Tiểu luận Tư tưởng HCM
Vận dụng tư tưởng HCM về các đức tính Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng để phân tích về một số biểu hiện trong văn hóa ứng xử của cộng đồng mạng (CĐM) ở nước ta hiện nay. Tiểu luận tư tưởng HCM hay nhất. Tài liệu giúp các bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐỀ 4: Vận dụng tư tưởng HCM về các đức tính Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng để phân tích về một số biểu hiện trong văn hóa ứng xử của cộng đồng mạng (CĐM) ở nước ta hiện nay.
MỤC LỤC
I. QUAN ĐIỂM HCM VỀ CÁC PHẨM CHẤT NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG
- Định nghĩa
- Mối quan hệ giữa Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng
II. NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CĐM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
- Thực trạng
- Đánh giá thực trạng từ phẩm chất Nhân
- Đánh giá thực trạng từ phẩm chất Nghĩa
- Đánh giá thực trạng từ phẩm chất Trí
- Đánh giá thực trạng từ phẩm chất Dũng
- Liên hệ bản thân
III. KẾT LUẬN
I. QUAN ĐIỂM HCM VỀ CÁC PHẨM CHẤT NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG 1. Định nghĩa
Người đảng viên tốt muốn trở thành người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng.
- NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ với mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải(đúng) thì họ đều làm được.
- NGHĨA là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kì to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
- TRÍ vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian.
- DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sữa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
2. Phân tích Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng
“Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng” là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố, mỗi yếu tố là một luận điểm có nội dung cốt cách riêng, song có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau. Mối quan hệ đó sẽ được cộng hưởng gấp nhiều lần tạo nên phẩm chất đạo đức lối sống của người lãnh đạo Đảng viên nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới.
- Trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên hiện nay cần phải quán triệt và thực hành “Nhân, Nghĩa, Trí , Dũng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì mà khó cả. Điều đó, hoàn toàn do lòng mình mà ra, tự mình tu dưỡng, rèn luyện để ngày càng ít khuyết điểm, tặng thêm ưu điểm của mỗi người". Đó là điều kiện, nền tảng nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, cũng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Đảng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, từng tổ chức cho đến toàn đảng phải “Đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng”.
- Phẩm chất năng lực của người lãnh đạo phải đảm bảo ba yếu tố : khả năng tầm nhìn , khả năng truyền cảm và khả năng gây ảnh hưởng . Quán triệt, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” đối với cán bộ, đảng viên hiện nay là việc làm cấp bách và phải tu dưỡng suốt đời không ngừng, không nghỉ. “Đảng viên đi trước làng nước theo sau” luôn là phương châm hành động đúng đắn nhất của người cán bộ, đảng viên của một Đảng cách mạng chân chính, Đảng lãnh đạo và cầm quyền đưa công cuộc đổi mới nước ta đi đến mục tiêu cuối cùng. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta nghiên cứu vận dụng những tư tưởng của người về phẩm chất của người lãnh đạo: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng.
II. NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA CĐM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng:
- Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nóichung, internet và các trang mạng xã hội nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống và sinh hoạt của con người... Khi mà con người đã coi mạng xã hội là “môi trường xã hội", thì văn hoá ứng xử ở đó lại là một vấn đề cần quan tâm.
- Bên cạnh đó các mạng xã hội khác nhau liên tiếp xuất hiện có mặt lợi và cũng có mặt hại nhất định:
+) Lợi:
. Giúp người dùng cập nhật, nắmbats thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời.
. Thông qua mạng xã hội người dùng có thể lan toả niềm vui đến mọi người xung quanh.
. Là nơi người dùng thư giãn, giải trí: xem phim, nghe nhạc,…
+, Hại:
. MXH giống như một thế giới thu nhỏ, khép kín, rất khó kiểm soát được nguồn tin. Nhiều người lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi thiếu văn hóa, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
. Thậm chí không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những hành động cực đoan, đả kích gây kích động bạo lực, đánh nhau.
- Nhưng đánh giá trên hiện trạng của nước ta ngày nay thì văn hoá ứng xử của CĐM là cực kì tệ. Tình trạng bạo lực ngôn từ, ứng xử vô văn hoá xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và nó dường như đang trở thành một điều hiển nhiên. Vào năm 2020, Việt Nam nằm trong top 5 những nước kém văn minh trên internet nhất.
- Trong khi đó, với một lượng lớn những người trẻ tuổi tham gia tương tác trên mạng xã hội khi tâm sinh lý vẫn chưa ổn định, chưa đủ kiến thức xã hội và bản lĩnh vững vàng thì việc không có chính kiến, thậm chí là bị ảnh hưởng tiêu cực là khó tránh khỏi. Nhiều người vô cớ bị nói xấu, lăng mạ trên không gian mạng đã rơi vào tình trạng trầm cảm, hoảng loạn.
- Ví dụ thực tế ở nước ta hiện nay:
+) Vụ một bạn nữ sinh X đi học quân sự ở trường và có một bạn khác quay lại được cảnh bạn X hét lên và chỉ với một vài lời nói trên mạng rằng bạn X bị QRTD. Chưa có căn cứ xác minh nhưng những thông tin đó đã được lan truyền với vận tốc chóng mặt trên mạng internet. Từ đó dẫn tới việc CĐM phẫn nộ với phía nhà trường và nhiều người đã vào trang các nhân của trường để công kích cũng như phỉ báng. Điều này đã gây tổn thất rất lớn cho nhà trường cũng như làm giảm danh dự của trường.
+) Những conten “bẩn" lan truyền tràn lan trên MXH, việc gì cũng bị lôi ra làm content và câu view một cách quá mức điển hình như việc đi từ thiện của một số các tiktoker.
=> Chỉ với vài ví dụ trên ta đã thấy văn hoá ứng xử trên mạng của nước ta đã đi quá xa với 4 chữ “Nhân, Nghĩa, Dũng” trong tư tưởng HCM. Từ đó chúng ta cần phải thay đổi và rèn luyện theo “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng” mỗi ngày để có thể dần dần thay đổi cách ứng xử văn hoá của CĐM.
Dựa trên 4 phẩm chất, chúng ta có thể rèn luyện văn hóa ứng xử trên mạng như:
- NHÂN: Trong cộng đồng mạng cần đề cao nhân cách và những chuẩn mực đạo đức cơ bản: đó là lòng yêu thương, sự trân trọng, và chịu trách nhiệm đối với phát ngôn của mình trên mạng và không làm tổn hại đến danh dự của người xung quanh, cũng như làm xấu đi bộ mặt của xã hội nói chung và mạng xã hội nói riêng.
- NGHĨA: là chính nghĩa, sự ngay thẳng, chính trực .Nghĩa còn là sự công bằng, lẽ phải giúp mỗi người nhận thức đúng đắn về chân lý. Con người sống phải biết đạo nghĩa, đối nhân xử thế đúng mực, đặc biệt trong môi trường mạng thì không nên nói xấu bôi nhọ danh dự của người khác.
- TRÍ: trên mạng xã hội khi muốn phát ngôn hay đưa ra bất cứ ý kiến bình luận gì phải cần tìm hiểu từ trước, vận dụng trí tuệ và suy nghĩ trước hậu quả hay lợi ích của việc phát ngôn trên mạng xem có ảnh hưởng đến cộng đồng không. Trí tức là sự am hiểu, tinh thông về một vấn đề nào đó từ đó phát huy những giá trị của bình luận trên mạng xã hội.
- DŨNG: là sự dũng cảm, sẵn sàng bài trừ những điều không thích hợp trên mạng để bảo vệ người khác từ những thông tin sai sự thật hay những bình luận tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác từ đó phục vụ cho xã hội và cống hiến những giá trị tích cực làm đẹp môi trường mạng.
2. Đánh giá bản thân với tư cách là một thành viên tham gia cộng đồng mạng từ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng:
- Liên hệ thực tế với bản thân em, em đã ngồi lại và suy nghĩ về hành vi ứng xử của bản thân mình trên mạng xã hội và em đã rút ra được rằng: Dựa theo ", Nghĩa, Trí, Dũng" em vẫn còn thiếu sót khá nhiều trong văn hoá ứng xử khi dùng mạng xã hội. Đặc biệt là sự "dũng". Tuy biết tin đồn đó là sai sự thật nhưng em lại chưa đủ dũng cảm đứng lên để phản bác lại những thông tin sai lệch. Nhưng bên cạnh đó em vẫn luôn trau dồi và rèn luyện bản thân học tâp theo tư tưởng đạo đức của Bác "Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng".
- Là thế hệ trẻ sử dụng MXH, em biết phải nâng cao ý thức học tập và rèn luyện cách ứng xử trên MXH. Từ đó em rút ra những cách để học tập và trau dồi bản thân mình theo “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng". Biết quan tâm lắng nghe ,chia sẻ, thông cảm đến người khác. Mọi lời phán xét, bình luận đưa ra đều khách quanvà tế nhị, tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp. không nói xấu kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác. Không đưa ra những nhận xét, ý kiến vội vàng. Suy nghĩ kỹ lưỡng, lựa chọn, kiểm chứng thông tin chính xác trước khi đăng lên MXH và có trách nhiệm với thông tin mình cung cấp, chia sẻ, khuyến khích đưa những thông tin tích cực, những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam lên MXH. Thường xuyên tiếp cận những thông tin chính thống, bổ ích ,luôn sẵng sàng , dũng cảm bài trừ những thông tin sai lệch để ko bị sa vào những thông tin thất thiệt ,tiêu cực, phản cảm. Lấy tấm gương chủ tịch HCM để luôn học tập những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người.
III. KẾT LUẬN
Việc sử dụng MXH đã và đang gây ra rất nhiều những hậu quả khôn lường: có nhiều cuộc xung đột, cãi vã và thậm chí là bạo lực đã xảy ra... Bên cạnh đó, việc sửdụng MXH quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng tới những công việc khác đặc biệt là với giới trẻ. Để hắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi người đều phải tự điều chỉnh lại bản thân mình, chúng ta cần có 1 cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh, thông thái, nhìn mọi việc theo cách toàn diện nhất. Mọi thứ đều có 2 mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi chúng ta. Chúng ta hãy góp 1 phần công sức nhỏ bé để xây dựng 1 xã hội càng ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn giống như mong muốn của Hồ Chí Minh.
Nguồn:
- Văn bản 1947, “Sửa đổi lối làm việc”
- https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/144783/43/Tu-tuong-dao-duc-cua-Chutich-Ho-Chi-Minh-ve-%E2%80%9CNhan-Nghia-Tri-Dung-Liem
%E2%80%9D.html
- http://baoapbac.vn/chinh-tri/201608/hoc-tap-va-lam-theo-bac-venhan-nghia-tri-dung-liem-693479/
4.http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx? tabid=1292&Group=206&NID=3598&sua-doi-loi-lam-viec-voi-viec-tu-duongdao-duc-cua-nguoi-can-bo-dang-vien
- https://tapchicuaviet.com.vn/van-hoa-thoi-dai/loi-bac-day-ve-nhannghia-tri-dung-liem-trong-giai-doan-hien-nay--7635.html
- https://binhdinh.dcs.vn/hoc-tap-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-ho-chiminh/-/view-content/180168/-sua-doi-loi-lam-viec-de-cuong-mot-cuoc-chinhdon-vi-dai-
- https://youtu.be/HSt2ulXNGq4?si=tPtElQ62jAjN6Zzo