Tiểu luận tổ chức thương mại thế giới - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận tổ chức thương mại thế giới - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN GIỮA K Ỳ
HỌC PHẦN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài:
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ
KẾT QUẢ CÁC HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG TỪ 1996 ĐẾN NAY
Lớp học phần: QHKTQT-QHQT48CLC.5_LT Nhóm: 6
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
Hà Nội - 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ và tên MSV 1 Trần Mai Phương QHQT48C41087 2 Trần Minh Anh QHQT48C10804 3 Trần Đình Nguyên QHQT48C11064 4 Trần Linh Nhi TTQT48C11511 5 Trần Minh An QHQT48C30768 6 Trần Ngọc Diệp QHQT48C10856 7 Trần Thị Hương Lan QHQT48C10974 8 Trần Thu Hằng QHQT48C10902 9 Trương Ánh Dương QHQT48C10870 10 Vũ Hoàng Minh QHQT48C11032 11 Vũ Minh Anh QHQT48C10815 12 Vũ Ngọc Diệp QHQT48C10858 13 Vũ Ngọc Hà QHQT48C10896 14 Vũ Thái Tuệ Minh QHQT48C11033 2 Mục lục Mục lục 3 I. Mở đầu 4 II. Nội dung 4
1. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) 4
1.1. Tóm tắt quá trình ra đời của WTO 4
1.2. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO 5
1.3. Cơ cấu tổ chức 6
1.4. Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) 6
1.4.1. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử 6
1.4.2. Nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua đàm phán 9
1.4.3. Nguyên tắc có thể dự đoán (minh bạch, cam kết) 10
1.4.4. Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng 10
1.4.5. Nguyên tắc thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế 11
1.5. Tư cách thành viên của WTO 11
1.6. Lợi ích của các quốc gia thành viên 12
1.6.1. Nhóm các quốc gia đang phát triển 12
1.6.2. Nhóm các quốc gia phát triển 13
1.7. Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO 14 2.
Kết quả các Hội nghị Bộ trưởng WTO (từ 1996 đến nay) 16
2.1 Định nghĩa và vai trò của Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 16
2.2. Kết quả các Hội nghị Bộ trưởng (từ 1996 đến nay) 16 2.3. Đánh giá 22
2.3.1. Đánh giá các Hội nghị Bộ trưởng 22
2.3.2. Đánh giá chung về WTO 24 III. Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 26 3 I. Mở đầu
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc mở cửa thương mại toàn cầu được
đưa vào danh sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình hình thành và duy trì một trật tự thế
giới mới. Trong quá trình hội nhập hoá kinh tế quốc tế và thời đại của sự liên kết toàn
cầu, các tổ chức kinh tế quốc tế đóng vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và duy
trì quy tắc thương mại quốc tế, thúc đẩy tự do thương mại, tạo ra môi trường kinh doanh
công bằng và thuận lợi cho sự phát triển toàn cầu.
Trong số các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, Tổ chức Thương mại Thế giới - World
Trade Organization (WTO) là tổ chức lớn nhất và quan trọng nhất, không chỉ là một nền
tảng, khuôn khổ quan trọng cho việc đàm phán nhằm giải quyết các vấn đề thương mại,
mà còn là tượng đài của sự hợp tác quốc tế và thương mại công bằng. Kể từ khi thành
lập đến nay, WTO đã trải qua một hành trình dài với những thách thức và cơ hội mà nó
mang lại cho cộng đồng quốc tế. Nếu như Tổ chức Thương mại Thế giới đã trở thành
trung tâm của sự hợp tác và đối thoại thương mại quốc tế, thì Hội nghị Bộ trưởng của
WTO là cơ quan quyền lực nhất, đóng vai trò tối quan trọng đối với các quyết định của
tổ chức này. Các cuộc Hội nghị Bộ trưởng WTO là những sự kiện mang tầm vóc lớn lao
trong thương mại quốc tế, với các quyết định có sức ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống
thương mại quốc tế và cả các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu
và đánh giá các Hội nghị Bộ trưởng WTO từ năm 1996 đến nay trở nên cực kỳ cấp thiết
trong việc tìm hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của tổ chức này đối với thương mại quốc tế.
Bài tiểu luận đặt ra mục tiêu cung cấp cái nhìn tổng quan về Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO, đồng thời phân tích, đánh giá các Hội nghị Bộ trưởng WTO từ năm
1996 đến nay (2023). Nhằm làm rõ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài viết trước hết sẽ
trình bày về quá trình hình thành của WTO, mục tiêu và chức năng chính của Tổ chức
Thương mại Thế giới, cùng với cơ cấu tổ chức và nguyên tắc quan trọng mà tổ chức này
đặt ra. Tiếp theo, bài tiểu luận đi sâu phân tích những kết quả đáng chú ý từ các Hội nghị
Bộ trưởng WTO từ năm 1996 đến thời điểm hiện tại, bao gồm những thành tựu và hạn
chế, đưa ra đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của WTO đối với thương mại quốc tế và sự
phát triển kinh tế toàn cầu. II. Nội dung
1. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO)
1.1. Tóm tắt quá trình ra đời của WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập thông qua Hiệp định thành
lập ký tại Marrakesh vào ngày 15/4/1994. WTO được tạo ra để thay thế và mở rộng
phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân là GATT (Hiệp định chung
về Thuế quan Thương mại). GATT được hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, 4
khi nhiều cơ chế đa biên hình thành để điều tiết hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó có
Ngân hàng Thế giới và IMF. Các quốc gia sáng lập nên GATT đã tham gia Hội nghị về
thương mại việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương
mại Quốc tế (ITO). Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình phê chuẩn, ITO không được
hình thành. Mặc dù vậy, sau 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan, 23 nước sáng lập
GATT đã ký Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào tháng 1 năm
1948, với 45.000 ưu đãi về thuế giữa các bên.
Từ thập kỷ 70, GATT đã mở rộng hoạt động và đàm phán về nhiều khía cạnh
khác nhau của thương mại quốc tế, không chỉ là về thuế quan. Đặc biệt, sau Hiệp định
Uruguay (1986-1994), GATT đã tập trung vào việc xây dựng các hiệp định và chuẩn
mực về hàng rào phi quan thuế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, hàng
nông sản, hàng dệt may, và cơ chế giải quyết tranh chấp. Để cải thiện và mở rộng hệ
thống điều tiết, các bên đã kết thúc GATT và lập ra Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) tại Marrakesh, độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc.
1.2. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO a) Mục tiêu:
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới
phục vụ cho sự phát triển ổn định bền vững và bảo vệ môi trường. Thứ hai, nâng cao
mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền
và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển các thể
chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành
viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc
cơ bản của Công pháp quốc tế: đảm bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các
nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến
khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. b) Chức năng:
Thứ nhất, thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương
mại đa phương và nhiều bên: giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các
nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ. Thứ hai, là khuôn
khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ
WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. Thứ ba, là cơ chế kiểm điểm chính
sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do
hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy
định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đổi với tất cå các
thành viên. Thứ tư, là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương
và nhiều bên. Thứ năm, thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như 5
Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và
dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
1.3. Cơ cấu tổ chức
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp:
(1) Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making
power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng (Minister Conference), Đại hội đồng WTO
(General Council), Cơ quan Giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body) và
Cơ quan Rà soát Chính sách thương mại (Trade Policy Review Body);
(2) Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa
phương, bao gồm Hội đồng Thương mại hàng hoá (Council for Trade in Goods),
Hội đồng Thương mại dịch vụ (Council for Trade in Service), và Hội đồng về
quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (Council for Trade-Related
Aspect of Intellectual Property Rights) (ba hội đồng này nằm dưới sự điều khiển
của Đại hội đồng (General Council) gồm đại diện của tất cả các nước thành viên
WTO). Dưới hội đồng (Council) là các uỷ ban (Committees) và các cơ quan giúp việc.
(3) Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính, đặc biệt là vai trò của
Tổng Giám đốc WTO và Ban Thư ký có trụ sở tại Geneva.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
Kể từ khi thành lập cho tới nay, WTO luôn cố gắng duy trì một nền thương mại
quốc tế tự do, minh bạch và công bằng. Để thực hiện được điều đó, WTO đã được xây
dựng dựa trên năm nguyên tắc cơ bản, và được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trong hệ
thống thương mại đa quốc gia1.
1.4.1. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử
Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản, mang
tính tiên quyết và quan trọng nhất đối với các thành viên tham gia của WTO. Nội dung
chính của nguyên tắc là đảm bảo thương nhân, hàng hoá, dịch vụ của các bên tham gia
thương mại không bị phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được nhấn mạnh trong đoạn 3
Lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh: “[...], loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối
quan hệ Thương mại quốc tế”2. Nguyên tắc không phân biệt đối xử được hình thành trên
hai quy chế Đối xử tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia.
1 PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO -
OMC). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 30.
2 Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại quốc tế. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8/12/2023.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hie - p dinh-Marrakes - h 204-WT - O V - B than - h la - p t - o chu - c Thuong-ma - i The-gio - i 14945.aspx 6
a) Quy chế Đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation treatment - MFN)
Quy chế Đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation treatment - MFN) được hiểu
là nếu một quốc gia thiết lập một quy chế “ưu đãi” hay “miễn trừ” thương mại nào đó
cho bất kỳ đối tác thương mại nào thì phải dành quy chế “ưu đãi” hay “miễn trừ” thương
mại này cho đối tác mà họ cam kết thực hiện chế độ MFN3. Về mặt pháp lý, quy chế
Đối xử tối huệ quốc (MFN) được ghi nhận trong Điều I Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT) 1947, Điều II Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
và Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)4.
Theo Điều I Hiệp định GATT 1947, quy chế MFN phải được bất kỳ quốc gia
thành viên nào áp dụng bên ký kết khác “ngay lập tức” và “vô điều kiện”. “Ngay lập
tức” được hiểu là những ưu đãi và miễn trừ thương mại đối với sản phẩm hàng hoá tương
tự từ các quốc gia thành viên WTO được áp dụng ngay lúc hàng hoá đang ở tại biên
giới. Ngoài ra, “vô điều kiện” được hiểu rằng quy chế MFN được thực hiện một cách tự
động, không bị ràng buộc bởi bất kỳ một điều kiện nào khác.
Một yếu tố không thể thiếu trong việc áp dụng quy chế MFN đó là tiêu chí xác
định tính “tương tự” của sản phẩm. Nghĩa vụ thực hiện quy chế MFN theo Điều I Hiệp
định GATT chỉ được thực hiện khi tồn tại “sản phẩm tương tự”. Khái niệm “sản phẩm
tương tự” lại không được giải thích một cách chính thức trong Hiệp định GATT năm
1947, 1994 hay bởi WTO. Tuy vậy, theo Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO đã đưa ra
bốn tiêu chí nhằm xác định tính “tương tự” của sản phẩm, hàng hoá: (i) đặc tính vật lý
của sản phẩm; (ii) công dụng cuối cùng của sản phẩm; (iii) thị hiếu và thói quen của
người tiêu dùng; (iv) vị trí trên biểu thuế5.
Quy chế MFN được áp dụng thông qua các ưu đãi thương mại dưới hai hình thức
chính là biện pháp tại cửa khẩu và biện pháp trong nội địa6. Biện pháp cửa khẩu là các
ưu đãi áp dụng với hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu ngay tại cửa khẩu. Biện pháp tại
cửa khẩu thường liên quan tới thuế quan, hạn ngạch, giấy phép và các biện pháp phi
thuế quan khác. Biện pháp nội địa là các ưu đãi áp dụng với hàng hoá, dịch vụ hay nhà
cung cấp của nước ngoài khi lưu thông và tiêu thụ trong nội địa. Biện pháp nội địa
thường liên quan đến thuế nội địa và các quy định khác về việc bán, phân phối sản phẩm trong nội địa.
Ngoài những quy định về thương mại quốc tế, quy chế MFN còn có một số ngoại
lệ được quy định trong các hiệp định thương mại quốc tế. Có thể kể đến những quy định
ngoại lệ như: Các ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh (Điều XX và XIII Hiệp định
3 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 27.
4 PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO - OMC). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 31.
5 WTO rules and environmental policies: key GATT disciplines. World Trade Organization. Truy cập ngày
8/12/2023. https://www.wto.org/english/tratop_e/envir_e/envt_rules_gatt_e.htm 6 General Most-Favoure -
d Nation Treatment. World Trade Organization. Truy cập ngày 9/12/2023.
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/gatt1994_art1_gatt47.pdf 7
GATT); Các ưu đãi thương mại khu vực (Điều XXIV Hiệp định GATT); Các ưu đãi
thương mại dành cho các quốc gia đang phát triển (Phần IV Hiệp định GATT); Ngoại
lệ liên quan đến trường hợp các quốc gia gần kề nhau có chung đường biên giới (Điều
XXIV, Khoản 3 Hiệp định GATT)7.
b) Chế độ đãi ngộ quốc gia (National treatment - NT)
Nhằm tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá
sản xuất trong nước, WTO đã đặt ra quy chế Đãi ngộ quốc gia (NT). Nguyên tắc này
yêu cầu hàng nhập khẩu sau khi đã được thâm nhập vào thị trường phải được đối xử
bình đẳng với hàng nội địa trong nước8. Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được áp dụng đối
với nhiều lĩnh vực từ hàng hoá, dịch vụ tới thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế
nước ngoài cũng như trong nước. Về mặt pháp lý, nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được
thể hiện tại Điều 3, Khoản 4 Hiệp định GATT (1994); Điều 17 Hiệp định GATS và Điều
3 Hiệp định TRIPs9. Về điều kiện áp dụng, nguyên tắc NT cũng tuân theo hai điều kiện
chính là sản phẩm phải có tính “tương tự” và các nước thành viên phải áp dụng một cách
“vô điều kiện và ngay lập tức”. Ngoài ra, nguyên tắc NT sẽ chỉ được áp dụng cho hàng
hoá thực sự gia nhập vào thị trường của nước nhập khẩu.
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT được thể hiện qua: (i) Thuế và lệ phí nội địa;
(ii) Quy chế mua bán nội địa; (iii) Quy chế số lượng. Về thuế và phí nội địa được quy
định trong Điều 3, Khoản 2 Hiệp định GATT yêu cầu các quốc gia thành viên không
được áp các mức thuế và lệ phí đối với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm
cùng loại trong nước hay áp dụng các biện pháp khác sử dụng thuế và lệ phí để bảo hộ
sản xuất trong nước. Về quy chế mua bán nội địa được quy định trong Điều 3, Khoản 4
Hiệp định GATT, theo đó các sản phẩm trong nước không được phân biệt đối xử với
các sản phẩm cùng loại đến từ nước nhập khẩu như áp đặt quy định về bày bán, sử dụng
hay vận tải. Về quy chế số lượng được thể hiện trong Điều 3, Khoản 5 Hiệp định GATT
yêu cầu các quốc gia không được áp đặt quy định về số lượng, tỉ lệ pha trộn, chế biến
của sản phẩm nội địa lên sản phẩm đến từ nước nhập khẩu10.
Ngoài những quy định về thương mại quốc tế, quy chế MFN còn có một số ngoại
lệ được quy định trong các hiệp định thương mại quốc tế. Có thể kể đến những quy định
ngoại lệ như: Tại Điều III Khoản 8a,b Hiệp định GATT về mua sắm chính phủ hay tại
7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8/12/2023.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hie - p dinh-chun - g ve-thu - e quan-va-thuon - g ma - i GAT - T 13898.aspx
8 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 28.
9 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế .Nxb Chính trị quốc gia. 28.
10 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8/12/2023.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hie - p dinh-chun - g ve-thu - e quan-va-thuon - g ma - i GAT - T 13898.aspx 8
Điều XVIII.c Hiệp định GATT về mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh
nghiệp non trẻ trong nội địa11.
1.4.2. Nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua đàm phán
Nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua đàm phán được hiểu là nguyên tắc
“mở cửa thị trường” hoặc “tiếp cận thị trường” nhằm đảm bảo các quốc gia thành viên
tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn12. Các quốc gia thành viên WTO
thông qua các vòng đàm phán để hạ thấp hàng rào thuế quan để từ đó thúc đẩy buôn
bán, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư. Tính từ năm 1947 - 1994, trong khuôn khổ
WTO và GATT đã thông qua tám vòng đàm phán nhằm giảm thuế, từng bước dỡ bỏ các
hàng rào phi thuế quan và thúc đẩy thương mại quốc tế tự do13.
Về mặt pháp lý, nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua đàm phán được quy
định tại Điều II và Điều XI GATT (1994), Điều XVI GATS. Đồng thời, nguyên tắc này
còn được ghi nhận trong Hiệp định Marrakesh: “[...] Xây dựng một cơ chế thương mại
đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn, trên cơ sở kết quả của những nỗ lực tự do hoá
thương mại từ trước tới nay và toàn bộ kết quả của vòng Uruguay đối với các đàm phán
thương mại đa biên”14. Theo Điều II GATT (1994) quy định về cắt giảm hàng rào thuế
quan và cam kết mức thuế trần, các nước thành viên WTO phải dành cho hàng hoá của
các quốc gia thành viên khác mức thuế không cao hơn mức thuế mà nước đó áp dụng
đối với hàng hoá tương tự của nước khác. Đồng thời, các quốc gia thành viên cần cam
kết áp dụng một mức thuế trần và không nâng mức thuế quan đối với một sản phẩm cao
hơn mức đã thoả thuận. Theo Điều XI GATT (1994) quy định về hạn chế áp dụng các
biện pháp hạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu, các quốc gia thành viên cần thực
hiện nghĩa vụ chung là không áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng đối với hàng hoá
xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, các biện pháp hạn chế số lượng bao gồm biện pháp
hạn ngạch xuất khẩu, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu theo giấy phép và biện pháp
hạn chế số lượng nhập khẩu theo hạn ngạch tự do phân phối. Theo Điều XVI GATS quy
định về các quốc gia thành viên cam kết mở rộng quyền tiếp cận thị trường đối với hàng
hoá và dịch vụ cho các nước khác trong khuôn khổ hoạt động của WTO15.
Ngoài những điều được quy định, nguyên tắc tự do hoá thương mại thông qua
đàm phán còn có một số ngoại lệ khác. Có thể kể đến các ngoại lệ như Ngoại lê liên
11 2018. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - World Trade Organization. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam. Truy cập ngày 9/12/2023. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-s - o s - u kien-nhan-chung/t - o chu - c quoc- te/to-chu - c thuong-ma - i the-gio - i wt - o worl - d trade-organizatio - n wt - o 3329
12 PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO - OMC). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 32.
13 PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO - OMC). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 32.
14 Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại quốc tế. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8/12/2023.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hie - p dinh-Marrakes - h 204-WT - O V - B than - h la - p t - o chu - c Thuong-ma - i The-gio - i 14945.aspx
15 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - GATS. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 9/12/2023.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hie - p dinh-Chun - g 203-WT - O V - B thuon - g ma - i Dic - h vu-GAT - S 14944.aspx 9
quan đến an ninh tại Điều XXI GATT, Ngoại lệ trong trường hợp mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế tại Điều XII và Điều XVIII GATT, Trường hợp miễn trừ nghĩa vụ
được quy định tại Điều IX, khoản 3 Hiệp định Marrakesh16.
1.4.3. Nguyên tắc có thể dự đoán (minh bạch, cam kết)
Trong khuôn khổ hoạt động của WTO, các quốc gia thành viên phải tuân thủ theo
nguyên tắc có thể dự đoán hay còn được gọi là nguyên tắc minh bạch, cam kết. Nguyên
tắc này được quy định trong Điều X GATT, Điều III GATS và trong Hiệp định rà soát
thương mại (TPRM). Theo đó, WTO yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ thực hiện
các chính sách thương mại của mình một các minh bạch đồng thời cam kết không tạo ra
những thay đổi bất lợi cho nền thương mại quốc tế. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự
ổn định và minh bạch cho môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó khuyến khích các doanh
nghiệp và nhà đầu tư của các quốc gia thành viên tham gia vào hoạt động thương mại
quốc tế. WTO quy định các nước thành viên phải thực hiện các biện pháp minh bạch
hoá các chính sách thương mại của mình bao gồm: (i) Công bố các chính sách thương
mại một cách kịp thời và đầy đủ; (ii) Cung cấp các thông tin liên quan đến các thủ tục
thương mại; (iii) Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan tham gia vào quá trình
xây dựng và thực thi chính sách thương mại. Ngoài ra, WTO quy định các nước thành
viên phải cam kết thực hiện các biện pháp ràng buộc các chính sách thương mại của
mình, bao gồm: (i) Tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại quốc tế; (ii)
Tuân thủ các quy định của WTO17.
1.4.4. Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng
Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng được WTO đặt ra nhằm tăng cường
cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công
bằng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong các điều khoản sau: Điều VI và Điều XVI
GATT, Hiệp định về chống phá giá (ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (SCM), Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA), Hiệp định về định giá hải quan
(ACV),..18Bên cạnh đó, WTO cũng có nhiều hiệp định khác nhau trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên.
Theo nguyên tắc này, WTO quy định như sau: (i) Ngăn chặn các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh như độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,…; (ii) Tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại như giảm thiểu các rào cản thương mại,
đơn giản hoá thủ tục hải quan; (iii) Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh như
16 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 29.
17 2019. Transparency and notification requirements. WTO OMC. Truy cập ngày 9/12/2023.
https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/transparency_anna_varyanik_12_feb_2019.pdf
18 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 31. 10
trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm,…19 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong thương mại quốc tế như bán phá giá, trợ cấp cho hàng hoá đều được cấm bởi WTO.
1.4.5. Nguyên tắc thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế
Nguyên tắc thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế là điều kiện đặc biệt dành
những ưu đãi thương mại cho các thành viên đang và kém phát triển trong WTO. Ưu
đãi đầu tiên là miễn/giảm nghĩa vụ tự do hoá thương mại trong việc thực hiện các hiệp
định của WTO20. Theo Hiệp định Về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực
vật (SPS) tại Điều 9, 10 và 14, các nước thành viên nhất trí tạo điều kiện và giúp đỡ các
thành viên đang và chậm phát triển trong lĩnh vực công nghệ xử lý, nghiên cứu cơ sở hạ
tầng và đào tạo21. Thời gian áp dụng các điều khoản trong Hiệp định sẽ được kéo dài
hơn cho các thành viên kém phát triển trong 5 năm, đối với các nước đang phát triển là
2 năm. Ưu đãi thứ hai là các nước kém và đang phát triển sẽ được nhận sự hỗ trợ đặc
biệt của WTO và các thành viên phát triển22. Trong khuôn khổ WTO quy định Đối xử
đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment) dành riêng cho các quốc gia
kém và đang phát triển. Theo đó, các thành viên kém và đang phát triển có thể được
miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, thời gian thực hiện các điều khoản
được kéo dài hơn … so với các thành viên phát triển khác.
Những ưu đãi trên được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc “Hệ thống ưu đãi
phổ cập” (Generalized System of Preference - GSP). Trong khuôn khổ GSP, các nước
phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm
mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa
vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN23.
1.5. Tư cách thành viên của WTO
Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ
có các quốc gia có chủ quyền mà có cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng
Không, Macao, Đài Loan. Có hai loại thành viên theo quy định của WTO là: 1) thành
viên sáng lập - các thành viên ký kết GATT-1947 (Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại - The General Agreement on Tariffs and Trade) và các nước phê chuẩn Hiệp
định thành lập WTO trước ngày 31/12/1994; và 2) thành viên gia nhập - các thành viên
gia nhập WTO sau ngày 1/1/1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia
19 Director-General Pascal Lamy. 1995. Understanding the WTO. World Trade Organization.
https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/utw_chap1_e.pdf
20 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 32.
21 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật -
SPS. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày
9/12/2023. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Mo - i truong/Hie - p dinh-a - p dung-bien-phap-kiem-dich- dong-thu - c vat-SP - S 1994-14278.aspx
22 Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. 2004. Tìm hiểu tổ chức thương mại quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia. 32.
23 PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới (WTO - OMC). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 33. 11
nhập với tất cả các nước thành viên của WTO. Quyết định gia nhập phải được Đại hội
đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất ⅔ số phiếu thuận. Đến nay đã có 164 nền
kinh tế là thành viên của WTO.
Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định
của từng nước. Điều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả
việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng
kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi tổ chức này.
Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ
sở tương ứng với phần của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu
là 0,03% ngân sách của WTO.
1.6. Lợi ích của các quốc gia thành viên
1.6.1. Nhóm các quốc gia đang phát triển
Việc gia nhập WTO có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các quốc đang
phát triển. Thứ nhất, khi tham gia vào WTO, tất cả hàng hoá, dịch vụ của các nước đang
phát triển đều được đối xử theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Thông
qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, các nước nhỏ và yếu sẽ được
bảo vệ trước các hành động về chính sách thương mại mang tính phân biệt của những
nước lớn và có quyền lực24. Thứ hai, các rào cản thương mại buộc phải cắt giảm, các
biện pháp hạn chế định lượng bị cấm sử dụng. Điều này tạo điều kiện cho các nước
thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển gia tăng cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Thứ ba, sản xuất trong nước ngày càng được chú
trọng hơn nhờ việc xuất khẩu được đẩy mạnh. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng thêm lao động
của các doanh nghiệp cũng tăng lên, góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại các nước
đang phát triển. Tất nhiên, cũng có những trường hợp giao thương cạnh tranh dẫn đến
người lao động bị mất việc, nhưng sự thật là thương mại tự do mang đến nhiều mặt tích
cực hơn cho vấn đề việc làm và ngược lại, chủ nghĩa bảo hộ chắc chắn không phải là
giải pháp cho vấn đề này25.
Thứ tư, khi tham gia và hoạt động tích cực với tư cách là thành viên của WTO,
các nước đang phát triển sẽ có điều kiện tạo dựng môi trường kinh tế, chính trị ổn định
và tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế giới. Từ đó, các quốc gia đang phát triển
có cơ hội mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế và thu hút nhiều nguồn vốn nước
ngoài hơn. Thứ năm, các nước đang phát triển còn có thể tiếp cận được các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý khi tham gia vào mạng lưới của
WTO. Với mục tiêu tạo cân bằng cho cán cân kinh tế thế giới, tổ chức này đã sớm đề ra
nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm giúp đỡ các thành viên đang phát triển.
24 Phan Minh Ngọc. 2006. Ba đóng góp quan trọng của WTO. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính. Truy cập
ngày 10/12/2023. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tie - t tin?dDocName=BTC335344.
25 World Trade Organization. 1999. 10 benefits of the WTO trading system.
https://depts.washington.edu/wtohist/Research/documents/10benefits.pdf. 12
Theo đó, các nước này có thể được nhận hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc được hưởng một
số ưu đãi khác như hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong giải quyết tranh chấp,
trong thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật,...26 Thứ sáu, di chuyển lao động giữa các nước
thành viên WTO trở nên thuận tiện hơn, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước
đang phát triển. Người dân trong nước có thể dễ dàng “xuất khẩu" nhờ việc mở cửa thị
trường lao động, nới lỏng các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân và việc
thiết lập các quan hệ hợp tác về thương mại, kinh tế, lao động.27 Đồng thời, các chuyên
gia nước ngoài cũng có sẽ điều kiện tới trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, giúp nâng
cao kỹ năng và trình độ của lao động trong nước, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.6.2. Nhóm các quốc gia phát triển
Tuy vai trò của các nước đang phát triển đang tăng lên, các nước phát triển vẫn
giữ lợi thế chi phối nhiều vấn đề trong WTO. Đối với quá trình ra quyết định, về lý
thuyết, quá trình ra quyết định của WTO rất dân chủ. Mỗi thành viên WTO chỉ có quyền
bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, chỉ
các nước có mặt tại cuộc họp mới đủ điều kiện để đưa ra sự phản đối, trong khi một số
nước nghèo thường không được mời tham dự hoặc thậm chí không có khả năng tài chính
để cử đại biểu và đại diện thường trực tại trụ sở WTO ở Geneva28. Đối với vấn đề nông
nghiệp, các nước phát triển áp dụng tiêu chuẩn kép, vừa ủng hộ tự do hoá, vừa duy trì
mức độ bảo hộ cao trong nông nghiệp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nước đang phát
triển. Mỹ và EU đã sử dụng trợ cấp xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp
cũng như hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ người nông dân trong nước. Những chính
sách này “đã làm mất dần nguồn thu nhập duy nhất của rất nhiều người trong tổng số
2,5 tỷ người hiện sống phụ thuộc vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển”29.
Đối với thương mại dịch vụ (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ-GATS),
các công ty xuyên quốc gia (TNC) của các nước phát triển có vị trí tốt để tận dụng lợi
thế tự do hoá và chiếm lĩnh thị trường hơn các nước đang phát triển.Các công ty này đã
có kinh nghiệm hoạt động độc quyền lâu năm trong nền kinh tế quốc tế, cũng như có
nguồn tài chính dồi dào, giúp họ có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng
quy mô sản xuất, thâm nhập thị trường mới nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối với hiệp
định thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), các hiệp định TRIPS không
tính đến mức độ phát triển khác nhau giữa các nước, làm hạn chế tiếp cận công nghệ
của các nước nghèo. Về bản chất, mục đích của TRIPs là “xây dựng trong lòng các nước
26 Võ Anh Phúc. 2020. Những đối xử đặc biệt và khác biệt của tổ chức thương mại thế giới (WTO) dành cho
những nước đang phát triển. Tạp chí Công Thương. Truy cập ngày 10/12/2023. https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/nhung-doi-xu-dac-biet-va-khac-biet-cu - a t - o chu - c thuon - g mai-th - e gio - i wt - o dan - h ch - o nhun - g nuo - c dan - g pha - t trien-76102.htm.
27 2007. Cơ hội và Thách thức về nguồn nhân lực khi gia nhập WTO. Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội. Truy cập ngày 10/12/2023. https://www.molisa.gov.vn/baiviet/13300?tintucID=13300.
28 Trần Thị Quỳnh Hoa. 2015. WTO và lộ trình cân bằng lợi ích giữa các nhóm nước.” Cổng Thông tin điện tử
Bộ Tài chính. Truy cập ngày 10/12/2023. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tie - t tin?dDocName=BTC073466.
29 Bích Hạnh. 2005. Nhức nhối vấn đề trợ cấp nông nghiệp. Nhân Dân. Truy cập ngày 10/12/2023.
https://nhandan.vn/nhuc-nhoi-van-de-tr - o ca -
p nong-nghiep-post520314.html. 13
thành viên một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn, qua đó, các nước giàu
có thể tăng chi phí bán các bằng sáng chế”30. Lợi thế vẫn nghiêng về phía các nước phát
triển, trong khi các nước đang phát triển lại phải khai thác lợi ích từ các kẽ hở của hệ
thống chưa hoàn thiện hoặc chịu thiệt thòi khi phải trả giá cao cho các công nghệ thiết
yếu mà bản thân quốc gia đó chưa thể tự sản xuất được.
1.7. Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Sau 16 năm, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con
đường hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam liên tục có sự bứt phá và đạt
được nhiều thành tựu ấn tượng.
Thứ nhất, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Tất cả các
đối tác đàm phán song phương gia nhập WTO thời đó bây giờ đều trở thành đối tác
chiến lược và đối tác toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam, như Hoa Kỳ, Ấn Độ,
EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Anh, New Zealand…
Thứ hai, về thương mại, theo Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới năm
2020 của WTO: trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt
Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị
trí thứ 23 vào năm 2019. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt
thặng dư với giá trị tăng dần qua các năm - từ 1,77 tỷ USD năm 2016 lên 11,2 tỷ USD
năm 2022, trong đó đạt kỷ lục năm 2020 với 19 tỷ USD. Năm 2022, mặc dù vẫn còn
chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 cũng như xung đột địa chính trị trên toàn thế
giới, Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương mại 10,68 tỷ USD. Theo đánh giá và xếp hạng
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 10 năm, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn
cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện, từ thứ hạng 68/131 vào năm 2007 đã lên thứ hạng
67/141 nền kinh tế vào năm 2019.
Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt. Theo số liệu từ Hội nghị Liên hợp quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì đến năm 2021, Việt Nam đã nằm trong
danh sách 20 quốc gia xuất khẩu hàng hóa cao nhất thế giới. Tỷ trọng hàng công nghiệp
chế biến đã tăng từ 18,6% kim ngạch xuất khẩu năm 2006 lên mức 89% năm 2022 - cho
thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta cũng liên tục có sự cải thiện theo chiều
hướng tích cực. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã tăng nhanh từ 9
mặt hàng năm 2006 lên 25 mặt hàng năm 2016 và 32 mặt hàng vào năm 2022 (trong đó
6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD). Nếu như năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam chỉ ở mức 84,7 tỷ USD, thì đến năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đã tăng gần 800%, lên 668,5 tỷ USD.
30 2010. Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ. Truy cập ngày 10/12/2023.
https://www.most.gov.vn/thanhtra/Pages/ChiTietTin.aspx?groupID=1&IDNews=262&tieude=ChiTietHoiDap.as px&chID=31. 14
Thứ tư, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài, thu hút
đều một lượng lớn FDI qua các năm. Tính lũy kế đến tháng 10/2022, Việt Nam đã thu
hút được hơn 35.895 dự án FDI từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng
ký 435,2 tỷ USD. Nhiều dự án FDI có tổng vốn đăng ký lớn, tập trung vào các ngành có
tính cạnh tranh cao như điện thoại, điện tử… Những kết quả trên đạt được một phần lớn
nhờ việc mạnh dạn mở cửa nền kinh tế của Việt Nam với việc tham gia các FTA. Tính
tới tháng 8/2023, Việt Nam đã ký kết 15 FTA và trong đó, thực thi 14 FTA (trong đó có
các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP) và đang đàm phán 03 FTA khác31.
Thứ năm, kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng dương. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã giúp kinh tế Việt Nam đạt được tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ổn
định trong nhiều năm liên tục. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2020 đạt mức bình
quân 6,57%. Đây là con số khá cao bởi đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều
biến động như suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2012 và khủng hoảng kinh tế do
dịch bệnh Covid năm 2019 - 2021.
Thứ sáu, đội ngũ doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng tăng. Chúng ta có đội
ngũ trên 800 nghìn doanh nghiệp, đất nước có thêm 6 tỷ phú USD theo danh sách tỷ phú
thế giới năm 2023 do Forbes công bố, tiêu biểu như: Chủ tịch VinGroup Phạm Nhật
Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long32.
Thứ bảy, bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên hợp
quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ vị trí 57
vào năm 2018 và 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015
xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là trên 1,4% mỗi năm.
Như vậy, gia nhập WTO chính là một cú hích quan trọng trong quá trình hội nhập
và phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau 16 năm gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới, Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những quốc
gia có trao đổi thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Những thành
tựu đó đã giúp Việt Nam liên tục tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, thu nhập cho người
lao động, từ đó gia tăng mức sống cho người dân nói chung. Những thành tựu của việc
gia nhập WTO và quá trình hội nhập kinh tế đồng thời cũng là cơ sở để chúng ta hội
nhập những lĩnh vực khác về văn hóa, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật…
31 TTWTO VCCI. Tổng Hợp Các FTA Của Việt Nam Tính Đến Tháng 8/20 3 2 . Trungtamwto.vn.
https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-ton - g hop-ca - c ft - a cu - a viet-nam-tin - h den-than - g 112018
32 VTV Báo Điện tử. 2023. Việt Nam Còn 6 Tỷ Phú USD Trong Danh Sách Của Forbes. Báo Điện tử VTV.
05/4/2023. https://vtv.vn/kinh-te/vie - t nam-co - n 6-ty-ph - u us - d trong-dan - h sac - h cu - a forbes-
20230405103002281.htm#:~:text=T%E1%BB%95ng%20c%E1%BB%99ng%2C%206%20t%E1%BB%B7%20 ph%C3%BA 15
2. Kết quả các Hội nghị Bộ trưởng WTO (từ 1996 đến nay)
2.1 Định nghĩa và vai trò của Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hội nghị Bộ trưởng WTO (Ministerial Conference) là cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định cao nhất của tổ chức này, với mỗi lần họp diễn ra cách nhau 2 năm.33 Thành
phần tham dự bao gồm đại diện quốc gia cấp Bộ trưởng. Tại Điều IV tại Hiệp định
Marrakesh về việc thành lập WTO năm 1995 có quy định rằng Hội nghị Bộ trưởng34.
Như vậy, Hội nghị Bộ trưởng WTO được quyền thực hiện các chức năng cơ bản sau:
thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ
cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; thứ hai, thúc đẩy sự phát
triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các
nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc
biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng
trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này
và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
và cuối cùng, nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành
viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng35.
Bên cạnh đó, Hội nghị Bộ trưởng cũng có thẩm quyền quyết định về tất cả các
vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO. Ngoài ra, Hội
nghị BT cũng có nhiệm vụ thiết yếu trong khâu tổ chức nhân sự khi tổng giám đốc WTO
do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Quyền hạn và trách nhiệm của
Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trưởng quyết định. Tính đến nay, đã có 12 Hội nghị Bộ
trưởng WTO diễn ra. Hội nghị lần thứ 13 dự kiến sẽ diễn ra tại thủ đô Các Tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất - Abu Dhabi từ ngày 26-29/02 năm sau.
2.2. Kết quả các Hội nghị Bộ trưởng (từ 1996 đến nay)
33 World Trade Organisation, Ministerial Conference s
https://www.wto.org/english/thewto_e/minist_e/minist_e.html
34 PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn. 2008. Giáo trình Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO - OMC). NXB Chính trị quốc gia Hà Nội: 24.
35 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - World Trade Organization (WTO), 10/01/2018.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-s - o s - u kien-nhan-chung/t - o chu - c quoc-te/t - o chuc-thuon - g ma - i th - e gio - i wto-world-trad - e organizatio - n wto-3329 16 Hội Thời Bối cảnh Kết quả nghị Bộ gian,
trưởng Địa điểm WTO MC1 09-
- Chiến tranh Lạnh kết Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13/12/19
thúc. Các nước Đông nhất, các Bộ trưởng: 96,
Âu và Liên Xô cũ đã -Thông qua Tuyên bố Bộ trưởng, trong đó Singapor
chuyển đổi sang nền tái khẳng định sự ủng hộ của các thành viên e,
kinh tế thị trường và hội WTO đối với hệ thống thương mại đa
128 thành nhập vào nền kinh tế thế phương và đề ra chương trình làm việc của viên giới. WTO trong vài năm tới;
- Sự gia tăng của toàn - Thông qua Kế hoạch hành động toàn diện
cầu hóa đã tạo ra những dành cho các nước kém phát triển nhất;
cơ hội mới cho thương - Thành lập các nhóm làm việc thường trực
mại và đầu tư quốc tế.
về ba vấn đề: minh bạch trong mua sắm
- Sự phát triển của các chính phủ, thương mại và đầu tư, chính sách
công nghệ mới đã tác cạnh tranh. Ngoài ra, chỉ đạo Hội đồng
động mạnh mẽ đến Hàng hóa xem xét các cách có thể để đơn
thương mại quốc tế, đặc giản hóa thủ tục thương mại, một vấn gọi là
biệt là trong lĩnh vực “tạo thuận lợi thương mại” (4 vấn đề thương mại điện tử. Singapore);
- Thương mại thế giới - Hội nghị tạo cơ hội cho 28 thành viên đàm tăng trưởng mạnh.
phán Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA)
nhằm loại bỏ thuế quan trong hoạt động
buôn bán các sản phẩm máy tính trị giá 500 tỷ USD vào năm 200036. MC2 18-
- Kỷ niệm 50 năm hệ Kết thúc Hội Bộ trưởng WTO lần thứ hai, 20/05/19
thống thương mại đa các Bộ trưởng: 98, phương GATT/WTO.
- Thông qua Tuyên bố Bộ trưởng, tái khẳng Geneva,
- Sự mở cửa thị trường định cam kết của các thành viên đối với hệ
Thụy Sĩ, ngày càng rộng rãi hơn. thống thương mại đa phương dựa trên quy
132 thành - Thương mại thế giới tắc và ghi nhận việc thực hiện Hiệp định viên tiếp tục tăng trưởng. Công nghệ Thông tin;
- Khủng hoảng tài chính - Thông qua Tuyên bố WTO về Thương mại
châu Á 1997: gây mất điện tử toàn cầu: ghi nhận tầm quan trọng
giá tiền tệ và bất ổn ngày càng tăng của thương mại điện tử và
chính trị, gia tăng tâm lý thành lập một chương trình làm việc để xem
bảo hộ, chống phương xét tất cả các vấn đề liên quan đến thương
36 Focus, WTO’s official newsletter. 1997. Success in Singapore .Www.wto.org. Tháng 1/1997.
https://www.wto.org/english/res_e/focus_e/focus15_e.pdf. 17
Tây ở các nước châu Á mại điện tử. như Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc37. MC3 30/11-
- Sự mở cửa thị trường Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 03/12/19
tiếp tục được rộng mở. 3, các Bộ trưởng: 99,
- Thương mại thế giới - Đã không thông qua một tuyên bố chung Seattle, tăng trưởng.
nào. Sức ép bên ngoài cũng như khác biệt
Washingt - Tâm lý chủ nghĩa bảo quá lớn giữa các chương trình nghị sự của on, Mỹ,
hộ gia, phi toàn cầu hóa các quốc gia là nguyên nhân chính đằng sau
135 thành gia tăng: từ 28/11- thất bại này. viên 03/12, 60.000 người
+ Liên minh châu Âu muốn phát động
được ước tính đã đổ bộ
vòng đàm phán Thiên niên kỷ, bao ra đường phố Seattle
gồm hàng loạt các vấn đề: nông
biểu tình phản đối cuộc
nghiệp, dịch vụ, thuế quan, đầu tư,
hội nghị bộ trưởng38.
tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường.
+ Chương trình nghị sự Mỹ: tập trung
vào nông nghiệp, dịch vụ và thuế
quan cũng như tiêu chuẩn lao động
và bảo vệ môi trường.
+ Các nước đang phát triển và kém
phát triển LDCs phản đối kịch liệt
các vấn đề không nằm trong thương
mại như tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường39.
+ Mâu thuẫn lớn trong vấn đề trợ cấp
nông sản: Mỹ yêu cầu phải cắt giảm
các trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo
hội nhập kinh tế, EU cho rằng mặt
hàng nông nghiệp có tính đặc thù,
không thể cắt giảm trợ cấp hơn nữa40. MC4 9-
- Sự mở cửa thị trường Kết thúc hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4, các 14/11/20
tiếp tục được rộng mở, bộ trưởng:
01, Doha, toàn cầu hóa vẫn là xu - Thông qua Tuyên bố Bộ trưởng, đưa các
37 NCQT. 2013. Xử Lý Cuộc Khủng Hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc. Nghiên Cứu Quốc Tế. 1/06/ 2013.
https://nghiencuuquocte.org/2013/06/01/11-xu-l - y cuo - c khung-hoang-cha - u a-im - f v - a ha - n quoc/.
38 Casey-Sawicki, K.. Seattle WTO protests of 1999. Encyclopedia Britannica. Truy cập 21/11/2023.
https://www.britannica.com/event/Seattle-WT - O protests-of-1999.
39 Nicholas Bayne. 2000. Why Did Seattle Fail? Globalization and the Politics of Trade. 35(2), 131–151.
40 Nhìn Lại về Thỏa Thuận Của WTO Đối Với Trợ Cấp Nông Sản Xuất Khẩu. 2016. Moit.gov.vn. 21/01/2016.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/quo - c te/nhi - n la - i ve-thoa-thuan-cu - a wt - o do - i vo - i tro-ca - p non - g san-xuat.html. 18 Qatar,
hướng chủ đạo của phát cuộc đàm phán đang diễn ra về nông nghiệp 142 thành triển.
và dịch vụ vào một chương trình nghị sự viên
- Thương mại thế giới rộng hơn mang tên “Chương trình Nghị sự
tăng trưởng chậm lại41. Phát triển Doha”, chính thức khởi động
- Vụ tấn công khủng bố vòng đàm phán Doha.
ngày 11/9 vào tòa tháp - Thông qua Tuyên bố về Hiệp định về
đôi TTTM Thế giới đã Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương
dấy lên lo ngại về an mại (TRIPS) và sức khỏe cộng đồng cho
ninh và an ninh kinh tế phép chính phủ sử dụng hiệp định này một thế giới.
cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề sức khỏe.
- Phê chuẩn Trung Quốc gia nhập tổ chức vào ngày 10 tháng 11. MC5 10-
- Tăng trưởng thương Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 14/09/20
mại thế giới có xu 5, các Bộ trưởng: 03,
hướng giảm so với thập - Đã không thông qua một tuyên bố chung Cancún, niên 90. nào. Mexico,
+ Hội nghị lần này được trông đợi 147 thành
nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn viên
đọng giữa các nước thành viên để
tiến tới hoàn thành mục tiêu đàm
phán tự do hóa thương mại vào 2005
để ra trong Chương trình Nghị sự
Phát triển Doha. Tuy vậy, mục tiêu trên đã thất bại.
+ Các nước phát triển nhưu Mỹ, EU,
Nhật Bản không chịu nhượng bộ
trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp và
một số vấn đề khác liên quan đến
quyền lợi của các nước này tại nước đang phát triển.
+ Các nước đang phát triển ngày một
thể hiện lập trường của mình rõ ràng
và kiên định hơn nhằm đấu tranh
giành quyền lợi chính đáng trong tổ chức. MC6 13-
- Thương mại thế giới Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 18/12/20
tăng trưởng mạnh mẽ 6, các Bộ trưởng:
41 WTO News. World Trade Slows Sharply in 2001 amid the Uncertain International Situation - Press 249.
19/10/2001. Www.wto.org. https://www.wto.org/english/news_e/pres01_e/pr249_e.htm. 19 05, trở lại.
- Thông qua Tuyên bố Bộ trưởng và được Hồng
- Ấn Độ và Trung Quốc coi là cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo Kông,
nổi lên là những nền nhằm hoàn tất Vòng đàm phán Doha vào Trung
kinh tế năng động, đóng năm 2006. Các yếu tố chính của Tuyên bố Quốc,
vai trò ngày càng quan bao gồm:
149 thành trọng trong thương mại
+ Tái khẳng định cam kết thành viên; viên quốc tế.
+ Các Thành viên cam kết xóa bỏ mọi
hình thức trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp vào năm 2013;
+ Hạn chót cho mô hình tiếp cận thị
trường nông nghiệp và phi nông sản
là ngày 30 tháng 4 năm 2006;
+ Thỏa thuận về vấn đề cotton;
+ Các nước phát triển và các nước
đang phát triển có năng lực cam kết
cung cấp quyền truy cập miễn thuế
và hạn ngạch cho hầu hết hàng hóa
từ các nước kém phát triển nhất
(Sáng kiến Hỗ trợ thương mại). MC7 30/11-
- Khủng hoảng tài chính Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 2/12/200
2007-2008 bắt đầu tại 7, các Bộ trưởng: 9,
Mỹ đã dẫn đến suy thoái - Đã không thông qua một tuyên bố chung Geneva,
kinh tế trên nhiều nước nào. Thay vào đó là bản Tóm tắt Chủ tịch, Thụy Sĩ, phát triển. trong đó:
153 thành - Thời gian gần đó cũng
+ Nhấn mạnh cam kết của các thành viên
đã xảy ra lần lượt các
viên về việc kết thúc Vòng đám phán
khủng hoảng lương thực Doha trong 2010;
và khủng hoảng dầu mỏ.
+ Nêu lên quan ngại về sự gia tăng các - Thương mại thế giới
hiệp định thương mại song phương sụt giảm sau khủng và khu vực; hoảng tài chính toàn
+ Nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo cầu.
điều kiện gia nhập WTO, đặc biệt
với các nước kém phát triển nhất;
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của Sáng
kiến Hỗ trợ thương mại (Aid for Trade). MC8 15-
- Khủng hoảng nợ công Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 17/12/20
châu Âu, nền kinh tế Mỹ 8, các Bộ trưởng: 11,
phục hồi chậm và một - Đã không thông qua một tuyên bố chung 20