-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận "Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An"
Tiểu luận "Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An"
Đại học Sư Phạm Huế 37 tài liệu
Tiểu luận "Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An"
Tiểu luận "Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An"
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ TRUNG HIỆP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 2023QL0004
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHAN MINH TIẾN
HUẾ, NĂM 2023 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền giáo dục
Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát
triển giáo dục thông qua các biện pháp quản lý giáo dục (QLGD) để đổi mới cơ chế
QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ QLGD là khâu then chốt…Trong
đó, hoạt động tổ chuyên môn (HĐTCM) quyết định trực tiếp đến sự phát triển giáo dục
của nhà trường và chất lượng dạy học của GV và học sinh (HS).
Trong các trường trung học cơ sở (THCS), tổ chuyên môn (TCM) đóng một vai
trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động trong nhà
trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học. Đặc biệt, TCM là nơi tập hợp, đoàn kết,
tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các GV
trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong trường
trung học. Nếu TCM hoạt động tốt, làm việc hiệu quả, khoa học, đoàn kết, mọi thành
viên đều có trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình thì chắc chắn mọi công tác của tổ sẽ trôi
chảy, thành tích của tổ cũng như của trường sẽ được nâng cao.
Chất lượng chuyên môn của trường THCS phụ thuộc rất lớn vào HĐTCM. Do
đó, cần phải chỉ đạo kịp thời, đề ra những biện pháp quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng của HĐTCM.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản
lý HĐTCM tại các trường THCS ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã có những kết quả
đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và bất cập, chưa phát huy được vai trò HĐTCM trong
việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Việc nâng cao hiệu quả của quản lý HĐTCM sẽ giúp nhà trường phát triển giáo
dục theo đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước,
vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động tổ
chuyên môn ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐTCM
ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An , đề xuất các biện pháp quản lý
HĐTCM nhằm nâng cao hiệu quả HĐTCM ở các trường THCS trong huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu HĐTCM ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng, hiệu quả HĐTCM và quản lý HĐTCM ở các trường THCS huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An còn có một số hạn chế và bất cập nhất định bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Nếu xác lập được cơ sở khoa học, đánh giá đúng thực trạng thì có thể
đề xuất được các biện pháp quản lý HĐTCM phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác
quản lý nhà trường hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả HĐTCM ở các trường
THCS tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTCM ở trường THCS.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTCM ở các trường THCS
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
- Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ
sở lý luận về công tác quản lý HĐTCM ở trường THCS.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng phương pháp điều tra
giáo dục, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn và xin
ý kiến chuyên gia,…nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng HĐTCM và quản lý
HĐTCM ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Giới h愃⌀ n, ph愃⌀ m vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý
HĐTCM ở các trường THCS huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (10 trường) từ năm học
2021 – 2022 đến năm học 2022 – 2023.
8. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Khách thể và đối tượng
nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu;
Phạm vi nghiên cứu; Cấu trúc của luận văn.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học
cơ sở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung
học cơ sở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .
- Kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục Chưong 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG T가ऀ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Tổ chuyên môn
1.2.3. Hoạt động tổ chuyên môn
1.2.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
1.3. Ho愃⌀ t động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Vai trò, chức năng của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động tổ chuyên môn
1.3.3. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn
1.3.4. Hình thức, phương pháp hoạt động tổ chuyên môn
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn
1.4. Quản lý ho愃⌀ t động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
1.4.2.5. Quản lý điều kiện hỗ trợ hoạt động tổ chuyên môn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ho愃⌀ t động tổ chuyên môn
1.4.4.1. Các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác quản lý của Hiệu trưởng
1.4.4.2. Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng
1.4.4.3. Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên
1.4.4.4. Năng lực quản lý chuyên môn của tổ trưởng
1.4.4.5. Điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường
Tiểu kết chương 1 Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
T가ऀ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
2.1. Khái quát về huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục
2.1.3.1. Quy mô phát triển trường lớp và học sinh
2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục trung học cơ sở
2.1.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
2.1.3.4. Về cơ sở vật chất
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát
2.2.3. Thời gian, địa điểm khảo sát
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.3. Thực trạng về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thuộc
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.3.1. Về số lượng và cơ cấu 2.3.2. Về chất lượng
2.3.3.1. Phẩm chất đạo đức chính trị 2.3.3.2. Năng lực
2.4. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Đức
Hòa, tỉnh Long An
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về hoạt động
tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
2.3.1.1. Nhận thức về vai trò hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
2.3.1.2. Nhận thức về mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động tổ chuyên môn
2.3.3. Thực trạng hình thức, phương pháp hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn
2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động tổ chuyên môn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng 2.5.1. Những mặt mạnh 2.5.2. Những hạn chế
2.5.3. Nguyên nhân thực trạng
Tiểu kết chương 2 Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động tổ chuyên môn
3.2.3. Nâng cao hiệu quả việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn
3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động tổ chuyên môn • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • •
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận 1.2. Về thực tiễn
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An
2.3. Đối với Ủy ban Nhân dân Huyện Đức Hòa
2.4. Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Đức Hòa
2.5. Đối với các trường THCS Huyện Đức Hòa
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Stt
Nội dung công việc Thời gian Ghi chú 1
Xây dựng và duyệt đề cương 11/2023 2
Triển khai thực hiện đề tài luận văn 3
Viết và hoàn thiện luận văn 4 Bảo vệ luận văn
Huế, ngày tháng năm 2023
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGƯỜI THỰC HIỆN
PGS.TS. PHAN MINH TIẾN
LÊ TRUNG HIỆP