-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Tết Nguyên đán Hàn Quốc Seollal (설날) - Tiếng Hàn | Trường Đại học Hà Nội
Từ lâu, việc chúc mừng năm mới đã trở thành một phong tục tốt đẹp và đầy ý nghĩa đối với cư dân trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, thời gian,cách thức phong tục tổ chức việc chúc mừng là khác nhau, và thông qua đó ta có thể thấy được bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc trưng riêng của đất nước đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tiếng Hàn (HANU) 18 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Tiểu luận Tết Nguyên đán Hàn Quốc Seollal (설날) - Tiếng Hàn | Trường Đại học Hà Nội
Từ lâu, việc chúc mừng năm mới đã trở thành một phong tục tốt đẹp và đầy ý nghĩa đối với cư dân trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, thời gian,cách thức phong tục tổ chức việc chúc mừng là khác nhau, và thông qua đó ta có thể thấy được bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc trưng riêng của đất nước đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tiếng Hàn (HANU) 18 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC
Môn Văn hóa Hàn Quốc Tiểu luận
Tết Nguyên đán Hàn Quốc Seollal(설날)
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Như Đông
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003
Thành phố Hồ Chí Minh,30 tháng 04 năm 2021 1 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc MụC LụC I. L í do ch ọn đề tài 3 II. Khá
i quát v ề đất nước, con ngườ i Hàn Qu ố c 3 III. T
ế t Nguyên đ án Hàn Qu ố c ( 설날 ) 4 1. Ý n
ghĩa tên g ọ i 4 2. Ngu ồ n g ố c ra đ ờ i 4 3. Qua n ni ệ m 5 4. P hong t ụ
c đón Tế t c ủ
a ngườ i Hàn Qu ố c 6 4. 1. Chu ẩ n
b ị cho Seollal ( 설날 ) 6 4.
2. Nghi l ễ và phương thứ c truy ề n th ố ng
trong ngày T ế t Hàn Qu ố c 6 ➢ Nh ữ ng ho ạt
động trong đêm giao thừ a 6 ➢ S eollal ( 설날
) - T ế t Âm l ị c h c ủ a Hàn Qu ố c ngày nay: 10
I V. T ế t Âm l ị c h c ủ
a Hàn Qu ố c và các nước Châu Á có điểm tương đồ n g và khác bi
ệ t như thế nào? 14 1. Hà
n Qu ố c - Tri ề u Tiên 14 2. Hà
n Qu ố c - Trung Qu ố c 15 3. Hà
n Qu ố c - Nh ậ t B ả n 16 4. Hà
n Qu ố c - Mông C ổ 17 5. Hà
n Qu ố c - Vi ệ t Nam 18 6. B ả ng so sánh s ự
khác nhau ngày T ế t gi ữa các nướ c Châu Á 21 V. T ổ ng k ế t 22 T ÀI LI Ệ U THAM KH Ả O 24 2 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc I.
Lí do chọn đề tài
Từ lâu, việc chúc mừng năm mới đã trở thành một phong tục tốt đẹp và đầy ý
nghĩa đối với cư dân trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, thời gian,cách thức phong
tục tổ chức việc chúc mừng là khác nhau, và thông qua đó ta có thể thấy được bản
sắc văn hóa dân tộc, nét đặc trưng riêng của đất nước đó. Riêng với nhiều nước
Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc… Tết
Nguyên đán ( hay gọi là Tết âm lịch) là một dịp lễ quan trọng, tính theo Âm
lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán muộn
hơn tết Dương lịch (Tết Tây). Tết Nguyên đán là một trong những nét văn
hóa truyền thống văn hóa lâu đời, là dịp để các thành viên trong gia đình
sum họp, quây quần bên nhau để chào đón năm mới hạnh phúc, bình an.
Hàn Quốc là nước có nền kinh tế phát triền mạnh trên thế giới, đã và đang
có những ảnh hưởng văn hóa từ các nước phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc,
… tuy nhiên cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông
riêng có của dân tộc Hàn. Một trong những nét đẹp đặc sắc đó là văn hoá Tết,
đặc biệt là văn hóa Tết âm lịch cổ truyền. Ngày Tết của người Hàn Quốc được
gọi là Seollal (설날), có hai loại là Tết Dương lịch và Tết Âm lịch. Theo truyền
thống Tết Âm lịch quan trọng hơn Tết Dương lịch nên được nghỉ 3 ngày vào dịp
này. Với chuyên ngành hiện tại là “ Ngôn ngữ Hàn Quốc” cùng với sự yêu thích
đất nước, con người, văn hóa Hàn Quốc, vì vậy “ Ngày Seollal (설날)- Tết Âm
lịch của Hàn Quốc” là nội dung mà em lựa chọn cho bài tiểu luận.
II. Khái quát về đất nước, con người Hàn Quốc
Tên đầy đủ của Hàn Quốc theo tiếng Hàn là Đại Hàn Dân Quốc (대한민국,
大韓民國). Hàn Quốc(한국, 韓國), còn gọi là Nam Hàn(남한, 南韓), hay Nam
Triều Tiên(남한, 南韓) là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía Nam
của bán đảo Triều Tiên, thuộc khu vực đông Á, phía bắc giáp với CHDCND Triều
Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc
giáp với biển.Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km2 . Khí hậu Hàn Quốc có sự
xen kẽ giữa khí hậy lục địa ẩm ướt và khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng 3 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
của gió mùa Châu Á, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. rệt: xu ân, h ạ , thu
và đông... Dân số 51,47 triệu người(2017). Thủ đô của Hàn
Quốc là Seoul (서울), đây là một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và
là thành phố toàn cầu quan trọng.
III. Tết Nguyên đán Hàn Quốc (설날)
1. Ý nghĩa tên gọi
Ở Hàn Quốc, ngày Tết Nguyên Đán được gọi là Seollal (설날). Trong từ này,
날 là ngày. Còn chữ 설, theo từ điển Bách khoa Naver, có 3 cách lý giải khác nhau:
Đầu tiên là “설” được lấy ra từ từ “낯설다” (lạ). Bởi vậy nên “설날” cũng có nghĩa
là “새해에 대한 낯섦” hoặc “익숙하지 않은 날” (ngày mới lạ, ngày vẫn chưa quen
thuộc). Điều này có nghĩa “설날” là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm
cũ, vẫn chưa hoàn toàn sang năm mới nên người ta vẫn chưa “thích ứng” được.
Cách lí giải thứ hai là “설날” có nghĩa là “sự bắt đầu” xuất phát từ “선다”, có thể
hiểu là 새해 새날이 시작되는 날 – “Ngày bắt đầu ngày mới của năm mới”. Trải
qua thời gian từ này được luyến âm trở thành “설날” như bây giờ. Và cuối cùng là
“설날” bắt nguồn từ từ cổ “섧다”, có nghĩa là “thận trọng”, hoặc “ở yên cẩn
thận”. Đây là câu nói phát sinh từ việc muốn nhấn mạnh trong một khoảng
thời gian hoàn toàn mới thì mọi lời nói và hành động đều phải cẩn thận.
Seollal là một trong hai ngày Tết lớn nhất ở Hàn Quốc (cùng với T ết Trung
thu). Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền
vào ngày 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
2. Nguồn gốc ra đời
Từ thời Tam Quốc ( trước công nguyên) của Hàn Quốc, những người nông dân
của xứ xở Kim Chi đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của mặt
trăng quanh trái đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày, và có 12 tháng trong một năm.
Tuy nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương lịch.
Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này, cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận 30 ngày
gọi là yundal (윤달). Vì nó là sự lặp lại của tháng trước, tháng nhuận được 4 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
coi là sự may mắn, không có những ngày “xui”.Lễ cưới và các lễ khác thường được
chọn vào thời gian này. Mặc dù dương lịch của phương Tây đã được chính thức
dùng từ thế kỷ 19 nhưng đa số người Hàn ngày nay vẫn tính những ngày quan
trọng của họ bằng âm lịch, và do đó mặc dù tiếp theo Lễ Noel mừng Chúa Giáng
sinh (25/12) người Hàn lại tiếp tục đón Tết dương lịch cũng như người Nhật song
có điều khác tiếp theo đó, thường là sau khoảng hơn tháng nếu như người Nhật
hầu như không đón Tết âm lịch nữa thì ngược lại cũng giống như nhiều nước Đông
Á khác ( như Trung Quốc, Việt Nam...), người Hàn vui đón Tết âm lịch còn
long trọng hơn nhiều so với Tết dương lịch vì đó mới thực sự là Tết cổ
truyền của dân tộc Hàn. Bên cạnh đó, văn hóa Á Đông – thuộc văn minh
nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời
gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là
tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, ví dụ như tiết Xuân có Tiết
Nguyên Đán (mồng 1 tháng GiêngQuan niệm ngày tết 3. Quan niệm
Đối với người Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán
không chỉ là đánh dấu một năm mới, đây còn là
dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên
và gặp gỡ những thành viên trong gia đình.
Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn
Quốc thường mặc hanbok ( 한 복 – trang phục
truyền thống của người Hàn Quốc), thực hiện
các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân
gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể
chuyện, và gặp gỡ mọi người.Và theo quan niệm của người Hàn Quốc, nếu ngủ trong
đêm giao thừa thì ngày hôm sau, lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc thiếu sáng suốt. Vì
thế cho nên không ai ngủ vào thời điểm này. Họ thường đốt các thanh tre trong nhà
nhằm xua đuổi tà ma quấy rối.Không chỉ vậy, họ còn cho rằng, năm mới là dịp những
hồn ma xuất hiện trên trần gian để đánh cắp giày và dẫn đến nhiều chuyện xui xẻo cho
chủ nhân đôi giày trong cả năm. Do đó, người Hàn Quốc sẽ cất giày vào một nơi an
toàn trong những ngày Tết để đảm bảo may mắn cho mình. 5 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
4. Phong tục đón Tết của người Hàn Quốc
4.1. Chuẩn bị cho Seollal (설날)
Cũng như Việt Nam, mặc dù chính thức năm mới và cũng là bắt đầu vào Tết
được tính từ thời khắc giao thừa song trên thực tế không khí Tết đã tràn ngập từ
những ngày cuối năm âm. Một tuần trước ngày tết là thời điểm mua sắm nhộn
nhịp nhất ở Hàn Quốc. Chỉ riêng đồ thờ cúng và quà tặng cũng đã có quá nhiều thứ
phải chuẩn bị, do đó mà những ngày gần Tết ở chợ và các cửa hàng bách hóa thường
chật cứng người mua đồ. Thực phẩm dùng cho thờ cúng thường có các loại rau, thịt,
cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi.Lúc này, các gia
đình hối hả mua sắm, chuẩn bị quà tặng cho người thân và bạn bè. Đối với người
Hàn, việc tặng quà trong Tết Seollal là để bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn. Các
món quà được chọn để tặng vào dịp tết thay đổi mỗi năm tuỳ vào tình hình kinh tế
và xu hướng tặng quà. Những món quà phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ
quà tặng của các trung tâm mua sắm. Ngoài ra còn có thể tặng những sản phẩm
chăm sóc sức khoẻ như: nhân sâm, mật ong, hoa quả, ghế massage,… hoặc đồ
dùng hàng ngày như xà phòng, kem đánh răng,… Để món quà thêm phần trịnh
trọng, người Hàn Quốc thường bọc bên ngoài một lớp vải lụa.
Một điều quan trọng khác cần phải chuẩn bị trước Tết, đặc biệt là đối với
những người ở xa quê, là thu xếp việc đi lại. Việc đi lại ở Hàn Quốc vào những ngày
trước Tết quả là cực hình, việc đặt vé tàu xe cũng rất khó khăn do có quá nhiều
người muốn trở về quê hương ăn Tết. Việc đi lại bằng xe ôtô vào dịp Tết có thể lâu
gấp hai đến bốn lần bình thường do mật độ giao thông quá đông. Vì lý do này mà ở
Hàn Quốc có kênh radio riêng để thông báo mật độ giao thông theo thời gian thực tại
các điểm nút giao thông trong những ngày trước Tết. Hầu hết người dân Hàn Quốc sẽ
rời các thành phố lớn để về quê ăn Tết, nhưng gần đây có một xu hướng mới phát
triển là cha mẹ ở quê sẽ lên thành phố ăn Tết cùng con cái để tránh sự đông đúc và
bất tiện. Nhưng cho dù ăn Tết theo cách nào thì cũng đều đau đầu cả.
4.2. Nghi lễ và phương thức truyền thống trong ngày Tết Hàn Quốc
➢ Những hoạt động trong đêm giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày
đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, 6 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
văn hóa nhiều dân tộc. Giao Thừa (交承) có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy –
Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Đối với Tết Âm lịch, giao thừa là phút giây thiêng
liêng lúc đêm 30 Tết, lúc này khí tiết chuyển sang lập xuân, chính thức bắt đầu
năm mới.Thời điểm đón năm mới đến không chỉ quan trọng trong văn hoá phương
Đông mà cũng được người phương Tây coi trọng. Vào dịp này, nhiều quốc gia
phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội
khác để đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.
Trong tiếng Hàn, đêm giao thừa được gọi là seoddal geumeum (섣달 그믐).
Trước giao thừa, người Hàn thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Người
Hàn sẽ đốt các thanh tre để xua đuổi tà ma vì họ tin rằng tiếng nổ của thanh tre
giúp dọa được ma quỷ bỏ chạy. Theo phong tục từ xa xưa trên bán đảo Hàn
Quốc, vào ngày này, nhà nhà sẽ bật đèn sáng trưng và mọi người cùng chơi
các trò chơi cho đến tận sáng sớm ngày hôm sau. Họ quan niệm nếu ngủ thì
sáng hôm sau khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi, đầu óc kém minh mẫn.
Ngoài ra, người Hàn Quốc còn đặt "xẻng lộc" Bokjori (복조리) bằng rơm trước
cổng nhà với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm. Theo họ, làm như
vậy là để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, cũng có nghĩa là sẽ nhận được phúc
lộc quanh năm. Vào sáng mùng 1, nếu gọi được một người bán hàng rong
Bokjori càng sớm thì càng nhận được nhiều tài lộc.
Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên
Buổi sáng đầu năm mới bắt đầu với nghi lễ cúng
tổ tiên do người trưởng nam đứng ra thực hiện. Đây
được xem là nghi lễ quan trọng nhằm bày tỏ sự tôn kính
với tổ tiên và cầu cho năm mới bình an. Các thành
viên trong gia đình sau khi tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ,
mặc Hanbok và tập trung trước ban thờ để thực hiện
nghi lễ này. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên
mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt
các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình
thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ. 7 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
Mâm cúng ngày Tết Hàn Quốc
Các món ăn ngày Tết đối với người
Hàn Quốc đặc biệt quan trọng. Các gia
đình thường mất cả ngày trước Tết để
chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng
cũng như để ăn uống cho gia đình.
Người Hàn Quốc tin rằng đồ thờ cúng
ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài
lòng ông bà tổ tiên hơn, do đó mà họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng.
Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau như: rau rừng, sườn om Galbijjim (
갈비찜), miến trộn (잡채), bánh xèo, bánh mứt kẹo truyền thống (한과),… được
bày trên bàn thờ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau. Người phụ
nữ thường sẽ đảm nhận công việc chuẩn bị này. Sau lễ cúng gia tiên, mọi người
trong gia đình cùng thưởng thức những món ăn vừa cúng xong.
Sebae (세배) – Nghi thức cúi lạy chào năm mới
Sau thụ lộc và ăn cỗ là lễ Sebae – nghi thức chào năm mới. Đây là lúc thế hệ trẻ
thể hiện lòng thành kính của mình với các bậc bề trên bằng cách bái lạy và tặng
quà cho người lớn tuổi hơn (thường là ông bà, cha mẹ). Khi tiến hành nghi thức
Sabae, người Hàn sẽ nói “Saehae bok mani badeuseyo (새해 복 많이 받으세요)”
(chúc năm mới nhiều may mắn phước lộc). Người cúi lạy sẽ phải quỳ xuống sàn
nhà và mở rộng cánh tay của mình ra. Đàn ông đặt bàn tay trái qua tay phải, còn
phụ nữ đặt bàn tay phải qua bàn tay trái. Người lớn đáp lại bằng những lời chúc
tốt đẹp (덕담) hay lời chúc năm mới thịnh vượng như ý. Còn với trẻ nhỏ, sau khi
cúi đầu chào năm mới và chúc Tết,
thì sẽ được người lớn thưởng tiền
mừng tuổi ( 세뱃돈) hoặc có thể là
vàng, ngọc hay các vật dụng khác.
“Sebae” không đơn thuần là bái lạy
mà còn là một nghi thức quan trọng
trong ngày Tết Hàn Quốc. 8 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
Ẩm thực ngày Tết Hàn Quốc
Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng 1 có thể khác nhau tuỳ địa
phương. Sau lễ cúng gia tiên, mọi người sẽ quây quần
bên nhau để ăn bữa ăn đầu tiên trong năm mới. Món
ăn không thể thiếu trong dịp này là tteokguk (떡국)-
canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo,
thịt bò, trứng và rau. Ở Hàn Quốc, thay vì hỏi tuổi trẻ
em, người lớn sẽ hỏi "cháu đã ăn Tteokguk được bao
nhiêu lần rồi?". Bởi vì theo quan niệm của người Hàn,
nếu bạn ăn một bát canh bánh gạo Tteokguk thì có
nghĩa là bạn đã lớn thêm một tuổi. Đây cũng được
xem là một phong tục đón Tết
của xứ sở Kim Chi vào buổi sáng đầu tiên của Seollal.
Ngoài ra, món Manduguk ( 만두국) cũng được nhiều gia đình Hàn Quốc
thưởng thức trong ngày Tết, giống với canh bánh gạo của Hàn Quốc, nhưng
món canh Manduguk được nấu với mandu- bánh xếp cùng nước tương,
muối và hạt nêm.Một món ăn cũng phổ biến trong dịp Tết là món bánh gạo
Ddeok (떡) làm từ bột gạo nếp. Bánh bao, bánh pindaettok(빈대떡- bánh tráng
kếp đậu xanh),hay shikhye( 식 혜 ) là những món cũng thường được ăn. Tuy
nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ
dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món kim chi (김치).
Các hoạt động và trò chơi dân gian ngày Tết Hàn Quốc
Trong lễ hội truyền thống, các trò chơi như món ăn tinh thần của con người.
Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc cũng có những trò chơi thú vị, đặc sắc riêng.
Seollal là dịp để các gia đình tụ họp, tham gia các hoạt động mà trong năm họ
không có thời gian để tham gia. Điển hình là Yutnori (윷놀이) là một trong những
trò chơi dân gian phổ biến ở Hàn Quốc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Cách chơi tương
tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam. Các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả
tung 4 thanh gỗ. Dụng cụ chơi được làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình
tròn và gậy yut (윷). Gậy yut gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết, một mặt có 9 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
khắc chữ được gọi là yut. Đường đi của những cây gậy yut này tượng trưng
cho sự vận động của hành tinh mặt trời. Còn ý nghĩa hẹp hơn là cầu mong
một năm mới đầy sung túc. Trò chơi này rất dễ, không phân biệt lứa tuổi
nên cả gia đình đều có thể cùng chơi.
Tiếp đó, là Tuho (투호) còn gọi là t rò chơi ném mũi tên. Đây là trò chơi dân gian
cũng rất nổi tiếng ở xứ sở Kim Chi. Người chơi đứ ng ở một khoảng cách nhất định
để ném mũi tên vào một bình l ớn. Người ném được nhi ều mũi tên vào bình nhất là
người chiến thắng.Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng
lưu, nhưng giờ đây đã phổ biến hơn với mọi người dân Hàn Quốc. Hay Yeonnaligi
(연날리기)- trò chơi thả diều. Diều của Hàn Quốc được làm từ giấy truyền thống của
Hàn Quốc và cây tre. Diề u có nhiều loại như diều cá đuối, diều bạch tuộc, diều vuông
có lỗ tròn ở giữa,… Người Hàn chơi thả diều trong Tết Seollal vì họ nghĩ rằng thả
diều thì vận xấu bay đi. Trên con diều viết những câu chữ cầu mong điều tốt và ngăn
chặn những điều không may mắn. Người ta còn viết tên và ngày tháng năm sinh của
mình lên diều rồi thả bay lên. Đây là
truyền thống cầu mong sức khoẻ thông qua việc thả diều.
Ngoài ra còn có các trò chơi khác như: Jegichagi (제기차기-đá cầu), Neoltwiggi
(널뛰-Bập bênh), Paengi Chigi (팽이치기-đánh quay),… Cuối ngày, các thành viên
trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hay các chương trình TV đặc biệt được
phát sóng trong dịp Tết. Bên cạnh đó, thật khó để có được một kỳ nghỉ dài ngày
trong một cuộc sống đầy bận rộn. Vì thế người Hàn thường dành thời gian nghỉ
Tết để đi du lịch. Họ đến các khu trượt tuyết, ghé thăm các làng truyền thống,
tham quan bảo tàng, cung điện,… và xem các chương trình biểu diễn. Cũng như
nhiều nước Châu Á khác, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
mỗi người dân Hàn Quốc. Đây chính là dịp mà mỗi người có thể gạt bỏ những
vướng bận, dành thời gian cho gia đình và tưởng nhớ tổ tiên.
➢ Seollal (설날)- Tết Âm lịch của Hàn Quốc ngày nay:
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, lối sống hối hả, tất bật và nhộn nhịp,
những truyền thống ngày Tết ở Hàn Quốc vẫn còn đậm đà như trước đây không?
Theo tìm hiểu, em đã thấy rằng có nhiều thứ bị mai một với nhiều lí do khác nhau.
Chẳng hạn như ngày xưa, người Hàn Quốc cũng chú trọng vào việc “ăn Tết” hơn
là “chơi Tết”. Ở nông thôn, nhiều nhà còn bày tiệc ăn uống linh đình từ tối giao
thừa tới sáng ngày mùng một Tết nhưng ngày nay, phong tục thức trong đêm giao 10 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
thừa đã bị mai một đi nhiều. Người ta chỉ kể lại cho nhau nghe về phong tục
này rồi đi ngủ như ngày thường để chuẩn bị làm lễ cúng tổ tiên vào sáng
ngày hôm sau. Hay ở Hàn Quốc ngày xưa cũng có tục cúng Thần bếp vào
ngày 23 tháng chạp nhưng ngày nay hầu như tục lệ này không còn nữa.
Hiện nay, thay vì chú trọng các khoản lễ nghi như quà tặng, đồ cúng bái
thì người Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ lại có xu hướng dùng tiền để đầu tư
cho chính bản thân mình, thường là các sản phẩm liên quan đến nhu cầu
giải trí như du lịch, vé máy bay, khách sạn, vé vào cửa các công viên,… Độ
tuổi 30-50 lại có xu hướng đầu tư cho các mặt hàng điện tử gia dụng phục vụ
cho việc nội trợ,gia đình nhiều hơn như máy rửa bát tăng, robot hút bụi
tăng, máy sấy quần áo tăng, máy xử lý thức ăn thừa tăng,…
Ngoài ra, việc chuẩn bị đồ ăn trong gia đình thường là việc của phụ nữ,
nhưng ngày nay nhiều gia đình Hàn Quốc đã san sẻ công việc nặng nhọc này
cho các thành viên khác, hoặc đơn giản là thuê các dịch vụ cung cấp thực phẩm
với giá cả dao động từ 200.000 ~ 300.000KRW. Các trò chơi dân gian đang dần
dần bị các trò chơi điện tử, các thiết bị giải trí hiện đại, và đang dần mờ nhạt
trong tuổi thơ của trẻ em Hàn Quốc và trong cuộc sống của người Hàn Quốc..
Hiện nay dù Tết là kì nghỉ lớn của đất nước nhưng vẫn có rất nhiều người Hàn
vẫn ra ngoài tăng ca, làm việc kiếm thêm thu nhập để lo cho gia đình, trang trải cuộc
sống. Bên cạnh đó, cùng với toàn thế giới, Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng của
dịch bệnh “ Corona Virut- loại dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc(2019).
Có nhiều người nhiều người Hàn Quốc làm việc, học tập ở vùng khác hay
thậm chí là ở nước ngoài cũng không thể sum họp, quây quần đón Tết cùng
gia đình mà phải trải qua ngày Tết một mình, ở nơi đất khách quê người.
Tết ngày nay không còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như trước đây mà đối với
nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, những ngày nghỉ Tết không ngập tràn sắc màu lễ
hội và tình thân mà ngược lại, còn trở thành một nguồn gây lo âu, căng thẳng lớn.
Theo một cuộc khảo sát của cổng thông tin việc làm Saramin (사라민), thực hiện
trên 3.507 người Hàn đầu tháng 1/2020, cứ 6/10 người cho biết họ cảm thấy căng
thẳng trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.Cụ thể, trong trường hợp người đã lập
gia đình, tỷ lệ căng thẳng là 70.9% đối với nữ giới và 53.6% với nam giới. Nam, nữ 11 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
trưởng thành còn độc thân cũng gặp tình trạng tương tự với tỷ lệ lần lượt là nữ
giới 59% và nam giới 52.4%. Chia sẻ về lý do áp lực, phần lớn phụ nữ đã kết hôn
cho biết họ phải gồng mình với gánh nặng nấu nướng và việc nhà, bên cạnh việc
chuẩn bị quà cáp và quản lý các khoản chi tiêu phát sinh trong dịp lễ. Ngoài ra, còn
phải kể đến những cuộc gặp gỡ không mấy thoải mái và có phần áp lực với gia
đình nhà chồng. Mặt khác, nam giới đã kết hôn liệt kê mối quan hệ với cha mẹ,
những người họ hàng tò mò hiếu kỳ, việc bị so sánh với các thành viên khác trong
gia đình là 3 trong số những lí do khiến họ cảm thấy căng thẳng nhất. Sự khác biệt
trong câu trả lời của nam nữ phần nào phản ánh vai trò giới trong gia đình Hàn
Quốc, khi phần lớn gánh nặng công việc nhà vẫn đè trên vai phụ nữ cho đến tận hôm nay.
Trong một cuộc khảo sát thực hiện trên 1170 người Hàn vào năm 2018, 57.1%
nữ giới và 43.5% nam giới cho rằng việc phân chia công việc nhà không đồng đều
là biểu hiện của sự phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ phổ biến nhất trong
những dịp lễ tết. Thật vậy, với ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, xã hội Hàn Quốc
thời hiện đại vẫn còn kỳ vọng người phụ nữ phải đảm đương tháo vát công việc
nấu nướng cho ít nhất ba thế hệ trong gia đình, song song với việc chuẩn bị thức
ăn dâng lên bàn thờ thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên, và đương nhiên không thể
không nhắc đến việc dọn dẹp sau những buổi tụ họp, ăn uống linh đình. Theo dữ
liệu thống kê quốc gia Hàn Quốc, cường độ căng thẳng cảm xúc gia tăng trong các d
ịp lễ tết là nguyên nhân d
ẫn đến các vụ ly hôn ở
nước này tăn
g mạnh trước và sau
các ngày lễ lớn đặc biệt là Seollal (Tết Nguyên đán) .
Đối với người trẻ chưa lập gia đình, việc bị họ hàng “giảng đạo” và soi mói về
vấn đề cá nhân khiến họ trở nên bớt hào hứng và ngại góp mặt trong các buổi gặp
gỡ đông người quen.Từng được xem là biểu hiện của sự thân mật, quan tâm giữa
những người trong gia đình với nhau, những câu hỏi về triển vọng sự nghiệp, ý
định kết hôn và một số câu hỏi thiếu tinh tế khác hiện nay b
ị xem là tọc mạch, th
ậm chí là thô l ỗ . Những câu nói kinh điển nhưng gây áp lực lớn mà giới trẻ
thường được nghe mỗi dịp Tết đến Xuân về chẳng hạn như: “ Đã có người yêu
chưa? Khi nào lập gia đình? Tiền lương một tháng bao nhiêu?”,.. Và còn rất nhiều
câu hỏi gây nên căng thẳng, stress cho người trẻ khác. Tuy nhiên, việc trốn tránh 12 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
gặp gỡ gia đình và họ hàng ngày lễ tết cũng có nhiều điều bất cập của nó.
Những cuộc tụ họp dịp lễ tết có thể khiến họ không thấy thoải mái ở phương
diện nào đó, nhưng thật ra, đ
ây lại là c ơ hội hiếm hoi, c hỉ có t ừ 1 đ ến 2 lần tr ong n
ăm để có t hể gặp gỡ và ở
bên c ạnh người thân c ủa mình.
Còn một điều đáng buồn khác đó là Tỷ lệ ly hôn ở Hàn Quốc tăng gấp 2 sau
mỗi dịp Tết( theo số liệu 2017). Nguyên nhân dẫn đến hệ lụy đáng buồn này là
do: những mâu thuẫn, xung đột thường ngày tích tụ giữa các đôi vợ chồng đã
phát nổ như một quả bom nguyên tử vào các dịp Tết. Theo nhận định của bà
Park So Hyun-một chuyên gia thuộc cơ quan tư vấn các vấn đề hôn nhân và gia
đình của Hàn Quốc: “Gánh nặng của việc nhà, những trận cãi cọ bắt đầu từ
những bổn phận đối với hai bên gia đình là nguyên nhân làm bùng phát những
mâu thuẫn vốn đã tích tụ hàng ngày”. Một cuộc khảo sát của Cổng thông tin
việc làm Hàn Quốc về nguyên nhân dẫn đến các cuộc ly hôn trong dịp lễ tết đã
chỉ ra 3 nguyên nhân chủ yếu như sau: đầu tiên là những va chạm, xung đột với
bố mẹ chồng/ bố mẹ vợ với 21,8%, tiếp theo chiếm 16,9% là việc phân biệt đối
xử giữa hai bên gia đình, cuối cùng là lịch trình ghé thăm gia đình hai bên là
15,8%.Theo khảo sát được thực hiện bởi trang web tìm việc Incruit, có đến hơn
60% phụ nữ nội trợ Hàn Quốc bị stress mỗi khi ghé nhà chồng. 31,7% trong số
đó gặp căng thẳng với việc liên tục phải dọn dẹp và nấu nướng không ngơi nghỉ
trong những ngày lễ tết. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Dịch vụ Đánh giá
Bảo hiểm Y tế đã chỉ ra rằng khoảng 20% phụ nữ trong độ tuổi U30 đến U50 bị
nhiễm trùng bàng quang trong các dịp lễ tết.Cơ quan y tế cho rằng phụ nữ dễ
mắc căn bệnh này là do hệ miễn dịch suy giảm mỗi khi họ phải đối mặt với áp
lực tinh thần và thời gian làm việc kéo dài trong các kì nghỉ lễ như Tết đối với
phụ nữ Hàn dường như là những ngày làm việc tăng ca không lương nhưng
không dám than phiền vì bổn phận làm dâu, làm vợ và định kiến xã hội.
Để gìn giữ nét đẹp truyền thống, em nghĩ rằng nhà nước và người dân Hàn
Quốc nên có những giải pháp để khắc phục những điều bất cập nói trên. Chẳng
hạn như trong gia đình, mọi người cùng nhau giúp đỡ, san sẻ các công việc trước
và trong ngày tết. Mỗi người một việc, không những công việc sẽ nhẹ nhàng và
nhanh chóng mà cũng là cách thể hiện tình cảm , giảm bớt xung đột , căng thẳng 13 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
gia đình. Nhà nước nên đẩy mạnh quảng bá cho người dân và du khách biết
đến,tổ chức các hoạt động truyền thống, khuyến khích người dân tham dự
góp phần bảo tồn văn hóa đất nước,…
IV. Tết Âm lịch của Hàn Quốc và các nước Châu Á có điểm tương
đồng và khác biệt như thế nào?
1. Hàn Quốc- Triều Tiên
Dù cùng nằm trên bán đảo Triều Tiên nhưng Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc và
Triều Tiên có những nét đặc sắc riêng.Năm mới ở Triều Tiên gọi là “Nguyên nhật”.
Tết Nguyên Đán từng không được tổ chức một cách công khai ở Triều Tiên vì lãnh
tụ Kim Il Sung (김일성) khi ấy xem ngày lễ này như một tàn tích của xã hội phong
kiến, người dân Triều Tiên thường đón chào năm mới theo lịch dương. Dịp lễ này
đã bị quên lãng mãi đến năm 1989, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong
Il(김정일) hồi sinh truyền thống ăn tết theo lịch âm. Khác với Hàn Quốc, lễ hội
năm mới được tổ chức hai lần, theo cả lịch dương và lịch âm, theo Korea Times.
Như vậy, so với Hàn Quốc thì người dân Triều Tiên có Tết Nguyên đán muộn hơn
rất nhiều nhưng đây là một trong số ít những dịp lễ chung của hai miền Nam, Bắc Hàn.
Ở cả hai miền, các gia đình quây quần, cùng thưởng thức các món ăn truyền
thống và dành thời gian chơi các trò chơi dân gian như Yutnori (윷놀이) hay chơi
nhảy dây. Điểm khác biệt trong ẩm thực ngày Tết có thể thấy rõ là người Hàn Quốc
thích ăn canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích
ăn bánh songpyeon(송편) một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện
quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay
vần của họ. Dịp năm mới ở Triều Tiên, người ta thường mang một chai rượu nửa
lít đến thăm nhà họ hàng, bạn bè, ở mỗi nhà, họ uống một chén.Hành động này
mang ý nghĩa chúc chủ nhà một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc. Chính vì vậy,
hình ảnh những người đàn ông với khuôn mặt đỏ hồng vì rượu đi từ nhà này sang
nhà rất thường thấy ở Triều Tiên trong dịp năm mới. Nhưng ở Hàn Quốc, họ lại có
đa dạng các món quà với ý nghĩa khác nhau tuỳ vào tình hình kinh tế. Trong ngày 14 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
Tết, người Triều Tiên không di chuyển ồ ạt về quê như ở Hàn Quốc hay các nước
Châu Á khác do hạn chế về việc tự do đi lại trong nước. Cả người Hàn Quốc và
Triều Tiên đều lập bàn charye (thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên) và sebae
(nghi thức cúi lạy, thể hiện sự kính trọng của người trẻ đối với người lớn
tuổi trong gia đình) và chúc nhau may mắn trong năm mới.
Tuy nhiên, dường như có một phong
tục mới xuất hiện ở Triều Tiên. Đó là
trước khi thực hiện phong tục sebae,
người Triều Tiên thường đặt hoavà thể
hiện lòng tôn kính đối với cố Chủ tịch
Kim II-sung (Kim Nhật Thành) và cố
lãnh đạo Kim Jong-il. Ngày tết ở Triều
Tiên Người dân Triều Tiên cũng du xuân như những nơi khác , vì không có quá
nhiều sự lựa chọn khi du xuân, do đó bất kể thanh thiếu niên hay học sinh, những
cô gái ăn mặc tươm tất đều sẽ ghé qua tượng cố chủ tịch để chụp ảnh. Nhưng điều
đáng chú ý là bạn sẽ không thấy những nam nữ đi cùng nhau. Luật lệ và định kiến
ở Triều Tiên khiến nam nữ không dám đi chung hay hẹn hò nơi công cộng,
những người yêu nhau hay những cặp vợ chồng còn không dám nắm tay nhau
khi ở nơi đông người.ở Triều Tiên vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt, không
được có một cái Tết tự do, đầy đủ, sung túc và đoàn tụ như ở Hàn Quốc.
2. Hàn Quốc- Trung Quốc
Mặc dù sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đến Hàn Quốc là rất lớn, tuy nhiên
ngày Tết của hai đất nước này có những đặc trưng riêng không thể nhầm lần được.
Tết Nguyên Đán của Trung Quốc được gọi là Xuân Tiết còn ở Hàn Quốc gọi là
Seollal. Đây là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo
dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Tết đánh dấu sự kết
thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Tết được tính từ ngày đầu
tiên của tháng âm lịch đầu tiên- ngày Chính (Chánh Nguyệt-正月-Zhēng Yuè) và
kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu). Ngày
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc kéo dài hơn Hàn Quốc rất nhiều .Trong khi đêm 15 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
giao thừa Hàn Quốc gọi là “seoddal geumeum(섣달 그믐)” thì ở Trung Quốc
được gọi là đêm “Trừ Tịch”.
Vào dịp năm mới, người dân Trung
Quốc thường trang trí nhà cửa bằng cách
treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán
giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có
một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
Cúng tổ tiên là việc hệ trọng trong ngày
Tết vì thế nên cả Hàn Quốc và
Trung Quốc đều có phong tục tưởng nhớ về tổ tiên nhưng cách thức và món ăn
dâng cúng là khác nhau. Người Trung Quốc cúng tổ tiên thường dâng “tam sinh”:
thịt gà, thịt lợn và cá. Hai món đầu nhất thiết phải có và luộc chín, ngoài ra còn
bánh tét, đậu hũ, hoa quả… Mỗi loại thực phẩm đều dán giấy đỏ, sau khi thắp
nến, đốt nhang, phải quỳ lạy, cầu khấn. Ở nhiều vùng, người dân ăn tết với nhiều
tập tục truyền thống khác nhau, nhưng tối 30 tết cả gia đình quây quần cùng ăn
bữa đoàn tục. Người dân Trung Quốc có nhiều món ăn truyền thống ngày Tết, ví
dụ như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Ăn bánh hoành thánh trong
năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”… Các
món bánh truyền thống đều mang những ý nghĩa khác nhau với hy vọng gia đình
sẽ mừng đón được nhiều điềm lành trong năm tới. Ở một số khu vực, dân địa
phương còn có một phong tục ngộ nghĩnh khi gói sủi cảo. Họ lấy một vài đồng
tiền xu rửa sạch rồi gói vào trong nhân bánh. Người nào ăn trúng những cái
bánh có đồng tiền xu thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới. Phong
tục ăn trúng bánh có đồng tiền xu trên còn được gọi là “nhai tài lộc”.
3. Hàn Quốc- Nhật Bản
Hàn Quốc đã từng có một khoảng thời gian bị Nhật cai trị. Năm 1910, Đại Hàn Đế
Quốc chính thức đặt dưới sự thống trị của thực dân Nhật Bản. Trong quá trình thiết
lập chế độ thực dân trên bán đảo Hàn Quốc, Nhật Bản cũng nung nấu dã tâm “đồng
hoá” từ tư tưởng, lối sống cho đến văn hoá. Lịch sử Nhật Bản cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20 là lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt và mục tiêu của Nhật Bản là
đuổi kịp phương Tây và đứng trong hàng ngũ các cường quốc trên thế giới. Do đó, 16 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
việc thay đổi Âm lịch sang Dương lịch và thời gian đón Tết được xem là một
trong những nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó. Sau khi hoàn thành việc xâm lược
Hàn Quốc, Nhật Bản cũng yêu cầu Hàn Quốc phải xoá bỏ lịch âm, bỏ Tết ta, chỉ
đón Tết tây như người châu Âu. Người Nhật đã có rất nhiều chính sánh tồi tệ để
ngăn chặn việc người Hàn ăn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, người dân trên báo
đảo Triều Tiên khi đó vẫn lén lút đón Tết như một cách để bảo vệ truyền thống
dân tộc. Buổi sáng ngày đầu năm mới Tết Nguyên Đán, nhà nào nghèo cũng cố
nấu cho được bát canh bánh gạo (떡국). Sau khi giành được độc lập từ Nhật Bản,
người Hàn Quốc bắt đầu khôi phục lại lịch âm và đấu tranh để có lại ngày Tết cổ
truyền của mình. Với tinh thần tuyệt vời đó, trong khi ngày nay đất nước “ mặt
trời mọc” đã bỏ Tết Âm lịch và chỉ đón Tết dương lịch với nhiều lí do, thì đất
nước Hàn Quốc vẫn giữ được ngày Tết truyền thống này.
4. Hàn Quốc- Mông Cổ
Tết của người Mông Cổ, gọi là Tsagaan Sar hay Trăng Trắng, được tính theo lịch
âm. Trong văn hóa của người dân vùng thảo nguyên, đây là dịp quan trọng nhất trong
năm và là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của mùa đông.Khác với người Hàn Quốc,
trước Tết nhiều tuần, các gia đình Mông Cổ bắt đầu sửa soạn. Thứ đầu tiên họ chuẩn
bị thường là quần áo mới và ngựa.Vì ăn Tết rất thịnh soạn, những người phụ nữ trong
gia đình sẽ làm lượng lớn đồ ăn truyền thống và giữ lạnh. Đặc biệt, họ chuẩn bị hàng
trăm chiếc bánh buuz, loại bánh nhân thịt cừu truyền thống không thể thiếu trong dịp
năm mới của Mông Cổ. Ngoài ăn uống, họ có thể cùng chơi bài. Người thắng sẽ gặp
may mắn trong năm mới. Đặc biệt, họ sẽ giải quyết tất cả vấn đề và nợ nần vào ngày
cuối cùng trong năm. Trong những ngày Tết, các gia đình sẽ thắp nến trên bàn thờ.
Khi gặp gỡ, mọi người chào nhau bằng những câu hỏi han đặc trưng. Trong những
ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng hay tặng nhau những đồ vật có màu trắng
bởi vì người Mông Cổ coi màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự cát
tường, may mắn. Ngoài ra các nhà
Mông Cổ còn đặt ba viên đá lạnh bên ngoài cửa nhà để thần ngựa Palden
Lhamo có thể uống khi tới thăm gieo may mắn đầu năm.
Thông thường, người Mông cổ sẽ quây quần tại nơi ở của người cao tuổi nhất
trong nhà. Khi chào hỏi những người lớn tuổi, họ sẽ thực hiện lời chúc zolgokh. 17 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
Người cao tuổi sẽ nhận lời chúc từ mọi người ngoại trừ người phối ngẫu (vợ
hoặc chồng). Trong nghi lễ, các thành viên trong gia đình sẽ giữ những
mảnh lụa dài, thường là màu lam, gọi là khadag. Sau nghi lễ, đại gia đình
cùng nhau thưởng thức bữa ăn đầu năm với các món cổ truyền làm
từ bơ, sữa và thịt cừu. Thứ không thể thiếu
trên bàn ăn là "kim tự tháp" bánh buuz,
tượng trưng cho Tu Di Sơn (núi Sumeru).
Nghi thức uống rượu tại đây hết sức cầu kì,
đặc biệt trong những ngày tết còn diễn
ra hết sức phức tạp. Vào ngày mùng 1, khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải
làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà.Vào
thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người Mông Cổ duy trì tập tục
uống trà. Chén bát sẽ được rửa sạch bằng sữa ngựa. Có thể thấy do lối sống du
mục nên gia súc gắn liền với người Mông Cổ trong rất nhiều mặt của cuộc sống.Về
trang phục, nếu như ngày thường, người Mông Cổ, đặc biệt tại các thành phố lớn,
thường mặc đồ Tây. Tuy nhiên, vào dịp Tết, họ chuộng mặc trang phục dân
tộc.Trang phục dân tộc ngày Tết của người Mông Cổ đa dạng và nhiều màu sắc.
5. Hàn Quốc- Việt Nam
Tết Việt Nam và Tết Hàn Quốc sẽ có những điểm chung và những điểm riêng
biệt, đặc trưng của từng nước. Đó cũng là phong tục truyền thống lâu đời của từng
quốc gia. Ở Việt Nam Tết Âm lịch được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm. Khác
với Hàn Quốc, ở Việt Nam ngày Tết âm lịch gọi ngắn gọn là “Tết”, chữ “Tết” có
nguồn gốc từ chữ Hán “tiết” có nghĩa là đốt tre. Điều này được lý giải do khí hậu
mỗi mùa có sự khác nhau qua từng thời kỳ giống như các đốt tre nối với nhau, vì
thế “Tết” mang nghĩa gắn kết. Tết Việt Nam không chỉ là sự kết nối giữa các thành
viên trong gia đình,giữa dòng họ với tổ tiên mà nó còn là sự giao lưu về tâm linh
với các vị thần tồn tại ngay trong gia đình như Thần lửa,Thần bếp, Thổ địa,…
Chính vì thế trong suốt kỳ nghỉ Tết, mọi người đều cố gắng không tức giận, phẫn
nộ, luôn giữ trong mình sự điềm tĩnh và thận trọng. Bởi lẽ họ tin rằng trong ngày
đầu của năm mới, mọi thứ sẽ quyết định tới tiền tài, phúc họa trong một năm. 18 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
Có thể nói đối với cả người Hàn và người Việt thì Tết là ngày lễ vô cùng đặc
biệt. Trong những ngày cuối năm tất cả mọi người đều tất bật chuẩn bị mọi thứ
để đón năm mới được đủ đầy. Tuy nhiên thời gian đón Tết và không khí chuẩn
bị Tết của người Việt Nam ta dài hơn( Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ trong khi
nước ta thường kéo dài 15 ngày), sôi động, náo nhiệt hơn người Hàn, phong tục
cũng nhiều hơn. Cả hai nước, Tết Nguyên Đán đều diễn ra vào ngày 1 tháng 1
âm lịch hằng năm, đều thể truyền thống đạo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào đêm giao thừa, gia đình sẽ quây quần cùng nhau thức đến sáng để chào
đón năm mới. Ngày đầu tiên của năm mới, gia đình cùng nhau làm cơm dâng
cúng tổ tiên để thể hiện lòng kính trọng cũng như xin sự phù hộ từ tổ tiên.
Ở Hàn, nghi lễ ngày 23 tháng chạp dường như đã biến mất, nhưng Tết âm lịch
ở Việt Nam sẽ được bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp với nghi lễ dâng cúng Thần bếp
hay còn có tên gọi khác là Ông Công, Ông Táo. Đây là văn hóa nông nghiệp đòi hỏi
người dân Việt Nam phải sống cố định một chỗ để trồng trọt và chăn nuôi. Từ xa
xưa trong quan niệm của ông cha ta ngôi nhà rất quan trọng (trong tục ngữ có câu
“an cư mới lạc nghiệp”) mà trong một ngôi nhà thì bếp là nơi quan trọng nhất bởi
từ bếp mà nấu ra những món ăn ngon nuôi sống cả gia đình. Chính vì vậy vị thần
cai quản bếp là Táo Quân được coi trọng và vô cùng kính cẩn.
Ở Việt Nam thường vào ngày cuối cùng trước khi sang năm mới sẽ có một
phong tục thể hiện truyền thống đạo hiếu của nước ta đó là đi tảo mộ. Ngày tất
niên người ta sẽ chọn một cây tre tươi có ngọn và lá, cao dài để dựng trước sân
gọi là cây nêu. Trên mỗi ngọn cây nêu này đều có treo những chiếc chuông nhỏ
xinh và khánh làm từ đất nung, khi có gió sẽ phát ra âm thanh để xua đuổi ma
quỷ. Ngoài ra người Việt Nam còn sử dụng vôi trắng vẽ thành các hình cung
tên đang giương cung bắn trên tường để ngăn chặn ma quỷ vào nhà. Ngoài ra, ở
một số địa phương còn đốt củi trước sân nhà để xua đuổi ma quỉ. Đây đều là
những tín ngưỡng thể hiện nét truyền thống theo đạo Phật của dân tộc ta.
Trong đêm giao thừa cũng là đêm cuối cùng của tháng Chạp, mọi người trong
gia đình sẽ không ngủ mà cùng thức để làm lễ trừ tịch. Lễ trừ tịch là lễ cúng hai vị
Hành khiển sẽ diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Hai vị
một người cai quản năm cũ, một người cai quản năm mới sẽ bàn giao lại công việc 19 lOMoARcPSD|47207367
Nguyễn Thị Kim Anh 4501756003 Văn hóa Hàn Quốc
trần gian cho nhau. Ý nghĩa của nghi lễ này là: “tống cựu nghênh tân” có
nghĩa là bỏ hết những điều xấu xa và cũ kỹ của năm cũ để đón chào những
điều mới mẻ và tốt đẹp nhất của năm mới về nhà.
Bàn thờ tổ tiên lúc này đã được bày kín bánh chưng bánh dày, mứt kẹo Tết,
mâm ngũ quả dâng cúng. Sau khi tiến hành xong lễ cúng trừ tịch, mọi người
trong gia đình sẽ chọn giờ lành và hướng tốt để xuất hành. Việc xuất hành
trong đêm giao thừa sẽ nhằm hai mục đích đó là đi lễ chùa và về xông đất nhà
mình, phải chọn người hợp tuổi với năm mới để mang lại may mắn cho cả nhà.
Khi tới chùa mọi người sẽ dâng hương cầu nguyện phù hộ cho gia đình có một
năm mới an khang thịnh vượng, hạnh phúc và thành công. Sau khi viếng chùa
xong thông thường người ta sẽ bẻ một cành cây mang về nhà gọi là hái lộc.
Trong ngày Tết, bánh chưng và
bánh dày là 2 món ăn đặc biệt không
thể thiếu, nó thể hiện cho triết lý âm
dương trong quan niệm của người Việt
Nam, bánh chưng hình vuông có màu
xanh thể hiện cho mẹ đất, bánh dày
hình tròn, màu trắng tượng trưng
cho cha trời. Hai món ăn độc đáo này chỉ có duy nhất ở Việt Nam với thành
phần chính là gạo, cũng là tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước của nước
ta, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của ông cha.Ngoài ra người Việt
trưng cây“Đào-Mai- Quất” vào ngảy tết.
Một phong tục khá tương đồng với Hàn Quốc đó là vào ngày này đó là trẻ
em sẽ gửi đến người lớn, ông bà, cô chú, cha mẹ,… những lời chúc tốt đẹp, còn
người lớn sẽ đáp lại bằng những lời chúc ý nghĩa và kèm theo đó là những
phong bao lì xì đo đỏ được gọi là lì xì. Nhưng khác với Hàn Quốc, ở Việt Nam
không chỉ có người lớn mời tặng bao lì xì cho trẻ em, mà con cháu cũng có thể
tặng bao lì xì cho ông bà nhưng phong tục này được gọi là mừng tuổi. Ngày Tết,
người Việt Nam thường đi thăm hỏi bạn bè, người thân, thầy cô, tham gia các
lễ hội, đi du xuân, ngắm chợ hoa, hay quây quần bên gia đình chơi các trò chơi
như lô tô, bài,... và cũng còn có rất nhiều hoạt động khác. 20