Tiểu luận tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM Môn học:
Quan hệ kinh tế quốc tế Lớp: QHKTQT-49-KDQT.2_LT
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Phương HÀ NỘI – 2023 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM Môn học:
Quan hệ kinh tế quốc tế Lớp: QHKTQT-49-KDQT.2_LT
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Phương HÀ NỘI – 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... DANH SÁCH NHÓM ST Họ và tên Mã số sinh viên
Đánh giá thể hiện T 1 Trần Huy Dương KDQT49C10212 2 Lâm Đức Huy KDQT49C10237 12.5 12.5 3 Trần Văn Khải KDQT49C10239 12.5 12.5 4 Trần Doãn Thiên Khôi KDQT49C10244 5 Lê Nguyệt Minh KDQT49C10277 12.5 12.5 6 Vũ Thảo Nguyên KDQT49C10304 12.5 12.5 Dương Huy Khải Khôi 7 Mai Lê Như Quỳnh KDQT49C10320 Minh Nguyên Quỳnh Trang 8 Nguyễn Minh Trang KDQT49C10342 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình từ nhiều phía, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
1. Giảng viên Nguyễn Thị Minh Phương đã tạo cho chúng em có một sân chơi
lành mạnh, giúp chúng em có cơ hội thể hiện và phát huy hết khả năng của
mình, khiến chúng em mở rộng kiến thức, góp phần hoàn thiện bản thân, cũng
như tạo điều kiện để thực tập và thực hiện bài tiểu luận này.
2. Đồng thời cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, giải
quyết những khó khăn, khúc mắc để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận
một cách vẹn toàn nhất.
3. Gia đình, thầy cô, bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên, góp ý khi chúng em cần.
Do giới hạn về thời gian cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập còn hạn chế nên
bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, chúng
em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành của các giảng viên Học viện
Ngoại giao để bài luận có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2023 Nhóm 7
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ST Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt T Bộ Lao động - Thương 1 Bộ LĐTB&XH binh và Xã hội
Hệ thống cấp phép vấn đề 2 EPS Employment Permit System việc làm 3 USD United States dollar Đồng đô la Mỹ 4 VNĐ Việt Nam Đồng Vietnam – Japan Economic
Hiệp định Đối tác kinh tế 5 VJEPA Partnership Agreement Việt Nam – Nhật Bản 6 XHCN Xã hội chủ nghĩa 7 XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 1.1: Kết quả 40 năm hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài.....22 DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 3.1: Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh (đơn vị: %)......................31 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM...................................................................................................................8
1.1. Quá trình phát triển (từ năm 1980 – nay).......................................................8
1.1.1. Giai đoạn 1980 – 1990................................................................................8
1.1.2. Giai đoạn 1990 – 2000................................................................................9
1.1.3. Giai đoạn 2000 – nay...................................................................................9
1.2. Những thị trường quan trọng đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam...10
1.2.1. Đông Á......................................................................................................10
1.2.2. Đông Nam Á.............................................................................................12
1.2.3. Trung Đông...............................................................................................14
1.2.4. Phương Tây...............................................................................................15
1.3. Tác động của xuất khẩu lao động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam...........15
1.3.1. Tích cực.....................................................................................................16
1.3.2. Tiêu cực.....................................................................................................17
1.4. Vai trò của Nhà nước đối với xuất khẩu lao động........................................18
1.4.1. Công tác đào tạo nghề...............................................................................18
1.4.2. Chính sách hỗ trợ.......................................................................................19
1.4.3. Thành tựu ngoại giao.................................................................................20
CHƯƠNG 2: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM...........................................................................................24
2.1. Bẫy “việc nhẹ lương cao”, lừa xuất khẩu người lao động sang sòng bài
Campuchia.............................................................................................................24
2.1.1. Thực trạng.................................................................................................24
2.1.2. Nguyên nhân............................................................................................24
2.2. Hành trình “ước mơ màu hồng” của 39 nạn nhân chết trong container tại
Anh.........................................................................................................................25
2.2.1. Diễn biến...................................................................................................25
2.2.2. Nguyên nhân.............................................................................................25
2.3. Hàn Quốc dừng tuyển lao động với 8 huyện, thành phố của Việt Nam......26
2.3.1. Diễn biến...................................................................................................26
2.3.2. Nguyên nhân.............................................................................................26
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM.................................................................................27
3.1. Cơ hội..............................................................................................................27
3.1.2. Nhiều quốc gia thiếu hụt lao động trầm trọng sau đại dịch COVID-19.....27
3.1.2. Xuất khẩu lao động mở rộng sang thị trường chất lượng cao....................28
3.2. Thách thức......................................................................................................29
3.2.1. Tình trạng lao động nhập cư trái phép.......................................................29
3.2.2. Năng suất lao động và trình độ tay nghề thấp............................................29
3.3. Hàm ý chính sách............................................................................................31
3.3.1. Với cơ quan quản lý Nhà nước..................................................................31
3.3.2. Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.......................................................33
3.3.3. Hậu xuất khẩu lao động.............................................................................33
KẾT LUẬN................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (TỪ NĂM 1980 – NAY)
1.1.1. Giai đoạn 1980 – 1990
Những năm 1980 đánh dấu những hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đầu
tiên của Việt Nam. Chính phủ đã ký kết các Hiệp định hợp tác lao động quốc tế với các
nước trong khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) như Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Tiệp
Khắc và Bulgaria, để gửi người làm việc và học hỏi kinh nghiệm từ các nước này. Do
cơ chế quản lý bao cấp vẫn còn tồn tại, hoạt động sản xuất trong nước chủ yếu do Nhà
nước điều hành, nên đối tượng được gửi đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là công
nhân, viên chức, sĩ quan làm việc trong quân đội, cơ quan và xí nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, Việt Nam đã gửi nhiều chuyên gia và công nhân sang các nước châu Phi như
Angola, Mozambique và các quốc gia khác để hỗ trợ tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Các nước Trung Đông cũng là một điểm đến hấp dẫn cho lao động Việt Nam. Với sự
bùng nổ về kinh tế, nhu cầu về lao động tại các nước này rất cao. Việt Nam đã nhận
thấy cơ hội này và gửi công nhân sang làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ
và khai thác dầu mỏ để kiếm tư bản và tái thiết đất nước.1
1.1.2. Giai đoạn 1990 – 2000
Sau sự kiện Liên Xô tan rã và sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở châu Âu, lĩnh
vực hợp tác về lao động thu hẹp buộc Việt Nam chuyển hướng tìm kiếm thị trường
mới và xác lập thị trường trọng điểm vào những năm 1990-2000.
Năm 1990, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao
động di trú và gia đình họ, 2 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ
quyền lợi của người lao động xuất khẩu. Sau đó, vào ngày 09/11/1991, Nghị định về
việc đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đã được ban hành. Theo đó, các
tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua
1 Hoàng Kim Khuyên (2011), Bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước hữu quan, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 6. [Truy cập ngày 10/04/2023]
2 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990 9
hợp đồng ký kết với nước ngoài. 3Cơ chế này đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao
động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Đông Á, bao gồm Hàn Quốc, Đài
Loan và Nhật Bản. Bên cạnh đó, lực lượng lao động xuất khẩu đã trở nên đa dạng hơn
về thành phần, từ lao động phổ thông cho đến những lao động đã qua đào tạo trong
nhiều lĩnh vực và trình độ chuyên môn khác nhau. Ngoài các công việc truyền thống
như điều dưỡng hay trồng trọt, nhiều công việc yêu cầu chuyên môn cao hơn đã được
xuất hiện, chẳng hạn như công nhân nhà máy hay kỹ sư xây dựng.
1.1.3. Giai đoạn 2000 – nay
Những bước tiến trong hơn 20 năm qua đã tạo tiền đề cho XKLĐ Việt Nam khi
bước vào thế kỷ 21. Những năm 2000 trở đi, Việt Nam đưa XKLĐ thành hoạt động
kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề
cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế, thể
hiện qua hàng loạt văn bản pháp luật. Thị trường mở rộng ra 18 nước và vùng lãnh thổ,
số lượng lao động di trú và ngành nghề cũng tăng lên đáng kể.
Xuất khẩu lao động với mục tiêu ban đầu giải quyết công ăn việc làm, nay đã
trở thành hoạt động kinh tế - xã hội. Từ bốn nước trong khối xã hội chủ nghĩa, sau hơn
40 năm, thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam mở rộng tới 40 quốc gia, vùng
lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề. Hơn 500 doanh nghiệp mỗi năm đưa đi bình quân
100.000 người. Xuất khẩu lao động cho đến nay vẫn là hoạt động mang tính chiến
lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.4
1.2. NHỮNG THỊ TRƯỜNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 1.2.1. Đông Á
Đông Á được đánh giá là thị trường lao động tiềm năng, có sức hút lớn đối với
Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. Sự bùng nổ của nền kinh tế chuyển đổi số cùng
những khó khăn kéo dài do khủng hoảng kinh tế sau đại dịch COVID-19 khiến sự
cạnh tranh về cung cầu thị trường lao động tại các quốc gia Đông Á ngày càng gia
3 Lncglobal.com (2020), Lịch sử xuất khẩu lao động định cư trong 40 năm, L&C Global,
https://lncglobal.vn/lich-su-xuat-khau-lao-dong-dinh-cu-trong-40-nam/. [Truy cập ngày 10/04/2023]
4 Hồng Chiêu (2022), Xuất khẩu lao động - 40 năm giải bài toán việc làm, Báo Vnexpress,
https://vnexpress.net/xuat-khau-lao-dong-40-nam-giai-bai-toan-viec-lam-4503039.html. [Truy cập ngày 11/04/2023] 10
tăng. Dưới đây là 3 thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất, tiêu biểu và nổi bật nhất
của Việt Nam khu vực Đông Á. Nhật Bản:
Nhật Bản có một nền kinh tế thị trường phát triển với kỹ thuật - công nghệ và
mức độ công nghiệp hóa cao. Để đáp ứng nhu cầu lao động, Nhật Bản sử dụng hàng
triệu lao động nước ngoài mỗi năm, trong đó Việt Nam là một đối tác vô cùng quan
trọng. Kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng, tình hình già hóa dân số và chính sách
ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng sâu rộng góp phần làm tăng nhanh
lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản trong thời gian gần đây.
Tính chung năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm ở Nhật Bản là 67.295
lao động, trong đó có 29.741 lao động nữ và 37.554 lao động nam. Con số này dẫn đầu
trong thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam sang nước ngoài nói chung của năm
2022, cụ thể là 142.779 lao động, chiếm khoảng 50% tổng số lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), Nhật Bản
là một trong những thị trường trọng điểm mà Việt Nam đang đưa người lao động đến
làm việc, vì đây cũng là một trong những thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập
tốt nhất, được người lao động Việt Nam ưa thích.
Hiện nay, Việt Nam phái cử lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo các hình
thức như: Chương trình thực tập sinh kỹ năng; chương trình đưa ứng viên điều dưỡng,
hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản (VJEPA); chương trình lao động kỹ năng đặc định; chương trình lao
động kỹ thuật, phiên dịch viên; lao động xây dựng, đóng tàu.
Người lao động đi sang làm việc tại Nhật Bản có rất nhiều lựa chọn về việc
làm. Có 7 ngành nghề xuất khẩu lao động tiêu biểu của Nhật Bản: Thực phẩm, cơ khí,
xây dựng, thủy hải sản, công nghiệp, nông nghiệp và may mặc.
Mức lương trung bình của người lao động Việt Nam tham gia làm việc tại Nhật
Bản dao động từ 30 – 40 triệu đồng/tháng chưa tính làm thêm. Sau 3 năm sang làm tại
Nhật Bản, trừ đi các chi phí (bao gồm phí khám sức khỏe, phí đào tạo tiếng Nhật trước
và sau khi trúng tuyển, phí đào tạo tay nghề, phí sinh hoạt, dịch vụ,...), người lao động
sẽ có số vốn mang về là khoảng 600 – 800 triệu đồng. 11
Các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm bớt lao động do bị bắt buộc phải cắt giảm
nhân sự nên tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên. Do đó, dự kiến những năm về sau, con số
xuất cảnh sang Nhật Bản sẽ còn tăng lên cao hơn nữa.5 Hàn Quốc:
Hàn Quốc cũng là một quốc gia có dân số già, điều đó làm ảnh hưởng đến năng
suất lao động, bởi người lao động lớn tuổi thường chậm thích nghi với những đổi mới
trong xã hội. Từ đó, hoạt động đầu tư sa sút và nền kinh tế thiếu nguồn nhân lực để
vận hành, nhu cầu nhập khẩu lao động từ bên ngoài trở nên cấp thiết.
Thị trường lao động Hàn Quốc có vị trí quan trọng và là một thị trường tiềm
năng trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Theo thống kê của chương
trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc (EPS), Việt Nam có 9.968 lao động nhập cảnh năm
2022, số lượng tăng xấp xỉ 35% so với năm trước đó. Hàn Quốc vốn là một trong
những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Ngay sau khi đại dịch
COVID-19 dần được kiểm soát, việc thúc đẩy hợp tác và nhập cảnh lao động đã được
các đơn vị hữu quan cả Việt Nam và Hàn Quốc tích cực triển khai.
Tuy nhiên để có thể sang Hàn Quốc làm việc, người lao động sẽ phải thi đỗ
chứng chỉ EPS, là chứng chỉ tiếng Hàn cơ bản trong các ngành như sản xuất chế tạo,
xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp,... để người lao động có thể giao tiếp được khi làm
việc ở đó. Sau đó, người xuất khẩu lao động sẽ đi làm tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Mức lương của người xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc là khoảng 27-30 triệu
đồng/tháng, sau khi trừ đi các chi phí thì người lao động nhận được 14 triệu đến 18 triệu đồng/tháng.
Theo công bố của Bộ Lao động và Việc làm, năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu
đưa 10.000 lao động nhập cảnh Hàn Quốc.6 Đài Loan:
5 Phúc Minh (2023), Nhật Bản dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam năm 2022 , VnEconomy,
https://vneconomy.vn/nhat-ban-dan-dau-cac-thi-truong-tiep-nhan-lao-dong-viet-nam-nam-2022.htm. [Truy cập ngày 11/04/2023]
6 Nguyễn Thùy Linh (2022), Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 1992-2016,
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, 2, 53-61. 12
Hiện nay, tỷ lệ lao động Việt Nam ở Đài Loan chiếm khoảng hơn 20% tổng số
lao động nước ngoài tại Đài Loan, và chiếm gần 50% tổng số lao động Việt Nam đi
làm việc tại nước ngoài. Trước đây, Việt Nam đã từng có một thời gian dài đưa lao
động sang Đài Loan nhiều nhất trong tất cả các thị trường, nhưng mới từ năm 2018,
Việt Nam đã thay đổi xu hướng và di chuyển người lao động sang Nhật Bản nhiều hơn.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan năm 2022 là 58.598 lao động,
đây là số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam cao thứ hai chỉ sau Nhật Bản.
Đi xuất khẩu lao động Đài Loan có chi phí đi xuất khẩu rẻ hơn từ 1.000 đến
2.000 USD so với các thị trường Châu Á và từ 5.000 đến 10.000 USD so với các thị
trường Châu Âu. Mức lương hàng tháng của người lao động tại Đài Loan là khoảng
20-23 triệu đồng, trừ đi các chi phí thì vẫn còn lại khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Hơn nữa Đài Loan tuyển chọn lao động dễ dàng, điều kiện tuyển chọn lao động
không khắt khe như các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore vì
không đòi hỏi trình độ quá cao về tay nghề, ngoại ngữ hay kinh nghiệm. Đồng thời,
người xuất khẩu lao động sang Đài Loan cũng sẽ được làm đa dạng các ngành nghề
như may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm, nông nghiệp,...
Nằm trong top 3 thị trường xuất khẩu lao động thu hút nhất đối với Việt Nam
khu vực Đông Á, lượng lao động Đài Loan nhập từ Việt Nam dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong tương lai.7 1.2.2. Đông Nam Á
Mấy năm trở lại đây, khu vực Đông Nam Á cũng đã trở thành một địa điểm thu
hút nhiều nguồn lực lao động đến từ Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có một quốc gia duy
nhất khu vực Đông Nam Á được coi là thực sự tiêu biểu mà Việt Nam gần đây đã bắt
đầu đưa người lao động sang nhiều hơn, đó là Singapore.
Tuy số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Singapore vẫn còn rất nhỏ
so với 3 thị trường lớn nhất Châu Á đã phân tích ở trên, nhưng Singapore là quốc gia
7 Vũ Thị Nguyệt Nga (2020), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan giai đoạn 2012-2019: thực
trạng và giải pháp, NCS, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13
có nhiều tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Điểm nhấn
lớn nhất có lẽ là việc người lao động được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, ngôn ngữ phổ
biến nhất thế giới, tại Đài Loan, trong khi 3 quốc gia trên đều rất ít sử dụng tiếng Anh
trong cuộc sống hàng ngày và hầu hết người lao động nước ngoài đều phải học ngôn
ngữ của họ để có thể làm việc tại đó.
Năm 2022, Singapore với nhiều thay đổi chính sách tiếp nhận lao động nước
ngoài sau đại dịch COVID-19 đã chào đón 1.822 người lao động đến từ Việt Nam.
Ngoài một số thị trường ở Châu Á lớn như Nhật Bản và Đài Loan thì Singapore cũng
đã trở thành cái tên được nhiều người dân lao động Việt Nam tìm hiểu.
Các đối tượng lao động mà Singapore tuyển dụng đa số là những người có bằng
cấp như: Sinh viên mới tốt nghiệp, người có bằng trung cấp, cao đẳng trở lên. Tuy với
điều kiện đầu vào khắt khe như vậy, người Việt Nam có cơ hội được làm việc nhiều
hơn trong lĩnh vực ngoại thương, dịch vụ như làm nhân viên sales hay đầu bếp và các
ngành kỹ thuật như làm đẹp, làm thợ sửa chữa,...
Nếu so sánh với các thị trường lao động khác như Nhật Bản thì Singapore có
mức phí cao hơn khoảng 1.000 USD cho đơn hàng 3 năm làm việc. Tùy vào từng
ngành nghề thì mức lương của người lao động rơi vào khoảng 19-27 triệu đồng/tháng,
chưa bao gồm làm thêm và làm tăng ca. Nhưng nếu làm việc chăm chỉ, mức lương
nhận được có thể lên đến 36 triệu đồng/tháng, hơn 60% so với mức lương cơ bản.
Chỉ trong vòng 2 tháng đầu của năm 2023, số lượng lao động của Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài đã tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm trước đó, và đạt 25,8%
kế hoạch của năm 2023. Số liệu đó cho thấy nhiều triển vọng trong việc xuất khẩu lao
động sang Singapore, đặc biệt khi đó là một quốc gia mà có khoảng cách địa lý gần và
sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày.8 1.2.3. Trung Đông
Sau dịch COVID-19 xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Trung Đông
cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do suy thoái kinh tế sau dịch bệnh và
biến động địa chính trị trên thế giới. Song, những khác biệt về văn hóa và tôn giáo
(Đạo Hồi) cũng là rào cản đối với các đơn hàng xuất khẩu lao động tại Trung Đông.
8 Nhatban24h.vn (2022), Xuất khẩu lao động Singapore có gì hay ho?, Trang thông tin việc làm ngoài nước
- Công ty xuất khẩu lao động uy tín, https://nhatban24h.vn/xuat-khau-lao-dong-singapore-2021-co-gi-hay-
ho-_6033.html. [Truy cập ngày 11/04/2023] 14
Việt Nam đưa lao động sang Trung Đông ít do lương không hấp dẫn, khí hậu khắc
nghiệt (mùa hè nhiệt độ lên tới trên 40 độ C).
Thị trường xuất khẩu lao động sang Trung Đông hiện đang có một số quốc gia
tuyển dụng người lao động Việt Nam như: Ả rập Xê út (Arab Saudi), Các Tiểu vương
của quốc Ả rập Thống nhất (UAE) như Dubai; Ca-ta (Qatar), Cô- oét (Kuwait). Theo
thống kê từ Cục quản lý Lao động ngoài nước thì số lượng lao động Việt Nam sang
các quốc gia trên để làm việc là tương đối lớn, cụ thể như sau:
- Ả rập Xê út (Arab Saudi): khoảng 20.000 người.
- Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE): khoảng 5.000 người.
- Ca-ta (Qatar): khoảng 1.800 người.9
Ả rập Xê út (Arab Saudi)
Ả Rập Xê Út hay còn gọi là Ả Rập Saudi là một quốc gia nằm tại Tây Á – nơi
nổi tiếng về dầu mỏ và giàu có ở Trung Đông. Ngoài ra, quốc gia này còn có nhiều tài
nguyên thiên nhiên như khí tự nhiên, quặng sắt, vàng, đồng,…Tuy là một quốc gia
giàu có nhưng đất đai của Ả Rập Xê Út chủ yếu bị sa mạc hóa nên đất nước này nhập
khẩu khá nhiều trong đó có cả lao động nước ngoài.
Lao động làm việc tại Ả Rập Xê Út chủ yếu là giúp việc gia đình, bên cạnh,
cũng cũng có những ngành nghề khác như khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu mỏ và
chăm sóc sắc đẹp. Giống như Đài Loan, Hồng Kông, Macao, lao động làm việc tại Ả
Rập Xê Út chủ yếu là giúp việc gia đình. Mức lương của người lao động tại đây
khoảng 1300 Riyal (hơn 8 triệu VNĐ).
Lý do mà số lượng lao động chọn Ả rập Xê út cao hơn hẳn là 20.000 người là vì
quốc gia này miễn phí toàn bộ chi phí tuyển dụng cũng như vé máy bay cho lao động
nên rất nhiều lao động nghèo đã lựa chọn đi Ả rập Xê út. 1.2.4. Phương Tây
Bên cạnh các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều lao động đã sang một số
nước châu Âu làm việc bởi đây là thị trường có công việc ổn định, thu nhập cao. Trong
9 Nhanluctoancau.com, Tổng quan về thị trường xuất khẩu lao động Trung Đông, Nhân lực toàn cầu,
https://nhanluctoancau.com/xuat-khau-lao-dong-trung-dong. [Truy cập ngày 11/04/2023] 15
năm 2022, Hungary tiếp nhận 775 lao động Việt Nam, Romani 721 lao động, Ba Lan
494 lao động, Liên bang Nga 467 lao động và một số thị trường khác. Romania
Hiện có khoảng 6.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Romania. T 10 rong 3
năm gần đây, số lượng lao động Việt Nam được các doanh nghiệp Romani tuyển dụng
sang làm việc theo hợp đồng có thời hạn ngày càng gia tăng. Đây chủ yếu là các ngành
nghề lao động phổ thông như: thợ hàn, thợ xây, thợ mộc, thợ lắp ráp cơ khí, thợ may, đốc công,...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ
Lao động và Công bằng xã hội Romani đã ký bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao
động và an sinh xã hội giữa hai nước.
11 Bản ghi nhớ này càng tạo nhiều điều kiện
thuận lợi để lao động việc đến Romani làm việc.
Theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của Pháp luật Romania chủ sử dụng lao
động đảm bảo mức lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt, bảo hiểm, vé máy bay về
nước,...; trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, các chủ sử dụng đã chia sẻ khó khăn
bố trí ăn ở cho lao động hết hạn hợp đồng hoặc tìm việc làm mới trong khi chờ chuyến
bay về nước,… Đặc biệt, người lao động làm việc được 05 năm thì sẽ được nhập cư ở
Romania12; và 07 năm sẽ được nhập tịch vào Romania.
So với Nhật Bản hay Hàn Quốc, lao động tại Romania có mức lương chỉ tương
đương Đài Loan. Làm việc tại đây lao động sẽ có mức thu nhập cơ bản từ 650 – 1000
USD/tháng (khoảng 14.000.000 – 22.000.000 VNĐ/tháng) chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ.
10 Vnembassy-bucharest.mofa.gov.vn (2021), Hội thảo hợp tác lao động Việt Nam-Rumania, Đại sứ quán
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ru-ma-ni, https://vnembassy-bucharest.mofa.gov.vn/vi-
vn/News/EmbassyNews/Trang/H%E1%BB%98I-TH%E1%BA%A2O-H%E1%BB%A2P-T%C3%81C-LAO-
%C4%90%E1%BB%98NG-VI%E1%BB%86T-NAM---RUMANIA.aspx. [Truy cập ngày 12/04/2023]
11 Molisa.gov.vn (2018), Việt Nam - Rumani ký kết hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=28539
[Truy cập ngày 11/04/2023]
12 Migrant.info.pl, Giấy phép cư trú dài hạn của cư dân Liên minh Châu âu, Migrantinfo.pl,
https://www.migrant.info.pl/giy-phep-cu-tru-dai-hn-ca-cu-dan-lien-minh-chau-au.html. [Truy cập ngày 12/04/2023] 16
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Nhìn chung, tình hình XKLĐ trong những năm gần đây đã có những bước
chuyển biến đáng kể về số lượng nhân công được Chính phủ hỗ trợ đi lao động ở các
nước láng giềng, cũng như về chất lượng tay nghề của người tham gia lao động. Tuy
nhiên, để đánh giá được tác động của xuất khẩu lao động đối với nền kinh tế và vấn đề
an sinh xã hội của Việt Nam, chúng ta cần phân tích sâu hơn những mặt lợi và hạn chế
của việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài. 1.3.1. Tích cực
1.3.1.1. Mức sống và trình độ lao động của người tham gia đi làm việc nước
ngoài cải thiện đáng kể
Xuất khẩu lao động là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất của Việt
Nam trong những năm trở lại đây. Việc này đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt
Nam bằng cách tăng thu nhập cho các hộ gia đình, tiền tiết kiệm gửi về được tới 89%13
để chi tiêu cho đời sống. XKLĐ còn có thể tăng cường kỹ năng và nâng cao trình độ
của lao động, từ đó đóng góp vào sự phát triển của nguồn nhân lực của đất nước.
Việc xuất khẩu lao động sang nước ngoài còn có tác động không nhỏ đến sự
phát triển của các quốc gia đang tiến hành xuất khẩu lao động. Nếu như Việt Nam có
thể tận dụng tốt nguồn nhân lực và đào tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng cao, thì
đây sẽ là một điểm thuận lợi để thu hút đầu tư và các doanh nghiệp vào Việt Nam. Đây
là tiền đề để góp phần tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa, đồng thời
giúp giảm thiểu chi phí và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.3.1.2. Xuất khẩu lao động thu hút kiều hối và làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong nước
Cụ thể hơn, XKLĐ sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước thông qua việc tăng
nguồn thu ngoại tệ. Điều này giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và làm giảm
khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển. 14 Ngoài ra,
13 Lan Hương (2023), “Vạch lá bắt sâu” trong hoạt động xuất khẩu lao động, Báo Hà Nội mới,
http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Xa-hoi/473114/vach-la-bat-sau-trong-hoat-dong-xuat-khau-lao-dong. [Truy cập ngày 09/04/2023]
14 Lô Luyện (2018), Vai trò của công tác xuất khẩu lao động, Trang thông tin điện tử xã Thanh Lâm -
Huyện Như Xuân, http://thanhlam.nhuxuan.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/tin-kinh-te-
chinh-tri/vai-tro-cua-cong-tac-xuat-khau-lao-dong. [Truy cập ngày 09/04/2023] 17
XKLĐ còn giúp tăng cường trao đổi văn hóa, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng
làm việc của người lao động.
Với hơn 90 triệu dân và trên một nửa trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang đối
mặt với tình trạng thất nghiệp cao, gây áp lực lớn lên xã hội và gây ra những vấn đề
nhức nhối trong xã hội như tội phạm, cướp giật,… Thực hiện tốt công tác xuất khẩu
lao động sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Đầu tiên, việc này giúp giảm được tệ nạn
xã hội do thất nghiệp gây ra với tỷ lệ lao động làm công ăn lương tăng từ 17,6% lên
đến 26,6% . Điều này còn tạo ra một hướng lao động tích cực cho người lao động,
giúp họ có cơ hội học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước
ngoài trang bị. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lao động cũng có thể giúp mở rộng quan
hệ đối ngoại giữa các quốc gia, tạo ra sự hợp tác và phát triển bền vững cho tương lai.
Vì vậy, cần phải chú trọng đến công tác xuất khẩu lao động và tạo ra một môi trường
thuận lợi cho hoạt động này. 1.3.2. Tiêu cực
1.3.2.1. Tình trạng xuất khẩu lao động ồ ạt gây thiếu hụt nguồn lao động trẻ trong nước
Theo như các chuyên gia đã cảnh báo, Việt Nam đang ở trong xu hướng “già
hoá dân số” và sẽ tiến đến giai đoạn “dân số già” trong khoảng 20 năm nữa. 15 Đây là
bước chuyển dịch cơ cấu tuổi sang dân số già thuộc nhóm nhanh nhất thế giới, trong
khi Nhật Bản và Trung Quốc phải mất đến 26 năm. Đến năm 2069, Việt Nam sẽ có
gần ⅓ dân số vượt quá độ tuổi lao động dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân công trong
nước, và với tình hình XKLĐ ngày càng tăng như hiện nay, vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Không chỉ với lao động chân tay, tình trạng đi sang nước ngoài làm việc và định
cư còn dấy lên lo ngại về hiện tượng chảy máu chất xám. Các chuyên gia hay tu
nghiệp sinh được cử đi từ Việt Nam để sang nước ngoài học hỏi và làm việc thường có
xu hướng muốn gia hạn hợp đồng lao động hoặc định cư lại nước vì lý do thu nhập và
mức sống ở các nước phát triển được hỗ trợ tốt hơn ở quê nhà.
15 Lan Anh (2020), Việt Nam đối mặt với dân số già, Báo Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/viet-nam-doi-mat-voi-
dan-so-gia. [Truy cập ngày 09/04/2023] 18
1.3.2.2. Lao động không được đào tạo kĩ càng trước khi sang nước ngoài và
phải đóng nhiều loại phí
Hiện nay vẫn tồn tại một số bộ phận người đi xuất khẩu lao động chưa tốt
nghiệp Trung học Phổ thông hay chưa học qua bất kì trường lớp đào tạo kỹ năng nào.
Mặc dù bên phía người sử dụng lao động đã đưa ra những điều khoản về trình độ tay
nghề của lao động nhưng bên cơ sở dạy nghề vẫn tìm đủ mọi cách để lách luật, đưa
người lao động thiếu trình độ sang nước ngoài làm việc, gây khó khăn cho cả người
lao động lẫn người sử dụng lao động.
Thêm vào đó, người tham gia xuất khẩu lao động được yêu cầu phải đóng rất
nhiều chi phí cao hơn so với quy định ở một số thị trường có thu nhập cao như: Đài
Loan hay Nhật Bản. Ví dụ như chi phí cho đơn hàng để được XKLĐ sang Nhật Bản 3
năm dao động từ 85 - 160 triệu đồng , đó 16
là số tiền rất lớn so với nhiều người đặc biệt
với Việt Nam - một quốc gia có thu nhập đầu người trung bình thấp. Vì vậy, đa số
người lao động phải vay mượn để chi trả các khoản liên quan đến chuẩn bị đi XKLĐ.
Thủ tục vay vốn đi XKLĐ của các ngân hàng còn phức tạp, mức vay thấp (cho các thị
trường có chi phí cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); Một số người lao động
phải vay tư nhân với mức cao.
Mặc dù XKLĐ có thể mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam nói
chung hay các hộ gia đình nói riêng, những hạn chế và tiêu cực của việc xuất khẩu lao
động không có kiểm soát có thể để lại hậu quả khôn lường. Nhiều trường hợp người
dân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mất tiền, mất người thân vì chưa được trang bị
đủ kiến thức về chính sách lao động sang nước ngoài ,
17 vậy nên cần phải thực sự cảnh
giác và tỉnh táo khi đưa ra bất kì quyết định liên quan đến tài chính - kinh tế nào.
1.4. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.4.1. Công tác đào tạo nghề
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Việt Nam bắt đầu XKLĐ từ
những năm 1980 đến nay và đã có mặt tại 40 quốc gia trong hơn 30 lĩnh vực, ngành
16 Soleil.com.vn (2022), Chi phí đi xklđ mới nhất 2022-2023, Soleil Investment,.Jsc,
https://soleil.com.vn/tin-tuc/chi-phi-di-xkld-nhat-ban. [Truy cập ngày 09/04/2023]
17 Duhoc-vieclam.com (2019), Những hạn chế và rủi ro trong xuất khẩu lao động và nguyên nhân, Du học
việc làm, https://duhoc-vieclam.com/nhung-han-che-va-rui-ro-trong-xuat-khau-lao-dong-va-nguyen-nhan/. [Truy cập ngày 09/04/2023] 19
nghề, mỗi năm gửi về hơn 3 tỷ USD.
18 Tuy nhiên, việc gắn kết giữa đào tạo nghề và
XKLĐ thời gian qua còn nhiều hạn chế, cơ sở dạy nghề chưa nắm được nhu cầu của
các doanh nghiệp để đào tạo còn doanh nghiệp XKLĐ thì không sâu sát với cơ sở dạy
nghề để tìm được lao động đạt trình độ tay nghề tốt.
Như vậy, đào tạo nghề là giải pháp đột phá tạo điều kiện cho người lao động có
thêm cơ hội tìm được việc làm ở nước ngoài, góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư cho dạy nghề là đầu tư lâu dài, đòi
hỏi kinh phí lớn nên không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có khả năng để đầu tư.
→ Nhà nước chủ trương tạo cơ chế mở trong việc tổ chức đào tạo cho người lao động.
Cơ chế, quy định về bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động:
Bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
Cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
Nội dung và chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động
→ Kết nối doanh nghiệp XKLĐ với các trường nghề.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp phải đàm phán,
cùng hợp tác chứ không dừng lại ở ký các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác.
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của dạy nghề, nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tập trung cho việc đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy nghề, các ngành nghề đào tạo, các chương trình đào tạo và đội ngũ
giáo viên dạy nghề để đào tạo nhân lực kỹ thuật các nghề mà thị trường nước ngoài có nhu cầu.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần phối hợp với các doanh nghiệp
XKLĐ làm tốt việc thống kê, đánh giá về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề
của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo ngành, nghề, công việc cũng như
18 Trần Hoàng Bảo Thương (2022), Gắn kết cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Tạp
chí Tài Chính, https://tapchitaichinh.vn/gan-ket-co-so-dao-tao-nghe-voi-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-
dong. [Truy cập ngày 09/04/2023] 20