Tiểu luận: Thực trạng mô hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng mô hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam Tiểu luận môn Nguyên lý kiểm toán của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kiểm toán
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYÊN LÍ KIỂM TOÁN
CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Hải
Nhóm thực hiện: Nhóm 02 Lớp: K65KEA
HÀ NỘI -2022 MỤC LỤC
I, Lời giới thiệu ................................................................................................................... 3
II, Tổng quan về kiểm toán độc lập .................................................................................. 4
1. Khái niệm về kiểm toán độc lập ................................................................................. 4
1.1. Khái niệm về kiểm toán ........................................................................................ 4
1.2. Khái niệm về kiểm toán độc lập ........................................................................... 4
2. Sự ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập .......................................................... 4
2.1. Kiểm toán độc lập trên thế giới ............................................................................ 4
2.2. Kiểm toán độc lập Việt Nam ................................................................................ 5
3. Vai trò và trách nhiệm của kiểm toán độc lập .......................................................... 6
3.1. Vai trò của kiểm toán độc lập ............................................................................... 7
3.2. Trách nhiệm của kiểm toán độc lập ..................................................................... 8
3.3. Các loại hình kiểm Doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam ................ 9
III, Thực trạng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam và một số giải pháp ... 10
1. Thực trạng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam ..................................... 10
1.1. Khung pháp lý ..................................................................................................... 10
1.2. Về phía các tổ chức kiểm toán độc lập trong nước .......................................... 12
2. Phân tích số liệu mô hình kiểm toán độc lập ........................................................... 13
2.1 Số lượng doanh nghiệp kiểm toán ..................................................................... 13
2.2 Xếp hạng công ty theo doanh thu ...................................................................... 15
2.3 Xếp hạng công ty theo nhân viên ....................................................................... 19
2.4 Xếp hạng công ty theo lượng khách hàng ......................................................... 20
3. Những giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của kiểm toán độc lập
ở Việt Nam ..................................................................................................................... 21
3.1. Những giải pháp đổi mới hoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam....... 21
3.2. Những giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kế toán viên ............ 22
IV, Kết luận ....................................................................................................................... 24
I, Lời giới thiệu
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác,
kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được nhu cầu này đòi hỏi phải có một bên thứ ba
độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp
thông tin tin cậy cho các đối tượng quan tâm. Vì vậy, nó đã hình thành nên loại
hình Kiểm toán độc lập. Tuy nhiên các Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thực sự và
tiếp cận và làm quen các khái niệm Kiểm toán, dịch vụ Kiểm toán, công ty Kiểm
toán độc lập trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trước đây, do không nhận
thức được tầm quan trọng của Kiểm toán nên nền kinh tế nước ta hoạt động hầu
như không có hệ thống Kiểm toán, việc này đã khiến cho không ít tài sản của Nhà
nước bị thâm hụt, nhiều Công ty kinh doanh lâm vào tình trạng lãi giả. Nhưng
những năm gần đây, cơ chế thị trường đã đòi hỏi phải có hệ thống Kiểm toán, đặc
biệt phải có sự ra đời của Kiểm toán độc lập để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin
trung thực, hợp lí, nhu cầu cần có một dịch vụ tư vấn về quản lý, kế toán, tài chính,
thuế, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, hạn chế thất thoát ,…Chính vì vậy,
Kiểm toán độc lập cần được hình thành và việc nghiên cứu thực trạng mô hình
kiểm toán độc lập ở Việt Nam để mở ra phương hướng phát triển của nó là vô cùng
quan trọng và cấp thiết.
Với tầm quan trọng của hoạt động Kiểm toán nói chung và Kiểm toán độc lập
nói riêng, em đã chọn đề tài: “Thực trạng mô hình Kiểm toán độc lập ở Việt
Nam” làm chủ đề cho môn học chuyên ngành. Trong nội dung chủ đề này, chúng
em xin nêu nên những vấn đề cơ bản về thực trạng của Kiểm toán độc lập, những
thành tựu, khó khăn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động
kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Chủ đề gồm hai phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về Kiểm toán độc lập
Phần II: Thực trạng hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam và một số giải pháp.
II, Tổng quan về kiểm toán độc lập
1. Khái niệm về kiểm toán độc lập
1.1. Khái niệm về kiểm toán:
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về thông tin nhằm
xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết
lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.
1.2. Khái niệm về kiểm toán độc lập
Kiểm toán Việt Nam đặc biệt là kiểm toán viên độc lập xuất hiện và phát triển
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày càng có vai trò và đóng góp
đáng kể đối với nền kinh tế nước ta.
Kiểm toán độc lập là bộ máy tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp,
chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan như tư
vấn kế toán, thuế, tài chính, tuyển dụng và đào tạo.
Kiểm toán viện độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán
và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm
toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.
(Theo ND 105 về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế)
2. Sự ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập
2.1. Kiểm toán độc lập trên thế giới
Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thức III trước công nguyên gắn liền với
nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ
sơ khai, biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài
liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.
Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho
sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng. Sự tách rời
giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng xa, đã
đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới.
Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm
toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến
tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt
động bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực
trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài
chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm
tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống. Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán
buộc phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách
độc lập đã được đặt ra.
2.2. Kiểm toán độc lập Việt Nam
Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỉ XV. Còn kiểm toán độc lập đã
xuất hiện trên 100 năm. Kiểm toán độc lập của Việt Nam ra đời từ năm 1991, sau 5
năm Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1986) kiểm toán độc lập đã phát triển hơn 30 năm.
Tính đến ngày 1/12/2021 có 210 doanh nghiệp kiểm toán trên cả nước, 03
công ty 100% vốn nước ngoài; 08 công ty có vốn đầu tư nước ngoài; 199 công ty
100% vốn trong nước. Trong 210 doanh nghiệp kiểm toán có 23 doanh nghiệp
kiểm toán là thành viên các hãng kiểm toán quốc tế, 13 doanh nghiệp kiểm toán là
thành viên hiệp hội và 01 doanh nghiệp kiểm toán là hãng đại diện liên lạc.
Theo số liệu báo cáo của 198 công ty được tổng hợp (không bao gồm một số
công ty mới thành lập cuối năm 2020 và đầu năm 2021), số lượng nhân viên các
công ty là 13.732 người. Số lượng kiểm toán viên được cấp Giấy chứng nhận là
2.311 người. Tổng số vốn điều lệ toàn ngành năm 2020 là 1.545.965 triệu đồng,
tăng 4,43% so với năm 2019 (1.480.376,5 triệu đồng).
Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có số lượng kiểm toán viên lớn, kiểm toán viên
có bề dày kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được
nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng đều qua
các năm và luôn giữ vững vị trí tốp dẫn đầu trong ngành.
Về phía khách hàng, đơn vị được kiểm toán đã có chuyển biến rõ rệt, các đơn
vị này đã thực hiện nghiêm túc hơn các nghĩa vụ trong quá trình cung cấp tài liệu,
giải trình, phối kết hợp với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong quá
trình kiểm toán để góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các
doanh nghiệp kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính,
góp phần thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp,
ngăn ngừa lãng phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế
Hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng khẳng định được vị trí trong nền kinh
tế thị trường, được các doanh nghiệp, tổ chức và xã hội thừa nhận và đã góp phần
quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường vốn.
3. Vai trò và trách nhiệm của kiểm toán độc lập
3.1. Vai trò của kiểm toán độc lập
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay kiểm toán độc lập Việt Nam
đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đóng vai trò tích
cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành
nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của
doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các
chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Nhìn chung, kiểm toán độc lập
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
a. Tạo niềm tin cho những người quan tâm
Các cơ quan nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Nhà nước căn cứ vào BCTC đã được kiểm toán để xem xét các doanh nghiệp sử
dụng ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại
hiệu quả, có phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay
không? Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước như thế nào? Tuy nhiên nếu thực hiện
kiểm toán thì mọi sai phạm sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.
Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp: với bản
bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận, các cổ đông có thể
yên tâm về lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp.
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn: Để có thể ra
được các quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay, họ buộc phải nắm
chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập
sẽ giúp ngân hàng nhận diện và xác thực những vấn đề này.
Đối với người lao động: trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa
chọn nơi làm việc ổn định và mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một
doanh nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ thu hút hơn với người
lao động có chuyên môn trình độ và năng lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa
phương hoá đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một
BCTC được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại, kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư.
Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác: Các đối tượng này
cũng cần thông tin trung thực để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn quản
lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành và những thông tin này chỉ có
được thông qua kiểm toán.
b. Hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán
Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối quan
hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi. Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa kịp thời, dẫn tới
tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Thực tế này cho thấy,
chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể đưa hoạt động tài chính, kế toán đi vào nề nếp.
c. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Kiểm toán độc lập có chức năng xác minh và tư vấn. Những nhận xét của
kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót
để xử lý kịp thời, hay ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Tóm lại, kiểm toán độc
lập là công cụ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro và phát hiện thế mạnh
những tiềm năng tài chính nội tại có trong doanh nghiệp.
3.2. Trách nhiệm của kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý về
các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính, phát hiện hết được những gian lận
(nếu có) của Doanh nghiệp.
Kiểm toán độc lập ngăn ngừa các sai sót cố ý hay gian lận hoặc các hành vi
không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, không thể đảm bảo rằng ban giám đốc
doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng của mình và phù hợp với lợi ích của các cổ
đông, nhưng trong quá trình kiểm toán, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán
thông thường, nếu phát hiện bất cứ sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong hệ thống quản
lý, thì đồng thời với báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến, nhận
xét, đánh giá và các gợi ý hoàn thiện về từng nội dung cần sửa đổi thông qua thư
quản lý. Thư quản lý được gửi cho Ban giám đốc công ty.
Phải có sự kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, tăng cường các hoạt
động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, có những biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát
việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.
3.3: Các loại hình DN kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Điều 20 của Luật Kiểm toán độc lập quy định các loại doanh nghiệp kiểm toán và
chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Theo thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ tài chính khoản 1 phần
1 thông tư quy định các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cung cấp dịch vụ kiểm
toán và các dịch vụ khác có liên quan
Công ty hợp danh kiểm toán là công ty hợp danh cung cấp dịch vụ kiểm toán
và các dịch vụ khác có liên quan
Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán là doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ
kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan
III, Thực trạng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam và một số giải pháp
1. Thực trạng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam
1.1. Khung pháp lý
a) Về mặt pháp lý
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có quy chế về Kiểm toán độc lập nó vẫn chưa
xây dựng xong các chuẩn mực kế toán- kiểm toán tiến gần đến chuẩn mực quốc tế
vì thế nhiều công ty kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kế toán và
kiểm toán quốc tế dù rằng biết rõ có nhiều điểm không phù hợp với khung cảnh
nền kinh tế Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Từ đó dẫn đến những hệ quả
khác nhau chẳng hạn như:
Việc đánh giá chất lượng của một báo cáo kiểm toán còn thiếu căn cứ chung
để làm thước đo. Hoạt động kiểm toán chưa được chuẩn hoá
Khi có tranh chấp nổ ra, chúng ta cũng chưa có đến cơ sở giải quyết các vấn đề
thuộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên
Cũng chính vì thiếu một hệ thống chuẩn mực này cho nên quan điểm của các kiểm
toán viên so với quan điểm của cơ quan thuế vụ vẫn còn nhiều khoảng cách. Điều
này khiến cho nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ngạc nhiên vì sao các báo
cáo kết quả kiểm toán ít được cơ quan thuế thừa nhận dẫn đến sự nghi ngờ về chất
lượng kiểm toán Activate Windows.
b) Tư cách pháp lý của các công ty kiểm toán độc lập
Có nhiều công ty kiểm toán độc lập Việt nam thuộc loại hình doanh nghiệp, có
cơ quan chủ quản là bộ tài chính đã khiến cho rất nhiều người băn khoăn, nghi ngờ
về tính độc lập của những công ty này
Đến nay, hầu hết các công ty kiểm toán độc lập ở Việt nam đều thuộc loại công
ty trách nhiệm hữu hạn. Kể cả các công ty kiểm toán độc lập ở nước ngoài đang
thuộc loại công ty hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn nhưng khi vào Việt nam,
theo luật đầu tư nước ngoài lại được thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn. Điều này nếu cứ tiếp tục sẽ khiến cho những người sử dụng
báo cáo kết quả kiểm toán nghi ngờ về khả năng bồi thường của công ty khi có sự cố xảy ra.
c) Những mặt còn hạn chế
Việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt nam
đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nói riêng trong lĩnh vực kế
toán- kiểm toán còn có nhiều bất cập này sinh
Quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ kế
toán hiện hành của Việt nam, nếu có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán khác phải
được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản. Như vậy khó cho các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài và các đơn vị hợp tác kinh doanh vì nếu áp dụng chế độ kế
toán Việt nam sẽ gặp bất cập so với chế độ kế toán tại nước ngoài yêu cầu tính đặc
thù ở các tài khoản các báo cáo định kì, chứng từ gốc trong khi pháp lệnh kế toán
thống kê đang có hiệu lực không cho phép tồn tại hai hệ thống kế toán khó đánh
giá hiệu quả kinh doanh. Từ đó, đặt ra vấn đề là mức độ áp dụng pháp lí của các
báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Hiện nay các tiêu chuẩn của kiểm toán đang thu hút được nhiều nhà quản lí .Ở
Việt nam bên cạnh những công ty kiểm toán độc lập trong nước bộ tài chính đã cho
phép một số công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động nhưng vì có những bất cập về
kế toán và kiểm toán nên báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp có vốn nước
ngoài và liên doanh được công ty kiểm toán nước ngoài không được bộ tài chính
Việt nam thừa nhận đối phó với tình hình một số doanh nghiệp đã mời hai công ty
kiểm toán một của Việt nam một của nước ngoài hai công ty này kiểm toán và xác
nhận báo cáo tài chính tuy nhiên đó không phải là một giải pháp tối ưu
1.2. Về phía các tổ chức kiểm toán độc lập trong nước
a) Sự hiểu biết
Thiếu hiểu biết về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, thiếu những
chuyên gia có liên quan cho nên các tổ chức kiểm toán chưa mạnh dạn các dịch vụ
tư vấn quản trị là điều mà các nhà quản lí quan tâm. Các nước mà hoạt động kiểm
toán trở thành quen thuộc người ta coi nghề kiểm toán ngang hàng với nghề luật sư và nghề thầy thuốc.
b) Khía cạnh con người
Về số lượng: đội ngũ cán bộ và chức danh kiểm toán viên còn thiếu trầm trọng
so với nhu cầu công việc
Về chất lượng: đội ngũ kiểm toán viên phần lớn chưa được bồi dưỡng cơ bản
và bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức liên quan.Mặc dù đã được
đào tạo chính quy chuyên ngành về kế toán, tài chính và một số chuyên ngành kinh
tế kỹ thuật khác, họ có kinh nghiệm về công tác kế toán, tài chính ...Nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu kiến thức về kiểm toán .Bởi vì kiểm toán là một hoạt
động nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ , phong cách ,
kỹ năng, kỹ xảo thành thục trước khi thực thi nhiệm vụ
Hiện nay tại Việt nam cũng có rất nhiều công ty đã áp dụng hình thức kế toán máy
nên đã giảm một khối lượng lớn công việc ghi chép, giữ số và lập báo cáo như
trước đây. Tuy nhiên đội ngũ kiểm toán viên độc lập cũng chưa được đào tạo để
thích ứng với yêu cầu kiểm toán trong môi trường máy vi tính.
c) Đạo đức nghề nghiệp
Các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên không được tự quảng cáo công khai
về mình dưới bất cứ hình thức nào nhưng không phải vì thế mà kiểm toán viên
không được chủ động tiếp cận khách hàng tìm hiểu nhu cầu và đề xuất các dịch vụ
thiết thực mang lại hiệu quả cao cho khách hàng. Chính điều này cũng đã làm cho
nhiều khách hàng chưa đến với các tổ chức kiểm toán Việt nam.
Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước, công ty tư
nhân, công ty cổ phần, chưa muốn tiết lộ những thông tin thực về hoạt động của
doanh nghiệp mình cho người khác, trừ khi bị bắt buộc hoặc khi doanh nghiệp có sự cố
Vì vậy mà khách hàng của các tổ chức kiểm toán Việt nam hiện nay chủ yếu là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, các tổ chức
viện trợ hoặc tiếp nhận viện trợ (là những tổ chức bị bắt buộc phải kiểm toán), một
số doanh nghiệp khác có sự cố tài.
2. Phân tích số liệu mô hình kiểm toán độc lập
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG KIỂM TOÁN TÍNH ĐẾN NGÀY 20/04/2019
Thông tin về thị trường kiểm toán dưới đây được tổng hợp và phân tích từ Báo cáo
kết quả hoạt động năm 2018 của Bộ Tài chính. Các thông tin về thị trường kiểm toán bao gồm:
2.1 Số lượng doanh nghiệp kiểm toán
Tính đến ngày 20/04/2019, cả nước có 191 công ty kiểm toán, trong đó:
– 02 công ty 100% vốn nước ngoài là PwC, KPMG
– 09 công ty có vốn đầu tư nước ngoài là E&Y, E-Jung, Mazars, HSKV, Immanuel,
S&S, Crowe Việt Nam, BDO, Jung IL.
– 180 công ty còn lại có 100% vốn trong nước.
Địa chỉ đặt trụ sở chính của 191 công ty kiểm toán được trải dài từ các tỉnh thành
phố từ Bắc vào Nam, cụ thể:
Trong 191 công ty kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán thì có 81
công ty có chi nhánh. Tổng số chi nhánh đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán
là 143, phân bổ tại các địa phương như sau:
Đa số các Công ty chỉ có 1-2 chi nhánh, tuy nhiên một số Công ty có quy mô
lớn và thành lập khá nhiều chi nhánh như: Thăng Long TDK (09 chi nhánh),
ASCO (06 chi nhánh), CPA Hà Nội (05 chi nhánh).
2.2 Xếp hạng công ty theo doanh thu
Đứng đầu bảng xếp hạng công ty theo doanh thu như thường lệ vẫn là nhóm
Big 4 với thị phần doanh thu là 50,41% doanh thu toàn ngành (tăng so với thị phần
năm 2017 là 49,78%). Doanh thu tuyệt đối của nhóm Big 4 năm 2018 là 3.923.890
triệu đồng, tăng 21% so với năm 2017 là 3.226.526 triệu đồng.
Trong nhóm Big 4 có sự thay đổi thứ tự khi Deloitte từ vị trí thứ 3 năm ngoái
đã tăng lên vị trị thứ 2 năm nay, đẩy PwC từ vị trí thứ 2 năm ngoái xuống thứ 3
năm nay. E&Y vẫn vững vàng ở vị trí thứ 1 của Bảng xếp hạng trong khi KPMG
vẫn giữ vị trí thứ 4.
Trong nhóm Top 20 có sự hoán đổi thứ hạng giữa A&C và Grant Thornton cho
thứ hạng 6 và 7; RSM và An Việt cho thứ hạng 8 và 9; UHY và Thăng Long TDK
cho thứ hạng 12 và 13. Nhìn chung, danh sách công ty trong nhóm Top 20 không
có sự biến động nhiều ngoại trừ 2 cái tên mới của năm nay là E-Jung (xếp hạng 17) và ASCO (xếp hạng 20).
Đặc biệt, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K là Công
ty kiểm toán có tỷ trọng doanh thu lớn từ Kiểm toán Báo cáo Quyết toán dự án
hoàn thành và đạt thứ hạng 2 trên 10 Công ty kiểm toán có doanh thu Kiểm toán
Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành lớn nhất:
Hiện tại, các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam thường cung cấp các dịch
vụ có tỷ trọng doanh thu tương đối như sau:
(1) Kiểm toán Báo cáo tài chính.
(2) Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
(3) Soát xét Báo cáo tài chính. (4) Dịch vụ kế toán. (5) Tư vấn thuế. (6) Thẩm định giá.
(7) Tư vấn khác (tài chính, quản lý, nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin). (8) Dịch vụ đào tạo. (9) Dịch vụ khác.
Trong đó, các dịch vụ số (1), (2) và (3) ở trên gọi chung là dịch vụ kiểm toán
(audit), các dịch vụ còn lại có thể gọi là phi kiểm toán (non-audit).
Tỷ lệ dịch vụ kiểm toán/phi kiểm toán năm 2018 là 61%/39%, so sánh với năm
2017 là 64%/36%. Như vậy, các công ty kiểm toán cũng đang từng bước chuyển
dịch dần sang dịch vụ phi kiểm toán với mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong các
dịch vụ phi kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn tài chính khác chiếm tỷ trọng
lớn, lần lượt là 16% và 15%. Doanh thu của các dịch vụ này chủ yếu đến từ các Công ty Big 4.
Một số biểu đồ thống kê các công ty kiểm toán có doanh thu lớn từ một số dịch vụ,
đơn vị tính: tỷ đồng
2.3 Xếp hạng công ty theo nhân viên
Tính đến ngày 31/12/2018, số người có chứng chỉ KTV Việt Nam làm việc
trong các công ty kiểm toán là 3.784 người, tăng 8,17% so với năm 2017 (2.083
người), trong đó có 2.160 người Việt Nam và 27 người nước ngoài. Số KTV hành
nghề (đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán) là 2.037 người, chiếm khoảng 40% tổng
số người được cấp chứng chỉ KTV đến nay (5.080 người).
Theo đó, thứ hạng các công ty trong Top 10 không có sự thay đổi, nhóm các
công ty nằm trong Top 11 - 20 có sự thay đổi lớn. Đặc biệt có sự vươn lên mạnh
mẽ về số lượng nhân viên của các công ty từng nằm ngoài Top 20 năm ngoái như
Công ty TNHH Kiểm toán FAC.
Trong đó, thứ hạng xếp hạng theo các lĩnh vực của Công ty TNHH Kiểm toán và
Định giá Thăng Long - T.D.K trong năm 2018 so với năm 2017 không có sự thay
đổi rõ rệt, Công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kiểm toán và tạo ra doanh thu vượt trội
hơn so với năm ngoái, cùng với đó là số lượng nhân viên ổn định qua các năm.
Tỷ trọng người nắm giữ các chứng chỉ nghề nghiệp trên tổng số nhân viên chuyên
nghiệp của các công ty kiểm toán như sau:
2.4 Xếp hạng công ty theo lượng khách hàng
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 của Bộ Tài chính.)
3. Những giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của kiểm toán
độc lập ở Việt Nam
3.1. Những giải pháp đổi mới hoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Một là, cần xây dựng bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn
Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều này, các chuyên
gia có kinh nghiệm từ Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, các hội nghề nghiệp,
ccas công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, các trường đại học... cần có sự phối hợp
chặt chẽ và thường xuyên về mặt chuyên môn nhằm xây dựng nên một chuẩn mực
kế toán, kiểm toán có chất lượng. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam có nhiều
chuyển biến và phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp nhưng các chuẩn mực hỗ trợ
việc ghi nhận cho một số loại hình công cụ tài chính vẫn thiếu vắng. Đây là một
minh chứng cho việc ban hành chuẩn mực kế toán hiện nay ở Việt Nam chưa theo
kịp yêu cầu thực tiễn. Do đó, yêu cầu trước mắt là cần thiết phải ban hành các
chuẩn mực còn thiếu so với nhu cầu thực tế, trong đó tiền đề là việc hợp tác quốc
tế. Các cơ quan Nhà nước cần phải nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc trao đổi kinh
nghiệm, cập nhật kiến thức mới, kết hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức về kế toán,
kiểm toán quốc tế. Đồng thời, cần phải học hỏi và tham khảo, chọn thành tựu của
các nước tiên tiến trong khu vực, để áp dụng phù hợp với môi trường và quy định tại Việt Nam.
Hai là, hệ thống doanh nghiệp cần ủng hộ cũng như thể hiện sự thiện chí trong
thực hiện các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới: Các giải pháp hội nhập quốc tế
và hệ thống kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp Việt Nam được xét theo sự phát
triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, biến động của môi trường
đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp cần ủng hộ tích cực những
chuẩn mực mới. Trước hết, đó là nỗ lực đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân viên kế
toán và tài chính có năng lực; xây dựng hệ thống công nghệ có đảm bảo xử lý và
lưu trữ toàn bộ dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo tuân thủ các chuẩn
mực kế toán áp dụng. Ngoài ra, trên cơ sở hành lang pháp lý sẵn có, chuẩn mực,
chế độ kế toán, kiểm toán hiện hành, các doanh nghiệp phải tự xây dựng chính
sách kế toán, kiểm toán riêng cho mình. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần có kế
hoạch đào tạo, huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán,
kiểm toán và cập nhật chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành... Giải
pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định hiện hành mà còn
giúp việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, khách quan hơn.
Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế
độ kế toán, kiểm toán và chiều thì những sai phạm nhằm duy trì chất lượng của
dịch vụ. Mặt khác, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao vị thế của hệ thống
kế toán, kiểm toán Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2. Những giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kế toán viên
a) Về phía các công ty kiểm toán độc lập
Các công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội
ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn.
Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm
về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các kiểm toán viên.
Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn
nhằm làm căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị.
Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho kiểm toán viên đi kèm với đó là chú
trọng hoàn thiện tốt các thủ tục kiểm toán và phương thức kiểm toán.
Chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên; công tác nghiên cứu thị trường.
Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm toán.
b) Về phía Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần sớm thiết lập môi trường pháp lý hoạt động kiểm
toán trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản
pháp luật quy về kiểm toán trong đó có nhấn mạnh vai trò quyền hạn và trách
nhiệm đối với các kiểm toán viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Thứ hai, xây dựng, quy hoạch và của chiến lược đào tạo bồi dưỡng kiểm toán
viên theo các giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu dài hơn. Xây dựng nội
dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng
theo từng mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán.
Thứ ba, mở rộng tăng cường năng lực và vai trò hoạt động của các tổ chức
nghề nghiệp, tăng cường chất lượng hoạt động của Hội nghề nghiệp kế toán kiểm
toán, Hội đồng Quốc gia về kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các kiểm toán viên hành nghề.
IV, Kết luận
Kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, đặc biệt
trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, một khi thị trường chứng khoán ra đời và
hoạt động thì kiểm toán sẽ có một vai trò hết sức quan trọng không những người có
nhu cầu sử dụng báo cáo tài chisnhcura doanh nghiệp mà cả đối với nâng cao hiểu
quả nhà quản lý kinh tế tài chính của cơ quan chức năng nói riêng và Nhà nước nói
chung. Qúa trình hình thành và phát tiển kiểm toán ở Việt Nam trong một thời gian
tương đối ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phong phú như các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển trên thế giới. Do đó, ngành kiểm toán nước ta phải không
ngừng nghiên cứu, điều chỉnh và vận dụng các kỹ thuật kiểm toán hiện đại.
Kiểm toán độc lập ngày càng khẳng định được vị trí vai trò tích cực của mình
trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và đối với từng Doanh nghiệp nói riêng.
Trong quá trình làm chủ đề này, do khả năng và kiến thức chúng em còn hạn, còn
nhiều thiếu sót. Do vậy chúng em rất mong nhận được được sự đóng góp và sửa
đổi của cô và các bạn để chúng em rút kinh nghiệm cho những lần sau.