Tiểu luận Triết học - Đề tài: Lý luận về triết lý kinh doanh và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
1.1.1. khái niệm triết lý:Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâusắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: Lý luận về triết lý kinh doanh và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề: Cở sở lý luận
1.1Cơ sở lý luận triết học 1.1.1 khái niệm triết lý:
1.1.2 Khái niệm triết lý kinh doanh
1.1.3 Khái niệm triết lý về đạo đức kinh doanh
1.1.4 Vai trò của triết lý kinh doanh
1.1.5 Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh 1.2Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh
2. Giải quyết vấn đề
2.1Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh
2.2Nội dung cơ bản của văn bản triết lý kinh doanh
2.3Thực trạng về việc ứng dụng triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.4Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 3. Kết luận
1. Đặt vấn đề: Cở sở lý luận
1.1.Cơ sở lý luận triết học
1.1.1. khái niệm triết lý: lOMoAR cPSD| 45148588
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu
sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định
hướng cho hành động của con người.
1.1.2. Khái niệm triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn
kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể
kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
1.1.3. Khái niệm triết lý về đạo đức kinh doanh •
Đây là hệ thống những giá trị mà doanh nghiệp sử dụng vừa để định hướng, vừa làm
thước đo hành vi ứng xử của các thành viên trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại
như: Quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con
người với xã hội và trong bản thân các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn cụ thể của
mỗi cá nhân. Tư tưởng trong triết lý về đạo đức kinh doanh chứa đựng cả tư tưởng
nguyên tắc đạo đức lẫn các trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp hay tổ chức cần thực
hiện trong tiến trình quản trị chiến lược. •
Trong thực tế, triết lý về đạo đức kinh doanh vừa liên quan đến đạo lý, vừa liên quan
đến pháp lý mà các nhà quản trị muốn vạch ra để định hướng triển khai văn bản qui tắc
đạo đức kinh doanh thông qua các điều khoản cụ thể trong tiến trình tổ chức thực hiện
chiến lược. Những tiêu chuẩn về đạo lý và pháp lý ở từng quốc gia trên thế giới không
hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi hình thành tư tưởng đạo đức và trách nhiệm xã hội
trong triết lý về đạo đức kinh doanh, các nhà quản trị cần nghiên cứu các yếu tố thuộc
môi trường pháp lý và văn hóa ở mỗi khu vực thị trường một cách cẩn thận nhằm quyết
định các điều khoản liên quan thích nghi với môi trường kinh doanh hay môi trường hoạt động. •
Các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển thường triển khai triết lý về đạo đức
kinh doanh thành văn bản “Qui tắc đạo đức kinh doanh” cụ thể khi tiến hành tổ chức
thực hiện các chiến lược và phổ biến rộng rãi cho toàn thể các thành viên của tổ chức
ở các chi nhánh theo khu vực địa lý để mọi người cùng hiểu và thực hiện. Nội dung cơ
bản của văn bản này là giống nhau, nhất là những tiêu chuẩn đạo đức được thừa nhận
rộng rãi khắp mọi nơi như mối quan hệ trong ứng xử giữa con người với con người,
những phần khác có thể điều chỉnh để thích nghi với văn hóa địa phương.
1.1.4. Vai trò của triết lý kinh doanh •
Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lượccủa doanh
nghiệp Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 45148588 •
Triết lý kinh doanh có vai trò: Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh
nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh
nghiệp vàchuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. Nội dung của triết
lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến
lược một cách hiệu quả. Một kế hoạch mang tínhchiến lược bắt đầu với việc xác định
một triết lý kinh doanh một cách rõ ràng. Triếtlý kinh doanh được xem là bước chuẩn
bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược.Triết lý kinh
doanh là cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức. . Sứ mệnh hay mục
đích của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnhhưởng đến các bộ phận
chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự. •
Một bộ phận chuyên môn phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của công ty để viết ra
mục tiêu của bộ phận mình.Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý kinh doanh là một
văn bản pháp lý và cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng,
có tính chiến lược. Theo Peters & Waterman, nhờ có sự định hướng của triết lý kinh
doanh mà những nhà quản lý có được “chìa khoá vàng” mở cánh cửa thành công. +
Triết lý kinh doanh là một công cụ để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một
phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh cung cấp các giá trị,
chuẩn mực hành vi nhằm tạo nênmột phong cách làm việc , sinh hoạt chung của doanh
nghiệp, đậm đà văn hoá củatổ chức đó. Với việc vạch ra lý tuởng và mục tiêu kinh
doanh thể hiện ở phần sứ mệnh,triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức
đầy đủ về lý tưởng, về côngviệc trong một môi trường văn hoá tốt, nhân viên sẽ tự giác
phấn đấu vươn lên.Do triết ký kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn
cứ đánh giá mọi hành vi của các cá nhân trong tổ chức nên nó có vai trò trong việc
điềuchỉnh hành vi của nhân viên trong việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi nhân
viên đối với tương lai của sự phát triển của tổ chức. Như vậy, vai trò của triết lý kinh
doanh với doanh nghiệp có thể so sánh với bất kì nguồn lực nào khác trong tổ chức.
1.1.5. Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng chiến lược
và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp tạo ra
sức mạnh to lớn góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cốt
lõi của văn hóa doanh nghiệp: Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức
hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan
trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi có ý nghĩa định hướng
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp tới
một mục đích chung. Trong khi các yếu tố khác của văn hóa doanh nghiệp có thể thay
đổi, thì sứ mệnh và giá trị cốt lõi doanh nghiệp thường không thay đổi. Vì vậy, triết lý
doanh nghiệp trở thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cơ
sở xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Chỉ khi có một sứ mệnh rõ ràng,
doanh nghiệp mới xác định được các mục đích, mục tiêu cụ thể hướng tới. Sứ mệnh, lOMoAR cPSD| 45148588
các giá trị cốt lõi chính là yếu tố chi phối tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
quản lý...của doanh nghiệp. Các bộ phận chuyên môn phải dựa vào sứ mệnh chung của
toàn doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu riêng cho mình. Các kế hoạch chiến lược mang
tính lâu dài phải được bắt nguồn từ sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Triết lý doanh
nghiệp chính là công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh
nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp:
Mọi thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau bởi một mục tiêu chung mà họ
cùng hướng tới. Triết lý doanh nghiệp chính là sợi dây kết nối các thành viên trong
doanh nghiệp với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn chung để đánh giá mỗi thành viên. Việc
tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên các giá trị chung và sứ
mệnh chung của doanh nghiệp.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh •
Điều kiện về cơ chế pháp luật : Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng
hóa, thậm chí có từ nền kinh tế tự sản tự tiêu. Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của
nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ
khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất
hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp nào chọn kiểu kinh doanh có văn hóa sẽ phải tính đến chuyện
xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình. Đây là điều kiện khách
quan cho sự ra đời của các triết lý doanh nghiệp - triết lý công ty, tập đoàn
Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong các nền kinh tế hoạch
hóa tập trung. Trong cơ chế kinh tế hàng hóa – hình thức sơ khai của nền kinh tế thị
trường có ít triết lý kinh doanh và không có triết lý doanh nghiệp.
Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh
tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa,
có triết lý tốt đẹp, cao cả. •
Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp .
Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản bao
giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp.
Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc
thái của triết lý doanh nghiệp.
Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có
tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất. Nếu
một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh.
Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi quản lý
song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng không lOMoAR cPSD| 45148588
có được triết lý kinh doanh Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời,
về phía chủ thể kinh doanh là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và
nhiệt tình truyền bá những nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên. Trong
thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo,
rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo
một triết lý đặc thù của doanh nghiệp đó.
Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết giỏi. •
Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh
đạo. Các doanh nghiệp trong những năm đầu tiên mới thành lập thường phải đối mặt
với thách thức có tồn tại được hay không nên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh.
Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi nguồn
lực của mình để phát triển ; cùng với việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghệ và
nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn đề
về triết lý doanh nghiệpKhi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số nhân viên
của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng
trở nên cấp bách hơn. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định
đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những người này cũng
cần có kinh nghiệm và thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng
này trước khi có thể công bố trước nhân viên. Kinh nghiệm “ độ chín” của các tư tưởng
kinh doanh và quản lý doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với
việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp. Trong thực tiễn kinh doanh, các công ty độc lập
phải sau 10 năm thành lập mới có được một văn bản triết lý của riêng họ. Các công ty
có ý thức xây dựng triết lý kinh doanh ngay từ giai đoạn khởi nghiệp và coi đó là một
chương trình có thể rút ngắn rút ngắn thời gian của quá trình trên song cũng phải mất
vài năm mới có thể có một văn vản triết lý thực sự có giá trị. •
Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Triết lý doanh
nghiệp muốn trở thành triết lý chung của toàn thể doanh nghiệp khi được toàn thể nhân
sự trong doanh nghiệp chấp thuận. Muốn vậy, nội dung của triết lý phải đảm bảo được
lợi ích của tầng lớp lao động chứ không chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu
tư, nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với
sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng. Tóm lại,
doanh nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn
hóa doanh nghiệp tốt đẹpTriết lý được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của ngừơi
sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập
và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã rút ra
kinh nghiệm , từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh
doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh lOMoAR cPSD| 45148588
nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền
bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công,
cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân
viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp .
2. Giải quyết vấn đề 2.1.Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh
Trong thực tế, việc hình thành triết lý kinh doanh được tiến hành theo hai phương pháp cơ bản:
a) Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh trong thực tiễn.
Đây là phương pháp hình thành triết lý kinh doanh phổ biến của nhiều doanh nghiệp
lớn, có truyền thống lâu đời, tiếp tục tồn tại, phát triển và thành công đến nay. Phương
pháp này đượ sử dụng phổ biến ở các công ty của Nhật và các công ty chịu ảnh hưởng
của văn hóa Phương Đông.
Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh từ thực tiễn hoạt động tuy mất nhiều thời
gian, nhưng tư tưởng triết lý thường rất sâu sắc và có tính khả thi cao. Ở Việt Nam,
các doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu năm, phương hướng kinh doanh ổn
định… có thể vận dụng phương pháp này để hình thành triết lý kinh doanh chính thức cho tổ chức.
b) Triết lý kinh doanh có tính định hướng, được hình thành trước thông qua con
đường thảo luận từ trên xuống.
Trong thực tế, nhiều nhà quản trị nhận thức rõ tầm quan trọng của triết lý kinh doanh
trong quản trị doanh nghiệp nên chủ động xây dựng nó trước để phục vụ nhu cầu
quản trị kinh doanh. Phương pháp này thông dụng ở Mỹ và các công ty chịu ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây. Hiện nay, phương pháp này được nhà quản trị các
doanh nghiệp mới khởi nghiệp sử dụng phổ biến nhằm chủ động trong quá trình quản
trị chiến lược và có cơ hội rút ngắn khoảng cách trong cạnh tranh với các công ty ra
trước trên các khu vực thị trường.
Theo phương pháp này, Hội đồng quản trị hay chủ doanh nghiệp lập ra một nhóm
chuyên trách soạn thảo văn bản triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Công việc của
nhóm này thực hiện như sau: lOMoAR cPSD| 45148588
+ Thứ nhất: Tiến hành phỏng vấn tất cả các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc về quan điểm cá nhân của họ đối với công việc kinh doanh của doanh
nghiệp hiện tại và tương lai, kể cả các quan điểm về các mối quan hệ đối nội và đối
ngoại. Trên cơ sở đó, nhóm này sẽ tổng kết tất cả các ý kiến đã thu thập thành văn bản
chính thức, thể hiện các quan điểm cơ bản về nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức, chiến
lược và những chính sách kinh doanh lâu dài… Các nhà quản trị cấp cao sẽ tiến hành
thảo luận nội dung này, những ý kiến thống nhất về từng chủ đề sẽ được nhóm soạn
thảo tập hợp lại và phác thảo sơ bộ văn bản triết lý kinh doanh.
+ Thứ hai: Văn bản triết lý kinh doanh sơ bộ được đưa xuống tất cả các bộ phận cấp
dưới để thảo luận nhằm thu hút ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong tổ chức.
Nhà quản trị cấp cao của tổ chức công khai khuyến khích mọi người tham gia thảo
luận, thẳng thắn trình bày quan điểm cá nhân về những vấn đề có liên quan nhằm làm
cho văn bản triết lý kinh doanh có tính thực tế và mọi thành viên có khả năng chấp
nhận dễ dàng. Những ý kiến phát biểu trong các cuộc thảo luận được lập thành văn
bản và gửi trở lên các nhà quản trị cấp cao thông qua nhóm soạn thảo văn bản.
+ Thứ ba: Trên cơ sở ý kiến hai bên, cả người quản lý và người thừa hành, nhóm soạn
thảo tiến hành tổng kết để hoàn chỉnh văn bản triết lý kinh doanh và trình lên các nhà
quản trị cấp cao. Văn bản này được nhà quản trị cấp cao xem xét, thảo luận lại các chi
tiết một lần nữa. Nếu thống nhất về nội dung, nhà quản trị cấp cao nhất sẽ phê chuẩn
và ra quyết định ban hành văn bản triết lý kinh doanh chính thức của doanh nghiệp.
Nếu chưa thống nhất về nội dung, văn bản này sẽ được tiến hành làm lại từ đầu.
Nhiều công ty của Mỹ sử dụng phương pháp này để hình thành triết lý kinh doanh, ví
dụ: Tập đoàn Intel, công ty Rockwell International…
Đối với các doanh nghiệp mới phát triển của Việt Nam, đây là phương pháp phù hợp
nên sử dụng để hình thành triết lý kinh doanh chính thức nhằm khẳng định vị trí và
những khả năng tiềm tàng của mình trên con đường phát triển.
2.2.Nội dung cơ bản của văn bản triết lý kinh doanh
Trong thực tế, triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức như:
một bài hát về công ty, một bản tuyên bố về qui tắc đạo đức kinh doanh, triết lý không
tuyên bố hay không diễn đạt bằng văn bản, một văn bản triết lý rõ ràng… Tùy theo
phạm vi quan tâm của tổ chức và khả năng của các nhà quản trị có liên quan, triết lý
kinh doanh sẽ được hình thành theo nội dung phù hợp. lOMoAR cPSD| 45148588
Qua tổng kết tư tưởng trong triết lý kinh doanh của nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu
đã phân tích và nhận thấy rằng văn bản triết lý kinh doanh có hai thành phần cơ bản là:
mục tiêu lâu dài của tổ chức và biện pháp quản trị hay phương thức hành động.
a. Mục tiêu lâu dài của tổ chức •
Phần này thể hiện những mong muốn cần đạt được trong kỳ hạn dài của những người
sáng lập doanh nhgiệp, nhà quản trị cấp cao cũng như các thành viên trong tổ chức.
Mục tiêu lâu dài trong văn bản triết lý kinh doanh thường có vẻ gần gũi với nhiệm vụ
của tổ chức hơn là những mục tiêu định lượng hoặc định tính thông thường trong các
bản kế hoạch chiến lược hay kế hoạch tác nghiệp. Vì vậy, khi hình thành mục tiêu lâu
dài trong triết lý kinh doanh, các nhà quản trị cần chú ý đặc điểm này. Tùy theo quy mô
hoạt động và những khả năng tiềm tàng, mục tiêu trong triết lý kinh doanh cần thích
ứng với vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, điều này sẽ hạn chế tính phi thực tế trong triết lý kinh doanh. •
Ví dụ: Mục tiêu của tập đoàn Sony:
+ Phục vụ toàn thế giới.
+ Cố gắng làm cho mọi người có thể cống hiến hết khả năng của mình.
+ Là người đi tiên phong, khai phá con đường mới.
Còn công ty Trung Cương của Đài Loan tuyên bố mục tiêu của mình:
+ Là nền tảng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
+ Phục vụ lợi ích tổng thể quốc gia. •
Như vậy, những mục tiêu trong triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện rõ
những mong muốn có tính triết lý mà tổ chức cần đạt được trong tương lai theo tầm cỡ
hay vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
b. Biện pháp quản trị - Phương thức hay nguyên tắc hành động
Để có thể đạt được các mục tiêu mong muốn, doanh nghiệp cần có những phương tiện
khả thi, phù hợp với môi trường kinh doanh. Vì vậy, triết lý kinh doanh không chỉ đề
cập đơn thuần các mục tiêu, mà còn đưa ra phương thức hay nguyên tắc hành động
mang định hướng lâu dài, giúp tổ chức có cơ sở lựa chọn biện pháp hay những công cụ lOMoAR cPSD| 45148588
phù hợp để đạt được các mục tiêu. Trong văn bản triết lý kinh doanh, mục tiêu và
phương thức hành động có mối quan tương hỗ với nhau. •
Những công ty hàng đầu thế giới, có quá trình hoạt động lâu đời luôn nhấn mạnh yếu
tố con người, họ xem con người là tài sản, là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình
phát triển; đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tính hợp pháp và tính đạo lý của các loại
phương tiện và các biện pháp được sử dụng khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy,
một công ty dùng các thủ đoạn để bóc lột sức lao động của nhân viên, lừa dối khách
hàng, hối lộ viên chức chính phủ để có được lợi thế trong cạnh tranh… có thể đạt lợi
nhuận cao, thị phần lớn trên thị trường tại một thời điểm nào đó sẽ không được đánh
giá tốt và khó thành công lâu dài. Ngoài ra, phương thức hành động trong triết lý kinh
doanh còn thể hiện đặc trưng nổi bật của tổ chức này so với tổ chức khác, đây là cơ sở
để định vị và tạo danh tiếng lâu dài cho công ty trên thị trường. Chẳng hạn, Chủ tịch
tập đoàn Intel nói về triết lý quản trị của ông: “Công việc của tổ chức không phải là
công việc của cá nhân mà là công việc tập thể. Hiệu suất của một nhà quản trị là hiệu
suất của những đơn vị cấp dưới do nhà quản trị này giám sát. Muốn đạt được hiệu quả
cao trong kinh doanh, nhà quản trị phải tăng cường đào tạo và thúc đẩy nhân viên của
mình hướng vào mục tiêu chung của tổ chức… Người quản lý có vai trò giống như một
huấn luyện viên, họ không đạt được vinh quang từ hoạt động của bản thân mà ở kết
quả hoạt động của toàn đội do anh ta phụ trách. Vì vậy, cần biến nơi làm việc thành
một đấu trường để có thể biến cấp dưới thành những vận động viên, góp phần thực
hiện công việc bằng tất cả các năng lực tiềm tàng của mình, đó là chìa khóa để biến
đội của chúng ta thành những người luôn chiến thắng…”.
Những tư tưởng này đã phát triển thành văn bản triết lý kinh doanh của Intel “Đối với
Intel, sắp xếp chức trách của từng vị trí theo mục tiêu sự nghiệp chỉ là mục tiêu khái
quát, chúng tôi còn tìm cách tạo ra một môi trường khiến cho nhân viên vừa yêu mến
công việc, vừa đạt được các mục tiêu cá nhân. Chúng tôi cố gắng cung cấp các cơ hội
để phát triển nhân viên nhanh chóng thông qua quá trình đào tạo. Chúng tôi tin vào
nguyên tắc cho rằng lao động chăm chỉ và năng suất là hai điều mà người ta phải lấy
làm tự hào, người ta phải tìm kiếm và khen ngợi một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ. Trách
nhiệm của nhân viên được xác định rõ ràng, việc tuyển dụng nhân lực phải nhằm mục
đích lâu dài, nếu có những bất trắc về công việc thì tiến hành sắp xếp lại hơn là sa thải.
Chúng tôi muốn tất cả nhân viên của công ty đều cảm thấy có liên quan và có mối quan
hệ chặt chẽ với Intel. Chúng tôi muốn nhân viên thật sự quan tâm đến công ty của mình.
Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh đến chất lượng giao tiếp và tìm mọi cách để tổ chức công
ty thành những nhóm càng nhỏ càng tốt nhằm phát triển thống nhất và đầy tính thân
thiện. Chúng tôi mong muốn tất cả nhân viên của công ty ứng xử có đạo đức…” •
Tùy theo đặc điểm tổ chức, nội dung triết lý kinh doanh có thể được trình bày khác
nhau. Trong đó, phần phương thức hành động thường thể hiện hai nội dung cơ bản là lOMoAR cPSD| 45148588
những triết lý về đạo đức kinh doanh và triết lý về biện pháp quản trị. Đây là cơ sở quan
trọng giúp các nhà quản trị chiến lược xác định nhiệm vụ của tổ chức, các chiến lược,
các chính sách kinh doanh…
2.3.Thực trạng về việc ứng dụng triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay •
Ở nước ta hiện nay còn ít công ty quốc doanh có triết lý doanh nghiệp của mình
Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp còn thiếu thốn : Điều kiện về
cơ chế pháp luật : Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra
đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển,
xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh
hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp nhưng nước ta hiện nay mới bắt đầu
chuyển sang nền kinh tế thị trường nên những triết lý kinh doanh xây dựng được còn thấp. •
Nền văn hoá quốc doanh được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những
yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn
ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính
chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao
cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào
tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. •
Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản
xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến •
Tuy doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu hết
các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các
thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước nhưng so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
còn phải phấn đấu rất nhiều •
Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo
. Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp , cung cách làm ăn còn lạc
hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như cơ chế thị trường
chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu
khê, … Tất cả những điều này là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu
với các doanh nghiệp có trình độ cao hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế
giới. Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu , cũ kỹ dẫn đến
hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém, khó bề
cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Điều kiện về bản lĩnh và năng
lực của người lãnh đạo doanh nghiệp . Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên lOMoAR cPSD| 45148588
môn của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức,
thiếu năng lực và tầm nhìn còn hạn chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước
mắt mà ít có những doanh nghiệp xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược
phát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn bài bản. Các doanh nghiệp Việt Nam
còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của
các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào
sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không
phải là việc của doanh nghiệp, … •
Thực trạng tài chính khó khăn . Do thiếu vốn, các doanh nghiệp phải đi vay dẫn đến nợ
vòng vo, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đồng thời cũng không có khả
năng thu hồi được nợ. •
Hưởng đặc quyền nên thiếu chủ động . Trên thực tế các DNNN vẫn còn được hưởng
nhiều đặc quyền nên tạo ra sự ỷ lại, bị động, động lực bị triệt tiêu. Với việc chuyển từ
độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp đã làm cho giá đầu vào một số dịch
vụ quá cao, làm mất khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm Việt Nam nói chung. •
Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Nhân viên còn ỷ lại, thiếu chủ động, ít sáng tạo trong công việc, Do đó doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn ít triết lý kinh doanh.
2.4.Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới •
1.Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá triết lý kinh doanh: Điều kiện
đầu tiên để sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinh doanh là phải có nhận
thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặt yếu, ưu điểm và khuyết điểm.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triết lý kinh doanh mà hình
thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thành một công cụ quản lý chiến
lược rất quan trọng, là coi cốt lõi và nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước
ta hiện nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là mộtvấn đề tương đối mới mẻ. Bởi vậy vấn
đề nghiên cứu, giảng dạy về triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa
quan trọng, không thể bỏ qua, đối với nhiệm vụ nâng cao năng lực kinh doanh và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . •
2.Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo ra môitrường
kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch: Thể chế kinh tế thị trường ở đây bao
gồm hệ thống pháp luật và hệ thống tổchức điều hành của nhà nước đối với các doanh
nghiệp, doanh nhân. Thể chế kinhtế thị trường sẽ tạo ra một môi trường được ví như là
một sân chơi bằng phẳng, nhànước có vai trò là người trọng tài khách quan, vô tư,
khuyến khích các doanh nhân,doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và
kinh doanh lâu dài, cạnhtranh công bằng, người nào giỏi và tốt sẽ được phần thưởng lOMoAR cPSD| 45148588
xứng đáng, người kémhoặc xấu sẽ bị thị trường trừng phạt như thua lỗ, phá sản hoặc bị
pháp luật và công luận kết tội. •
3.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lý
kinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt
động kinh doanh Triết lý kinh doanh như đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tưởng, tầm
nhìnvà phương thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng
mộtvăn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm hoạt động và suy
nghĩ. Việc áp dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt củadoanh
nghiệp đòi hỏi không chỉ người lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh
nghiệp phải có niềm tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung, tinh thần
vượt lên khó khăn gian khổ… Trong điều kiện thể chế thị trường chưa hoàn thiện, môi
trường cạnh tranh chưa công bằng, việc theo đuổi một triết lý kinh doanh có văn hóa
có thể tạo ra tình trạng “ trói chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh
trong giai đoạn khởi nghiệp của nó so với các đối thủ kinh doanh phi văn hóa. Song
nhìn tổng thể và lâu dài, triết lý kinh doanh tốt sẽ là cơ sở và động lực để doanh nhân,
doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội . •
4 . Thực hiên chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước
kiến tạo phát triển, xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công
nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần
kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng
cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô và an toàn hệ thống. Ngoài ra, Nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách
và công cụ đều hướng các nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực và các vùng miền, bảo
đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh
tế. Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển
khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh
vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một động
lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng
thành quả của tăng trưởng. •
Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ
chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp
lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công - một trong những điểm yếu trong
quản lý ở nước ta. Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách
để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặn
tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Tăng cường sự tham gia lOMoAR cPSD| 45148588
của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao
vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc
hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi. Và nhà nước ta cũng đang cố gắng
từng bước thực hiện điều đó. Qua đó ta rút ra được nhận xét rằng: Mặc dù , việc xây
dựng và triển khai triết lí kinh doanh đã, đang và sẽ thực hiện còn nhiều những hạn chế
và khó khăn, nhưng cũng đã, đang và sẽ góp phần lớn trong việc giảm nạn tham nhũng
, tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh. •
6 . Bên canh đó,phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm
vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân loại. Trong 5 năm tới, phải tập
trung chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục
vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.
Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các
bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với gia đình và xã hội. Nhằm tạo một moi trường làm việc năng động, lành mạnh ở các
DN sau này khi các sinh viên hay học sinh ra trường đi làm, nhằm giảm nạn tham
nhũng, những tiêu cực trong kinh doanh. 3. Kết luận
Triết lý kinh doanh là khái niệm quen thuộc trong quản trị chiến lược của các tập đoàn
kinh tế, các công ty có quá trình phát triển lâu đời ở các nước phát triển. Triết lý kinh doanh
phù hợp với môi trường là “kim chỉ nam” hữu hiệu dẫn dắt suy nghĩ và hành vi của các thành
viên của tổ chức, là một công cụ có sức mạnh vô hình thúc đẩy các quá trình hoạt động một
cách tích cực và là yếu tố quan trọng giúp các tổ chức, các doanh nghiệp thành công lâu dài ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, triết lý kinh doanh đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà
kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, nhưng chưa phổ biến rộng
rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức. Từ khi kinh tế thị
trường phát triển, triết lý kinh doanh bắt đầu đi vào cuộc sống của nhiều doanh nghiệp có định
hướng kinh doanh lâu dài theo các mức độ khác nhau. Quan điểm cốt lõi trong triết lý kinh
doanh do con người quyết định, đặc biệt là vai trò của các nhà quản trị cấp cao/và người sáng
lập doanh nghiệp. Trong thực tế, nơi nào có triết lý kinh doanh chính thức hoặc không chính
thức, trong đó quan điểm cốt lõi phù hợp với xu hướng thời đại thường đạt hiệu quả cao hơn lOMoAR cPSD| 45148588
so với những nơi không có triết lý kinh doanh. Ở nước ta, những doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hình thành triết lý kinh doanh so với các doanh
nghiệp quốc doanh. Những điều kiện này xuất phát từ sự khác nhau của các yếu tố thuộc môi
trường kinh doanh, nhất là các yếu tố bên trong tổ chức như: Quyền sở hữu về tài sản hữu
hình và vô hình, tính chủ động trong các quyết định quản trị, các quyền lợi lâu dài về vật chất
và tinh thần của các thành viên trong tổ chức…
Trước xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa, khu vực và toàn
cầu; việc hình thành triết lý kinh doanh trong quản trị chiến lược là nhu cầu bức thiết đối với
các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam nhằm tạo ra một nguồn lực vô hình có tác dụng tích
cực trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chức và tạo lợi thế cạnh
tranh lâu dài trên thị trường