Tiểu luận quy luật mâu thuẫn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân của phép biệnchứng duy vật, là quy luật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động
nhận thức và thực tiễn của bản thân. Bài làm:
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện
chứng duy vật, là quy luật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
1.1. Nội dung của quy luật:
1.1.1. Các khái niệm:
- Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện tiền đề tồn tại của nhau.
- Mâu thuẫn biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc lẫn
nhau, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có
mặt này thì không có mặt kia; các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau;
giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại
những yếu tố giống nhau.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.
1.1.2. Các tính chất của mâu thuẫn biện chứng:
- Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại một cách
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại
và phát triển của sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
- Tính đa dạng, phong phú: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác
nhau. Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị
trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. 1
1.1.3. Phân loại mâu thuẫn:
- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, phân chia thành
mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật,
hiện tượng, quy định bản chất, sự phát triển của chúng.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó,
chỉ quy định sự vận động, phát triển của một hoặc một số mặt của sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của
sự vật, hiện tượng; giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn.
+ Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, phân chia
thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập trong sự vật, hiện tượng, quy định sự vận động, phát triển của chúng.
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, phải
thông qua môi trường bên trong mới tác động được đến sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích quan hệ giai cấp, trong xã hội có mâu thuẫn đối
kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng,
xu hướng xã hội… các lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời giữa các giai cấp, tập
đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội… các lợi ích cơ bản không đối lập nhau.
1.2. Quá trình vận động của mâu thuẫn:
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối vì chúng diễn ra liên tục trong suốt
quá trình tồn tại, phát triển của các mặt đối lập từ đầu đến cuối. Sự thống nhất giữa các
mặt đối lập là tương đối vì ngay trong lúc thống nhất giữa chúng tiềm ẩn những nhân 2
tố để phát triển trở thành đấu tranh, bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất có
điều kiện mà chúng chỉ tạm thời, gắn liền với đứng im tương đối của sự vật.
- Sự tác động qua lại dẫn đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình.
Bên trong bất kì mọi sự vật, hiện tượng nào cũng có những mặt đối lập, những mặt đối
lập này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện
ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi mâu thuẫn giữa hai mặt đối này
trở nên gay gắt và điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ bài trừ, chuyển hóa lẫn nhau,
mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh của các mặt đối lập. Sự vật biến
đổi và phát triển, cái mới ra đời sẽ thay thế cho cái cũ.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận củ a quy luật:
- Trong nhận thức và thực tiễn, phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện ra mâu thuẫn để
nắm được bản chất, khuynh hướng của sự vận động và phát triển, thừa nhận có những
mặt đối lập tồn tại và đấu tranh thì mới có phát triển.
- Cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết
mâu thuẫn phù hợp bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập. Không thỏa hiệp, điều hòa
mâu thuẫn, không được máy móc trong giải quyết mâu thuẫn.
2. Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Sau khi được học về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, em nhận
ra được rằng mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vận động, phát triển của các
sự vật, hiện tượng. Em đã tìm ra được “chìa khóa” giúp mở ra “chiếc hộp câu hỏi” mà
em tích lũy bấy lâu nay. Em luôn tự hỏi rằng tại sao thế giới luôn luôn thay đổi, luôn
vận hành và phát triển không ngừng? Tại sao xã hội loài người lại trải qua nhiều giai
đoạn? Tại sao lại có quốc gia lớn mạnh, phát triển nhanh hơn những quốc gia khác?
Hay đơn giản là đối với bản thân, đôi khi em lại không hiểu rằng tại sao mình lại luôn
phải học tập? Và đến bây giờ, em có thể giải đáp, đúc kết ra những câu trả lời thuyết phục.
Từ nhỏ đến lớn, em luôn cố gắng học tập để đạt được kết quả cao nhất. Em muốn ba
mẹ vui và cũng cảm thấy vui vì những kết quả cao mà mình đạt được. Nhưng trong
cuộc sống có rất nhiều cám dỗ, những thứ khiến mình sao nhãng, thiếu quan tâm đến
mục tiêu mà mình đề ra, đặc biệt khi bước chân vào cánh cổng đại học, bước chân vào
vùng đất mới không có sự kèm cặp của ba mẹ. Em rất thích xem phim và việc xem từ 3
sáng đến tối khiến em không quan tâm đến việc học của mình. Kết quả là các bài kiểm
tra của em rất thấp. Em đã rất buồn và kiểm điểm lại bản thân ngay lí do điểm kiểm tra
thấp là gì. Lúc này, em nhận ra bản thân xuất hiện hai mặt đối lập: muốn xem phim cả
ngày và điểm bài kiểm tra cao. Nhưng em đã nhận ra suốt ngày xem phim không dành
thời gian ôn tập, học bài thì điểm kiểm tra sẽ không thể cao được. Hai mặt đối lập này
ngày càng phát triển đến khi điểm kiểm tra không cao thì em sẽ không vui, vì thế em
đã quyết tâm học tập chăm chỉ trở lại để nắm vững kiến thức từ đó bài kiểm tra sẽ cao
điểm hơn. Khi mâu thuẫn được giải quyết, em đã vui vẻ, hạnh phúc hơn. Em nhận ra
được vấn đề học tập của bản thân đã phát triển hơn, rút ra được bài học kinh nghiệm
và sẽ không tái phạm lại.
Trong môi trường đại học, sinh viên phải hoạt động nhóm rất nhiều và trong quá
trình làm việc nhóm không thể tránh khỏi những mâu thuẫn. Đối với một vấn đề cụ thể
của bài tập nhóm, em và các thành viên trong nhóm có nhiều quan điểm trái ý nhau,
mỗi một cá nhân có cách nghĩ riêng của mình. Ban đầu, xuất hiện những cuộc cãi vã
nhỏ vì ai cũng bảo vệ quan điểm của bản thân và chẳng thể đạt được kết quả cuối
cùng. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, chúng em đã cùng nhau phân tích, thấu hiểu, lắng
nghe nhau và chọn lọc ra những ý kiến đúng và hay nhất. Có thể thấy được, giải quyết
mâu thuẫn đã giúp bài tập của chúng em tốt hơn. Nếu không có sự đóng góp, sự tranh
luận giữa các thành viên trong nhóm hay nếu chỉ có ý kiến từ nhóm trưởng và các
thành viên còn lại chấp nhận ý kiến đó thì bài tập của nhóm sẽ không thể nào hoàn
thành một cách tốt nhất.
Mâu thuẫn còn xuất hiện trong gia đình. Người ta nói tuổi dậy thì là lứa tuổi phản
nghịch, lứa tuổi bắt đầu trở thành người lớn, tính khí lúc nào cũng “nắng mưa”. Đó là
giai đoạn em xảy ra mâu thuẫn với ba mẹ nhiều nhất. Khi đi chơi với bạn, ba mẹ đưa
ra giờ giới nghiêm, dặn em phải về nhà đúng giờ nhưng em không nghe. Khi đó em
nghĩ “Mình lớn rồi mà, mình trưởng thành rồi mà, tại sao đi chơi phải về sớm như
vậy?” và kết quả là em không nghe lời ba mẹ, em đã về trễ. Ba me có la em, răn dạy
em tại sao không được về trễ, nói rõ lí do về trễ sẽ dẫn đến những nguy hiểm đối với
em,…Em nhớ rất rõ khi ấy ba mẹ buồn phiền về em như thế nào. Và rồi em đã tự hỏi
với bản thân, tìm ra nguyên nhân khiến ba mẹ buồn, tìm ra hướng giải quyết mâu
thuẫn. Em và ba mẹ ngồi lại với nhau và tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất. Mâu thuẫn 4
trên đã giúp em trưởng thành hơn trong suy nghĩ và ngay cả ba mẹ cũng tìm ra được
cách dạy dỗ con tốt hơn. Giải quyết được mâu thuẫn giúp tình cảm gia đình em hạnh phúc hơn.
Đối với em, việc học phải là “học hiểu” chứ không được “học vẹt”. Là sinh viên
thuộc khối ngành kinh tế, em đã nhận ra được việc học môn học Triết học Mác lê-nin
nói chung và quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nói riêng giúp em
hiểu sâu sắc hơn về các môn học khác liên quan đến kinh tế. Ví dụ: cung và cầu trong
nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp em vạch ra
được những kế hoạch, định hướng phát triển trong tương lai. Cần phải hiểu rõ hơn về
quy luật mâu thuẫn để linh hoạt, tự tin sử dụng quy luật này trong môi trường công
việc sau này. Vì đã được học quy luật mâu thuẫn nên em biết cách áp dụng quy luật để
giải quyết tình huống khi gặp trục trặc trong công việc hay mối quan hệ với sếp, với
đồng nghiệp tốt hơn bằng cách bình tĩnh, đối mặt với mâu thuẫn từ đó tìm ra giải pháp chung.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động
và phát triển. Vì vậy, hiểu rõ, hiểu sâu quy luật và vận dụng vào thực tiễn là điều vô
cùng cần thiết. Đây là nền tảng giúp chúng ta phát triển bản thân và dẫn đến nhiều
thành công trong cuộc sống. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin (2022). Tài liệu hướng dẫn ôn
tập môn học Triết học Mác-Lê nin, Nxb Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Studocu. Truy cập vào 20/03/2023 từ https://www.studocu.com/vn/document/dai-
hoc-hoa-sen/triet-hoc-mac-lenin/quy-luat-mau-thuan-va-su-van-dung-quy-luat-nay-
vao-qua-trinh-phat-trien-cua-ban-than/38166686.
3. Studocu. Truy cập vào 24/03/2023 từ https://www.studocu.com/vn/document/hoc-
vien-ngan-hang/triet-hoc-mac-lenin/quy-luat-mau-thuan-bai-tap-nhom/17827688.