-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Giá trị di tích lịch sử văn hóa văn miếu quốc tử giám, thành phố Hà Nội Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Giá trị di tích lịch sử văn hóa văn miếu quốc tử giám, thành phố Hà Nội Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876
BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU
QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Diệu Thúy
Sinh viên thực hiện : Nhóm 6 Lớp : 2205QTNC Hà Nội, 2023 lOMoARcPSD|50730876 DANH SÁCH NHÓM TT Họ và tên Mã sinh viên Điểm Ghi chú 1 Hoàng Việt Anh 2205QTNC005 2 Nguyễn Phương 2205QTNC008 Bình 3 Nguyễn Thị Thùy 2205QTNC016 Dương 4 Đồng Văn Đạt 2205QTNC011 5 Nguyễn Thu Hà 2205QTNC018 6 Triệu Thị Mỹ Lệ 2205QTNC032 7 Trịnh Đức Mạnh 2205QTNC044 8 Hoàng Lệ Quyên 2205QTNC060 lOMoARcPSD|50730876 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính
Quốc gia đã thêm bộ môn này vào chương trình học tập của chúng em. Và
chúng em cũng cảm ơn cô Trần Thị Diệu Thúy dạy bộ môn phương pháp
nghiên cứu khoa học. Trong suốt quá trình học bộ môn này chúng em cảm
nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, hướng dẫn và chữa bài nhiệt huyết của
cô. Cô giúp chúng em có thêm kiến thức về bộ môn này để phục vụ cho
quá trình học tập kế tiếp và làm việc sau này của chúng em.
Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học là bộ môn thú vị và bổ
ích. Tuy nhiên, những kiến thức về bộ môn chúng em còn hạn chế. Vì vậy,
bài tiểu luận không tránh khỏi việc sai sót. Kính mong, cô xem xét và góp
ý giúp bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|50730876 LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan kết quả đạt được trong bài tiểu luận là
sản phẩm của riêng chúng em và không có sự sao chép lại của người khác.
Nội dung của bài tiểu luận, những điều trình bày là của từng cá nhân trong
nhóm hoặc được tổng hợp từ các nguồn tài liệu. Tất cả tài liệu tham khảo
đều có xuất xứ rõ ràng và được trích xuất hợp pháp.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực trong
nội dung đề tài của mình. lOMoARcPSD|50730876
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DT LSVH
Di tích lịch sử văn hóa GS. Giáo sư KTS Kiến trúc sư NXB Nhà xuất bản PGS. Phó giáo sư TS. Tiến sĩ UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc VHTTDL
Văn hóa - Thể thao - Du lịch VM QTG Văn miếu Quốc Tử Giám lOMoARcPSD|50730876 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài 7. Cấu trúc đề tài
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH
SỬ VĂN HÓA VÀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về giá trị
1.1.1.2. Khái niệm về di tích
1.1.1.3. Khái niệm về lịch sử văn hóa và di tích lịch sử văn hóa
1.1.2. Nội dung giá trị di tích lịch sử văn hóa 1.1.3. Cơ sở pháp lý
1.2. Khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám
1.2.1. Vị trí địa lý, diện tích
1.2.2. Nguồn gốc hình thành
1.2.3. Quá trình phát triển 1.2.4. Các khu tham quan
1.2.5. Vai trò giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám
đối với kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiểu kết chương 1
Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
2.1. Thực trạng công tác bảo tồn DT LSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám
2.1.1. Công tác bảo vệ di tích 2.1.2. Công tác vệ sinh
2.2. Thực trạng phát triển DT LSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám
2.3. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân 2.3.1. Hạn chế 2.3.2. Nguyên nhân Tiểu kết chương 2 lOMoARcPSD|50730876
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DT
LSVH VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 3.1. Giải pháp bảo tồn 3.2. Giải pháp phát huy Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC lOMoARcPSD|50730876 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ các
giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ. Có thể khẳng
định rằng di tích lịch sử văn hóa không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà
còn là văn hóa của nhân loại. Chính vì vậy việc hiểu rõ, bảo tồn và phát
huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa không chỉ là công việc của riêng ai
mà là công việc của chung tất cả chúng ta. Chúng ta không chỉ phát huy tốt
các giá trị di tích mà còn góp phần sáng tạo vào mở rộng giao lưu văn hóa
quốc tế và đưa các di tích lịch sử của ta vươn ra thế giới để tất cả mọi người
đều biết đến. Có lẽ chính vì điều đó mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều coi
trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa ấy.
Ở Việt Nam chúng ta, trong những năm gần đây việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta cực kỳ
quan tâm. Nhờ đó, nhận thức về giá trị di tích lịch sử văn hóa nói chung và
việc bảo tồn giá trị nói riêng trong cộng đồng ngày nay ngày được nâng
cao. Chính vì thế từ nhiều năm gần đây các di tích, di sản của Việt Nam đã
và đang trở thành một trong những tài nguyên du lịch quan trọng, được chú
ý khai thác phục vụ sự phát triển đất nước.
Văn Miếu là một trong những khu di tích lịch sử đang được chú ý và
quan tâm hiện nay. Nơi đây là trường học đầu tiên ở Việt Nam đã đào tạo
ra nhiều thế hệ hiền tài, có nhiều sự đóng góp trong việc phát triển đất
nước. Văn Miếu mang giá trị lịch sử vô cùng to lớn, nơi đây vẫn còn lưu
giữ được rất nhiều hiện vật, tư liệu quý, có giá trị văn hóa, lịch sử và khoa
học. Ngoài ra, đây còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách cả trong
nước và nước ngoài, đang có những đóng góp tích cực trong việc phát triển
về du lịch, chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là việc vô cùng cấp thiết. Vậy nên nhóm
chúng tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu
Quốc Tử Giám - Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu những di
tích lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội. Có nhiều nghiên cứu được thực
hiện nhằm tìm hiểu, xây dựng, phát huy và bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa
dân tộc. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở một số công trình tài liệu như:
Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của GS.TS. Từ Thị
Loan được xuất bản tạp chí Tuyên giáo; Vài suy nghĩ về vấn đề bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa ở Việt Nam của Trinh Thị Hòa; Luật Di sản
văn hóa (2001), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nôi; Bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay của Đặng Thị Tuyết được xuất bản trên lOMoARcPSD|50730876
tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam; Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và
phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật di sản văn hóa của TS. Đặng
Văn Bài được xuất bản trên Tạp chí Di sản văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những quan sát về khu di tích và tầm quan trọng của các giá
trị di tích Văn Miếu. Mục đích của bài nghiên cứu của chính là nêu ra
các giá trị và cũng như đánh giá các giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị di tích trong hiện tại và đưa ra các giải pháp khác phù hợp nhằm giữ
vững và phát huy những giá trị cốt lõi của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra những lý luận rõ hơn về các giá trị cũng như Văn Miếu;
Phân tích lợi ích của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích;
Đưa ra các giải pháp thuyết phục trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Là phương pháp được sử dụng
xuyết suốt trong quá trinh nghiên cứu. Từ qua trình thu thập các tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo, đề án,
luận văn, để thu thập thông tin, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích
thông tin nhằm định hình một cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề
nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu – Văn Miếu Quốc Tử Giám,
từ đó đưa ra những quan điểm, đánh giá, định hướng và giải pháp sát thực
cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của địa danh này.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Căn cứ theo những dữ liệu thu
thập được, đề tài sử dụng phương pháp này để đưa ra những đánh giá,
nhận định trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu đã có, để có một kết quả nghiên cứu xác thực.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội. Thời gian: 2020-2023.
Khách thể: giá trị lịch sử văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử Giám.
6. Đóng góp của đề tài lOMoARcPSD|50730876
Đề tài là công trình nghiên cứu hệ thống về giá trị DT LSVH VM
QTG. Đồng thời cũng là cơ sở để tham khảo, phục vụ hoạt động nghiên
cứu về lịch sử văn hóa nói chung và VM QTG nói riêng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được tổ chức thành 3
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa và
Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát triển giá trị di tích lịch sử
văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DT LSVH Văn
Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội. lOMoARcPSD|50730876
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH
SỬ VĂN HÓA VÀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về giá trị
Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt,
là hay, là đẹp; nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ.
Giá trị lịch sử là giá trị trên hết của mỗi di tích. Những thông tin
lịch sử là đối tượng cần nâng niu nhất, cần giữ lại nhất cho di tích trong lịch sử.
Giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, được phản
ánh và kết tinh đời sống văn hóa của con người, giúp điều tiết hành vi và
định hướng sự phát triển tới chân - thiện - mỹ, góp phần tạo cơ sở cho sự
phát triển bền vững của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.1.1.2. Khái niệm về di tích
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam, một di tích khi
đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di
tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
1.1.1.3.Khái niệm về lịch sử văn hóa và di tích lịch sử văn hóa * Lịch sử văn hóa:
Lịch sử văn hóa kết hợp các cách tiếp cận của nhân học và lịch sử để
xem xét các truyền thống văn hóa phổ biến và các diễn giải văn hóa về các
kinh nghiệm lịch sử. Nó xem xét các ghi chép và mô tả tường thuật về vật
chất trong quá khứ, bao gồm sự liên tục của các sự kiện (xảy ra liên tiếp và
dẫn từ quá khứ đến hiện tại và thậm chí đến tương lai) có liên quan đến một nền văn hóa.
Lịch sử văn hóa ghi lại và diễn giải các sự kiện trong quá khứ liên
quan đến con người thông qua môi trường xã hội, văn hóa và chính trị hoặc
liên quan đến nghệ thuật và cách cư xử mà một nhóm ưa thích. Jacob
Burckhardt (1818-1897) đã giúp đưa ra lịch sử văn hóa như một môn
nghiên cứu. Lịch sử văn hóa nghiên cứu và giải thích hồ sơ của các xã hội
loài người bằng cách biểu thị các cách sống khác biệt được xây dựng bởi
một nhóm người đang xem xét. Lịch sử văn hóa liên quan đến tổng hợp các lOMoARcPSD|50730876
hoạt động văn hóa trong quá khứ, như nghi lễ, các giai cấp trong thực tiễn
và sự tương tác với các nhóm địa phương.
* Di tích lịch sử văn hóa:
Nước ta sau bao năm qua nhiều giai đoạn lịch sử thì những giá trị
đọng lại chính là những giá trị lịch sử ngàn năm ghi dấu những công lao,
lòng yêu nước của quân và dân ta. Đó cũng coi như những nhân chứng
sống cho sự tàn bạo của những thế lực thù địch.
Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – văn
hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.
Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị công trình
xây dựng, kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưu lại đến
bây giờ thuộc công trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ xa xưa
cho đến hiện nay. Và hiện này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử mà chia
thành di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích
quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt
là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
1.1.2. Nội dung giá trị di tích lịch sử văn hoá
Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống
ngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên
đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị
di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn.
Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những di
tích mà từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu muốn
chiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là một
dân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là những
minh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng, nhìn vào một di tích lịch sử
văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ của một
dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc, sau
hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ, không
phải ngày càng bị phai nhạt. Cũng vì nhận thức được những giá trị mà di
tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính
sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cả nước.
Một di tích lịch sử văn hóa không thể đem ra so sánh hay quy đổi
thành tiền hay tài sản khác. Chúng ta không thể lấy con mắt thời này để
nhìn xem giá trị này có còn giá trị hay không được, không thể dùng tiền
bạc hay cho rằng công nghệ hiện nay hiện đại có thể làm ra được hàng trăm
những công trình, hay sáng tác ra được những bài ca, hát hay những chiếc
áo dài đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn hơn gấp trăm lần. lOMoARcPSD|50730876
Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, thế giới ngày càng “phẳng”,
còn người dân chạy theo những thứ gọi là “thời thượng”, “gu” của thế giới
mà dần quên đi hoặc thay đổi, thậm chí là đánh mất đi những giá trị có ý
nghĩa với đất nước ta từ hàng nghìn năm nay. Khi thế giới đang được hiện
đại hóa và phát triển hơn thì ngày càng lan tỏa, nhiều văn hóa nước ngoài
du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ quát, thì việc gìn giữ những nét văn
hóa riêng biệt, nhất là những di tích hữu hình càng quan trọng. Mỗi một di
tích tồn tại nó đều có những ý nghĩa riêng tại thời điểm đó, trải qua bao
nhiêu trắc trở, những lúc khó khăn mới có thể được hình thành toàn diện
và đến thời kỳ của chúng ta nhiệm vụ là bảo vệ. Đó không chỉ là những
bức tượng, ngôi đền cũ kỹ, bài hát đã lỗi thời, hay những chiếc áo dài được
may từ những chất liệu đơn giản mà chúng còn thể hiện niềm tự hào, tình
yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống để có được những giá trị
như bây giờ. Chính vì vậy, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị
giúp cho lớp trẻ có cách nhìn đúng đắn đối với những nền văn hóa được du
nhập vào nước ta. Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa
dân tộc, không để “hòa tan” trong thế giới hội nhập hiện nay.
Hiện nay, trên khắp cả nước ta có rất nhiều những di tích lịch sử
văn hóa được lưu giữ và bảo vệ thì vẫn còn những di tích đang chờ được
“hồi sinh” ngay lúc này. Nhiều di tích trải thời tiết khắc nghiệt tại một số
địa phương đã không thể còn nguyên vẹn, nhiều di tích còn có nguy cơ sụp
đổ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề, những giá trị vật chất vô
hình như bài chòi, ca kịch đang có xu hướng bị mất đi khi các bạn trẻ ngày
này chỉ hứng thú với những nền văn hóa hiện đại, hoặc những chương trình
về ca kịch cũng ít được công chiếu
Theo quan điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số
chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó gần đây nhất chính là
giai đoạn 2016-2020 đã đưa ra nhiều nội dung nhằm hỗ trợ tôn tạo, bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích. Chủ trương đã có, mong rằng các cấp, các
ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương nơi có di tích
đang xuống cấp cần sớm chung tay vào cuộc để những “diện mạo, hồn cốt”
của tổ tiên, ông cha không bị phai nhòa theo năm tháng.
Di tích lịch sử văn hóa chính là tiếng vang của quá khứ, là một nhân
chứng sống trong những cuộc chiến tranh bị quân xâm lược đô hộ. Chính
vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào di tích lịch sử văn hóa được giữ gìn và trân quý.
1.2. Khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám
1.2.1. Vị trí địa lý, diện tích
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể di tích nằm ở số 58 phố
Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây không chỉ là ngôi trường đại học lOMoARcPSD|50730876
đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa – lịch sử nghìn năm văn hiến.
Công trình được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích
khoảng 54.331m2, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn.
Tổng thể khu di tích được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ cực kỳ kiên cố,
bên trong có nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 1070, Văn Miếu được xây dựng vào năm thần vũ thứ hai
đời vua Lý Thánh Tông. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường
Quốc Tử Giám nằm bên cạnh Văn Miếu. Trường đại học đầu tiên ở Việt
Nam ra đời. Thời kì đầu, trường là nơi chỉ dành riêng cho con vua và con
của các bậc quyền quý đại thần theo học nên có tên gọi là Quốc Tử. Người
đầu tiên theo học tại đây là hoàng tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh
Tông với Nguyên Phi Ỷ Lan. Văn Miếu được vua Lý Anh Tông cho sửa lại
vào năm 1156 và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc
Học Viện, mở rộng và cho phép thu nhận cả con của các nhà thường dân
học hành xuất sắc. Chu Văn An được cử làm Quốc Tử Giám Tư nghiệp
(hiệu trưởng) vào đời vua Trần Minh Tông và là thầy giảng dạy trực tiếp
cho các hoàng tử. Ông mất năm 1370, sau đó vua Trần Nghệ Tông cho thờ
ông ở Văn Miếu bên cạnh nơi thờ Khổng Tử.
Nho Giáo rất thịnh hành vào thời Hậu Lê. Vua Lê Thánh Tông đã
cho dựng các tấm bia đá của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm
1442. Mỗi tấm bia đều được đặt trên lưng rùa. Đời vua Lê Tháng Tông
(1460-1497), nhà Lê đều đặn 3 năm một lần tổ chức các khoa thi, tổng cộng
có 12 khoa thi. Các khoa thi hoàn thành xong không phải lúc nào cũng
được khắc bia ngay. Có những tấm bia bị hư hỏng, mất mát theo thời gian.
Trong lịch sử cũng đá có rất nhiều đợt trùng tu, dựng lại bia lớn, điển hình
như năm 1653 – năm Thịnh Đức thứ nhất hay năm 1717 – năm Vĩnh Thịnh
thứ 13. Bia vẫn được khắc đều đặn vào cuối Triều Lê, thời Cảnh Hưng.
Vào năm 1802, vua Gia Long đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội. Vì
vậy vào thời nhà Nguyễn, Văn Miếu chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành.
Thực dân Pháp đã nã đại bác vào năm 1947 làm đổ sập căn nhà, chỉ
còn lại nền và hai cột đá, 4 nghiên đá. Toàn bộ khu Thái Học ngày nay với
diện tích 1530m2 được xây dựng trên tổng diện tích 6150m2.
1.2.3. Các khu tham quan
Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành 5 khu vực, bố cục Nho
giáo đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Các khu vực Nội Tự lOMoARcPSD|50730876
được ngăn cách với nhau bằng sân đình, hồ nước hoặc lối đi. Hệ thống cửa
1 chính, 2 phụ được trang trí theo phong cách kiến trúc phương đông cổ -
đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Các công trình nổi bật trong quần thể di tích này gồm có:
-“Hồ Văn”: Hồ Văn còn có tên gọi khác là hồ Minh Đường hay
hồ Giám, là điểm tham quan nằm ngay trước cổng Văn Miếu. Theo ghi
chép của sử liệu, hồ Văn là công trình hồ rộng lớn, rộng đến một vạn chín
trăm thước. Giữa lòng hồ là gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy Đường.
Phán Thủy Đường cũng chính là nơi diễn ra các buổi bình văn của nho sĩ kinh thành xưa.
-“Văn Miếu Môn”: là cổng tam quan bên ngoài di tích Văn Miếu
Quốc Tử Giám. Tổng thể cổng tam quan có 3 cửa và 2 tầng, tầng trên đề 3
chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ. Phía trước Văn Miếu Môn là 2 tấm
bia Hạ mã nằm 2 bên và tứ trụ nghi môn ở giữa. Tương truyền, khi đi qua
Văn Miếu, dù là công hầu hay khanh tướng thì đều phải xuống ngựa, hạ
võng đi bộ, ít nhất là từ tấm bia Hạ mã này đến tấm bia Hạ mã bên kia.
Điều này cho thấy, Văn Miếu là một công trình mang tính trang trọng, tôn
nghiêm và có ý nghĩa lớn lao đối với các Vương triều phong kiến.
-“Đại Trung Môn”: là lớp cổng thứ 2 của Văn Miếu, qua Văn
Miếu Môn. Công trình gồm 3 gian, được xây dựng trên nền gạch cao, lợp
ngói mũi hài theo kiểu mái đình thời xưa. Trước và sau Đại Trung Môn là
một không gian rộng lớn với những con đường song song nối dài, hồ nước,
cây cỏ. Tất cả tạo nên một Văn Miếu Quốc Tử Giám đầy uy nghiêm nhưng
cũng không kém phần tĩnh mịch, thanh nhã chốn “văn vật sở đô”.
-“Khuê Văn Các”: Khuê Văn Các là công trình được xây dựng bởi
Tổng trấn Nguyễn Văn Thành vào năm 1805, dưới thời nhà Nguyễn. Đây
là lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 9 thước. Công
trình nằm trên một nền nền đất vuông, chiều dài mỗi cạnh chừng 6,8m
Khuê Văn Các gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc dạng cổ lầu
cực kỳ độc đáo. Tầng dưới có 4 trụ gạch vuông được chạm trổ hoa văn tinh
xảo, làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên. Tầng trên là kiến trúc sơn son thếp
vàng với 2 lớp mái ngói đỏ chồng lên nhau tạo thành công trình 8 mái đặc
biệt. Tường gác nổi bật với các ô cửa sổ tròn, được ví như mặt trời hay ngôi sao khuê đang tỏa sáng.
-“Giếng Thiên Quang và bia Tiến sĩ”: Đây là 2 công trình mà du
khách không thể bỏ qua khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Giếng
Thiên Quang có dạng hình vuông, ngụ ý tượng trưng cho mặt đất, được đặt
ngay phía sau Khuê Văn Các. Giếng Thiên Quang và Khuê Văn Các là đại lOMoARcPSD|50730876
diện cho tinh hoa đất trời quy tụ về trung tâm văn hóa – giáo dục Đế đô
Thăng Long xưa. Bên cạnh Giếng Thiên Quang chính là 2 dãy bia đá lớn –
bia Tiến sĩ. Mỗi tấm bia là một tác phẩm điêu khắc, vừa mang tính nghệ
thuật, vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh. 82 tấm bia Tiến sĩ được đặt trên lưng
của 82 con rùa bằng đá xanh. Trên bia đá là thông tin của 82 thủ khoa trong
các kỳ khoa cử qua từng triều đại phong kiến Việt Nam.
-“Đại Thành Môn và Đại Bái Đường”: Nằm trong quần thể di tích
Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đại Thành Môn cũng có cấu trúc tương tự như
Đại Trung Môn. Qua khỏi Đại Thành Môn, du khách sẽ đến với một khoảng
sân rộng lát đá Bát Tràng, dẫn tới khu điện thờ Đại Bái Đường – khu vực
trung tâm của Quốc Tử Giám. Đại Bái Đường có tổng cộng 9 gian, 2 tường
hồi 2 bên, mặt trước và sau để trống. Trong Đại Bái Đường chỉ có án hương
thờ ở gian chính giữa, các gian còn lại đều bỏ không. Khu điện thờ này
được dùng làm nơi hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.
-“Đền Khải Thánh”: Đền Khải Thánh là công trình nằm ở vị trí
sau cùng của khu di tích. Đền là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Từ là
Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Trước đây, nơi này từng là khu cư xá hay
khu Thái Học với 150 gian phòng dành cho các giám sinh. Đến năm 1946,
công trình bị phá hủy hoàn toàn sau một trận bắn phá đại bác của thực dân
Pháp. Sau đó, Đền Khải Thánh được xây mới và bảo tồn cho đến tận hôm nay.
1.2.4. Ý nghĩa và vai trò
Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám không chỉ là
minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng của nền giáo dục mà còn
thể hiện cả lý tưởng xây dựng nền trị đạo nhân nghĩa trên đất nước ta. Sau
khi thực hiện cuộc thiên đô vĩ đại, triều Lý cần có sự mở rộng tương ứng
về quy mô các thiết chế của triều đình cùng với đó là việc cắt đặt các chức
vụ đảm trách công việc binh dân, hình chính, gọi tên các tướng võ quan
văn sao cho quy củ và hệ thống.
Qua nghiên cứu văn bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám có thể
thấy quan điểm rất rõ ràng về đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông. Bên
cạnh đó, một số văn bia còn nhằm mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức
cho đội ngũ quan lại đương thời và hậu thế. Tám mưới hai tấm bia đề danh
tiến sĩ là biểu tượng của tinh thần hiếu học, đồng thời là sự tôn vinh của
các thời đại với những người đã thành danh trên con đường học tập, rèn
luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ có chức năng thờ
phụng, lưu danh những bậc hiền triết mà còn là nơi tham quan của du khách lOMoARcPSD|50730876
trong và ngoài nước. Qua thời gian và những biến cải của lịch sử Văn Miếu
Quốc Tử Giám Thăng Long càng khẳng định được giá trị là nơi lưu dấu
quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt. lOMoARcPSD|50730876
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đề tài đã làm rõ những vấn đề liên quan đến khái
niệm di tích, lịch sử văn hóa. Những đặc điểm điều kiện địa lý, quá trình
hình thành và phát triển, các khu tham quan dựa trên việc kế thừa những
tài liệu, nghiên cứu đã đi trước. Dựa vào đó giúp mọi người hiểu hơn về
các giá trị và cũng như hiểu hơn về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội.
Đồng thời những vấn đề được đề cập ở chương 1 sẽ làm tiền đề và căn cứ
khoa học giúp đề tài có cơ sở khi nghiên cứu thực trạng giá trị lịch sử văn
hóa VM QTG, thành phố Hà Nội. lOMoARcPSD|50730876
Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Thực trạng công tác bảo tồn DT LSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám
Vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm và trước mỗi mùa thi, di tích Văn
Miếu – Quốc Tử Giám thu hút hàng vạn sĩ tử. Theo đó, là tình trạng một
số người dân thiếu ý thức đã xả rác, thả tiền lẻ bừa bãi, sờ đầu rùa...ảnh
hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích.
2.1.1. Công tác bảo vệ di tích
Để bảo vệ những tấm bia đá, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính-Ủy viên
Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, nên sử dụng vách kính chống
nứt vỡ cao khoảng 80-100cm, với những trụ cọc bằng kim loại sơn phủ
màu đen hoặc màu ghi. Làm các bảng giới thiệu lịch sử, nội dung và giá trị
các tấm bia, bản quyết định của UNESCO công nhận di sản tư liệu bằng
các chất liệu quý, bền, đặt ở những chỗ dễ tiếp cận và không cản trở sự
quan sát chung của khách tham quan. Đồng ý kiến với KTS Hoàng Đạo
Kính, Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc – nguyên Giám đốc Trung tâm hoạt động
văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho rằng nên sử dụng kính
chịu lực để bảo vệ các tấm bia. Như vậy, khách tham quan không sờ, xoa
tay vào đầu rùa. Giải pháp an toàn nhưng cũng tạo nên hạn chế là các vách
kính không hòa nhập với không gian cổ kính của di sản. Giải pháp thứ 2
mà Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc nêu ra là nên làm lan can bằng gỗ cao khoảng
1m, quây quanh nhà bia, giải pháp này hài hòa với cảnh quan di tích, phù
hợp với di sản tư liệu nhưng lại không an toàn.
Những năm gần đây, việc bảo tồn, tôn tạo di tích đã được Trung tâm
hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thực hiện một số
hạng mục như: Dựng nhà che bia, giải toả một phần không gian hồ Văn,
cải tạo sân vườn, hệ thống thoát nước, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, mở rộng
đường đi nội bộ, tường bao, sửa mái điện Đại Thành, xây dựng Nhà Thái
Học trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám… theo đúng các nguyên tắc về
phục hồi di tích kiến trúc.
GS. KTS Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam,
uỷ viên Hội đồng di sản Văn hoá Quốc gia, cho biết so với các bức ảnh
chụp vào những năm đầu thế kỷ 20 và so với tình trạng cách đây 30 năm
thì di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được nâng cấp một cách cơ bản,
bền vững, kiện toàn về phương diện quần thể kiến trúc. Tất cả các hạng
mục công trình kiến trúc có niên đại khác nhau đều được bảo quản và trùng
tu tương thích với cách du trì kiến trúc gỗ cũ, tránh được vấn nạn “trùng tu lOMoARcPSD|50730876
triệt để” đi ngược lại với bản chất gốc của bảo tồn di tích. Về việc bảo tồn
và phát huy giá trị, PGS. TS Nguyễn Quốc Hùng,
Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL), cho rằng cần đẩy mạnh
công tác nghiên cứu về quá trình xuống cấp của các tấm bia đá bằng các
phương tiện khoa học hiện đại và có các biện pháp cụ thể, hiệu quả để ngăn
chặn hoàn toàn việc du khách tác động trực tiếp vào các tấm bia đá. Bên
cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu các nội dung giá trị của khu di
tích nói chung và các tấm bia nói riêng.
2.1.2. Công tác vệ sinh
Công tác vệ sinh ở khu di tích lịch sử Quốc Tử Giám là một hoạt
động quan trọng để duy trì và bảo vệ di sản văn hóa quan trọng của quốc
gia. Đội ngũ nhân viên vệ sinh sẽ thường xuyên thu gom rác và các chất
thải trong khu vực. Điều này bao gồm rác thải từ khách tham quan, hợp
chất, giấy tờ, và bất kỳ vật liệu rác thải khác.
Vệ sinh bề mặt: Bề mặt trong khu di tích sẽ được làm sạch bằng cách
quét, lau chùi hoặc bảo dưỡng định kỳ. Điều này áp dụng cho cả sàn nhà,
hành lang, cầu thang và các bề mặt khác.
Vệ sinh nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh và các cơ sở vệ sinh khác sẽ được
vệ sinh định kỳ để đảm bảo vệ sinh và tiện nghi cho người sử dụng. Điều
này bao gồm việc làm sạch bồn cầu, rửa tay, cung cấp nước và vệ sinh các khu vực xung quanh.
Vệ sinh kính và cửa sổ: Kính và cửa sổ trong khu di tích sẽ được làm
sạch để đảm bảo tầm nhìn tốt và giữ cho khu vực luôn sáng sủa.
Vệ sinh khu vực ngoại vi: Khu vực xung quanh khu di tích, bao gồm
các con đường, hành lang, sân vườn và khu vực xanh khác, sẽ được vệ sinh
để du khách có thể tận hưởng không gian xung quanh một cách thoải mái và dễ chịu.
Xử lý chất thải: Chất thải từ công tác vệ sinh sẽ được xử lý theo quy
trình phù hợp, tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn.
Công tác vệ sinh ở khu di tích lịch sử Quốc Tử Giám thường được
thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp và có kế hoạch
định kỳ để đảm bảo sự sạch sẽ và bảo vệ di tích.
2.2 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Văn
Miếu Quốc Tử Giám
2.2.1 Số lượng khách du lịch đến thăm Văn Miếu
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng nổi tiếng
nhất khi nhắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ là một địa điểm du