin, coi đó là học thuyết cách mạng nhất, chân
chính nhất, đúng đắn nhất. Trên tinh thần của chủ nghĩa Mác, Người khẳng định:
muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con
đường cách mạng vô sản, rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu loài người khỏi
ách nô lệ. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Hồ Chí Minh đã có nhiều tư tưởng đóng góp lớn lao vào sự
phát triển lý luận về quyền con người và quyền của dân tộc tự quyết của nhân dân
các nước thuộc địa, bảo đảm quyền con người trong xã hội quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở những quốc gia mới giành được độc lập dân tộc, kinh tế chưa phát triển.
Người đánh giá khách quan giá trị nhân quyền do các cuộc cách mạng tư sản đem
lại, đồng thời chỉ rõ chủ nghĩa thực dân lợi dụng các khẩu hiệu nhân quyền, tự do,
bình đẳng, bác ái để lừa gạt nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc. Quyền con
người là lý tưởng đấu tranh của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Xây dựng Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là nhân tố then chốt để bảo đảm các
quyền con người. Bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của tất cả các tổ chức
chính trị xã hội hợp thành hệ thống chính trị và quyền con người của nhân dân Việt
Nam gắn liền với quyền con người của các dân tộc khác.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách
mạng. Lý luận mác- xít về con người và quyền con người là một bộ phận quan 4 lOMoAR cPSD| 46988474
trọng của chủ nghĩa Mác, đồng thời là một loại hình lý luận mới về quyền con
người. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác thực sự đã thực hiện một cuộc cách mạng
trong lý luận về con người và quyền con người. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy
vật lịch sử - thế giới quan khoa học mới, chủ nghĩa Mác đã khắc phục những thiếu
sót cơ bản của các học thuyết về con người và quyền con người trước đây, vạch rõ
tính trừu tượng, phi khoa học, duy tâm lịch sử, tính tư biện siêu hình, tính bộ phận,
tính thiếu triệt để của chúng cả về lý luận và thực tiễn. Lý luận đó bao gồm các
nguyên lý, quan điểm và tư tưởng khoa học mới có thể giải thích đầy đủ, toàn diện
và triệt để các vấn đề lý luận và thực tiễn nhân quyền mà lịch sử đặt ra. Di sản lý
luận nhân quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn
to lớn để nhận thức đúng đắn và hành động nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền
con người của nhân dân ta và đấu tranh thắng lợi chống các 32 lực lượng thù địch
lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Chúng ta cần tiếp tục học tập, quán triệt
lý luận nhân quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin và áp dụng sáng tạo vào điều kiện
cụ thể hiện nay ở nước ta trong việc xây dựng các quan điểm, thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để an ninh đất nước được bảo đảm, xã
hội ngày càng giàu mạnh, phát triển theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh. 5 lOMoAR cPSD| 46988474
Nguồn tài liệu sử dụng tham khảo trong bài:
GS.TS Phạm Văn Đức (2019). Giáo trình Triết học Mác- LêNin
Tài liệu hướng dẫn môn học Triết học Mác-LêNin. Khoa Lý luận chính trị trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Thạc sỹ Nguyễn Thị Duyên (2008). Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin về quyền con người và ý nghĩa với Việt Nam hiện nay. Nxb Hà Nội. lOMoAR cPSD| 46988474
Phần C. Lời cảm ơn.
Lời đầu tiên, để có thể hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban giám hiệu trường Đại Học UEH vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ
thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Em xin trân trọng, chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Bùi Văn Mưa đã
giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận
này. Nhờ những bài giảng của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong
bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!