Tiểu luận thao khảo Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Bằng ví dụ cụ thể hãy phân tích những nội dung cơ bản của cặp phạm trùcái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này đốivới hoạt động và nghề nghiệp sau này của bản thân anh/chị? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIỂU LUẬN Triết học Mác – Lênin
Đề bài: Bằng ví dụ cụ thể hãy phân tích những nội dung cơ bản của cặp phạm trù
cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này đối
với hoạt động và nghề nghiệp sau này của bản thân anh/chị?
Triết học Mác - Lênin ra đời đã tạo nên sự biến đổi to lớn, có ý nghĩa cách mạng
trong lịch sử phát triển Triết học của nhân loại. Và trong sự nghiệp đổi mới đất
nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay với mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” con người và nguồn nhân lực được coi
là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
của đất nước. Chúng ta phải khẳng định rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi quá trình học tập, tiếp
thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, chọn lựa cho phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của nước nhà. Trong đó triết học Mác- Lênin, đặc biệt là cặp
phạm trù triết học cái chung và cái riêng có vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức.
I. Các nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái chung và cái riêng 1. Các khái niệm
Để hiểu sâu sắc về cặp phạm trù cái chung và cái riêng trước hết ta cần hiểu được
những khái niệm cơ bản về phạm trù và phạm trù triết học.
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Thế phạm trù triết học là gì?
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện
thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Cái chung và cái riêng là một trong sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
trong triết học Mác – Lênin. Vậy cái chung, cái riêng là gì?
Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan
hệ lặp lại, phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình.
Ví dụ: Tình hình chung của thế giới hiện nay là nhiều nước đang phải đối mặt với
sự khó khăn do dịch bệnh gây ra…
Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình cụ thể, riêng lẻ nhất định.
Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng; một nguyên tố, một chế độ xã hội, một thái
dương hệ cũng chính là cái riêng…
Ngoài ra ta cũng cần phân biệt cái riêng với cái đơn nhất.
Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ
tồn tại ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào khác.
Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao 8850 mét là cái đơn nhất vì không có ngọn núi nào đạt
đến độ cao này; dấu vân tay, cấu tạo gen của mỗi người cũng là cái đơn nhất…
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình. Nghĩa là không có cái chung nào tồn tại thuần túy tách rời với cái riêng,
cái chung được gọi là cái chung vì nó được khái quát từ nhiều cái riêng
Ví dụ: Dựa vào khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể
rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay
-Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng
nào tồn tại độc lập mà không liên hệ với cái chung.
Ví dụ: Không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không
tuân theo các quy tắc chung của nền kinh tế thị trường
-Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Vì cái chung được lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật, còn cái
riêng là bao gồm cả cái chung và cái đơn nhất.
Ví dụ: Nông dân Việt Nam có cái chung với nông dân trên thế giới là tư hữu nhỏ,
sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… Còn cái riêng là việc chịu ảnh hưởng của
nền sản xuất khác nhau, cách canh tác, phong tục tập quán, lối sống, điều kiện kinh
tế-xã hội khác nhau của mỗi nước
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất
và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau. Vì vậy, tuỳ vào từng mục đích có thể tạo
ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ: Một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng
sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các
tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, khi đó cái đơn
nhất đã trở thành cái chung