Tiểu luận: Thực trạng tham nhũng hiện nay và giải pháp | Pháp luật đại cương
Tiểu luận học phần PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG với đề tài: "Thực trạng tham nhũng hiện nay và giải pháp" của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Preview text:
lOMoAR cPSD|27879799
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP
Nhóm sinh viên thực hiện: 4A
Lớp: GELA220405_22_1_28CLC (Thứ bảy, tiết 4-6)
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Xuân Phát
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 lOMoAR cPSD|27879799 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Phạm Xuân Phát đã giảng dạy tận tình, chi tiết để cho chúng
em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm để làm đề tài tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến
thức trong bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, đóng góp ý kiến, phê bình từ thầy để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con
đường sự nghiệp của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! lOMoAR cPSD|27879799
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2022-2023 Nhóm: 4A
Tên đề tài: Thực trạng tham nhũng hiện nay và giải pháp STT Họ và tên sinh viên MSSV Tỉ lệ % hoàn thành 1 Lê Thị Mỹ Linh 22124073 100 % 2 Nguyễn Hoàng Phúc 22124097 100 % 3 Nguyễn Ngọc Thanh Thảo 22124112 100 % 4 Nguyễn Minh Trí 22124138 100 % 5 Lê Thị Bạch Tuyết 22124141 100 % Ghi chú: - Tỷ lệ % =100%
- Trưởng nhóm: Nguyễn Minh Trí (SĐT: 0362022334) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TP.HCM, ngày tháng năm 2022 Ký tên Ths. Phạm Xuân Phát lOMoAR cPSD|27879799 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1. Lý do lựa chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của tiểu luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
6. Kết cấu của tiểu luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1. Khái niệm tham nhũng . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 3
1.1.1. Khái niệm . . .. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .. . 3
1.1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2. Cấu thành hành vi tham nhũng . . .. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.1. Mặt khách quan . . .. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 6
1.2.2. Mặt chủ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.3. Mặt khách thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.4. Mặt chủ thể . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3. Tác hại của tham nhũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3.1. Tác hại của tham nhũng đối với chính trị . . .. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 8
1.3.2. Tác hại của tham nhũng đối với kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3.3. Tác hại của tham nhũng đối với kinh tế xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY . . . . . . . . . . . . 9
2.1. Thực trạng tham nhũng ở nước ta . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.1.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay . . . . . . . 9
2.1.2. Một số vụ án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2. Giải pháp phòng chống tham nhũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 lOMoAR cPSD|27879799 MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước gắn
liền với quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Tham nhũng được hiểu là một sự lạm dụng
quyền lực công để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Và gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; làm thúc đẩy quá trình phân hoá giàu nghèo; làm
thay đổi cả chính sách, pháp luật, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, làm thay đổi
những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; làm giảm
niềm tin của nhân dân đối với nhà nước; làm suy giảm uy tín quốc gia trong các quan hệ hợp tác phát triển.
Ở nước ta, tham nhũng đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, làm xói mòn giá trị
đạo đức, văn hóa, gia đình, xã hội. Điều đáng lo ngại là tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở
nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về
nhiều mặt. Đặc biệt, tham nhũng làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương,
chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch định hướng, “ là một trong những nguy cơ lớn đe dọa
sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Mặt khác, tham nhũng đã làm cản trở quá trình hội nhập sâu vào thế giới.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định: Đảng, hệ thống chính trị và toàn
xã hội phải quyết tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh
tế, hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để từng bước đẩy lùi tham nhũng. Điều
này đòi hỏi chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả hơn đây không chỉ
là bài toán khó của những nhà chức trách có liên quan mà nó còn là bài toàn khó của cả quốc gia
cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy nhóm em đã chọn đề tài: “ Thực trạng tham nhũng ở nước ta
hiện nay và giải pháp phòng chống tham nhũng”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Là phân tích, đánh giá, làm rõ những vấn đề về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, tiểu
luận đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả về tham
nhũng, đồng thời góp phần vào việc nâng cao ý thức của mọi người về tham nhũng hiện nay.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: trong môn học pháp luật đại cương và quy định pháp luật về phòngchống tham nhũng ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: 1 lOMoAR cPSD|27879799
Dựa trên quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng về phòng chống tham nhũng
hiện nay, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung
ương lần thứ 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê; phương pháp
khảo cứu tài liệu; phương pháp phân tích - tổng hợp,…
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần làm rõ các khái niệm, quy định pháp luật về tham nhũng và thực trạng của nó
cũng như góp phần nâng cao hiệu quả trong thời gian tới ở nước ta. Đề tài có thể được các cơ quan,
tổ chức, nhà quản lý tham khảo để vận dụng vào công tác đấu tranh phòng chống tham và cơ sở
đào tạo để phục vụ cho công tác giảng dạy.
6. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận có 2 phần chính:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tham nhũng
- Chương 2: Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay 2 lOMoAR cPSD|27879799
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG 1.1. Khái niệm tham nhũng 1.1.1. Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó: -
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợpđồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm
vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn
kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ đó. -
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạtđược
lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
1.1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật
So với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 về hành vi tham nhũng thì quy định
của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có một số điểm mới sau:
- Về cơ bản các hành vi tham nhũng vẫn được giữ nguyên, nhưng trong Luật Phòngchống
tham nhũng năm 2005 quy định chung liệt kê thành 12 hành vi tham nhũng, tuy nhiên
trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 phân chia thành 02 nhóm chính, trong
khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước, điểm nổi bật đó là mở rộng phạm vi đấu
tranh phòng chống tham nhũng sang khu vực tư nhân, một khu vực có sự phát triển và
tầm quan trong rất lớn trong sự phát triển của đất nước và là khu vực “sân sau” được
nâng đỡ bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, hai nhóm
hành vi tham nhũng xác định bao gồm:
+ Nhóm 1: Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, được quy định bao gồm 12 hành vi.
+ Nhóm 2: Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, được quy định bao gồm 3 hành vi. 3 lOMoAR cPSD|27879799
Việc phân chia này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức của Nhà nước cũng như phân loại được
đối tượng tham nhũng phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta. Đồng thời, việc mở rộng vấn đề
đấu tranh phòng chống tham nhũng sang khu vực ngoài Nhà nước là phù hợp với như xu hướng của quốc tế.
- Kết cấu trong một số hành vi được quy định lại như sau:
+ Hành vi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để
giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi” được sửa đổi
“Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”
+ Hành vi “Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” được sửa đổi “Không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”.
+ Một số hành vi tham nhũng:
Nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước.
- Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dâncủa người
có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thành tài sản riêng.
- Nhận hối lộ là hành vi của người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn củamình để
thực hiện, không thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một việc vì lợi ích hoặc theo
yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đây là hành vi của người cóchức vụ,
quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi đâylà hành
vi của người có chức vụ, quyền hạn, công vụ và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn, công vụ
đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Hành vị đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện và có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm
tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi của ngườicó chức
vụ, quyền hạn, công vụ vượt quá quyền hạn được giao làm trái công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi làhành vi của
người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửachữa, làm
sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ kí của người có chức
vụ, quyền hạn khác hoặc vì vụ lợi. 4 lOMoAR cPSD|27879799
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa
phương vì vụ lợi đây là hành vi của người có chức vụ quyền hạn thực hiện việc đưa hối
lộ, môi giới hối lộ với mục đích giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị, địa phương để trục lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi đây là hànhvi của
người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để sử dụng trài phép
tài sản công nhưng không phải mục đích chiếm đoạt mà vì mục đích vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi đây là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiềnhà khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm mục đích vụ lợi.
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vìvụ lợi
đây là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công
vụ nhung không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ
vì mục đích vụ lợi. Trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 chỉ quy định hành vi
“Không thực hiện” là quy định trong phạm vi hẹp, không đầy đủ nên dễ bị “lách” việc
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 bổ sung thêm các hành vi “thực hiện không
đúng hoặc không đầy đủ” là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng
chống tham nhũng hiện nay.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luậtvì vụ
lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi hành vi này tách ra bao gồm hai vấn đề:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ
lợi, đây là hành vi sử dụng chức vụ quyền hạn của mình cố ý bao che cho hành vi vi phạm
pháp luật của người khác vì vụ lợi.
+ Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản
trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án.
Nhóm hành vi tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước.
- Đó là: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết côngviệc
của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
- Nhóm hành vi này trong những năm gần đây xuất hiện nhiều theo đó có tình trạngtham
ô tài sản, đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ để móc nối giữa tư nhân với cán bộ, công chức,
để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, doanh
nghiệp “sân sau” được sự nâng đỡ của những người có chức vụ, quyền hạn đang là những
vấn đề nóng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của môi trường đầu tư, kinh
doanh, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 sẽ là cơ sở pháp lý nângcao hiệu
quả, chất lượng trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta. 5 lOMoAR cPSD|27879799
- Hành vi tham nhũng: hành vi thỏa mãn đẩy đủ các dấu hiệu pháp lý của một cấuthành tội
tham nhũng đã được pháp luật qui định, đó là các hành vi có ý thức, có chủ định.
1.2. Cấu thành hành vi tham nhũng 1.2.1. Mặt khách quan
Người phạm tội vào tội phạm tham nhũng là người thực hiện một trong những hành vi sau đây:
- Hành vi tham ô tài sản: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mìnhcó trách
nhiệm quản lý. Thủ đoạn chiếm đoạt và che dấu việc chiếm đoạt tài sản có thể rất khác nhau như
lén lút, bí mật hoặc thực hiện bằng thủ đoạn gian dối để che đậy hành vi chiếm đoạt.
- Hành vi nhận hối lộ: người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quatrung gian
nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc tổ chức khác để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích, theo yêu cầu của người đưa hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên.
+ Nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng
đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ mà còn vi phạm nếu trước đó đã bị
người có thẩm quyền xử lý về hành vi nhận hối lộ nhưng chưa hết thời hạn để được coi là
chưa bị xử lý kỷ luật mà còn thực hiện hành vi nhận hối lộ.
+ Nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất như nhận hoặc sẽ nhận hối lộ tình dục, sự can thiệp
của người khác để mình hoặc người thân của mình lên chức vụ cao hơn, được sắp xếp vị trí công tác thuận lợi hơn
- Người phạm tội có thể nhận tiền, tài sản, lợi ích phi vật chất trực tiếp từ người đưa hối lộhoặc
qua người môi giới. Người đưa hối lộ và người môi giới hối lộ mà tùy từng trường hợp, bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật hình sự hoặc tội môi giới hối lộ
theo Điều 365 Bộ luật hình sự.
- Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Lạm dụng chức vụ, quyền hạnchiếm
đoạt tài sản là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn mà sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt quá
phạm vi thẩm quyền được giao chiếm đoạt tài sản người khác. Hành vi này cấu thành tội phạm
nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 2.000.000 đồng trở lên
+ Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
+ Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một
trong các tội vê tham nhũng sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: người nào có hành vivụ lợi hoặc
động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản
hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 6 lOMoAR cPSD|27879799
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
- Hành vi giả mạo trong công tác: là hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợidụng chức
vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu.
+ Làm, cấp giấy tờ giả.
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 1.2.2. Mặt chủ quan
Các tội phạm về tham nhũng được thực hiện với lỗi cố ý. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành
vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ
lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền
hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành
vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích. 1.2.3. Mặt khách thể
Các tội phạm về tham nhũng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động
xâm hại ấy làm sai đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽ không được làm.
Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là hoạt động bình thường tuân thủ các quy định của pháp
luật của cơ quan, tổ chức. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ
hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm
phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khu
vực ngoài nhà nước. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tội phạm về tham nhũng còn xâm phạm
đến quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.2.4. Mặt chủ thể
Chủ thể của các tội phạm về tham nhũng là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm
hình sự và có dấu hiệu chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước).
Người có chức vụ (người có chức vụ, quyền hạn) được xác định là người do bổ nhiệm, do bầu cử,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có thưởng lương hoặc không thưởng lương, được giao
thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan,
hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người giữ
chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; những người khác được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. 7 lOMoAR cPSD|27879799
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình”
như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây
là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành
vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần
lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
1.3. Tác hại của tham nhũng
1.3.1. Tác hại của tham nhũng đối với chính trị
Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật, là nguyên nhân liên quan
trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước. Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện
thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm
tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất
đoàn kết nội bộ, phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước
nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược. Tham nhũng sẽ làm cho quần chúng mất
đi sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân căn bản
nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước. Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp quan
hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất
nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
1.3.2. Tác hại của tham nhũng đối với kinh tế
Tính trên diện rộng cả nền kinh tế, tham nhũng sẽ có một tác hại vô cùng lớn. Nó làm kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế. Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước từ đó các chủ thể này không có tiền để phát triển kinh tế. Hoạt
động thương mại của các doanh nghiệp vì thế mà giảm sút. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị
thu hẹp dần đi dẫn đến thị trường kinh tế kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể
kéo theo một hoặc nhiều nghành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng cả nền kinh tế bị
ảnh hưởng. Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân.
Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng
trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân
sách hằng năm của nước ta. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của
Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của
người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây
thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, của tập thể, của
công dân ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân
trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân
phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như
xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ khác. Nếu xét từng trường hợp
một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn
ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hàng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoáti đã ở mức độ nghiêm trọng. 8 lOMoAR cPSD|27879799
1.3.3. Tác hại của tham nhũng đối với kinh tế xã hội
Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế, kéo lùi sự phát triển của xã hội tuỳ theo quy mô và
mức độ gây hại của nó. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực
đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.Trước những lợi ích bất chính đã hoặc
sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm
chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi ích bất
chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì
vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây
dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả
năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao. . Thậm chí, cả những lĩnh
vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã
hội hay bảo vệ pháp luật. Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho
thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét
duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng. Thậm chí tham nhũng còn xảy ra
trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở
thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự
suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm
những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là
giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những
người xây dựng đời sống, nền tảng tinh thần cho xã hội.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tham nhũng ở nước ta
2.1.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
Chính phủ vừa có báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, theo đó, năm 2022,
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng,
có nhiều mặt cao hơn năm trước.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 8.300 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh
bạch, phát hiện 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm. Bên cạnh đó, đã tiến hành kiểm tra tại 6.980
cơ quan, tổ chức, đơn vị (tăng 26,2% so với năm 2021) về thực hiện quy tắc ứng xử; từ đó đã xử
lý 178 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (tăng 98 trường hợp so với năm 2021). Đặc biệt, có
7 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 135,3 triệu đồng.
Trong kỳ báo cáo, đã có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Đến nay, có 7.662 người
được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện.
Qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định.
Đáng chú ý, từ đầu năm 2022 đến nay đã có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm
để xảy ra tham nhũng. Trong đó, xử lý hình sự 10 người, cắt chức 1 người, cảnh cáo 5 người và khiển trách 3 người.
Thực tế, từ sau Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống tham nhũng, các cơ
quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố mới 297 vụ án/682 bị can về các tội tham nhũng (tăng 153 9 lOMoAR cPSD|27879799
vụ, 298 bị can so với cùng kỳ năm trước). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo
dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 08 vụ án/29 bị can, khởi tố thêm 40 bị can trong 12 vụ án; kết thúc
điều tra 10 vụ án/134 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 6 vụ án/142 bị can; truy tố 7 vụ án/77 bị can;
xét xử sơ thẩm 5 vụ án/55 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/53 bị cáo.
Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được hơn 9.027 tỷ đồng trong các vụ án thuộc diện Ban
Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước).
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã và đang đạt được, thực tế cũng cho thấy, các biện pháp phòng
ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy
ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn
chế, vướng mắc. Tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận
biết được phần nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, thông
qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và hiện nay, căn cứ vào
việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình tham
nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
Từ thực tế đã nêu, một số ý kiến cho rằng, thời gian tới và trong năm 2023, Chính phủ cần tiếp tục
hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; siết
chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; kịp thời
phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả
thu hồi tài sản tham nhũng. . 2.1.2. Một số vụ án
Vụ án 1: Vụ án tham nhũng về vi phạm quy định về kế toán trong ngân hàng gây hậu quả
nghiêm trọng của ông Hà Văn Thắm
Ông Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương- OceanBank) bị TAND TP
Hà Nội tuyên phạt thêm 10 năm tù vào ngày 27/4/2020 trong vụ án vi phạm quy định về kế toán
gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là vụ án thứ 3 mà ông Hà Văn Thắm phải hầu tòa. Diễn biến:
Sau 2 ngày xét xử và nghị án, chiều 28-4, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên án bị cáo
Hà Văn Thắm và 7 đồng phạm về tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hội đồng xét xử nhận định theo chỉ đạo của ông Hà Văn Thắm, OceanBank đã chi 1.576 tỉ đồng
lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi trái quy định. Sau thời gian thực hiện tạm ứng chi lãi ngoài cho
khách hàng gửi tiền với số tiền lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, bị cáo Lê Thị Thu Thủy
(cựu phó tổng giám đốc OceanBank) đã báo cáo ông Thắm tìm cách giải quyết. Và bị cáo Thắm
sau đó đã chỉ đạo bà Thủy phối hợp với bộ phận PR, văn phòng và kế toán ký kết, hợp thức 44 hợp
đồng khống/nâng khống với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương tổng giá trị là hơn
133,8 tỉ đồng. OceanBank đã hạch toán kế toán qua các tài khoản VAT đầu vào, chi phí vật liệu
khác; chi xuất bản tài liệu, tiếp thị quảng cáo; chi phí giao dịch đối ngoại… chuyển khoản vào tài
khoản của các đối tác là 133 tỉ đồng. Hậu quả: 10 lOMoAR cPSD|27879799 -
Hành vi ký kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống/nâng khống của Hà VănThắm
và đồng phạm dẫn đến hậu quả là OceanBank phải hạch toán kế toán số tiền không có thật, gây
thiệt hại cho ngân hàng hơn 106 tỉ đồng. -
Xét vai trò của các bị cáo, trong vụ án này, ông Hà Văn Thắm là người đề ra chủ trương,phân
công, chỉ đạo các lãnh đạo OceanBank và các đối tác thuộc Tập đoàn Đại Dương phê duyệt, ký kết
44 hợp đồng nâng khống. -
Tuy nhiên, ông Thắm đã bị xét xử về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trongvụ
án giai đoạn 1 đối với hành vi chi lãi ngoài hơn 65 tỉ đồng nên còn phải chịu trách nhiệm về hậu
quả thiệt hại cho OceanBank hơn 41 tỉ đồng. -
Bị cáo Thủy đã tiếp nhận chủ trương của Hà Văn Thắm, chỉ đạo bộ phận kế toán và PRtìm
kiếm, ký kết, thanh toán, hạch toán, mở tài khoản, chi tiền từ các hợp đồng nâng khống; phê duyệt
thanh toán 44 hợp đồng khống/nâng khống. Bị cáo Thủy là đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho
Hà Văn Thắm trong vụ án nên phải chịu trách nhiệm với hậu quả gây ra cho OceanBank là 106 tỉ
đồng. Và các bị cáo còn lại có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Hà Văn Thắm.
Theo Hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, gây hậu quả
nghiêm trọng. Viện kiểm sát truy tố các bị cáo về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng là có căn cứ.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hà Văn Thắm 10 năm tù, cộng với bản án trước đó, ông Thắm
phải chịu hình phạt chung là tù chung thân. Bị cáo Lê Thị Thu Thủy bị phạt 2 năm tù, cùng với
hình phạt 4 năm tù của bản án trước, Thủy phải chấp hành hình phạt chung là 6 năm tù. Các bị cáo
còn lại bị tuyên mức án từ 18 tháng đến 20 tháng tù, trong đó có 3 bị cáo được hưởng án treo.
C ác cấu hình tội phạm:
- Đối với ông Hà Văn Thắm:
+ Khách thể: Thuộc nhóm quan hệ sở hữu tài sản. + Chủ thể:
Ông Hà Văn Thắm (48 tuổi) đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình. + Khách quan: Hành vi
- Hành vi vi phạm qui định về kế toán trong ngân hàng OceanBan
- Sử dụng quyền hạn, kí kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống gâythiệt hại cho ngân hàng
Hậu quả: Gây thất thoát cho ngân hàng hơn 106 tỉ đồng + Chủ quan: 11 lOMoAR cPSD|27879799
Lỗi: Cố ý trực tiếp.
Động cơ: Do đã tạm ứng để chi trả cho khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, không còn
nguồn để hoàn ứng nên đã hạch toán số tiền khống.
Mục đích: vụ lợi, chiếm đoạt tài sản, lòng tham.
- Đối với bà Lê Thị Thu Thủy:
+ Khách thể: Thuộc nhóm quan hệ tài sản. + Chủ thể:
Bà Lê Thị Thu Thủy đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình. + Khách quan: Hành vi:
- Hành vi vi phạm qui định về kế toán trong ngân hàng Ocean Bank.
- Phối hợp với bộ phận PR, văn phòng và kế toán ký kết, hạch toán các hợp đồng khống.
Hậu quả: Gây thất thoát cho ngân hàng hơn 106 tỉ đồng. + Chủ quan: Lỗi: Cố ý gián tiếp.
Động cơ: đã bị ông Thắm chỉ đạo ký kết, hạch toán trái pháp luật của ngân hàng. Mục đích: vụ lợi
Vụ án 2: Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á Nguyên nhân
Ngày 18/1/2021, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã bị bắt
để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện,
CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm
Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương ). Cả hai cùng 5 bị can khác
bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng.
Trước đó vào tháng 4/2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại
kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu nhưng
thực tế WHO không chấp nhận loại kit này. Cũng trong thời gian này, Bộ Y tế Việt Nam với tư
cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-
19 của Việt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit tới các địa phương theo, mặc dù
giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua. Ngày 27/12/2021 Bộ Khoa học và Công
nghệ phát đi văn bản thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á là "trên cơ sở tổng hợp
nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", nhưng chính Bộ này trước đó đã gửi thông tin chính
thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản 12 lOMoAR cPSD|27879799
xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận. Cùng ngày, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ
11, nhiều Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề nghị làm
rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan
phát đi vào tối 20/1/2022, từ tháng 9 đến tháng 12/2021, công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test
nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng
21.560 đồng/test), tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu hóa chất, chất thử,
chất chuẩn, dụng cụ, máy móc, thiết bị,. Đến ngày 7/1/2022, trung tướng Tô Ân Xô cho biết Phan
Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn
vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng. Phía Việt Á thu lợi 500 tỷ đồng. Diễn biến
Ngày 22/12, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 9373/VPCP-NC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản bị
chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử khách quan, nghiêm minh theo đúng quy
định pháp luật.Ngoài ra để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và
các đối tượng của Công ty Việt Á đã “bắt tay” chỉ định thầu, xây dựng giá gói thầu, nâng khống
giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là
470.000 đồng/kít, cao gần gấp đôi so với giá thành sản xuất. Với số tiền hơn 500 tỉ đồng. Đặc biệt,
số tiền mà Công ty Việt Á chi “hoa hồng” cho các “đối tác” lên tới gần 800 tỉ đồng. Các cấu hình tội phạm
- Khách thể: thuộc nhóm quan hệ sở hữu tài sản
- Chủ thể: Phan Quốc Việt và Phạm Duy Tiến đủ tuổi và có năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự - Khách quan:
+ Hành vi: Lợi dụng chất vụ và quyền hạn tăng giá trong việc mua sắm kit test covid
19 và hối lộ cơ quan nhà nước
+ Hậu quả: gây mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng uy tín nhà nước và làm thất
thót ngân sách nhà nước
- Chủ quan: Lợi dụng tình hình dịch bệnh đẩy giá thành kit test Covid 19 lên cao và bộ kit
test không đảm bảo chất lượng, đưa thông tin không đúng sự thật về thông tin của sản phẩm
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Động cơ: công ty và 1 số cán bộ nhà nước tăng giá thành quá quy định và nhập sản
phẩm không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam + Mục đích: vụ lợi
Vụ án 3: Đinh La Thăng và đại án dầu khí Việt Nam
Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo
Đinh La Thăng và 21 bị cáo động phạm. 13 lOMoAR cPSD|27879799 Diễn biến
Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 bị cáo Đinh La Thăng, nguyên
chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây
lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái
quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng ngày cấp tạm
ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1,312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử
dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2,
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương
mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Hậu quả
Hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù. Các bị cáo đồng
phạm khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thương số tiền Nhà nước bị thất thoát.
Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt Đinh La Thăng 18
năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”.
Tổng hợp hình phạt của cả 2 vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
Về trách nghiệm hình sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi
thường 800 tỉ đồng cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ
đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.
Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh sử dụng 1.115 tỉ đồng sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước
số tiền gần 120 tỉ đồng.
Các c ấu thành tội phạm
- Đối với ông Đinh La Thăng
+ Khách thể: Thuộc quan hệ sở hữu tài sản + Chủ thể:
Ông Đinh La Thăng đã đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình. + Khách quan:
Chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào ngân hàng thương mai cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Hậu quả: gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỉ đồng. + Chủ quan: Lỗi: cố ý trực tiếp
Động cơ: Xuất phát từ lợi ích vật chất. 14 lOMoAR cPSD|27879799
Mục đích: thu lợi chiếm đoạt tài sản .
- Đối với ông Trịnh Xuân Thanh
+ Khách thể: Thuộc quan hệ sở hữu tài sản + Chủ thể:
Ông Trịnh Xuân Thanh đã đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Có năng lực nhận thức và năng lực điều chỉnh hành vi của mình. + Khách quan
Hành vi: Sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Hậu quả: Gây thiệt hại Nhà nước 120 tỉ đồng. + Chủ quan: Lỗi :Cố ý trực tiếp
Động cơ: Xuất phát từ lợi ích vật chất Mục
đích: Vụ lợi, chiếm đoạt tài sản.
2.2. Giải pháp phòng chống tham nhũng
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng hiện nay:
Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để "không thể
tham nhũng"; cụ thể hoá, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời các chủ trương, giải pháp về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là hoàn thiện thể
chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh
tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào
những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong việc
phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan các vụ án, vụ
việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ba là, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á.
Bốn là, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, không tiêu cực,
không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là thực hiện trách nhiệm nêu
gương của các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và người đứng đầu các
cấp. Xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị để xảy
ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ 15 lOMoAR cPSD|27879799
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Phòng chống tham nhũng phải thực hiện đồng bộ quyết liệt
Được biết, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ
đã kiến nghị Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội, đại biểu Quốc hội tăng cường hoạt động chất
vấn, giám sát chuyên đề về công tác này. Đồng thời kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội chỉ đạo kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội
và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thực tế cho thấy, công tác đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đã được tiến hành với quyết
tâm chính trị cao, thể hiện rõ tinh thần kiên quyết, song không nóng vội, chủ quan mà là kiên trì,
liên tục với những bước đi đúng lộ trình, vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm. Trong
cuộc đấu tranh đó, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp để vừa chủ động phòng ngừa, không để
xảy ra tham nhũng vừa kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng và cả các
hành vi bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng theo phương châm không có ngoại lệ, không
có vùng cấm… được phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ là không thể phủ nhận. Đồng thời, việc phát
huy sức mạnh của toàn dân, toàn hệ thống chính trị; việc huy động sức mạnh không chỉ của các cơ
quan chức năng mà còn của Mặt trận, các đoàn thể quần chúng và nhân dân đã góp phần làm nên
những kết quả khả quan trong công tác phòng, chống tham nhũng nhũng.
Cùng với đó, triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp
luật về phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham
nhũng; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan
điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật… 16 lOMoAR cPSD|27879799 KẾT LUẬN
Tham nhũng một vấn đề nhức nhối đối với nước ta hiện nay, bởi lẽ tham nhũng đã làm cho tình
hình chính trị bê bối, thể chế suy yếu và để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng, gây tổn hại tới
kinh tế, hủy hoại đạo đức, lối sống trong xã hội hiện tại và tương lai. Hy vọng xã hội sẽ chung tay
góp sức để từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng, xây dựng lại niềm tin, trả lại cho cuộc sống bình
yên, tạo đà cho sự phát triển nhằm thực hiện thành công mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Qua những vụ án được nêu ở trên, nhắc nhở các cơ quan chức năng nên đẩy mạnh hơn công tác
phòng chống tham nhũng để hạn chế các ảnh hưởng do tham nhũng đem lại (kinh tế, xã hội, chính
trị,…) nhằm xây dựng một đất nước phát triển, giàu mạnh. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tham nhũng. 17 lOMoAR cPSD|27879799 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Thư viện pháp luật https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-
phap-luat/thamnhung/39829/tham-nhung-la-gi-cac-hanh-vi-tham-nhung 2.
Tap chí Tòa án nhân dân điện tửhttps://tapchitoaan.vn/hanh-vi-tham-nhung-trong-luat-
phong-chong-tham-nhung-nam2018 3.
Luật Dương Giahttps://luatduonggia.vn/toi-pham-ve-tham-nhung-la-gi-cac-yeu-to-
cau-thanh-toi-phamtham-nhung/, 16/10/2022 4. Diễn đàn Doanh nghiệp
ht ps://diendandoanhnghiep.vn/phong-chong-tham-nhung-can-tap-trung-thanh-tra-caclinh-
vuc-nhay-cam-233817.html, 25/11/2022 18 lOMoAR cPSD|27879799 PHỤ LỤC
1. Vụ án tham nhũng về vi phạm q định về kế toán trong ngân hàng của ông Hà Văn Thắm
2. Vụ án tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á
3. Vụ án ông Đinh La Thăng và dự án dầu khí Việt Nam 19